Tiểu thuyết về chiến tranh Việt Nam sau 1975 dưới góc nhìn tự sự học…
́
ĐẠI HỌC QC GIA HÀ NỢI
̀
TRƯƠNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYỄN THỊ VUI
TIỂU THUYẾT VỀ CHIẾN TRANH VIỆT NAM SAU 1975 DƯỚI GĨC NHÌN TỰ SỰ
HỌC( QUA ĂN MÀY DĨ VẢNG CUA CHU LAI, NỖI BUỒN CHIẾN TRANH CỦA BẢO
NINH VÀ THỜI XA VẮNG CỦA LÊ LỰU)
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
Hà Nội – 2013
Nguyễn Thị Vui – Văn học Việt Nam
1
Tiểu thuyết về chiến tranh Việt Nam sau 1975 dưới góc nhìn tự sự học…
́
ĐẠI HỌC QC GIA HÀ NỢI
̀
TRƯƠNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYỄN THỊ VUI
TIỂU THUYẾT VỀ CHIẾN TRANH VIỆT NAM SAU 1975 DƯỚI GĨC NHÌN TỰ SỰ
HỌC( QUA ĂN MÀY DĨ VẢNG CUA CHU LAI, NỖI BUỒN CHIẾN TRANH CỦA BẢO
NINH VÀ THỜI XA VẮNG CỦA LÊ LỰU)
Luận văn thạc sĩ chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60 22 34
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Hà Văn Đức
Hà Nội – 2013
Nguyễn Thị Vui – Văn học Việt Nam
2
Tiểu thuyết về chiến tranh Việt Nam sau 1975 dưới góc nhìn tự sự học…
Mục Lục
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 5
1. Lí do chọn đề tài: ............................................................................................... 5
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu ................................................. 16
3.1. Mục đích, nhiệm vụ...................................................................................... 16
3.2. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 16
4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 16
4.1. Phương pháp hệ thống ................................................................................ 16
4.2. Phương pháp phân tích ............................................................................... 17
4.3. Phương pháp thống kê................................................................................. 17
4.4. Phương pháp nghiên cứu so sánh .............................................................. 17
5. Kết cấu của luận văn....................................................................................... 17
Chương 1: Người kể chuyện và điểm nhìn trong tiểu thuyết về chiến tranh
Việt Nam sau năm 1975 ...................................................................................... 17
1.1. Người kể chuyện trong tiểu thuyết về chiến tranh Việt Nam sau 1975 .... 19
1.1.1. Khái lược về người kể chuyện .................................................................... 19
1.1.2. Sự đa dạng về người kể chuyện trong tiểu thuyết về chiến tranh Việt Nam
sau 1975 ............................................................................................................... 21
1.2. Điểm nhìn trong tiểu thuyết về chiến tranh Việt Nam sau 1975 ............... 32
1.2.1. Khái lược về điểm nhìn .............................................................................. 32
1.2.2. Sự dịch chuyển điểm nhìn trong tiểu thuyết về chiến tranh Việt Nam sau
1975 ...................................................................................................................... 34
Chương 2: Nghệ thuật tổ chức cốt truyện và kết cấu trong tiểu thuyết về chiến
tranh Việt Nam sau năm 1975............................................................................ 40
2.1. Nghệ thuật tổ chức cốt truyện trong tiểu thuyết về chiến tranh Việt Nam
sau 1975 ............................................................................................................... 40
2.1.1. Khái lược về cốt truyện .............................................................................. 40
Nguyễn Thị Vui – Văn học Việt Nam
3
Tiểu thuyết về chiến tranh Việt Nam sau 1975 dưới góc nhìn tự sự học…
2.2. Kết cấu trong tiểu thuyết về chiến tranh Việt Nam sau 1975 .................... 55
2.2.1. Khái lược về kết cấu ................................................................................... 55
2.2.2. Kết cấu truyền thống và sự phá vỡ kết cấu truyền thống trong tiểu thuyết
về chiến tranh Việt Nam sau 1975 ....................................................................... 60
2.2.2.1. Kiểu kết cấu dòng ý thức ......................................................................... 61
2.2.2.2. Kiểu kết cấu lồng ghép, phân mảnh ....................................................... 69
2.2.2.3. Kết cấu truyền thống ............................................................................... 74
Chương 3: Ngôn ngữ và giọng điệu trần thuật trong tiểu thuyết về chiến tranh
Việt Nam sau năm 1975 ...................................................................................... 76
3.1. Ngôn ngữ trong tiểu thuyết về chiến tranh Việt Nam sau 1975 ................ 76
3.1.1. Khái lược về ngôn ngữ ............................................................................... 76
3.1.2. Tính phong phú đa dạng của ngơn ngữ tiểu thuyết về chiến tranh Việt Nam
sau 1975 ............................................................................................................... 78
3.2. Giọng điệu trần thuật trong tiểu thuyết về chiến tranh Việt Nam sau 197587
3.2.1. Khái lược về giọng điệu ............................................................................. 87
3.2.2. Giọng điệu trong tiểu thuyết về chiến tranh Việt Nam sau 1975 ............... 89
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 99
Nguyễn Thị Vui – Văn học Việt Nam
4
Tiểu thuyết về chiến tranh Việt Nam sau 1975 dưới góc nhìn tự sự học…
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Đối với một dân tộc ngay từ thuở hồng hoang dựng nước và giữ nước
đã luôn phải đương đầu với các cuộc chinh phạt của ngoại bang thì việc văn
học đặc biệt lưu tâm tới đề tài chiến tranh cũng là điều dễ hiểu. Hiện thực đấu
tranh chống ngoại xâm đã trở thành đối tượng khám phá và phản ánh của văn
học như một tất yếu. Cuộc kháng chống thực dân Pháp, đế quốc Mĩ suốt 30
năm của cả dân tộc, đã trở thành mảng hiện thực phong phú, có sức hấp dẫn
khơng ít người cầm bút. Họ viết về chiến tranh ngay khi cuộc chiến còn đang
diễn ra, họ viết về chiến tranh cả khi tiếng súng đã lắng lại và vòng nguyệt
quế đã được đặt trên đầu người chiến thắng. Có thể nói, trong sự phát triển
của văn học hiện đại Việt Nam, mảng văn học về đề tài chiến tranh với nhiều
thể loại: thơ ca, truyện ngắn, truyện vừa, kịch, kí, tiểu thuyết chiếm vị trí rất
quan trọng cả về số lượng lẫn chất lượng. Tiểu thuyết dường như đã phát huy
được lợi thế về dung lượng khi tiếp cận mảng hiện thực trải dàn trên một
không gian rộng lớn kéo dài từ Bắc tới Nam, từ cao nguyên tới đồng bằng,
gắn với khoảng thời gian 30 năm không hề ngắn ngủi. Trước 1975 phải kể
đến Đất nước đứng lên (Nguyên Ngọc), Sống mãi với thủ đô (Nguyễn Huy
Tưởng), Hịn đất (Anh Đức), Gia đình má Bảy (Phan Tứ), Dấu chân người
lính (Nguyễn Minh Châu), Chiến sĩ (Nguyễn Khải), Vùng trời (Hữu Mai)…
Sau 1975 các tiểu thuyết viết về chiến tranh vẫn tiếp tục ra mắt công chúng:
Họ cùng thời với những ai (Thái Bá Lợi), Đất trắng (Nguyễn Trọng Oánh),
Năm 1975 họ đã sống như thế, Chim én bay (Nguyễn Trí Huân), Nắng đồng
bằng, Ba lần và một lần, Ăn mày dĩ vãng, Vòng tròn bội bạc (Chu Lai), Nước
mắt đỏ (Trần Huy Quang), Thân phận của tình yêu (Bảo Ninh), Chuyện làng
Cuội, Thời xa vắng (Lê Lựu). Ở những tiểu thuyết này, chiến tranh dù được
đề cập đến trực tiếp hay gián tiếp thì vẫn hướng tới mục đích tái hiện một
Nguyễn Thị Vui – Văn học Việt Nam
5
Tiểu thuyết về chiến tranh Việt Nam sau 1975 dưới góc nhìn tự sự học…
thời kì lịch sử đầy sóng gió của dân tộc trong một cái nhìn mới từ cuộc sống
hiện tại sau ngày giải phóng. Người viết luận văn chọn đối tượng nghiên cứu
là tiểu thuyết viết về chiến tranh trước hết bởi đề tài chiến tranh là một đề tài
lớn, đầy sức hấp dẫn của văn học nước nhà và tiểu thuyết là một thể loại đạt
khá nhiều thành công khi khai thác mảng đề tài này. Chọn đề tài "Tiểu thuyết
về chiến tranh Việt Nam sau 1975 – dưới góc nhìn tự sự học", người viết
xuất phát từ một thực tế rằng tiểu thuyết viết về chiến tranh sau 1975 đã có
nhiều phương diện đổi mới so với tiểu thuyết trước 1975 mà trong đó sự thay
đổi về nghệ thuật tự sự là một trong những phương diện đổi mới cơ bản.
