Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

quy trình nhập khẩu lô hàng ắc-quy xe máy đường biển bằng container từ indonexia về việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (382.03 KB, 44 trang )

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: Đoàn Trọng Hiếu
LỜI MỞ ĐẦU
Đất nước đang chuyển mình cùng sự phát triển của nền kinh tế thế giới, năm 2012 là
đánh dấu bước phát triển mới của nền kinh tế nước ta. Sự kiện gia nhập WTO đã tạo một
bước ngoặt mới cho nền kinh tế quốc gia, một năm đnash dấu những cơ hội mới đồng thời
cũng là những thánh thức mới. Cùng với quá trình toàn cầu hóa, khu vực hóa, tự do hóa
thương mại, Việt Nam đã và đang hứa hẹn nhiều cơ hội đầu tư mới cho các doanh nghiệp
trong và ngoài nền kinh tế.Giao nhận hàng hóa là một lĩnh vực góp phần thích lũy ngoại tệ,
đơn giản hóa các thủ tục làm cho hoạt động lưu thông hàng hóa diễn ra nhanh chóng, liên tục
đảm bảo hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp được thuận lợi, đồng thời cũng góp phần
tăng thêm mối quan hệ với các nước khác trên thế giới. Với xu hướng toàn cầu hóa như hiện
nay, hoạt động ngoại thương có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế thế giới cũng
như quốc gia. Ngoại thương là một lĩnh vực có liên quan chặt chẽ với nhiều hoạt động khác
như: Ngân hàng trong quá trình thanh toán, vận chuyển hàng hóa với các công ty giao nhận,
công ty bảo hiểm. Do đó, hoạt động ngoại thương phát triển là thúc đẩy hoạt động giao nhận
quốc tế phát triển theo. Ngoại thương và giao nhận là hai lĩnh vựa có mối quan hệ mật thiết
gắn bó với nhau, công ty giao nhận có thể đóng vai trò là người chủ hàng ủy nhiệm để giao
hàng lên tàu hoặc cũng có thể là người nhận nhập khẩu. Mối một quốc gia có điều kiện, có
những khó khăn thuận lợi khác nhau. Do vậy trước khi tiến hành hoạt động các công ty giao
nhận cũng như công ty xuất nhập khẩu cần tìm hiểu rõ những đặc trung nhất định đó để có
phương hướng các làm đảm bảo cho hoạt đọng của doanh nghiệp mình có hiệu quả.
Biết rõ tầm quan trọng của việc nắm vững các quy trình thủ tục của quá trình nhập
khẩu hàng hóa, em đã xin thực tập tại công ty TNHH dịch vụ logicstic Delta để trau dồi thêm
kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm thực tế của mình
Trong quá trình thực tập, em sẽ mô tả toàn bộ quy trình làm thủ tục nhập khẩu một lô
hàng ắc-quy xe máy từ thị trường Indonexia về Việt Nam . Nội dung của bài báo cáo thực tập
tốt nghiệp này gồm 3 chương chính:
Chương 1: Cơ sở lý luận về giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu
Chương 2: Giới thiệu chung về công ty TNHH DELTA
Chương 3 : Quy trình nhập khẩu lô hàng ắc-quy xe máy đường biển bằng container từ
Indonexia về Việt Nam


SV : Đoàn Ngọc Anh Trang 1
Lớp : KTN51-DC2
MSV: 41430
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: Đoàn Trọng Hiếu
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIAO NHẬN
HÀNG HÓA XNK
I. Giao nhận và người giao nhận
1. Giao nhận
Theo quy tắc mẫu của FIATA về dịch vụ giao nhận, dịch vụ giao nhận được định
nghĩa như là bất ký loại dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, bốc xếp,
đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như cũng như các dịch vụ tư vấn hay có liên quan đến
các dịch vụ trên, kể cả các vấn đề hải quan, tài chính, mua bảo hiểm, thanh toán, thu thập
chứng từ liên quan đến hàng hoá. Theo luật thương mại Việt nam thì Giao nhận hàng hoá là
hành vi thương mại, theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá nhận hàng từ người gửi,
tổ chức vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan
để gioa hàng cho người nhận theo sự uỷ thác của chủ hàng, của người vận tải hoặc của người
giao nhận khác.
Nói một cách ngắn gọn, giao nhận là tập hợp những nghiệp vụ, thủ tục có liên quan đến quá
trình vận tải nhằm thực hiện việc di chuyển hàng hóa từ nơi gửi hàng (người gửi hàng) đến
nơi nhận hàng (người nhận hàng). Người giao nhận có thể làm các dịch vụ một cách trực tiếp
hoặc thông qua đại lý và thuê dịch vụ của người thứ ba khác.
Doanh nghiệp giao nhận là doanh nghiệp là doanh nghiệp kinh doanh các loại dịch vụ
giao nhận hàng hóa bao gồm doanh nghiệp giao nhận vận tải hàng hóa trong nước và doanh
nghiệp giao nhận vận tải hàng hóa quốc tế
2. Các loại dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế
- Dịch vụ thay mặt người gửi hàng ( người xuất khẩu)
- Dịch vụ thay mặt người nhận hàng ( người nhập khẩu)
- Dịch vụ giao nhận hàng hóa đặc biệt
- Những dịch vụ khác
3. Vai trò của người giao nhận trong thương mại quốc tế

Ngành giao nhận vận tải phát triển tất yếu kéo theo sự phát triển hệ thống kết cấu hạ
tầng cơ sở, đặc biệt là các công trình kết cấu hạ tầng trực tiếp phục vụ cho giao nhận vận tải
như bến cảng, hệ thống đường giao thông
Trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước cùng với sự tác động của tự do
hóa thương mại quốc tế, các hoạt động giao nhận vận tải ngày một tăng trưởng mạnh, góp
phần tích lũy ngoại tệ, đẩy mạnh giao lưu kinh tế, nối liền các hoạt động kinh tế giữa các khu
SV : Đoàn Ngọc Anh Trang 2
Lớp : KTN51-DC2
MSV: 41430
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: Đoàn Trọng Hiếu
vực trong nước, giữa các nước với nước ngoài làm cho nền kinh tế phát triển nhịp nhàng cân
đối
Người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa vừa là một nhà vận tải đa phương thức, vừa là
nhà tổ chức, nhà kiến trúc sư của vận tải. Họ phải lựa chọn phương tiện, người vận tải thích
hợp, tuyến đường thích hợp có hiệu quả kinh tế nhất và đứng ra trực tiếp vận tải hay tổ chức
thu xếp quá trình vận tải của toàn chặng với nhiều loại phương tiện vận tải khác nhau như tàu
thủy, máy bay, ôtô… vận chuyển qua nhiều nước và chịu trách nhiệm trực tiếp với chủ hàng.
Vì vậy chủ hàng chỉ cần gõ một cửa, ký một hợp đồng vận tải với người giao nhận nhưng
hàng hoá được vận chuyển kịp thời, an toàn với giá cước hợp lý từ cửa kho xuất khẩu tới cửa
kho nhà nhập khẩu, tiết kiệm được thời gian, giảm chi phí vận chuyển và nâng cao được tính
cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường quốc tế. Sự phát triển của dịch vụ giao nhận hàng hoá
ở một nước gắn liền với sự phát triển vận tải ở nước đó
Phát triển kinh doanh dịch vụ giao nhận vận tải quốc tế có một ý nghĩa hết sức quan
trọng, góp phần đẩy nhanh tốc độ giao lưu hàng hoá xuất nhập khẩu với các nước trên thế
giới, tạo điều kiện đơn giản hoá chứng từ, thủ tục thương mại, hải quan và các thủ tục pháp lý
khác, hấp dẫn các bạn hàng có quan hệ kinh doanh với các doanh nghiệp trong nước, làm cho
sức cạnh tranh của hàng hoá trong nước trên thị trường quốc tế tăng đáng kể và tạo điều kiện
cho đất nước có thêm được nguồn thu ngoại tệ, cải thiện một phần cán cân tài chính của đất
nước. Có thể nói việc phát triển dịch vụ giao nhận vận tải hàng hoá quốc tế gắn liền với sự
phát triển kinh tế của nước đó.

