Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm chè Tân Cương, tỉnh Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1010.57 KB, 98 trang )


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
––––––––––––––––––––––––––




NGUYỄN THỊ THANH DUYÊN



NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH SẢN PHẨM
CHÈ TÂN CƢƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN




LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh






THÁI NGUYÊN – 2014



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
––––––––––––––––––––––––––



NGUYỄN THỊ THANH DUYÊN



NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH SẢN PHẨM
CHÈ TÂN CƢƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60.34.01.02


LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Hồng Nhung



THÁI NGUYÊN – 2014

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi.
Các số liệu và trích dẫn trong luận văn là trung thực. Các kết quả nghiên cứu
của luận văn không trùng với bất kỳ công trình nào khác.


Tác giả luận văn


Nguyễn Thị Thanh Duyên














Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

ii


LỜI CẢM ƠN
Trƣớc và trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã nhận đƣợc sự quan
tâm và hƣớng dẫn nhiệt tình của PGS.TS. Nguyễn Thị Hồng Nhung. Tác giả
xin gửi tới Cô lời biết ơn chân thành và sâu sắc nhất.
Nhân đây, tác giả xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô trƣờng Đại học
Kinh Tế và Quản Trị Kinh Doanh, đặc biệt là các thầy cô đã tận tình truyền
đạt kiến thức trong suốt thời gian tác giả học tập tại Trƣờng.
Đồng thời, tác giả cũng xin cảm ơn Khoa sau Đại học, Ban giám hiệu
Trƣờng Đại học Kinh Tế và Quản Trị Kinh Doanh đã tạo điều kiện cho tác
giả học tập và hoàn thành tốt khóa học.
Cuối cùng, tác giả xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè, đặc biệt là
các đồng nghiệp nơi tác giả công tác – Trƣờng Cao đẳng Công Nghệ và Kinh
Tế Công Nghiệp đã tạo mọi điều kiện, giúp đỡ khuyến khích tác giả trong
suốt quá trình thực hiện đề tài.
Mặc dù tác giả đã cố gắng hoàn thành luận văn bằng tất cả tâm huyết
và năng lực của mình, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất
mong nhận đƣợc sự đóng góp quý báu của Thầy cô và các bạn.

Tác giả luận văn


Nguyễn Thị Thanh Duyên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

iii
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vii
DANH MỤC CÁC BẢNG viii
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn 3
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3
4. Những đóng góp khoa học của luận văn 4
5. Bố cục của luận văn 4
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NĂNG LỰC
CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH SẢN PHẨM 5
1.1. Cơ sở lí luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh 5
1.1.1. Khái quát về năng lực cạnh tranh 5
1.1.1.1. Cạnh tranh 5
1.1.1.2. Năng lực cạnh tranh 7
1.1.2. Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh 10
1.1.2.1. Các chỉ tiêu định lƣợng 10
1.1.2.2. Các chỉ tiêu định tính 11
1.1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh 15
1.1.3.1. Điều kiện về các yếu tố sản xuất 15
1.1.3.2. Điều kiện về cầu đối với sản phẩm Chè 16
1.1.3.3. Các ngành hỗ trợ và có liên quan đến sản phẩm Chè 17
1.1.3.4. Năng lực và cơ cấu ngành 17

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

iv
1.1.3.5. Vai trò của Nhà nƣớc 18
1.2. Cơ sở thực tiễn về năng lực cạnh tranh 18

1.2.1. Ấn Độ 18
1.2.2. Trung Quốc 21
1.2.3. Malaysia 22
1.2.4. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam nói chung, Tân Cƣơng -
Thái Nguyên nói riêng 23
Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 27
2.1. Câu hỏi nghiên cứu 27
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 27
2.2.1. Phƣơng pháp chọn điểm nghiên cứu 27
2.2.2. Phƣơng pháp thu thập thông tin 28
2.2.3. Phƣơng pháp xử lý thông tin 28
2.2.4. Phƣơng pháp tổng hợp thông tin 28
2.2.5. Phƣơng pháp phân tích thông tin 28
2.2.5.1. Phƣơng pháp duy vật biện chứng 28
2.2.5.2. Phƣơng pháp so sánh 29
2.2.5.3. Phƣơng pháp chi tiết 30
2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 31
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
SẢN PHẨM CHÈ TÂN CƢƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN 33
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 33
3.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh của sản phẩm Chè Tân Cƣơng, tỉnh
Thái Nguyên 35
3.2.1. Các chỉ tiêu định lƣợng 35
3.2.1.1. Thị phần 36
3.2.1.2. Giá cả 38
3.2.2. Các chỉ tiêu định tính 40

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

v

3.2.2.1. Chất lƣợng 41
3.2.2.2. Cơ cấu chủng loại 42
3.2.2.3. Khả năng cung ứng 43
3.2.2.4. Quy trình sản xuất và chất lƣợng sản phẩm 44
3.2.2.5. Thƣơng hiệu 45
3.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm Chè Tân
Cƣơng, tỉnh Thái Nguyên 46
3.3.1. Điều kiện về yếu tố sản xuất 46
3.3.2. Điều kiện về cầu đối với sản phẩm Chè Tân Cƣơng 49
3.3.3. Các ngành hỗ trợ và có liên quan đến sản phẩm Chè 50
3.3.4. Năng lực và cơ cấu ngành 53
3.3.5. Vai trò của nhà nƣớc 54
3.4. Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh của sản phẩm Chè Tân
Cƣơng, tỉnh Thái Nguyên 55
3.4.1. Ƣu điểm 55
3.4.2. Hạn chế và nguyên nhân 57
Chƣơng 4: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH
TRANH CỦA SẢN PHẨM CHÈ TÂN CƢƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN 61
4.1. Phƣơng hƣớng, mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm chè
trong thời gian tới của xã Tân Cƣơng, tỉnh Thái Nguyên 61
4.1.1. Các quan điểm nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm chè ở xã
Tân Cƣơng, tỉnh Thái Nguyên 61
4.1.1.1. Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm chè nhằm phát huy thế
mạnh và khai thác tốt tiềm năng về tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã 61
4.1.1.2. Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm chè theo hƣớng tập
trung, thâm canh cao, đƣa sản xuất chè trở thành sản xuất hàng hoá 62
4.1.1.3. Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm chè góp phần chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp hợp lý 63

