BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
---------o0o---------
LÊ - HỮU - HIỀN
ƯỚC LƯỢNG GIÁ TRỊ KINH TẾ
VẬN TẢI THỦY
Nghiên cứu điển hình : SÔNG THỊ VẢI
CHUYÊN NGÀNH : KINH TẾ PHÁT TRIỂN
MÃ SỐ : 60.31.05
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học : PGS – TS. Nguyễn Trọng Hoài.
TP. Hồ Chí Minh, tháng 09-2008
MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG I - GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
I.1. Những nét chung về sông Thị Vải…………………………………………….
1
I.2. Những vấn đề ô nhiễm sông Thị Vải………………………………………….
4
I.3. Vấn đề nghiên cứu…………………………………………………………….
8
CHƯƠNG II – CƠ SỞ LÝ THUYẾT
II.1. Giới thiệu các phương pháp đánh giá giá trị môi trường ………………….…
13
II.2. Phương pháp chi phí thay thế áp dụng cho nghiên cứu……………………....
18
II.3. Qui trình thực hiện một nghiên cứu đánh giá giá trị môi trường………….….
19
CHƯƠNG III – THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU
III.1. Phương pháp đánh giá đề nghị cho nghiên cứu……………………………...
22
III.2. Phương pháp khảo sát - Lựa chọn đám đông và mẫu………………………..
36
III.3. Thiết kế bảng câu hỏi và phỏng vấn thử……………………………………..
38
CHƯƠNG IV – PHÂN TÍCH KINH TẾ
IV.1. Nhận xét kết quả khảo sát định tính ……………………………...................
46
IV.2. Kết quả phân tích định lượng ……………………...………………………..
46
CHƯƠNG V – CÁC GỢI Ý CHÍNH SÁCH RÚT RA TỪ NGHIÊN CỨU
V.1. Lợi ích các doanh nghiệp hưởng được và những tác hại các doanh nghiệp
gây ra cho môi trường sông Thị Vải ........................................................................
51
V.2. Những vấn đề chính sách rút ra từ nghiên cứu ..............................................
51
KẾT LUẬN ..................................................................................................................
54
TÀI LI ỆU THAM KHẢO ………………………………………………………….
56
PHỤ LỤC
Phụ lục I - Tiêu chuẩn nước mặt – TCVN 5942 – 1995 ………………………….
58
Phụ lục II - Báo cáo của Tokyo – Marine ………………………………………...
60
Phụ lục III - Phản ảnh của công luận ……………………………………………..
75
Phụ lục IV - Danh sách các doanh nghiệp trong mẫu điều tra ……………………
83
Phụ lục V - Bảng câu hỏi hoàn chỉnh …………………………………………….
87
Phụ lục VI- Phân tích kinh tế……………………………………………………..
92
Phụ lục VII- Tổng chênh lệch chi phí sản xuất trong năm 2007 của 29 doanh
nghiệp.......................................................................................................................
99
MỤC LỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 - Qui trình đánh giá giá trị môi trường …………………………………
19
Bảng 3.1 - Thống kê các doanh nghiệp ……………………………………….…..
37
Bảng 3.2 - Thống kê các quan tâm của doanh nghiệp liên quan đến ô nhiễm sông
Thị Vải ……………………………………………………………………………
41
Bảng 3.3 - Thống kê vai trò của sông Thị Vải đối với hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp …………………………………………………………..
41
Bảng 3.4 - Chênh lệch đơn phí sản xuất khi sử dụng vận tải đường bộ thay thế …
45
MỤC LỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 1.1. Bản đồ sông Thị Vải …………………………………………………...
2
Hình 1.2. Một số khu công nghiệp bên bờ sông Thị Vải …………………………
3
Hình 2.1. Các thành phần của tổng giá trị kinh tế (TEV)………………………....
14
Hình 2.2. Các phương pháp đánh giá giá trị môi trường……………………….…
15
Hình 2.3. Các phương pháp đánh giá dựa trên thị trường……………………….... 17
Hình 3.1. Mô tả các yếu tố sản xuất hiện tại ………………………………….
24
Hình 3.2. Mô tả các yếu tố sản xuất khi không thể sử dụng chức năng vận tải
thủy của dòng sông Thị Vải ……………………………………………………....
25
Hình 3.3. Qui trình cung ứng nguyên liệu và phân phối sản phẩm lỏng khi sử
dụng vận tải thủy qua sông Thị Vải……………………………………………….
27
Hình 3.4. Qui trình cung ứng nguyên liệu và phân phối sản phẩm lỏng khi sử
dụng vận tải đường bộ thay thế …………………………………………………...
28
Hình 3.5. Qui trình cung ứng nguyên liệu và phân phối sản phẩm rời khi sử dụng
vận tải thủy qua sông Thị Vải …………………………………………………….
30
Hình 3.6. Qui trình cung ứng nguyên liệu và phân phối sản phẩm rời khi sử dụng
vận tải đường bộ thay thế …………………………………………………………
31
Tóm tắt kết quả nghiên cứu :
Đề tài đã vận dụng những kiến thức và kinh nghiệm thực tế trong hoạt động sản
xuất của các doanh nghiệp và đã ứng dụng được lý thuyết kinh tế môi trường để
lượng hoá thiệt hại của các doanh nghiệp khi không thể sử dụng vận tải thủy qua
sông Thị Vải.
Từ đó, tạo cơ sở cho các giải pháp chính sách để bảo vệ môi trường sông để phục
vụ cho phát triển công nghiệp trong lưu vực sông Thị Vải. Các giải pháp chính
sách đề nghị mang tính khả thi do dựa trên cơ sở phân tích lợi ích và chi phí của
các đối tượng bị ảnh hưởng hay bị chi phối liên quan đến sự ô nhiễm của dòng
sông.
Tác giả cũng đề nghị việc thành lập một tổ chức thực hiện việc thu lệ phí đường
sông để làm tạo kinh phí cho việc thực hiện các giải pháp chính sách liên quan đến
việc bảo vệ môi trường sông cho sự phát triển công nghiệp, đây là một điểm mới
của đề tài.
