Tải bản đầy đủ (.ppt) (32 trang)

Dạy họcphát hiện và giải quyết vấn đề.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (204.98 KB, 32 trang )


Hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Vũ Quốc Chung
Nhóm thực hiện : 1. Đinh Quang Hiền
2. Hà Đình Hạnh
3. Nguyễn Thị Giang
4. Nguyễn Thị Thanh Thuỳ
Chuyên đề: Vận dụng các phương pháp dạy học tích
cực trong dạy học Toán ở Tiểu học
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC PHÁT HIỆN VÀ
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Cấu trúc:
1.Tên phương pháp và những tên gọi khác nhau
2. Lịch sử hình thành và phát triển của phương pháp
dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề.
3. Khái niệm, đặc điểm, bản chất của phương pháp dạy
học phát hiện và giải quyết vấn đề.
4. Cơ sở khoa học của phương pháp dạy học phát hiện
và giải quyết vấn đề.
5. Cách vận dụng hay sử dụng của phương pháp này
trong thực tiễn dạy học Toán.
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC PHÁT HIỆN VÀ
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Lịch sử hình thành và phát triển của phương pháp dạy học phát
hiện và giải quyết vấn đề.
1.1. Tên phương pháp:
Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề.
1.2. Các tên gọi khác nhau của phương pháp dạy học phát hiện và giải
quyết vấn đề:
Về phương pháp dạy học này, đã có nhiều cách gọi khác nhau, mà
thường gặp là :
- Dạy học nêu vấn đề


- Dạy học gợi vấn đề
- Dạy học giải quyết vấn đề
- Dạy học nêu và giải quyết vấn đề
- Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề
- Dạy học đặt và giải quyết vấn đề
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC PHÁT HIỆN VÀ
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Về bản chất, dường như các thuật ngữ trên đã đều được dùng để chỉ cùng một xu hướng sư phạm hay một phương pháp dạy học, trong đó học sinh đứng trước một tình huống có vấn đề và tri thức được kiến tạo qua quá trình giải quyết vấn đề ấy. Tuy nhiên,
về hình thức thì từ mỗi tên gọi người ta có thể suy ra được một kiểu dạy học ứng với một điểm mấu chốt cần nhấn mạnh. Do đó, nếu không giải thích rõ ràng thì có thể dẫn đến chỗ hiểu không đầy đủ về xu hướng sư phạm hay phương pháp dạy học này.
Chẳng hạn, các thuật ngữ nêu vấn đề, gợi vấn đề không nói rõ vai trò của học sinh trong quá trình giải quyết vấn đề. Chúng có thể dẫn tới lầm tưởng rằng việc dạy học chỉ tập trung ở khâu tạo tình huống có vấn đề để gây động lực tâm lý, thu hút học sinh
vào nhiệm vụ nhận thức. Hơn nữa, thuật ngữ nêu vấn đề còn có thể gây ra cách hiểu là vấn đề do thầy giáo nêu lên chứ không phải nảy sinh từ logic bên trong của tình huống. Thuật ngữ gợi vấn đề tránh được cách hiểu lầm thứ hai nhưng vẫn còn có thể gây
nên cách hiểu lầm thứ nhất. Trái lại, thuật ngữ giải quyết vấn đề thì lại có thể làm hiểu rằng việc dạy học chỉ tập trung vào khâu giải quyết vấn đề.
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC PHÁT HIỆN VÀ
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Các cụm từ Dạy học nêu và giải quyết vấn đề, Dạy học phát hiện và giải quyết vấn
đề, Dạy học đặt và giải quyết vấn đề thể hiện đầy đủ một quan điểm sư phạm hiện đại
về dạy học toán đã được thừa nhận rộng rãi trên thế giới : “Học toán là học phát hiện,
học trình bày và giải quyết các bài toán ” (Lê Văn Tiến, 2005, tr.15).
Nếu dạy cho học sinh tự phát hiện vấn đề, sau đó trình bày và giải quyết vấn đề thì
sẽ phát huy cao độ tính tích cực và tư duy sáng tạo của họ. Thế nhưng, do hoạt động
dạy học bị chi phối bởi nhiều ràng buộc khác nhau, thực hiện điều này không mấy dễ
dàng. Vì thế ta có thể tính đến hai cấp độ thấp hơn là giáo viên dùng phương pháp vấn
đáp – gợi mở để giúp học sinh phát hiện vấn đề, hoặc chính giáo viên trình bày quá
trình phát hiện này. Thuật ngữ “đặt vấn đề” có thể bao hàm được cả hai nghĩa - phát
hiện vấn đề và trình bày vấn đề, đồng thời có tính đến hai cấp độ trên.
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC PHÁT HIỆN VÀ
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
2. Lịch sử hình thành và phát triển của phương pháp dạy
học phát hiện và giải quyết vấn đề.
2.1. Trên thế giới

