Đế tài: Biện pháp hoàn thiện quy trình nhập khẩu lúa mỳ của nhà
máy bột mỳ Bảo Phước – Công ty bột mỳ Vinafood 1
Họ tên sinh viên: Nguyễn Thị Cúc
Lớp: KTNT-11B
Đề cương
Chương 1 : Tổng quan về Nhà máy bột mỳ Bảo Phước – Công ty bột
mỳ Vinafood 1.
1.1.Giới thiệu khái quát về Nhà máy bột mỳ Bảo Phước.
1.2.Lịch sử hình thành và phát triển.
1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Nhà máy.
1.4.Mục tiêu, chức năng và nhiệm vụ của Nhà máy.
1.5. Quy trình công nghệ sản xuất kinh doanh.
1.7.Tình hình nhân sự.
1.8.Tình hình tài chính.
1.9. Tình hình thị trường
1.10. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy bột mỳ Bảo Phước
từ năm 2011 – 2013
Chương 2: Thực trạng hoạt động nhập khẩu lúa mỳ của nhà máy bột mỳ Bảo
Phước
2.1.Một số vấn đề lý thuyết về quy trình nhập khẩu của doanh nghiệp
Sơ đồ quy trình nhập khẩu hàng hóa
a.Nghiên cứu thị trường và lập phương án kinh doanh
b.Giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng ngoại thương
c.Tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu
c1. xin giấy phép nhập khẩu
c 2. Mở L/C
c3. Giục người bán giao hàng
c4. thuê phương tiện vận tải
c5. Mua bảo hiểm hàng hóa
c6. Làm thủ tục hải quan
c7. Nhận hàng từ tàu chở hàng
c8. kiểm tra hàng hóa nhập khẩu
c9. làm thủ tục thanh toán
c10. khiếu nại và giải quyết khiếu nại ( nếu có)
2. khái niệm thực hiệp hợp đồng nhập khẩu.
3. Các chứng từ thường sử dụng trong quá trình tổ chức thực hiện hợp
2.2.Hoạt động nhập khẩu lúa mỳ tại Việt Nam.
1
2.2.1. Thực trạng nhập khẩu lúa mỳ của Việt Nam năm 2013.
2.2.2. Cơ chế quản lý và chính sách ngoại thương của Việt Nam đối với
2.3.Thực trạng hoạt động nhập khẩu lúa mỳ của Nhà máy bột mỳ Bảo Phước.
2.3.1. Kết quả kinh doanh nhập khẩu lúa mỳ tại Nhà máy bột mỳ Bảo Phước.
2.3.2. Số lượng lúa mỳ nhập khẩu năm 2011-2013
2.3.3.Hình thức nhập khẩu lúa mỳ của nhà máy giai đoạn 2011-2013
2.3.4.Kim ngạch nhập khẩu lúa mỳ của nhà máy giai đoạn 2011-2013
2.4. Quy trình nhập khẩu lúa mỳ của nhà máy bột mỳ Bảo Phước
a.Nghiên cứu thị trường và lập phương án kinh doanh
b.Giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng ngoại thương
c.Tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu
c1. xin giấy phép nhập khẩu
c 2. Mở L/C
c3. Giục người bán giao hàng
c4. Làm thủ tục hải quan
c5. Nhận hàng từ tàu chở hàng
c6. kiểm tra hàng hóa nhập khẩu
c7. làm thủ tục thanh toán
2.5. Đánh giá quy trình nhập khẩu tại nhà máy bột mỳ Bảo Phước
2.5.1. Thuận lợi và khó khăn của hoạt động nhập khẩu lúa mỳ.
2.5.2. nguyên nhân
Chương 3: giải pháp hoàn thiện quy trình nhập khẩu lúa mỳ của nhà máy bột
mỳ Bảo phước.
3.1 Định hướng hoạt động nhập khẩu lúa mỳ của nhà máy
3.2. Các biện pháp hoàn thiện quy trình nhập khẩu lúa mỳ của nhà máy
.
2.2.Hoạt động nhập khẩu lúa mỳ tại Việt Nam.
2.2.1. Thực trạng nhập khẩu lúa mỳ của Việt Nam năm 2013.
2
Mặc dù , trên thế giới , sản lượng lúa mỳ đang có xu hướng giảm do gặp
phải thiên tai , hạn hán …làm cho giá lúa mỳ ngày càng cao nhưng nhu cầu
nhập khẩu lúa mỳ trên thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng vẫn có
nhiều biến chuyển phức tạp , khó dự đoán . Do nhu cầu của thị trường , lúa
mỳ nhập khẩu về Việt Nam chủ yếu phục vụ cho quá trình sản xuất bột mỳ ,
bánh kẹo , và làm thức ăn cho gia súc…
- Đối với mặt hàng lúa mỳ , trên thế giới có rất nhiều quốc gia trồng sản phẩm
này . Tuy nhiên , nhu cầu tiêu thụ của họ không đáp ứng nguồn cung , vì vậy
họ có xu hướng muốn xuất khẩu lúa mỳ sang các quốc gia khác . Việt Nam là
một nước nông nghiệp , phát triển nông nghiệp là chủ yếu nhưng lại không
hội tụ được các điều kiện thuận lợi để sản xuất sản phẩm này . Để đáp ứng
cầu thị trường trong nước , chúng ta đã và đang hướng tới nhập khẩu lúa mỳ
từ các thị trường quốc tế để sản xuất , chế biến thành bột mỳ , phục vụ nhu
cầu tiêu dùng cho con người cũng như làm thức ăn chăn nuôi hay trong công
nghiệp chế biến bánh kẹo , thực phẩm…
- Trong năm 2013 , có rất nhiều các quốc gia đã cung cấp mặt hàng này cho
chúng ta như Mỹ , Canada , Thái Lan , Singapo , Úc , Trung Quốc… Theo số
liệu thống kê, trong 11 tháng đầu năm 2013, nhập khẩu lúa mì của Việt Nam
từ các thị trường đạt 1.645.069 tấn, trị giá 563.869.364 USD, giảm 27,6% về
lượng và giảm 20,9% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
+ Ôxtraylia vẫn là thị trường lớn nhất cung cấp lúa mì cho Việt Nam trong 11
tháng đầu năm 2013, với 1.105.968 tấn lúa mì, trị giá 388.429.791 USD, giảm
46,22% về lượng và giảm 38,5% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Đứng
thứ hai là thị trường Hoa Kỳ, với 118.499 tấn, trị giá 41.897.596 USD, tăng
0,13% về lượng và giảm 7,61% về trị giá.