Đề tài mang tính điển hình, phương pháp nghiên cứu có thể áp dụng để ước lượng
giá trị vận tải thủy cho các dòng sông khác, và cũng là cơ sở để xác định toàn bộ
giá trị kinh tế của một dòng sông nói chung cho các quyết định chính sách liên
quan đến môi trường và kinh tế.
Ngày 15 tháng 11 năm 2008
Tác giả
I.1. Những nét chung về sông Thị Vải :
I.1.1. Giới thiệu sông Thị Vải :
Sông Thị Vải bắt nguồn từ 10
0
28’ vĩ độ Bắc và 107
0
14’ kinh độ Đông , ở độ
cao so với mực mức biển là 265m, và cửa sông ở vị trí 10
0
28’vĩ độ Bắc và 107
0
kinh độ Đông. Đặc tính của sông với độ dài ngắn (76,9 Km), tiếp giáp với các
tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu; Đồng Nai và Tp.HCM. Đây là con sông nước mặn
khá rộng, bề rộng thay đổi từ 100-700m, lòng sông sâu với mặt cắt hình chữ U.
Ở phía hạ lưu sông Thị Vải có nhiều nhánh sông nối liền với hệ thống sông Sài
Gòn - Đồng Nai.
Khí hậu chịu ảnh hưởng khí hậu gió mùa cận xích đạo với nền nhiệt độ cao đều
quanh năm, lượng mưa trung bình và phân hóa theo mùa, ít gió bão, không có
mùa đông lạnh. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 90% lượng mưa hàng
năm, trong đó các tháng 8;9;10 có lượng mưa cao nhất, có tháng lên đến 500
mm. Các tháng mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau với khoảng 10%
lượng mưa trong năm, có tháng hầu như không có mưa, như tháng 1 và tháng 2
Chế độ thủy văn của sông phụ thuộc đáng kể vào chế độ thủy triều hai lần một
ngày từ biển Đông qua vịnh Rành Gái, nước tăng cao và giảm thấp hai lần
trong một ngày. Biên độ triều xấp xỉ 1,5-2 m/ngày đêm, trong đó tháng 2 và
tháng 9 thường có biên độ triều cao hơn các tháng khác trong năm. Trong mùa
khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau thường có gió chướng cùng với triều
cường dễ gây xói lỡ ven bờ. Trong mùa mưa, có sự giao lưu giữa hai khối
nước mặn và nước ngọt, làm thay đổi độ mặn của nước sông từ lợ sang ngọt.
Vùng hạ lưu , do ảnh hưởng mạnh của thủy triều đã mang những vật liệu trầm
tích từ biển vào, pha trộn với vật liệu do thảm thực vật rừng ngập mặn, tạo nên
vùng đất ngập mặn và phèn tiềm tàng.
Mạng lưới sông kênh khá dày nhưng ngắn, với những sông rạch nhỏ, ngắn
chằng chịt, nguồn bổ sung nước ngọt từ thượng nguồn nhỏ nên đặc điểm của
dòng chảy khá phức tạp. Dòng chảy của sông theo hướng Nam – Đông Nam
đến Bắc – Tây Bắc.
(Trích báo cáo của Sở Khoa Học – Công Nghệ - Môi Trường tỉnh Đồng Nai,
tháng 7-2007).
Hình 1.1 - Bản đồ sông Thị Vải
Nguồn : Nhà Xuất Bản Bản Đồ, (4-2007)
Hình 1.1 cho thấy sông Thị Vải nằm dọc theo trục quốc lộ 51, kết nối với
hệ thống sông Đồng Nai và sông Sài Gòn, có ưu thế về vận tải thủy-bộ và
kết nối với các trung tâm kinh tế lớn.
Khu Công nghiệp Gò Dầu : Khu Công Nghiệp Phú Mỹ I :
Hình 1.2 : Một số khu công nghiệp bên bờ sông Thị Vải
Nguồn :
Với lợi thế về độ sâu, tốc độ bồi lắng thấp, khỏang cách đến các trung tâm
kinh tế (Tp. HCM – Biên Hòa – Vũng Tàu – Bình Dương ) ngắn, thuận tiện
cho vận tải đường thủy, hình 1.2 cho thấy các khu Công Nghiệp được hình
thành dọc theo bờ sông với tốc độ nhanh và qui mô ngày càng lớn, bao gồm
: Khu Công Nghiệp Vedan; Gò Dầu; Tân Thành A & B; Mỹ Xuân; Nhơn
Trạch 1,2,3,4,5,; Phú Mỹ ….
Cùng với sự phát triển của các khu công nghiệp, lượng nước thải từ các khu
công nghiệp đổ vào dòng sông ngày càng cao, lưu lượng tàu ra vào dòng
sông ngày càng lớn, sự ô nhiễm sông Thị Vải ngày càng trầm trọng, đang là
vấn đề thời sự thu hút sự chú ý của công luận và những người hoạch định
chính sách phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.
I.1.2. Những giá trị của dòng sông Thị Vải :
- Là nguồn nước để từ đó tạo ra nước uống cho người, súc vật, nguồn nước
cho sản xuất công nghiệp, tưới tiêu trong nông nghiệp và nuôi trồng thủy
sản.
- Là nơi tạo ra nguồn thực phẩm và các nguồn khác.
- Nguồn tài nguyên phục vụ cho gỉai trí : Dòng sông với nước sạch có thể
dùng cho bơi thuyền, lướt ván, bơi lội, câu cá ...
- Những giá trị đa dạng hóa sinh học cho hệ thống sinh thái dưới nước và
vùng ngập mặn.
- Giá trị văn hóa và lịch sử.
- Giá trị thẩm mỹ, con người thích ngắm cảnh sông đẹp và sống bên dòng
sông.
- Khả năng hấp thụ và phân hủy chất thải của dòng sông, một “dịch vụ“
quan trong của hệ thống sinh thái.
- Giá trị vận tải thủy phục vụ cho hoạt động của các khu công nghiệp bên
bờ sông.
