Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

nâng cao hiệu quả quản lý ngân quỹ của công ty cổ phần may hai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (229.76 KB, 34 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bước vào đầu thế kỷ 21, nền kinh tế Việt Nam nói chung là các doanh nghiệp nói
riêng có rất nhiều cơ hội để phát triển. Tuy nhiên cũng phải đối mặt với rất nhiều thách
thức, xu thế cạnh tranh ngày càng gay gắt. Đặc biệt, trước những yêu cầu mới của
cạnh tranh và hội nhập kinh tế, các công ty, doanh nghiệp không ngừng và phát triển
và tìm kiếm những hướng đi phù hợp để có thế đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của
khách hàng vừa đứng vững trong cơ chế thị trường.
Thực tế nhiều năm qua cho thấy, bên cạnh những doanh nghiệp làm ăn phát đạt
còn không ít những doanh nghiệp rơi vào tình trạng thua lỗ, phá sản. Nguyên nhân
chính là do việc hoạch định và kiểm soát chặt chẽ công tác quản lý ngân quỹ còn kém.
Trong thời gian qua, mặc dù công ty cổ phần May Hai Hải Phòng đã có nhiều cố gắng
trong việc quản lý ngân quỹ,công ty có lợi nhuận tăng. Nhưng kết quả cho thấy việc
quản lý ngân quỹ còn có nhiều điểm chưa hợp lý dẫn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh
chưa cao. Đứng trước tình hình như hiện nay công ty phải tìm cách để khắc phục tình
trạng đó, đẩy nhanh công tác hoạt động và công tác quản lý nhằm nâng cao hiệu quả
ngân quỹ của công ty. Vì vậy để tồn tại và phát triển,công ty luôn phải đổi mới và tăng
cường cách thức sản xuất cũng như phương thức quản lý tài chính trong doanh
nghiệp………………
Nội dung chính của quản lý tài chính là nguồn vốn và sử dụng nguồn. Một bộ
phận trong tài sản có mối quan hệ với nguồn và sử dụng nguồn chính là ngân quỹ. Do
đó hoạt động tài chính của công ty không thể xem nhẹ vai trò quan trọng của hoạt
động quản lý ngân quỹ thông qua hiệu quả quản lý ngân quỹ.Từ thực tế đó nhóm em
đã nghiên cứu và lựa chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả quản lý ngân quỹ của công ty cổ
phần May Hai ”
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn , luận văn về thực trạng hiệu quả quản lý ngân quỹ
trong doanh nghiệp để nhằm mục đích nghiên cứu cũng như đề ra biện pháp cải thiện
nâng cao hiệu quả quản lý ngân quỹ.
Với mục tiêu khái quát các vấn đề liên quan đến ngân quỹ mà chúng em đã được
học,cũng như tìm hiểu them các công tác quản lý ngân quỹ của doanh nghiệp trong


những năm qua, những khó khăn, tồn tại chủ quan lẫn khách quan mà các ban quản lý
ngân quỹ gặp phải, qua đó có một số biện pháp nhằm tìm ra những tồn tại hạn chế và
1
nguyên nhân trong công tác quản lý ngân quỹ hiện nay, cũng như những biện pháp
nhằm nâng cao hiệu quả quản lý ngân quỹ. Hy vọng qua bài viết này, giúp mọi người
đọc hiểu thêm về ngân quỹ cũng như công tác nâng cao hiệu quả quản lý ngân quỹ
hiện nay ở các doanh nghiệp.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: “Nâng cao hiệu quả quản lý ngân quỹ”
Phạm vi nghiên cứu: Công ty Cổ phần May Hai giai đoạn 2011- 2013……
4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Để thực hiện đề tài này, nhóm em sử dụng chủ yếu là phương pháp phân tích, tổng
hợp, các thống kê cụ thể các tài liệu có liên quan. ……………………
5. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục đề tài tham khảo, và phụ lục,
những nội dung chính của đề tài được trình bày trong ba chương: …………
* Chương 1: Lý luận chung về quản lý ngân quỹ trong doanh nghiệp.…………
* Chương 2: Thực trạng hiệu quả quản lý ngân quỹ tại công ty Cổ phần May Hai
* Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý ngân quỹ tại công ty. ………
2
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ NGÂN
QUỸ TRONG DOANH NGHIỆP
1.1. Quản lý ngân quỹ trong doanh nghiệp
1.1.1. Khái niệm quản lý ngân quỹ
Quản lý ngân quỹ là sự tác động của các chủ thể quản lý trong doanh nghiệp lên
các khoản thực thu và thực chi bằng tiền nhằm thay đổi mức tồn quỹ thục tế của doanh
nghiệp sao cho ngân quỹ doanh nghiệp đạt mức tối ưu nhắm tối đa hoá giá trị tài sản
của chú sở hữu và đảm bảo khả năng chi trả của doanh nghiệp trong từng thời kỳ trong
điều kiện biến động của môi trường.
Từ những khái quát về ngân quỹ và vai trò của nó trong hoạt động của doanh

nghiệp cho thấy nhà quản lý tài chính trong doanh nghiệp cần phải quan tâm đến hoạt
động quản lý ngân quỹ, đặc biệt là việc nâng cao hiệu quả quản lý ngân quỹ để có thể
hoàn thành mục tiêu duy trì và tối đa hóa khối lượng tiền mặt trong doanh nghiệp, đảm
bảo các hoạt động của doanh nghiệp được hiệu quả.
1.1.2. Nội dung quản lý ngân quỹ trong doanh nghiệp
Nội dung của việc quản lý ngân quỹ của doanh nghiệp được thực hiện thông
qua việc nghiên cứu theo trình tự những vấn đề sau: ……………………
+ Doanh nghiệp có những khoản thực thu nào?
+ Doanh nghiệp có những khoản thực chi nào?
+ Lập dự toán nhu cầu tiền như thế nào ?
+ Xác định mức tồn quỹ tối ưu như thế nào ?
+ Làm thế nào để lập được kế hoạch quản lý ngân quỹ ?
* Thu ngân quỹ doanh nghiệp
- Thực thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh( trong đó có cả thuế gián thu)
+ Thu tiền bán hàng trong kỳ: (giảm hàng tồn kho và hàng mới sản xuất)
Do thực thu tiền hàng kỳ này là khoản tiền khách hàng hực thanh toán cho
doanh nghiệp nên thực thu tiền hàng của doanh nghiệp sẽ bao gồm: giá thành sản
phẩm và thuế gián thu (thuế tiêu thụ đặc biệt , thuế giá trị gia tăng , thuế xuất nhập
khẩu. …………………………………………………………………………
+ Thu tiền nợ tiền hàng kỳ trước của khách hàng (giảm các khoản phải thu).
Xuất phát từ việc áp dụng chính sách tín dụng thương mại của doanh nghiệp
nên những khoản tín dụng mà doanh nghiệp cấp cho khách hàng kỳ trước kỳ này sẽ
được khách hàng thanh toán. Những khoản đó mặc dù phát sinh từ những hoạt động
mua bán của kỳ trước nhưng do kỳ này mới được khách hàng thanh toán nên nó được
3
coi là một khoản thực thu ngân quỹ của kỳ này. ……… … + Thu tiền từ những hoạt
động sản xuất kinh doanh khác
Trên bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp, trong mục các khoản phải thu,
ngoài các khoản phải thu của khách hàng doanh nghiệp còn có các khoản phải thu nội
bộ và các khoản phải thu khác. Những khoản tiền thu được từ các khoản trên cũng