Trước 1975, chiến tranh được miêu tả bằng cái nhìn sử thi và cảm hứng lãng
mạn ngợi ca, bởi vậy tiểu thuyết thời kì này mang hơi thở của những bản
hùng ca hào sảng, tự tin, đầy khí thế. Điều này cũng dễ hiểu khi văn chương
được coi là vũ khí đắc lực để tiêu diệt kẻ thù, cổ vũ tinh thần chiến đấu của
toàn qn, tồn dân. Vả chăng cái xơn xao, náo nức hào hùng đó cũng là là
tâm lí chung của cả cộng đồng "những buổi vui sao cả nước lên đường"
(Chính Hữu). Sau 1975, khi văn chương đã trút bỏ vai trị chính trị, trở lại với
bản chất nghệ thuật đích thực của mình và nhà văn có đủ độ lùi thời gian cần
thiết để nghiền ngẫm lại hiện thực thì hứng thú viết về chiến tranh có sự vận
động, biến đổi. Trước đây, chúng ta nói nhiều đến chiến thắng, niềm vui, thì
bây giờ, trong các trang viết sau ngày giải phóng, những mất mát đau thương
vốn dĩ rất thường tình của chiến tranh được nhà văn phản ánh sống động,
chân thực với đầy đủ vẻ gai góc của nó. Sự vận động của cảm hứng sáng tác
về đề tài chiến tranh trong tiểu thuyết sau 1975 đã đem lại cho tiểu thuyết nói
riêng và văn học thời kì này nói chung một diện mạo mới. Khảo sát tiểu
thuyết viết về chiến tranh sau 1975, người viết luận văn nhận thấy phần
lớn các sáng tác có sự gặp gỡ chung là hứng thú viết về nỗi buồn, về sự
mất mát, éo le. Chiến tranh khơng cịn được nhìn bằng cái nhìn ngợi ca
Nguyễn Thị Vui – Văn học Việt Nam
6
Tiểu thuyết về chiến tranh Việt Nam sau 1975 dưới góc nhìn tự sự học…
lãng mạn mà thay vào đó, những góc khuất đen tối, đau thương của hiện
thực bắt đầu được bày lên trang viết của các cây bút sau 1975.
Tiểu thuyết Việt Nam về chiến tranh sau 1975 đã đứng trước
nhu cầu đổi mới tư duy tiểu thuyết. Điều này chứng tỏ sự nghiêm khắc trong
sáng tạo và tâm huyết với thể loại của các tiểu thuyết gia đương đại. Trên
phương diện đề tài, tiểu thuyết về chiến tranh sau 1975 đã tiếp cận và khai
thác sâu hơn vào cái hiện thực hàng ngày, cái đời thường của đời sống cá
nhân. Các nhà tiểu thuyết đã nhìn thẳng vào những “mảnh vỡ”, những bi kịch
nhân sinh, mổ xẻ, phơi bày nó bằng cái nhìn trung thực, táo bạo. Các đề tài
truyền thống hay hiện đại đều được đưa vào trường nhìn mới, hướng tới
những gấp khúc trong đường đời và thân phận con người, thấm đẫm cảm
hứng nhân văn. Nhìn từ góc độ thể loại, trong những năm đổi mới, tiểu
thuyết đã có những tìm tịi, cách tân thể hiện nhiều phương diện, trong đó có
nghệ thuật trần thuật. Trong rất nhiều tác phẩm thì Nỗi buồn chiến tranh của
Bảo Ninh, Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai, Thời xa vắng của Lê Lựu có thể coi
là những tác phẩm tiêu biểu.
2. Lịch sử vấn đề
Văn học thời hậu chiến, đặc biệt là văn học viết về chiến tranh
mang một hơi thở mới vừa lạ lẫm nhưng cũng rất đỗi quen thuộc. Quen bởi
đó là những đứa con tinh thần của những con người đi ra từ chiến trường, bởi
đó là chiến tranh, cái đã chi phối văn học suốt mấy chục năm trời. Cịn lạ bởi
vì, dù viết về chiến tranh nhưng văn học nói chung, tiểu thuyết nói riêng
được nhìn nhận ở một khía cạnh hồn tồn mới và cái khía cạnh mới ấy lại
được biểu hiện ở những phương diện cũng mới. Chiến tranh được nhìn nhận
ở nhiều khía cạnh, đặc biệt là mặt trái của chiến tranh bên cạnh việc miêu tả
và thể hiện tới số phận con người. Có lẽ vì những lẽ đó mà tiểu thuyết viết về
chiến tranh sau 1975 nói riêng, tiểu thuyết sau 1975 nói chung là đối tượng
Nguyễn Thị Vui – Văn học Việt Nam
7
Tiểu thuyết về chiến tranh Việt Nam sau 1975 dưới góc nhìn tự sự học…
của nhiều bài báo, cơng trình khoa học.
Từ sau năm 1975, với những thay đổi trong tư duy văn học và
việc tiếp nhận nhiều lý thuyết nghiên cứu hiện đại, tình hình nghiên cứu văn
xi đã có nhiều thành tựu quan trọng. Trong số những thành tựu ấy phải kể
đến những cơng trình tập thể và những sách chuyên luận như: Văn học Việt
Nam sau 1975 – Những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy (Nguyễn Văn Long,
Lã Nhâm Thìn chủ biên, 2006, Nxb GD, Hà Nội); 50 năm văn học Việt Nam
sau cách mạng tháng Tám do Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường viết văn
Nguyễn Du và Tạp chí Văn nghệ Quân đội tổ chức (1996), Nhìn lại văn học
Việt Nam thế kỉ XX của Viện Văn học (2002), Văn học Việt Nam thế kỉ XX
(Phan Cự Đệ chủ biên, 2005)..v.v. đã có những đánh giá tổng kết về bức
tranh chung của Văn học Việt Nam sau 1975. Cơng trình Văn học Việt Nam
thế kỉ XX – những vấn đề lịch sử và lý luận (2005) của các nhà giáo, nhà
nghiên cứu khoa học như Phan Cự Đệ, Mã Giang Lân, Trần Đình Sử .v.v. đã
tổng kết Văn học Việt Nam thế kỉ XX dưới ánh sáng của loại hình học, thi
pháp học và văn học so sánh.
Bên cạnh những cơng trình nghiên cứu về văn học nói chung
phải kể đến những cơng trình, các sách chuyên khảo, chuyên luận viết về tiểu
thuyết Việt Nam nói riêng như: Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại của tác giả
Phan Cự Đệ là cơng trình dày dặn chuyên biệt về vấn đề lý luận tiểu thuyết.