Trước đây người giao nhận chỉ làm đại lý (agent) thực hiện một số công việc do các
nhà XNK ủy thác như xếp dỡ, lưu kho hàng hóa, làm các thủ tục giấy tờ, lo liệu vận tải nội
địa, thủ tục thanh toán tiền hàng…
Song cùng với sự phát triển của thương mại quốc tế và tiến bộ kỹ thuật trong ngành
vận tải mà dịch vụ giao nhận cũng được mở rộng hơn. Ngày nay người giao nhận đóng vai trò
quan trọng trong thương mại và vận tải quốc tế. Người giao nhận không chỉ làm các thủ tục
hải quan hoặc thuê tàu mà còn cung cấp dịch vụ trọn gói về toàn bộ quá trình vận tải và phân
phối hàng hoá. Người giao nhận đã làm những chức năng sau đây:
- Môi giới hải quan (custom broker): Người giao nhận thay mặt người xuất khẩu, nhập
khẩu để khai báo, làm thủ tục hải quan hay môi giới hải quan
- Làm đại lý (agent): Người giao nhận nhận uỷ thác từ chủ hàng hoặc từ người chuyên
chở để thực hiện các công việc khác nhau như nhận hàng, giao hàng, lập chứng từ thanh
toán…trên cơ sở hợp đồng uỷ thác
Người giao nhận khi là đại lý:
SV : Đoàn Ngọc Anh Trang 3
Lớp : KTN51-DC2
MSV: 41430
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: Đoàn Trọng Hiếu
+ Nhận uỷ thác từ một chủ hàng để lo những công việc giao nhận hàng hoá XNK, làm
việc để bảo vệ lợi ích của chủ hàng, làm trung gian giữa người với người vận tải, người vận
tải với người nhận hàng, người bán với người mua.
+ Hưởng hoa hồng và không chịu trách nhiệm về tổn thất của hàng hoá, chỉ chịu trách
nhiệm về hành vi của mình chứ không chịu trách nhiệm về hành vi của người làm thuê cho
mình hay cho chủ hàng
- Lo liệu chuyển tải và tiếp gửi hàng hoá (transshipment and on carriage)
Khi hàng hoá phải chuyển tải hoặc quá cảnh qua nước thứ ba, người giao nhận sẽ lo
liệu thủ tục quá cảnh hoặc tổ chức chuyển tải hàng hoá từ phương tiện vận tải này sang
phương tiện vận tải khác hoặc giao hàng đến tay người nhận
- Lưu kho hàng hóa ( warehousing):
Trong trường hợp phải lưu kho hàng hóa trước khi xuất khẩu hoặc sau khi nhập khẩu,

người giao nhận sẽ lo liệu việc đó bằng phương tiện của mình hoặc thuê người khác và phân
phối hàng hoá nếu cần
- Người gom hàng ( cargo consolidator)
Trong vận tải hàng hoá bằng container, dịch vụ gom hàng là không thể thiếu được
nhằm biến hàng lẻ thành hàng nguyên để tận dụng sức chở của container và giảm cước phí
vận tải. Khi là người gom hàng, người giao nhận có thể đóng vai trò là người chuyên chở
hoặc chỉ là đại lý
- Người chuyên chở ( carrier)
Ngày nay, trong nhiều trường hợp, người giao nhận đóng vai trò là người chuyên chở,
tức là người giao nhận trực tiếp ký hợp đồng vận tải với chủ hàng và chịu trách nhiệm các
chuyên chở hàng hoá từ một nơi này đến một nơi khác.Người giao nhận đóng vai trò là người
thầu chuyên chở nếu anh ta ký hợp đồng mà không trực tiếp chuyên chở.Dù là người chuyên
chở gì thì vẫn phải chịu trách nhiệm về hàng hoá. Trong trường hợp này, người giao nhận
phải chịu trách nhiệm về hàng hoá trong suốt hành trình không những về hành vi lỗi lầm của
mình mà cả những người mà anh ta sử dụng và có thể phát hành vận đơn
- Người kinh doanh VTĐPT ( multimodal transport operator- MTO)
Trong trường hợp người giao nhận cung cấp dịch vụ vận tải đi suốt hoặc còn gọi là vận
tải từ cửa đến cửa thì người giao nhận đóng vai trò là người kinh doanh VTĐPT (MTO).
MTO thực chất là người chuyên chở, thường là chuyên chở theo hợp đồng và phải chịu trách
nhiệm đối với hàng hoá
SV : Đoàn Ngọc Anh Trang 4
Lớp : KTN51-DC2
MSV: 41430
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: Đoàn Trọng Hiếu
Với nhiều chức năng như vậy, người giao nhận thường được coi là “ kiến trúc sư của
vận tải” vì người giao nhận có khả năng tổ chức quá trình vận tải một cách tốt nhất, an toàn
nhất và tiết kiệm nhất.
4. Địa vị pháp lý của người giao nhận
Địa vị pháp lý của người giao nhận ở các nước khác nhau được quy định không giống
nhau

- Tại các nước theo luật tập tục (common law) địa vị pháp lý dựa trên khái niệm về đại
lý. Người giao nhận lấy danh nghĩa của người uỷ thác để giao dịch cho công việc của người
uỷ thác
Hoạt động của người giao nhận khi đó phụ thuộc vào những quy tắc truyền thống về
đại lý như việc phải mẫn cán khi thực hiện nhiệm vụ của mình, phải trung thực với người uỷ
thác, tuân theo những chỉ dẫn hợp lý của người uỷ thác, mặt khác được hưởng những quyền
bảo vệ và giới hạn trách nhiệm phù hợp với vai trò của một đại lý
- Tại các nước có luật dân sự( Civil law) thì địa vị pháp lý, quyền lợi và nghĩa vụ của
những người giao nhận giữa các nước có khác nhau. Thông thường những người giao nhận ở
những nước đó lấy danh nghĩa của mình giao dịch cho công việc của người uỷ thác, họ vừa là
người uỷ thác vừa là đại lý. Đối với người uỷ thác (người nhận hàng hay người gửi hàng) họ
được coi là đại lý của người uỷ thác và đối với người chuyên chở thì họ lại là người uỷ thác
5. Quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của người giao nhận
*) Điều kiện kinh doanh chuẩn
Điều kiện kinh doanh chuẩn là các điều kiện kinh doanh do FIATA soạn thảo, trên cơ
sở đó là chuẩn mực, là điều kiện tối thiểu cho các quốc gia, các tổ chức giao nhận dựa vào đó
để thực hiện các công việc giao nhận, đồng thời là cơ sở để các quốc gia lập các điều kiện
riêng cho phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của mình
Về cơ bản nó gồm những nội dung sau:
- Người giao nhận phải thực hiện sự uỷ thác với sự chăm lo cần thiết nhằm bảo vệ lợi
ích cho khách hàng
- Thực hiện sự uỷ thác của khách hàng cho việc thu xếp tất cả các điều kiện có liên
quan để tổ chức vận chuyển hàng hoá đến tay người nhận theo sự chỉ dẫn của khách hàng
- Người giao nhận không chịu trách nhiệm và không đảm bảo về việc hàng hoá sẽ đến
địa điểm đích vào một ngày nhất định mà người giao nhận chỉ thực hiện công việc của mình
một cách mẫn cán hợp lý trong việc lựa chọn, tổ chức vận chuyển để hàng hóa tới địa điểm
đích một cách nhanh nhất
SV : Đoàn Ngọc Anh Trang 5
Lớp : KTN51-DC2
MSV: 41430

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: Đoàn Trọng Hiếu
- Người giao nhận chỉ chịu trách nhiệm về các tổn thất và thiệt hại xảy ra đối với hàng
hoá thuộc về lỗi lầm hay sai sót thuộc về chính bản thân mình hay người làm công cho mình.
Người giao nhận không phải chịu trách nhiệm về những tổn thất do bên thứ 3 gây lên nếu họ
chứng tỏ được họ đã thực sự chăm chỉ, cần mẫn trong việc lựa chọn và chỉ định bên thứ 3.
*) Quyền hạn và nghĩa vụ của người giao nhận
- Chăm sóc chu đáo đối với hàng hoá mà người giao nhận được uỷ thác để tổ chức vận
chuyển, đồng thời người giao nhận phải thực hiện mọi sự chỉ dẫn có liên quan đến hàng hoá
- Nếu người giao nhận là một đại lý thì người giao nhận phải hành động theo sự uỷ
thác của bên giao đại lý
- Người giao nhận không chịu trách nhiệm về những tổn thất bị gây nên bởi lỗi lầm
của bên thứ 3 như người vận chuyển, bốc xếp, bảo quản… được ký kết bằng các hợp đồng
phụ
- Trường hợp người giao nhận là người uỷ thác thì ngoài các trách nhiệm như là một
đại lý nói trên thì người giao nhận còn phải chịu trách nhiệm về hành vi sơ suất của bên thứ 3
gây lên mà người giao nhận đã sử dụng để thực hiện hợp đồng
- Trong hợp đồng vận tải đa phương thức thì người giao nhận đóng vai trò là một bên
chính khi thu gom hàng lẻ để gửi ra nước ngoài hay là người tự tổ chức vận chuyển trong
trường hợp này thì người giao nhận đóng vai trò như một đại lý hay người uỷ thác
- Trong các văn bản pháp luật của Việt Nam có quy định khá rõ ràng, chẳng hạn như
người giao nhận không phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại, tổn thất gồm:
+ Do lỗi của khách hàng hay người được khách hàng uỷ thác
+ Do lỗi của khách hàng hay người được khách hàng giao cho thực hiện bốc xếp bảo
quản hàng hoá
+ Do khuyết tật của hàng
+ Do trường hợp bất khả kháng
+ Trách nhiệm của người giao nhận trong mọi trường hợp không vượt quá giá trị của
hàng hoá tại địa điểm đích
+ Người giao nhận sẽ không được miễn trách nếu không chứng minh được những tổn
thất thiệt hại không phải do lỗi của mình gây lên.