Thuật ngữ “Dạy học nêu vấn đề” xuất phát từ thuật ngữ “Orixtic”
hay còn gọi là phương pháp phát kiến, tìm tòi. Điều này đã được
nhiều nhà khoa học nghiên cứu như A. Ja Ghecđơ, B. E Raicôp,…
vào những năm 70 của thế kỉ XIX. Các nhà khoa học này đã nêu lên
phương án tìm tòi, phát kiến trong dạy học nhằm hình thành năng lực
nhận thức của học sinh bằng cách đưa học sinh vào hoạt động tìm
kiếm ra tri thức, học sinh là chủ thể của hoạt động học, là người sáng
tạo ra hoạt động học. Đây có thể là một trong những cơ sở lí luận của
phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề.
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC PHÁT HIỆN VÀ
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Vào những năm 50 của thế kỉ XX, xã hội bắt đầu phát triển mạnh, đôi lúc xuất hiện mâu
thuẫn trong giáo dục đó là mâu thuẫn giữa yêu cầu giáo dục ngày càng cao, khả năng sáng
tạo của học sinh ngày càng tăng với tổ chức dạy học còn lạc hậu. Và “Phương pháp dạy học
phát hiện và giải quyết vấn đề” ra đời. PP này đặc biệt được chú trọng ở Ba Lan. V. Okon –
nhà giáo dục học Ba Lan đã làm sáng tỏ PP này thật sự là một phương pháp dạy học tích
cực, tuy nhiên những nghiên cứu này chỉ dừng ở việc ghi lại những thực nghiệm thu được từ
việc sử dụng PP này chứ chưa đưa ra đầy đủ cơ sở lí luận cho phương pháp này.
Những năm 70 của thế kỉ XX, M. I Mackmutov đã đưa ra đầy đủ cơ sở lí luận của phương
pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề .
Trên thế giới cũng có rất nhiều nhà khoa học, nhà giáo dục nghiên cứu phương pháp này này
như Xcatlin, Machiuskin, Lecne,…
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC PHÁT HIỆN VÀ
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
2.2. Ở Việt Nam
Người đầu tiên đưa phương pháp này vào VN là dịch giả Phan Tất Đắc “Dạy
học nêu vấn đề” (Lecne) (1977).Về sau, nhiều nhà khoa học nghiên cứu phương
pháp này như Lê Khánh Bằng, Vũ Văn Tảo, Nguyễn Bá Kim,…. Tuy nhiên
những nghiên cứu này chủ yếu chỉ nghiên cứu cho phổ thông và đại học.
Gần đây, Nguyễn Kì đã đưa PP PH & GQVĐ vào nhà trường tiểu học và

