Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC LỊCH SỬ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.34 KB, 6 trang )

ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG VÀ
MỐI QUAN HỆ VỚI TRƯỜNG SƯ PHẠM

Trang1

ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC LỊCH SỬ
Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG
VÀ MỐI QUAN HỆ VỚI TRƯỜNG SƯ PHẠM
Ai cũng có thể nhận thấy rằng, chất lượng dạy học bộ môn Lịch sử đang
giảm sút một cách nghiêm trọng. Bộ môn Lịch sử đang có vị thế xã hội thực tế
quá thấp trong hệ thống các môn học ở trường phổ thông. Nguyên nhân có từ
nhiều phía: học sinh và phụ huynh, thầy cô giáo, ngành Giáo dục cũng như các
ban ngành khác, sự chi phối của đời sống xã hội,… mà báo chí và các chuyên
gia đã nói quá nhiều, phân tích khá kỹ, xin không nhắc lại. Cuộc Đổi mới
phương pháp dạy học đang diễn ra với nhiều khó khăn và thuận lợi. Xuất phát từ
thực tế của việc dạy học Lịch sử ở trường phổ thông mấy năm qua, trong bài
viết này, chúng tôi muốn trao đổi với các bạn đồng nghiệp một vài khía cạnh của
việc đổi mới phương pháp dạy học đối với bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông,
qua đó nêu lên mối quan hệ giữa trường phổ thông và trường sư phạm cùng với
nhiệm vụ cơ bản của mỗi bên trong công cuộc đổi mới hiện nay.Trước hết,
chúng ta không thể phủ nhận thực tế mà phải mạnh dạn đối mặt với nó và tìm
cách tháo gỡ. Tôi cho rằng, thầy giáo và học sinh là người trực tiếp chịu trách
nhiệm trong vấn đề chất lượng dạy học bộ môn, cần phải sớm thay đổi phong
cách dạy và học để tạo sự chuyển biến về chất lượng. Song, mỗi người trong xã
hội, mỗi bộ phận có liên quan hãy góp một phần giúp thầy và trò vượt qua
những khó khăn mà lâu nay chưa thể nào vượt qua nổi. Cần phải nhận thức lại
một cách đúng đắn hơn vai trò của tri thức lịch sử đối với cuộc sống, cần phải có
giải pháp cụ thể và tích cực chứ không thể bằng lời nói suông hay hô khẩu
hiệu.Muốn dạy hay, thầy phải giỏi. Đó là một sự khẳng định. Giỏi cả về chuyên
môn lẫn nghiệp vụ. Ta đang nói nhiều về đổi mới phương pháp dạy học. Thực
chất là tạo ra một sự chuyển biến trong phong cách dạy và học của thầy và trò.


Phát huy tính tích cực, chủ động học tập của học sinh là yêu cầu cơ bản của đổi
mới phương pháp dạy học. Muốn học sinhhọc tích cực, trước hết, thầy phải dạy
tích cực, tức phải có sự đầu tư thích đáng cho từng tiết dạy. Sự đầu tư về mặt tri
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG VÀ
MỐI QUAN HỆ VỚI TRƯỜNG SƯ PHẠM

Trang2

thức là quan trọng nhất. Thị trường sách tham khảo hiện nay không thiếu. Nhiều
sách tham khảo phục vụ đắc lực cho từng bài học đã được biên sọan, xuất bản và
phát hành đến tận mọi vùng quê. Báo chí không còn là món ăn xa xỉ như năm
mười năm trước.Phương pháp chẳng qua là sự vận động của tri thức. Không có
một sự hiểu biết sâu sắc về nội dung bài học, không thể tìm thấy những phương
pháp phù hợp. Ngược lại, khi sự hiểu biết đã chín rồi, tự khắc sẽ lộ ra những
phương pháp cần thiết. Người giáo viên trong trường hợp này việc lựa chọn
phương pháp không còn lúng túng, khó khăn.Dạy học vừa là khoa học, vừa là
họat động nghệ thuật. Nó không chỉ đòi hỏi ở người thầy một sự chính xác mà
còn là sự khéo léo trong quá trình làm việc với học sinh. Với bộ môn Lịch sử,
nếu chỉ cung cấp những thông tin xơ cứng, những con số khô khan sẽ giết chết
đi sự hưng phấn nơi học trò. Bằng những mẩu chuyện kể ngắn gọn, súc tích mà
chứa chan tình cảm về các sự kiện, về những con người gắn với từng mảnh đất,
con sông, con suối,… sẽ làm cho học sinh thêm tin yêu cuộc sống, tìm thấy
được những điều thú vị nơi bộ môn.Bằng những câu hỏi dẫn dắt hết sức cụ thể
và hợp lý, sẽ đưa học sinh đến với những vấn đề cần nhận thức của bài học; kích
thích tính tò mò, ham hiểu biết để rồi các em cảm thấy yêu mến, say sưa. Tôi có
dịp trao đổi với những em học sinh chuyên Sinh, chuyên Hóa,… tham gia đội
tuyển học sinh giỏi môn Sử vòng tỉnh, vòng quốc gia. Các em trả lời một cách
đơn giản mà chân thành rằng, nghe thầy dạy hay quá, đọc được mấy tài liệu lịch
sử thấy hấp dẫn quá, xem truyền hình có mấy chương trình liên quan đến lịch sử
thấy thích quá,… thế là em khóai Sử. Có thể xem đây là một dấu hiệu lạc quan.