được coi là thực thu ngân quỹ từ hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Thực thu từ hoạt động tài chính
Tất cả những khoản: thu vốn gốc và lãi đầu tư vào các đơn vị khác, thu tiền lãi
hoặc tiền bán chứng khoán ngắn hạn và dài hạn.
Tiền thu do các chủ sở hữu góp vốn, khoản cho vay của ngân hàng, thu lãi hoặc
vốn gốc của các khoản doanh nghiệp cho vay bằng các quỹ nhàn rỗi, thu lãi hoặc gốc
tiền gưỉ trong kỳ, thu tiền lãi từ chênh lẹch tỷ giá hoặc từ việc thực hiện các nghiệp vụ
gia tăng ngân quỹ nhàn rỗi và các khoản thu khác có liên quan đến hoạt động tài chính
của doanh nghiệp đều được coi là các khoản thực thu từ hoạt động tài chính.
- Thực thu từ hoạt động bất thường
Thực thu từ hoạt động bất thường của doanh nghiệp là các khoản thu nhập bất
thường mà doanh nghiệp thực thu được. ……………………………………
* Chi ngân quỹ doanh nghiệp
Những khoản thực chi ngân quỹ bao gồm: thực chi cho hoạt động sản xuất kinh
doanh, thực chi cho hoạt động tài chính và thực chi cho hoạt động bất thường.
- Thực chi cho hoạt động tài chính
+ Chi hoạt động đầu tư, tiền lỗ do kinh doanh, mua bán, chuyển nhượng các loại
chứng khoán.
+ Chi trả vốn gốc ngân hàng
+ Lỗ do chênh lệch tỷ giá
+ Chi phí tham gia góp vốn liên doanh và tiền về lỗ góp vốn liên doanh. …
+ Chi phí khác của hoạt động tài chính
- Thực chi cho hoạt động sản xuất kinh doanh
+ Chi tiền mua hàng trong kỳ: tức là khoản thực chi mua hàng hay trả trước tiền
hàng trong kỳ .
+ Chi mua hàng kỳ trước .……………………………………………………
+ Chi đầu tư cơ bản (chi đầu tư tài sản cố định)
+ Trả lãi vay ngân hàng.
+ Chi tiền thanh toán cho tiền lương, các chi phí quản lý, chi phí bán hàng và chi
4

phí thuê ngoài.
+ Chi thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước( thuế, phí và lệ phí ). …………
- Thực chi cho hoạt động bất thường
Hoạt động bất thường là những hoạt động mà doanh nghiệp không dự kiến
trước được thực hiện trong kỳ kinh doanh. …… ……………………………
* Dự toán nhu cầu tiền
Trước hết, chúng ta cần phải dự toán được tiền thu vào ngân quỹ. Tiền thu vào
ngân quỹ của doanh nghiệp bắt nguồn từ doanh thu bán hàng được dự toán theo các
tháng, quỹ của năm. Ta biết rằng doanh thu trở thành các khoản phải thu trước khi nó
trở thành tiền. Mỗi khách hàng được doanh nghiệp áp dụng thời gian trả tiền trung
bình khác nhau. Phần lớn các doanh nghiệp đều cố gắng xác định thời gian trung bình
để các khách hàng của họ trả tiền cho các hoá đơn. Dựa vào đó, người ta có thể dự
đoán được bao nhiêu phần trăm doanh thu trong quý sẽ chuyển thành tiền và bao nhiêu
phần trăm sẽ được chuyển thành tiền ở quý sau. Từ đó, chúng ta có công thức xác định
các khoản phải thu của khách hàng trong từng quý như sau:
Các khoản phải thu = Các khoản phải + Doanh thu - Tiền bán hàng đã thu
cuối quý đầu quý thu được trong quý.
* Xác định mức tồn quỹ tối ưu
+ Mô hình Baumol:
Việc giữ tiền mặt trong quỹ là rất cần thiết để chi trả cho các hoá đơn một cách
đều đặn. Tuy nhiên dự trữ của doanh nghiệp cũng phát sinh ra những chi phí nhất
định. Có thể chia chi phí để dự trữ ra thành hai loại: chi phí cơ hội và chi phí đặt hàng.
………………………………………………………………
Chi phí cơ hội bao gồm: chi phí của vốn đầu tư bỏ vào dự trữ và các chi phí
khác. Khi đó, chi phí cơ hội cận biên là chi phí cơ hội mà doanh nghiệp bỏ ra để dự trữ
thêm một đơn vị sản phẩm.
Chi phí đặt hàng: là khoản chi phí mà doanh nghiệp phải bó ra để thực hiện
được một lần đặt hàng.Ta thấy, nếu quy mô mỗi lần đặt hàng tăng lên sẽ làm tổng chi
phí đặt hàng của doanh nghiệp giảm xuống . Mức giảm đi của tổng chi phí đặt hàng
phụ thuộc vào quy mô đặt hàng bình quân.

+ Mô hình Miller-orr:
Việc sử dụng mô hình Miller-0rr gồm các bước sau:
5
+ Bước 1: doanh nghiệp phải xác định cho mình mức tồn quỹ tối thiểu (giới hạn
dưới )
+ Bước 2: doanh nghiệp phải ước tính được phương sai của thu chi ngân quỹ
+ Bước 3: xác định lãi suất và chi phí giao dịch của một lần mua bán chứng
khoán
+ Bước 4: tính giới hạn trên và mức tồn quỹ theo thiết kế. Và đưa ra các quyết
định quản lý.
* Lập kế hoạch ngân quỹ
Khi mức tồn quỹ của doanh nghiệp vượt quá mức tồn quỹ tối ưu hoặc đạt giới
hạn trên ( theo mô hình Miller-orr), trong ngân quỹ của doanh nghiệp sẽ có một khoản
tồn quỹ nhàn rỗi. Khi đó, nhà quản lý tài chính sẽ tìm cách gia tăng khoản tồn quỹ
nhàn rỗi. Doanh nghiệp có thể sử dụng một số cách thức sau:
- Đầu tư chứng khoán dễ bán trên thị trường chứng khoán và các giấy tờ có giá
khác ( tín phiếu kho bạc , chứng chỉ tiền gửi, hợp đồng mua lại ) nhưng việc đầu tư
phải luôn tuân thủ tuyệt đối nguyên tắc an toàn.
- Góp vốn liên doanh với các đơn vị khác: Số tiền dùng để góp vốn này phải là
số tiền dư thừa với thời kỳ tương đối dài nhưng doanh nghiệp chưa có kế hoạch đầu tư
thích hợp. Khi thực hiện hoạt động này, doanh nghiệp cần phải lựa chọn đơn vị an
toàn, có uy tín.
- Cung cấp các khoản tín dụng thương mại cho người mua: là việc bán hàng cho
khách hàng nhưng không đòi hỏi thu tiền ngay. ………….………
Có thể dùng làm nguồn tài trợ cho nhu cầu tiền mặt phát sinh dương bằng cách
đem chiết khấu ở ngân hàng.
Nói chung, mục tiêu của việc đầu tư các khoản tiền dư thừa là phải đạt được
khả năng sinh lời tối đa trên cơ sở mức rủi ro đã được xác định trước hoạch ngân quỹ.
* Các nguồn tài trợ cho nhu cầu tiền mặt dương của doanh nghiệp
- Tín dụng thương mại: là tín dụng phát sinh một cách tự nhiên trong quá trình