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


vi
4.1.1.4. Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm chè nhằm góp phần xoá
đói giảm nghèo và giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp 63
4.1.2. Phƣơng hƣớng và mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm
Chè Tân Cƣơng, Thái Nguyên giai đoạn 2010 – 2015, định hƣớng đến
năm 2020 64
4.1.2.1. Phƣơng hƣớng 64
4.1.2.2. Mục tiêu 65
4.2. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm chè của xã Tân
Cƣơng, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 – 2020 66
4.2.1. Tạo nguồn vốn đầu tƣ 66
4.2.2. Nâng cao chất lƣợng và vệ sinh an toàn thực phẩm 68
4.2.3. Đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu 73
4.2.4. Nâng cao khả năng cung cấp với số lƣợng lớn, kịp thời đáp ứng nhu
cầu thị trƣờng 75
4.2.5. Tăng cƣờng hoạt động nghiên cứu thị trƣờng, xúc tiến thƣơng mại,
từng bƣớc thâm nhập hệ thống phân phối với các nƣớc 77
4.2.6. Xây dựng và bảo vệ thƣơng hiệu của sản phẩm Chè Tân Cƣơng,
tỉnh Thái Nguyên 80
4.2.7. Phát triển nguồn nhân lực 81
KẾT LUẬN 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO 86




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

vii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BVTV : Bảo vệ thực vật
DN : Doanh nghiệp
HTX : Hợp tác xã
NHNN : Ngân hàng nhà nƣớc
NLCT : Năng lực cạnh tranh
PTNT : Phát triển nông thôn
TMCP : Thƣơng mại cổ phần




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

viii
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1: Chỉ số RCA sản phẩm chè của một số nƣớc trên thế giới năm 2012 36
Bảng 3.2: Thị phần của một số nƣớc xuất khẩu chè trên thế giới nửa đầu
năm 2013 36
Bảng 3.3: Thị phần của chè Việt Nam và SriLanka 37
Bảng 3.4: Bảng báo giá chi tiết chè Thái Nguyên 39
Bảng 3.5: Bảng báo giá chi tiết Chè Tân Cƣơng Thái Nguyên 40
Bảng 4.1: Dự kiến diện tích, sản lƣợng chè toàn tỉnh đến năm 2020 66









Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ở Việt Nam, mỗi một vùng miền, địa phƣơng thƣờng có một thứ cây
đặc sản riêng "Dừa ngon Bình Ðịnh, Vĩnh Long; Thanh trà xứ Huế, Nhãn
lồng Hƣng Yên"; còn Thái Nguyên tự hào vì có chè Tân Cƣơng nổi tiếng, có
hƣơng vị thơm ngon rất đặc biệt, có sức quyến rũ ẩm khách gần xa mà các
loại chè khác khó bề sánh kịp. Tuy nhiên phải đúng là loại chè đƣợc trồng
trên đất xã Tân Cƣơng thành phố Thái Nguyên, chỉ bón bằng phân hữu cơ
hoặc phân vi sinh; không sử dụng các chất kích thích sinh trƣởng, không phun
hóa chất bảo vệ thực vật (thuốc trừ sâu); thời tiết khô hạn chăm tƣới nƣớc đầy
đủ. Hái búp chè cũng phải đúng cách "Một tôm hai lá, một cá hai chừa" để lấy
đƣợc đúng phần ngon nhất của búp chè và tạo điều kiện cho lứa sau phát triển
nhanh, nhiều búp hơn.
Tại lễ hội Văn hóa trà Ðà Lạt, Lâm Ðồng 2006, có năm mẫu trà nhãn
hiệu Tân Cƣơng của Thái Nguyên đứng ở tốp mƣời và đƣợc trao cúp vàng
chất lƣợng. Xác định vị thế cao của cây chè Tân Cƣơng nên năm du lịch "Về
thủ đô gió ngàn - Chiến khu Việt Bắc" năm 2007 tổ chức tại tỉnh Thái
Nguyên cũng đƣợc mở đầu bằng lễ hội "Văn hóa trà Thái Nguyên" và có tiết
mục rƣớc cây trà già, đẹp chọn từ vƣờn trà cổ của xã Tân Cƣơng đến sân khấu
trung tâm thành phố để khai mạc lễ hội rất long trọng, hoành tráng. Trong số
16 cúp vàng đƣợc trao tại lễ hội này thì bốn cúp thuộc về các danh trà của xã
Tân Cƣơng đạt số điểm cao nhất (95 điểm). Cũng trong năm 2007, lần thứ tƣ
chè Tân Cƣơng lại đoạt giải Sao vàng đất Việt.
Ngƣời dân Tân Cƣơng bảo rằng cây chè có ở đất này đã từ lâu lắm rồi,

nhƣng mới trở thành đặc sản lừng danh khoảng trăm năm nay nhờ ông Ðội
Năm tới vùng này khai phá mở đồn điền trồng chè và chế biến thành những
gói chè Bạch Hạc bán đi khắp nơi; ẩm khách sành điệu rất ƣa dùng và tôn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