Với công trình này, người viết đã có một sự tổng qt tồn diện về q trình
hình thành, phát triển của Văn học Việt Nam hiện đại trên cơ sở các khuynh
hướng tiểu thuyết, vấn đề điển hình hóa, vấn đề thể loại, lao động của người
cầm bút trong tiểu thuyết. Trên tinh thần thay đổi cách tư duy và phương
pháp tiếp cận thể loại, Đổi mới tư duy tiểu thuyết (2002) gồm nhiều bài viết
của các nhà văn, nhà nghiên cứu, phê bình đã đánh giá thực trạng, sự cấp
thiết cần đổi mới của tiểu thuyết. Ngoài ra phải kể đến những cơng trình
Nguyễn Thị Vui – Văn học Việt Nam
8
Tiểu thuyết về chiến tranh Việt Nam sau 1975 dưới góc nhìn tự sự học…
chun sâu nghiên cứu về tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 như luận án tiến sĩ
Những đổi mới của văn xuôi nghệ thuật Việt Nam sau 1975 – khảo sát trên
nét lớn của tác giả Nguyễn Thị Bình, luận án tiến sĩ Những cách tân nghệ
thuật trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại giai đoạn (1986 – 2006) của tác
giả Mai Hải Oanh đề cập tới những biến đổi lớn trong tiến trình đổi mới của
văn xuôi, tiểu thuyết Việt Nam đương đại. Đặc biệt chúng tôi quan tâm tới
những bài nghiên cứu về sự phát triển của tiểu thuyết từ 1975 đến nay của
các tác giả: Trần Đình Sử, Hà Minh Đức, Phan Cự Đệ, Phong Lê, Nguyễn
Thị Bình, Lại Ngun Ân, Bích Thu, Vương Trí Nhàn, Phạm Xn Ngun,
Phạm Xn Thạch, Tơn Phương Lan, .v.v. Các tác giả đều thống nhất ở việc
nhìn nhận tiểu thuyết là một thể loại năng động. Tiểu thuyết Việt Nam đương
đại ngày càng tăng cường yếu tố đa thanh, tính dân chủ và tính đối thoại.
Cùng với việc tìm hiểu những cơng trình nghiên cứu, những bài viết
về tiểu thuyết Việt Nam sau 1975, chúng tôi tập trung khảo sát những bài
viết, nhận định về ba tác phẩm Thời xa vắng, Nỗi buồn chiến tranh và Ăn
mày dĩ vãng.
Nhận xét về nghệ thuật trần thuật trong Thời xa vắng của Lê Lựu, La
Khắc Hòa quan tâm đến người trần thuật : “Người trần thuật kể lại câu
chuyện về cuộc đời Giang Minh Sài không phải là để người đọc có dịp được
suy ngẫm, mà là để nó được nói thật to những điều hình như nó đã ngẫm nghĩ
xong xi. Cho nên chỗ nào nó cũng lắm lời, lời kể của nó đã lùa thùa, dài
dịng mà cái luận đề thì lộ rất rõ. Đã thế tác phẩm lại cố gị để kết thúc có hậu
{…}. Ngun tắc trần thuật sử thi cũng để lại dấu ấn ở mối quan hệ giữa
người kể chuyện và người đọc trong Thời xa vắng. Nhưng đặt bên cạnh
những tác phẩm cùng thời, tiểu thuyết của Lê Lựu đúng là bước ngoặt của
tiến trình đổi mới văn xi nghệ thuật” [67] . Ngơ Thảo cũng thừa nhận sự
tìm tịi sáng tạo lời văn trần thuật của Lê Lựu là một công việc cần được
Nguyễn Thị Vui – Văn học Việt Nam
9
Tiểu thuyết về chiến tranh Việt Nam sau 1975 dưới góc nhìn tự sự học…
khích lệ: “Cũng sẽ buồn cười và lố bịch nữa khi khuyên Lê Lựu chọn cách
viết chân mộc cổ điển. Chỉ có thể nghĩ là anh hiểu biết đầy đủ đối tượng khi
điều anh muốn nói là tâm đắc, sáng tỏ thì anh sẽ có được cách thể hiện thích
hợp, dù hoa mỹ bay bướm một chút hay mộc mạc thật thà cũng khơng quan
trọng gì” [67] . Nhiều nhà nghiên cứu thống nhất ý kiến rằng Thời xa vắng là
câu chuyện về cuộc đời Giang Minh Sài nhưng mở ra rất nhiều vấn đề, tạo
nên tính nhiều tầng bậc cho câu chuyện. Người đọc có thể tìm thấy ở đó từ
những vấn đề lớn lao đến những vấn đề vụn vặt trong đời sống. Nguyễn Bích
Thu viết : “Có lẽ to chuyện q chăng? Nhưng Thời xa vắng là những trang
bi kịch về sự hôn phối đó, sự xen cài vào nhau đó: chiến tranh rồi hịa bình,
nơng thơn ra thành phố, “nhà q” và “kẻ chợ”… Không phải người viết đưa
hai mảng ngẫu nhiên bập vào nhau, cho tồn tại bên nhau, mà gắn nối cài xen
với nhau như là sự tiếp tục và phát triển tự nhiên của lịch sử” [67]. Một đặc
điểm nổi bật khác cũng được chú ý trong tiểu thuyết Lê Lựu là chất giọng
giễu nhại. Các nhà nghiên cứu đều nhìn nhận sự thành cơng của nhà văn khi
sử dụng chất giọng trầm tĩnh và chất giọng giễu nhại để phản ánh hiện thực.
Nhận xét về một trong những yếu tố đem đến thành công cho Lê Lựu trong
Thời xa vắng, nhà nghiên cứu Thiếu Mai cho rằng : “Cách nhìn thấu đáo của
anh, tấm lịng thiết tha của anh đã thể hiện đầy đủ ở giọng văn, một giọng văn
trầm tĩnh vừa giữ được vẻ đầm ấm chân tình, vừa khách quan khơng thêm bớt
tơ vẻ, đặc biệt khơng cay cú, chính giọng văn như vậy đã góp phần đáng kể
vào sức thuyết phục hấp dẫn của tác phẩm” [67]. La Khắc Hịa thì cho rằng:
“Thời xa vắng của Lê Lựu là một tiểu thuyết giễu nhại độc đáo. Nó khơng
cần sử dụng những thủ pháp lạ hóa quen thuộc như phóng đại hay vật hóa
hình ảnh con người để làm nổ ra tiếng cười. Nó chỉ đơn giản thuật lại những
chuyện “thật như đùa” mà đã có thể tạo ra được một hình tượng giễu nhại.
Nhờ thế lời văn của Thời xa vắng khi thì như bơng đùa, lúc lại xót xa, chì
Nguyễn Thị Vui – Văn học Việt Nam
10
Tiểu thuyết về chiến tranh Việt Nam sau 1975 dưới góc nhìn tự sự học…
chiết nhưng giễu nhại bao giờ cũng là giọng chủ đạo của nó” [67]. Cũng đề
cập tới giọng trần thuật, Đỗ Tất Thắng nhận xét về thái độ của nhà văn trong
Thời xa vắng: “Lê Lựu phê phán một thời đã qua, mổ xẻ nó nhưng khơng hề
ốn trách, khơng cay nghiệt, khơng nổi khùng. Anh phê phán những dư luận,
hoàn cảnh làng xã những năm sáu mươi đã tạo nên tính cách Giang Minh Sài,
đã làm khổ cuộc đời Sài mấy chục năm trời, nhưng anh không hề bôi bác, chê
bai những người nông dân. Trong Thời xa vắng anh đã viết những trang
nồng ấm tình người về người nơng dân chân lắm tay bùn, một nắng hai
sương. Ngịi bút Lê Lựu viết về nơng thôn thật là nhân hậu” [67]. Thời xa
vắng ra đời, đã gây xôn xao dư luận trong một khoảng thời gian dài. Chính vì
vậy có rất nhiều bài viết bàn luận, lý giải cũng như nghiên cứu về tác phẩm
mà luận văn chưa có điều kiện thống kê.