II. Quy trình giao nhận chung hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển
1. Đối với hàng xuất khẩu
a. Đối với hàng hóa phải lưu kho, lưu bãi của cảng
Việc giao hàng gồm 2 bước lớn: chủ hàng ngoại thương (hoặc người cung cấp trong
nước) giao hàng xuất khẩu cho cảng, sau đó cảng tiến hành giao hàng cho tàu.
SV : Đoàn Ngọc Anh Trang 6
Lớp : KTN51-DC2
MSV: 41430
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: Đoàn Trọng Hiếu
*) Giao hàng XK cho cảng:
- Giao Danh mục hàng hoá XK ( Cargo List) và đăng ký với phòng điều độ để bố trí kho bãi
và lên phương án xếp dỡ
- Chủ hàng liên hệ với phòng thương vụ để ký kết hợp đồng lưu kho, bốc xếp hàng hoá với
cảng
- Lấy lệnh nhập kho và báo với hải quan và kho hàng,
- Giao hàng vào kho, bãi của cảng.
*) Giao hàng XK cho tàu:
- Chuẩn bị trước khi giao hàng cho tàu:
+ Kiểm nghiệm, kiểm dịch (nếu cần), làm thủ tục hải quan
+ Báo cho cảng ngày giờ dự kiến tàu đến (ETA), chấp nhận Thông báo sẵn sàng
+ Giao cho cảng Danh mục hàng hoá Xk để cảng bố trí phương tiện xếp dỡ. Trên cơ sở Cargo
List này, thuyền phó phụ trách hàng hoá sẽ lên Sơ đồ xếp hàng ( Cargo plan)
+ Ký hợp đồng xếp dỡ với cảng,
- Tổ chức xếp và giao hàng cho tàu.
+ Trước khi xếp phải vận chuyển hàng từ kho ra cảng, lấy lệnh xếp hàng, ấn định số máng
xếp hàng, bố trí xe và công nhân và người áp tải (nếu cần)
+ Tiến hành giao hàng cho tàu. Việc xếp hàng lên tàu do công nhân cảng làm. Hàng sẽ được
giao cho tàu dưới sự giám sát của đại diện của hải quan. Trong quá trình giao hàng, nhân viên
kiểm đếm của cảng phải ghi số lượng hàng giao vào Final Report. Phía tàu cũng có nhân viên
kiểm đếm và ghi kết quả vào Tally Sheet.

+ Khi giao nhận một lô hoặc toàn tàu, cảng phải lấy Biên lai thuyền phó (Mate’s Receipt) để
lập vận đơn.
Sau khi xếp hàng lên tàu, căn cứ vào số lượng hàng đã xếp ghi trong Tally Sheet, cảng sẽ lập
Bản tổng kết xếp hàng lên tàu (General Loading Report) và cùng ký xác nhận với tàu. Ðây
cũng là cơ sở để lập B/L.
- Lập bộ chứng từ thanh toán.
Căn cứ vào hợp đồng mua bán và L/C, cán bộ giao nhận phải lập hoặc lấy các chứng từ cần
thiết để tập hợp thành bộ chứng từ thanh toán, xuất trình cho ngân hàng để thanh toán tiền
hàng.
Bộ chứng từ thanh toán theo L/C thường gồm: B/L. hối phiếu, hoá đơn thương mại, giấy
chứng nhận phẩm chất, Giấy chứng nhận xuất xứ, phiếu đóng gói, giấy chứng nhận trọng
lượng, số lượng
- Thông báo cho người mua về việc giao hàng và mua bảo hiểm cho hàng hoá nếu cần.
SV : Đoàn Ngọc Anh Trang 7
Lớp : KTN51-DC2
MSV: 41430
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: Đoàn Trọng Hiếu
- Thanh toán các chi phí cần thiết cho cảng như chi phí bốc hàng, vận chuyển, bảo quản, lưu
kho.
- Tính toán thường phạt xếp dỡ, nếu có.
b. Đối với hàng không phải lưu kho, lưu bãi của cảng
Ðây là các hàng hoá XK do chủ hàng ngoại thương vận chuyển từ các kho riêng của
mình hoặc từ phương tiện vận tải của mình để giao trực tiếp cho tàu. Các bước giao nhận
cũng diễn ra như đối với hàng qua cảng. Sau khi đã đăng ký với cảng và ký kết hợp đồng xếp
dỡ, hàng cũng sẽ được giao nhận trên cơ sở tay ba ( cảng, tàu và chủ hàng). Số lượng hàng
hoá sẽ được giao nhận, kiểm đếm và ghi vào Tally Sheet có chữ ký xác nhận của ba bên.
c. Đối với hàng xuất khẩu đóng trong container
*) Nếu gửi hàng nguyên (FCL)
- Chủ hàng hoặc người người được chủ hàng ủy thác điền vào booking
note và đưa cho đại diện hãng tàu để xin kí cùng danh mục hàng hóa

- Sau khi đăng kí booking note, hãng tàu sẽ cấp lệnh giao vỏ container để
chủ hàng mượn
- Chủ hàng lấy container rỗng về địa điểm đóng hàng của mình
- Mời đại diện hải quan kiểm nghiệm, kiểm dịch, giám định…
- Chủ hàng vận chuyển và giao container cho tàu tai CY quy định
- Sau khi cont đã xếp hàng lên tàu thì mang MR để đổi lấy vận đơn
*) Nếu gửi hàng lẻ (LCL)
- Chủ hàng gửi booking note cho hãng tàu hoặc đại lý của hãng tàu, cung
cấp cho họ những thông tin cần thiết về hàng XK. Sau khi bookinh note được chấp
nhận, chủ hàng sẽ thỏa thuận với hãng tàu về ngày giờ, địa điểm giao nhận hàng
- Chủ hàng hoặc người được chủ hàng ủy thác mang hàng đến giao cho
người chuyên chở hoặc đại lý tai CFS hoặc ICD quy định
- Các chủ hàng mời đại diện hải quan kiểm tra, kiểm hóa, giám sát việc
đóng hàng vào cont của người chuyen chở hoặc người gom hàng.
- Người chuyên chở cấp biên lai nhận hàng hoặc một vận đơn chung chủ
- Người chuyên chở xếp cont lên tàu và vận chuyển đến nơi đến
2. Đối với hàng nhập khẩu
a. Đối với hàng hóa phải lưu kho, lưu bãi tại cảng
*) Cảng nhận hàng từ tàu
- Dỡ hàng và nhận hàng từ tàu( do cảng làm)
- Lập các giấy tờ cần thiết trong quá trình giao nhận
SV : Đoàn Ngọc Anh Trang 8
Lớp : KTN51-DC2
MSV: 41430
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: Đoàn Trọng Hiếu
- Đưa hàng về kho bãi cảng
*) Cảng giao hàng cho các chủ hàng
- Khách hàng gửi đến công ty qua đường bưu điện hoặc qua hãng vận tải các giấy tờ
gồm:
+ Tờ khai hải quan điện tử