2
vinh là "Ðệ nhất danh trà", đƣợc lƣu truyền từng là sản vật để tiến vua.Từ
năm 2005 đến năm 2010, diện tích trồng chè tăng từ 400ha lên 450ha. Sản
lƣợng búp khô đạt trên 1.100 tấn/năm. Năm 2010, tổng giá trị từ cây chè đạt
trên 70 tỷ đồng, chiếm 79% GDP của xã. Giá trị thu nhập từ cây chè đạt 120 triệu
đồng/ha/năm, có nhiều hộ chè thái nguyên thu nhập từ 115 triệu đồng đến 120
triệu đồng/ha/năm.Thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt 15,2 triệu đồng / năm.
Song , hiện nay trong điều kiện phát triển kinh tế thị trƣờng định hƣớng
xã hội chủ nghĩa theo xu hƣớng mở cửa nền kinh tế và chủ động hội nhập
kinh tế quốc tế ngày càng sâu và rộng, sản phẩm Chè Thái Nguyên nói
chung,Chè Tân Cƣơng nói riêng đang phải đƣơng đầu với rất nhiều thử thách
cũng nhƣ sự cạnh tranh gay gắt từ nhiều sản phẩm ở trong nƣớc và nhiều quốc
gia trên thế giới, do chủng loại sản phẩm chè còn đơn điệu, chủ yếu là chè
xanh, chất lƣợng chè còn thấp, chƣa có thƣơng hiệu và uy tín trên một số thị
trƣờng lớn, sôi động nhƣ Anh, Pháp Chính vì vậy, giá chè Việt Nam nói
chung và Tân Cƣơng nói riêng còn thấp hơn nhiều so với các sản phẩm cùng
chủng loại của hầu hết các đối thủ cạnh tranh khi xuất khẩu ra thị trƣờng thế
giới. Bên cạnh đó, việc sản xuất chè còn nhiều hạn chế và còn tiềm ẩn nhiều
yếu tố thiếu bền vững. Vấn đề phát triển bền vững và an toàn thực phẩm trong
ngành chè là những vấn đề bức thiết và cần nhận đƣợc sự quan tâm, hỗ trợ và
đóng góp từ tất cả các Cơ quan quản lý Nhà nƣớc để nâng cao khả năng cạnh
tranh. Vì vậy, yêu cầu về nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm nói
chung và sản phẩm chè nói riêng đặt ra hết sức bức xúc: làm thế nào và bằng
giải pháp nào để nâng cao năng lực cạnh tranh giữa các sản phẩm.

Xuất phát từ thực tế đó, tác giả xin đƣợc lựa chọn đề tài: “Nâng cao
năng lực cạnh tranh sản phẩm Chè Tân Cƣơng, tỉnh Thái Nguyên” làm
đề tài luận văn thạc sĩ của mình.Thông qua nghiên cứu này, tác giả hi vọng
đƣa ra đƣợc những đánh giá khách quan về năng lực cạnh tranh sản phẩm Chè

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

3
Tân Cƣơng, tỉnh Thái Nguyên, từ đó đề xuất giải pháp khả thi nhằm cải thiện
chỉ tiêu này trong thời gian tới.
2. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn
2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng NLCT của sản phẩm Chè Tân Cƣơng,
tỉnh Thái Nguyên, tác giả đã chỉ rõ những điểm mạnh, điểm yếu so với các
đối thủ cạnh tranh khác và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao NLCT về sản
phẩm Chè Tân Cƣơng, tỉnh Thái Nguyên để đạt đƣợc mục tiêu ổn định và
phát triển lâu dài, tăng sức cạnh tranh sản phẩm chè ở cả thị trƣờng trong
nƣớc và quốc tế.
2.2. Mục tiêu cụ thể
+ Phân tích yếu tố ảnh hƣởng năng lực cạnh tranh sản phẩm Chè Tân
Cƣơng, tỉnh Thái Nguyên
+ Góp phần hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về năng lực cạnh
tranh sản phẩm nói chung và đối với sản phẩm chè nói riêng.
+ Thực trạng về năng lực cạnh tranh của sản phẩm Chè Tân Cƣơng,
tỉnh Thái Nguyên.
+ Đề ra các phƣơng hƣớng và giải pháp thiết yếu nhằm nâng cao năng
lực cạnh tranh của sản phẩm Chè Tân Cƣơng, tỉnh Thái Nguyên trong thời
gian tới.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu

Năng lực cạnh tranh của sản phẩm Chè Tân Cƣơng, tỉnh Thái Nguyên
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Phạm vi không gian
Nghiên cứu tại địa bàn xã Tân Cƣơng, tỉnh Thái Nguyên
3.2.2. Phạm vi thời gian

