Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Ma trận và đề kiểm tra 1 tiết-Học kì I-Sinh 10, 11, 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 12 trang )

KIỂM TRA 1 TIẾT – HỌC KÌ I – SINH HỌC 10 + 11 + 12
• Kiểm tra 1 tiết:
A. Mục tiêu:
- Kiến thức:
+ HS biết được khái niệm, các dạng của ĐBG, ĐB NST
+ HS nắm vững bản chất các quy luật di truyền
+ HS có thể vận dụng để giải 1 số bài tập về ĐBG, ĐB NST và các quy luật di truyền
- Kĩ năng: Làm bài TNKQ
- Giáo dục:
+ Yêu khoa học, hứng thú vận dụng kiến thức vào thực tiễn
+ Bảo vệ đa dạng di truyền
B. Phương pháp:
- Cá nhân độc lập làm bài theo mã đề trên giấy
C. Trọng tâm:
- Kiến thức cơ bản 8 tuần đầu HK I
Ma trận đề - 12AB
Mạch kiến thức kĩ năng Mức độ nhận thức
Tổng điểm
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng
Đột biến gen 2 Câu 1 Câu 1 Câu 4 Câu - 1,2 đ
Đột biến NST 3 Câu 1 Câu 1 Câu 5 Câu - 1,5 đ
Quy luật Menđen 2 Câu 2 Câu 1 Câu 5 Câu - 1,5 đ
Tương tác gen 2 Câu 2 Câu 1 Câu 5 Câu - 1,5 đ
Liên kết gen và hoán vị gen 2 Câu 2 Câu 1 Câu 5 Câu - 1,5 đ
Di truyền liên kết giới tính
và di truyền ngoài nhân
2 Câu 2 Câu 2 Câu 6 Câu - 1,8 đ
Ảnh hưởng của môi trường
lên sự biểu hiện của gen
2 Câu 1 Câu 3 Câu - 1,0 đ


Tổng
điểm
15 câu
4,5 điểm
10 câu
3 điểm
8 câu
2,5 điểm
33 câu
10 điểm
Đề kiểm tra
ĐÊ KIỂM TRA MÔN SINH HỌC KHỐI 12 - THỜI GIAN 45 PHÚT - MÃ ĐỀ 184
(Không để lại ấn tích gì trên tờ đề này, nộp lại đề khi nộp bài)
Câu 1: Cơ thể có kiểu gen AaBb tạp giao, F
1
thu được có tỉ lệ kiểu hình như thế nào nếu A
trội không hoàn toàn?
A. (1 : 2 : 1)(1 : 2 : 1) B. (3 : 1)
2
C. (1 : 2 : 1)
2
D. 9 : 3 : 3 : 1
Câu 2: Quần thể thực vật có một NST tồn tại ở 3 dạng khác nhau về trình tự gen như sau:
1. ABCDEFGH; 2. ABCDGFEH; 3. ABGDCFEH. Các dạng đột biến đảo đoạn phát sinh
theo sơ đồ:
A. 1  2  3 B. 1  3  2 C. 3  1  2 D. 3  2  1
Câu 3: Trong sơ đồ: G* - X  G* - T  T - A. G* là
A. bazơ nitơ bị đột biến B. axit glutamic đặc biệt
C. bazơ nitơ dạng tương hỗ D. bazơ nitơ dạng hỗ biến
Câu 4: Loại đột biến gen dễ bị chọn lọc tự nhiên đào thải là

A. đột biến gen trội, có hại B. đột biến trung tính
C. đột biến gen lặn, có hại D. đột biến thuận nghịch
Câu 5: 1) Lúa mì hạt đỏ tự thụ phấn cho F
1
149 cây hạt đỏ; 10 cây hạt trắng. 2) Đậu hạt đỏ
tự thụ phấn cho F
1
901 cây hạt đỏ; 698 cây hạt trắng. Theo thứ tự thì quy luật di truyền chi
phối là:
A. Tương tác cộng gộp; tương tác bổ sung B. Phân li; phân li độc lập
C. Tương tác át chế ; phân li độc lập D. Tương tác cộng gộp; tương
tác át chế
Câu 6: Trong thí nghiệm của Moocgan. Nếu alen B (thân xám), b (thân đen), V (cánh dài),
v (cánh cụt) thì kí hiệu các loại giao tử do F
1
phát sinh là:
A. Đực:
; ; ;BV bv Bv bV
. Cái:
bv
B. Cái:
; ; ;BV bv Bv bV
. Đực:
bv
C. Cái:
; ; ;BB VV Bv bV
. Đực:
bv
D. Cái:
; ; ;Bb Vv BV bv