+ Bill of lading
+ Giấy báo hàng đến
+ Giấy giới thiệu của khách hàng
- Sau đó, nhân viên giao nhận sẽ mang giấy giới thiệu của khách hàng tới các đại lý
mà khách hàng gửi chứng từ để nhận những chứng từ còn lại.
- Kiểm tra giấy tờ, xác định cảng mà hàng nhập về.
+ Sắp xếp hồ sơ, chứng từ, bố trí phương tiện vận tải… đến cảng làm thủ tục nhận
hàng và vận chuyển về địa điểm khách hàng yêu cầu.
+ Chủ hàng đoáng phí lưu kho, phí xếp dỡ và lấy biên lai
+ Chủ hàng mang biên lai nộp phí, 3 bản D/O cùng hóa đơn và phiếu đoàng gói đến
văn phòng quản lý tàu tại cảng để ký xác nhận D/O và tìm vị trí hàng, tại đây lưu 1 bản D/O
+ Chủ hàng mang 2 bản D/O còn lại đến bộ phận kho vận để làm phiếu xuất kho. Bộ
phận này giữ 1 D/O và làm 2 phiếu xuất kho cho chủ hàng.
+ Làm thủ tục hải quan qua các bước sau:
Xuất trình và nộp các giấy tờ:
• Tờ khai hàng NK
• Giấy phép nhập khẩu
• Bản kê chi tiết
• Lệnh giao hàng của người vận tải
• Hợp đồng mua bán ngoại thương
• Một bản chính và một bản sao vận đơn
• Giấy chứng nhận xuất xứ
• Giấy chứng nhận phẩm chất hoặc kiểm dịch nếu có
• Hóa đơn thương mại
…………
Hải quan kiểm tra chứng từ
Kiểm tra hàng hóa
Tính và thông báo thuế
SV : Đoàn Ngọc Anh Trang 9
Lớp : KTN51-DC2

MSV: 41430
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: Đoàn Trọng Hiếu
Chủ hàng kí nhận vào giấy thông báo thuế( có thể nộp thuế trong vòng 30 ngày) và xin
chứng nhận hoàn thành thủ tục hải quan
+ Sau khi hải quan xác nhận “hoàn thành thủ tục hải quan” chủ hàng có thể mang ra
khỏi cảng và chở về kho riêng
b. Đối với hàng không phải lưu kho, bãi tại cảng
Trong trường hợp này, chủ hàng hoặc người được chủ hàng ủy thác ra giao nhận trực
tiếp với tàu
- Để có thể tiến hành dỡ hàng, 24 giờ trước khi tàu đến vị trí hoa tiêu, chủ hàng phải
trao cho cảng một số chứng từ.
+ Bản lược khai hàng hóa( 2 bản)
+ Sơ đồ xếp hàng( 2 Bản)
+ Chi tiết hầm hàng( 2 bản)
+ Hàng quá khổ, quá nặng( nếu có)
- Chủ hàng xuất trình vận đơn gốc cho đại diện của hãng tàu
- Trực tiếp nhận hàng từ tàu và lập các chứng từ cần thiết trong quá trình nhận hàng
như:
+ Biên bản giám định hầm tàu( lập trước khi dỡ hàng) nhằm quy trách nhiệm cho tàu
về những tổn thất xảy ra sau này.
+ Biên bản dỡ hàng (COR) đối với tổn thất rõ rệt
+ Thư dự kháng (LOR) đối với tổn thất rõ rệt.
+ Bản kết toán nhận hàng với tàu (ROROC).
+ Biên bản giám định
+ Giấy chứng nhận hàng thiếu

- Khi dỡ hàng ra khỏi tàu, chủ hàng có thể đưa về kho riêng để mời hải quan kiểm hóa.
Nếu hàng không có niêm phong cặp chì phải mời hải quan áp tải về kho.
- Làm thủ tục hải quan.
- Chuyên chở về kho hoặc phân phối hàng hóa

c. Hàng nhập bằng container
*) Nếu là hàng nguyên ( FCL)
- Khi nhận được thông báo hàng đến thì chủ hàng mang vận đơn gốc và giấy giới thiệu
của cơ quan đến hãng tàu để lấy D/O
- Chủ hàng mang D/O đến hải quan làm thủ tục và đăng kí kiểm hóa (chủ hàng có thể
đề nghị đưa cả container về kho riêng hoặc ICD để kiểm tra hải quan nhưng phải trả vỏ
container đúng hạn nếu không sẽ bị phạt)
SV : Đoàn Ngọc Anh Trang 10
Lớp : KTN51-DC2
MSV: 41430
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: Đoàn Trọng Hiếu
- Sau khi hoàn thành thủ tục hải quan, chủ hàng phải mang bộ chứng từ nhận hàng
cùng D/O đến văn phòng quản lý tàu tại cảng để xác nhận D/O.
- Lấy phiếu xuất kho và nhận hàng
*) Nếu là hàng lẻ (LCL)
Chủ hàng mang vận đơn gốc hoặc vận đơn gom hàng đến hãng tàu hoặc đại lý của
người gom hàng để lấy D/O, sau đó nhận hàng tại CFS quy định và làm các thủ tục như trên.
CHƯƠNG 2 : GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH DELTA
I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH DELTA
1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty:
SV : Đoàn Ngọc Anh Trang 11
Lớp : KTN51-DC2
MSV: 41430
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: Đoàn Trọng Hiếu
Ngày 14 tháng 6 năm 2004, Công ty được thành lập tại Hà nội với 4 nhân viên, chủ yếu làm
hàng không tại sân ban Nội bài.
- Ngày 24 tháng 2 năm 2005, thành lập văn phòng đại diện tại cảng Hải phòng để làm hàng
biển tại đây. Đến ngày 23 tháng 10 năm 2010, văn phòng đại diện được nâng cấp thành chi
nhánh tại Hải phòng nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển tại đây.
- Tháng 12 năm 2006, Công ty được công nhận là thành viên chính thức của Hiệp hội giao

nhận vận tải Việt nam (VIFFAS), nay là Hiệp hội doanh nghiệp logistics Việt nam. Đến tháng
2 năm 2007, Công ty được công nhận là thành viên chính thức của Hiệp hội giao nhận quốc tế
(FIATA).
- Ngày 25 tháng 1 năm 2007, thành lập chi nhánh tại TP. Hồ Chí Minh để tiếp cận thị
trường logistics tại đây và bắt đầu cung ứng dịch vụ trên toàn quốc. Đến nay, chi nhánh HCM
đang cung cấp cả ba dịch vụ cốt lõi là giao nhận, vận tải và kho bãi.
- Tháng 2 năm 2008, thành lập văn phòng đại diện tại Bình dương để thực hiện công tác
sales và marketing và đến ngày 20 tháng 1 năm 2012, nâng cấp thành chi nhánh nhằm đáp
ứng nhu cầu phát triển dịch vụ và khách hàng tại đây.
- Ngày 22 tháng 8 năm 2008, thành lập văn phòng đại diện tại Bắc Ninh để thực hiện công
tác sales và marketing tại đây.
- Đến ngày 15 tháng 10 năm 2012, Công ty thành lập một công ty thành viên là Công ty
TNHH MTV Vận tải Delta với mục tiêu quản lý hoạt động vận tải như một dịch vụ độc lập.
- Ngày 03 tháng 10 năm 2012, thành lập văn phòng đại diện tại Hải Dương để thực hiện
công tác sales và marketing tại đây.
- Tháng 1 năm 2013, thành lập văn phòng giao dịch tại sân bay Nội bài.
- Công ty cũng được công nhận là Đại lý hải quan tại Hà nội (27/3/2009), Hồ Chí Minh
(13/4/2009), Bình Dương (04/6/2013) và Hải Phòng (04/7/2013).
2.Thông tin thêm về công ty
* Giám đốc : Trần Đức Nghĩa
* Tên công ty : CÔNG TY TNHH DELTA
* Tên giao dịch : DELTA INTERNATIONAL COMPANY LIMITED
* Tên viết tắt : DELTA INTERNATIONAL CO., LTD
SV : Đoàn Ngọc Anh Trang 12
Lớp : KTN51-DC2
MSV: 41430
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: Đoàn Trọng Hiếu
* Trụ sở chính : Tầng 5, tòa nhà Zodiac, đường Duy Tân, quận Cầu Giấy, Hà Nội, Việt
Nam
* Điện thoại: (84) 4 3556 3356 Fax (84) 4 3556 3369