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

4
Thời gian nghiên cứu: Thu thập thông tin trong một số năm gần đây các
số liệu khảo sát tại xã Tân Cƣơng, tỉnh Thái Nguyên từ năm 2007 - 2013;
định hƣớng, dự báo và giải pháp cho giai đoạn 2014 - 2020.
3.2.3. Phạm vi nội dung
Tập trung nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn về NLCT của
sản phẩm; thực trạng về NLCT sản phẩm Chè Tân Cƣơng, tỉnh Thái Nguyên;
từ đó đề xuất các giải pháp kinh tế, không đề cập các giải pháp kỹ thuật để
nâng cao NLCT của sản phẩm chè Tân Cƣơng trong thời gian tới.
4. Những đóng góp khoa học của luận văn
+ Hệ thống hóa các luận cứ khoa học mang tính lí luận về các chỉ tiêu
đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm.
+ Phân tích, đánh giá khả năng, thực trạng, năng lực cạnh tranh của sản
phẩm Chè Tân Cƣơng, tỉnh Thái Nguyên trong những năm qua và hiện nay.
+ Đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm
Chè Tân Cƣơng, tỉnh Thái Nguyên.
5. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn bao gồm 4 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về năng lực cạnh tranh và năng
lực cạnh tranh sản phẩm
Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu

Chƣơng 3: Thực trạng về năng lực cạnh tranh của sản phẩm Chè
Tân Cƣơng, tỉnh Thái Nguyên
Chƣơng 4: Giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của sản
phẩm Chè Tân Cƣơng, tỉnh Thái Nguyên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

5
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ
NĂNG LỰC CẠNH TRANH SẢN PHẨM
1.1. Cơ sở lí luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh
1.1.1. Khái quát về năng lực cạnh tranh
1.1.1.1. Cạnh tranh
* Khái niệm cạnh tranh
Khái niệm cạnh tranh đƣợc nhiều tác giả nghiên cứu và trình bày dƣới
nhiều góc độ khác nhau trong các giai đoạn phát triển của nền kinh tế xã hội. Tuy
nhiên, cho đến nay vẫn chƣa có một định nghĩa thống nhất, cụ thể và rõ ràng về
cạnh tranh, do vậy có rất nhiều cách hiểu khác nhau về thuật ngữ cạnh tranh.
Các-Mác cho rằng "Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh gay gắt giữa
các nhà tƣ bản nhằm dành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và
tiêu dùng hàng hóa để thu đƣợc lợi nhuận siêu ngạch" (Nguyễn Văn Hảo và
cộng sự 2002).
Theo cuốn Black’Law Dictionary, cạnh tranh đƣợc diễn ra là sự nỗ lực
hoặc hành vi của hai hay nhiều thƣơng nhân nhằm tranh giành những lợi ích
giống nhau từ chủ thể thứ ba (Garner 2009). Theo cuốn Từ điển Kinh doanh
của Anh xuất bản năm 1992, cạnh tranh đƣợc định nghĩa là sự ganh đua, sự
kình địch giữa các nhà kinh doanh nhằm tranh giành cùng một loại tài nguyên
hoặc cùng một loại khách hàng về phía mình (Đặng Vũ Huân 2004). Theo Từ
điển Bách Khoa Việt Nam: "Cạnh tranh (trong kinh doanh) là hoạt động tranh

đua giữa những ngƣời sản xuất hàng hóa, giữa các thƣơng nhân, các nhà kinh
doanh trong nền kinh tế thị trƣờng, chi phối quan hệ cung cầu, nhằm giành
các điều kiện sản xuất, tiêu thụ thị trƣờng có lợi nhất" (Hà Học Trạc và cộng
sự 2005).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

6
Nhƣ vậy, khái niệm cạnh tranh có thể hiểu là sự ganh đua, là cuộc đấu
tranh gay gắt, quyết liệt giữa những chủ thể kinh doanh với nhau trên một thị
trƣờng hàng hóa cụ thể nào đó nhằm giành giật khách hàng, thông qua đó mà
tiêu thụ đƣợc nhiều hàng hóa và thu đƣợc lợi nhuận cao, đồng thời tạo điều
kiện thúc đẩy sản xuất phát triển. Cạnh tranh có thể đem lại lợi ích cho các cá
nhân, doanh nghiệp này nhƣng cũng gây thiệt hại cá nhân, doanh nghiệp khác.
Xét dƣới góc độ lợi ích toàn xã hội, cạnh tranh luôn có tác động tích cực, là
phƣơng thức phân bổ các nguồn lực một cách tối ƣu và do đó nó trở thành
động lực bên trong thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
* Đặc điểm của cạnh tranh
Cạnh tranh kinh tế là một quy luật kinh tế của sản xuất hàng hoá vì nó
xuất phát từ quy luật giá trị của sản xuất hàng hoá. Trong sản xuất hàng hoá,
sự tách biệt tƣơng đối giữa những ngƣời sản xuất, sự phân công lao động xã
hội tất yếu dẫn đến sự cạnh tranh để giành đƣợc những điều kiện thuận lợi
hơn nhƣ gần nguồn nguyên liệu, nhân công rẻ, gần thị trƣờng tiêu thụ, giao
thông vận tải tốt, khoa học kỹ thuật phát triển nhằm giảm mức hao phí lao
động cá biệt thấp hơn mức hao phí lao động xã hội cần thiết để thu đƣợc nhiều
lãi. Khi còn sản xuất hàng hoá, còn phân công lao động thì còn có cạnh tranh.
Cạnh tranh cũng là một nhu cầu tất yếu của hoạt động kinh tế trong cơ
chế thị trƣờng, nhằm mục đích chiếm lĩnh thị phần, tiêu thụ đƣợc nhiều sản
phẩm hàng hoá để đạt đƣợc lợi nhuận cao nhất. Câu nói cửa miệng của nhiều
ngƣời hiện nay "thƣơng trƣờng nhƣ chiến trƣờng", phản ánh phần nào tính

chất gay gắt khốc liệt đó của thị trƣờng cạnh tranh tự do.
* Vai trò của cạnh tranh
Cạnh tranh có vai trò quan trọng trong nền sản xuất hàng hóa nói riêng,
và trong lĩnh vực kinh tế nói chung, là động lực thúc đẩy sản xuất phát triển,
góp phần vào sự phát triển kinh tế.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