Học sinh chúng ta không phải hòan tòan chán Sử. Nhu cầu hiểu biết lịch sử
không hề thiếu trong lớp trẻ hiện nay. Vấn đề là làm sao cho các em đến với
môn học này bằng sự rung động thực sự, phải bằng cái tâm của người thầy.Bác
Hồ từng dạy: Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam.
Trách nhiệm người thầy là giúp học sinh học đến đâu tường đến đó. Trong mỗi
bài học, giáo viên xác định những kiến thức cơ bản để triển khai với nhiều
phương thức khác nhau, không rập khuôn, đơn điệu. Những phần không quá
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG VÀ
MỐI QUAN HỆ VỚI TRƯỜNG SƯ PHẠM

Trang3

khó, học sinh tự học được không cần thiết phải mất thì giờ trên lớp. Phải tăng
cường các bài tập thực hành gắn với thực tế để giúp học sinh thấy được ý nghĩa
thiết thực của việc học tập lịch sử.Cho đến nay vẫn còn không ít những thầy cô
chưa hiểu hết tinh thần đổi mới phương pháp dạy học, cứ nghĩ đổi mới phương
pháp dạy học là cái gì ghê gớm lắm, thậm chí vượt ra ngoài khả năng thực tế của
mình; cũng có người cho rằng, Đổi mới phương pháp dạy học tức phải sử dụng
thật nhiều các phương tiện thiết bị hiện đại trong dạy học thay cho các phương
pháp truyền thống (!). Quả là một sự ngộ nhận thật đáng tiếc. Trong dạy học
Lịch sử, những phương pháp truyền thống mà nhiều người cho là đã lạc hậu, cần
được thay thế (!), thật ra nó vẫn tiếp tục phát huy giá trị nếu biết sử dụng một
cách hợp lý, chẳng hạn mô tả, tường thuật, giải thích, nêu đặc điểm,… những
phương pháp này cùng với việc sử dụng đồ dùng trực quan và những phương
tiện thiết bị hiện đại khác, có khả năng thông tin rất tốt những sự kiện, hiện
tượng lịch sử, tạo ra những biểu tượng chân xác cho học sinh. Vấn đề là sử dụng
nó như thế nào để tạo ra một phong cách dạy học mới trong đó có điều kiện
thuận lợi cho học sinh họat động nhận thức. Sử dụng thiết bị hiện đại trong dạy
học Lịch sử là cần thiết, có khả năng tạo được sự hứng thú cho học sinh. Song,
để làm được điều đó, đòi hỏi người thầy phải biết sử dụng nó một cách thành

thạo thì mới có hiệu quả, ngược lại sẽ tạo ra sự lúng túng, có khi phản tác
dụng, mất cả chì lẫn chài. Hơn nữa, không phải trường nào cũng có đủ điều kiện
để tiến hành. Trước mắt có gì tốt nấy. Cái quan trọng là sử dụng những gì có
được trong tay bao giờ cũng phải nghĩ đến hiệu quả, phải tính tới khả năng họat
động tích cực của học sinh. Dạy học là một họat động nghệ thuật. Dạy học Lịch
sử cho hay, lôi cuốn được học sinh quả không dễ chút nào. Trong thực tế hiện
nay, người thầy giáo dạy Sử cần phải hiểu rằng, sự gần gũi, cởi mở; thái độ hòa
nhã, nhiệt tình; khả năng chia sẻ đối với học sinh là hết sức cần thiết. Phải giúp
các em đến với những tri thức lịch sử một cách nhẹ nhàng, tự nhiên. Không lên
gân, không cường điệu. Phải rất thật và cụ thể. Làm sao để kích đúng vào nhu
cầu hiểu biết lịch sử của các em, phải thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của các
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG VÀ
MỐI QUAN HỆ VỚI TRƯỜNG SƯ PHẠM

