Tải bản đầy đủ (.pdf) (233 trang)

Kinh te van tai bien

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 233 trang )



PGS. VNG TOÀN THUYÊN













KINH T VN TI BIN



















TRNG I HC HÀNG HI VIT NAM







MỤC LỤC

Lời giới thiệu
Lời nói đầu
Chương mở đầu
Phần I. Đặc điểm sản xuất của ngành vận tải
Chương I. Vận tải là ngành sản xuất vật chất
Chương II. Đặc trưng của sản xuất vận tải
Chương III. Nhu cầu vận chuyển
Phần II. Kinh tế vận chuyển đường biển
Chương IV. Sản xuất phục vụ trong vận chuyển đường biển
Chương V. Giá thành vận chuyển đường biển
Chương VII. Lợi nhuận khai thác tàu
Chương VIII. Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả đầu tư trong vận chuyển
đường biển
Phần III. Kinh tế cảng biển
Chương IX. Những vấn đề chung về cảng biển
Chương X. Tài sản cố định trong quá trình sản xuất ở cảng biển

Chương XI. Tổ chức sản xuất kỹ thuật ở cảng biển
Chương XII. Chi phí sản xuất phục vụ ở cảng biển
Chương XIII. Hiệu quả kinh tế của sản xuất phục vụ ở cảng biển
Edited by Foxit Reader
Copyright(C) by Foxit Software Company,2005-2008
For Evaluation Only.

LỜI NÓI ĐẦU

Để góp phần vào việc nâng cao chất lượng đào tạo và đáp ứng với công
cuộc đổi mới nền kinh tế đất nước. Khoa Kinh tế vận tải trường Đại học Hàng
hải Việt Nam không ngừng đổi mới mục tiêu đào tạo. Thực chất của việc đổi
mới mục tiêu đào tạo là cải tiến và đổi mới giáo trình giảng dạy cùng với việc
thay đổi cơ cấu các môn học cho phù hợp với nền kinh tế thị trường của Việt
Nam đang phát triển.
Giáo trình kinh tế vận tải biển giới thiệu dưới đây sẽ đáp ứng với những
yêu cầu cơ bản nêu trên. Cuốn sách được trình bày một cách có hệ thống những
kiến thức cơ bản thuộc lĩnh vực chuyên môn kinh tế vận tải biển. Giáo trình tiếp
thu một cách có chọn lọc những tài liệu đã có trước đây và được bổ sung và
hoàn chỉnh nhiều kiến thức cho sinh viên khoa Kinh tế vận tải Trường đại học
Hàng Hải Việt Nam. Giáo trình này cũng là tài liệu cần thiết cho giáo viên, cán
bộ quản lý và kỹ sư hiện đang công tác, học tập và nghiên cứu thuộc lĩnh vực
chuyên môn này.

Tác giả

CHƯƠNG MỞ ĐẦU

Kinh tế vận tải là môn học kinh tế ngành có đặc tính thực hành, giới thiệu các
quy tắc, các tiêu chuẩn và các kết quả kinh tế có ứng dụng trong thực hành kinh

tế của các xí nghiệp vận tải nói riêng và các trung tâm kinh tế của nhà nước nói
chung. Kinh tế vận tải là một môn khoa học chuyên ngành và vì vậy nó giới
thiệu các quan sát và các kết luận đúng đắn trong ngành vận tải cũng như là
trong hoạt động kinh tế của nhà nước. Bên cạnh môn kinh tế vận tải là các môn
kinh tế ngành hẹp, như kinh tế vận tải sắt, kinh tế vận tải ôtô, kinh tế vận tải
sông, kinh tế vận tải biển. Các môn học này nghiên cứu cụ thể hoá ngành hẹp
của mình.
Bản chất của những nghiên cứu kinh tế là phân tích các mối quan hệ giữa
sản xuất, phân phối, lưu thông và tiêu dùng. Kinh tế vận tải nghiên cứu giai đoạn
lưu thông của mối quan hệ trên. Tuy nhiên mối liên hệ này cũng là đối tượng
nghiên cứu của các môn khoa học khác như: Xã hội học lao động, lịch sử kinh
tế, địa lý kinh tế, luân lý đời sống kinh tế, công nghệ sản xuất vv… Xong điều
khác nhau ở đây là trong kinh tế các nhà kinh tế học luôn luôn tìm kiếm những
giải pháp có lợi nhất.
Vậy kinh tế vận tải cần phải là một tổ hợp các quan sát, các quy tắc, các tỷ
lệ và các sự phụ thuộc mà nhờ vào đó dự báo có thể làm dễ dàng cho việc đạt
được lợi nhuận lớn hơn từ việc bán sản phẩm phục vụ của mình. Theo quan
điểm kinh tế vi mô thì thường xuyên cần phải vươn tới tăng sinh lời của vận tải
qua ảnh hưởng của các nguyên nhân khác nhau đến việc tăng giá cước phục vụ
của vận tải. Đây là hướng tiến lên cho phép cải tiến tình hình kinh tế xí nghiệp
trong một thời gian ngắn. Xong phương pháp duy nhất đảm bảo lâu dài lợi
nhuận cao của vận tải là giảm chi phí khai thác của vận tải.
Kinh tế vận tải là môn khoa học ngành mang nhiều đặc tính thực hành
giới thiệu các quy tắc của mình dựa vào một nguyên lý mấu chốt đó là tổ chức
và khai thác hợp lý các yếu tố sản xuất của vận tải, bao gồm:
1- Hoặc là có phương tiện đã cho cần vươn đến maximum hiệu quả sản
xuất (số lượng sản phẩm và phục vụ), đây còn gọi là nguyên tắc maximum hiệu
quả.
2- Hoặc là có mục đích kinh tế đã được dự định, cần vươn tới đặt nó ở chi
phí phương tiện nhỏ nhất, đây còn gọi là nguyên tắc minimum chi phí đầu tư.