7
Sự cạnh tranh buộc ngƣời sản xuất phải năng động, nhạy bén, nắm bắt
tốt hơn nhu cầu của ngƣời tiêu dùng, tích cực nâng cao tay nghề, thƣờng
xuyên cải tiến kỹ thuật, áp dụng những tiến bộ, các nghiên cứu thành công
mới nhất vào trong sản xuất, hoàn thiện cách thức tổ chức trong sản xuất,
trong quản lý sản xuất để nâng cao năng xuất, chất lƣợng và hiệu quả kinh tế.
Ở đâu thiếu cạnh tranh hoặc có biểu hiện độc quyền thì thƣờng trì trệ và kém
phát triển.
Cạnh tranh mang lại nhiều lợi ích, đặc biệt cho ngƣời tiêu dùng. Ngƣời
sản xuất phải tìm mọi cách để làm ra sản phẩm có chất lƣợng hơn, đẹp hơn,
có chi phí sản xuất rẻ hơn, có tỷ lệ tri thức khoa học, công nghệ trong đó cao
hơn để đáp ứng với thị hiếu của ngƣời tiêu dùng.
Ngoài mặt tích cực, cạnh tranh cũng đem lại những hệ quả không mong
muốn về mặt xã hội. Nó làm thay đổi cấu trúc xã hội trên phƣơng diện sở hữu
của cải, phân hóa mạnh mẽ giàu nghèo, có những tác động tiêu cực khi cạnh
tranh không lành mạnh, dùng các thủ đoạn vi phạm pháp luật hay bất chấp
pháp luật. Vì lý do trên cạnh tranh kinh tế bao giờ cũng phải đƣợc điều chỉnh
bởi các định chế xã hội, sự can thiệp của nhà nƣớc.
Nhƣ vậy cạnh tranh là yếu tố cơ bản của nền kinh tế thị trƣờng, là cơ
chế điều chỉnh linh hoạt sản xuất xã hội, kích thích tiến bộ kỹ thuật, góp phần
vào sự phát triển kinh tế, xã hội.
1.1.1.2. Năng lực cạnh tranh

* Khái niệm năng lực cạnh tranh
Trong quá trình cạnh tranh với nhau, để giành đƣợc lợi thế về phía
mình, các chủ thể phải áp dụng tổng hợp nhiều biện pháp nhằm duy trì và
phát triển vị thế của mình trên thị trƣờng. Các biện pháp này thể hiện một
năng lực nào đó của chủ thể, đƣợc gọi là khả năng hay NLCT của chủ thể đó.
* Các cấp độ năng lực cạnh tranh
- Năng lực cạnh tranh quốc gia

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

8
Cạnh tranh quốc gia thƣờng đƣợc phân tích theo quan điểm tổng thể,
chú trọng vào môi trƣờng kinh tế vĩ mô và thể hiện vai trò của chính phủ.
Theo Ủy ban Cạnh tranh Công nghiệp của Hoa Kỳ: Cạnh tranh đối với một
quốc gia là một mức độ mà ở đó dƣới điều kiện thị trƣờng tự do và công
bằng, có thể sản xuất các hàng hóa và dịch vụ không những đáp ứng đƣợc các
nhu cầu của thị trƣờng trong nƣớc mà còn đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng
quốc tế, đồng thời duy trì và nâng cao đƣợc thu nhập thực tế của ngƣời dân
nƣớc đó (Bergsten 1995).
Theo quan điểm của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) đƣa ra năm 1997:
Năng lực cạnh tranh của quốc gia là năng lực của nền kinh tế quốc dân nhằm
đạt đƣợc và duy trì đƣợc mức tăng trƣởng cao trên cơ sở các chính sách, thể
chế vững bền tƣơng đối và các đặc trƣng kinh tế khác (Viện nghiên cứu khoa
học thị trƣờng giá cả 2000).
Nhƣ vậy, NLCT quốc gia là khả năng đáp ứng đƣợc các yêu cầu thay
đổi của thị trƣờng, đảm bảo phân bố có hiệu quả các nguồn lực, đạt và duy trì
đƣợc mức tăng trƣởng kinh tế cao và bền vững.
- Năng lực cạnh tranh ngành
Năng lực cạnh tranh ngành là năng lực duy trì đƣợc lợi nhuận và thị
phần trên thị trƣờng trong và ngoài nƣớc (Van Durenetal 1991).

Một ngành đƣợc coi là có tính cạnh tranh khi ngành này có khả năng
tạo nên lợi nhuận và tiếp tục duy trì đƣợc thị phần trên thị trƣờng trong nƣớc
và quốc tế (Ash and Brink 1992).
Theo quan điểm của Porter (1998), một quốc gia có NLCT cao về một
sản phẩm, một mặt hàng nào đó khi các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh
mặt hàng nào đó có năng lực cạnh tranh mạnh và năng lực mạnh đó là năng
suất lao động cao hơn. Với cách tiếp cận nhƣ vậy, Porter đã đƣa ra khuôn các
yếu tố tạo nên môi trƣờng cạnh tranh của một ngành mà ông gọi là ” khối kim
cƣơng ” các lợi thế cạnh tranh. Các nhóm yếu tố bao gồm (i) Nhóm các điều