* Email :
3. Chức năng , mục tiêu và nhiệm vụ của công ty :
3.1. Chức năng :
Giao nhận hàng hoá đến các cảng đến và nơi đến trên thế giới.
Mở hàng nguyên Cont và hàng lẻ hàng tuần.
Làm thủ tục khai hải quan, xuất khẩu, nhập khẩu.
Giao hàng door to door.
Vận chuyển hàng nội địa bằng đường biển, hàng không đến mọi địa điểm trong nước.
Giao dịch với các cơ quan nhà nước như Hải quan, Thuế, Ngân hàng … để thực hiện các
nghiệp vụ kinh doanh XNK, và đăng ký nộp thuế, vay vốn.
Được yêu cầu các cơ quan bảo vệ pháp luật, quản lý nhà Nước và Công Ty bảo vệ đảm
nhiệm các quyền và các nhiệm vụ cần thiết để công ty hoạt động có hiệu quả, thực hiện các
nhiệm vụ của Nhà nước theo luật định.
3.2. Nhiệm vụ
- Kinh doanh xuất nhập khẩu và hoạt động thương mại trong phạm vi ngành nghề được ghi
trong giấy phép kinh doanh của công ty.
- Chấp hành nghiêm chỉnh các chế độ, chính sách quy định của nhà nước và chính quyền địa
phương nơi đặt công ty.
- Giám đốc công ty có trách nhiệm xây dựng và ban hành quy chế tổ chức hoạt động của
công ty, làm đầy đủ các thủ tục để kinh doanh.
- Tích cực chủ động trong việc tăng vốn hoạt động. Nghiên cứu, thực hiện các biện pháp cần
thiết nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng kinh doanh, dịch vụ, mở rộng thị trường trong
nước và quốc tế, từng bước tăng dần hiệu quả kinh doanh.
3.3. Mạng lưới giao nhận hàng hoá, bạn hàng và đối thủ cạnh tranh :

Thị trường giao nhận hàng hoá của công ty phân bố khắp các tỉnh trong và ngoài nước như
ở Châu Âu, Châu Á.

Bạn hàng của Công ty rất đông đảo. Đó là các công ty có nhu cầu vận chuyển qua đường
biển, đường hàng không và các dịch vụ về xuất nhập khẩu. Trong đó, khách hàng lớn nhất và

thường xuyên của công ty là: công ty Vật tư – Tổng công ty thuỷ sản, công ty TNHH Hợp
Tấn, công ty Thiên Mã, công ty Vĩnh Nguyên, …
SV : Đoàn Ngọc Anh Trang 13
Lớp : KTN51-DC2
MSV: 41430
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: Đoàn Trọng Hiếu

Cho tới nay, công ty DELTA đã có quan hệ đại lý với nhiều hãng tàu lớn như MISC HCM,
China Shipping, dongnama, K-Line, Wan Hai, Hanjin, NYK, …… Cùng các hãng bay như
China Airline, Thai Cargo, Vietnam Airline, ….
Đối thủ cạnh tranh của công ty là các Công ty dịch vụ giao nhận trên cả nước. Công ty phải
cạnh tranh gay gắt về giá cả, cước phí vận chuyển. Công ty phải lựa chọn một mức giá thích
hợp, dịch vụ tốt để tạo niềm tin, uy tín để thu hút khách hàng và cạnh tranh lại các công ty
giao nhận khác.

II. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY:
1.Sơ đồ tổ chức:
2. Nhân sự chủ chốt :
- Trần Đức Nghĩa : Giám đốc
+ Excutive MBA , University of Hawai’i
+ 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giao nhận
- Dương Lạc An : Phó giám đốc
+ Excutive MBA candidate, Viện công nghệ Châu Á
+ Trên 10 năm trong lĩnh vực giao nhận
- Đinh Phạm Tri
+ MBA, Northern Arizona University
+ Trên 15 kinh nghiệm trong lĩnh vực giao nhận
- Yoichi Takasu, Trưởng phòng Sales/Marketing
+ Cử nhân Luật, ĐH Waseda, Nhật bản
+ Chuyên quản lý và bán hàng trong lĩnh vực dịch vụ

III. TÌNH HÌNH, HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY:
SV : Đoàn Ngọc Anh Trang 14
Lớp : KTN51-DC2
MSV: 41430
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: Đoàn Trọng Hiếu
1. Tình hình kinh doanh của trong những năm gần nay:
Vì mới thành lập và tham gia vào thị trường từ năm 2002, nên mục tiêu chính của công ty
trong thời gian qua là bước đầu xâm nhập, làm quen với thị trường, tìm kiếm khách hàng mới
và gia tăng nhanh thị phần. Do vậy, từ những mối quan hệ với các bạn hàng sẵn có ở khắp nơi
trên thế giới, trong thời gian qua DELTA đảm nhận vận chuyển được một khối lượng hàng
hóa rất đáng kể và đã thực sự có chỗ đứng khá vững chắc trên thị trường giao nhận hàng hóa
quốc tế ở Việt Nam.
2. Các loại hình dịch vụ kinh doanh của công ty :
2.1 Thủ tục hải quan
Từ ngày đầu thành lập, Delta đã bắt đầu cung cấp cho khách hàng dịch vụ khai thuê hải
quanvới loại hình hàng gia công và sản xuất xuất khẩu. Đến nay, Delta đã tích lũy được rất
nhiều kinh nghiệm với loại hình tờ khai này sau nhiều năm làm việc.
Đến năm 2008, Delta bắt đầu làm việc với loại hình nhập đầu tư. Cung cấp dịch vụ khai
thuê hải quan ở loại hình tờ khai này đã giúp Delta tiếp cận được với nhiều nhà đầu tư nước
ngoài tại Việt nam, đặc biệt là các khách hàng Nhật bản. Đến nay, Delta đã có hơn 10 khách
hàng Nhật bản trên toàn quốc, hoạt động chủ yếu ở các khu công nghiệp trong nhiều lĩnh vực
như điện, điện tử, nhựa …
Đến nay, Delta đã có trên 30 nhân viên được Tổng cục Hải quan Việt nam cấp chứng chỉ
khai thuế hải quan với tỷ lệ hơn 30% trên tổng số nhân viên. Đây là tỷ lệ nhân viên có chứng
chỉ khai thuê hải quan cao nhất trên toàn quốc, đảm bảo năng lực cung cấp dịch vụ khai thuê
hải quan ở tất cả các loại hình tờ khai.
2.2 Vận tải nội địa
Từ khi thành lập, Delta cung cấp dịch vụ vận tải thông qua việc mua ngoài dịch vụ của các
đối tác vận tải. Chúng tôi ý thức đầy đủ rằng khả năng phát triển và quản lý đối tác là yếu tố
quyết định đến chât lượng cũng như giá cả dịch vụ mà chúng tôi cung cấp cho khách hàng.

Đến tháng 8 năm 2010, Delta đã thành lập đội xe riêng của mình tại Bình Dương và tháng
11 năm 2010, tại Bắc Ninh, để bắt đầu cung ứng dịch vụ vận tải cho khách hàng với tư tách là
một người vận tải đích thực. Việc thành lập đội xe riêng đã giúp Delta cung cấp dịch vụ vận
tải cho khách hàng với chất lượng dịch vụ cao hơn và giá cả cạnh tranh.
Đến nay, Delta đã có đội xe bao gồm xe tải thùng kín từ 1.25 tấn đến 9.9 tấn và đầu kéo
container. Toàn bộ phương tiện vận tải của chúng tôi đều được gắn thiết bị định vị (GPS)
nhằm quản lý và khai thác tốt nhất cũng như đảm bảo an toàn hàng hóa chuyên chở và cung
cấp thông tin chuyển tải chính xác cho khách hàng khi có yêu cầu.
SV : Đoàn Ngọc Anh Trang 15
Lớp : KTN51-DC2
MSV: 41430
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: Đoàn Trọng Hiếu
Với việc thành lập và nắm 100% vốn tại Công ty TNHH MTV Vận tải Delta từ ngày 15
tháng 10 năm 2012, dịch vụ vận tải của Delta đang từng bước được tách ra hoạt động độc lập.
Điều này sẽ đảm bảo cho việc cung cấp dịch vụ vận tải sẽ chuyên nghiệp hơn và qui mô dịch
vụ sẽ lớn hơn trong tương lai.
2.3 Kho bãi
Từ tháng 11 năm 2010, Delta bắt đầu cung cấp dịch vụ thuê kho tại Bình dương. Đây là
bước đi quan trọng hướng đến việc cung ứng dịch vụ quản lý chuỗi cung ứng. Dich vụ thuê
kho của Delta được cung cấp trên cơ sở thuê ngoài những kho có sẵn đáp ứng nhu cầu của
khách hàng về chất lượng và vị trí. Căn cứ vào các yêu cầu cụ thể của khách hàng về quản lý
hàng tồn kho, Delta đầu tư phương tiện và nhân lực để vận hành kho.
Trong những năm qua, Delta đã thành lập và vận hành thành công nhiều trung tâm lưu trữ,
phân phối hàng hóa cho các khách hàng khác nhau tại Bình Dương, Đồng Nai và Hải Phòng
với tổng diện tích kho đã triển khai lên đến hàng chục ngàn m2, phục vụ các khách hàng như
viễn thông, sản xuất, phân phối, thi công công trình …
Cho đến nay, Delta đã tích lũy được những kiến thức, kỹ năng cần thiết trong lĩnh vực kho
bãi cũng như có được nhân sự có trình độ, đảm bảo cho Công ty sẵn sàng triển khai dịch vụ
kho bãi đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
2.4 Hàng dự án