+Đứng thứ ba là thị trường Canađa, tăng 279,82% về lượng và tăng 209,8%
về trị giá, với 96.948 tấn lúa mì, trị giá 34.975.701 USD.
3
+Thị trường có mức tăng mạnh nhất về lượng và trị giá là Ucraina, Việt Nam
nhập khẩu 99.885 tấn lúa mì từ thị trường này, trị giá 28.737.393 USD, tăng
gấp 25 lần về lượng và tăng 27 lần về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
+Việt Nam giảm mạnh nhập khẩu lúa mì từ thị trường Nga trong 11 tháng
đầu năm 2013, giảm 75,46% về lượng và giảm 92,16% về trị giá. Trong năm
2013 thị trường Ấn Độ là thị trường mới cung cấp lúa mì cho Việt Nam.
=> Như vậy, để đáp ứng nhu cầu trong nước, Việt Nam đã tìm ra cho mình
những bạn hàng tin cậy trên thế giới. Số lượng các đối tác cung cấp lúa mỳ
cho nước ta ngày càng tăng khẳng định vị thế của Việt Nam trên trường quốc
tế, nâng cao niềm tin đối với các nước trên thế giới, đồng thời khẳng định vai
trò của nhà nước trong việc đưa ra các chính sách ngoại thương đối với mặt
hàng này.
Số liệu của Tổng cục hải quan về nhập khẩu lúa mì 11 tháng đầu năm 2013
4
Thị
trường
ĐV
T
11 tháng/2012 11 tháng/2013 % tăng giảm
Lượng Giá trị USD Lượng Giá trị USD Lượng
%
Giá trị
%
Tổng 2.272.469 712.517.08
4
1.645.069 563.869.364 -27,61 -20,86
Oxtrayli
a
Tấn 2.056.48
1
631.542.464 1.105.96
8
388.429.791 -46,22 -38,5
Hoa kỳ Tấn 118.347 45.350.334 118.499 41.897.596 0,13 -7,61
Canada Tấn 25.525 11.289.881 96.948 34.975.701 279,82 209,8
Ucraina Tấn 3.771 1.008.786 99.885 28.737.398 2548,77 2748,7
1
Ấn Độ Tấn 74.399 24.238.218
Nga Tấn 178.081 16.8061.55
7
43.703 13.182.221 -75,46 -92,16
Áo Tấn 31.955 10.765.003
( Nguồn: Bộ Công Thương 2013)
2.2.2. Cơ chế quản lý và chính sách ngoại thương của Việt Nam đối với
ngành lúa mỳ .
Để thực hiện mục tiêu đảm bảo chu kỳ tái sản xuất kinh doanh trong
nền kinh tế hoạt động và phát triển ổn định, tốc độ tăng trưởng cao, bền vững
và đảm bảo công bằng xã hội, thực hiện các chức năng quản lý nhà nước về
kinh tế như định hướng, tạo điều kiện môi trường thuận lợi và điều tiết, điều
hòa phối hợp các hoạt động sản xuất kinh doanh, cũng như kiểm tra, kiếm
soát hay điều chỉnh hoạt động xuất nhập khẩu, gắn kết thị trường trong và
ngoài nước …Các chủ thể nhà nước và cơ quan quản lý nhà nước sử dụng các
công cụ điều chỉnh như thuế, các biện pháp phi thuế và các chính sách để điều
chỉnh doanh nghiệp sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu cũng như hàng hóa,
dịch vụ xuất nhập khẩu sao cho phù hợp với nguyên tắc vận hành cơ chế quản
lý của nhà nước.
5
Đối với mặt hàng lúa mỳ, phân tích tình hình sản xuất và nhu cầu tiêu
dùng trong nước, nhà nước cũng đã đưa ra các biện pháp, chính sách quản lý,
điều hành thích hợp.
Để đẩy mạnh sản xuất, đảm bảo cung ứng thực phẩm, bình ổn giá thị
trường, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã chỉ đạo Bộ Tài chính “Xem xét
miễn, giảm thuế nhập khẩu đối với lúa mì chuyên dùng sản xuất thức ăn chăn
nuôi ”. Tuy nhiên quan điểm của Bộ Tài chính là không điều chỉnh mà vẫn
giữ nguyên mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi với lúa mì như hiện hành.