Nỗi buồn chiến tranh (Thân phận của tình u) của Bảo Ninh có một
số phận đặc biệt. Khi mới xuất hiện trên văn đàn, nó khơng được chào đón,
thậm chí bị lên án, phê phán mạnh mẽ. Cùng với thời gian, người ta đã phải
thay đổi cách nhìn về nó và lúc này tác phẩm lại tốn khá nhiều giấy mực của
các nhà nghiên cứu. Tác giả Đỗ Đức Hiểu trong Thi pháp hiện đại đã khẳng
định: "Trong văn học mấy chục năm nay, có thể Thân phận của tình u là
quyển tiểu thuyết hay về tình yêu, quyển tiểu thuyết về tình yêu xót thương
nhất", tác giả nhấn mạnh: "nỗi buồn chiến tranh thể hiện một điểm nhìn mới
về cuộc chiến tranh kéo dài 35 năm", "những cảnh tả chiến tranh, những định
nghĩa về chiến tranh la liệt trong tác phẩm" [27, 265]. Bên cạnh nỗi buồn
chiến tranh được phản ánh trong tác phẩm là nỗi buồn về tình yêu, Đỗ Đức
Hiểu nhận định: "Nỗi buồn chiến tranh và nỗi buồn tình yêu [27, 98] thấm
vào nhau. Kiên vẫn phải sống, sống một thời hậu chiến u buồn (nỗi buồn hậu
chiến) vì một "thiên mệnh mù mịt xa vời, tối tăm và đau xót, được diễn đạt
bằng đêm ("bóng đêm", "đêm hè", "đêm trường"... [27, 266], "Tình yêu,
Nguyễn Thị Vui – Văn học Việt Nam
11
Tiểu thuyết về chiến tranh Việt Nam sau 1975 dưới góc nhìn tự sự học…
chiến tranh, viết tiểu thuyết, ba nhịp đó xen kẽ, đan chéo, gây chóng mặt,
bàng hồng, nhức nhối. Mưa và đêm, chiến tranh và sáng tác; khủng khiếp và
hồn hoang. Len lỏi, bao trùm và dẫn dắt tất cả các biến động của tiểu thuyết
(mưa và đêm) là một mối tình đau xót, kéo dài, vang vọng, âm ỉ và nổ bùng,
hủy hoại tất cả" [27, 266]. Những nghiên cứu này của tác giả đã giúp chúng
tơi trong việc khảo sát so sánh và phân tích tiểu thuyết Nỗi buồn chiến
tranh. Nghiên cứu về Nỗi buồn chiến tranh ở góc độ thi pháp, tác giả Trần
Quốc Huấn trong Tạp chí Văn học số 3 (1991) đã quan tâm đến thiên truyện
từ điểm nhìn chiến tranh. Tác giả viết: "Tồn bộ tác phẩm là cái nhìn ngối
lại, thờ thẫn, đăm đắm của một người lính khi đã tàn cuộc. Cái nhìn dằng dặc,
đầy phân tán nhưng khơng hề lơ đãng. Điểm nhìn có góc độ rộng, song khá
tập trung". Điều này đã gợi ý cho chúng tôi khi nghiên cứu về hai điểm nhìn
chiến tranh quá khứ và hiện tại trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh. Bên
cạnh đó Trần Quốc Huấn cịn đưa ra nhận xét về nhà văn Bảo Ninh. Ông
viết: "Bảo Ninh đã độc lập tác chiến trong quá trình rong ruổi ngược. Anh
can đảm chấp nhận một lộ trình dốc đứng. Có lẽ anh trong số những người
lính sống sót đã mất đi khả năng quên. Đây chính là sự hành xác vừa đau đớn
vừa đáng sợ. Buồn đau đến thành mãn tính, ám ảnh, ln mấp mé với bệnh
hoạn". Nguyễn Thái Hịa trong cơng trình Những vấn đề thi pháp của truyện
lại nhấn mạnh đến cách xử lý thời gian linh hoạt của Bảo Ninh. Theo nhà
nghiên cứu, Bảo Ninh đã sử dụng thủ pháp đồng hiện trong cuốn tiểu thuyết
này. Nguyễn Thái Hòa viết: "Phong phú và đầy đặn hơn là cách kể, cách xử lí
thời gian của Bảo Ninh trong Thân phận của tình yêu. Cả quãng đời thơ ấu,
đi học, trước chiến tranh, sau chiến tranh của nhân vật Kiên không phải liên
tục, đều đặn mà lần giở theo hồi ức" [30, 143], "sự xê dịch trong Thân phận
của tình yêu mới thật là một thách thức đối với người đọc. Nó khơng có dấu
hiệu báo trước và cũng chẳng biết kết thúc lúc nào" [30, 131]. Trên tạp chí
Nguyễn Thị Vui – Văn học Việt Nam
12
Tiểu thuyết về chiến tranh Việt Nam sau 1975 dưới góc nhìn tự sự học…
Văn học số 6 (1991), với bài viết Văn xuôi gần đây và quan niệm về con
người, Bùi Việt Thắng đã đưa ra nhận định hết sức xác đáng về quan niệm
nhân cách con người trong tiểu thuyết Thân phận của tình u. Ơng viết:
"Cái phần được của Thân phận của tình u chính là ở chỗ Kiên dám nhìn
thẳng, nhìn sâu vào quá khứ, mới dám đối diện với hiện tại, rất công bằng mà
phán xét lịch sử. Cao hơn nữa là đối diện với chính mình, rồi xám hối, tranh
đấu và vượt lên" [57, 17]. Đó là những định hướng quý báu cho chúng tôi khi
nghiên cứu so sánh tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh viết về đề tài chiến
tranh. Ngoài tập truyện ngắn và tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh, gần đây
Bảo Ninh còn viết một số bài trên báo Văn nghệ trẻ bàn về sự đổi mới của
văn học. Trong phần hai của bài viết Văn học đổi mới đến từ cuộc kháng
chiến, Bảo Ninh đã chỉ trích một số quan niệm ấu trĩ khi xử lí Cánh đồng bất
tận của Nguyễn Ngọc Tư và lý giải về việc thưởng thức văn học của độc giả.
Đồng thời, ông đã khen ngợi sự đổi mới đề tài chiến tranh của Thái Bá Lợi
(truyện ngắn) và Lê Lựu (tiểu thuyết). Tác giả viết: "Tôi nghĩ rằng họ, chẳng
hạn nhà văn Thái Bá Lợi của Hai người trở lại trung đoàn, nhà văn Lê Lựu
của Thời xa vắng, có ý chí đổi mới sáng suốt và mãnh liệt đồng thời quả cảm
và gan lỳ chẳng kém gì người nơng dân gan dạ dám chọn con đường đúng
đắn nhưng đầy cay đắng và cô đơn của bí thư Kim Ngọc. Tơi tự hỏi rằng nếu
khơng có những người nông dân cựu chiến binh kháng chiến chống Mỹ ấy thì
liệu nền kinh tế của đất nước và đời sống của mọi người ngày hôm nay sẽ
như thế nào?". Bảo Ninh là một trong những nhà văn góp phần đổi mới văn
học viết về đề tài chiến tranh, nên ở đây thể hiện một quan niệm về sự đổi
mới cách nhìn nhận chiến tranh. Ơng viết: "Nếu khơng có ý chí và tác phẩm
sáng ngời tinh thần đổi mới ngay từ đầu những năm 1980 của các nhà văn mà
hầu hết là cựu chiến binh thì ngày nay các nhà văn và cả độc giả nữa sẽ có
kiểu tư duy văn học kiểu gì?". Cũng trên báo Văn nghệ trẻ ở bài viết Nói hay
Nguyễn Thị Vui – Văn học Việt Nam
13
Tiểu thuyết về chiến tranh Việt Nam sau 1975 dưới góc nhìn tự sự học…
làm dở, Bảo Ninh đưa đến một quan niệm mới về việc viết văn của lớp nhà
văn sau chiến tranh. Ông dẫn ra một loạt cuộc hội thảo bàn về nhu cầu đổi
mới văn học: "Mỗi thầy mỗi khác, nhưng tựu trung đều kêu gọi và thôi thúc
chúng tôi hãy khác đi, hãy mau mau đổi mới, hãy mạnh dạn cách tân, hãy từ
bỏ lối mòn trong suy nghĩ và trong sáng tác". Gần đây cũng trên báo Văn
nghệ trẻ, số 39 (2006) trong bài viết Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại phong phú
về lượng, khi bàn về tiểu thuyết Việt Nam đương đại, tác giả Nguyễn Trường
Lịch cho rằng tiểu thuyết Việt Nam không nằm ngồi dịng chảy của tiểu
thuyết thế giới, ơng đưa ra một số tác phẩm tiêu biểu trong đó là tiểu thuyết
Thân phận của tình yêu của Bảo Ninh. Tác giả viết: "Thân phận của tình
yêu của Bảo Ninh với độ dài của thời gian, điểm nhìn mới mẻ về chiến tranh
trong quá khứ giúp nhà văn mạnh dạn nhận rõ cuộc chiến tranh không chỉ
mang âm điệu hào hùng thắng lợi mà con đượm nét đau thương bi tráng trong
những ngôi nhà, nơi ngõ phố vắng vẻ hoặc làng quê núi đồi quạnh hiu qua
từng nỗi bất hạnh cô đơn của bao người con gái nhỏ hậu phương đêm đêm
không ánh đèn mỏi mắt chờ đợi". Nguyễn Trường Lịch còn phát hiện những
mới mẻ ở cuốn tiểu thuyết này: "Và có lẽ điểm mới nhất trong kết cấu Thân
phận của tình yêu là chỗ tác giả lấy trục thời gian chi phối mọi hành động
xuyên suốt các tính cách nhân vật trải rộng trên các vùng không gian mênh
mông của chiến trường từ Bắc chí Nam". Như vậy, chưa có một cơng trình
nào thể hiện cái nhìn tổng qt tồn diện, có hệ thống, chuyên sâu trong việc
nghiên cứu đề tài chiến tranh trong tiểu thuyết Bảo Ninh.
Tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai cũng dành được nhiều sự
quan tâm của người đọc và nhà nghiên cứu. Phần lớn các sáng tác của Chu
Lai, dù ít hay nhiều, đều khai thác đề tài chiến tranh và người lính với cái
nhìn sâu sắc, đau đớn và nhân bản. Các nhà phê bình văn học đều khẳng định
thành cơng của Chu Lai ở mảng đề tài này. Bùi Việt Thắng nhận xét: “Tiểu
Nguyễn Thị Vui – Văn học Việt Nam
14
Tiểu thuyết về chiến tranh Việt Nam sau 1975 dưới góc nhìn tự sự học…
thuyết của Chu Lai giới thiệu nhiều vấn đề đáng quan tâm trên đề tài chiến
tranh với ý nghĩa như một đề tài lịch sử”. Nguyễn Hoà lại từ một tác phẩm cụ
thể của Chu Lai mà khẳng định những phát hiện mới của nhà văn: "Với khúc
bi tráng mới cùng Chu Lai muốn thể hiện cách nhìn của anh về chiến tranh
qua những tình huống bi kịch để chiêm nghiệm xem con người đã làm thế
nào để vượt thốt ra khỏi những tình huống bi kịch ấy ...”.
Thành tựu ở đề tài số phận người tính thời hậu chiến: Có khá nhiều bài
viết về vấn đề này và đều khẳng định lòng trung thực, sự dũng cảm và khả
năng “đào sâu” tận cùng hiện thực của nhà văn phát hiện những "mảnh đời"
còn khuất lấp, từ đó rút ra những triết lí nhân sinh sâu sắc. Theo nhà văn Ma
Văn Kháng, tiểu thuyết của Chu Lai đã “đối mặt trực tiếp với những vấn đề
bức bối của đời sống xã hội hôm nay”. Trong luận văn, thạc sĩ "Tiểu thuyết
Chu Lai thời kì đổi mới", tác giả Nguyễn Văn Chung đã khẳng định Chu Lai
"Từ cái nhìn sâu sắc về hiện thực chiến tranh" đã đi đến "cái nhìn đa diện về
hiện thực thời bình”, từ "thân phận con người trong chiến tranh" đến "thân
phận con người trong cuộc sống đời thường" v.v... Vấn đề đổi mới nghệ thuật
tiểu thuyết của Chu Lai là vấn đề được các nhà nghiên cứu phê bình đề cập
đến nhiều nhất. Đó là ý kiến của Gs. Phan Cự Đệ: Tiểu thuyết của Chu Lai
"không chỉ đa dạng trong các phương thức tiếp cận mà cả trong các biện pháp
nghệ thuật, kết hợp độc thoại nội tâm, “dòng ý thức”, “nghệ thuật đồng hiện
...”.[LV.Th.s- Tiểu thuyết Chu Lai thời kì đổi mới].
Những cơng trình này đã nghiên cứu tiểu thuyết về chiến tranh Việt
Nam sau 1975 ở nhiều khía cạnh khác nhau nhưng chưa có cơng trình nào có
cái nhìn khái quát về vấn đề tự sự học, đặc biệt là qua ba tác phẩm Nỗi buồn
chiến tranh, Ăn mày dĩ vãng, Thời xa vắng. Nên đây vừa là cơ sở, vừa là
gợi ý để chúng tôi lựa chọn nghiên cứu về tiểu thuyết thời hậu chiến từ góc
độ tự sự học và chứng minh qua ba tác phẩm là Nỗi buồn chiến tranh của
Nguyễn Thị Vui – Văn học Việt Nam
15
Tiểu thuyết về chiến tranh Việt Nam sau 1975 dưới góc nhìn tự sự học…
Bảo Ninh, Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai và Thời xa vắng của Lê Lựu với
nhan đề: Tiểu thuyết về chiến tranh Việt Nam sau 1975 – dưới góc nhìn tự
sự học ( qua Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh, Ăn mày dĩ vãng của Chu
Lai và Thời xa vắng của Lê Lựu).
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục đích, nhiệm vụ
Từ việc lựa chọn ba tác phẩm: Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai, Nỗi
buồn chiến tranh của Bảo Ninh và Thời xa vắng của Lê Lựu, luận văn tập
trung tìm hiểu những đổi mới của tiểu thuyết về chiến tranh Việt Nam sau
1975 dưới góc nhìn tự sự học. Qua đó thấy được những đổi mới của tiểu
thuyết giai đoạn này so với tiểu thuyết thời chiến trên một số phương diện
như: nghệ thuật tổ chức cốt truyện, kết cấu, người kể chuyện, điểm nhìn,
ngơn ngữ, giọng điệu…
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Văn học thời hậu chiến phát triển rực rỡ ở nhiều thể loại với sự ra đời
của nhiều tác phẩm đặc sắc. Do sự hạn chế của đề tài, luận văn này chỉ tìm
hiểu ở thể loại tiểu thuyết và qua ba tác phẩm: Ăn mày dĩ vãng, Nỗi buồn
chiến tranh và Thời xa vắng.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp hệ thống
Một trong những phương pháp bao trùm mà trần thuật học rất quan tâm
là phương pháp hệ thống. Vì vậy trong luận văn, chúng tơi sử dụng phương
pháp nghiên cứu này. Khi áp dụng phương pháp này vào nghiên cứu nghệ
thuật trần thuật trong tiểu thuyết về chiến tranh sau 1975 qua ba tác phẩm yêu
cầu phải đặt từng yếu tố của nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết của các tác
phẩm vào hệ thống nghệ thuật trần thuật nói chung, trong tiến trình chung của
văn học dân tộc; phân tích những mối quan hệ giữa các yếu tố với nhau đồng
Nguyễn Thị Vui – Văn học Việt Nam
16
Tiểu thuyết về chiến tranh Việt Nam sau 1975 dưới góc nhìn tự sự học…
thời đặt nó vào trong giai đoạn đổi mới văn học và trên tiến tình phát triển của
thể loại tự sự của văn học dân tộc.
4.2. Phương pháp phân tích
Trong q trình thực hiện luận văn, chúng tơi có sử dụng một số dẫn
chứng để minh họa cho lập luận của mình. Do đó, phương pháp phân tích
được vận dụng để trình bày cặn kẽ vấn đề hoặc bình giá các vấn đề cụ thể
trong luận văn.
4.3. Phương pháp thống kê
Trong chừng mực nhất định của q trình nghiên cứu, chúng tơi sử
dụng phương pháp thống kê xem trong mỗi yếu tố nghệ thuật tầng số xuất
hiện của những hiện tượng nào là cao, hiện tượng nào là thấp và nó có báo
hiệu điều gì khơng.