mua bán hàng hoá, dịch vụ việc doanh nghiệp nhận chính sách tín dụng thương mại
của nhà cung cấp bằng cách ký vào hoá đơn mua hàng hay ký hối phiếu, phát hành
6
lệnh phiếu sẽ làm cho cân đối tiền mặt của ngân quỹ bớt căng thẳng do doanh
nghiệp không cần phải chi ngay các khoản tiền mua hàng
- Tín dụng ngân hàng: là khoản tín dụng mà doanh nghiệp yêu cầu ngân hàng
cung cấp để đáp ứng cho nhu cầu tiền mặt phát sinh trong kỳ tới. Những khoản tài trợ
từ phía ngân hàng có thể theo hai phương thức sau : vay theo món và vay luân chuyển
với nhiều quy mô, thời hạn và các điều kiện đi kèm như bảo đảm , số dư tối thiểu, cách
hoàn trả nợ vay và các mức lãi suất tương ứng. Như vậy chi phí của việc vay ngân
hàng không chỉ là lãi suất mà còn là chi phí cơ hội phát sinh do phải có các hình thức
bảo đảm, phải có số dư tối thiểu trên tài khoản thanh toán hay tài khoản nợ vay
- Bán các chứng khoán dễ bán, giấy tờ có giá: các chứng khoán sẽ được bán trên
thị trường chứng khoán để trước hết là đáp ứng nhu cầu tiền mặt, thứ đến là để thực
hiện lợi nhuận cho những khoản đầu tư. Các giấy tờ có giá có thể được bán trên thị
trường tiền tệ như tín phiếu kho bạc hoặc đem đến ngân hàng để chiết khấu đối với
trường hợp thương phiếu. Nếu hoạt động này vẫn chưa đáp ứng đủ cho nhu cầu tiền
mặt, doanh nghiệp sẽ phải chuyển sang huy động của các đối tượng khác. Có thể vay
của cán bộ công nhân viên hoặc bán các khoản nợ.
Trên đây là toàn bộ nội dung của công tác quản lý ngân quỹ mà một nhà quản lý tài
chính phải thực hiện khi muốn lập kế hoạch quản lý ngân quỹ cho doanh nghiệp.
Muốn biết kết quả đạt được từ quản lý ngân quỹ có tương xứng với những chi phí
mà doanh nghiệp bỏ ra để thực hiện hoạt động này hay không ,nhà quản lý tài
chính phải xem xét tính hiệu quả của quản lý ngân quỹ .
1.2. Hiệu quả quản lý ngân quỹ của doanh nghiệp
1.2.1. Quan điểm về hiệu quả quản lý ngân quỹ
Quản lý ngân quỹ trong doanh nghiệp là việc nâng cao khả năng thanh toán
của doanh nghiệp , giảm thiếu rủi ro thanh khoản cho doanh nghiệp, tăng uy tín
của doanh nghiệp với nhà cung cấp và khách hàng. … …
Vì vậy, hiệu quả quản lý ngân quỹ là những kết quả đạt được trong tương

quan với những chi phí bỏ ra để có được những kết quả đó.
7
1.2.2. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý ngân quỹ
a, Các chỉ tiêu đánh giá khả năng hoạt động có liên quan đến hiệu quả quản lý
ngân quỹ. ………
* Vòng quay tiền: Tỷ lệ này cho được tính bằng cách chia doanh thu tiêu thụ
trong năm cho tổng số tiền mặt và các loại tài sản tương đương tiền bình quân ( chứng
khoán ngắn hạn dễ chuyển nhượng ), nó cho biết số vòng quay của tiền trong năm.
Doanh thu tiêu thụ trong năm
Vòng quay tiền =
Tiền + Chứng khoán ngắn hạn ….b,
Các chỉ tiêu đáng giá khả năng chi trả của doanh nghiệp … ……
* Khả năng thanh toán tức thời ……………………………………………
Khả năng thanh toán tức thời đo lường khả năng thanh toán ngay bằng tiền cho
các khoản nợ đã đến. …………………………………………………

Ngân quỹ
Tỷ lệ khả năng thanh toán tức thời =
Nợ đến hạn
* Khả năng thanh toán hiện hành: là tỷ lệ được tính bằng cách chia tài sản lưu
động cho nợ ngắn hạn.
TSLĐ
Tỷ lệ khả năng thanh toán hiện hành =
Nợ ngắn hạn
Tỷ lệ về khả năng thanh toán hiện hành là thước đo khả năng thanh toán ngắn
hạn của doanh nghiệp, nó cho biết mức độ các khoản nợ của các chủ nợ ngắn hạn
được trang trải bằng các tài sản có thể chuyển thành tiền trong thời gian tương đương
với thời hạn của các khoản nợ đó.
* Khả năng thanh toán nhanh: là tỷ lệ được tính bằng cách chia các tài sản quay
vòng nhanh cho nợ ngắn hạn. Tài sản quay vòng nhanh là tiền và những tài sản có thể

nhanh chóng chuyển đổi thành tiền. Như vậy khả năng thanh toán nhanh cho biết khả
năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn không phụ thuộc vào việc bán tài sản dự trữ (tồn
kho) và được xác định băng công thức sau:
TSLĐ – TS dự trữ tồn kho
Tỷ lệ khả năng thanh toán nhanh =
8
Nợ ngắn hạn
c, Vốn lưu động ròng và nhu cầu vốn lưu động ròng
- Vốn lưu động ròng ( Net Working Capital- NWC ): là khoản chênh lệch giữa
tổng tài sản lưu động và tổng nợ ngắn hạn hoặc giữa nguồn dài hạn và tài sản cố định.
NWC= tài sản lưu động – nguồn vốn ngắn hạn ………………………
NWC = nguồn vốn dài hạn – tài sản cố định ……………………………
Vốn lưu động ròng có thể âm hoặc dương hoặc bằng không ….……………
+ Trong trường hợp NWC = 0 nhận định rằng tình hình tài chính của doanh nghiệp
lành mạnh. …………………………………………………………………
+ Trong trường hợp NWC < 0 thì tài sản cố định của doanh nhgiệp được tài trợ
bằng nguồn không ổn định. Phần tài sản lưu động lúc này không đủ cho doanh nghiệp
thanh toán các khoản nợ ngắn. Trong khi đó, doanh nghiệp không thế bán các tài sản
cố định để trả các khoản nợ ngắn. Nhất thời doanh nghiệp sẽ mất khả năng thanh toán.
…………………………………………………………
+ Trong trường hợp NWC > 0 thì doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các
khoản nợ ngắn hạn khi các khoản này đến hạn, đồng thời tài sản cố định của doanh
nghiệp được đầu tư bằng nguồn ổn định.
- Nhu cầu vốn lưu động ròng: là lượng vốn ngắn hạn doanh nghiệp cần để tài trợ
cho một số khoản mục không phải là tiền của vốn lưu động , đó là tồn kho và các
khoản phải thu. Ta có:
Nhu cầu vốn lưu động ròng = Tồn kho và các khoản phải thu – Nợ ngắn hạn
Nhu cầu vốn lưu động ròng cho thấy tình hình đảm bảo nguồn vốn của doanh nghiệp
cũng như tình trạng cân đối hoặc mất cân đối giữa vốn ngắn hạn và nguồn vốn dài hạn.
d, Tỷ lệ dự trữ trên vốn lưu động ròng