Bộ Tài chính cho biết , căn cứ vào tình hình nhập khẩu lúa mì, tính
toán cụ thể thấy nếu giảm thuế nhập khẩu mặt hàng này từ 5% xuống 0% thì
việc giảm giá bán thức ăn chăn nuôi là không đáng kể (lúa mì được khoảng
0,6%) .
Mặt khác nếu giảm thuế nhập khẩu lúa mì cũng chỉ giảm được ở nhóm
10.01 ( nhóm 10.04 không giảm được vì khung thuế suất do Uỷ ban Thường
vụ Quốc hội quy định là 5-20% ). Mà nhóm hàng này có nguồn nhập khẩu từ
nhiều nước khác nhau (áp dụng cả Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi và Biểu
thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt ) nên trên thực tế tác động của việc giảm
thuế nhập khẩu lúa mì đến giá thành sản xuất thức ăn chăn nuôi sẽ còn ít hơn
mức 0,6%. Ngoài ra nếu giảm thuế nhập khẩu ưu đãi lúa mì nhóm 10.01 sẽ
phát sinh gây gian lận , vướng mắc trong thực hiện do không có tiêu chí rõ
ràng để phân biệt lúa mì hai nhóm này.
Vì vậy Bộ Tài chính cho rằng để hạ giá thành sản xuất thức ăn chăn
nuôi thì cần tính đến biện pháp khác như khuyến khích các doanh nghiệp tăng
tỉ lệ sử dụng nguyên liệu sản xuất thức ăn trong nước, tăng cường kiểm tra rà
soát giá, ưu đãi tín dụng, hoặc ân hạn nộp thuế… chứ không nên dùng giải
pháp giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi. Về lâu dài
cần quy hoạch phát triển toàn diện các nguồn nguyên liệu thô, mở rộng diện
tích các loại cây nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi, sử dụng giống mới
6
và áp dụng tiến bộ kỹ thuật để tăng năng suất cây trồng có giá trị trong cơ cấu
nguyên liệu dùng làm thức ăn chăn nuôi.
Hiện nay, lúa mỳ thuộc nhóm 10.01 có thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi
là 5 %, cam kết WTO năm 2012 là 5 %, khung thuế suất do ủy ban thường vụ
Quốc Hội quy định là 0 – 5 %. Lúa mỳ thuộc nhóm 11.04 có thuế suất thuế
nhập khẩu ưu đãi là 5 %, cam kết WTO năm 2012 là 5 %, khung thuế suất Ủy
ban Thường vụ Quốc Hội quy định là 5 – 20 %.
2.3.Thực trạng hoạt động nhập khẩu lúa mỳ của Nhà máy bột mỳ Bảo
Phước.
2.3.1. Kết quả kinh doanh nhập khẩu lúa mỳ tại Nhà máy bột mỳ Bảo
Phước giai đoạn 2011-2013
Bảng 1: Kết quả kinh doanh nhập khẩu lúa mỳ năm 2011 - 2013
Chỉ tiêu
Năm
2011
Năm
2012
Năm
2013
Chênh lệch 2012-
2011
Chênh lệch
2013-2012
+/- % +/- %
Doanh thu 264,179 252,879 292,521 -11,3 -4,28 39,642 15,68
Chi phí 262,25 248,27 288,31 -13,98 -5,33 40,04 16,13
Lợi nhuận 1,927 4,611 4,209 2,684 139,28 -0,402 -8,72
Tỷ suất lợi nhuận
theo DT (%)
0,729 1,823 1,439
Tỷ suất lợi nhuận
theo CP (%)
0,735 1,857 1,46
( Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tổng kinh doanh của nhà máy qua những năm
2011 - 2013)
Biểu đồ 1:Biểu đồ so sánh doanh thu, chi phí, lợi nhuận nhập khẩu lúa mỳ
của nhà máy giai đoạn 2011-2013
7
(1)Chỉ tiêu doanh thu
Doanh thu năm 2011 đạt 264,179 tỷ đồng, giảm 11,3 tỷ đồng so với năm
2011 về số tuyệt đối, tương ứng giảm 4,28 % về số tương đối. Đến năm 2013,
doanh thu đạt 292,521 tỷ đồng, tăng 39,642 tỷ so với năm 2012, tương ứng
tăng 15,68%.
(2)Chỉ tiêu chi phí.
Do giá cả nguyên vật liệu đầu vào ngày càng tăng, cùng với việc mở rộng
thêm số lượng sản phẩm nhập khẩu mà chi phí năm 2013 tăng khá cao so với
năm 2012. Chi phí năm 2013 là 288,31 tỷ đồng, tăng 40,04 tỷ đồng so với
năm 2012, tương ứng tăng 16,13 %. Tuy nhiên, giữa năm 2011 và 2012, chi
phí có xu hướng giảm, năm 2012 là 248,27 tỷ đồng, giảm 13,98 tỷ đồng so
với 2011, tương ứng giảm 5,33 % về số tương đối.
(3) Về chỉ tiêu lợi nhuận
Qua bảng số liệu trên có thể thấy , trong giai đoạn 2011-2013 , nhà máy
bột mỳ Bảo Phước luôn duy trì mức lợi nhuận dương. Qua các năm , giá trị
tuyệt đối lợi nhuận luôn đạt được mức giá trị dương .Cụ thể , năm 2011 hoạt
động nhập khẩu mang lại cho nhà máy 1,927 tỷ đồng lợi nhuận , sang năm
2012 là 4,611 tỷ đồng lợi nhuận, đến năm 2013 con số này là 4,209 tỷ đồng.