4.4. Phương pháp nghiên cứu so sánh
Thông qua phương pháp này, chúng tơi có cái nhìn so sánh giữa tiểu
thuyết về chiến tranh Việt Nam trước và sau 1975; đồng thời so sánh giữa các
tác phẩm để thấy bên cạnh những đặc điểm chung của thời kì, mỗi tác phẩm
lại mang những đặc điểm khu biệt, đặc sắc riêng.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Người kể chuyện và điểm nhìn trong tiểu thuyết về chiến tranh
Việt Nam sau năm 1975
Chương 2: Nghệ thuật tổ chức cốt truyện và kết cấu trong tiểu thuyết về chiến
tranh Việt Nam sau năm 1975
Chương 3: Ngôn ngữ và giọng điệu trần thuật trong tiểu thuyết về chiến tranh
Việt Nam sau năm 1975
Chương 1: Người kể chuyện và điểm nhìn trong tiểu thuyết về chiến
tranh Việt Nam sau năm 1975
Nguyễn Thị Vui – Văn học Việt Nam
17
Tiểu thuyết về chiến tranh Việt Nam sau 1975 dưới góc nhìn tự sự học…
Điểm đặc biệt đầu tiên của nhân vật người lính trong tiểu thuyết hậu
chiến là họ không xuất hiện trong những sự kiện đạn bom ác liệt mà chủ yếu
trong trạng thái suy tư, chiêm nghiệm, “sống với thời gian hai chiều”. Người
lính trong tiểu thuyết hậu chiến vừa là con người của thời hiện tại, của cuộc
sống thường ngày vừa là con người của quá khứ trong nhu cầu nhận thức lại
quá khứ ấy. Và thường là thế này: họ cô đơn, lạc lõng trong cuộc sống hiện
tại, còn quá khứ tuy đã thành ký ức nhưng luôn là nỗi ám ảnh khôn nguôi, đeo
đẳng suốt cuộc đời họ. Hệ quả của nhận thức mới về lịch sử, về hiện thực và
con người đã khiến tiểu thuyết hậu chiến dần hướng vào việc khám phá người
lính dưới góc độ cá nhân, đời tư. Sự đổi mới quan niệm nghệ thuật về con
người đã trở thành hạt nhân của những thành tựu mà tiểu thuyết hậu chiến
đóng góp cho văn học Việt Nam hiện đại về đề tài chiến tranh. Khi được hiện
lên với tất cả những tính chất đa diện của con người đời thường, hình tượng
người lính chân thực, gần gũi và ám ảnh hơn trong chân dung của những nhân
vật bi kịch. Tiểu thuyết hậu chiến đã tập trung chú ý đến khía cạnh này của
người lính, đặc biệt là bi kịch tinh thần - bi kịch nhận thức của họ trước những
phức tạp của cuộc sống mới. Với tiểu thuyết hậu chiến, lần đầu tiên trong văn
học chiến tranh, người lính đã được nhìn nhận như một “cá thể người” chứ
khơng phải là hình ảnh biểu trưng cho tập thể, cho cộng đồng: Giang Minh
Sài đau khổ, cả đời hối hận vì luôn phải sống theo sự sắp đặt của người khác,
phải sống là một người khác chứ khơng phải là chính con người mình (Thời
xa vắng), Hai Hùng cảm thấy mình “bị bắn ra khỏi lề đường” (Ăn mày dĩ
vãng), Kiên “bị mắc kẹt lại trên cõi đời này”, cô độc và hoàn toàn rơi vào
trạng thái bấn loạn, rối bời, triền miên trong mộng mị, vô thức (Nỗi buồn
chiến tranh), v..v. Sài, Hai Hùng, Kiên… và nhiều người lính khác nữa trong
tiểu thuyết hậu chiến khơng có được cảm giác hạnh phúc của ngày trở về sau
chiến tranh mà luôn sống trong những ám ảnh khôn nguôi.
Nguyễn Thị Vui – Văn học Việt Nam
18
Tiểu thuyết về chiến tranh Việt Nam sau 1975 dưới góc nhìn tự sự học…
Thay đổi cảm hứng nghệ thuật, chuyển từ cảm hứng sử thi sang cảm
hứng đời tư thế sự, tiểu thuyết về chiến tranh sau 1975 mang một diện
mạo mới trong cách thể hiện nội dung mới, đặc biệt là phương diện trần
thuật, từ ngôn ngữ, giọng điệu đến điểm nhìn, nhân vật trần thuật rồi cả
cốt truyện, kết cấu…
Trong truyện kể, vấn đề ai kể chuyện và câu chuyện được kể như thế
nào bao giờ cũng quan trọng hơn là ai mới thật sự là người viết nên truyện kể
ấy. Điểm nhìn trở thành cơ sở để phân biệt người kể chuyện và tác giả. Người
kể chuyện có thể mang điểm nhìn của tác giả, song tác giả không phải là trung
tâm của truyện kể và khơng có vai trị đáng kể trong việc tổ chức truyện.
Điểm nhìn và người kể chuyện trở thành hai phương diện không thể tách rời.
Truyện bao giờ cũng được kể từ một điểm nhìn nhất định và bởi một người kể
chuyện nào đó. Pospelov khẳng định vai trị quan trọng của điểm nhìn trần
thuật trong tác phẩm tự sự: “Trong tác phẩm tự sự, điều quan trọng là tương
quan giữa các nhân vật với chủ thể trần thuật, hay, nói cách khác, điểm nhìn
của người trần thuật đối với những gì mà anh ta miêu tả” [63].
1.1. Người kể chuyện trong tiểu thuyết về chiến tranh Việt Nam sau 1975
1.1.1. Khái lược về người kể chuyện
Theo Từ điển thuật ngữ văn học của Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn
Khắc Phi đồng chủ biên thì: trần thuật (Narrate) là phương diện cơ bản của
phương thức tự sự, là việc giới thiệu khái quát, thuyết minh, miêu tả đối với
nhân vật, sự kiện, hồn cảnh, sự vật theo cách nhìn của người trần thuật. Trần
thuật không chỉ là lời kể mà còn bao hàm cả việc miêu tả đối tượng, phân tích
hồn cảnh, thuật lại tiểu sử nhân vật, lời bình luận, lời ghi chú của tác giả….
Ngôn ngữ trần thuật do vậy là nơi bộc lộ ý thức sử dụng ngơn ngữ có chủ ý
của nhà văn, bộc lộ cách lý giải cuộc sống từ cách nhìn riêng và cá tính sáng
tạo của tác giả.
Nguyễn Thị Vui – Văn học Việt Nam
19
Tiểu thuyết về chiến tranh Việt Nam sau 1975 dưới góc nhìn tự sự học…
Trần thuật là một phương thức nghệ thuật đặc trưng của tác phẩm tự sự.
Trong tiểu thuyết, trần thuật tập trung vào số phận một hoặc nhiều cá nhân
trong quá trình hình thành và phát triển của nó, sự trần thuật ở đây được triển
khai trong không gian và thời gian nghệ thuật đến mức đủ để truyền đạt cơ
cấu của nhân cách. Với đặc điểm đó, trần thuật trong tiểu thuyết là một
phương diện thi pháp đặc trưng của thể loại. Trần thuật tồn tại với nội dung
trần thuật và hình thức trần thuật.
Người trần thuật (Narrator) - một yếu tố quan trọng trong tiểu thuyết.
Trần thuật bao giờ cũng được tiến hành từ phía một người nào đó. Trong sử
thi, cổ tích, truyện ngắn, tiểu thuyết, trực tiếp hay gián tiếp đều có người trần
thuật. Người trần thuật không những chỉ tổ chức ngôn ngữ mà cịn đóng vai
trị quan trọng về mặt kết cấu, chi phối ngôn ngữ của nhân vật.