Trang4

em, phải làm cho các em đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, để rồi các
em cảm thấy thú vị khi tiếp cận với những vấn đề lịch sử. Phải làm cho các em
thấy lịch sử nó gần gũi với cuộc sống mà thiếu nó không được. Việc sử dụng
lược đồ, tài liệu, film ảnh, chuyện kể,… một cách linh họat, có hiệu quả sẽ góp
phần làm nên chất lượng. Tổ chức được các họat động ngọai khóa, dã ngọai,
tham quan thực tế, học trên thực địa, sẽ giúp các em đến với bộ môn Lịch sử dễ
dàng hơn. Sinh hoạt nhóm, tổ bộ môn để trao đổi kinh nghiệm, tổ chức các diễn
đàn Sử học ở các địa phương thông qua sự kết hợp với Hội Sử học là việc làm
có ý nghĩa về nhiều mặt. Họat động nghiên cứu khoa học sẽ góp phần nâng cao
chất lượng giảng dạy nói riêng, tạo cơ sở cho sự thành công trong đổi mới
phương pháp dạy học bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông. Những yêu cầu trình
bày trên đây đối với giáo viên phổ thông cũng chính là những yêu cầu đặt ra đối
với trường sư phạm trong công tác đào tạo, trong sự nghiệp đổi mới.Tôi cho
rằng, dạy học Lịch sử hiện nay còn mang nặng tính biên niên, làm cho thầy và

trò đều ngán. Nhớ sự kiện là cần thiết, nhưng thử hỏi giáo viên có khả năng nhớ
được bao nhiêu sự kiện lịch sử (cả dân tộc lẫn thế giới) nếu không hiểu được
tường tận từng vấn đề có liên quan đến các sự kiện đó. Trong khi học sinh của
chúng ta cùng lúc phải học rất nhiều môn, nhất là gần đây “có thêm nhiều môn
học mới” (!), cho dù khả năng tiếp nhận thông tin của các em có siêu phàm đến
mấy cũng không thể chịu nổi nếu môn nào cũng đòi hỏi phải nhớ và học thuộc
lòng. Thiết nghĩ, bộ môn Lịch sử cần thay đổi cách dạy và cách học (đổi mới
dạy học) với hướng dạy sử theo vấn đề. Tất nhiên vấn đề này bắt đầu từ sự thay
đổi phong cách dạy học (tăng cường dạy học nêu vấn đề ) tiến đến việc biên
soạn lại sách giáo khoa Lịch sử theo vấn đề. Đây là nội dung lớn, xin được nêu
lên để tham khảo. Một số đồng nghiệp của tôi ở trường phổ thông đã thực
nghiệm cách dạy học này và kết quả đạt được rất khả quan (vì khuôn khổ bài
viết không cho phép tôi trình bày các ví dụ cụ thể). Nên chăng, các trường sư
phạm và Viện nghiên cứu Chiến lược phát triển Giáo dục quan tâm xem xét vấn
đề này. Để khắc phục tình trạng yếu kém của giáo viên đang trực tiếp giảng dạy
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG VÀ
MỐI QUAN HỆ VỚI TRƯỜNG SƯ PHẠM

Trang5

ở các trường phổ thông, việc tổ chức đào tạo lại là hết sức cần thiết. Thông
thường thì các trường đại học và cao đẳng (gọi chung là đại học) trong công tác
đào tạo lại đã tỏ ra quá dễ dãi với học viên, kết quả là cấp cho họ một tấm bằng
chỉ có ý nghĩa danh dự, thực chất chẳng có gì. Thực tế này không thể tạo nên sự
chuyển biến về chất lượng, thậm chí còn tệ hại hơn. Các trường sư phạm trong
công tác này cần chú ý nhiều hơn về biện pháp quản lý, tạo điều kiện cho giáo
viên phổ thông tự học, tự nghiên cứu một cách có hiệu quả; phải quan tâm nhiều
hơn về chất lượng chứ không dừng lại ở mức “phổ cập”. Đổi mới phương pháp
dạy học ở trường phổ thông không thể tách rời khỏi trường sư phạm và ngược
lại, đổi mới phương pháp dạy học ở trường sư phạm phải gắn kết chặt chẽ với