Qua đó cho ta thấy rằng, lợi nhuận nhà máy năm 2012 so với 2011 tăng
khá cao, tăng 2,684 tỷ đồng về số tuyệt đối, tương ứng tăng 139,28 % về số
8
tương đối. Nhưng sang năm 2013, lợi nhuận giảm nhẹ còn 4,209 tỷ đồng,
giảm 402 triệu đồng về số tuyệt đối,tương ứng giảm 8,72 % về số tương đối.
(4) Về chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu.
Qua bảng số liệu trên ta thấy, trong năm 2011, cứ một đồng doanh thu thì
công ty thu được 0,00729 đồng lợi nhuận hay cứ trong 1000 đồng doanh thu
từ hoạt động nhập khẩu thì Nhà máy thu được 7,29 đồng lợi nhuận.Sang năm
2012 , tỷ lệ này là 1,823, có nghĩa là một đồng doanh thu thì thu được
0,01823 đồng lợi nhuận hay cứ 1000 đồng doanh thu thu được 18,23 đồng lợi
nhuận. Đây cũng là năm Nhà máy có tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu đạt
mức khá lớn trong mấy năm gần đây. Đến năm 2013, cứ một đồng doanh thu
thì thu về 0,01439 đồng lợi nhuận, hay cứ 1000 đồng doanh thu thu được
14,39 đồng lợi nhuận.
(5) Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuân theo chi phí.
Cũng như chỉ tiêu (4), qua bảng số liệu trên có thể thấy, chỉ tiêu tỷ suất
lợi nhuận theo chi phí cũng thay đổi theo từng năm kinh doanh. Năm 2011, cứ
một đồng chi phí bỏ ra thì Nhà máy có thể thu được về 0,00735 đồng lợi
nhuận hay cứ bỏ ra 1000 đồng cho hoạt động nhập khẩu, Nhà máy có thể thu
về 7,35 đồng lợi nhuận.Năm 2012 con số này tăng lên là 18,57 hay cứ 1 đồng
chi phí thì thu về được 0,01857 đồng lợi nhuận. Sang năm 2013, cứ 1 đồng
chi phí bỏ ra thu về được 0,0146 đồng lợi nhuận hay cứ bỏ ra 1000 đồng cho
nhập khẩu thì Nhà máy có thể thu về được 14,6 đồng lợi nhuận. Trong nhiều
năm qua, công ty vẫn luôn chú trọng tới hoạt động nhập khẩu của mình.
Ngoài thị trường Mỹ là chính, công ty còn nhập khẩu ở Trung Quốc, úc, Thái
Lan, Canada…Với việc mở rộng thị trường, số lượng hàng hóa tiêu thụ được
của công ty cũng ngày càng tăng. Điều đó là nguyên nhân trực tiếp và chủ yếu
để công ty gia tăng số lượng hàng nhập khẩu theo thời gian.
2.3.2. Kết quả kinh doanh nhập khẩu lúa mỳ của nhà máy
2.3.2.1. Số lượng lúa mỳ nhập khẩu năm 2011-2013
9
Trong nhiều năm qua, công ty vẫn luôn chú trọng tới hoạt động nhập
khẩu của mình. Ngoài thị trường Mỹ là chính, công ty còn nhập khẩu ở
Trung Quốc, úc, Thái Lan, Canada, Australia…Với việc mở rộng thị trường,
số lượng hàng hóa tiêu thụ được của công ty cũng ngày càng tăng. Điều đó là
nguyên nhân trực tiếp và chủ yếu để công ty gia tăng số lượng hang nhập
khẩu theo thời gian. Điều này được thế hiện cụ thể qua bảng số liệu lượng
nhập khẩu ba năm của công ty sau đây.
Bảng 2: Số lượng nhập khẩu lúa mỳ giai đoạn 2011 - 2013
Loại lúa ĐVT
Sản lượng
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Lúa các loại KG 29.007.618 29.983.689 34.178.081
Lúa AFW KG 4.123.232 4.664.233 6.466.469
Lúa AGP KG 542.456 924.243 1.968.356
Lúa AH12 KG 242.985 1.032.242 2.087.968
Lúa AH2 KG 1.098.467 1.311.789 3.979.678
Lúa AMW KG 543.976 467.243 968.578
Lúa APH KG 1.556.124 1.243.232 457.080
Lúa APW KG 9.141.350 10.124.243 11.535.980
Lúa ASW KG 897.664 427.230 567.709
Lúa DNS KG 1.875.567 523.232 567.089
Lúa HPS KG 845.134 943.012 575.890
Lúa SW KG 756.897 1.056.230 367.897
Lúa UKRF KG 3.141.524 4.124.335 2.897.987
Lúa RUSF KG 4.242.242 3.142.425 4.789.345
TỔNG KG 29.007.618 29.983.689 34.178.081
( Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của công ty
năm 2011 – 2013)
2.3.2.3 Hình thức nhập khẩu lúa mỳ của nhà máy giai đoạn 2011-2013
Nhà máy là một đơn vị sản xuất kinh doanh trực thuộc Công ty bột mỳ
Vinafood 1- một doanh nghiệp nhà nước với nguồn vốn kinh doanh không
quá dồi dào, không thể thực hiện 100% hoạt động nhập khẩu theo hình thức
nhập khẩu trực tiếp, nên công ty đã phối hợp linh hoạt nhiều hình thức nhập
10
khẩu bao gồm: nhập khẩu trực tiếp, nhập khẩu ủy thác. Và đa phần các hoạt
động từ nhập khẩu ủy thác của công ty đều thông qua công ty mẹ ( công ty
bột mỳ Vinafood 1) nhắm huy động uy tín công ty mẹ trên thị trường giúp tạo
điều kiện thuận lợi cho quá trình thực hiện hoạt động nhập khẩu.