Từ năm 2008, Delta đã bắt đầu cung cấp dịch vụ khai thuê hải quan, vận chuyển, nâng hạ và
các dịch vụ phụ trợ cho các dự án đầu tư tại Việt nam. Tiêu biểu trong các dự án Delta đã thực
hiện là dự án thành lập mới hai mạng điện thoại tại Việt nam, Vietnamobile và Gtel Mobile và
dự án thành lập nhà máy chế tạo linh kiện máy biến thế của ABB tại khu công nghiệp Tiên
Sơn, Bắc Ninh. Ở những dự án này, Delta chịu trách nhiệm toàn bộ về thủ tục hải quan, các
thủ tục chuyên ngành theo luật định, công tác vận chuyển, bốc xếp và di chuyển máy móc
thiết bị vào vị trí lắp đặt.
Điều quan trọng nhất trong làm hàng dự án chính là năng lực tư vấn cho chủ đầu tư về các
giải pháp và khả năng lập kế hoạch thực hiện công việc. Điều này nhằm đảm bảo cho dự án
được thực hiện đúng tiến độ và tránh những chi phí phát sinh.
2.5 Vận tải quốc tế
Những nhân sự chủ chốt của Delta có nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực vận
tải quốc tế và có đủ năng lực để tư vấn cho khách hàng về những vấn đề liên quan đến các yêu
cầu vận tải quốc tế. Chúng tôi cũng có mạng lưới đối tác ở hầu khắp các thị trường vận tải
chính của Việt nam như châu Âu, Bắc Mỹ, châu Á và Nhật bản để đáp ứng các nhu cầu về
vận tải quốc tế của khách hàng.
SV : Đoàn Ngọc Anh Trang 16
Lớp : KTN51-DC2
MSV: 41430
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: Đoàn Trọng Hiếu
IV . Quy trình giao nhận tại công ty DELTA
Sau khi người xuất khẩu giao hàng cho người chuyên chở (Shipping
Lines) tại nước xuất khẩu, đại lý của công ty DELTA ở nước ngoài (tại cảng xếp
hàng - Port of Loading) gửi về một thông báo gọi là Shippment Advise ( S/A)
thông báo trước cho công ty DELTA những chi tiết liên quan đến những lô hàng
nhập về như : tên hàng, chuyến tàu, ngày dự kiến tàu đi ( Estimated time of
Depature), ngày dự kiến tàu đến ( Estimated time of Arrival), House Bill of
Loading (H.B/L), Master Bill of Loading (M.B/L)…. Sau đó, trước khi tàu về,
đại lý này gửi toàn bộ chứng từ của lô hàng, trong đó có M.B/L về cho công ty
DELTA. Nhân viên giao nhận của công ty DELTA thực hiện các công việc sau:

1. Chuẩn bị chứng từ:
Khi tàu sắp vào, đại lý của công ty DELTA ở nước ngoài (nước xuất khẩu) sẽ gửi chứng
từ có liên quan đến lô hàng nhập khẩu & người nhận hàng. Bộ phận giao nhận lần lượt tiến
hành các bước sau:
- Thu thập tất cả các chứng từ ( M.B/L, H.B/L, Manifest ) có liên quan đến lô hàng đã
được thông báo đến để sắp xếp theo từng số vận tải đơn (Bill of Loading – B/L).
- Đối chiếu tất cả các chi tiết thể hiện trên B/L , Manifest & điện giao hàng (Telex
Release) của từng lô hàng, nếu phát hiện thấy có sai sót hay không khớp nhau giữa các chứng
từ thì phải điện đến hỏi đại lý gửi hàng ngay. Trường hợp thời gian quá gấp rút mà vẫn chưa
có điện trả lời từ phía đại lý thì tùy trường hợp xin ý kiến cấp trên hoặc yêu cầu khách hàng
làm công văn chỉnh sửa chứng từ trước khi tàu vào.
- Truy cập tất cả các số điện thoại, số fax để thông báo ngày tàu đến, quan trọng là thông
báo với các khách hàng là Forwarder gửi bảng liệt kê hàng hóa và tên người nhận thực tế
đính kèm (Attached List) có đóng dấu đại lý của họ
2. Chuẩn bị lệnh giao hàng:
- Dùng bộ Manifest để đánh lệnh giao hàng, các chi tiết thể hiện trên lệnh giao hàng phải
khớp với chi tiết thể hiện trên Manifest đã trình với hải quan.
- Khi đánh lệnh giao hàng phải chú ý số ngày có gía trị trên lệnh. Đối với container khô
(Dry Container) ngày lệnh có gía trị được tính là 07 ngày kể từ ngày tàu cập cảng. Đối với
container chứa hàng quá khổ, hàng cồng kềnh thì được tính là 03 ngày kể từ ngày tàu cập
cảng. Riêng đối với container lạnh (Reefer Container) thì trên lệnh giao hàng phải thể hiện
phí lưu bãi tính từ ngày tàu cập cảng.
SV : Đoàn Ngọc Anh Trang 17
Lớp : KTN51-DC2
MSV: 41430
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: Đoàn Trọng Hiếu
- Đến hãng tàu nhận lệnh giao hàng, vận tải đơn, manifest… Toàn bộ chứng từ này được
photo và phân theo từng bộ cho từng khách hàng, bộ chứng từ này sẽ được giao cho khách
hàng khi họ đến nhận lệnh. Như vậy các chứng từ của công ty DELTA cấp cho khách
hàng bao gồm:

- 04 lệnh giao hàng (Delivery Order : D/O)
- 01 bộ manifest có đóng dấu HQ (nếu khách hàng có yêu cầu)
- 01 Master Bill of Loading (M.B/L)
- 01 House Bill of Loading ( H.B/L)
- 01 bản photo lệnh giao hàng của hãng tàu. ( D/O)
- 01 bản photo điện giao hàng (nếu có)
Tất cả các chứng từ phải được đóng dấu mộc của công ty DELTA
3. Phát hành lệnh giao hàng:
+ Để phát hành lệnh giao hàng cho khách hàng công ty DELTA yêu cầu khách hàng phải xuất
trình giấy giới thiệu, giấy báo nhận hàng, nộp H.B/L (nếu là Original B/L). Cần chú ý các
H.B/L mà phần Consignee thể hiện là có ký hậu của Ngân hàng hoặc của Shipper thì phải
kiểm tra đầy đủ trước khi giao lệnh giao hàng.
+ Trường hợp người nhận hàng không có H.B/L, chỉ có thư bảo đảm, thư cam kết của Ngân
hàng sẽ nộp lại H.B/L khi họ nhận được, thì cần kiểm tra thật kỹ nội dung. Chỉ khi thư đảm
bảo của Ngân hàng thật rõ ràng & hợp lý thì mới phát lệnh giao hàng.
+ Đối với lô hàng mà đại lý cảng bốc hàng cho phép giao hàng theo điện B/L Express thì phải
thu giấy giới thiệu hoặc chứng minh nhân dân của khách hàng.
+ Trường hợp khách hàng thông báo lô hàng họ đã nhận được điện Surrendered từ phía đại lý
tại cảng xếp hàng và yêu cầu được lệnh theo điện này thì công ty DELTA phải xem xét ngày,
giờ bức điện được gửi, tên người gửi điện, đồng thời liên hệ đại lý tại cảng xếp hàng để xác
nhận điện Surrendered. Khi đó, nếu Original B/L đã được Surrendered, đại lý sẽ gửi điện giải
phóng hàng (Telex Release). Lúc đó , ta có thể phát lệnh giao hàng cho khách hàng.
+ Yêu cầu khách hàng ký nhận lệnh giao hàng, kiểm tra và thu cước vận chuyển (nếu có).
Trường hợp chứng từ đại lý gửi thể hiện Prepaid thì giao lệnh giao hàng bình thường. Nhưng
nếu thể hiện Collect thì phải thu thêm cước đầy đủ trước khi phát lệnh giao hàng.
+ Trường hợp khi khách hàng đến nhận lệnh giao hàng thường xin đóng dấu hãng tàu trên
bảng copy H.B/L mà họ đã phê sẵn. Lúc này cần chú ý kiểm tra kỹ những chi tiết trên bảng
B/L copy của họ trước khi đóng dấu để phòng trường hợp khách hàng tự ý chỉnh sữa trên B/L.
+ Trường hợp cước Collect mà khách hàng muốn thanh toán bằng chuyển khoản thì lệnh giao
hàng chỉ được giao cho khách hàng khi tiền đã được chuyển vào tài khoản theo thông báo của