. Đực:
bv
Câu 7: Cơ chế tế bào học xác định giới tính ở hầu hết động vật giao phối là
A. sự nhân đôi, phân li, tổ hợp NST giới tính
B. sự có mặt của NST-X hay NST-Y trong tế bào
C. môi trường tác động lên quá trình giảm phân
D. nhiệt độ môi trường tác động lên trứng
Câu 8: Nếu P
t/c
khác nhau n tính trạng trội hoàn toàn, phân li độc lập thì tỉ lệ kiểu hình và
tỉ lệ kiểu gen ở F
2
là:
A. KH (9 : 3 : 3 : 1)
n
; KG (1 : 2 : 1)
n
B. KH (1 : 2 : 1)
n
; KG (3 : 1)
n
C. KH (3 : 1)
n
; KG (1 : 2 : 1)
n
D. KH (2
n
); KG (3
n
)

Câu 9: Khi lai thuận nghịch thứ hoa phấn lá đốm với thứ lá xanh, tính trạng thu được luôn
giống với cây được chọn làm mẹ. Coren nhận xét có hiện tượng
A. di truyền không theo dòng "bố" B. di truyền theo dòng "mẹ"
C. dòng mẹ luôn trội hơn dòng "bố" D. di truyền nhờ vào "mẹ"
Câu 10: Cơ thể có tế bào sinh dưỡng tăng lên theo bội số bộ đơn bội được gọi là
A. thể đa bội B. thể đa nhiễm
C. thể lệch bội D. thể dị đa bội
Câu 11: Di truyền chéo hay di truyền cách đời là do gen lặn từ "ông ngoại" truyền qua
"mẹ" sau đó sang "con trai", "ông ngoại" và "cháu trai" biểu hiện bệnh. Bệnh gây ra bởi
A. gen lặn quy định nằm trên NST-X B. gen trội quy định nằm trên NST-Y
C. gen trội quy định nằm trên NST-X D. gen lặn quy định nằm trên NST-Y
Câu 12: Cơ chế phát sinh đột biến thể lệch bội là:
A. Trong phân bào, tất cả các cặp NST không phân li
B. Các giao tử đột biến kết hợp với nhau trong thụ tinh
C. Trong phân bào, 1 hoặc vài cặp NST không phân li
D. Tác nhân đột biến làm tăng hoặc giảm tơ vô sắc
Câu 13: Thực chất của tương tác gen không alen là
A. các gen khác locut tương tác qua lại để tạo 1 kiểu hình
B. sản phẩm các gen khác locut tương tác tạo 1 kiểu hình
C. sản phẩm các alen cùng locut tương tác tạo 1 kiểu hình
D. gen thuộc locut này làm biến đổi gen thuộc locút khác
Câu 14: Khi lai phân tích ruồi giấm cái dị hợp, thân xám, cánh dài được F
a
có 965 xám,
dài; 944 đen, cụt; 206 xám, cụt; 185 đen, dài. Biến dị tổ hợp ở F
B
chiếm tỉ lệ
A. 83,25% B. 41,5% C. 17% D. 87,25%
Câu 15: Một tế bào sinh tinh có kiểu gen AaBb giảm phân cho
A. 1 loại giao tử B. 2 loại giao tử C. 4 loại giao tử D. 8

loại giao tử
Câu 16: Hợp tử của thể tự tam bội là kết quả sự kết hợp giữa
A. giao tử đơn bội với giao tử đơn bội B. giao tử lưỡng bội với giao tử lưỡng
bội
C. giao tử đơn bội với giao tử lưỡng bội D. giao tử n với giao tử n hoặc với giao
tử 2n
Câu 17: Các dạng đột biến gen có thể có là:
A. Hoán vị gen, liên kết gen B. Mất, thêm, đảo, thay đoạn gen
C. Mất, thêm, đảo, thay cặp nucleotit D. Mất, lặp, đảo, chuyển các gen
Câu 18: Các gen không alen với nhau có đặc tính là:
A. Không ở cùng trên 1 NST B. Không cùng một locut
C. Không cùng cặp NST tương đồng D. Quy định tính trạng khác nhau
Câu 19: Châu chấu đực 2n = 23 NST có thể phát sinh số loại giao tử khác nhau về nguồn
gốc là:
A. 2
12
B. 2
11
C. 2
23
D. 2
11,5
Câu 20: Di truyền ngoài nhân còn được hiểu là
A. di truyền tính trạng ở tế bào chất B. gen quy định tính trạng ở
ngoài NST
C. di truyền chịu chi phối của tế bào chất D. tính trạng di truyền theo dòng
mẹ
Câu 21: Loại biến dị là cơ sở cho phát sinh các biến dị khác là
A. biến dị tổ hợp B. đột biến C. thường biến D. biến dị có
lợi