Như vậy kinh tế vận tải nghiên cứu phương pháp lựa chọn hợp lý phương
tiện, thiết bị, phục vụ quá trình sản xuất vận tải, giá thành vận tải, giá cước vận
tải, đồng thời với việc tổ chức sản xuất và tổ chức lao động trong vận tải.
Hoạt động vận tải bao gồm hai nhân tố là nhân tố kỹ thuật và nhân tố kinh
tế. Nhân tố kỹ thuật biểu hiện mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, còn
nhân tố kinh tế biểu hiện mối quan hệ sản xuất giữa người với người.
Chúng ta biết rằng môn khoa học chính trị kinh tế đã nghiên cứu các mối
quan hệ trên trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân, còn môn học kinh tế vận tải sẽ
dựa vào cơ sở của kinh tế chính trị để nghiên cứu các hoạt động của vận tải
nhằm phát hiện và nghiên cứu các quy luật kinh tế chi phối quá trình hoạt động
vận tải, chỉ ra được các quy luật ấy trong điều kiện sản xuất vận tải.
Như vậy kinh tế chính trị là cơ sở của kinh tế vận tải. Như vậy có thể nói,
kinh tế vận tải là môn học về các hiện tượng kinh tế của vận tải hoặc là môn học
nghiên cứu các tri thức về vận tải. Do vậy kinh tế vận tải không chỉ dừng ở mức
độ mô tả, phân loại các hiện tượng, mà còn có nhiệm vụ khái quát hoá một cách
lý thuyết, phát hiện và trình bày hệ thống các quy luật kinh tế trong vận tải.
Nghiên cứu kinh tế vận tải biển không những giúp chúng ta hiểu sâu sắc
chuyên ngành hẹp của mình mà còn giúp ta thấy rõ được hệ thống đối tượng
nghiên cứu của nó.
Để giúp các bạn nghiên cứu dễ dàng môn học này, giáo trình biên soạn
được chia làm ba phần:
Phần I. Đặc điểm của hoạt động sản xuất vận tải, phần này trình bày một
cách khái quát về hoạt động của sản xuất vận tải nói chung.
Phần II. Kinh tế vận chuyển đường biển, phần này trình bày chi tiết các
yếu tố của sản xuất phục vụ trong vận chuyển đường biển, cũng như các vấn đề
kinh tế trong vận chuyển đường biển.
Phần III. Kinh tế cảng biển, phần này trình bày chi tiết các yếu tố của sản
xuất phục vụ ở cảng biển và những vấn đề kinh tế phát sinh ở cảng biển.
Phần I


ĐẶC ĐIỂM SẢN XUẤT CỦA NGÀNH
VẬN TẢI

Chương I. VẬN TẢI LÀ NGÀNH SẢN XUẤT
VẬT CHẤT

§1. Đối tượng nghiên cứu của kinh tế vận tải

Để trả lời cho câu hỏi những hình thức nào của vận tải thiết lập lên đối
tượng quan tâm của các nhà kinh tế vận tải, cần phải định nghĩa chính vận tải.
Định nghĩa là sự xác định gianh giới phân chia vận tải từ những hình thức khác
nhau hoạt động của con người. Phục vụ cho định nghĩa này đồng thời là số
lượng nhất định của các tiêu chuẩn. Phụ thuộc vào sự lựa chọn các tiêu chuẩn
này sẽ có những định nghĩa khác nhau về vận tải. Để định nghĩa vận tải người ta
đã sử dụng một cách thống nhất các tiêu chuẩn sau:
- Tiêu chuẩn liên quan đến không gian
- Tiêu chuẩn mục đích của hoạt động
- Tiêu chuẩn kỹ thuật của hoạt động
- Tiêu chuẩn tổ chức luật
- Tiêu chuẩn kinh tế
Khi sử dụng tiêu chuẩn liên quan đến không gian, định nghĩa xác nhận
rằng, bản chất của vận tải là một hoạt động, là sự di chuyển người, vật và thông
tin.
Khi sử dụng tiêu chuẩn mục đích của hoạt động vận tải, định nghĩa xác
nhận rằng, vận tải là hoạt động có ý thức, vận tải được thực hiện để thay đổi vị
trí người, vật và thông tin.
Khi sử dụng tiêu chuẩn kỹ thuật của hoạt động, định nghĩa xác nhận rằng,
vận tải có vị trí trong khi phương tiện chuyên chở, tuyến đường, ga cảng và thiết
bị động lực được sử dụng, và vận tải được thực hiện cho một khoảng cách lớn
hơn.

Khi sử dụng tiêu chuẩn tổ chức luật, định nghĩa xác nhận rằng, vận tải là
hoạt động được thực hiện cho một đối tượng xác định, vận tải là công việc chính
của đối tượng đã cho.
Cuối cùng khi sử dụng tiêu chuẩn kinh tế, định nghĩa xác nhận rằng, vận
tải là hoạt động kiếm lời từ việc bán sản phẩm phục vụ của mình, vận tải là một
hoạt động có hệ thống giá cả riêng.
Phương tiện chủ yếu của khai thác vận tải là bốn thành phần cơ bản:
Phương tiện chuyên chở, phương tiện độnh lực, tuyến đường và ga cảng.
Sự quan tâm của các nhà kinh tế tới bốn thành phần này liên quan đến
phương pháp tìm kiếm chúng cũng như là việc khai thác chúng. Kinh tế vận tải
không hạn chế vào việc nghiên cứu kết quả sử dụng bốn thành phần nói trên như
thế nào mà còn thiết lập lên sự nghiên cứu các phương tiện đó xuất hiện từ đâu:
Các nhà kinh tế quan tâm không chỉ tới sự phụ thuộc của những thành
phần kỹ thuật của vận tải xuất hiện trong khai thác mà đối tượng của sự quan
tâm này là những kết quả kinh tế của các đơn vị tổ chức khai thác khác nhau của
vận tải và những kết quả đạt được ở những quá trình kinh tế khác nhau của vận
tải.
Loại quan trọng nhất của cơ cấu tổ chức vận tải mà các nhà kinh tế quan
tâm là ngành và xí nghiệp vận tải. Xong sẽ có sai lầm nếu xem như nhau các xí
nghiệp vận tải và các xí nghiệp vận chuyển, bởi vì còn tồn tại nhiều thao tác vận
tải được thực hiện ngoài các xí nghiệp vận chuyển. Được tính vào đấy là những
thao tác xếp dỡ, đại lý gửi hàng vào kho đóng gói thêm, bảo quản những mục
tiêu vận tải như: đường xá, cầu, phao, đường hầm, bãi đóng gói vv…
Vậy kinh tế vận tải không thể xem như nhau với kinh tế vận chuyển. Kinh
tế vận tải là tri thức về hoạt động của các bộ phận vận tải, đây cũng là xí nghiệp
vận chuyển hàng hoá và người, cũng là các xí nghiệp phù chợ, cũng là các công
trình vận tải được duy trì bởi nhà nước nhờ xí nghiệp xây dựng, sửa chữa và
công nghiệp.