thực nghiệm ở một số môn như Toán, TN – XH, Đạo đức…PP PH & GQVĐ thật
sự là một PP tích cực. Trong công cuộc đổi mới phương pháp dạy học, PP
này là một trong những phương pháp chủ đạo được sử dụng trong nhà trường
phổ thông nói chung và trong nhà trường tiểu học nói riêng.
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC PHÁT HIỆN VÀ
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
3. Khái niệm, đặc điểm, bản chất của phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề.
3.1 Khái niệm
Một số tác giả đã đưa ra khái niệm về PP DH PH và GQVĐ như sau:
Theo M.I. Mackmutov: “ Tạo ra một chuỗi tình huống có vấn đề và điều khiển hoạt động của HS
nhằm độc lập giải quyết các vấn đề học tập đó là thực chất của quá trình dạy học giải quyết vấn đề”
Theo V.O. Kon thì “DH PH và GQVĐ là dạy học dựa trên sự điểu khiển quá trình HS đôc lập giải
quyết các bài toán thực hành hay lí thuyết”
Theo các tác giả trong giáo trình “ Giáo dục học Tiểu học”: DH PH và GQVĐ là một hoạt động có chủ
định của giáo viên bằng cách đặt vấn đề học tập và tạo ra các tình huống có vấn đề, hướng dẫn HS học
tập nhằm diễn đạt và giải quyết các vấn đề học tập, tạo điều kiện cho sự lĩnh hội các tri thức mới và
cách thức hành động mới, hình hành năng lực sáng tạo của HS.”
Như vậy, PP DH PH và GQVĐ là PP DH trong đó GV đưa ra các tình huống có vấn đề yêu cầu HS
độc lập giải quyết. Thông qua việc giải quyết vấn đề đó mà học sinh lĩnh hội được tri thức.
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC PHÁT HIỆN VÀ
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
3.2. Các khái niệm cơ bản có liên quan
3.2.1. Vấn đề
Theo từ điển của Hoàng Phê thì : “Vấn đề là điều cần được xem
xét, nghiên cứu, giải quyết”
Tác giả Nguyễn Bá Kim định nghĩa vấn đề từ khái niệm “hệ
thống” và “tình huống”
Một tình huống được hiểu là một hệ thống phức tạp gồm chủ thể
và khách thể, trong đó chủ thể là người còn khách thể là một hệ
thống nào đó.

Tình huống bài toán là tình huống mà chủ thể chưa biết ít nhất
một phần tử của khách thể. Trong một tình huống bài toán, nếu trước
chủ thể đặt ra mục đích tìm phần tử chưa biết nào đó dựa vào một số
những phần tử cho trước ở trong khách thể thì ta có một bài toán.
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC PHÁT HIỆN VÀ
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Một bài toán được gọi là vấn đề nếu chu thể chưa hề có
trong tay một thuật giải nào đó để tìm ra phần tử chưa biết.
Như vậy, vấn đề là một tình huống được chủ thể chấp nhận
giải quyết bằng những “vốn” sẵn có của mình. Ở đây chúng ta
hiểu “vốn” sẵn có là những tri thức, kĩ năng, phương thức đã có
sẵn nhờ kinh nghiệm sống, nhờ tích luỹ trong quá trình học tập.
Vấn đề ở đây được hiểu khác so với vấn đề trong nghiên cứu
khoa học. Trong nghiên cứu khoa học, thuật giải không chỉ riêng
đối với chủ thể mà cả nhân loại đều chưa biết và chủ thể đang đi
tìm thuật giải đó. Nhưng trong dạy học chỉ có HS chưa biết thuật
giải còn cả nhân loại đều đã biết thuật giải đó.
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC PHÁT HIỆN VÀ
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Một điều cần chú ý là vấn đề là một bài toán nhưng nhiều khi một bài toán
có thể không phải là một vấn đề. Một bài toán chỉ trở thành có vấn đề khi
trong tay chủ thể chưa có thuật giải, còn đối với những bài toán mà chỉ yêu
cầu chủ thể áp dụng những thuật giải vào các tình huống khác nhau thì đó
không phải là vấn đề. Và một bài toán có thể là vấn đề đối với đối tượng này
nhưng lại không phải là vấn đề đối với đối tượng khác.
Ví dụ1: Bài toán: Tính tổng: 135,12 + 763,9
Sẽ không là vấn đề khi học sinh đã học phép cộng hai số thập phân
Ví dụ 2: Tính tổng: 1+2+3+4+… +2003
Bài toán trên sẽ là vấn đề đối với học sinh chưa hề làm quen với dạng bài
tập này.

PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC PHÁT HIỆN VÀ
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
3.2.2. Tình huống có vấn đề - Điều kiện để trở thành một tình huống có
vấn đề
Tình huống có vấn đề là một tình huống gợi cho HS những khó khăn
về lí luận hay thực tiễn mà họ thấy có khả năng vượt qua, nhưng không phải
ngay tức khắc nhờ một thuật giải mà phải trải qua một quá trình tích cực
suy nghĩ, hoạt động để biến đổi đối tượng hoạt động hoặc điều chỉnh kiến
thức sẵn có.
Trong quá trình dạy học xẩy ra nhiều tình huống khác nhau. Có tình
huống có vấn đề, có tình huống không có vấn đề. Vậy khi nào một tình
huống trở thành tình huống có vấn đề.
Một tình huống được gọi là có vấn đề thì phải thoả mãn 3 điều kiện sau:
Tồn tại một vấn đề
Gợi nhu cầu nhận thức
Gợi niệm tin ở khả năng của bản thân
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC PHÁT HIỆN VÀ
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Hay nói cách khác tình huống có vấn đề là tình huống mà ở đó xuất hiện một vấn đề như
đã nói ở trên và vấn đề này vừa quen, vừa lạ với người học.
Quen vì có chứa đựng những kiến thức có liên quan mà học sinh đã được học từ trước đó
Lạ vì mặc dù trông quen nhưng ngay tại thời điểm đó người học chưa thể giải được
Ví dụ: Diện tích hình vuông- lớp 3
Ta xét đây có phải là tình huống có vấn đề không. Ta thấy
Tồn tại một vấn đề : Công thức, quy tắc tính diện tích hình vuông (HS chưa biết)
Gợi nhu cầu nhận thức: HS có nhu cầu muốn biết cách tình diện tích hình vuông trong
cuộc sống hằng ngày
Gợi niềm tin ở bản thân: Tuy chưa biết công thức tính diện tích hình vuông nhưng HS đã
biết hình vuông từ lớp 1, biết đặc điểm của hình vuông, biết hình vuông là trường hợp đặc
biệt của hình chữ nhật, biết cách tính diện tích của hình chữ nhật như thế nào . Từ đó HS

tính được diện tích của hình vuông.
Đây là tình huống có vấn đề.
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC PHÁT HIỆN VÀ
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
3.3. Bản chất của Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết
vấn đề.
Trong dạy học giải quyết vấn đề nhiệm vụ của GV là:
Xây dựng và đưa ra tình huống có vấn đề
Tổ chức và hướng dẫn HS phát hiện ra vấn đề
Tổ chức và hướng dẫn HS tự giải quyết vấn đề
Khái quát hoá, hệ thống hoá lại những tri thức mà HS đưa ra trong
quá trình giải quyết vấn đề
Các hoạt động của HS được thể hiện như sau:
Phân tích các tình huống có vấn đề và phát biểu vấn đề
Tìm cách để giải quyết vấn đề đó
Tìm tòi cách kiểm tra xem cách giải quyết vấn đề đó đúng hay
sai
Lĩnh hội những tri thức vừa tìm được và vận dụng để giải quyết
các bài tập khác.
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC PHÁT HIỆN VÀ
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Như vậy PP DHPH & GQVĐ kết quả thu được không chỉ là tri
thức mới như dạy học bằng các PP DH truyền thống mà HS còn lĩnh
hội được cách thức, con đường tìm kiếm tri thức, từ đó hình thành
cho các em cách làm việc khoa học và tạo được ở các em niềm tin
vào khoa học.
Ở đây cần phân biệt việc tìm kiếm tri thức của HS khác với sự tìm
kiếm tri thức của các nhà khoa học. Các nhà khoa học đi tìm kiếm
những tri thức khoa học mà loài người chưa biết. Con đường tìm
kiếm dẫn đến tri thức của các nhà khoa học là thử - sai.Còn HS đi tìm