Câu 22: Các mức cấu trúc siêu hiển vi của 1 NST theo trình tự là:
A. ADNnucleoxomsợi cơ bảncromatit sợi nhiễm sắcNST
B. ADNsợi cơ bảnnucleoxom sợi nhiễm sắccromatitNST
C. ADNnucleoxomsợi cơ bảnsợi nhiễm sắccromatitNST
D. ADNnucleoxomcromatit sợi cơ bảnsợi nhiễm sắc NST
Câu 23: Theo quan niệm hiện đại, vai trò của 1 gen là
A. quy định 1 enzim hay 1 protein B. quy định 1 polipeptit hay 1ARN
C. quy định 1 chuỗi polipeptit D. quy định 1 tính trạng xác định
Câu 24: Đột biến số lượng NST gồm các dạng là:
A. đa bội cùng nguồn và khác nguồn B. lệch bội, tự đa bội và dị đa
bội
C. lệch bội, đa bội và song nhị bội D. lệch bội, đa bội chẵn và đa
bội lẻ
Câu 25: Nếu kết quả lai thuận, lai nghịch cho tỉ lệ phân li kiểu hình khác nhau ở 2 giới thì
đó là
A. di truyền liên kết với giới tính B. di truyền tương tác gen
C. di truyền phụ thuộc môi trường D. di truyền theo dòng "mẹ"
Câu 26: Thể dị đa bội là
A. cơ thể có bộ NST (3n) của 2 loài B. cơ thể có bộ NST

2n NST
C. cơ thể có bộ NST (2n) của 2 loài D. cơ thể có bộ NST dị hợp của 2 loài
Câu 27: Ở người có gen trên NST-X. Gen trội (bình thường), gen lặn (bệnh). Bố bệnh, mẹ
bình thường sinh con gái bình thường, con gái lấy chồng bình thường thì xác suất bệnh ở
các cháu họ là
A. 75% B. 0% C. 25% D. 50%
Câu 28: Đột biến cấu trúc NST gồm các dạng:
A. Mất, thêm, đảo, thay NST B. Lệch bội, dị đa bội, tự đa bội
C. Mất, lặp, đảo, chuyển đoạn NST D. Thể không, một, ba, bốn NST
Câu 29: NST ban đầu có trình tự gen 1 2 3 4 * 5 6 biến đổi thành NST có trình tự gen 1 2

3 5 * 4 6. Biến dị thuộc dạng
A. quay đoạn NST B. đứt đoạn NST C. chuyển đoạn NST D. đảo
đoạn NST
Câu 30: Nếu P khác nhau bởi n cặp gen dị hợp thì số loại giao tử của P, số loại kiểu gen, số
loại kiểu hình ở F
1
theo thứ tự lần lượt là:
A. 2
n
; 2
n
; 3
n
B. 3
n
; 2
n
; 2
n
C. 2
n
; 3
n
; 2
n
D. 2
n
; 3
n
; 2

n
Câu 31: Kết quả của sự tiếp hợp NST là
A. có thể có trao đổi chéo B. dẫn đến sự xoắn NST
C. phát sinh hoán vị gen D. sự chuyển đoạn NST
Câu 32: Ở người, gen gây bệnh mù màu (cũng như bệnh máu khó đông) do gen quy định
nằm trên NST-X. Gen trội (bình thường), gen lặn (bệnh). Kết luận đúng dưới đây là:
A. con trai bình thường thì bố chắc chắn bình thường
B. con gái bệnh thì bố chắc chắn bệnh
C. con trai bệnh thì mẹ chắc chắn bệnh
D. con gái bình thường thì mẹ chắc chắn bình thường
Câu 33: Nếu gen Hb
A
quy định chuỗi
β
-Hb bình thường và gen Hb
s
quy định chuỗi
β
-Hb
đột biến
thì người bị bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm kiểu gen là
A. Hb
A
Hb
A
B. Hb
s
Hb
s
C. Hb