§2. Hiệu quả của sản xuất vận tải


Mỗi một ngành kinh tế thiết lập lên một quá trình sản xuất xác định, mà
chúng là kết quả của quá trình hao phí các yếu tố của sản xuất. Kết quả công tác
của nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, công nghiệp và thủ công nghiệp là
khối lượng hàng hoá có giá trị và giá trị sử dụng xác định. Kết quả của công tác
xây dựng là những mục tiêu công trình có số đo thể tích diện tích xác định.
Xong kết quả công tác của thương nghiệp và vận tải là phục vụ, hay là những
thao tác không có sự phản chiếu về vật chất. Vận tải và thương nghiệp là công
cụ kỹ thuật của lưu thông hàng hoá. Sự khác nhau giữa những hoạt động này
duy nhất dựa vào điều là thương nghiệp thực hiện lưu thông ở những điểm bán,
còn nhiệm vụ của vận tải là cung cấp hàng hoá đến những điểm này.
Hiệu quả sản xuất vận chuyể của vận tải là tích số của khối lượng hàng
vận chuyển được và khoảng cách dịch chuyển chúng trong không gian (khoảng
cách rút ra từ những điều kiện của lưu thông thương nghiệp). Kết quả này có thể
tăng do kết quả của tăng khối lượng hàng hoá cũng như là khoảng cách dịch
chuyển chúng. Theo quan điểm vận tải thì người ta quan tâm tới những yếu tố
gây lên tăng công tác vận chuyển của nó (trong này cũng là khoảng cách vận
chuyển), còn theo quan điểm của người mua hàng điều có lợi nhất là khoảng
cách vận chuyển nhỏ nhất.
Trong vận chuyển hành khách, kết quả sản xuất của vận tải cũng được
tính như là tích số của số người và khoảng cách vận chuyển chúng. Đối với xí
nghiệp vận tải điều có lợi cũng là tăng số lượng hành khách cũng như khoảng
cách của hành trình. Xong đối với hành khách điều có lợi nếu như khoảng cách
không gian là nhỏ nhất (trừ vận chuyển tham quan, dạo chơi, du lịch…)
Ngoài kết quả của vận chuyển là sự di chuyển hàng hoá và người, trong
vận tải cũng được tính vào những kết quả sản xuất có đặc tính khác. Xuất hiện ở
đây đó là số lượng xác định những thao tác xếp dỡ, phục vụ và đại lý, thao tác ở
kho, phục vụ sửa chữa, thuê phương tiện vận tải, phục vụ ăn, khách sạn vv…
Tổng số kết quả sản xuất của vận tải có thể được biểu thị bằng một số đơn vị có
giá trị.


§3. Đặc tính sản xuất của vận tải

Những vấn đề có liên quan đến đặc tính sản xuất của vận tải đã được thảo
luận nhiều trong các sách chuyên môn về kinh tế và có nhiều quan điểm khác
nhau. Sự khác nhau của những quan điểm này xuất hiện thông thường nhất ở
chỗ các nhà nghiên cứu đặt dấu hiệu như nhau giữa bốn khái niệm sau:
- Lao động có ích
- Lao động sản xuất
- Khối lượng sản phẩm và phục vụ mới xuất hiện
- Thu nhập quốc dân
Những khái niệm trên liên quan chặt chẽ với nhau, nhưng không đồng
nhất. Lao động có ích là tất cả các hoạt động của con người phục vụ sự thoả mãn
cần thiết của con người. Thuộc vào lao động có ích là những hoạt động của
những người công nhân làm thuê, cũng như những người chủ phương tiện sản
xuất, những hoạt động của con người sản xuất ra của cải vật chất và hoạt động
của những người trong quá trình tiêu dùng những của cải này, những hoạt động
trong sản xuất vật chất và trong công tác phục vụ, những hoạt động trong sản
xuất, phân phối, lưu thông và tiêu dùng, những hoạt động sản xuất ra của cải cho
mình và để bán. Như vậy ở đây cũng tồn tại lao động vô ích, đó là loại lao động
đưa đến sự phá huỷ những của cải vật chất có ích hoặc lao động sản xuất ra của
cải vo ích.
Để hiểu bản chất của khái niệm lao động sản xuất cần phải giải thích mục
đích mà nó sáng tạo ra ở đó. Lúc đầu người ta tách biệt lao động trong quá trình
thu được những giá trị sử dụng mới với lao động trong quá trình tiêu dùng
những giá trị này. Theo quan điểm này lao động sản xuất ví dụ như sản xuất ra
chiếc ôtô khách, còn lao động không sản xuất nhưng có ích là việc khai thác
chiếc ôtô này.
Vào thế kỷ XVIII các nhà sinh lý học tính vào lao động sản xuất duy nhất
là hoạt động thực hiện trong quá trình tìm kiếm của cải tự nhiên và như vậy đó

là hoạt động thực hiện trong nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản và khai thác mỏ.
Đến thời kỳ A.Smit trường phái kinh tế tư sản, tư tưởng kinh tế đã mở
rộng khái niệm lao động sản xuất được mở rộng ra toàn bộ quá trình sản xuất ra
của cải vật chất khi coi một cách cân đối việc tìm kiếm của cải vật chất và việc
chế biến nó, lúc này hoạt động vận tải vẫn chưa được thừa nhận là hoạt động sản
xuất.
Thời kỳ J.B.Say, được tính vào lao động sản xuất là toàn bộ hoạt động
trong việc sản xuất ra của cải vật chất và phục vụ, nếu việc phục vụ này và
những của cải này thoả mãn nhu cầu của xã hội.
Thời kỳ K.Mark, cho là lao động sản xuất không chỉ sản xuất của cải vật
chất mà cũng là những phục vụ hữu ích cho sản xuất của cải vật chất, tính vào
đó là vận chuyển hàng hoá, người và truyền thông tin.
Hiện nay việc không thống nhất xung quanh khái niệm về lao động sản
xuất vẫn đang tồn tại. Một số nhà kinh tế cho rằng cần tính vào lao động sản
xuất duy nhất là vận chuyển hàng hoá, còn vận chuyển hành khách không phải
là lao động sản xuất, một số nhà kinh tế khác cho rằng vận chuyển người phục
vụ cho quá trình sản xuất là lao động sản xuất, còn vận chuyển người trong
phạm vi du lịch, tham quan thì không phải là lao động sản xuất.
Ngày nay phần lớn các nhà kinh tế đều thừa nhận rằng lao động sản xuất
là hình thức này hay hình thức khác của sức sáng tạo của con người, xong không
phải là nguồn duy nhất dự trữ của cải xã hội cho con người. Vì rằng đang tồn tại
những của cải tự do cũng như những hiện tượng thiên nhiên rất có ích cho con
người còn hơn nhiều lần sản phẩm lao động, như là: đất nông nghiệp, đất rừng,
không khí, nước dùng làm nguyên liệu hoá học và cho công nghiệp, muối
khoáng tự nhiên, tia nắng mặt trời, gió, thuỷ triều.
Vì vậy không thể xem như nhau thu nhập quốc dân với lao động sản xuất.
Thu nhập cần phải hiểu như là tổng giá trị sử dụng mà chúng làm tăng thêm tài
sản quốc dân hoặc dự trữ phục vụ nhu cầu hiện tại. Quy mô giá trị sử dụng mới
xuất hiện được tăng lên nhờ vào sản xuất của con người, cũng như vào hoạt
động của tự nhiên. Có thể tách biệt thu nhập quốc dân về phương diện tự nhiên

và phương diện lao động sản xuất. Thu nhập quốc dân về phương diện lao động
sản xuất là loại thu nhập tạo nên lợi ích quốc gia phụ thuộc vào những nguyên
tắc chính sách kinh tế, tham gia vào thu nhập này là những thành phần khác
nhau, điều này gây lên rằng thu nhập quốc dân của các quốc gia riêng biệt không
bằng nhau. Thu nhập quốc dân được xác định bởi nhà nước phục vụ cho việc
kiểm tra những quá trình kinh tế và ảnh hưởng đến việc phân phối những giá trị
sử dụng mới.
Như vậy đã chỉ ra thu nhập quốc dân bao gồm tất cả các loại hoạt động
sản xuất có ích về mặt xã hội cũng như là những sản phẩm tự do có thể đánh giá
được và đo đếm được, mà chúng được chế ngự bởi con người và trở thành đối
tượng của lưu thông.