kiếm những tri thức loài người đã biết từ trước, những tri thức cũng
như con đường dẫn đến tri thức đó chỉ mới đối với các em.
Như vậy, Bản chất của DH PH và GQVĐ là quá trình nhận thức
độc đáo của HS, trong đó dưới sự hướng dẫn chỉ đạo của GV HS nắm
được tri thức mới và cách thức hoạt động trí tuệ mới thông qua quá
trình tự lực giải quyết các tình huống có vấn đề.
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC PHÁT HIỆN VÀ
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
4. Cơ sở khoa học của phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn
đề.
4.1. Cơ sở triết học
Theo triết học duy vật biện chứng, mâu thuẫn là động lực thúc đẩy
quá trình phát triển. Trong quá trình học tập của học sinh luôn xuất hiện
những mâu thuẫn đó là mâu thuẫn giữa yêu cầu nhiệm vụ nhận thức với tri
thức, kinh nghiệm sẵn có của bản thân. Hay chính là mâu thuẫn giữa những
kinh nghiệm cũ, tri thức cũ và tri thức mới. Nhiệm vụ học tập của học sinh
là giải quyết xong mẫu thuẫn tức là HS lĩnh hội được tri thức mới. Khi tri
thức mới được HS lĩnh hội nó lại trở thành tri thức cũ và lại xuất hiện mâu
thuẫn mới.
Khi sử dụng PP PH và GQVĐ, GV đưa ra những tình huống có vấn đề,
tức là bên trong tình huống có mâu thuẫn, yêu cầu HS giải quyết. Khi HS
PT tình huống HS sẽ thấy được mâu thuẫn bên trong của tình huống đó. Để
giải quyết được mâu thuẫn này, HS phải huy động được tất cả những kiến
thức cũ có liên quan đến vấn đề để tìm ra con đường dẫn đến tri thức mới.
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC PHÁT HIỆN VÀ
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
4.2 Cơ sở tâm lí học
Theo các nhà tâm lí học thì con người tư duy tích cực khi con người
nảy sinh nhu cầu tư duy, tức là đứng trước một khó khăn trong nhận thức,
một tình huống có vấn đề.

Theo tâm lí học kiến tạo thì học tập là quá trình mà người học xây
dựng những tri thức cho mình bằng cách liên hệ những cảm nghiệm mới với
những tri thức sẵn có.
Theo tâm lí học: “Tư duy là một quá trình nhận thức phản ánh những
thuộc tính bản chất, những mối liên hệ và quan hệ bên trong, có tính quy
luật của sự vật và hiện tượng trong hiện thực khách quan mà trước đó ta
chưa biết.”
Một trong những đặc điểm của tư duy là tính “ có vấn đề”. Tư duy chỉ
thực sự nảy sinh khi con người gặp hoàn cảnh, những tình huống hoàn toàn
mới, mà bằng những vốn tri thức có sẵn không thể giải quyết nhiệm vụ
trong hoàn cảnh, tình huống đó.
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC PHÁT HIỆN VÀ
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Để giải quyết được tình huống này con người phải vượt ra khỏi phạm vi
những tri thức cũ, những phương thức hành động cũ để đi tìm cái mới, tìm
phương thức hành động mới.
Chính hoàn cảnh có vấn đề mới có tác dụng kích thích sự phát triển tư
duy của con người. Trong hoàn cảnh có vấn đề phải có mâu thuẫn và mâu
thuẫn đó phải được con người nhận thức, có nhu cầu giải quyết và có đủ
điều kiện cần thiết để giải quyết.
Trong quá trình dạy học, GV cần đưa ra được tình huống có vấn đề và
HS giải quyết. GV cần chú ý nếu tình huống có vấn đề là dưới ngưỡng thì
không có sự mâu thuẫn, nếu tình huống là trên ngưỡng thì HS không có đủ
vốn kiến thức để độc lập giải quyết tình huống. Cả hai loại tình huống đó
đều không tạo được nhu cầu nhận thức ở trẻ, do đó không kích thích được
sự phát triển của tư duy.
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC PHÁT HIỆN VÀ
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
4.3. Cơ sở giáo dục học
PP DH PH và GQVĐ dựa trên nguyên tắc dạy học là: đảm bảo tính