- Và những giá trị phi sử dụng khác.
I.2. Những vấn đề ô nhiễm sông Thị Vải :
I.2.1. Báo cáo của Sở KH – MT Đồng Nai tháng 4 – 2007
Kết quả phân tích được so sánh với tiêu chuẩn chất lượng nước mặt TCVN
5942-1995-Cột B (tham khảo chi tiết tại Phụ lục I - Tiêu chuẩn nước mặt).
Tại vị trí M3, xã Long Thọ, qua kết quả phân tích này cho thấy sông Thị Vải
phía thượng nguồn có biểu hiện ô nhiễm chất hữu cơ rõ rệt, hàm lượng amoni
cao, do là nơi tiếp nhận nước thải từ các khu công nghiệp Nhơn Trạch 1,2,3,5.
Tại vị trí M5 là cảng Gò Dầu B, là nơi tiếp nhận nước thải từ nhà máy Vedan
và khu công nghiệp Gò Dầu, và vị trí M6 , nơi tiếp nhận nước thải từ các nhà
máy và khu công nghiệp thuộc xã Mỹ Xuân, Bà Rịa – Vũng Tàu, hàm lượng
chất hữu cơ theo COD
1
cao hơn tiêu chuẩn từ 2-5 lần. Tuy nhiên, chỉ tiêu
BOD
2
dao động 23-34 mgO
2
/L xấp xỉ hoặc vượt tiêu chuẩn không đáng kể.
Khi đi dần đến vị trí M8, gần cống xã nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ và khu công
nghiệp Phú Mỹ thì hàm lượng ô nhiễm chất hữu cơ giảm dần, COD dao động
từ 33 đến 43 mg O
2
/ L và BOD khá thấp. Đến vị trí M9, gần phao số 13, hàm
lượng ô nhiễm chất hữu cơ giảm đáng kể do quá trình tự làm sạch và pha loảng
khá tốt tại khu vực gần cửa sông, BOD và COD đều nằm trong tiêu chuẩn cho
phép.
Bên cạnh đó, kết quả cũng cho thấy mức độ ô nhiễm còn phụ thuộc vào các
mùa trong năm, bắt đầu vào mùa mưa (tháng 5) mức độ ô nhiễm có nhiều
hướng gia tăng so với mùa khô, tuy không đáng kể. Đối với hàm lượng nhu
cầu oxy hòa tan, chỉ có vị trí M5 là DO
3
không đạt tiêu chuẩn và vị trí M6 vào
mùa khô. So với mùa khô DO đạt 1,42 –1,62 mgO
2
/ L. tại vị trí M6, lúc giao
mùa 2,64 – 3,37 mgO
2
/L là được cải thiện rất nhiều. Tại vị trí M8 và M9 giá trị
DO được cải thiện rất nhiều và khá tốt cho quá trình tự làm sạch của sông Thị
Vải.
Chỉ tiêu TDS
4
có thể đánh giá mức độ nhiễm mặn của sông Thị Vải, từ vị trí
M3 đến M9 dao động từ 19500-23050 mg/L trong mùa khô và từ 13860-19560
mg/L lúc giao mùa. Bên cạnh đó, độ đục khá cao trong mùa khô từ 18-100
FTU
5
và giảm dần khi về hạ nguồn, tương tự giao mùa có độ đục thấp từ 13-39
FTU và cũng giảm dần về phía hạ nguồn. Hàm lượng chất rắn lơ lửng không
cao, dao động từ 12-49 mg/L trong tất cả các mẫu, ngoại trừ tầng đáy vị trí M9.
Hàm lượng phenol thấp từ 0,005-0,015 mg/L rất nhỏ so với tiêu chuẩn, về phía
hạ lưu sông, tại vị trí M8 và M9 không phát hiện. Các chỉ tiêu H
2
S và Cyanua
qua hai đợt khảo sát đều không phát hiện. Dư lượng chất bảo vệ thực vật gốc
Clo rất thấp từ 0,47-0,67microgram / L, không phát hiện DDT
6
là dạng khó
phân hủy. Hàm lượng các kim loại nặng trong nước mặt sông Thị Vải cho thấy
1
COD : Chỉ số đo lượng các chất hữu cơ có trong nước.
2
BOD : Chỉ số đo lượng oxy cần thiết để oxy hoá các chất hữu cơ trong nước bởi các vi sinh vật.
3
DO : Nồng độ oxy hòa tan
4
TDS : Hàm lượng chất rắn hòa tan
5
FTU : Đơn vị đo độ đục
6
DDT : Nồng độ chất DDT
tất cả các kim loại nặng đều tìm thấy trong các mẫu nhưng giá trị không cao,
ngoại trừ thủy ngân tại mặt cắt M9 là 0,0039 mg/L, vượt tiêu chuẩn cho phép
0,002 mg/L.
Ngoài hàm lượng dầu khóang là khá cao trong tất cả các mẫu và đều vượt
chuẩn cho phép của dầu khóang trong nước mặt. Nguyên nhân do toàn bộ đoạn
sông là đường giao thông thủy cho tàu bè ra vào các cảng và nhà máy nằm dọc
bờ sông (Cảng Gò Dầu A & B; Phú Mỹ; Cái Mép; Cảng nhà máy Vedan;
Holcim; Thép Phú Mỹ …).
Các kết quả phân tích nước mặt tại hai độ sâu cách mặt 0,5 m và cách đáy 1m
được trình bày trong các hình từ 2.22 đến 2.27, kết quả cho thấy không có sự
khác nhau đáng kể giữa hàm lượng DO và COD của hai độ sâu, ngoại từ tại
điểm M6, điều này cho thấy khả năng xáo trộn khá tốt trên sông Thị Vải. Chỉ
tiêu SS
7
cách đáy 1m cho thấy kết quả khá cao do khi triều cường, dòng nước
dưới chảy mạnh từ biển vào mang theo trầm tích và làm xáo trộn lớp mặt đáy
sông gây SS cao vượt trội.