§4. Ngành và xí nghiệp vận tải

Ngành vận tải được phân biệt trên cơ sở của sợ khác biệt của môi trường
di động và kỹ thuật di động. Chú ý tới loại môi trường di động, vận tải được
phân biệt ra vận tải thuỷ, vận tải hàng không và vận tải bộ.
Trong phạm vi đường thuỷ tồn tại hai kỹ thuật di động, đó là thuỷ nội địa
(vận tải trong sông, kênh, hồ …) và vận tải biển, từ đây xuất hiện hai ngành độc
lập thích ứng với chúng.
Trong phạm vi đường không cho đến lúc này được tạo lên kỹ thuật hàng
không với những động lực hiện đại (máy bay, trực thăng, vũ trụ và trạm quỹ
đạo), nhưng có ý nghĩa thực tế này là hàng không vận tải hàng hoá và hành
khách.
Trong phạm vi đường bộ, cho đến lúc này hình thành một số kỹ thuật dịch
chuyển. Hình thức cũ nhất là vận tải thô sơ mà động lực là bò, lừa và người cho
đến lúc này vẫn đang tồn tại. Hình thức vận tải hiện đại nhất bao gồm vận tải ô
tô. Ngành độc đáo của vận tải là vận tải đường sắt.
Cũng tồn tại hình thức vận tải mà thực ra chúng không liên quan chặt chẽ
với môi trường của một trong ba loại đường kể trên. Đó là giao thông đường ống

(dẫn chất lỏng, chất khí…), bởi vì đường ống có thể ở trên mặt đất, trong lòng
đất, trên bề mặt không khí, trên mặt nước, dưới nước, dưới đáy biển.
Các xí nghiệp vận tải hoạt động một cách tách biệt trong phạm vi một
ngành, cho đến nay không có xí nghiệp vận tải quốc tế. Số lượng xí nghiệp phụ
thuộc vào ngành và đặc thù kinh tế của đất nước. Trong vận tải xe lửa và hàng
không thông thường nhất mỗi quốc gia chỉ có một xí nghiệp; trong vận chuyển
đường sông, đường biển và đường ống thông thường mỗi nước có một vài xí
nghiệp; còn trong vận tải ô tô thường tồn tại nhiều xí nghiệp ở trong một nước.
Các xí nghiệp bao gồm bộ phận nào đó của mạng vận tải (vận tải hàng không,
vận tải ô tô, vận tải biển) hoặc một số liên kết nào đó (vận tải ống). Việc thiết
lập các xí nghiệp vận tải trong đa số các quốc gia được nhà nước bảo trợ dưới
dạng thuế khác nhau.

§5. Vai trò của vận tải trong lĩnh vực sản xuất

Vận tải là ngành kinh tế ảnh hưởng đến hàng loạt mặt sản xuất vật chất.
Những phương diện quan trọng nhất này có thể tính đến, đó là:
- việc tạo nên khuynh hướng định vị công nghiệp và xây dựng,
- việc tạo nên chi phí sản xuất của cải vật chất,
- việc tạo nên những điều kiện hoạt động của xí nghiệp sản xuât,
- việc tạo nên chủng loại và quy mô sản xuất,
- việc tạo nên chất lượng sản xuất hàng hoá.
Khuynh hướng định vị có thể dựa vào hoặc là thiên hướng vươn tới thị
trường tiêu dùng hoặc là thị trường nguyên liệu. Sự phát triển của vận tải được
biểu hiện bằng việc tăng mật độ mạng lưới đường, nâng cao tính đều đặn của
những thao tác vận tải và giảm chi phí của chúng, điều này làm dễ dàng cho sự
gần lại nhau giữa khu vực sản xuất và khu vực tiêu dùng. Xuất hiện quy tắc như
thế là vì vận tải nguyên liệu luôn luôn dễ dàng hơn vận tải thành phẩm, do và
nguyên liệu được vận chuyển ở một số lượng lớn (do đó rẻ hơn), còn thành
phẩm vận chuyển ở những lô hàng tản mát (vì vậy đắt hơn).

Những thao tác vận tải trong sản xuất của cải vật chất thường được lợi
dụng nhiều lần. Điều này gây lên trong nhiều trường hợp các thao tác vận tải có
thể tiết kiệm được chi phí sản xuất hàng hoá. Điều này liên quan đến những
hàng hoá phải chế biến ít, có đặc trưng nguyên khai như: than, vật liệu xây
dựng, đồ gốm, một số sản phẩm hoá học. Để giảm chi phí sản xuất những hàng
hoá này, điều cần thiết là phát triển những hình thức vận tải rẻ nhất, thuộc vào
chúng là vận tải thuỷ và vận tải ống.
Vận tải làm chắc chắn cho xí nghiệp, công nghiệp hoạt động khi mà nó
đảm bảo cung cấp nhịp nhàng nguyên liệu và vật liệu trong suốt cả năm. Sự đảm
bảo này càng lớn nếu như toàn bộ hệ thống vận tải của đất nước càng phát triển
tốt hơn. Khi tồn tại khả năng lựa chọn phương tiện vận tải thì triển vọng hoạt
động nhịp nhàng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng được tăng lên.
Ở mức độ ý nghĩa nhỏ hơn, vận tải ảnh hưởng đến quy mô và chủng loại
sản xuất. Quy mô sản xuất ở khu vực đã cho phụ thuộc vào vận tải khi vận tải là
cổ họng hẹp trong sự phát triển của ngành sản xuất đó. Ví dụ việc khai thác
nguyên liệu tự nhiên ở khu vực vận tải khó khăn sẽ bị hạn chế bởi khả năng vận
chuyển, thậm chí khi tồn tại cả việc lắp đặt những thiết bị khai thác hiện đại có
năng suất cao. Chủng loại sản xuất phụ thuộc vào vận tải thông thường nhất khi
đòi hỏi những phương tiện vận chuyển chuyên môn như sitec, thiết bị làm lạnh,
điều hoà nhiệt độ vv…
Chất lượng của cải vật chất được sản xuất cũng liên quan đến vận tải.
Chất lượng này có ý nghĩa lớn ở nơi dự định tiêu dùng. Vấn đề là hàng hoá có
chất lượng tốt được sản xuất xong, tồn tại chỉ vấn đề giữ chất lượng này trong
thời gian vận tải (ví dụ: đồ gỗ, thuỷ tinh, đồ sứ, hoa quả, thịt, cá, bơ… ). Điều
cần thiết là phát triển những phương tiện vận tải mà chúng đảm bảo sự duy trì
khả năng tốt của hàng hoá được vận chuyển mặc dù đây là những phương tiện
đắt hơn so với loại phương tiện thông thường.