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

9
kiện về các yếu tố sản xuất; (ii) Nhóm các điều kiện về cầu; (iii) Nhóm các
điều kiện về các ngành phụ trợ và các ngành liên quan có NLCT quốc tế; (iv)
Nhóm chiến lƣợc, cơ cấu ngành và đối thủ cạnh tranh. Cũng theo quan điểm
của Porter (1998), trong nền kinh tế thị trƣờng, bất kỳ ngành nào, công ty nào
trong quá trình hoạt động cũng đều chịu năm lực ép cạnh tranh, đó là (i) năng
lực đàm phán của ngƣời cung cấp, (ii) Sự đe dọa của đối thủ cạnh tranh tiềm
tàng, (iii) sự đe dọa của các sản phẩm dịch vụ và thay thế, (iv) năng lực đàm
phán của ngƣời mua và (v) năng lực của đối thủ cạnh tranh trong nội bộ
ngành (Porter 1998).
Nhƣ vậy, năng lực cạnh tranh của ngành đƣợc hiểu là năng lực duy trì
hay tăng đƣợc lợi nhuận và thị phần của doanh nghiệp trên các thị trƣờng
trong và ngoài nƣớc.
- Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Khái niệm về NLCT của doanh nghiệp cho đến nay vẫn chƣa đƣợc hiểu
một cách thống nhất và không ít ý kiến đồng nhất năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp với năng lực kinh doanh. Để có thể đƣa ra quan niệm năng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp phù hợp, cần lƣu ý một số vấn đề sau:

Một là, quan niệm năng lực cạnh tranh cần phù hợp với điều kiện, bối
cảnh và trình độ phát triển trong từng thời kỳ.
Hai là, năng lực cạnh tranh cần thể hiện khả năng ganh đua, tranh giành
về các doanh nghiệp không chỉ về năng lực thu hút và sử dụng các yếu tố sản
xuất, khả năng tiêu thụ hàng hóa mà cả khả năng mở rộng không gian sinh tồn
của sản phẩm, khả năng sáng tạo sản phẩm mới.
Ba là, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cần thể hiện đƣợc phƣơng
thức cạnh tranh phù hợp, bao gồm cả phƣơng thức truyền thống và cả những
phƣơng thức hiện đại – không chỉ dựa trên lợi thế so sánh mà dựa vào lợi thế
cạnh tranh, dựa vào quy chế (Nguyễn Minh Tuấn 2010).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

10
Nhƣ vậy có thể hiểu rằng NLCT của doanh nghiệp là khả năng duy trì
và nâng cao lợi thế cạnh tranh trong việc tiêu thụ sản phẩm, mở rộng mạng
lƣới tiêu thụ, thu hút và sử dụng có hiệu quả các yếu tố sản xuất nhằm đạt
đƣợc lợi ích kinh tế cao và đảm bảo sự phát triển kinh tế bền vững.
- Năng lực cạnh tranh của sản phẩm
Có rất nhiều quan điểm khác nhau khi bàn về NLCT của sản phẩm.
Keinoske và Tatsuyuki (2001) cho rằng, "sản phẩm cạnh tranh tốt nhất là sản
phẩm hội tụ đủ các yếu tố chất lƣợng, giá cả, thời gian giao hàng, dịch vụ,
trong đó yếu tố cơ bản nhất là chất lƣợng sản phẩm".
Theo Tôn Thất Nguyễn Khiêm (2003), "sản phẩm cạnh tranh là sản
phẩm đem lại một giá trị gia tăng cao hơn hoặc mới lạ hơn để khách hàng lựa
chọn cho mình chứ không phải lựa chọn sản phẩm của đối thủ cạnh tranh".
Nhƣ vậy, NLCT của sản phẩm đƣợc hiểu là tất cả các đặc điểm và yếu
tố nhƣ chất lƣợng, giá cả, tính năng, kiểu dáng, tính độc đáo hay sự khác biệt,
thƣơng hiệu, bao bì mà sản phẩm đó có thể duy trì và phát triển vị trí của
mình trên thị trƣờng trong một thời gian dài. Tuy nhiên, sẽ không có NLCT

của sản phẩm cao khi NLCT của doanh nghiệp, của ngành sản xuất và của
quốc gia kinh doanh hàng hóa đó thấp.
1.1.2. Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh
1.1.2.1. Các chỉ tiêu định lượng
* Hệ số lợi thế so sánh biểu hiện RCA
RCA đƣợc dùng nhƣ một chỉ số để đo lƣờng lợi thế so sánh. Hệ số RCA
chỉ ra khả năng cạnh tranh xuất khẩu của một quốc gia về một sản phẩm xác
định trong mối tƣơng quan với mức xuất khẩu thế giới của sản phẩm đó
(Balassa 1965).
Theo diễn đàn thƣơng mại quốc tế ITC lợi thế so sánh biểu hiện (RCA)
đƣợc đo bằng:
RCA = (EXA / EA) : (EXW / EW)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