Từ kết quả trên chúng ta có thể nhận thấy rằng do đặc tính của sông Thị Vải là
nguồn nước ngọt bổ sung kém, hứng chịu nhiều nguồn xả thải các khu công
nghiệp (chất hữu cơ, vô cơ, kim loại nặng…), nông nghiệp (dư lượng thuốc
bảo vệ thực vật …), vận chuyển (dầu khóang …), sinh hoạt (chất hữu cơ, dầu
mỡ, vi sinh …) chưa qua xử lý hoặc xử lý chưa đạt dẫn đến sông bị ô nhiễm
chất hữu cơ. Đặc điểm khác của sông là chế độ bán nhật triều, nguồn nước
ngọt bổ sung ít làm cho khả năng pha loảng và làm sạch rất hạn chế, bên cạnh
đó nước sông nhiễm mặn, thời gian ô nhiễm kéo dài với thải lượng lớn cũng là
một nguyên nhân làm cho khả năng tự là sạch bị hạn chế.
Có những nguồn thải không đạt tiêu chuẩn, chủ yếu là ô nhiễm chất hữu cơ
như khu công nghiệp Nhơn Trạch 2, nhà máy Vedan, kết quả đánh giá cho một
khu vực rộng lớn trải dài đang bị ô nhiễm hữu cơ (không đạt TCVN 5942-
1995, cột B) cũng cho thấy khả năng tự làm sạch hạn chế của sông Thị Vải.
7
SS : Hàm lượng chất rắn lơ lửng
I.2.2. Báo cáo của Tokyo Marine (tham khảo chi tiết tại Phụ lục II):
Theo báo cáo của Tokyo Marine, tháng 7-2007, dòng sông bị ô nhiễm và có sự
tồn tại của các chất ăn mòn , dẫn đến :
- Sự ăn mòn, làm vỏ tàu bị rỗ nghiêm trọng.
- Những đường hàn trên thân tàu bị ăn mòn nghiêm trọng.
- Sự ăn mòn gây rỗ và sự mài mòn chân vịt.
- Thay đổi sơn thân tàu phần chìm trong nước.
Các tác động trên làm cho chi phí duy tu, bảo dưỡng tàu tăng , dẫn đến chi phí
vận tải vào luồng sông Thị Vải tăng cao và gây ảnh hưởng tiếp tới sản xuất
kinh doanh của các doanh nghiệp (Báo Đồng Nai, ngày 06 tháng 06 năm 2008
- Các hãng tàu từ chối vào sông Thị Vải .)
I.2.3. Một số phản ảnh của công luận (tham khảo chi tiết tại Phụ lục III):
Bằng nhiều nguồn khác nhau, phản ảnh của công luận về ô nhiễm sông Thị
Vải tập trung vào các vấn đề sau :
- Mức độ ô nhiễm cao hơn so với ngưỡng cho phép và tốc độ ô nhiễm
nhanh (Báo Công An Nhân Dân, ngày 13-07-2007 - Đồng Nai : Sông Thị
Vải bị ô nhiễm nghiêm trọng vì nước thải từ khu công nghiệp Gò Dầu –
Vedan ; và Lê-Hoàng-Lan , Cục Môi Trường - Dư luận xã hội với vấn đề
môi trường).
- Quản lý các nguồn ô nhiễm không hiệu quả, những chính sách và việc
thực hiện của nhà nước liên quan đến phát triển công nghiệp và bảo vệ
môi trường dòng sông quá sức lỏng lẻo, không hiệu quả (Thông tấn xã
Việt Nam, ngày 18 tháng 11 năm 2006 : Sông Thị Vải ô nhiễm nặng; và
ngày 06 tháng 8 năm 2007 : Đề nghị cấm bốn loại hình công nghiệp trên
lưu vực sông Thị Vải).
- Tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe và đời sống của cư dân trong khu vực
. Môi trường sinh thái bị hủy hoại, các nghề nuôi trồng thủy sản và đánh
bắt cá bị tiêu diệt (Báo Bà Rịa –Vũng Tàu , ngày 22 tháng 12 năm 2005 -
Nước sông Thị Vải ô nhiễm : Cá chết, người khóc ).
Trong quá trình phát triển, hầu hết các nước đều phải đối mặt với vấn đề ô nhiễm
môi trường và khai thác nguồn tài nguyên quá mức. Cũng như những nước khác
(Trung Quốc; Thailand; Malaysia …), Việt Nam cũng đang ở trong hoàn cảnh
tương tự.
Ô nhiễm dòng sông Thị Vải chỉ là một ví dụ điển hình của sự đánh đổi các yếu tố
môi trường cho sự phát triển kinh tế, và hơn nữa chính sự ô nhiễm này đã và sẽ
ảnh hưởng ngược lại sự phát triển xét theo dài hạn.
Trong khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam, ngoài sông Thị Vải, còn có các dòng
sông khác đang “kêu cứu” và “đang chết”. Những giải pháp chính sách, kinh tế để
“cứu” những dòng sông này để đảm bảo phát triển kinh tế và môi trường sống cho
hôm nay và thế hệ mai sau là rất bức thiết.
I.3. Vấn đề nghiên cứu :
I.3.1. Đặt vấn đề :
a) Vấn đề tổng quát :
Vấn đề nghiên cứu tổng quát được đề tài xác định cụ thể như sau :
- Phần lớn các yếu tố môi trường có ảnh hưởng rộng và tác động nhiều mặt
vào đời sống kinh tế, xã hội; không có hoặc không thể xác lập quyền sở
hữu rõ ràng do những hạn chế về mặt luật pháp và về kỹ thuật. Và do đó,
giá trị của phần lớn các yếu tố môi trường không được xác định hoặc rất
khó xác định.
- Con người khai thác các yếu tố môi trường để phục vụ cho cuộc sống nói
chung, và qua đó làm ảnh hưởng đến môi trường, tức gây nên các ảnh
hưởng tiêu cực đến đời sống của chính con người. Do đó, các yếu tố môi
trường phải được xem như một nguồn tài nguyên có giới hạn, cần phải sử
dụng một cách thận trọng và hiệu quả.