§6. Vai trò của vận tải trong phục vụ con người


Chúng ta nhận thấy rằng số lượng các thao tác vận tải phục vụ lĩnh vực
sản xuất nhiều hơn là lĩnh vực đời sống con người. Xong số lượng vận chuyển
nhỏ này đã đáp ứng trực tiếp nhu cầu tiêu dùng của công dân thì rất quan trọng
theo quan điểm phát triển nền văn minh.
Vận tải phục vụ cho con người gần lại nhau, đặc biệt những người sống ở
những khu vực văn hoá khác nhau. Nhờ sự tiếp xúc về văn hoá, khoa học, kỹ
thuật, du lịch, tôn giáo và gia đình mà xuất hiện những dòng tình cảm khác nhau
làm giàu thêm đời sống xã hội của mỗi nước, mỗi một vùng. Sự phát triển của
vận tải trong mục đích gần lại nhau của con người không chỉ đảm bảo có tính
chất nhân đạo mà còn nhìn thấy có lợi về mặt kinh tế. Sự có lợi này được biểu
hiện ở sự tăng về thông tin, kiến thức, sự khéo léo, việc giải quyết các vấn đề
nhanh hơn và dễ hơn, năng suất lao động cao hơn, tăng phát minh, tăng tính
khoan dung trong đời sống xã hội.
Vận tải phải thực hiện nhiệm vụ vận chuyển con người với mục đích khác
nhau. Quan trọng nhất là vận chuyển người đi làm việc chú ý đến mật độ và sự
vất vả hàng ngày, chú ý đến ý nghĩa của quá trình sản xuất. Vị trí thứ hai là
nhiệm vụ của vận tải trong lĩnh vực thực hiện những chức năng cơ bản của đời
sống (việc mua bán, thăm viếng vv…) và trong việc thực hiện sự cần thiết về
giáo dụ (đi học, đến trường). Vị trí thứ ba có thể đặt nhiệm vụ của vận tải trong
phạm vi phục vụ sự nghỉ ngơi thứ bảy, chủ nhật, thời gian nghỉ phép và trong
những ngày lễ.

§7. Chức năng quốc tế của vận tải

Vận tải là một ngành kinh tế hoạt động trong hệ thống kinh tế của đất
nước. Hệ thống này không khi nào bị đóng mà có nhiều lối đi ra thị trường quốc
tế. Chú ý đến quy mô của không gian quốc tế, vận tải đóng một vai trò lớn nhất
(bên cạnh chính trị). Thiếu những liên kết phát triển về tuyến đường vận chuyển
và những hoạt động của những hình thức vận chuyển phổ thông thì không thể:
- phát triển xuất khẩu hàng hoá, đặc biệt đến các nước rất xa (bên kia đại

dương),
- nhập khẩu nguyên liệu, vật liệu và sản phẩm cần thiết,
- phát triển hợp tác quốc tế về công nghiệp,
- phát triển du lịch quốc tế,
- phát triển lưu thông quốc tế về văn hoá khoa học và kỹ thuật.
Có thể xuất khẩu hàng hoá đến những nơi mà phương tiện vận tải đi đến.
Điều có lợi nhất là việc xuất khẩu được thực hiện bằng phương tiện vận tải của
mình, bởi vì lúc này cùng với xuất khẩu hàng hoá là xuất khẩu phục vụ vận tải.
Trong nhập khẩu, việc sử dụng phương tiện của mình sẽ làm dễ dàng cho việc
đạt được sự tiết kiệm ngoại tệ nếu như đạt được nhập khẩu hàng trực tiếp từ
người xuất khẩu bằng phương tiện của mình.
Việc tập trung nền kinh tế của quốc gia được biểu hiện trước hết ở sự phát
triển hợp tác công nghiệp và ở những đầu tư chung và sẽ không có khả năng khi
thiếu những liên kết thuận lợi về đường ô tô, đường xe lửa, máy bay và đường
thuỷ. Thậm chí chiều rộng khác nhau của đường sắt cũng là cản trở quan trọng
của sự hợp tác quốc tế.
Trong du lịch quốc tế yếu tố quan trọng nhất tạo thuận lợi cho nó là sự dễ
dàng việc sử dụng đồng ngoại tệ và việc bình thường hoá hộ chiếu và giấy phép
nhập cảnh. Xong vận tải ở đây đóng vai trò quan trọng. Ở các nước Tây – Âu
trong hoạt động du lịch quốc tế trội lên là ô tô và máy bay. Trong những quan hệ
với các nước xã hội chủ nghĩa, chiếm vị trí đầu tiên là vận tải xe lửa. Ý nghĩa
tương tự như du lịch là các mặt lưu thông văn hoá, khoa học và kỹ thuật quốc tế.
Sự lưu thông này hiện nay thực hiện chủ yếu bằng máy bay.

Chương II. ĐẶC TRƯNG CỦA SẢN XUẤT VẬN TẢI

§1. Vận tải kiếm sống và vận tải nội bộ

Thực chất của vận tải là sự thay đổi vị trí của đối tượng được vận chuyển.
đối tượng vận chuyển ở đây có thể là người (hành khách) hoặc vật (hàng hoá).

Chính nhờ có sự thay đổi dịch chuyển này mà người sử dụng có thể nhận được
vật phẩm mà trước đó nằm ngoài phạm vi (về mặt không gian) của họ. Nếu
không có hoạt động vận tải thì không thể có hoạt động sản xuất khác hoặc sản
xuất trở nên vô nghĩa.
Theo quan điểm kinh tế vĩ mô, người ta chia hoạt động vận tải làm hai
loại, đó là vận tải kiếm sống (vận tải công cộng) và vận tải nội bộ. Vận tải kiếm
sống là hoạt động sản xuất trong đó người chủ phương tiện lấy việc vận chuyển
làm nhiệm vụ sản xuất chính của mình, là loại vận tải bán sản phẩm phục vụ của
mình làm ra cho khách hàng, lấy thu nhập hầu như từ việc bán phục vụ vận tải
của mình. Các xí nghiệp vận tải quốc doanh đường sắt, hàng không, đường thuỷ
(sông và biển) ô tô buýt thường là những xí nghiệp vận tải kiếm sống. Cần phải
nhấn mạnh rằng việc khai thác vận tải kiếm sống không phải lúc nào cũng có lợi
nhuận, mà trong nhiều trường hợp nhà nước phải chịu chi phí (bù lỗ) cho các xí
nghiệp này xuất phát từ ý nghĩa phục vụ về mặt xã hội (ví dụ ở BaLan và các
nước xã hội chủ nghĩa, nhà nước trường phải bù lỗ cho các xí nghiệp giao thông
thành phố).
Ngoài vận tải kiếm sống còn tồn tại nhiều thao tác vận tải thực hiện cho
việc tiêu dùng nội bộ. Các thao tác như thế có ở mỗi ngành vận tải và mỗi xí
nghiệp vận tải. Thuộc vào những thao tác này cũng là việc tiêu dùng nội bộ sản
phẩm vận tải của bản thân các xí nghiệp vận tải (ví dụ: trong xí nghiệp vận tải
quốc doanh đường sắt việc vận chuyển nguyên vật liệu nội bộ và vận chuyển
cán bộ công nhân viên của mình bằng phương tiện của xí nghiệp). Xong vận tải
nội bộ xuất hiện nhiều ở các xí nghiệp công nghiệp, xây dựng, thương nghiệp và
nông nghiệp, bởi vì các xí nghiệp này thường có phương tiện vận tải. Trong các
trường hợp này chi phí vận chuyển thiết lập lên một thành phần của xí nghiệp
sản xuât.
Việc xuất hiện vận tải kiếm sống và vận tải nội bộ rút ra từ hệ thống các
quan hệ kinh tế xác định ở một đất nước. Việc nhấn mạnh tính độc lập về mặt
kinh tế của mỗi hình thức kỹ thuật của các quá trình kinh tế đã gây lên sự cần
thiết yêu cầu của sự tồn tại một cách tách biệt vận tải kiếm sống. Nhà nước