thống nhất giữa vai trò tự giác, tích cực, độc lập nhận thức của người học
trong học tập vì nó khêu gợi được động cơ học tập của học sinh.
Tính tự giác nhận thức của HS được thể hiện ở việc HS ý thức được
mục đích, nhiệm vụ học tập, có ý thức trong việc lĩnh hội tri thức, rèn luyện
kĩ năng, kĩ xảo, có ý thức trong việc vận dụng những điều đã học, có ý thức
tự kiểm tra đánh giá.
Dưới góc độ tâm lí, HS tồn tại với tư cách là một cá nhân trong hoạt
động nhân cách. Vì vậy hoạt động nhận thức được tiến hành trên cơ sở huy
động các chức năng nhân thức, tình cảm, ý chí.Các yếu tố này có mối quan
hệ qua lại hỗ trợ lẫn nhau, thúc đẩy lẫn nhau tạo thành mô hình tâm lí. Mô
hình này luôn luôn biến đổi.
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC PHÁT HIỆN VÀ
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Chính sự biến đổi bên trong của mô hình tâm lí đặc trưng cho tính tích
cực nhận thức của người học.Sự biến đổi của mô hình tâm lí càng linh hoạt
càng thể hiện tính tích cực của nhận thức.
Tính độc lập nhận thức ở đây được thể hiện ở việc các em tự phát hiện
ra vấn đề và tự giải quyết vấn đề đó.
Dạy học giải quyết vấn đề yêu cầu HS độc lập, tích cực hoạt động giải
quyết vấn đề. Do đó dạy học giải quyết vấn đề cũng đảm bảo được nguyên
tắc sự thống nhất giữa vai trò tự giác, tích cực, độc lập nhận thức của HS và
vai trò chủ đạo của GV.
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC PHÁT HIỆN VÀ
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
5. Cách vận dụng của phương pháp này trong thực tiễn dạy
học Toán.
5.1. M ột số PP dạy học toán đang sử dụng trong nhà trường Tiểu học
- PP trực quan
- PP thực hành luyện tập
- PP v ấn đ áp - gợi mở

- PP giảng giảng- minh họa
- PP phát hiện và giải quyết vấn đề được sử dụng khi hình thành kiến
thức mới, khi củng cố kiến thức rèn kĩ năng toán và khi vận dụng kiến thức
- PP này có thể được sử dụng ở các mạch kiến thức như:
+ Số học và phép tính,
+ Yếu tố hình học,
+ Đại lượng và đo đại lượng
+ Giải toán có lời văn
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC PHÁT HIỆN VÀ
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
+ Yếu tố thống kê
Tùy vào bài cụ thể mà GV lựa chọn PP dạy học sao cho phù hợp.
5.2. Các bước dạy học bằng PP dạy học giải quyết vấn đề
a) Theo quan điểm của các tác giả trong Giáo trình “ Giáo dục Tiểu
học” quá trình lên lớp gồm 5 bước:
* Bước 1: Phát hành lệnh :
- GV đưa ra yêu cầu đề HS thực hiện
- HS tự ý thức được yêu cầu và chủ động giải quyết vấn đề
* Bước 2: Thừa hành lệnh
HS thực hiện thông qua giai đoạn:
- Ý thức được lệnh
- Biến yêu cầu khánh quan thành yêu cầu chủ quan
- Ý thức được mâu thuẫn giải quyết
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC PHÁT HIỆN VÀ
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
- HS giải quyết mâu thuẫn một cách tự lực
* Bước 3: Thu tín hiệu ngược
* Bước 4: Phát lệnh mới ( lệnh bổ sung)
* Bước 5: Đánh giá , phân tích kết quả
b) Theo quan điểm của Nguyễn Bá Kim

* Bước 1: Phát hiện và thâm nhập vấn đề
* Bước 2: Tìm giải pháp
* Bước 3: Trình bày giải pháp
* Bước 4: Phát hiện và mở rộng giải pháp
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC PHÁT HIỆN VÀ
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
5.3. Vận dụng PP dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề trong
dạy học môn Toán ở Tiểu học.
5.3.1. Bài: Phép trừ hai phân số khác mẫu số
Toán : Lớp 4
I. Mục tiêu
HS nắm được cách trừ hai phân số khác mẫu số
II. Các bước thể hiện.
Bước 1: Phát hiện và thâm nhập vấn đề.
Giáo viên đưa ra tình huống gợi vấn đề dưới hình thức một bài
toán: Một cửa hàng có 4/5 tấn đường, cửa hàng đã bán được 2/3 tấn
đường. Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu phần của tấn đường?
Khi học sinh nhận được tình huống đó bằng những kĩ năng đã
học các em muốn tìm số phần của tấn đường cửa hàng còn lại.
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC PHÁT HIỆN VÀ
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

×