- Các tác động gây ô nhiễm môi trường không được qui trách nhiệm cụ thể,
không có những qui định pháp chế rõ ràng về trách nhiệm của người gây ô
nhiễm đối với người bị ảnh hưởng do ô nhiễm.
Trong điều kiện thị trường hàng hóa cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, các
chính sách “thông thoáng” của nhà nước thu hút đầu tư, quản lý môi
trường lỏng lẻo, các doanh nghiệp có xu hướng tận dụng môi trường đến
mức tối đa để giảm chi phí sản xuất đến mức thấp nhất bằng cách tận dụng
các yếu tố môi trường mà khi sử dụng không phải trả tiền hay phải trả với
mức rất thấp như hiện nay.
Từ đó, việc xác định giá trị (hay định giá) các lợi ích khai thác được từ môi
trường là cần thiết để làm cơ sở cho các quyết định liên quan đến khai thác
và sử dụng hiệu quả các yếu tố môi trường .
Nói cách khác, xác định đầy đủ giá trị kinh tế của môi trường sẽ giúp
cho quyết định sử dụng môi trường một cách hiệu quả hơn.
b) Vấn đề nghiên cứu cụ thể :
- Khi xây dựng nhà máy, đa số các doanh nghiệp đã lựa chọn vị trí bên bờ
sông Thị Vải để sử dụng dòng sông cho vận tải thủy. Hay, vận tải thủy là
một điều kiện cần quan trọng cho hoạt động của đa số các doanh nghiệp.
- Sông Thị Vải trải dài trên địa bàn huyện Long Thành – Nhơn Trạch thuộc
tỉnh Đồng Nai và phần hạ lưu là ranh giới hành chánh tự nhiên giữa tỉnh Bà
Rịa - Vũng Tàu và TP. Hồ Chí Minh, vận tải thủy qua sông Thị Vải của tất
cả các phương tiện không hề bị cản trở bởi các yếu tố sở hữu của dòng
sông hay ranh giới hành chánh giữa các địa phương. Chức năng vận tải thủy
của dòng sông là một dạng hàng hóa công, chưa được xác định giá trị trên
thị trường. Khi chức năng này không còn nữa (vì bất kỳ lý do gì), thì :
o
Các doanh nghiệp hiện tại bên bờ sông phải sử dụng các phương án
vận tải khác để có thể tiếp tục hoạt động. Sự chênh lệch về đơn phí
sản xuất (so với đơn phí sản xuất khi sử dụng chức năng vận tải thủy
của dòng sông) được xem là một phần giá trị vận tải của dòng sông
trên một đơn vị sản phẩm.
o Ngoài ra, khi chức năng vận tải của dòng sông không còn nữa thì
cũng ảnh hưởng đến lợi ích thứ cấp: Làm cho khả năng thu hút đầu
tư vào các khu công nghiệp hai bên bờ sông bị hạn chế, ảnh hưởng
đến những kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của khu vực và của cả
tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu. Trong phạm vi bài viết này
không nghiên cứu sâu về mặt định lượng của tác động thứ cấp này.
- Tạo cơ sở cho những nhà hoạch định chính sách phát triển kinh tế của địa
phương trong việc :
o
Cân đối giữa chi phí để bảo vệ chức năng vận tải thủy của sông Thị
Vải và lợi ích kinh tế mà chức năng vận tải thủy này mang lại.
o Qui định vai trò và sự đóng góp của các doanh nghiệp - những chủ
thể đang hưởng lợi và cũng đang làm hại môi trường sông Thị Vải -
vào sự bảo vệ chức năng vận tải thủy của dòng sông.
Từ đó, tạo cơ sở cho sự phát triển kinh tế - xã hội chung của địa phương và
sự phát triển của các khu công nghiệp bên bờ sông Thị Vải một cách bền
vững.
I.3.3. Mục tiêu nghiên cứu :
Nghiên cứu này tập trung vào :
- Ước lượng giá trị kinh tế về mặt vận tải thủy của dòng sông.
- Từ đó, làm cơ sở cho các giải pháp chính sách liên quan đến dòng sông
và sự phát triển kinh tế trong khu vực.
I.3.4. Đối tượng nghiên cứu :
Chức năng vận tải thủy của dòng sông chủ yếu được sử dụng bởi các doanh
nghiệp hai bên bờ sông trong nhập, xuất nguyên liệu và sản phẩm.
Một phần nhỏ dân cư trong khu vực cũng sử dụng chức năng này để vận
chuyển hàng hoá, nhưng với qui mô nhỏ và sử dụng thuyền gỗ, tính ăn mòn
do sự ô nhiễm của dòng sông ảnh hưởng rất ít đến việc sử dụng chức năng
vận tải thủy của dòng sông.
Mặt khác, cư dân trong khu vực chủ yếu sử dụng chức năng vận tải thủy để
cung cấp hàng hoá với qui mô nhỏ cho các tàu hàng cập cảng trong khu
vực. Vì vậy, nếu không có họat động của các tàu hàng trên dòng sông, thì
chức năng vận tải thủy sẽ được cư dân sử dụng không đáng kể.
Giá trị kinh tế về chức năng vận tải thủy của dòng sông, chủ yếu gắn liền
với hoạt động của các tàu xuất nhập hàng trong khu vực, mà các doanh
nghiệp trong khu vực có sử dụng vận tải thủy trong hoạt động sản xuất kinh
doanh là những đối tượng hưởng lợi trực tiếp từ chức năng này.
Vì vậy, đối tượng nguyên cứu của đề tài là các doanh nghiệp trong khu vực
có sử dụng vận tải đường thủy cho hoạt động sản xuất và phân phối hàng
hóa.