Tỷ lệ này cho biết phần thua lỗ mà doanh nghiệp có thể phải gánh chịu do giá trị
hàng dự trữ giảm. Nó được tính bằng cách chia dự trữ ( tồn kho ) cho vốn lưu động
ròng :
Giá trị hàng dự trữ ( tồn kho)
Tỷ lệ dự trữ trên vốn lưu động ròng =…………………………………………
Vốn lưu động ròng……….
e, Các chỉ tiêu đánh gía khả năng dự phòng những biến động bất thường ……
Để đánh giá khả năng dự phòng những biến động bất thường, người ta thường
quan tâm đến các khoản dự phòng trong doanh nghiệp như: quỹ dự phòng mất việc
9
làm, quỹ dự phòng tài chính, quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng, dự phòng giảm giá hàng
tồn kho, dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn. …
.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý ngân quỹ của
doanh nghiệp…………………………………………………
1.3.1. Nhân tố chủ quan…
* Tình hình tài chính của doanh nghiệp……………………………………
Tình hình tài chính cuả doanh nghiệp là một nhân tố quan trọng khi ngân hàng
cấp hạn mức tín dụng ngắn hạn cho doanh nghiệp. Nếu tình hình tài chính của doanh
nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả thì việc áp dụng hạn mức tín dụng
ngắn hạn cho doanh nghiệp đối với ngân hàng không có gì khó khăn . Đây cũng chính
là một yếu tố tác động trực tiếp đến khả năng tìm nguồn tài trợ nhanh và tốt chính là
thông qua tình hình tài chính của doanh nghiệp .
* Trình độ và kinh nghiệm của cán bộ nhân viên tài chính của doanh nghiệp
Quản lý không phaỉ chỉ quản lý và điều chỉnh những biến động về ngân quỹ mà
còn phải hiểu và nắm vững chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, mục tiêu của các
chủ sở hữu, của các nhà quản lý, các khoản khác có tác động đến mức tồn quỹ hàng
ngày, hàng tháng, hàng quý và hàng năm. Chính vì vậy, những nhân viên quản lý ngân
quỹ trong doanh nghiệp ngoài những kiến thức về nghiệp vụ họ còn phaỉ có tầm nhìn
bao quát, trong khi quản lý ngân quỹ họ phải biết phân tích cả sự biến động của ngân
quỹ và cả những biến động của các yếu tố khác có liên

quan……………………………………………………………….
* Mô hình quản lý ngân quỹ ……………………………………………….
Có hai mô hình quản lý ngân quỹ hiện nay là phổ biến nhất. ……………
- Mô hình của Baumol: được áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp dự đoán
được tương đối chính xác các khoản thực thu và thực chi. Theo mô hình này, mức
ngân quỹ tối ưu sẽ được tính toán cho từng kỳ kinh doanh. Theo đó, trong kỳ mức tồn
quỹ của doanh nghiệp thấp hơn mức tối ưu nhà quản lý sẽ tìm nguồn tài trợ và nếu
ngược lại mức tồn quỹ trong kỳ lớn hơn mức tối ưu, nhà quản lý tài chính sẽ thực hiện
các biện pháp nhằm gia tăng ngân quỹ nhàn rỗi sao cho ngân quỹ của doanh nghiệp
luôn đạt mức tối ưu…………………………
- Mô hình cuả Miller-orr: được áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp không dự
đoán được tương đối chính xác các khoản thực thu và thực chi ngân quỹ. Theo mô
hình này, các nhà quản lý tài chính trong doanh nghiệp mỗi kỳ kinh doanh phải xác
định các mức giới hạn trên, giới hạn dưới và mức tồn quỹ theo thiết kế. Doanh nghiệp
10
sẽ thực hiện các biện pháp tài trợ cho ngân quỹ khi mức tồn quỹ của doanh nghiệp nhỏ
hơn giới hạn dưới và sẽ thực hiện các biện pháp gia tăng ngân quỹ nhàn rỗi khi mức
tồn quỹ trong kỳ vượt quá giới hạn trên sao cho đạt được mức tồn quỹ theo thiết
kế……………………………………
* Chiến lược hoạt động sản xuất kinh doanh ……………………………….
Một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển đựơc thì phải luôn đưa ra các
chiến lược trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Phải nắm bắtđựơc nhu cầu của thị
trường về hàng hoá của doanh nghiệp trong thời gian tới, doanh thu dự kiến, chiến
lược mở rộng sản xuất kinh doanh, chiến lược mở rộng thị trường Từ đó, nhà quản lý
có thể sẽ dự báo được nhu cầu tiền trong kỳ tới. Điều này rất quan trọng trong kế
hoạch quản lý ngân quỹ của doanh nghiệp trong kì sau và nó quyết định tính độc lập,
sự thành bại của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh.
* Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý ngân quỹ ……………………
Để công tác quản lý tài chính ngày càng được hoàn thiện hơn, các nhà quản lý
tài chính thường xây dựng cho riêng doanh nghiệp của mình chỉ tiêu nhất định để đánh

giá hiệu quả hoạt động tài chính, trong đó có cả các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý
ngân quỹ. Hệ thống chỉ tiêu của các doanh nghiệp rất khác nhau, tuỳ theo mục đích và
quan điểm hiệu quả của từng doanh nghiệp. Nhờ hệ thống chỉ tiêu này mà công tác
quản lý ngân quỹ trong doanh nghiệp mới ngày càng đựơc hoàn thiện hơn và hiệu quả
ngày càng cao……………………………
* Trình độ kỹ thuật công nghệ để thực hiện quản lý ngân quỹ
Quản lý ngân quỹ đòi hỏi nhà quản lý phải ra quyết định nhanh chóng. Chính vì
vậy, khi quản lý ngân quỹ , nhà quản lý không những phải cập nhật thường xuyên các
thông tin về ngân quỹ mà còn phải cập nhật nhanh chóng cả những thông tin có liên
quan đến ngân quỹ .Đó chính là thông tin về các khoản thực thu và thực chi của doanh
nghiệp. Để làm đựơc điều đó đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư vào các kỹ thuật công
nghệ hiện đại .Đặc biệt là công nghệ thông tin sao cho quá trình xử lý thông tin được
diễn ra nhanh hơn và đồng bộ hơn .
1.3.2. Nhân tố khách quan……………
* Các quy định pháp luật quy định về việc trích lập và sử dụng các quỹ và khấu hao
…………………………………………………………………………
Trong doanh nghiệp thường có các quỹ: quỹ dự phòng tài chính, quỹ trợ cấp mất
việc làm, quỹ đầu tư phát triển,quỹ khen thưởng phúc lợi. Các quỹ này đựơc trích lập
từ lợi nhuận sau thuế.…. ………………………………………
11
Mỗi quỹ có một vai trò riêng, quỹ đầu tư phát triển thường chỉ được sử dụng khi
doanh nghiệp có nhu cầu đầu tư dài hạn hoặc mở rộng sản xuất, quỹ trợ cấp mất việc
chỉ được sử dụng khi cần trợ cấp cho người lao động bị mất việc Trong thời gian
đang tích luỹ doanh nghiệp có thể sử dụng nguồn tạm thời nhàn rỗi này để tài trợ cho
ngân quỹ nhưng phải tuân thủ nguyên tắc có hoàn trả. Hoạt động ngân quỹ là hoạt
động ngắn hạn tại một thời điểm nào đó doanh nghiệp có thể cần tiền để cân đối nguồn
và sử dụng nguồn, khi đó doanh nghiệp thường tìm các nguồn tạm thời nhàn rỗi trong
chính doanh nghiệp mình trước khi tìm nguồn bên ngoài. Trong những trường hợp như
vậy, các quỹ trên nếu tạm thời nhàn rỗi thì đựơc coi là những nguồn tài trợ rẻ
nhất………………………………………