thường cổ vũ tạo điều kiện cho các xí nghiệp này hoạt động để hạn chế quy mô
vận tải nội bộ của các xí nghiệp không vận tải, bởi vì đây là hình thức khai thác
không hợp lý phương tiện vận tải.
Những nghiên cứu chỉ ra rằng, thực tế ví dụ trong các xí nghiệp công
nghiệp, xây dựng, thương nghiệp việc sử dụng thời gian lao động và lợi dụng
sức chở của phương tiện không vượt quá 50%, trong khi ở các xí nghiệp vận tải
kiếm sống những chỉ tiêu này đạt được rất cao. Xong việc giải quyết các vấn đề
này còn phải chú ý đến nhiều yếu tố khác, như là tính co dãn của việc sử dụng,
quản lý phương tiện vận tải nội bộ, việc thiếu khả năng vận chuyển trong các xí
nghiệp vận tải kiếm sống vv…

§2. Các đặc điểm của hoạt động sản xuất vận tải

Đặc điểm lớn nhất của hoạt động vận tải là mang tính phục vụ. Vận tải là
hoạt động phục vụ không chỉ ở trong phạm vi sản xuất (vận chuyển nguyên,
nhiên vật liệu, nhân lực, bán thành phẩm), mà còn cả trong khâu lưu thông phân
phối, không có hoạt động vận tải thì sản xuất xã hội không hoạt động được; hoạt
động vận tải là “mạch máu” của nền kinh tế quốc dân. Đặc điểm này chỉ rõ vai
trò của vận tải trong nền kinh tế quốc dân. Xong điều đó không có nghĩa là hoạt
động vận tải chịu sự ràng buộc một chiều, bị đóng khung trong cơ số của các
ngành sản xuất khác. Trái lại, chính khả năng vận tải là cơ sở ràng buộc sự phát
triển sản xuất của các ngành khác. Ở đây cùng với sự phân bố tài nguyên, nhân
lực và nhân tố quốc phòng, vận tải là một nhân tố trong quy hoạch phân vùng
kinh tế. Vậy phải khẳng định rằng không phát triển vận tải thì không thể nói đến
phát triển công nghiệp, nông nghiệp và các ngành kinh tế khác.
Đặc điểm thứ hai của vận tải là tính thống nhất giữa sản xuất và tiêu thụ.
Chúng ta biết rằng trong sản xuất vận tải không có đặc tính vật hoá vì kết quả
của nó chỉ là sự di chuyển người hay hàng hoá từ nơi này đế nơi khác. Hay nói
một cách khác hoạt động này gắn liền sản xuất và tiêu thụ. Có nghĩa là không có
sản phẩm nào của vận tải không được tiêu thụ ngay và ngược lại không có tiêu

thụ nào mà không gắn chặt với sản xuất đồng thời. Tính thống nhất giữa sản
xuất và tiêu thụ của vận tải được xét trên ba mặt: thời gian, không gian và quy
mô. Điều này có nghĩa là vận tải không thể có sản xuất vào lúc này mà tiêu thụ
lại vào lúc khác, cũng như không thể có sản xuất ở đây mà tiêu thụ ở chỗ khác,
và không thể sản xuất nhiều mà tiêu thụ ít. Đặc điểm này của vận tải càng thể
hiện đặc tính phục vụ của vận tải.
Đặc tính tiếp theo của vận tải là trong hoạt động vận tải không có sản xuất
dự trữ. Trong tất cả các hoạt động sản xuất (trừ vận tải) chúng ta biết rằng, đều
có thể có sản xuất để tiêu dùng ngay và sản xuất để dự trữ. Lượng dự trữ này
nhiều hay ít là tuỳ thuộc vào đặc tính của loại sản phẩm và của từng ngành sản
xuất. Lượng dự trữ này đóng một vai trò quan trọng trong việc điều tiết sản xuất,
là yếu tố không thể thiếu được tạo điều kiện cho sản xuất được nhịp nhàng, đều
đặn trong suốt cả năm. Trong vận tải do sản xuất và tiêu thụ đồng thời nên
không thể có sản xuất dự trữ. Điều này gây lên hậu quả có tính chất kinh tế cho
vận tải là trong sản xuất vận tải nhất thiết phải có dự trữ phương tiện để đáp ứng
nhu cầu của vận tải ngay cả ở thời kỳ lớn nhất.
Đặc điểm thứ tư của vận tải là trong vận tải không có hoạt động trung
gian giữa sản xuất và tiêu thụ. Trong các lĩnh vực sản xuất khác giữa sản xuất và
tiêu thụ có hàng loạt các hoạt động khác nhau thuộc khâu lưu thông phân phối ,
các hoạt động này đã tạo ra mối liên hệ kinh tế giữa người sản xuất và người
tiêu dùng (thí dụ việc kiểm tra chất lượng, phân loại, đánh giá), nhưng trong
hoạt động vận tải điều này không xảy ra. Chính vì vậy mà đòi hỏi người sản
xuất vận tải và người tiêu dùng sản phẩm vận tải hoạt động tổ chức phục vụ quá
trình vận tải (đồng thời là quá trình sản xuất và tiêu thụ).
Vận tải là hoạt động sản xuất phức tạp bao gồm nhiều bộ phận hợp thành.
Ngoài hai khâu chính là vận chuyển và xếp dỡ còn có nhiều hoạt động khác như:
giao nhận, bảo quản, đóng gói, cân đo, xuất nhập, đảm bảo an toàn, đại lý, môi
giới, phục vụ sửa chữa, thuê phương tiện vv… Sự phối hợp chặt chẽ giữa vận tải
và chủ hàng làm cho số lượng các thao tác này ngày càng tăng. Đây cũng là một
đặc điểm quan trọng của sản xuất vận tải.