Trong trường hợp tác giả đóng vai trị người trần thuật, tác phẩm có
nhân vật kể chuyện ở ngơi thứ nhất (first person), xưng “tôi”. Điều này dễ
nhận thấy ở các tác phẩm tự truyện hoặc có dáng dấp tự truyện. Theo nhà
nghiên cứu Lê Nguyên Cẩn, việc sử dụng ngôi thứ nhất trong tự truyện ở các
tác phẩm văn học thế kỷ XVIII ở phương Tây không phải là sự sử dụng tùy
hứng hay ngẫu nhiên mà nó mang tính lịch sử, gắn liền với nhu cầu khách
quan của thời đại. Đó là yêu cầu các truyện phải là truyện kể về sự thật. Tiểu
thuyết trở thành bản anh hùng ca đầy tính chủ quan, trong đó tác giả tự cho
mình cái quyền được lý giải thế giới ấy theo cách của nó, cái chủ thể chủ quan
nổi bật lên thu hút sự chú ý của mọi người. Đó chính là câu chuyện được viết
bởi chính những người đã từng sống trong cuộc đời ấy. Đây là điều kiện để
thể loại hồi ức phát triển mạnh, dẫn đến sự xuất hiện của thể loại tự truyện
hay dấu ấn của tự truyện trong tiểu thuyết.
Ngồi ra tác giả cịn trần thuật ở ngơi thứ ba dưới hình thức người kể
chuyện (do tác giả sáng tạo ra), lời trần thuật ở đây mang tính khách quan hoá
Nguyễn Thị Vui – Văn học Việt Nam
20
Tiểu thuyết về chiến tranh Việt Nam sau 1975 dưới góc nhìn tự sự học…
và trung tính. Người trần thuật được chứng kiến câu chuyện và có khả năng
kể lại tồn bộ câu chuyện theo cách riêng của mình. Lời trần thuật ở đây cịn
có nhiệm vụ tái hiện và phân tích, lý giải thế giới khách quan, vật chất, sự
việc, con người…; tái hiện và phân tích, lý giải lời nói ý thức người khác.
Theo Bakhtin, lời văn trần thuật gián tiếp này (khác với lời văn trực tiếp của
nhân vật) có thể chia làm hai loại: loại thứ nhất là gián tiếp một giọng, là lời
trần thuật tái hiện, phẩm bình các hiện tượng của thế giới trong ý nghĩ khách
quan vốn có của chúng. Loại thứ hai là lời gián tiếp hai giọng, là lời trần thuật
có hấp thụ lời nhân vật, tức là trong phát ngôn của người trần thuật cùng lúc
có thể có cả lời trực tiếp hay những suy tư gián tiếp của nhân vật, nó thể hiện
sự đối thoại với ý thức khác của cùng một đối tượng miêu tả. Loại thứ hai này
cho phép tác giả di chuyển “điểm nhìn” trần thuật và tạo nên tính chất đa
thanh trong ngơn ngữ trần thuật, ngôn ngữ tiểu thuyết.
1.1.2. Sự đa dạng về người kể chuyện trong tiểu thuyết về chiến tranh Việt
Nam sau 1975
Ở Việt Nam, tiểu thuyết có nhân vật trần thuật ở ngôi thứ nhất xuất
hiện vào cuối thế kỷ XIX. Đó là tiểu thuyết “Truyện Thầy Lazaro Phiền"
(1887) của Nguyễn Trọng Quản. Tác phẩm có hình thức “truyện trong
truyện.” Thầy Lazaro Phiền đã thú nhận tội lỗi giết vợ, giết bạn của mình cho
một người bạn đồng hành và nhân vật này lại trở thành người trần thuật. Nhân
vật người kể chuyện ở đây được thể hiện ở ngôi thứ nhất.
Trong văn chương đương đại từ sau Đổi mới (1986) có nhiều tác giả
trần thuật ở ngơi thứ nhất như Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu, Ma Văn
Kháng, Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hồi…. Với việc trần thuật ở ngơi thứ
nhất, tác giả đã viết về những điều mình đã trải qua, đã chứng kiến và nếm
trải, chiêm nghiệm. Và tất nhiên, với tính chất hư cấu của tiểu thyết, “tơi”
khơng hẳn là tác giả mà chỉ là một nhân vật của truyện. Lời trần thuật ở đây
Nguyễn Thị Vui – Văn học Việt Nam
21
Tiểu thuyết về chiến tranh Việt Nam sau 1975 dưới góc nhìn tự sự học…
vừa là ngơn ngữ trần thuật của tác giả vừa là ngôn ngữ trần thuật của nhân
vật, tức vừa là lời trực tiếp, vừa là lời gián tiếp (của nhân vật). Thông thường,
trần thuật từ ngôi thứ nhất diễn ra khi có một nhân vật tơi đóng vai trị kể
chuyện từ đầu đến cuối. Tuy vậy, phương thức trần thuật với một cái tôi duy
nhất này dễ khiến việc kể chuyện trở nên đơn điệu. Để tránh lối kể chuyện từ
một điểm nhìn, tiểu thuyết Việt Nam đương đại đã tìm cách làm mới hơn
phương thức trần thuật từ ngôi thứ nhất. Trong nhiều tác phẩm, câu chuyện
không chỉ được kể bởi một nhân vật tôi, mà có nhiều vai ở ngơi thứ nhất kể
những chuyện khác nhau từ những điểm nhìn khác nhau.
Ăn mày dĩ vãng được kể ở ngôi thứ nhất. Người kể chuyện là tác giả,
đồng thời là nhân vật chính trong truyện – Hai Hùng. Đó là hành trình tìm về
q khứ với những kỉ niệm, kí ức trong thời chiến, những ngày mà anh và
đồng đội đã trải qua. Anh là người trong cuộc, để anh kể thì câu chuyện chân
thực hơn. Không chỉ là quãng thời gian trong quá khứ mà cả câu chuyện của
thực tại, câu chuyện về người đàn bà, người con gái của thời chiến mà anh
tưởng đã khơng cịn nữa. Anh tìm kiếm, cố gắng chứng minh mình khơng
nhầm tưởng, Tư Lan, bà giám đốc đầy quyền uy hiện tại chính là Ba Sương
của ngày xưa, người con gái mà mình dành trọn trái tim và cả mạng sống. Với
hai cuộc sống, ngày hôm qua và hôm nay, phân thân thành hai con người, với
hai tâm trạng đối lập, “tôi” cứ miên man kể, miên man sống. Quá khứ thì oai
hùng, lẫm liệt, nhiều đau thương nhưng cũng nhiều hạnh phúc. Ngược lại
thực tại thì xót xa cay đắng. Anh bị xã hội đẩy ra ngoài rìa, và trở thành một
người lạc lõng, một kẻ “ăn mày” đến phải thốt lên: “Đội hình đánh giặc ngang
tàng năm xưa giờ đây, trừ vài thằng may mắn khôn ngoan, chẳng rõ nguyên
cớ nào lại đều bị cuộc đời dồn chung vào một cục hẩm hiu, méo mó, chẳng
may nhận ra nhau chỉ nhúc nhích con người đờ đẫn màu chì” [36, 7].
Câu chuyện khơng chỉ được kể ở ngơi thứ nhất mà ở phần cuối tác
giả cịn để cho nhân vật tham gia trần thuật. Tác giả để riêng một phần của
Nguyễn Thị Vui – Văn học Việt Nam
22
Tiểu thuyết về chiến tranh Việt Nam sau 1975 dưới góc nhìn tự sự học…
truyện để nhân vật kể lại câu chuyện của quá khứ, đó là cậu chuyện của
viên đại úy – Tường (từ trang 294 đến trang 322). Câu chuyện của Tường
kể về sự ra đi của Hợi, chị họ của Ba Sương và đã làm mọi thắc mắc, mọi
nghi ngờ của Hai Hùng về người con gái của hiện tại - Tư Lan chính là Ba
Sương của ngày xưa. Rằng tại sao Ba Sương còn sống đến ngày hôm nay.
Tường là người đã chứng kiến câu chuyện của quá khứ; là người đã đổi xác
của Hai Hợi để cứu Ba Sương; là người đã cho Ba Sương cuộc sống ngày
hôm nay. Để Tường là người kể, câu chuyện trở nên chân thực hơn đồng
thời tạo điểm nhấn cho tác phẩm.