* Hạn mức tín dụng ngân hàng dành cho doanh nghiệp………………….
Hạn mức tín dụng mà ngân hàng áp dụng tác động trực tiếp đến chi phí quản lý
ngân quỹ nên nó được coi là một nhân tố khách quan tác động đến trực tiếp hiệu quả
quản lý ngân quỹ của doanh nghiệp. Đây là một phương sách hay được các doanh
nghiệp sử dụng để tài trợ cho ngân quỹ, biện pháp này thường được sử dụng sau khi đã
tận dụng hết các khoản nhàn rỗi khác trong doanh nghiệp của mình.
…………………………………………………………………
* Sự biến động của môi trường kinh doanh …………………………………
Trong thời kỳ kinh tế tăng trưởng, hàng hoá lưu thông nhiều, vòng quay tiền
nhanh, các doanh nghiệp sẽ duy trì lượng tiền mặt ít nhất có thể được. Môi trường kinh
doanh bao quanh doanh nghiệp luôn biến động và phức tạp. Doanh nghiệp phải dự
đoán được trước sự thay đổi của môi trường và doanh nghiệp phải làm chủ được để
sẵn sàng thích nghi với nó. Mọi hoạt động của doanh nghiệp đều chịu những tác động
này, quản lý ngân quỹ cũng không nằm ngoài nguyên tắc đó. Những biến động của
môi trường kinh doanh có thể làm cho hoạt động của doanh nghiệp kém hiệu quả, từ
đó ảnh hưởng đến quản lý ngân quỹ của doanh nghiệp.
……………………………………………………………………
* Sự phát triển của thị trường chứng khoán…… ………………………….
Việc đầu tư chứng khoán là một biện pháp nhằm gia tăng ngân quỹ nhàn rỗi và
giúp doanh nghiệp quản lý ngân quỹ hiệu quả hơn. Do vậy, sự phát triển của thị trường
chứng khoán là một yếu tố tác động đến hiệu quả quản lý ngân quỹ của doanh
nghiệp. …………………………………………………………
12
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NGÂN
QUỸ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY HAI
2.1.Giới thiệu chung về công ty
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty……………………………
Được thành lập từ năm 1986, Công ty May Hai chuyên xuất khẩu các mặt hàng
đi thị trường EU, Mỹ, Nhật, Châu á cho khách hàng lớn như Mango, Timberland, VF,
Polo, East Boy, G2000, Columbi… …………………………….

Công ty Cổ phần May Hai là doanh nghiệp chuyển đổi hình thức từ doanh
nghiệp nhà nước từ năm 2005, có con dấu riêng; có tài sản độc lập và chịu trách nhiệm
bằng tài sản đó; nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật độc lập. Thời kỳ đầu
của Công ty Cổ phần vốn nhà nước chiếm 10%, đến năm 2006 doanh nghiệp đã bán
hết vốn nhà nước, chuyển sang hình thức sản xuất kinh doanh cổ phần hóa. Trải qua
gần 30 năm kinh nghiệm, công ty Cổ phần May Hai đã xây dựng một danh tiếng xuất
sắc về chất lượng, sản phẩm, dịch vụ, và giao hàng.
Là một trong những doanh nghiệp may lớn của nhà nước và thành phố, công ty
đã xây dựng được 3 nhà máy sản xuất trên địa bàn quận Kiến An, Ngô Quyền, Vĩnh
Bảo với hơn 1550 lao động đang làm việc. Năm 2011, công ty đạt doanh thu 175,3 tỷ
động, kim ngạch xuất khẩu 20,4 triệu USD, lợi nhuân trước thuế là 19,8 tỷ đồng, thu
nhập bình quân của người lao động đạt 4,5 triệu đồng/ người/ tháng. Năm 2012, công
ty đã lên kế hoạch đầu tư hơn 50 tỷ đồng để xây dựng một nhà máy quy mô 800 công
nhân tại huyện Vĩnh Bảo. …………………
- Tên tổ chức: công ty cổ phần May Hai. …………………………………
- Địa chỉ trụ sở chính: Số 216 Trần Thành Ngọ - Kiến An - Hải phòng. …
- Điện thoại: 0313.876327 Fax: 0313.876112 ……………………
- Loại hình tổ chức: Công ty Cổ phần.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của công ty… ………
Hội đồng quản trị: 5 thành viên, bao gồm::………………………………
- Bà Trần Thị Sinh Duyên - Chủ tịch Hội đồng quản trị……………
- Ông Đỗ Nam Hải - Phó chủ tịch Hội đồng quản trị………….
- Bà Lương Thị Huệ - Thành viên ….……………………………
- Ông Nguyễn Bá Truy - Thành viên………………………………
- Ông Trương Hữu Thục - Thành viên….…………………………
Cơ cấu tổ chức của công ty được chia làm 4 khối: gồm khối chiến lược, khối
quản lý, khối kinh doanh và khối sản xuất. ………………………………….
13
- Khối chiến lược gồm: Ban Giám đốc: 3 thành viên (trong đó: có 1 Tổng giám
đốc và 2 Phó tổng giám đốc) và Ban cải tiến. ……………………………

- Khối quản lý gồm 1 ban và 3 phòng: ban quản lý tài sản, phòng HCNS, phòng
QA, phòng Bảo vệ và Phòng Kế toán. ……………………………………
- Khối kinh doanh gồm 5 phòng: phòng thiết kế, phòng xuất khẩu, phòng nội địa,
phòng NPL, phòng giao nhận. ……………………………………………
- Khối sản xuất: gồm 4 xưởng sản xuất (xưởng may 1, may 2 tại 127 Trần Thành
Ngọ Kiến an, Hải Phòng, xưởng may 3 tại 72 Lạch Tray, Ngô quyền, HP và xưởng
may 4 tại Tân Liên, Vĩnh Bảo, Hải Phòng). …………………………
- Xưởng sản xuất có cơ cấu tổ chức gồm giám đốc xưởng, văn phòng xưởng
(nhân viên, thủ kho, công nhân kho), phòng KTCN, phòng Cơ điện, Phân xưởng cắt,
Phân xưởng may và phân xưởng HT.
2.1.3. Đặc điểm kinh doanh của công ty
- Sản xuất các sản phẩm dệt may, may mặc, túi sách, giày dép. …………….
- Mua bán vải, hàng may sẵn, giày dép, máy móc thiết bị và phụ tùng thay thế,
thiết bị văn phòng. …………………………………………………………
- Đại lý mua bán, ký gửi hàng hóa. …………………………………………
- Kinh doanh dịch vụ nhà khách, nhà nghỉ. ………………………………….
- Hoạt động kho bãi. …………………………………………………………
- Cho thuê nhà ở, nhà phục vụ các mục đích kinh doanh (kiốt, trung tâm thương
mại). ……………………………………………………………………….
- Cho thuê kho, bãi đậu xe …………………………………………………
- Các hoạt động liên quan đến máy tính ……………………………………
2.1.4. Một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu
14
Bảng 2.1. Một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu tại công ty năm 2010- 2013
Chỉ tiêu Năm
2010
( Trđ)
Chênh lệch
2011/ 2010
(%)