§3. Sản phẩm vận tải và đơn vị đo lường sản phẩm vận tải

Mục đích của sản xuất vận tải là vận chuyển người hay hàng hoá từ nơi
này tới nơi khác. Do vậy sản phẩm của vận tải chính là sự di chuyển người hay
hàng hoá trong không gian. Như vậy quy mô của sản xuất vận tải phụ thuộc vào
hai nhân tố, đó là: khối lượng vận chuyển và cự ly vận chuyển. Từ đây người ta
lấy tích số của hai đại lượng này làm đại lượng đo khối lượng sản xuất vận tải.
Hiện nay trong vận tải hàng hoá người ta dùng đơn vị đo lường tiêu chuẩ
là tấn – kilômét (viết tắt là T-Km), còn trong vận tải hành khách là hành khách –
kilômét hoặc người – kilômét (viết tắt là Ng-Km) . Ngoài ra trong vận tải biển
còn dùng đơn vị tấn – hải lý (viết tắt là T-Hlý) đối với vận chuyển hàng hoá và
hành khách – hải lý (viết tắt là Ng-Hlý) đối với vận chuyển hành khách.
Đơn vị T-Km và Ng-Km thuần tuý đánh giá khối lượng sản xuất và không
đề cập tới chất lượng sản xuất của xí nghiệp và mức độ phục vụ của xí nghiệp và
của ngành. Ví dụ sản lượng vận chuyển 1000 T-Km có thể do vận chuyển 1000
tấn hàng đi xa 1 km hay vận chuyển 1 tấn hàng đi xa 1000 km. Vì vậy để đánh
giá khối lượng công việc vận tải người ta dùng chỉ tiêu khối lượng hàng hoá,
hành khách được vận chuyển, tính bằng số tấn hàng thực tế (viết tắt là: T) hay số
lượt hành khách đi lại (viết tắt là: Ng) cùng với các chỉ tiêu sản lượng tính bằng
T-Km hay Ng-Km hay T-Hlý và Ng-Hlý (trong vận tải biển) là đơn vị đo lường
sản phẩm vận tải, cũng là biểu hiện quy mô của sản phẩm vận tải.
Ngoài ra còn kèm theo cơ cấu khối lượng hàng hoá được vận chuyển. Cơ
cấu này được ghi theo số tấn từng loại hàng hay tỷ lệ mỗi loại so với tổng số.
Điều này rất có ý nghĩa vì hàng hoá được vận chuyển có những yêu cầu về vận
tải khác nhau do tính chất lý hoá của chúng khác nhau. Chẳng hạn người ta phân
biệt thành các loại hàng như: hàng khô, hàng lỏng và hàng tươi sống; hoặc theo
các mặt hàng chính, như: hàng lỏng, than, quặng, ngũ cốc, xi măng, phân bón,
hàng khác vv…


§4. Chu kỳ sản xuất của vận tải

Chu kỳ sản xuất vận tải (hay còn gọi là quá trình sản xuất vận tải) là sự
kết hợp của các yếu tố sản xuất trong vận tải. Những yếu tố này là: phương tiện
vận chuyển và thiết bị xếp dỡ, hàng hoá, điều kiện công tác của tuyến đường và
ga cảng, sức lao động của con người. Ngoài ra còn có các hoạt động phù trợ
khác, đó là: Chủ hàng, đại lý, môi giới, xí nghiệp sửa chữa vv… Sự phối hợp
chặt chẽ của các yếu tố trên sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất vận
tải. Ngược lại sự phối hợp của các yếu tố không tốt sẽ dẫn đến lãng phí lớn trong
sản xuất vận tải, liên quan đến điều này là hiệu quả sản xuất vận tải bị giảm sút.
Nhìn chung chu kỳ sản xuất vận tải bao gồm các giai đoạn sau:
- các hoạt động chuẩn bị,
- bố trí phương tiện vận chuyển và nhận hàng (khách),
- xếp hàng (nhận khách),
- lập đoàn tàu (nếu có),
- vận chuyển,
- nhận phương tiện tại nơi đến,
- giải phóng đoàn tàu (nếu có),
- dỡ hàng (trả khách),
- chạy rỗng đến nơi nhận hàng tiếp (nếu có).
a) Giai đoạn chuẩn bị
Giai đoạn chuẩn bị cho quá trình vận tải bao gồm các công việc sau.
Chuẩn bị hàng để vận chuyển và ký hợp đồng vận chuyển.
Việc chuẩn bị hàng hoá để vận chuyển chủ yếu là việc đóng gói, và xác
nhận nơi đúng và chính xác, đối với hành khách trước chuyến đi cũng đòi hỏi
phải có sự chuẩn bị thích ứng.
Ngoài việc chuẩn bị hàng hoá còn một loạt công việc có tính pháp lý
chuẩn bị cho quá trình vận chuyển. Cơ sở pháp lý của việc vận chuyển và các
công việc khác, như thanh toán chi phí, thưởng, bồi thường, phạt, cước vv… là
việc ký hợp đồng vận chuyển. Các cơ quan vận tải (xí nghiệp, công ty, hợp tác

xã, thậm chí tư nhân) có đầy đủ tư cách pháp nhân để ký hợp đồng và thực hiện
hợp đồng vận chuyển.
Trong vận tải thường có hai hình thức hợp đồng đó là: hình thức thuê bao
phương tiện và hình thức thuê vận chuyển hàng hoá.
Thường chúng ta gặp hình thức thuê vận chuyển hàng hoá. Theo cách
thức này, bên vận tải hoàn toàn làm chủ, cố gắng triệt để khai thác phương tiện
để hoàn thành yêu cầu vận chuyển do chủ hàng kí kết.
Hình thức thuê bao phương tiện chỉ xảy ra trong một số trường hợp đặc
biệt như: phục vụ tham quan, du lịch (trong vận chuyển hành khách) hoặc do
những nhu cầu đặc biệt (bên chủ hàng có những lô hàng lớn ổn định, hoặc bên
chủ phương tiện không có điều kiện khai thác và thấy cho thuê thì có lợi hơn
vv… ). Theo cách thức này bên vận tải hoặc giao phương tiện cùng số thuỷ thủ,
thuyền viên trên tàu, hoặc chỉ là phương tiện không cho chủ hàng. Quyền sử
dụng phương tiện lúc đó thuộc về người thuê (chủ hàng). Có hai hình thức thuê
bao phương tiện là thuê thời gian (thuê định hạn) và thuê theo chuyến.
Nội dung của các loại hợp đồng nói trên phải dựa trên cơ sở các bộ luật
vận tải như vận tải đường sắt, vận tải sông và vận tải đường bộ.
b) Bố trí phương tiện và nhận hàng
Sau khi thống nhất về thể thức vận chuyển và chuẩn bị hàng hoá là giai
đoạn đưa phương tiện tới nơi nhận hàng (tại cơ sở của chủ hàng) hoặc đưa hàng
hoá tới nơi bố trí phương tiện nhận hàng (tại ga, cảng).
Tuỳ theo nội dung của các loại hợp đồng nêu trên mà có thể có các
phương án khác nhau hoặc đưa phương tiện tới nơi nhận hàng, hoặc đưa hàng
hoá tới ga, cảng nơi bố trí phương tiện nhận hàng.
Đối với vận tải ô tô thường chúng ta gặp tình huống ô tô đến kho của chủ
hàng hoặc đại lý để nhận hàng.
Đối với vận tải sắt có thể phải đưa toa xe đến kho chủ hàng nhận hàng nếu
chủ hàng có đường sắt riêng tới tận kho hoặc cũng có thể chủ hàng phải đưa
hàng tới kho nhận hàng.
Trong vận tải sông, biển và hàng không, nơi nhận hàng thường là cảng và