Trong Nỗi buồn chiến tranh tác giả cũng xen vào những đoạn mà
nhân vật tham gia kể chuyện, làm dịch chuyển điểm nhìn, câu chuyện trở
nên sống động, chân thực hơn. Đó là câu chuyện của Phán về cái chết rùng
rợn của tên Ngụy : “Anh ta kêu ằng ặc, giãy đành đạch, mắt trợn ngược lên.
.. mảng bom chém lìa một bàn chân, người đầm đìa máu, miệng anh ta
cũng ứa máu, hai tay run bần bật ơm lấy chỗ ruột đang phì ra nghi ngút hơi
nóng.” [50, 101] Câu chuyện của Phán trong đội tham gia tìm kiếm hài cốt
đã vẽ thêm một hình ảnh tàn bạo của chiến tranh, thêm một điểm nhìn về
cuộc chiến mà người ta đi ra khỏi cuộc chiến đó trong tâm trạng “đau đớn,
cuồng thắt” [50, 102].
Thời xa vắng được kể ở ngôi thứ ba, người kể chuyện là người “biết
tuốt”. Trong lời kể, tác giả thường xen vào những suy nghĩ trực tiếp của nhân
vật. Qua quá trình tìm hiểu, chúng tơi thống kê thì hầu hết các trang đều có
trích dẫn lời nhân vật một cách trực tiếp. Có những trang liên tiếp nhau như
các trang: 15, 16, 17, 18; 27, 28, 29, 31, 32, 33, 34, 35; 64, 65, 66, 68, 69; 83,
84, 85, 86, 87, 89; 101, 102, 103, 104, 107, 108, 109, 110, 111, 112, 113,
114, 115, 119, 120, 121, … Thậm chí có những trang tần xuất rất cao, như
trang 6 là một ví dụ: “… Nếu cách đây mấy phút ông muốn thốt lên: “Liệu
Nguyễn Thị Vui – Văn học Việt Nam
23
Tiểu thuyết về chiến tranh Việt Nam sau 1975 dưới góc nhìn tự sự học…
bây giờ nó ở đâu, rét mướt thế này” thì bây giờ nỗi hậm hực lại trào ra: “Cho
mày chết, cá không ăn muối cá ươn. Trời ơi mặt mũi nào ăn nói với người
ta”… mặc dù nó vẫn đỏ mặt lên khi có người hỏi: “Cu Sài, vợ mày đâu”…
Nhưng nó cũng uất ức vì tự nhiên có một con bé cứ theo nó kè kè để mách bố
nó … “Anh ấy khơng để con cởi áo đi giặt”, “Anh ấy lại bảo bố con như lão
hàng tre thầy mợ ợ”. [42, 6]. Trong quá trình trần thuật Lê Lựu đặc biệt chú
trọng đến nghệ thuật kể chuyện. Chính vì thế, lời kể trở thành thành phần dày
đặc nhất trong tác phẩm. Điều đặc biệt là Lê Lựu thường hay kết hợp lời kể
với lời bình luận. Cứ hễ kể chuyện gì là nhà văn lại đưa ngay ra một lời nhận
xét, một lời bình luận. Sự kết hợp này giúp người bộc lộ trực tiếp thái độ tình
cảm của mình trước con người, trước hiện thực khách quan và đưa ra nhiều
triết lý thể hiện chiều sâu của tư duy cũng như chiều dài của những trải
nghiệm. Với việc ưu tiên lời kể hơn là lời tả, nghệ thuật trần thuật của Thời
xa vắng rất gần gũi với văn xuôi truyền thống, nhưng bằng sự phối hợp lời
kể, lời tả với lời giải thích bình luận Thời xa vắng thể hiện tính chất hiện đại
trong nghệ thuật trần thuật. Hơn nữa trong quá trình kể chuyện, tác giả còn
thường xuyên dẫn lời nhân vật một cách trực tiếp làm cho truyện không đơn
điệu, nhàm chán mà trở nên sinh động, hấp dẫn.
Trong bài viết: Nỗi buồn chiến tranh, tự truyện bất thành tác giả Đoàn
Cẩm Thi nhận định: Nỗi buồn chiến tranh là tác phẩm đan xen giữa ngôi kể
thứ nhất và thứ ba. Tiểu thuyết của Bảo Ninh kể lại bước đường đến với văn
học của một cựu chiến binh: Kiên, ngày hoà bình trở về, ao ước viết cuốn
“tiểu thuyết đầu tay” kể về cuộc chiến đã qua, không phải cuộc chiến như
người ta vẫn tả trên báo chí hay văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa, mà là
“một cuộc chiến tranh chưa từng được biết tới, như thể đó là cuộc chiến của
riêng anh” [50,53]. Và đây cũng là một lựa chọn văn học độc đáo: ngay cả
khi kể ở ngơi thứ ba, sự việc ln được nhìn qua con mắt của một người duy
Nguyễn Thị Vui – Văn học Việt Nam
24
Tiểu thuyết về chiến tranh Việt Nam sau 1975 dưới góc nhìn tự sự học…
nhất – nhân vật chính. Qua Kiên, cụ thể là qua ý thức và vô thức của anh,
người đọc tham gia trực tiếp vào chiến tranh, nhìn thấu những cuộc giết chóc
kinh hồng, chứng thực sự suy tàn, bản năng khát máu của con người. Từ
những cảm giác, ấn tượng, mộng mị, hoang tưởng của Kiên, hiện lên một vũ
trụ chiến tranh u uẩn ngột ngạt, một vũ trụ mưa: “Suối lũ rền rĩ. Mưa tầm tã
trong bóng đêm [50, 21], “Có đêm mưa nặng nề xối dội, có đêm vội vã từng
cơn rào rào, ngắt quãng, nhưng không đêm nào là đêm tạnh ráo…” [50, 30],
“Trời tạnh mưa. Khơng khí vẫn ủ dột, ám mầu chì” [50, 45]. Bằng một
chuyển động từ ngồi vào trong, người đọc rời thực tế cuộc chiến mò mẫm
trong thế giới nội tâm của Kiên. Buồn bã, cô đơn, mất niềm tin – những tình
cảm bị coi là “tiêu cực”, chưa bao giờ tồn tại trong văn học chiến tranh chính
thống – được Bảo Ninh mơ tả một cách tinh tế: “Kiên thu mình trong tấm tơi
lá, bó gối nhìn làn nước cuồn cuộn, khơng muốn gì và khơng nghĩ ngợi gì cả
(…) và hàng ngày Kiên có thể ngồi im lìm bên suối hàng giờ, ảm đạm bng
mình theo dòng ưu tư buồn ngủ. Mùa thu não nề, lê thê, mùa thu ê ẩm” [50,
17]. Cuộc chiến của Kiên huyền ảo, hoang đường, vương vấn bóng cơ hồn,
ngào ngạt khói hồng ma, vang vọng tiếng hú của lồi ma núi…
Mặt khác, chiến tranh được tái hiện qua ký ức kỳ lạ của Kiên. Và đây
chính là một trong những nét hiện đại nhất trong sáng tạo của Bảo Ninh: trí
nhớ, hồi tưởng, như một cỗ máy, với phương pháp vận hành, thao tác, cách
phát động, được mô tả công phu. Đồng thời, dưới ngịi bút của Bảo Ninh, nó
ngập ngừng, lộn xộn, đầy bí ẩn. Vùi sâu trong trí não hoang vu của Kiên,
những kỷ niệm xưa gặp thực tế hậu chiến, đột ngột trỗi dậy. Hai thí dụ sau
đây cho thấy hai cách tháo chốt khác nhau của hồi ức, qua khứu giác và thị
giác: “Mùi hôi hám pha tạp của đường phố bị cảm giác nồng lên thành mùi
thối rữa. Tơi tưởng mình đang đi qua đồi “Xáo Thịt” la liệt người chết sau
trận xáp lá cà tắm máu cuối tháng Chạp 72” [50, 49], “một ngày nọ rất bất
Nguyễn Thị Vui – Văn học Việt Nam
25