các trường phổ thông. Trong trường hợp này, các trường sư phạm có vai trò hết
sức to lớn trong việc định hướng, tổ chức bồi dưỡng, đào tạo và đào tạo lại,…
lấy thực tế dạy học ở trường phổ thông làm nội dung nghiên cứu và điều chỉnh
công tác đào tạo của mình. Phải hướng hoạt động của trường sư phạm vào việc
đổi mới của các trường phổ thông mà trước hết, để làm tốt chức năng này,
trường sư phạm phải tích cực đổi mới chính mình.Được biết, khoa (tổ) Lịch sử ở
các trường sư phạm đang diễn ra sự chuyển giao thế hệ một cách khá thuận lợi.
Nhiều giảng viên trẻ rất năng động trong việc kế thừa kinh nghiệm của các bậc
tiền bối trên cơ sở vốn liếng có được từ sự lăn lộn trong thực tế. Họ đã tỏ ra có
khả năng nắm bắt được yêu cầu đổi mới để vận động có hiệu quả, đã ít nhiều tạo
được vạch nối giữa trường sư phạm và trường phổ thông. Hình ảnh một thầy
giáo lớn tuổi kèm cặp một thầy giáo trẻ mới ra trường trong những buổi sinh
họat chuyên môn quả đã làm nhiều người xúc động. Song, thực tế vẫn làm
chúng ta buồn lòng khi có không ít giảng viên ở các trường sư phạm, trong đó
có người có học vị thạc sĩ hoặc cao hơn đã làm thất vọng biết bao thầy cô giáo ở
các trường phổ thông khi về dự các lớp bồi dưỡng, tập huấn thay sách ở bộ môn
này. Họ yếu cả về chuyên môn lẫn nghiệp vụ và không biết gì về tin học, cũng
chẳng biết hiện nay các trường phổ thông đang làm gì. Có người vẫn mang một
phong cách dạy học mà người đời thường ví von “con trâu chỉ một đường cày”
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG VÀ
MỐI QUAN HỆ VỚI TRƯỜNG SƯ PHẠM

Trang6

(!). Rõ ràng trong sự đổi mới phương pháp dạy học, thầy cô giáo ở trường phổ
thông vẫn luôn tìm kiếm ở người thầy sư phạm một sự mẫu mực, tích cực, tiên
phong. Trường sư phạm là cái đầu tàu của Giáo dục nước nhà, không thể chấp
nhận những người thầy bình chân trước sự đổi thay của thời cuộc. Hy vọng thời
gian tới sẽ có những chuyển biến mạnh mẽ hơn về cả hai phía: thầy cô giáo dạy
Sử ở trường phổ thông và trường sư phạm.Tóm lại, tôi thiển nghĩ, mỗi khi đã có

sự quan tâm của tòan xã hội, sự công bằng trong việc đầu tư, sự chỉ đạo sát sao
và hợp lý của nhà quản lý, sự vươn lên của mỗi thầy cô, cơ hội hướng nghiệp
đúng đắn cho học sinh, môi trường thuận lợi cho việc đổi mới phương pháp dạy
học đối với bộ môn Lịch sử, thì việc tạo ra một sự chuyển biến về chất lượng
trong dạy học bộ môn này chắc chắn không phải là điều khó khăn.Chất lượng
dạy học Lịch sử ở trường phổ thông là nền tảng giúp cho mọi người dân ta biết
sử ta và biết cả nền văn minh nhân lọai để từ đó có cách nhìn đúng đắn hơn về
cuộc sống, góp phần khắc phục những tệ nạn đang diễn ra ngày càng phổ biến
trong xã hội nước ta; góp phần tạo nên trạng thái cân bằng trong việc tạo ra và
hưởng thụ sản phẩm văn hóa tinh thần và vật chất của xã hội. Có như vậy, sự
học mới thực sự học để làm ngườimà trước mắt là góp phần đẩy lùi tiêu cực
trong thi cử và bệnh thành tích trong Giáo dục nước nhà, góp phần đưa bộ môn
Lịch sử thóat khỏi tình trạng khủng hỏang như hiện nay.

×