SV : Đoàn Ngọc Anh Trang 18
Lớp : KTN51-DC2
MSV: 41430
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: Đoàn Trọng Hiếu
phòng tài vụ. Trường hợp tàu chưa cập cảng mà khàch hàng muốn trả cước Collect trước bằng
chuyển khoản, thì vẫn có thể ghi hóa đơn cho khách hàng và cũng giao lệnh giao hàng khi đã
được báo chuyển khoản, sau đó mới giao hóa đơn cho khách hàng.
4. Xuất hàng bằng đường không, đường biển:
- Nhận thông tin từ người gửi hàng.
- Thương lượng giá với người gửi hàng được thực hiện từ customer service
tính bằng USD/kg.
- Fax cho người gửi hàng lịch tàu, tờ Shipper’s Letter of Instruction (mẫu này
do forwarder phát hành).
- Liên hệ với shipping lines và book chỗ, yêu cầu họ fax ngay lệnh giao vỏ
container rỗng (FCL) hoặc lệnh đóng hàng (đối với hàng LCL), booking
note/shipping note.
- Fax lệnh giao vỏ rỗng/lệnh đóng hàng và shipping note nếu có yêu cầu cho
người gửi hàng. Nếu có thể, cấp nhãn HAWB hoặc nhãn Sea-Air của
forwarder để dán lên các kiện hàng trước khi xếp hàng vào container.
- Liên hệ với người gửi hàng xin số container, số seal và kiểm tra chi tiết
hàng.
- Yêu cầu khách hàng cung cấp 01 packinglist, 01 commerciall invoice, 01
export lience, 01 inspection certificate (nếu có), 01 healthy certificate (nếu
có), 01 fumigination certificate (nếu có), Animals anytary certificate (nếu có)
để cho đại lý tại điểm chuyển tải (transit point) bằng fax hoặc là email.
- Căn cứ vào chi tiết bản nháp chứng từ vận tải hỗn hợp (combined transport
document: CTD, O.B/L.
- Khi nhận được bản fax của O.B/L từ shipping lines, phải kiểm tra tên đại lý
theo lệnh của đại lý, cảng dỡ hàng tại điểm chuyển tải. Luôn yêu cầu
shipping lines phát hành cho mình Transhipment Advice và Telex Release

khi container đến.
- Chuẩn bị các chứng từ cần thiết khác gồm có: Sea-Air freight pre-Advice,
Cargo manifest, hoá đơn (Invoice/ Credit note). Nếu cước trả trước làm hoá
đơn thu tiền cước ngừơi gửi hàng, ghi có cho đại lý nơi đến.
- Fax Sea-Air Freight Pre-Advice, CTD và O.B/L (nếu cần), packing list và
commercial invoice, export licence và các chứng từ cần thiết khác.
SV : Đoàn Ngọc Anh Trang 19
Lớp : KTN51-DC2
MSV: 41430
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: Đoàn Trọng Hiếu
- Chuẩn bị 1 bì thư để gửi cho đại lý nơi đến bằng Airmail: CTD và O.B/L,
hoá đơn ghi nợ, ghi có các chứng từ cần thiết khác như :packing list,
commercial invoice, export licence, certificate of origin… đã nhận từ người
gửi hàng.
- Photo các chứng từ cần thiết .
- Hoàn tất hồ sơ lưu trữ.
- Trả lời fax đối với vấn đề liên quan đến Operation.
- Hỗ trợ bộ phận sales & customer service tìm kiếm khách hàng hoặc thông tin
để làm sales lead.
5. Nhập hàng bằng đường không, Đường biển:
o Chuyên trách về giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường không và
đường biển.
 NHẬP HÀNG BẰNG ĐƯỜNG BIỂN:
- Nhận thông tin từ đại lý của forwarder ở nước ngoài bằng fax, liên hệ với
người nhận hàng bằng điện thoại, thông báo cho họ các chi tiết về lô hàng
thật đầy đủ.
- Chuẩn bị các giấy tờ thật cần thiết cho một lô hàng gồm có:
Giấy báo nhận hàng, giấy uỷ quyền (do forwarder phát hành), hoá đơn thu
cước (nếu cước trả sau).
- Liên hệ với shipping lines để nắm bắt tình hình về lô hàng và/hoặc bổ sung

thêm tên người giao hàng thực sự ở Notify Party trên cargo manufest, O.B/L,
shipping mark và trên lệnh giao hàng (D/O) trước khi tàu đến cảng.
- Liên hệ với shipping lines và nếu OB/L của lô hàng đã được đại lý nơi đi
 Surrendered  cho shipping lines thì xuất trình giấy giới thiệu của
forwarder để nhận hồ sơ nhận hàng .
- Photocopy toàn bộ các hứng tứ trên cho mục đích lưu trữ.
- Yêu cầu người nhận hàng xuất trình các bản gốc H.B/L, giấy chứng minh
nhân dân, giấy giới thiệu hoặc xác nhận của ngân hàng (nếu là theo lệnh của
ngân hàng), thu cước vận chuyển hàng từ người nhận hàng nếu là collect.
- Photocopy các chứng từ cần thiết.
- Hoàn tất hồ sơ để lưu trữ .
SV : Đoàn Ngọc Anh Trang 20
Lớp : KTN51-DC2
MSV: 41430
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: Đoàn Trọng Hiếu
- Trả lời fax và các vấn đề có liên quan đến operation.
 NHẬP HÀNG BẰNG ĐƯỜNG KHÔNG:
- Nhận thông tin từ đại lý của forwarder từ nước ngoài bằng fax, email.
- Liên hệ trước bằng điện thoại với những người nhận hàng, thông báo với
họ về lô hàng với các chi tiết đầy đủ.
- Chuẩn bị các chi tiết đầy đủ cho một lô hàng gồm có: giấy giới thiệu của
Forwarder, giấy báo nhận hàng, hoá đơn thu cước (nếu cước trả sau).
- Liên hệ với nhân viên Việt Nam Airlines và xuất trình giấy giới thiệu để
nhận chứng tư (bì thư kèm theo chuyến bay do đại lý tại nơi gửi đi.
- Photocopy toàn bộ các chứng từ trên nhằm mục đích lưu trữ .
- Yêu cầu người nhận hàng xuất trình giấy chứng minh nhân dân, giấy giới
thiệu hoặc giấy xác nhận của ngân hàng, thu cuớc vận chuyển từ người nhận
hàng nếu cước trả sau à giao toàn bộ hồ sơ cho người gửi hàng và yêu cầu họ
ký nhận.
- Photo các chứng từ cần thiết.

- Hoàn tất hồ sơ để lưu trữ.
- Trả lời fax đối với vấn đề liên quan đến operation.
- Hỗ trợ bộ phận sales & customer service tìm kiếm khách hàng hoặc
thông tin để làm sales lead.
6. Một số lưu ý:
Một số khách hàng muốn được nhận hàng tại cảng mà họ yêu cầu lúc hàng vẫn chưa chất
lên tàu (Feeder) tại cảng chuyển tải thì yêu cầu khách hàng cung cấp ít nhất là số Container
hoặc M.B/L (nếu có), sau đó điện đến cảng chuyển tải yêu cầu họ xác nhận sẽ sắp xếp
container này lên tàu về đúng cảng khách hàng yêu cầu.
Chú ý những lô hàng mà giấy báo fax đi đã lâu nhưng vẫn chưa có người nhận lấy
hàng. Trong trường hợp này, công ty DELTA phải chủ động gọi điện nhắc nhở, ghi lại tên
người đã liên hệ, ngày tháng đã điện nhắc nhở, tránh sự tranh chấp về sau.
Trên giấy báo tàu đến, nếu những lô hàng được thông báo cước “Collect” hoặc có điện
giao hàng thì phải báo cùng lúc trên giấy báo nhận hàng để khách hàng có thời gian chuẩn bị.
Thông thường trước khi tàu đến, khách hàng sẽ gọi điện thoại xin thông tin về lô hàng của họ,
cùng lúc nên yêu cầu họ cung cấp bản fax về chi tiết lô hàng (Bill of Loading cùng với số điện
SV : Đoàn Ngọc Anh Trang 21
Lớp : KTN51-DC2
MSV: 41430
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: Đoàn Trọng Hiếu
thoại, tên người cần liên hệ …) để tiện cho việc làm chứng từ manifest, hay gửi thông báo
nhận hàng mà ít mất thời gian truy tìm.
V. QUI TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN TẠI CÔNG TY DELTA:
1. Quy trình thủ tục hải quan nhập hàng:
Thời hạn làm thủ tục: Trong thời hạn 30 ngày kể từ khi hàng đến cửa khẩu dỡ hàng
được thể hiện trên tờ khai hàng hóa (Cargo Manifest) thì doanh nghiệp nhập khẩu phải tiến
hành làm thủ tục hải quan. Nếu quá hạn 30 ngày sẽ bị phạt, quá hạn 06 tháng sẽ bị giải toả
theo dạng hàng tồn đọng không chủ (sau khi thông báo nhiều lần chủ hàng vẫn không đến
nhận hải quan sẽ kiểm tra và tiến hành bán đấu giá…)
1.1 Sơ đồ tóm tắt qui trình thủ tục hải quan