I.3.5. Câu hỏi nghiên cứu :
Trong trường hợp ô nhiễm dòng sông làm cho các hãng tàu không thể ra
vào dòng sông được, các doanh nghiệp phải chọn giải pháp thay thế cho
vận tải thủy để tiếp tục hoạt động, thì :
a) Chênh lệch đơn phí sản xuất trung bình của các doanh nghiệp khi dùng
vận tải đường bộ thay thế là bao nhiêu ?
b) Chênh lệch đơn phí sản xuất của các ngành sản xuất khác nhau (tức loại
sản phẩm khác nhau) khi sử dụng vận tải đường bộ thay thế là bao nhiêu
?
c) Các giải pháp nào cần thiết để bảo vệ môi trường sông cho sự phát triển
công nghiệp trong khu vực ?
I.3.6. Phương pháp nghiên cứu :
Phương pháp nghiên cứu sử dụng bao gồm :
- Thống kê mô tả : Xác định mối quan tâm chung của các đối tượng nghiên
cứu đối với các vấn đề nghiên cứu đặt ra.
- Mô hình kinh tế lượng : Dựa vào những điều kiện thực tế để xác định mối
quan hệ giữa giá trị cần đánh giá – giá trị chức năng vận tải thủy - với các
yếu tố quan hệ khác
- Phương pháp chi phí thay thế áp dụng trong đánh giá giá trị môi trường :
Dùng để lượng hóa giá trị chức năng vận tải thủy của dòng sông.
I.3.7. Ứng dụng của đề tài :
Kết quả nghiên cứu của đề tài làm cơ sở cho các quyết định :
- Lựa chọn ngành sản xuất thu hút đầu tư vào khu vực, và xác định mức độ
phát triển thích hợp của khu vực trong mối quan hệ với bảo vệ chức năng
vận tải thủy của dòng sông.
- Cân đối giữa nguồn thuế thu được từ các doanh nghiệp và các quyết định
ngân sách để bảo vệ môi trường sông.
- Các chính sách chế tài trong bảo vệ môi trường sông.
II.1. Giới thiệu các phương pháp đánh giá giá trị môi trường :
Theo David Pearce (2002), môi trường là một loại hàng hóa phi thị trường (không
được mua bán trên thị trường), xác định giá trị kinh tế của môi trường là xác định
giá trị bằng tiền qua mức sẳn lòng chi trả (WTP – Willing To Pay) khi sử dụng
những lợi ích có được từ môi trường, hoặc là mức sẳn lòng chấp nhận bồi thường
(WTA – Willing To Accept) khi phải chịu đựng những thiệt hại do ô nhiễm môi
trường gây nên.
Hiện nay có nhiều phương pháp đánh giá khác nhau áp dụng phù hợp cho từng
thành phần giá trị khác nhau trong tổng giá trị kinh tế của môi trường.
II.1.1. Giá trị kinh tế của môi trường :
Tổng giá trị kinh tế của môi trường được mô tả qua đẳng thức :
TEV = UV +NUV
Với :
TEV - Tổng giá trị kinh tế (Total Economic Value)
UV - Giá trị sử dụng (Use Values) : Là những giá trị được xác định từ việc
sử dụng thật sự tài nguyên môi trường. Bao gồm giá trị sử dụng trực tiếp
và giá trị sử dụng gián tiếp.
NUV - Giá trị phi sử dụng (Non-Use Value) : Là những giá trị phải chi trả để
giữ gìn cho mục đích sử dụng tương lai.
Theo hình 2.1 :
- Giá trị sử dụng trực tiếp bao gồm giá trị của những sản vật (là những
thứ ăn được; những vật dùng để trang sức, trang trí; thuốc chữa bệnh,
nguồn nguyên liệu cho sản xuất) và của những chức năng mà môi
trường mang lại (những chức năng có ích cho hoạt động giải trí của
con người; chức năng phân hủy chất thải; những chức năng trong
nghiên cứu, giáo dục; và các dịch vụ có ích khác…). Ví dụ : - Rừng
cho gỗ, các loại lâm sản, và tạo môi trường cho du lịch sinh thái;
Sông cho thủy sản, chức năng vận tải thủy…
Tổng giá trị kinh tế
(TEV)
Giá trị sử dụng
(UV)
Giá trị phi sử dụng
(NUV)
Giá trị sử dụng
trực tiếp
Giá trị
tồn tại
Giá trị sử dụng
gián tiếp
Giá trị
nhiệm ý
Sản phẩm có thể được
sử dụng trực tiếp
Lợi ích về các chức
năng
Những giá trị được sử
dụng trực tiếp hoặc gián
tiếp trong tương lai.
Những giá trị về
sự tiếp tục tồn
tại
Nguồn thực phẩm;
Lượng sinh vật;
Chức năng giải trí;
phục hồi sức khỏe.
Các chức năng về
sinh thái; kiểm soát
nguồn thực phẩm;
bảo vệ, ngăn ngừa
Đa dạng hóa sinh
học;
Bảo vệ môi trường
sống.
Môi trường sống
cho những loài
đang gặp nguy
hại
Hình 2.1 – Các thành phần của tổng giá trị kinh tế (TEV)
Nguồn : David Pearce (2002).
- Giá trị sử dụng gián tiếp bao gồm giá trị của những lợi ích gián tiếp
có được từ hệ sinh thái. Ví dụ : Tác động tương hổ của hệ thống sinh thái
liên quan đến các loài sinh vật và môi trường sống của các loài; các chức
năng bảo vệ (như chức năng chống xói mòn các vùng ven biển; chức năng
chống lũ lụt …) ; điều hòa khí hậu; những chức năng hổ trợ sự sống trên trái
đất …
- Giá trị phi sử dụng bao gồm :
o
Giá trị nhiệm ý (option value) : Là những giá trị mà phải chi
trả cho sử dụng trong tương lai đối với các nguồn tài nguyên. Ví dụ :
Những chi trả để giữ gìn một vùng bờ biển để phát triển thành một thành
phố biển trong tương lai.
o Giá trị tồn tại (existence value) : Là những giá trị phải chi trả
để giữ gìn cho sự sử dụng của thế hệ tương lai, ví dụ : Những chi phí
phải chi ra để chống sự ấm dần lên của bầu khí quyển để đảm bảo sự
sống trong tương lai…
II.1.2. Phương pháp đánh giá giá trị môi trường :
Phương pháp
Phát biểu sự ưu thích
(Stated Preference )
Bộc lộ sự ưa thích
(Revealed
Preference).