11
Trong đó: EXA : Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm X của nƣớc A
EA : Tổng kim ngạch xuất khẩu của nƣớc A
EXW: Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm X của toàn thế giới
EW : kim ngạch xuất khẩu của toàn thế giới
Nếu RCA > 2,5 thì sản phẩm có lợi thế so sánh rất cao
Nếu RCA nằm trong khoảng 1 đến 2,5 thì sản phẩm có lợi thế so sánh
Nếu RCA < 1 thì sản phẩm bất lợi thế so sánh
* Thị phần
Thị phần là phần thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm mà doanh nghiệp chiếm
lĩnh. Trên thị trƣờng quốc tế, thị phần là phần thị trƣờng tiêu thụ một loại sản
phẩm mà quốc gia chiếm lĩnh.
Ngày nay, cuộc tranh giành thị trƣờng giữa các doanh nghiệp và giữa
các quốc gia trở nên gay gắt hơn bao giờ hết. Chính điều này tạo điều kiện
cho nền kinh tế phát triển đa dạng và ngƣời tiêu dùng có quyền lựa chọn các

sản phẩm đáp ứng tốt nhất cho nhu cầu của họ với giá cả hợp lí.
* Giá cả:
Trên một thị trƣờng, đối với một mặt hàng có chất lƣợng tƣơng đối
giống nhau, ngƣời tiêu dùng nhìn chung có xu hƣớng lựa chọn các sản phẩm
có giá cả thấp hơn. Rõ ràng, giá cả của sản phẩm là một trong những nhân tố
quan trọng quyết định sự thành bại của một doanh nghiệp trên thị trƣờng, hay
nói cách khác nó ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của hàng hóa. Vì thế
ngƣời ta sử dụng giá cả nhƣ một vũ khí cạnh tranh, trong đó các doanh nghiệp
đều cố gắng tìm cách hạ giá thành sản phẩm so với đối thủ cạnh tranh đến
mức hợp lí nhất sao cho đáp ứng đƣợc khả năng chi trả của khách hàng mà
vẫn đảm bảo đƣợc chất lƣợng sản phẩm và lợi nhuận của doanh nghiệp.
1.1.2.2. Các chỉ tiêu định tính
* Chất lƣợng:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

12
Trong các tiêu chí để đánh giá NLCT của một sản phẩm thì chất lƣợng
sản phẩm là tiêu chí quan trọng nhất, có ý nghĩa quyết định tới NLCT của sản
phẩm chè. Sản phẩm phải luôn đƣợc đổi mới, cải tiến để tạo ra sự khác biệt so
với sản phẩm cùng loại của đối thủ cạnh tranh trên thị trƣờng, phù hợp với sở
thích và đảm bảo độ tin cậy cho ngƣời tiêu dùng. Các quốc gia nhập khẩu sẵn
sàng trả giá cao hơn cho những sản phẩm, dịch vụ cùng loại nhƣng có chất
lƣợng cao hơn. Chất lƣợng của sản phẩm chè trong nƣớc và xuất khẩu phải
đảm bảo các tiêu chuẩn chất lƣợng, các chuẩn mực đƣợc sử dụng phổ biến và
rộng rãi trên thế giới. Theo tiêu chuẩn ngành, yêu cầu về kỹ thuật đối với chè
xanh trong nƣớc và đặc biệt là xuất khẩu nhƣ sau:
- Chè đặc biệt:
+ Ngoại hình: cánh xoăn đều, màu xanh vàng, có tuyết
+ Màu nƣớc : vàng xanh, trong, sánh

+ Mùi : Thơm mạnh tự nhiên, thoáng cốm
+ Vị: Đậm dịu, rõ hậu ngọt
+ Bã: Vàng xanh, mềm đều
- Chè OP:
+ Ngoại hình: cánh chè xoăn tƣơng đối đều, màu xanh đen
+ Màu nƣớc : vàng xanh, sáng
+ Mùi : Thơm mạnh tự nhiên
+ Vị: Đậm dịu, có hậu ngọt
+ Bã: Vàng xanh, mềm đều
- Chè P:
+ Ngoại hình: Cánh chè ngắn hơn OP tƣơng đối xoăn,màu xanh đen,
thoáng cẫng
+ Màu nƣớc : vàng, sáng
+ Mùi : Thơm tự nhiên
+ Vị: Đậm dịu, có hậu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

13
+ Bã: Vàng xanh, hơi cứng
- Chè BP:
+ Ngoại hình: mặt chè nhỏ, tƣơng đối đều, màu xanh đen
+ Màu nƣớc : vàng, hơi đậm
+ Mùi : Thơm, thoáng cao lửa
+ Vị: chát dịu, hơi đậm
+ Bã: Vàng mềm
- Chè BPS:
+ Ngoại hình: chè mảnh nhỏ, tƣơng đối đều,màu vàng xanh
+ Màu nƣớc : vàng đậm
+ Mùi : Thơm nhẹ, thoáng mùi chè già

+ Vị: chát hơi xít
+ Bã: Vàng xám
- Chè PS:
+ Ngoại hình: mặt chè nhỏ đều, màu vàng xanh
+ Màu nƣớc: vàng đậm, hơi tối
+ Mùi: kém thơm, thoáng cao lửa
+ Vị: chát
+ Bã: Vàng đậm
* Cơ cấu chủng loại:
Cơ cấu chủng loại của sản phẩm càng đa dạng thì mức độ bao phủ thị
trƣờng càng hiệu quả, đặc biệt trong các thị trƣờng rộng lớn, nhiều phân khúc
thì việc đa dạng hóa chủng loại sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp khai thác tối
đa thị trƣờng và đáp ứng nhu cầu của mọi phân khúc. Là một quốc gia có
truyền thống uống chè lâu đời, Việt Nam sản xuất và tiêu thụ rất nhiều chủng
loại chè, từ các loại chè truyền thống cho đến các loại chè du nhập từ nƣớc
ngoài. Các loại chè đƣợc uống trong dân gian Việt Nam: Chè tƣơi. Chè nụ,
chè Bạng, chè mạn Hà Giang (chè bánh, chè chi), chè Olong…