A
Hb
B
D. Hb
A
Hb
s
ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM MÃ ĐỀ 184 (Mỗi câu đúng 0,3 điểm)
1A 2A 3D 4A 5A 6B 7A 8C 9B 10A 11A
12C 13B 14C 15C 16C 17C 18B 19A 20B 21B 22C
23B 24B 25A 26C 27C 28C 29D 30C 31A 32B 33B
SINH 11
A. Mục tiêu:
- Kiên thức:
+ HS phải nắm vững bản chất của quá trình quang hợp ở thực vật
+ HS phải nắm vững bản chất của quá trình hô hấp, phát hiện được sự giống và khác
nhau trong hô hấp ở thực vật và động vật
+ HS phải phân biệt được sự khác nhau giữa các hình thức tiêu hóa, qua đó nhận ra
chiều hướng tiến hóa và sự thích nghi của các hình thức tiêu hóa ở động vật
+ HS phải phân biệt được sự khác nhau giữa các loại hệ tuần hoàn, qua đó nhận ra
chiều hướng tiến hóa và sự thích nghi của hệ tuần hoàn tiêu ở động vật
- Kĩ năng:
+ Làm bài TNKQ
- Giáo dục:
+ Sự hiểu biết bản chất các quá trình sinh lí cơ bản của động vật và thực vật giúp HS
không chỉ giải thích mà còn vận dụng vào thực tiễn chăn nuôi, trồng trọt
+ Tăng thêm hứng thú tìm hiểu và nghiên cứu khoa học
B. Phương pháp:
- Cá nhân độc lập làm bài theo mã đề trên giấy
C. Trọng tâm:

- Kiến thức cơ bản nửa cuối HK I
Ma trận đề - 11AB
Mạch kiến thức kĩ
năng
Mức độ nhận thức
Tổng điểm
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng
Quang hợp ở thực vật 9 câu 3 câu
12 câu
3,5 điểm
Hô hấp ở động-thực vật 2 câu 2 câu
4 câu
1,2 điểm
Tiêu hóa 2 câu 2 câu 2 câu
6 câu
2,0 điểm
Tuần hoàn 2 câu 4 câu 4 câu
10 câu
3,0 điểm
Cân bằng nội môi 1 câu
1 câu
0,3 điểm
Tổng
điểm
15 câu
4,5 điểm
10 câu
3,0 điểm
8 câu
2,5

33 câu
10 điểm
Đề kiểm tra
ĐÊ KIỂM TRA MÔN SINH HỌC KHỐI 11 - THỜI GIAN 45 PHÚT - MÃ ĐỀ THI: 197
(Không để lại ấn tích gì trên tờ đề này, nộp lại đề khi nộp bài)

Câu 1: Bộ phận không điều khiển trong cơ chế cân bằng nội môi là
A. tuyến ngoại tiết B. hệ thần kinh
C. trung ương thần kinh D. tuyến nội tiết
Câu 2: Ở người, huyết áp giảm dần trong hệ mạch theo thứ tự
A. Tĩnh mạch  động mạch  mao mạch B. Tĩnh mạch  mao mạch  động mạch
C. Động mạch  mao mạch  tĩnh mạch D. Mao mạch  tĩnh mạch  động mạch
Câu 3: Sản phẩm của pha sáng quang hợp là
A. C
6
H
12
O
6
; ATP và O
2
B. NADPH; ATP và O
2
C. đường bột và khí O
2
D. NADPH; ATP và CO
2
Câu 4: Máu của tôm, cua có màu
A. xanh nhạt B. hồng nhạt C. trắng đục D. vàng nhạt
Câu 5: Cây trồng thiếu kali sẽ

A. làm lá chuyển màu vàng B. tăng cường hô hấp sáng
C. giảm năng suất quang hợp D. mất khả năng giữ nước
Câu 6: Động vật đơn bào, động vật đa bào có cơ thể nhỏ, dẹp và
A. có hệ tuần hoàn hở B. có hệ tuần hoàn kép
C. có hệ tuần hoàn đơn D. không có hệ tuần hoàn
Câu 7: Hệ hô hấp ở người có diện tích bề mặt trao đổi khí lớn là nhờ có
A. khí quản B. phế quản C. mao mạch D. phế nang
Câu 8: Ở bò và ở thỏ, thức ăn được biến đổi sinh học, theo thứ tự diễn ra chủ yếu ở
A. dạ tổ ong và manh tràng B. dạ lá sách và manh tràng
C. dạ cỏ và ruột non D. dạ cỏ và manh tràng
Câu 9: Ống tiêu hóa ở động vật ăn thực vật dài hơn động vật ăn thịt là do thức ăn của
chúng
A. nghèo dinh dưỡng B. khó tiêu hóa hơn
C. hỗn hợp nhiều thứ D. nhiều dinh dưỡng
Câu 10: Ở người, huyết áp cao nhất ở
A. tĩnh mạch phổi B. tĩnh mạch chủ
C. động mạch chủ D. động mạch phổi
Câu 11: Trao đổi khí trực tiếp với tế bào nhờ hệ thống ống khí là hình thức hô hấp của
A. châu chấu B. giun đất C. chim lặn D. chim bay
Câu 12: Tổng thiết diện tích thiết diện của mạch và sự chênh lệch huyết áp giữa 2 đoạn
mạch ảnh hưởng đến
A. vận tốc máu trong mạch B. hoạt động của cơ thể
C. hoạt động co bóp của tim D. huyết áp của hệ mạch
Câu 13: Nguyên liệu của pha sáng quang hợp là
A. H
2
O B. H
2
O và CO
2