SV : Đoàn Ngọc Anh Trang 22
Lớp : KTN51-DC2
MSV: 41430
CHUẨN BỊ HỒ SƠ KHAI HẢI QUAN
LẤY D/O
ĐĂNG KÝ KHAI HẢI QUAN
HẢI QUAN TIẾP NHẬN TỜ KHAI
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: Đoàn Trọng Hiếu
1.2. Quy trình thủ tục hải quan
a. Lấy lệnh giao hàng (Delivery Order- D/O):
Nhân viên giao nhận đến hãng tàu lấy lệnh giao hàng cần những chứng từ sau:
 Thông báo hàng đến. Notice Of Arrival.
 Vận đơn đường biển. Bill Of Lading (B/L)
 Giấy giới thiệu của doanh nghiệp.
 Giấy chứng minh nhân dân của nhân viên giao nhận.
Tại đây nhân viên hãng tàu giữ lại các giấy tờ trên, nhân viên giao nhận đóng phí cho
hãng tàu, nhân viên hãng tàu cấp 4 lệnh giao hàng (Delivery Order- D/O), bản sao của Bill
SV : Đoàn Ngọc Anh Trang 23
Lớp : KTN51-DC2
MSV: 41430
RA LỆNH HÌNH THỨC (LUỒNG XANH , LUỒNG VÀNG, LUỒNG ĐỎ)
Hợ
p lệ
LUỒNG XANH (MỨC I)
THÔNG QUAN
LUỒNG ĐỎ (MỨC III)LUỒNG VÀNG (MỨC II)
KIỂM TRA CHỨNG TỪ,
GIÁ, THUẾ
THÔNG QUAN
THÔNG QUAN

Ch
ưa
hợp
lệ
KIỂM TRA
HÀNG HOÁ
KIỂM TRA CHỨNG TỪ,
GIÁ, THUẾ
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: Đoàn Trọng Hiếu
of Loading và manifest (nếu có). Nhân viên giao nhận phải đối chiếu B/L với các thông
tin trên lệnh giao hàng để đảm bảo rằng các thông tin trên D/O được chính xác như:
• Tên và địa chỉ của người nhận hàng.
• Số Master Bill of Loading hoặc House Bill of Loading ( M.B/L hoặc H.B/L).
• Tên hàng hoá.
• Ký mã hiệu của hàng hoá
• Số lượng, trọng lượng của hàng hoá.
• Số seal,số contianer.
• Tên tàu, số chuyến, cảng bốc hàng, cảng dỡ hàng…
• Tên kho chứa hàng tại cảng (nếu là hàng lẻ -LCL)
Tất cả các thông tin phải thật chính xác. Nếu không nhân viên giao nhận phải yêu cầu
hãng tàu chỉnh sửa lại để tránh sự rắc rối sau này. Vì trong một số trường hợp cảng sẽ không
giao hàng cho doanh nghiệp, điều đó làm trì trệ việc sản xuất, mất thời gian chứng minh, mất
phí lưu kho, lưu bãi…
D/O là một chứng từ hết sức quan trọng, đây là lệnh để cảng giao hàng cho doanh nghiệp
khi nhân viên giao nhận xuất trình D/O. Ngoài ra D/O còn là chứng từ quan trọng để làm thủ
tục hải quan của hàng nhập khẩu.
Nếu D/O hết hạn mà chủ hàng vì lý do nào đó chưa nhận hàng thì nhân viên giao nhận
phải xin gia hạn D/O và phải nộp phí cho hãng tàu. Chủ hàng nộp D/O này tại bộ phận Hải
Quan giám sát kho, bãi và nhân viên giao hàng của cảng dỡ hàng để có thể nhận hàng về.
b. Chuẩn bị hồ sơ khai Hải Quan:

* Hồ sơ Hải Quan bao gồm:
- Tờ khai Hải Quan: 02 bản chính.
- Hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương hợp
đồng: 01 bản sao có xác nhận của doanh nghiệp
- Hóa đơn thương mại: 01 bản chính và 01 bản sao y bản chính.
- Vận tải đơn: 01 bản sao y bản chính (nếu B/L Surendered) hoặc bản chính Original
B/L (có thể nộp bản sao có xác nhận của doanh nghiệp).
Tùy từng trường hợp cụ thể dưới đây, bộ hồ sơ hải quan được bổ sung thêm các chứng
từ sau:
- Trường hợp hàng hóa có nhiều chủng loại hoặc đóng gói không đồng nhất cần
nộp: Bảng kê chi tiết hàng hóa: 01 bản chính và 01 bản sao y chính.
SV : Đoàn Ngọc Anh Trang 24
Lớp : KTN51-DC2
MSV: 41430
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: Đoàn Trọng Hiếu
- Trường hợp hàng hóa nhập khẩu thuộc diện phải kiểm tra nhà nước về chất lượng
cần nộp: Giấy đăng ký kiểm tra về chất lượng hàng hóa hoặc giấy thông báo miễn
kiểm tra về chất lượng do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp: 01 bản
chính.
- Trường hợp hàng hóa được giải phóng trên cơ sở kết quả giám định cần nộp:
Chứng thư giám định - 01 bản chính.
- Trường hợp hàng hóa thuộc diện phải khai tờ khai trị giá tính thuế cần nộp: tờ khai
trị giá tính thuế - 01 bản chính.
- Trường hợp hàng hóa phải có giấy phép nhập khẩu theo quy định của pháp luật
cần nộp: Giấy phép nhập khẩu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền: 01
bản (là bản chính nếu nhập khẩu 01 lần hoặc bản sao y bản chính khi nhập khẩu
nhiều lần và phải xuất trình bản chính để đối chiếu).
- Trường hợp chủ hàng và hàng hóa được hưởng thuế xuất ưu đãi đặc biệt cần nộp:
Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) 01 bản gốc và bản sao thứ 3. Nếu hàng
hóa nhập khẩu có tổng trị giá lô hàng (FOB) không vượt quá 200 USD thì không

phải xuất trình C/O.
- Các chứng từ khác theo quy định của pháp luật liên quan cần nộp: 01 bản chính
- Hàng nhập phi mậu dịch thì trong bộ hồ sơ mở tờ khai hải quan cần phải có thêm
đơn xin nhập hàng phi mậu dịch vì hàng phi mậu dịch sẽ không có thuế nhập khẩu.
- Trường hợp doanh nghiệp đăng ký làm thủ tục lần đầu tiên cần bổ sung: giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép xuất nhập khẩu, giấy đăng ký mã số
thuế và mã số xuất nhập khẩu.
- Trường hợp hàng hóa nhập khẩu là động vật, thực vật cần nộp giấy kiểm dịch
động vật hay giấy kiểm dịch thực vật.
* Những điểm chính cần khai báo trên tờ khai Hải Quan:
Tờ khai hải quan là chứng từ pháp lý bắt buộc dùng để kê khai cho đối tượng làm thủ
tục hải quan.
Đối với hàng nhập khẩu dùng mẫu tờ khai HQ/2002-NK có màu xanh do cục Hải
Quan cấp, thống nhất một mẫu, có in chữ NK chìm.
Nhân viên giao nhận làm thủ tục Hải Quan phải điền đầy đủ vào 2 tờ khai các tiêu chí
cần thiết. Không được tẩy xoá, không sử dụng viết đỏ. Thông thường người ta sử dụng máy
đánh chữ.
Nhân viên giao nhận phải khai báo đầy đủ và chính xác những nội dung trên tờ khai
hải quan hiện hành theo yêu cầu của cơ quan Hải Quan. Những thông tin trên tờ khai Hải
SV : Đoàn Ngọc Anh Trang 25
Lớp : KTN51-DC2
MSV: 41430

×