Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

NHỮNG BỨC ẢNH ‘WIKILEAKS’ VỀ CHIẾN TRANH VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (910.18 KB, 10 trang )

NHỮNG BỨC ẢNH ‘WIKILEAKS’ VỀ CHIẾN TRANH VIỆT NAM
Ở một góc nhìn nào đó, Wilfred Burchett có vai trò tương tự như Julian
Assange, người đã làm chấn động thế giới với vụ Wikileaks bởi ông đã đưa ra
trước toàn cầu những thông tin chưa từng ai biết đến.
Từ nay đến 4/10, tại bảo tàng Hồ Chí Minh (Hà Nội) sẽ diễn ra Triển lãm ảnh
“Wilfred Burchett và Việt Nam”, của nhà báo người Australia Wilfred Burchett nhân
kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông. Triển lãm trưng bày 100 bức ảnh do Wilfred
Burchett chụp tại Việt Nam trong thời gian từ tháng 3/1954 đến tháng 5/1966.
Sinh ra ở Melbourne, Australia, Wilfred Burchett là một trong những nhà báo huyền
thoại của thế giới trong thế kỷ 20. Là phóng viên của Nhật báo London Express, ông
đã có mặt ở nhiều điểm nóng chiến tranh trên thế giới như mặt trận chống phát xít ở
châu Âu, Hiroshima sau vụ ném bom nguyên tử của Mỹ…
Là nhà báo phương Tây đầu tiên đặt chân đến nhiều vùng giải phóng ở miền Nam
trong những ngày chiến tranh ác liệt, Wilfred Burchett đã trở thành người bạn lớn,
song hành cùng cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam trên con đường giành độc lập
dân tộc và thống nhất đất nước. Cùng hàng nghìn bài báo, tấm ảnh, thước phim, ông
đã viết 8 cuốn sách về Việt Nam, gây tiếng vang lớn và được dịch ra 30 thứ tiếng trên
thế giới.
Có mặt tại Hà Nội, George Burchett, con trai của nhà báo Wilfred Burchett cho rằng
ở một góc nhìn nào đó, cha mình có vai trò tương tự như Julian Assange, người đã
làm chấn động thế giới với vụ Wikileaks bởi ông đã đưa ra trước toàn cầu những
thông tin chưa từng ai biết đến. Là người tiên phong trong việc phơi bày sự thật về
cuộc chiến, những hình ảnh và bài viết của ông đã tác động mạnh mẽ đến cái nhìn
của công chúng thế giới về cuộc chiến giải phóng dân tộc của người Việt Nam.
Vì vậy, chính phủ thân Mỹ của Australia thời đó đã coi Wilfred Burchett là kẻ thù và
không chấp nhận cấp hộ chiếu để ông có thể về nước. Vào giữa những năm 1960,
những người được giải thưởng Nobel, các nhà hoạt động văn hóa, chính trị gia có
tiếng tăm trên thế giới đã thực hiện một cuộc vận động rất lớn để chính phủ Australia
đồng ý cấp lại hộ chiếu cho ông nhưng không được. Chỉ đến năm 1972, khi Công
Đảng đã lên cầm quyền ông mới có cơ hội để trở về quê hương của mình.
Bertrand Russell, nhà triết học nổi tiếng người Anh, ngoài đã đoạt giải Nobel 1966


nhận định chính Wilfred Burchett là người đã khơi mào cho phong trào phản chiến
trên thế giới vào thời kỳ đó.
Dưới đây là một số hình ảnh Wilfred Burchett đã thực hiện trong những chuyến đi ở
Việt Nam, Đất Việt chụp lại tại triển lãm:
Một lớp học thời chiến giữa rừng dành cho con em người M’Nông ở Tây Nguyên
giữa thập niên 1960.
Người lính du kích đưa xe đạp qua những cây cầu được dựng lên chóng vánh.
Ba lô của một chiến sĩ Giải phong làm bằng bao lúa viện trợ, trên có in dòng chữ
“Quà tặng của Hoa Kỳ”.
Ông Huỳnh Minh, người chỉ huy cuộc tấn công sân bay Biên Hòa lên kế hoạch cho
trận đánh.
Du kích của Mặt trận Dân tộc Giải phóng sử dụng súng thu được của Mỹ.
Văn công quân Giải phóng biểu diễn.
Sản xuất lựu đạn theo kiểu "thủ công".
Bệnh viện dã chiến giữa rừng xanh của quân đội Giải phóng.
Những phụ nữ lớn tuổi cày ruộng tại hậu phương.
Một bệnh viện ở Thanh Hóa chỉ còn là đống đổ nát sau cuộc ném bom của máy bay
Mỹ vào năm 1966.
Người dân kéo các máy bay Mỹ bị bắn rơi trên bầu trời miền Bắc Việt Nam năm
1965.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở Hà Nội năm 1966. Trả lời phỏng vấn của Wilfred
Burchett, Đại tương nói: “…Giải phóng dân tộc là nghĩa vụ thiêng liêng nhất của
mỗi người Việt Nam yêu nước, của toàn thể dân tộc Việt Nam. Nhân dân chúng tôi
quyết tâm chiến đấu bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam và thực hiện hòa bình,
thống nhất Tổ quốc”.
Một góc bình yên giữa thời chiến ở bờ hồ, Thủ đô Hà Nội.
Những đứa trẻ hồn nhiên trên cầu Thê Húc.
“Thả bộ trên những đường phố Hà Nội, hòa vào đám đông lúc nào cũng vui vẻ, tàu
điện leng keng chạy với những bu gà và sọt rau treo ngoài cửa sổ, những đám đông
ùa ra từ các rạp chiếu phim để tụ họp nơi góc phố có bảng thông tin ghi số máy bay

bị bắn rơi được cập nhật liên tục. Một du khách từ nơi khác khó lòng biết được rằng,
những con người ấy đang nghĩ gì trong đầu, lúc nào bom sẽ lại rơi?”, Wilfred
Burchett viết trong cuốn Hà Nội dưới bom
Hồng Quân

×