C. CO
2
D. O
2
Câu 14: Ở động vật ăn thực vật tiêu hóa xenlulozơ, protein và hấp thu nước, theo thứ tự
diễn ra chủ yếu ở
A. dạ cỏ, dạ múi khế và dạ lá sách B. dạ cỏ, dạ múi khế và dạ tổ ong
C. dạ cỏ, dạ tổ ong và dạ lá sách D. dạ tổ ong, dạ múi khế và dạ lá sách
Câu 15: Điểm giống nhau của các nhóm thực vật C
3
; C
4
và CAM là
A. đều có chu trình Canvin B. đều có hô hấp ngoài sáng
C. đều có hai chu trình C
3
; C
4
D. chất hữu cơ ổn định đầu tiên
Câu 16: Hệ tuần hoàn hở, áp lực máu trong động mạch
A. tương đối nhỏ B. rất mạnh C. trung bình D. khá mạnh
Câu 17: Quang hợp xảy ra ở miền ánh sáng
A. màu xanh lục B. đỏ và da cam
C. tím và da cam D. đỏ và xanh tím
Câu 18: Nguyên liệu của pha tối quang hợp là
A. đường bột và khí CO
2
B. NADPH; ATP và CO
2
C. C

6
H
12
O
6
; ATP và O
2
D. NADPH; ATP và O
2
Câu 19: Huyết áp được sinh ra là do
A. tim co bóp đẩy máu vào mạch B. áp lực máu tác động trong lòng mạch
C. áp lực máu tác động lên thành mạch D. tim giãn ra hút máu trong mạch
Câu 20: O
2
giải phóng trong quang hợp ở cây xanh có nguồn gốc từ
A. sản phẩm C
6
H
12
O
6
B. trao đổi không khí
C. nguyên liệu CO
2
D. nguyên liệu nước
Câu 21: Ở sa mạc nắng nhiều nhưng quang hợp ở cây không mạnh là do
A. không có nước, nguyên liệu quang hợp B. xuất hiện hô hấp sáng, mất chất hữu cơ
C. khí khổng đóng, CO
2
không vào được D. khí khổng mở, cây bị mất nhiều nước

Câu 22: Trong lá cây xanh, diệp lục có mặt ở
A. màng tilacoit B. màng lục lạp
C. trong tilacoit D. màng grana
Câu 23: Các sắc tố quang hợp có vai trò
A. truyền năng lượng ánh sáng B. tiếp nhận và cố định CO
2
C. tổng hợp chất hữu cơ từ vô cơ D. hấp thụ năng lượng ánh sáng
Câu 24: Máu của con cua di chuyển trong cơ thể theo trật tự
A. tim  động mạch  xoang máu  tế bào  tĩnh mạch  tim
B. tim  động mạch  mao mạch  tế bào  tĩnh mạch  tim
C. tim  động mạch  tĩnh mạch  mao mạch  tế bào  tim
D. tim  xoang máu  tế bào  tĩnh mạch  động mạch  tim
Câu 25: Nhóm thực vật cố định CO
2
qua 2 chu trình là
A. C
3
và CAM B. mọng nước C. C
4
và C
3
D. C
4
và CAM
Câu 26: Trong giai đoạn đường phân, glucozơ được phân giải thành
A. 2 phân tử axit piruvic B. 2 phân tử axetyl CoA
C. axit lắc tíc và rượu êtylic D. 1 phân tử axit piruvic
Câu 27: Thành phần chủ yếu có trong thức ăn của động vật ăn thực vật là
A. protein B. xenlulozơ C. chất xơ D. tinh bột
Câu 28: Cua, ốc có hệ tuần hoàn