Trong những năm qua cùng với xu hướng tăng trưởng không ngừng trong
hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty, lượng nhập khẩu của nhà máy
bột mỳ Bảo Phước theo các hình thức nhập khác nhau cũng có sự tăng rõ rệt.
Bảng 3: Lượng nhập khẩu lúa mỳ của Nhà máy theo hình thức nhập khẩu
giai đoạn 2011-2013
ĐVT: kg
Chỉ
tiêu
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Lượng NK
( kg)
Tỷ trọng
(%)
Lượng NK
(kg)
Tỷ
trọng(%)
Lượng NK
(kg)
Tỷ
trọng(%)
Trực
tiếp
21.773.118 75,06 22.241.900 74,18 25.001.266 73,15
ủy
thác
7.234.500 24,94 7.741.789 25,82 9.176.815 26,85
Tổng 29.007.618 100 29.983.689 100 34.178.081 100
( Nguồn:Báo cáo kết quả phòng kinh doanh năm 2011-2013)
Biểu đồ 2: Biểu đồ hình thức nhập khẩu lúa mỳ của nhà máy giai đoạn 2011-
2013
11
=> Số lượng nhập khẩu bột mỳ của nhà máy theo hình thức nhập cho thấy:
mức tỷ trọng được duy trì tương đối ổn định giữa 2 hình thức nhập khẩu của
công ty trong 3 năm qua. Từ con số này có thể thấy khả năng tài chính của
công ty luôn được cơ cấu hợp lí, đáp ứng đầy đủ các khoản thanh toán trong
hoạt động nhập khẩu bột mỳ.
Lượng nhập khẩu bột mỳ của Nhà máy theo hình thức nhập khẩu trực
tiếp, trong 3 năm qua luôn giữ được tỷ trọng ổn định trong hoạt động nhập
khẩu của công ty chiếm khoảng 73-75%. Năm 2013 lượng nhập khẩu theo
hình thức trực tiếp đạt 73,15%.
Còn lượng nhập khẩu theo hình thức ủy thác trong 3 năm qua cũng ổn
định chiếm khoảng 29-27%. Năm 2013 lượng nhập khẩu tăng 1.435.026 kg so
với năm 2011.
2.3.2.3.Kim ngạch nhập khẩu lúa mỳ của nhà máy giai đoạn 2011-2013
Nhà máy bột mỳ Bảo phước với chức năng chính là nhập khẩu sản
phẩm bột mỳ từ thị trường nước ngoài kinh doanh trên thị trường trong nước,
trong những năm qua đã không ngừng nỗ lực mở rộng quan hệ với các đối tác
quốc tế nhằm củng cố, cũng như tìm kiếm các nhà cung ứng mới cho mình.
Với nỗ lực không ngừng nghỉ, Nhà máy đã đạt được những bước tiến
vượt bậc trong việc mở rộng thị trường cung ứng cả về lượng và kim ngạch
nhập khẩu.
12
Bảng 3: Kim ngạch lúa mỳ nhập khẩu từ các thị trường cung ứng khác nhau
của nhà máy bột mỳ Bảo Phước giai đoạn
Đơn vị : tỷ đồng
Thị
trường
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Kim
ngạch
Tỷ
trọng(%)
Kim ngạch
Tỷ
trọng(%)
Kim
ngạch
Tỷ
trọng(%)
Mỹ 51,225 38,77 52,586 41,59 61,984 42,67
Trung
Quốc
38,752 29,33 34,632 27,39 42,751 29,43
Úc 27,667 20,94 26,451 20,92 24,956 17,18
Thị
trường
khác
24,481 10,96 12,77 10,1 15,573 10,72
Tổng 132,125 100 126,439 100 145,264 100
( Nguồn: Báo cáo phòng kinh doanh giai đoạn 2011-2013)
Biểu đồ 3: Biểu đồ kim ngạch nhập khẩu lúa mỳ của nhà máy giai đoạn 2011-
2013
13
Biểu đồ 4: kim ngạch nhập khẩu lúa mỳ năm 2011 của các thị trường về tỷ
trọng
Biểu đồ kim ngạch nhập khẩu lúa mỳ năm 2012 của các thị trường
14
B
iểu đồ5: kim ngạch nhập khẩu lúa mỳ năm 2013 của các thị trường
Nhìn vào số liệu thống kê trên ta thấy:
-Trong năm 2011, tổng giá trị nhập khẩu lúa mỳ từ tất cả các thị trường là
71,885412 tỷ đồng. Trong đó , kim ngạch nhập khẩu từ thị trường Mỹ là cao
nhất, chiếm 38,77 % tổng giá trị nhập khẩu từ các thị trường. Do Mỹ là một
thị trường cung cấp lúa mỳ lớn nhất thế giới, giá thành hợp lý, mặt khác,
Công ty có thâm niên làm ăn với các nhà cung cấp lúa mỳ của Mỹ. Trung
15
Quốc cũng là một thị trường cung cấp lớn thứ hai cho Nhà máy sau Mỹ. Kim
ngạch chiếm 29,33 %. Tiếp theo là Úc, với tỷ trọng 20,94 %. Ngoài ra các thị
trường khác như Thái Lan, Canada… cung cấp với kim ngạch chiếm 10,96 %.