Chuyển đổi giá trị
(Benefit transfer)
Phương pháp thị
trường (Market based
techniques)
Đánh giá ngẫu
nhiên
( Congtingency
Valuation)
Chi phí du hành
(Travel Cost Method)
Mô hình lựa chọn
(Choice Modelling)
Đánh giá hưởng thụ
(Hedonic Price Method)
Hình 2.2 – Các phương pháp đánh giá giá trị môi trường
Nguồn :
Hình 2.2 cho chúng ta thấy các phương pháp đánh giá giá trị môi trường bao
gồm :
a) Phương pháp “sự ưu thích” ( Stated Preference ):
Phương pháp “sự ưu thích” dựa trên thị trường thiết lập để lập ra hệ thống câu
hỏi cho các đối tượng được hưởng lợi hay bị thiệt hại từ môi trường. Giá trị
kinh tế của môi trường được xác định qua mức sẳn lòng chi trả (WTP) hay sẳn
lòng chấp nhận (WTA). Phương pháp này bao gồm :
- Kỹ thuật đánh giá ngẫu nhiên (Contingent Valuation) : Đo lường mức độ
sẳn lòng chi trả (WTP) hay sẳn lòng chấp nhận (WTA) của các đối tượng
thông qua các câu hỏi trực tiếp như “ Bạn sẵn lòng chi trả cho cái gì ?”;
“Bạn có sẵn lòng chi trả XX USD?”.
- Kỹ thuật đánh giá theo mô hình hoá sự lựa chọn (Choice Modelling ) :
Phân cấp các lựa chọn theo mức sẳn lòng chi trả (WTP) hay sẳn lòng
chấp nhận (WTA).
Phương pháp “sự ưu thích” có thể áp dụng để đánh giá giá trị sử dụng và phi
sử dụng của hàng hoá môi trường . Hạn chế của phương pháp này là việc xác
định thị trường thiết lập phải mang tính thực tế và số mẫu nghiên cứu phải đủ
lớn để đảm bảo tính chính xác của nghiên cứu.
b) Phương pháp “bộc lộ sự ưu thích” (Revealed Preference) :
Phương pháp “bộc lộ sự ưu thích” tập trung xem xét ảnh hưởng của môi
trường đến các hàng hoá khác trên thị trường thực tế, giá trị của môi trường
được thể hiện qua giá trị bổ sung của hàng hoá đại diện.Ví dụ cho phương
pháp này là ảnh hưởng của tiếng ồn trong khu vực đến giá nhà. Chênh lệch giá
nhà giữa khu vực yên tỉnh và khu vực ồn ào đại diện cho giá trị của môi trường
yên tỉnh.
Phương pháp “bộc lộ sự ưu thích” chỉ áp dụng để đánh giá giá trị sử dụng của
hàng hóa môi trường, không phù hợp để đánh giá giá trị phi sử dụng, được áp
dụng trong điều kiện thị trường tự do và linh động . Hạn chế của phương pháp
này là việc xác định hàng hoá đại diện phù hợp và số mẫu nghiên cứu phải đủ
lớn.
c) Phương pháp chuyển giao lợi ích dựa vào các nghiên cứu tình huống
tương tự :
Phương pháp chuyển giao lợi ích sử dụng các kết quả nghiên cứu tương tự
trước đó để áp dụng vào tình huống nghiên cứu thực tế với những điều chỉnh
thích hợp cho hoàn cảnh nghiên cứu cụ thể, với điều kiện kết quả nghiên cứu
trước đó được thực hiện bằng các phương pháp hợp lệ (như Stated Preference ;
Revealed Preference; các phương pháp dựa trên thị trường).
Phương pháp chuyển giao lợi ích tiết kiệm được rất nhiều thời gian, chi phí và
công sức nhờ vào việc giảm đi các bước nghiên cứu của Stated Preference hay
Revealed Preference.
Ví dụ : Để xác định giá trị của chức năng câu cá giải trí của dòng sông B thì có
thể sử dụng phương pháp này để áp dụng kết quả đã có về giá trị của chức
năng cấu cá giải trí của dòng sông A, với điều kiện phương pháp nghiên cứu
giá trị câu chức năng câu các giải trí của dòng sông A có được từ phương pháp
nghiên cứu tin cậy khác, và trong hai hoàn cảnh tương tự nhau.
Thông thường phương pháp chuyển giao lợi ích được áp dụng trong những
nghiên cứu bị giới hạn về thời gian để hoàn tất mà nghiên cứu cho các tình
huống tương tự đã sẳn có. Tuy nhiên, từ thập kỷ trước, các nhà nghiên cứu về
đánh giá giá trị môi trường đã chính thức đặt câu hỏi về tính vững chắc và hợp
lệ của phương pháp này.
d) Phương pháp dựa trên thị trường :
Các phương pháp cụ thể của phương pháp đánh giá dựa trên thị trường được
thể hiện trên hình 2.3 :
Hình 2.3 – Các phương pháp đánh giá dựa trên thị trường
Nguồn :
Nội dung chính của phương pháp đánh giá dựa trên thị trường là sự thay đổi về
số lượng và chất lượng của môi trường, sẽ dẫn đến :
- Tác động đến sức khỏe con người : Phương pháp chi phí bệnh tật sẽ được áp
dụng để đánh giá giá trị môi trường. Giá trị môi trường được xác định qua chi
phí thị trường trung bình chi tiêu cho bệnh tật bởi các đối tượng chịu ảnh
hưởng
Phương pháp này thường được áp dụng để đánh giá tác động môi trường lên
sức khỏe con người trong các dự án, các chính sách, phù hợp cho các bệnh
ngắn ngày, không có hậu quả trong tương lai, có thể dùng hàm liều lượng đáp
ứng xây dựng sẳn để áp dụng phương pháp chuyển đổi giá trị.
Phương pháp chi tiêu bảo vệ
(Defensive Expenditure
Cost).