sân bay cố định. Rất ít trường hợp chủ hàng có cảng và sân bay riêng.
c) Xếp hàng (nhận khách)
Sau khi bố trí phương tiện đến lấy hàng (hoặc nhận khách) thì bắt đầu giai
đoạn xếp hàng (hoặc nhận khách) tuỳ theo hợp đồng vận chuyển hàng hoá hay
hành khách.
Việc xếp hàng phụ thuộc vào hàng loạt các yếu tố như: Độ lớn, hình dạng,
kích thước, cách thức đóng gói, đặc tính lý hoá của hàng hoá, cũng như đặc tính
của phương tiện (kích thước hầm và miệng hầm, vị trí hầm vv…) và cuối cùng
là sơ đồ xếp hàng vào phương tiện. Việc xếp hàng vào phương tiện có thể do
chủ hàng hoặc do bên vận tải đảm nhận.
Trong vận tải biển, kế hoạch bố trí hàng hoá trên tàu rất quan trọng khi
mà khối lượng hàng hoá chứa trong tàu có thể lên tới hàng chục vạn tấn. Không
có kế hoạch này có thể dẫn tới tình trạng phải dỡ hàng cả tàu để tìm một chủ
hàng.
d) Lập đoàn tàu
Không phải tất cả các loại phương tiện vận tải phải qua giai đoạn này.
Những phương thức vận chuyển hàng không, đường ống, tàu biển, tàu chở hàng
đường sông, ô tô không có rơ moóc tham gia vận chuyển không trải qua giai
đoạn này.
Trong vận tải đường sắt, vận tải sông (bằng đoàn tàu đẩy hoặc kéo) và
vận tải ô tô có kéo rơ moóc có giai đoạn này. Điển hình nhất là trong vận chuyển
đường sắt.
Việc lập đoàn tàu bao gồm lập đoàn tàu (xà lan) và máy móc nối đoàn tàu
trên với đầu máy. Lập đoàn tàu phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
- bảo đảm an toàn đoàn tàu đi lại bằng cách phân bố lực hãm đồng đều
cho các thành phần của đoàn tàu,
- giảm bớt thao tác khi lập và giải phóng đoàn tàu đến mức thấp nhất,
- giảm bớt thao tác dọc đường,
- tận dụng sức kéo, đẩy của đầu máy.
Việc tách rời sức kéo (đẩy) thành đầu máy và sức chở của phương tiện

vận tải có một ưu điểm là cho phép khai thác tận dụng riêng hai loại phương
tiện. Bởi vì các thao tác xếp dỡ hàng hoá chiếm một tỷ lệ thời gian rất cao trong
toàn bộ chu kỳ vận tải. Nếu sức kéo gắn liền sức chở sẽ buộc phải chịu phí tổn
chờ đợi, liên quan đến điều này hiệu quả kinh tế sẽ bị giảm sút.
e) Vận chuyển
Đây là giai đoạn chính của quá trình vận tải là giai đoạn dịch chuyển đưa
hàng từ nơi phát hàng đến nơi nhận hàng.
Giai đoạn vận chuyển có thể liên tục từ ga cảng đầu tới ga cảng cuối, và
có thể bị gián đoạn bởi các thời gian dừng, đỗ dọc đường. Phương tiện đỗ dọc
đường vì các lí do sau:
- dừng để xếp dỡ hàng hoá dọc đường,
- dừng để thay đổi chặng kéo,
- dừng để lấy nhiên liệu,
- dừng vì lý do an toàn giao thông,
- dừng để chuyển đổi phương tiện (vận chuyển liên vận).
f) Đón nhận phương tiện tại nơi đến
Trước khi tiến hành dỡ hàng hoá tại nơi đến, cần phải tiến hành kiểm tra
tình trạng kỹ thuật của phương tiện và tình hình hàng hoá.
Hàng hoá được kiểm tra xem có hư hỏng không. Nếu có hư hỏng cần phải
xem xét kỹ lưỡng hầm hàng, nghiên cứu nguyên nhân gây hư hỏng hàng hoá và
lập biên bản cụ thể. Trường hợp hàng hoá bị mất mát do phương tiện không đảm
bảo gây lên (thủng mái che, hỏng cửa,…) cũng cần lập biên bản.
Về phương tiện, sau một chuyến đi đều phải kiểm tra phương tiện xem có
đảm bảo an toàn không. Riêng đối với phương tiện chạy đường ngắn thì có thể
đặt chế độ kiểm tra hàng ngày. Trong vận tải sắt, sông, biển chuyến đi thường
dài ngày nên cần phải tổ chức kiểm tra hàng ngày và ghi vào nhật ký phương
tiện. Việc kiểm tra phương tiện tại bến cuối cần xem thực trạng phương tiện và
nhật ký nói trên.
g) Giải phóng đoàn tàu
Cũng như lập đoàn tàu, không phải tất cả các dạng phương tiện vận tải

đều phải trải qua giai đoạn tháo dỡ đội hình đoàn tàu. Những phương tiện nào có
lập đoàn tàu (như trong vận tải sắt, vận tải sông) mới có giai đoạn này. Giải
phóng đoàn tàu là việc tháo dỡ đội hình đoàn tàu và đưa phương tiện vào nơi dỡ
hàng. Nói chung việc phục vụ đoàn tàu ở các ga cảng thường là do phương tiện
của các ga cảng ấy đảm nhiệm.
Ngoài ra ở đây cần phải nói đến vai trò của việc xác báo hàng hoá cho chủ
hàng qua các phương tiện thông tin như: điện thoại, teletif vv… để chủ hàng
nhanh chóng bố trí việc tiếp nhận. một khi chủ hàng chuẩn bị sẵn sàng thì có thể
nhanh chóng đưa phương tiện vào nơi dỡ hàng.
h) Dỡ hàng
Dỡ hàng là một công việc về nguyên tắc được gắn liền với xếp hàng. Vì
vậy người ta thường gắn liền hai công việc trái ngược nhau này thành khái niệm
xếp dỡ hàng hoá. Dỡ hàng là công việc của cảng, công việc này có thể do bên
vận tải hoặc do bên chủ hàng thực hiện.
Tuy nhiên trong công tác xếp dỡ hàng cũng có thể sử dụng các phương
tiện đặc biệt chuyên dùng cho việc dỡ hàng mà không có khả năng xếp hàng,
chủ yếu là các phương tiện tự dỡ, như toa xe tự dỡ, ô tô ben, xà lan tự dỡ vv…
các phương tiện này cho phép dỡ hàng ra khỏi phương tiện rất nhanh.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×