-Năm 2012, Nhà máy bột mỳ Bảo Phước vẫn tiếp tục làm ăn với các
nhà cung cấp ở các thị trường này. Kim ngạch nhập khẩu từng thị trường có
sự thay đổi nhưng tỷ trọng ở Mỹ vẫn là lớn nhất, chiếm 41,59 %. Trung Quốc
đứng thứ hai với tỷ trọng 27, 39%. Thị trường Úc vẫn là thị trường cung cấp
lớn thứ 3, với giá trị nhập khẩu chiếm 20,92%. Kim ngạch nhập khẩu từ các
thị trường khác là 10,1%.
2.4. Quy trình nhập khẩu lúa mỳ của nhà máy bột mỳ Bảo Phước
Sơ đồ quy trình nhập khẩu hàng hóa
16
Nghiên cứu thị trường và
lập phương án kinh doanh
Giao dịch, đàm phán, ký kết
hợp đồng ngoại thương
Tổ chức thực hiện hợp đồng
Xin
giấy
phép
nhập
khẩu
Mở
L/C
Giục
người
bán
giao
hàng
Làm
thủ
tục
hải
quan
Nhận
hàng
NK
Kiểm
tra
hàng
hóa
NK
Thanh
toán
2.4.1.Nghiên cứu thị trường và lập phương án kinh doanh
2.4.1.1. Nghiên cứu thị trường.
* Nghiên cứu thị trường trong nước
Thị trường trong nước đối với hàng hóa nhập khẩu đó chính là thị
trường đầu ra hay thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty. Việc nghiên cứu
thị trường được giao cho phòng kinh doanh.
Hoạt động nghiên cứu thị trường trong nước bao gồm nghiên cứu về:
Tình hình tiêu thụ bột mỳ của người dân trong nước bao gồm: nhu cầu
bột mỳ của người dân trên thị trường, loại bột ưa thích, giá cả của các
loại bột.
Nghiên cứu của công ty về các chính sách, pháp luật của nhà nước quy
định về việc nhập khẩu bột mỳ, chính sách thuế và những chính sách
khác liên quan đến hoạt động này.
Xu hướng biến động của thị trường đối với lãi suất tiền vay, tỷ giá hối
đoái hiện hành giữa đồng Việt nam và các đồng tiền khác.
Phương pháp thu thập thông tin của công ty là phương pháp thu thập
thông qua nghiên cứu các văn bản quy định của chính phủ, thu thập thông qua
các đại lí tiêu thụ sản phẩm của công ty khắp bắc đến nam thông qua phỏng
vấ trực tiếp khách hàng đến cửa hàng về nhu cầu tiêu thụ các loại bột để từ đó
xác định được số lượng và kiểu loại để lập phương án kinh doanh.
*.Nghiên cứu thị trường nước ngoài
Việc nghiên cứu thị trường nước ngoài bao giờ cũng khó khăn hơn thị
trường trong nước. Hoạt động nghiên cứu thị trường nước ngoài bao gồm việc
nghiên cứu về:
Giá cả, chất lượng, sản phẩm bột mỳ trên thị trường của công ty phía
đối tác.
17
Tình hình kinh doanh của công ty và thị trường nước ngoài trước sự
biến động của thị trường
Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa và những tập quán trong
kinh doanh của phía đối tác.
Đối với nhà máy bột mỳ Bảo Phước, thị trường nhập khẩu lúa mỳ của
công ty gồm rất nhiều thị trường, công ty thường có đợt đi khảo sát trực tiếp
thị trường trước khi thực hiện đàm phán kí kết hợp đồng nhập khẩu.
2.4.1.2. Lập phương án kinh doanh
Qua nghiên cứu thị trường công ty đưa ra phương án kinh doanh cụ thể
của mình về số lượng hàng cần nhập khẩu, giá nhập khẩu, phương thức thanh
toán với phía đối tác, tiến trình tổ chức thực hiện hợp đồng… Hơn thế nữa lập
phương án kinh doanh để xác định doanh thu lợi nhuận mà công ty sẽ đạt
được. Ta có thể lấy ví dụ cho kế hoạch thực hiện nhập khẩu lúa mỳ của nhà
máy năm 2013 như sau
Việc nghiên cứu thị trường đầu ra cho sản phẩm là một điều không dễ
dàng, nhất à đối với thị trường lúa mỳ của Việt Nam hiện nay. Công ty đã xác
định hướng đi cho mình là tập trung vào thị trường người tiêu dùng với thu
nhập không cao, nhu cầu về bột mỳ không cao với giá rẻ và chất lượng phải
chăng.
Trong nghiên cứu thị trường, ưu điểm của công ty là nắm bắt thông tin
về thị hiếu của khách hàng nhanh do có hệ thống đại lý phân phối rộng khắp,
và đội ngũ nhân viên có tay nghề với trình độ cao. Tuy nhiên, như vậy công ty
vẫn không thể chuẩn bị nguồn hàng cần nhập do: về lập phương án kinh
doanh thì xây dựng kế hoạch cho cả năm đã xác định được mục tiêu doanh số
của công ty nhưng thực tế là sẽ không theo sát với thực tế vì nhu cầu có thể
thay đổi theo từng thời kỳ. Chưa có đội ngũ đi sâu nghiên cứu thị trường và
phân tích sự biến động của thị trường để chủ động.