Năm 2011
( Trđ )
Chênh lệch
2012/ 2011
(%)
Năm
2012
( Trđ )
Chênh lệch
2013/ 2012
(%)
Năm
2013
( Trđ )
1.Doanh thu thuần 63.448 16,4 73.853 59,9 118.108 44,1 170.145
2.Giá vốn hàng bán 44.401 31,38 58.332 61,93 94.460 46,27 138.166
3.Chi phí tài chính 1.152 -2,86 1.119 88,65 2.111 81,29 3.827
4.Lợi nhuận trước thuế 5.115 -8,23 4.694 174,16 12.869 53,87 19.802
5.Lợi nhuận ròng 4.557 -5,42 4.310 128,03 9.828 67,98 16.509
6.Tỷ suất LNTT/DT 8,06% -1,7% 6,36% 4,54% 10,9% 0,74% 11,64%
7.Tỷ suất LNR/DT 7,18% -1,34% 5,84% 2,48% 8,32% 1,38% 9,7%
(Nguồn: Phòng Tài chính- Kế toán công ty Cổ phần May 2 Hải Phòng)

15
Qua bảng trên, có thể nói doanh thu của công ty tăng đều đặn qua các năm từ
63.448 triệu đồng (năm 2010) lên 73.853 triệu đồng (năm 2011) tương ứng với tăng
16,4%, tăng nhanh vào năm 2012 là 118.108 triệu đồng tương ứng với tăng 59,9% và
tiếp tục tăng đều đặn vào năm 2013 là: 170.145 triệu đồng, tương ứng với tăng 44,1%.
Do biến động của giá vốn hàng bán , chi phí tài chính cũng như một số biến động khác
mà lợi nhuận ròng năm 2011 có giảm 5,42% tương ứng với giảm 244 triệu đồng. Tuy

nhiên sang năm 2012, lợi nhuận đã tăng vượt bậc 128,03% tương ứng với 5.518 triệu
đồng .Năm 2013, lợi nhuận sau thuế của công ty cũng tăng 67,98% so với năm trước
tương ứng với 6.681 triệu đồng.
2.2. Thực trạng hiệu quả quản lý ngân quỹ tại công ty
2.2.1. Thực trạng quản lý ngân quỹ tại công ty
a, Các khoản dự trữ, phải thu phải trả
Công tác quản lý ngân quỹ của công ty dựa vào dự biến động của tài khoản tiền
mặt, tiền gửi ngân hàng, và các tài khoản có liên quan như tài khoản theo dõi các khoản
phải thu,phải trả…
Bảng 2.2. Các khoản dự trữ, phải thu, phải trả 2012- 2013 ……
Đơn vị:Triệu đồng
Khoản mục Năm 2012 Năm 2013 Bình quân
1.Các khoản phải thu 21.000 20.568 20.784
2.Các khoản phải trả 42.157 62.101 52.129
3.Dự trữ 9.398 16.041 12.720
( Nguồn: Phòng Tài chính- Kế toán công ty Cổ phần May 2 Hải Phòng )
Dựa vào bảng tổng hợp doanh thu, chi phí ta có:
- Tổng doanh thu năm 2013: 170.145 triệu đồng
- Giá vốn hàng bán năm 2013: 138.166 triệu đồng
Độ dài chu kì dự trữ được tính như sau :
Vòng quay hàng dự trữ = Giá vốn hàng bán

Dự trữ bình quân
365
Độ dài chu kì dự trữ =
Số lần dự trữ
Tổng doanh thu tiêu thụ
Vòng quay khoản phải thu = …
16
Mức thu tiền BQ trong năm

Độ dài chu kì chờ thu tiền = …365 ngày
Số lần chờ thu tiền………
Độ dài chu kì kinh doanh = Chu kì dự trữ + Chu kì chờ thu tiền
Độ dài chu kì trả tiền :
Sồ lần trả tiền =
Giá vốn hàng bán
Mức trả tiền BQ trong năm
Độ dài chu kỳ trả tiền =
365 ngày
Số lần trả tiền
Chu kì tiền mặt = Chu kì kinh doanh – Chu kì trả tiền
Thay số vào ta có :
- Vòng quay hàng dự trữ: 10,86 vòng
- Độ dài chu kì dự trữ: 33,6 ngày
- Vòng quay các khoản phải thu : 8,2 vòng
- Độ dài chu kì chờ thu tiền : 44,5 ngày
- Độ dài chu kì kinh doanh: 78,1 ngày
- Số lần trả tiền: 8,9 lần
- Độ dài chu kì trả tiền: 41 ngày
- Chu kì tiền mặt: 37,1 ngày
Như vậy, chu kì tiền mặt của công ty chiếm khoảng 47,5% trong chu kì kinh
doanh tương đương với 41 ngày, tức là phải mất trung bình khoảng 41 ngày để có thể
chuyển từ tài sản sang tiền mặt. Như vậy, đòi hỏi công ty cần phải có những biện pháp
nâng cao hiệu quả quản lý ngân quỹ và để đảm bảo khả năng thanh toán của công ty
trong vòng 41 ngày ( tương đương với gần tháng rưỡi). Các nhà quản lý tài chính trong
công ty cần thiết phải lập kế hoạch quản lý ngân quỹ cụ thể để sao cho từ khi trả tiền
cho nhà cung cấp đến khi thu được tiền của khách hàng.
b, Trước hết, để lập được kế hoạch tài trợ và sử dụng ngân quỹ, ta cần xem xét về
thực trạng vận động của các khoản thực thu và thực chi của công ty trong thời gian
qua.

17
Bảng 2.3. Bảng cân đối kế toán tóm tắt của công ty năm 2011-2013
Nội dung Năm 2011
( Trđ )
Năm 2012
( Trđ )
Năm 2013
( Trđ )
Chênh lệch
Số tiền (Trđ)
Chênh lệch (%)
2012/2011 2013/2012 2012/2011 2013/2012
Tài sản lưu động 20.259 34.985 40.530 14.726 5.545 72,69 15,85
Tiền 840 597 2 168 -243 1.571 -28,93 263,15
Đầu tư dài hạn 35.314 43.107 70.729 7.793 27.622 22,07 64,08
Các khoản phải thu 11.621 21.000 20.568 9.379 -432 80,71 -2,05
Dự trữ 6.493 9.398 16.041 2.905 6.643 44,74 70,69
Tài sản lưu động khác 1.303 3.989 1.752 2.686 -2.237 206,14 -56,08
Nợ ngắn hạn 18.708 32.607 43.674 13.899 11.067 74,29 33,94
Nợ dài hạn đến hạn trả 7.183 9.076 18.427 1.893 9.351 26,35 103,03
Vay ngắn hạn 8.456 8.601 10.268 145 1.667 1,71 19,38
Phải trả người bán 2.042 13.112 12.743 11.070 -369 542,12 -2,81
Phải trả CNV 3.800 6.729 12.444 2.929 5.715 77,08 84,93
Phải trả,nộp khác 3.878 1.082 1.301 -2.796 219 -72,1 20,24
Tài sản cố định 23.189 30.925 63.727 7.736 32.802 33,36 106,07
Nợ dài hạn 6.003 7.920 17.282 1.917 9.362 31,93 118,21
Khấu hao TSCĐ 3.319 3.307 4.908 -12 1.601 -0,36 48,41
Vốn chủ sở hữu 29.681 36.408 49.158 6.727 12.750 22,66 35,02
(Nguồn: Phòng Tài chính- Kế toán công ty Cổ phần May 2 Hải Phòng)