Phương pháp chi phí thay
thế
(Replacement/ Substitution
Cost).
Phương pháp dựa trên
thị trường
Phương pháp chi phí
bệnh tật
Phương pháp chi phí
cơ hội
Phương pháp thay đổi
năng suất
Hạn chế của phương pháp này là khó xây dựng hàm liều lượng đáp ứng; không
xét đến hành vi tự bảo vệ của cá nhân (có phát sinh chi phí); và không xác định
đầy đủ chi phí bệnh tật trung bình.
- Tác động đến sản lượng : Phương pháp chi phí cơ hội (gồm chi tiêu bảo vệ và
chi phí thay thế) và phương pháp thay đổi năng suất sẽ được áp dụng để đánh
giá trị môi trường.
Giá trị môi trường được xác định thông qua chi phí thị trường mà người chịu
ảnh hưởng bởi sự thay đổi của môi trường phải chi tiêu để đạt được mức thỏa
dụng như trước khi môi trường thay đổi.
Phương pháp đánh giá dựa trên thị trường rõ ràng và đơn giản, được áp dụng
rộng rãi ở các nước đang phát triển. Hạn chế của phương pháp là khó xác định
tỷ lệ thay thế, hay tỷ lệ thay thế luôn thay đổi, và chỉ tính được giá trị sử dụng
của tài nguyên. Thông thường được áp dụng cho các chương trình quản lý đất,
rừng, lưu vực sông, các dự án du lịch.
II.2. Giới thiệu phương pháp chi phí thay thế :
Phương pháp chi phí thay thế là phương pháp ước lượng giá trị của một dịch vụ
do môi trường mang lại dựa vào chi phí của dịch vụ thay thế cho dịch vụ của
môi trường khi dịch vụ do môi trường cung cấp không còn nữa.
Phương pháp này không tuyệt đối đo lường giá trị kinh tế dựa vào mức sẳn
lòng chi trả (hay chấp nhận) của những người hưởng lợi ích (hay chịu thiệt hại)
do dịch vụ môi trường mang lại. Thay vào đó, chi phí của dịch vụ thay thế
được xem là giá trị của dịch vụ mà môi trường đang cung ứng.
Một hệ thống câu hỏi sẽ được đặt ra cho đối tượng nghiên cứu – Là người đang
hưởng lợi từ dịch vụ - để tìm ra các dịch vụ thay thế và chi phí liên quan.
Thống kê toán và kinh tế lượng được áp dụng cho các số liệu thống kê, để từ đó
đi đến ước lượng giá trị kinh tế của dịch vụ thay thế, và đó cũng là giá trị mà
dịch vụ môi trường đang cung cấp.
(Tương tự như trên, phương pháp chi tiêu bảo vệ xác định chi phí trung bình
cho các hoạt động cần thiết để tránh những tác động do thay đổi môi trường
gây nên. Một hệ thống câu hỏi cũng sẽ được thiết lập để thu thập các dữ liệu về
chi phí bảo vệ. Thống kê toán và kinh tế lượng dựa trên các dữ liệu thu thập
được sẽ xác định chi tiêu bảo vệ, và giá trị của môi trường được xác định thông
qua chi phí bảo vệ).
II.3. Qui trình nghiên cứu đánh giá giá trị môi trường :
Một qui trình nghiên cứu đánh giá giá trị môi trường bao gồm các bước sau :
Xác định vấn đề nghiên cứu
Lựa chọn phương pháp đánh giá
và cách thức khảo sát.
Lựa chọn đám đông và mẫu
Thiết kế bảng câu hỏi và phỏng
vấn thử
Thực hiện khảo sát
Phân tích kinh tế - Kiểm tra tính
hợp lệ và tin cậy.
Tập hợp và báo cáo
Bảng 2.1 – Qui trình đánh giá giá trị môi trường
Nguồn : David Pearce (2002)
Trong từng bước nêu trên phải làm sáng tỏ những vấn đề cụ thể sau :
a) Xác định vấn đề nghiên cứu :
Trong bước này cần định nghĩa rõ các giá trị của môi trường đang nghiên cứu;
phân loại các giá trị của môi trường; xác định rõ giá trị của môi trường cần
đánh giá. Từ đó, xác định đối tượng để đánh giá và những ảnh hưởng cần được
đánh giá.
Dựa vào các lý thuyết và mô hình kinh tế liên quan và phù hợp để thiết lập mô
hình toán cho nghiên cứu, thể hiện mối quan hệ giữa giá trị cần đánh giá với
các yếu tố chi phối giá trị của nó.
Vấn đề nghiên cứu về giá trị cần được đánh giá sẽ trả lời cho những câu hỏi
nghiên cứu gì ? Những lợi ích và ứng dụng của vấn đề nghiên cứu là gì ?
b) Lựa chọn phương pháp đánh giá và cách thức khảo sát :
Xác định phương pháp đánh giá tùy thuộc vào giá trị cụ thể cần được đánh giá,
phân tích ưu nhược điểm và tính phù hợp của từng phương pháp vào vấn đề
nghiên cứu cụ thể và giá trị cần đánh giá cụ thể.
Lựa chọn phương pháp nghiên cứu cần dựa trên cơ sở phản ứng của các đối
tượng đánh giá trong trường hợp có sự thay đổi về số lượng hay chất lượng của
giá trị môi trường cần đánh giá. Phương pháp đánh giá càng phù hợp với phản
ứng của đối tượng đánh giá thì cho kết quả càng phù hợp. Theo đó, thông
thường lựa chọn phương pháp dựa trên thị trường nếu có thể, và sau đó là
phương pháp không dựa trên thị trường trong trường hợp không thể “thị trường
hóa” giá trị của yếu tố môi trường cần đánh giá.
Hình thức khảo sát xác định theo phương pháp đánh giá lựa chọn, đối tượng
đánh giá và giới hạn của ngân sách nghiên cứu, các hình thức khảo sát bao
gồm phỏng vấn trực tiếp; khảo sát qua thư; hoặc phối hợp cả hai hình thức.