18
Để chủ động hơn trong kinh doanh bột mỳ và nắm bắt thông tin nhanh
nhạy, tìm hiểu nhu cầu thị hướng của khách hàng về loại bột mỳ và nhất là
muốn quảng bá được bột mỳ của mình đến tay người tiêu dùng về chất lượng
uy tín công ty nên thành lập phòng marketing riêng, đi sâu vào nghiên cứu thị
trường và khách hàng của mình.
2.4.2.Giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng cụ thể
- Vì công ty đã tiến hành kí hợp đồng sô bộ với phía đối tác, nên việc
tiến hành đàm phán kỳ này chỉ là đàm phán cụ thể về số lần giao hàng, hay số
lượng cụ thể cho từng chuyến.
- Tiến hành đàm phán: cụ thể theo các khoản mục của hợp đồng, chủ yếu
là các điều kiện: tên hàng, số lượng, chất lượng, thanh toán, thời gian giao
hàng, địa điểm giao hàng, phương thức giao hàng…
- Việc ký kết hợp đồng thường do Tổng Giám đốc trực tiếp đảm nhiệm
hoặc Phó Tổng giám đốc được Tổng Giám đốc uỷ quyền. Sau khi tiến hành
đàm phán trong một khoảng thời gian ngắn (khoảng là 7 ngày) Nhà máy và
đối tác sẽ gửi hợp đồng cho nhau hoặc trực tiếp ký với nhau, mở L/C. Nếu
hợp đồng không thoả mãn đối với một trong hai bên thì hai bên sẽ tiến hành
trao đổi lại cho đến khi cả hai bên cùng chấp nhận. Hợp đồng của Nhà máy
bao giờ cũng được ký kết dưới hình thức văn bản để tránh những tranh chấp
có thể xảy ra sau này.
19
- Hợp đồng giữa công ty và đối tác Australia
SALES CONTRACT
Date : August 7
th
, 2012
No : APW1076/13
THE SELLER : Graintrend Pty Ltd
Addree : Suite 312, Edgecliff Centre, Edgeclff, Nsw 2027
Bank : Mega International Commercial Bank Co, Ltd Noth Hsinch
Branch
Swift coode : ICBCTWTP026
Benificiary Acc.No: 026-05-100132
Phone : 886-3-5824128
Fax : 886-3-584688 / 5820543
Represented by: Mr. Alan Chang- Marketing Manager
Hereinafter called: THE SELLER
THE BUYER : Vinafood 1 Flour Mill Company
Address : Vinh Tân, Vinh city, Nghệ An Province, Vietnam
MST : 0100102608009
Tel : + 84 462782429
Fax : + 84 90448976
Account No : 711A37801881
E-mail :
Attention: Mr. Pham Binh Nguyen
Bank : Viettinbank, Ba Dinh Branch
Hereinafter Called: THE BUYER
20
Both sides have agreed sign the contract with terms and conditions as
follows:
Article 1: Commodity- Quantity
NO Description
of goods
Quantity
( MT)
Unit Price
(USD/MT)
Amuont
(USD)
1 Lúa mỳ hạt
rời
251,16 319 80.120
TOTAL 251,16 80.120
Say in words: Us Dollars Eighty Thousand One Hundred and twenty
Only.
Unit Price is CFR Haiphong Port,Vietnam as Incoterms 2010.
Article 2: Shipment.
Shipment time: Within 20 days after receipt of the L/C copy.
Port of loading: Melbourne, Australia
Port of Discharging: Haiphong Port, Vietnam.
Packing: Export Sta ndard Packing (25kgs/bag)
Article 3: Payment: 60 days after sight of bill of lading date for the full
amount of the contract value.
By irrevocable Letter of Credit at sight From B/l date for the full
amount of the contract value.
Bank of inssuing L/C: Bank for Vietinbank, Hai Phong Branch
L/C advising bank: Mega International Commercial Bank Co., Ltd
Noth Hsinchu Branch
Swift code : ICBCTWTP026
Beneficiary : Graintrenđ Pty Ltd
Benificiary Acc.No : 026-05-100132
Bank of benificiary: Mega International Commercial Bank Co., Ltd
Noth Hsinchu Branch
21
Time of opening L/C:
All original shipping documents should be sent directly to the Buyer at
the address: VIGLACERA THANG LONG CERAMIC TILES J/S
COMPANY - Phuc Thang-Phuc yen-Vinh Phuc Province.
Article 4: Documents Required.
1. Signed Commercial invoice in triplicate.
2. Detail Packing List in triplicate.
3. 2/3 set of original clean on board ocean Bill of lading marked “
freight prepaid” make out to order of issuing bank and notify the application.
4. beneficiary certificate 1/3 set of the original bill of lading ang
one of non-negotiating shipping documents to be sent to buyer by couruers
within 7 working days after shipment effected.
5. Certificate of origin issude by taiwanese Chamber of
Commercial.
6. third party documents are acceptable.
7. Forwarder agency bbii of lading is acceptable.
Document will be presented within 21 working days after shipment
effected. All documents are sent to the buyer by couriers within 7 working
days from shipment date.
Aritcle 5: Arbitration
During the excecution of the contract, all disputes arising in connection
with this contract that can not reach amicable settlement shall be referred to
Vietnam. Governmental arbitration shall be accepted as final and binding on
both of partie Arbitration charges ( if any) will be paid by the losing party
Article 6: General conditions
22
This contract comes into force from the day of signing. Incase of any
amendment of this contract shall agree to confirm in writing.