A. kín B. đơn C. kép D. hở
Câu 29: Quang phân li nước tạo ra H
+
, e
-
và O
2
. Sản phẩm trực tiếp sử dụng trong pha sáng

A. H
+
, e
-
và O
2
B. H
+
và O
2
C. H
+
và e
-
D. e
-
và O
2
Câu 30: Cơ quan tiêu hóa chỉ có ở chim, không có ở thú là
A. dạ dày cơ B. diều C. túi mật D. dạ dày tuyến
Câu 31: Hô hấp sáng là

A. hô hấp xảy ra khi thiếu sáng B. hô hấp xảy ra ở ngoài sáng
C. hô hấp xảy ra ở thực vật C
3
D. hô hấp tiêu hao sản phẩm
Câu 32: Tiêu hóa là quá trình
A. biến đổi các chất hữu cơ thành chất vô cơ đơn giản
B. biến đổi các chất ăn vào thành chất đơn giản
C. biến đổi chất dinh dưỡng thành chất đơn giản
D. biến đổi thức ăn thành chất đơn giản và năng lượng
Câu 33: Huyết áp là
A. sự đàn hồi của động mạch, tĩnh mạch B. tim co bóp mạnh đẩy máu vào mạch
C. áp lực máu tác động trong lòng mạch D. áp lực máu tác động lên thành mạch
ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM MÃ ĐỀ 197 (Mỗi câu đúng 0,3 điểm)
1A 2C 3B 4A 5C 6D 7D 8D 9A 10C 11A
12A 13A 14A 15A 16A 17D 18B 19A 20D 21C 22A
23D 24A 25D 26A 27B 28D 29C 30B 31B 32C 33D
SINH 10
D. Mục tiêu:
- Kiên thức:
+ HS phải biết được hệ thống phân loại thế giới sống;
+ HS phải hiểu được cấu trúc và chức năng các đại phân tử hữu cơ trong tế bào
+ HS phải phân biệt được tế bào nhân sơ và nhân thực về cấu trúc và chức năng
- Kĩ năng:
+ Làm bài TNKQ
- Giáo dục:
+ Hiểu thế giới sống
+ Bảo vệ sự sống
E. Phương pháp:
- Cá nhân độc lập làm bài theo mã đề trên giấy
F. Trọng tâm:

- Kiến thức cơ bản 11 tuần đầu HK I
Ma trận đề - 10AB
Mạch kiến thức kĩ năng Mức độ nhận thức Tổng điểm
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng
Các giới sinh vật; Vận
chuyển các chất qua màng
sinh chất; Thí nghiệm co
nguyên sinh

3 câu

2 câu

3 câu
1,0 điểm
Các bohiđrat; Lipit;
Protein; Axit nucleic
5 câu 7 câu 3 câu
15 câu
4,5 điểm
Tế bào nhân sơ; Tế bào
nhân thực
5 câu 6 câu 4 câu
15 câu
4,5
Tổng
điểm
13 câu
3,7 điểm
13 câu

3,7 điểm
9 câu
2,6
35 câu
10 điểm
Đề kiểm tra
ĐỀ KIỂM TRA MÔN SINH HỌC KHỐI 10 – THỜI GIAN: 45 PHÚT – MÃ ĐỀ THI:
551
(Không để lại ấn tích gì trên tờ đề này, nộp lại đề khi nộp bài)
Câu 1: Tế bào nào trong các tế bào sau đây của cơ thể người có nhiều ti thể nhất?
A. Tế bào biểu bì B. Tế bào cơ tim C. Tế bào xương D. Tế bào hồng cầu
Câu 2: Tính đặc thù của protein được quy định bởi
A. cấu trúc bậc 1 B. Cấu trúc bậc 4 C. Cấu trúc bậc 2 D. Cấu trúc
bậc 3
Câu 3: Ti thể là bào quan có ở:
A. Tế bào thực vật, vi khuẩn B. Các tế bào nhân thực
C. Tế bào động vật, vi khuẩn D. Tế bào thực vật, động vật
Câu 4: Bào quan liên quan đến quá trình chuyển hóa năng lượng chủ yếu của tế bào là
A. Ti thể và lục lạp B. Lục lạp và lưới nội chất
C. Ti thể và thể Gôngi D. Ti thể và lizoxom
Câu 5: Glucôzơ; fructôzơ; lactôzơ; saccarôzơ. Theo thứ tự lần lượt là:
A. Đường nho; đường quả; đường sữa; đường mía
B. Đường đơn; dường đôi; đường sữa; đường đa
C. Đường quả; đường nho; đường sữa; đường mía
D. Đường đơn; đường quả; đường sữa; đường mía
Câu 6: Prôtêin có nhiều trong các loại thực phẩm nào?
A. Thịt, trứng, sữa B. Cá, hạt đậu, quả C. Hải sản, trứng, rau D. Các loại
thực phẩm
Câu 7: Liên kết giữa các đơn phân trong phân tử Protein; ARN; Xenlulozơ. Theo thứ tự
lần lượt là:

A. Peptit; Photphodieste; Glicozit B. Polipeptit; Photphodieste; Glicozit
C. Peptit; Hiđrô ; Glicozit D. Photphodieste; Peptit; Glicozit
Câu 8: Colesteron ở màng sinh chất có vai trò
A. tăng độ bền vững ở thành mạch máu B. dự trữ năng lượng cho tế bào động vật
C. thu nhận thông tin từ bên trong tế bào D. tăng độ bền cho màng tế bào động vật
Câu 9: Mỗi nucleotit cấu tạo bởi
A. 1 phân tử đường 5C, 1 phân tử H
3
PO
4
, 1 bazơnitric
B. 1 phân tử đường pentozơ, 1 nhóm photphat, 1 bazơnitric
C. 1 phân tử đường 5C, 1 phân tử H
3
PO
4
, A, T (U), G, X
D. 1 phân tử đường hecxozơ, 1 nhóm photphat, 1 bazơnitric
Câu 10: Khoảng trống giữa màng sinh chất và thành xenlulozơ của tế bào thực vật trong
thí nghiệm co nguyên sinh
A. không chứa gì B. chứa dịch tế bào C. chứa đầy nước D. chứa không khí
Câu 11: Các đại phân tử hữu cơ có thể qua màng tế bào bằng
A. ẩm bào, thực bào, khuếch tán B. khuếch tán, thẩm thấu, thẩm tách
C. xuất bào, ẩm bào, khuếch tán D. xuất bào, ẩm bào, thực bào
Câu 12: Tính đa dạng và tính đặc thù của protein được quy định bởi
A. số lượng, thành phần, trật tự sắp xếp các axit amin trong polipeptit
B. số lượng, thành phần, trật tự sắp xếp các axit amin trong axit nucleic
C. số lượng, thành phần, trật tự sắp xếp các nucleotit trong polipeptit
D. 20 loại axit amin, các bậc cấu trúc, các liên kết peptit trong phân tử
Câu 13: Đồng hóa và dị hóa theo thứ tự lần lượt là chức năng chủ yếu của

A. Quang hợp và hô hấp B. Nhân tế bào sống
C. Ti thể và lục lạp D. Lục lạp và ti thể
Câu 14: Màng tế bào có đặc tinh
A. thu nhận thông tin bên ngoài tế bào B. thấm chọn lọc và bảo vệ tế bào
C. nhận biết nhau, nhận biết tế bào lạ D. không cho chất độc đi vào tế bào
Câu 15: Protein thực hiện chức năng chủ yếu nhờ
A. cấu trúc bậc 3 và 4 B. cấu trúc bậc 1 và 2 C. cấu trúc bậc 1 và 3 D. cấu trúc
bậc 1 và 4
Câu 16: Bào quan không chứa axit nucleic là
A. ti thể và lục lạp B. lưới nội chất trơn C. lưới nội chất hạt D. riboxom.
Lizoxom
Câu 17: ADN có chức năng
A. mang, bảo quản, truyền đạt thông tin di truyền
B. Tự nhân đôi, tổng hợp ARN và chuỗi polipeptit
C. mang, bảo quản, truyền đạt thông tin của tế bào
D. Mang mã di truyền, sao chép mã di truyền
Câu 18: Các đại phân tử hữu cơ có cấu tạo đa phân là:
A. Axit nucleic, protein, axit béo no B. Axit nucleic, protein, cacbohiđrat
C. I, tARN, mARN, rARN, protein D. Axit nucleic, lipit, cacbohiđrat
Câu 19: Grana và Strôma là thành phần cấu trúc cơ bản của loại bào quan nào?
A. Ti thể B. Lục lạp C. Lạp thể D. Thể Gôngi
Câu 20: Thuật ngữ nào dưới đây bao gồm tất cả các thuật ngữ còn lại.
A. Cacbohiđrat B. Đường đơn C. Đường đa D. Đường đôi
Câu 21: Khi nhuộm bằng thuốc nhuộm Gram, thành tế bào vi khuẩn Gram dương có màu
A. tím B. xanh C. đỏ D. nâu
Câu 22: Chức năng của tARN là:
A. Vận chuyển các nguyên liệu để tổng hợp các bào quan
B. Vận chuyển protein tham gia cấu tạo nên ribôxôm
C. Vận chuyển axit amin đến ribôxôm tổng hợp protein
D. Vận chuyển các chất bài tiết thải ra ngoài tế bào