Từ khi ngƣời

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

14
Pháp chiếm đóng Đông Dƣơng làm thuộc địa, ở Việt Nam đã xuất hiện thêm
hai loại chè đen, chè xanh mới, với khối lƣợng lớn chuyên sản xuất và xuất
khẩu sang Tây Âu và Bắc Phi (lúc này tại Việt Nam có 13505 ha chè, sản xuất
đƣợc 6000 tấn khô vào năm 1941). Nhƣng ngƣời Vệt Nam không uống chè
đen, mà chỉ uống chè xanh là chủ yếu, nhƣ chè Chính thái, hoặc đấu trộn
thêm chè Đồng Lƣơng sản xuất ở Phú Thọ cũ.Chè hƣơng, chè hoa tƣơi cũng
đƣợc sử dụng phổ biến. Sau 1975, diện tích và sản lƣợng chè đen, chè xanh

trong mƣời năm đầu, tiếp tục tăng không ngừng (50.800 ha, 28200 tấn khô-
1985). Các loại chè mang truyền thống dân tộc (nhƣ chè tƣơi, chè nụ, chè lá
già…) chè búp, chè hƣơng gói giấy lại tăng nhanh. Thời kỳ đổi mới và mở
cửa (1986-1996), thị trƣờng tiêu thụ chè trong nƣớc trở nên sôi động, biến đổi
nhanh chóng về chủng loại, mẫu mã, bao bì, phân phối… Đã xuất hiện các
mặt hàng chè mới, nhƣ chè túi (tea bag), chè đen CTC, chè đặc sản, chè hoa
(nhài, sói, ngâu, sen…). Đối với Tổng công ty chè Việt Nam sản xuất ba loại
sản phẩm chè chủ yếu: chè xanh, chè Oolong, chè đen, đạt chất lƣợng sản
phẩm và đã xuất khẩu sang rất nhiều thị trƣờng trên thế giới.
* Khả năng cung ứng:
Khả năng cung ứng là một yếu tố rất quan trọng trong hoạt động của
sản phẩm. Đối với mặt hàng nông sản nói chung và chè nói riêng, khả năng
cung cấp bao gồm các yếu tố nhƣ đảm bảo cung cấp nhanh, đáp ứng đƣợc nhu
cầu lớn và có thể cung cấp ngay cả khi trái vụ cho khách hàng.
* Kênh phân phối:
Đối với các doanh nghiệp việc thiết lập kênh phân phối hiệu quả là vô
cùng quan trọng. Kênh phân phối sản phẩm chè đƣợc thể hiện thông qua sản
phẩm chè đó đƣợc bán cho các nhà trung gian, môi giới hay đƣa trực tiếp đến
tay ngƣời tiêu dùng và xuất khẩu trực tiếp tới nƣớc nhập khẩu. Hiệu quả của
mạng lƣới kênh phân phối sản phẩm chè cũng là một tiêu chí quan trọng, thể
hiện thông qua tính hợp lý trong kênh phân phối ở các khâu, các vùng miền,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

15
vấn đề quản lý, giám sát hoạt động của các kênh phân phối. Hoạt động phân
phối cần đảm bảo cung cấp đủ số lƣợng, đúng chất lƣợng, kịp thời và thuận
tiện nhất.
* Vệ sinh an toàn thực phẩm:
Do đời sống ngày càng đƣợc nâng cao, ngƣời tiêu dùng ngày càng quan

tâm đến tồn dƣ hóa chất, các loại độc tố, nấm mốc có trong chè, các điều kiện
tiêu chuẩn đối với các cơ sở chế biến, các quy trình áp dụng trong sản xuất
chế biến, các quy định về bảo vệ môi trƣờng… để họ có thể tin tƣởng rằng bất
kỳ sản phẩm chè nào họ tiêu dùng đều không có nguy cơ gây hại cho sức
khỏe, kể cả các nguy cơ tiềm ẩn. Vì vậy để có thể cạnh tranh đƣợc ở trong
nƣớc và trên các thị trƣờng lớn, sản phẩm chè không những phải đáp ứng
đƣợc các yêu cầu về chất lƣợng, mà còn phải thỏa mãn các yêu cầu liên quan
đến an toàn về sức khỏe cho ngƣời tiêu dùng.
* Thƣơng hiệu:
Thƣơng hiệu và uy tín của sản phẩm chính là sự tổng hợp các thuộc
tính của sản phẩm nhƣ chất lƣợng, lợi ích, mẫu mã và dịch vụ của sản phẩm.
Thƣơng hiệu không những là dấu hiệu để nhận biết và phân biệt sản phẩm của
doanh nghiệp này với sản phẩm của doanh nghiệp khác mà nó còn là tài sản
rất có giá trị của doanh nghiệp, uy tín thể hiện niềm tin của ngƣời tiêu dùng
đối với sản phẩm. Hiện nay, để giữ uy tín ở trong nƣớc và thắng thế trong
cạnh tranh quốc tế, đòi hỏi hàng hóa đều phải gắn với thƣơng hiệu. Thƣơng
hiệu của một sản phẩm càng nổi tiếng, càng mạnh thì NLCT của sản phẩm đó
trên thị trƣờng càng cao.
1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh
1.1.3.1. Điều kiện về các yếu tố sản xuất
* Điều kiện tự nhiên
Điều kiện tự nhiên ảnh hƣởng đến năng suất chất lƣợng cũng nhƣ tạo
nên những đặc trƣng, hƣơng vị riêng biệt đối với sản phẩm chè đƣợc sản xuất

×