18
Từ bảng cân đối kế toán trên ta thấy, các khoản phải thu của năm 2012 so với
năm 2011 tăng 9.379 triệu đồng tương ứng với 80,71. Trong năm 2013 đã có chính
sách tín dụng chưa hợp lý khiến thu được ít các khoản nợ của khách hàng làm giảm
được lượng tiền mặt so với năm 2012 là 432 triệu đồng, tương ứng với giảm đi 2,05%.
Nợ phải trả, nộp khác của công ty năm 2012 so với năm 2011 giảm đi 2.796
triệu đồng tương ứng với giảm 72,1% , như vậy dự trữ được 2.796 triệu đồng.
Dự trữ năm 2012 so với năm 2011 tăng 2.905 triệu đồng tương ứng với tăng
44,74%. Qua bảng cân đối kế toán, trong năm 2012 tổng số các khoản phải trả người
bán là 13.112 triệu đồng, đến năm 2013 giảm xuống còn 12.743 triệu đồng, như vậy
không phải trì hoãn các khoản phải trả cho người bán và làm tăng một lượng tiền mặt
là 369 triệu đồng.
Để tài trợ cho việc sử dụng nguồn của mình, trong năm 2013 số vay ngắn hạn
đạt mức 10.268 triệu đồng ứng với tăng 19,38% so với mức vay ngắn hạn năm 2012 là
8.601triệu đồng, tức là công ty đã tăng cường vay ngắn hạn do vậy mức tiền mặt tăng
thêm là 1.667 triệu đồng. Công ty vẫn tiếp tục tăng các khoản mục tài sản của mình.
Năm 2012, tài sản lưu động khác đạt mức 3.989 triệu động so với năm 2011 là 1.303
triệu đồng tức là tăng đầu tư tài sản lưu động lên 2.686 triệu đồng tương ứng với mức
tăng là 206,14%.
Mặt khác mức trích khấu hao năm 2012 đạt 3.307 triệu đồng, so với năm 2011
đã giảm 12 triệu đồng tương ứng với giảm 0,36% tuy nhiên sang năm 2013 đạt 4.908
triệu đồng, tăng so với năm 2012 là 1.601triệu đồng tương ứng với tăng 48,41%.
c, Phân tích sự biến động tăng giảm ngân quỹ tại công ty năm 2011- 2013
19
Bảng 2.4. Phân tích sự biến động tăng giảm ngân quỹ năm 2011- 2013
Đơn vị :Triệu đồng
Các nguồn 2012/ 2011 2013/ 2012 Sử dụng nguồn 2012 / 2011 2013/ 2012
1.Giảmcác khoản phải
thu


-

432
1.Trả các khoản nợ dài hạn đến hạn
1.893 9.351
2.Giảm dự trữ
-

-
2.Giảm các khoản phải trả, phải nộp khác
2.796

-
3.Giảm TSCĐ (Nguyên
giá ) - -
3.Giảm các khoản phải trả người bán
- 369
4.Tăng các khoản nợ
khác
- - 4.Trả nợ gốc vay dài hạn 1.917 9.362
5.Trì hoãn các khoản phải
trả
- - 5.Giảm vay ngắn hạn - -
6.Giảm các khoản đầu tư
dài hạn
- - 6.Đầu tư dài hạn 7.793 27.622
7.Tăng vay ngắn
hạn
145 1.667 7.Tăng các khoản phải thu 9.379 -
8.Khấu hao -12 1.601 8.Giảm các khoản nợ khác - -

9.Lợi nhuận sau thuế 5.518 6.681 9.Đầu tư TSCĐ 7.736 32.802
Tống các nguồn tiền 5.651 10.381 Tổng số sử dụng tiền mặt 35.514 79.506
( Nguồn: Phòng Tài chính- Kế toán công ty Cổ phần May 2 Hải Phòng)

20
Trong năm 2012, công ty vay ngắn hạn là 8.601 triệu đồng so với năm 2011 là
8.456 triệu đồng, như vậy công ty đã tăng khoản vay lên 145 triệu đồng. Khoản nợ dài
hạn đến hạn phải trả trong năm 2012 là 9.076 triệu đồng so với năm 2011 là 7.183
triệu đồng tức là công ty phải trả thêm 1.893 triệu đồng. Đồng thời, cũng trả được các
khoản nợ phải trả cho người bán và phải nộp khác với con số tương ứng là 13.112
triệu đồng và1.082 triệu đồng. Mặt khác, trong năm 2011 công ty thanh toán được
khoản nợ dài hạn là 6.003 triệu đồng so với năm 2012 là 7.920 triệu đồng tức là công
ty đã trả được 1.917 triệu đồng.
Năm 2012, công ty cũng tích cực đầu tư dài hạn. Năm 2012 đầu tư 43.107 triệu
đồng so với năm 2011 đầu tư 35.314 triệu đồng tức là đã đầu tư thêm 7.793 triệu đồng,
điều này có nghĩa là công ty đã dùng tiền mặt của mình để tài trợ đầu tư dài hạn với số
tiền tăng thêm là 7.793 triệu đồng.
Trong năm 2013, việc sử dụng tiền mặt chủ yếu trả khoản nợ dài hạn khi đến
hạn là 18.427 triệu đồng. Đồng thời sử dụng tiền mặt vào khoản mục tăng khoản phải
thu do năm 2013 khoản phải thu đạt 20.568 triệu đồng so với năm trước là năm 2012
đạt 21.000 triệu đồng, tức là bị giảm đi một số lượng tiền mặt là 432 triệu đồng.
Tài sản cố định năm 2012 là 30.925 triệu đồng, so với năm 2011 là 23.189 triệu
đồng, tức là tăng thêm 7.736 triệu đồng tương ứng với tăng 33,36%. Năm 2013, công
ty tiếp tục đầu tư tài sản cố đinh lên đến 63.726 triệu đồng, tăng 32.081 triệu đồng so
với năm trước tương ứng với tăng 106,07%, tăng rất nhiều. Qua việc phân tích bảng
cân đối kế toán, ta cũng phân tích được sự biến động tăng giảm ngân quỹ năm 2011-
2013 đã cho ta biết trong nhưng năm qua, công ty sử dụng nguồn như thế nào? có
những nguồn tài trợ nào? Mức tồn quỹ biến động qua các năm ra sao?
21
2.2.2. Hiệu quả quản lý ngân quỹ tại công ty

a, Khả năng hoạt động có liên quan đến hiệu quả quản lý ngân quỹ
Bảng 2.5. Vòng quay tiền
Đơn vị : Vòng
Nội dung Công thức Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Vòng quay
tiền
DT tiêu thụnăm
Tiền + CK ngắn hạn
85.46 69.45 57.09
(Nguồn: Phòng kế toán – Tài chính công ty May 2 Hải Phòng)
Phân tích bảng trên ta thấy tình hình sản xuất kinh doanh của công ty sẽ có
chiều hướng tăng lên trong thời gian tới. Vòng quay tiền cao nhất là năm 2011 với
85.46 vòng, sang năm 2012 đạt mức 69.45 vòng, và năm 2012 đạt mức 57.09 vòng.
Như vậy qua 3 năm, tiền mặt được quay vòng nhanh dần, năm 2013 số tiền được mặt
được quay vòng nhanh nhất.
b, Khả năng chi trả của công ty
Bảng 2.6. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng chi trả
Đơn vị: %
Chỉ tiêu Công thức Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
1.Khả năng thanh
toán nhanh
TSLĐ – TS dự trữ
Nợ ngắn hạn
0,736 0,785 0,561
2.Khả năng thanh
toán hiện hành
TSLĐ
Nợ ngắn hạn
1,083 1,073 0,928
3.Khả năng thanh