Other term not mentioned in this contract should be referred to
incoterms 2010. this contract is made in 04 English copies, each party retains
02 copies with equal value.
FOR THE SELLER FOR THE BUYER
2.4.3.Quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng
Sau khi ký hợp đồng với phía đối tác, công ty bắt đầu triển khai quá
trình nhập khẩu. Việc tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu được tiến hành
như sau:
2.4.3.1. Xin giấy phép nhập khẩu
Công việc xin giấy phép nhập khẩu của nhà máy là do nhân viên phòng
kinh doanh của công ty tổng chịu trách nhiệm. giấy phép nhập khẩu này do bộ
công thương cấp.
Sau khi ký kết hợp đồng sơ bộ với phía đối tác , công ty tiến hành làm
thủ tục xin giấy phép nhập khẩu trình lên bộ. Hồ sơ xin giấy phép nhập khẩu
gồm có:
Đơn đăng ký nhập khẩu: 02 bản theo mẫu tại Phụ lục số 02 ban
hành kèm theo Thông tư số 17/2008/TT-BCT.
Giấy phép kinh doanh: 01 bản sao (có dấu sao y bản chính của
thương nhân).
Hợp đồng nhập khẩu: 01 bản sao (có đóng dấu sao y bản chính
của thương nhân).
L/C hoặc chứng từ thanh toán hoặc xác nhận thanh toán qua
ngân hàng (có kèm Giấy đề nghị xác nhận thanh toán qua ngân hàng) theo
mẫu tại Phụ lục số 03 (A) và 03 (B): 01 bản sao (có đóng dấu sao y bản chính
của thương nhân).
23
Vận đơn hoặc chứng từ vận tải của lô hàng: 01 bản sao (có đóng dấu
sao y bản chính của thương nhân).
2.4.3.2. Mở L/C
Phương thức thanh toán của công ty chủ yếu là bằng phương thức tín
dụng chứng từ ( L/C) mà cụ thể là L/C không hủy ngang nên để thanh toán
tiền hàng công ty tiến hành nghiệp vụ mở L/C.
Hiện tại công ty có tài khoản tại ngân hang Viettinbank. Việc tiến hành
mở L/C do phòng kinh doanh xuất nhập khẩu chịu trách nhiệm
Công ty mở L/C số :124101300382
Các bước tiến hành mở L/C
Công ty tiến hành cử cán bộ phòng kinh doanh xuất nhập khẩu đến
ngân hàng Viettinbank làm đơn xin mở L/C
Thời gian mở L/C là sau khi ký kết hợp đồng nhập khẩu khoảng 20
ngày
Căn cứ mở L/C là các điều kiện trong hợp đồng nhập khẩu: tên hàng, số
lượng, đơn giá, chất lượng, thời gian giao hàng, thanh toán…Đơn xin mở L/C
phải theo mẫu của ngân hàng Công thương chi nhánh Ba Đình, Hà Nội đảm
bảo chính xác và phù hợp với nội dung
Bộ hồ sơ mở L/C gồm có những giấy tờ quy định sau
- Đơn đề nghị phát hành thư tín dụng ( theo mẫu của ngân hàng
Vietinbank
- Giấy phép nhập khẩu ( đối với khách hàng giao dịch lần đầu ) ( bản sao )
- Giấy đăng ký kinh doanh
- Hợp đồng ngoại thương ( bản sao )
- Giấy cam kết thanh toán
24
Đến ngân hàng mở L/C cần phải có đủ tư cách pháp nhân để ký quỹ
theo quy định về việc mở L/C đồng thời có một người đứng ra chi trả thủ tục
phí cho ngân hàng về việc mở L/C,
Phát hành thư tín dụng 50 USD
Phần giá trị L/C được ký quỹ hoặc đảm bảo
bằng sổ/thẻ tiết kiệm do VietinBank phát hành/số dư
TKTG tại VietinBank (áp dụng đối với giá trị ký quỹ
ngay khi phát hành L/C)
0,05% giá trị L/C có
ký quỹ
-
Phần giá trị L/C không ký quỹ hoặc đảm bảo bằng
sổ/thẻ tiết kiệm do VietinBank phát hành/số dư
TKTG tại VietinBank
0,15% giá trị L/C
không ký quỹ
2 Phát hành sửa đổi tăng tiền
Như phát hành
LC/giá trị tăng thêm
của L/C
30 USD
3 Phát hành sửa đổi khác 20 USD
4 Hủy thư tín dụng 15 USD
5 Chấp nhận hối phiếu trả chậm
0,1%/tháng/trị giá
hối phiếu (tính từ
ngày chấp nhận hối
phiếu đến ngày
thanh toán)
50 USD
6 Thanh toán bộ chứng từ 0,2% giá trị 30 USD
7
Phí cam kết thanh toán LC nhập khẩu tính trên phần
giá trị LC không ký quỹ
0,05%/tháng 30 USD
8 Bảo lãnh nhận hàng (trường hợp chưa có vận đơn) 50 USD
9 Sửa đổi bảo lãnh nhận hàng 20 USD
10 Phí phạt chậm hoàn trả Bảo lãnh nhận hàng
- Hoàn trả trong vòng 60 ngày kể từ ngày ký 0 đ
- Hoàn trả sau 60 ngày kể từ ngày ký 0,1% tháng/giá trị 50 USD
25