toán tức thời
Ngânquỹ
Nợ đến hạn
0,318 0,368 0,459
(Nguồn : Phòng kế toán – tài chính công ty CP May 2 Hải Phòng)
Thông qua tính toán các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán hiện hành, ta có
thể thấy được chỉ tiêu này qua các năm đều lớn hơn 1, riêng năm 2013 thấp hơn so với
2 năm trước. Vì vậy có thể thấy khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty là không
cao mà chỉ đạt ở mức trung bình.
Tuy các khoản nợ ngắn hạn được đảm bảo nhưng với mức độ không chắc chắn,
khi xét đến khả năng thanh toán nhanh và khả năng thanh toán tức thời , ta thấy mức
độ đảm bảo cho các khoản nợ là thấp.
c, Mối quan hệ giữa vốn lưu động ròng và nhu cầu vốn lưu động ròng
……… Bảng 2.7. Mối quan hệ giữa vốn lưu động ròng và nhu cầu vốn
lưu động ròng
Đơn vị: Triệu đồng
22
Nội dung Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
1.Vốn lưu động ròng= TSLĐ – nguồn
ngắn hạn
1.551 2.378 -3.144
2.Nợ ngắn hạn 18.708 32.607 43.674
3.Nhu cầu vốn lưu động
ròng = Tồn kho + Các
khoản phải thu – Nợ
ngắn hạn
-594 -2.209 -7.065
4.Dự trữ và các khoản PT 18.114 30.398 36.609
(Nguồn: Phòng Kế Toán- Tài Chính công ty CP May 2 Hải Phòng)


23
Qua bảng phân tích trên ta thấy, vốn lưu động ròng năm 2012 chiếm cao nhất
là 2.378 triệu đồng , năm 2013 vốn lưu động ròng nhỏ hơn 0 tức là công ty không có
đủ các quỹ để đáp ứng nợ ngắn hạn trưởng thành cũng như các chi phí vận hành sắp
tới. Tỷ lệ trên cho thấy tài sản cố định được tài trợ bởi nguồn chưa ổn định, đồng nghĩa
với việc doanh nghiệp gặp bất lợi về khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn khi
các khoản này đến hạn .
Có thể thấy nhu cầu vốn lưu động ròng của công ty qua các năm là âm tức là việc
đảm bảo giữa nguồn vốn của doanh nghiệp là chưa cân đối. Phần còn lại của nợ ngắn
hạn được sử dụng tài trợ cho ngân quỹ, toàn bộ phần dự trữ và các khoản phải thu
được tài trợ bởi nợ ngắn hạn, vì vậy khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của
công ty phải phụ thuộc vào tiêu thụ hàng dự trữ và thu hồi các khoản phải thu.
d, Tỷ lệ dự trữ trên vốn lưu động ròng
Bảng 2.8. Tỷ lệ dự trữ trên vốn lưu động ròng năm 2011- 2013
Đơn vị: %
Nội dung Công thức Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Tỷ lệ dữ trữ
trên vốn
lưu động ròng
Dự trữ
Vốn lưu động ròng 4,19 3,95 -5,1
(Nguồn:Phòng Kế Toán- Tài Chính công ty CP May 2 Hải Phòng )
Quả bảng trên ta thấy, năm 2011 tỷ lệ dự trữ là 4,19, năm 2013 tỷ lệ này có xu
hướng giảm xuống còn 3,95, tuy nhiên đến năm 2013 đã giảm xuống nhiều còn -5,1.
Có thể thấy, việc thanh toán nợ ngắn hạn năm 2011, 2012 được đảm bảo ở mức cao.
Tuy nhiên năm 2012 việc thanh toán gặp bất lợi . Vì vậy công ty nên tăng số lượng dự
trữ và giảm nợ ngắn hạn.
e, Khả năng dự phòng những biến động bất thường
Bảng 2.9. Các khoản dự phòng qua 3 năm 2011- 2013
Đơn vị : Triệu đồng

Nội dung Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
1.Quỹ dự phòng tài chính 163 581 581
2. Quỹ dự phòng trợ cấp mất
việc làm
1.179 1.156 1.144
3.Quỹ dự phòng phải thu
ngắn hạn khó đòi
880 1.225 1.225
4.Quỹ đầu tư phát triển 1.633 2.280 16.524
5.Quỹ khen thưởng và
phúc lợi
1.682 1.595 2.350
(Nguồn : Phòng Kế toán – Tài chính công ty Cổ phần May 2 Hải Phòng)

24
Qua bảng trên ta thấy ,quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm đều được dự trữ
nhiều nhất qua 3 năm. Quỹ dự phòng tài chính dự trữ thấp nhất. Cụ thể , năm 2011 quỹ
khen thưởng phúc lợi dự trữ nhiều nhất là 1.682 triệu đồng chiếm khoảng 30,38%
tổng các quỹ dự phòng, trong khi đó quỹ dự phòng tài chính chỉ dự trữ 163 triệu động
ứng với chiểm khoảng 2,94%. Năm 2012, 2013 vẫn duy trì với mức quỹ đầu tư phát
triển là cao nhất và quỹ dự phòng tài chính là thấp nhất. Do sự chênh lệch lớn nên có
thể nói hiệu quả sự dụng quỹ nhàn rỗi trong công ty chưa cao. Vì phần quỹ dự phòng
trợ cấp mất việc làm, quỹ dự phòng phải thu khó đòi, quỹ đầu tư phát triển và quỹ
khen thưởng phúc lợi nhàn rỗi nhiều, trong khi quỹ dự phòng tài chính lại rất thấp.
Nếu hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đang thiếu vốn thì việc dự phòng các
khoản này phải được xem xét lại.
2.3. Đánh giá thực trạng hiệu quả quản lý ngân quỹ tại công ty
2.3.1. Những kết quả đạt được
* Góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty.
Lợi nhuận của công ty tăng liên tục qua 3 năm, do nâng cao hiệu quả kinh doanh

tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty được cải thiện.
* Đảm bảo khả năng thanh toán hiện thời
Khả năng thanh toán của công ty hiện nay đạt ở mức trung bình nhưng trong
thời gian tới nếu vẫn tiếp tục duy trì cơ cấu dùng các tài sản có tính thanh toán không
cao (dự trữ, các khoản phải thu) để đảm bảo thanh toán cho nợ ngắn hạn là điều đáng
lo ngại, đòi hỏi phải có những biện pháp kịp thời.
* Ổn định nguồn tài trợ cho ngân quỹ
- Các biện pháp tài trợ cho ngân quỹ hiện nay được công ty sử dụng là vay ngắn
hạn ngân hàng .
- Nguồn tài trợ cho công ty hầu hết là từ các ngân hàng thương mại, đó là nguồn
chi phí không rẻ cho việc trì hoãn các khoản phải trả và phải nộp cụ thể.
- Các khoản phải trả phải nộp khác là nguồn thu khá lớn để tài trợ cho ngân quỹ
của công ty.
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân
a, Hạn chế
* Khả năng dự phòng cho hàng dự trữ thấp
Khả năng thanh toán của công ty thấp do hàng dự trữ ít, nếu hàng dự trữ bị
giảm giá thì sẽ ảnh hưởng rất nghiêm trọng tới tổng tài sản và khả năng thanh toán.
25

×