Câu 23: Thành phần có cả ở tế bào nhân sơ và nhân thực là
A. vùng nhân, riboxom, ADN vòng B. riboxom, Axit nucleic, màng sinh chất
C. riboxom, I, màng sinh chất D. riboxom, ARN, màng sinh chất
Câu 24: Phân tử protein được xuất bào theo con đường
A. thể Gongi  lưới nội chất hạt  màng sinh chất
B. nhân  thể Gongi  màng sinh chất
C. lưới nội chất hạt  thể Gongi  màng sinh chất
D. lizoxom  lưới nội chất hạt  màng sinh chất
Câu 25: Theo thứ tự: Xenlulozơ; kitin; peptiđôglican là thành phần cấu tạo của
A. thành tế bào thực vật; thành tế bào nấm; thành tế bào động vật
B. thành tế bào thực vật; thành tế bào nấm; thành tế bào vi khuẩn
C. thành tế bào thực vật; thành tế bào nấm; thành tế bào côn trùng
D. thành tế bào thực vật; thành tế bào sâu bọ; thành tế bào vi khuẩn
Câu 26: Vật chất di truyền của vi khuẩn là
A. ADN mạch đơn dạng vòng B. nhiễm sắc thể trong vùng nhân
C. ADN mạch kép dạng thẳng D. ADN mạch kép dạng vòng
Câu 27: Các ion có thể qua màng tế bào bằng
A. vận chuyển chủ động thuận chiều graddien nồng độ
B. vận chuyển chủ động và thụ động qua kênh protein
C. khuếch tán qua lớp photpholipit hoặc qua kênh protein
D. chuyển thành nguyên tử ra ngoài nhờ biến dạng màng
Câu 28: Thế giới sinh vật được phân loại thành các đơn vị theo trình tự nhỏ dần là:
A. Giới - Lớp–- Ngà–h - Bộ – Họ - Chi – Loài B. Giới - Ngà–h - Lớp–- Họ – Bộ - Chi
- Loà–
C. Giới - Ngà–h - Bộ – Lớp - Họ – Chi – Loài D. Giới - Ngà–h - Lớp–- Bộ – Họ - Chi
- Loà–
Câu 29: Lưới nội chất là
A. cung Cấp nguyên liệu cho quá trình tổng hợp protein
B. giúp Hấp thu các chất dinh dưỡng từ tế bào chất vào nhân
C. bộ phận thực hiện trao đổi chất giữa nhân và tế bào chất

D. hệ thống ống xoang dẹp phát triển thành mạng lưới trong tế bào
Câu 30: Bộ máy Gôngi có các chức năng chính là:
A. Thu gom, đóng gói, tái xuất sản phẩm của tế bào
B. Lấp ráp, đóng gói và phân phối sản phẩm của tế bào
C. Thu gom, tái chế và phân phối sản phẩm của tế bào
D. Thu gom, hoàn thiện và phân phối sản phẩm của tế bào
Câu 31: Trong tế bào nhân thực, bào quan chỉ có 1 lớp màng bao là
A. không bào và lizoxom B. lizoxom và lục lạp
C. không bào và riboxom D. không bào và ti thể
Câu 32: Phương thức vận chuyển các chất qua màng sinh chất mà không tiêu tốn năng
lượng là
A. Tích cực và thụ động B. Xuất bào, nhập bào
C. Khuếch tán, thẩm thấu D. Thụ động và chủ động
Câu 33: Lizôxôm là bào quan chỉ có ở
A. tế bào thực vật B. tế bào nấm C. tế bào động vật
D. tế bào vi vhuẩn
Câu 34: Thành phần đặc trưng trong cấu tạo của vi khuẩn bao gồm:
A. ADN vòng, roi, lông, vỏ nhầy B. ADN vòng, riboxom, protein
C. vùng Nhân, thành tế bào, roi D. vùng Nhân, tế bào chất, riboxom
Câu 35: Ở người, lizoxom phát triển mạnh nhất ở
A. nơ ron thần kinh B. tế bào mô cơ C. tế bào hồng cầu D. tế bào
bạch cầu
ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM MÃ ĐỀ 551 (Mỗi câu đúng 0,29 điểm)
1B 2A 3B 4A 5A 6A 7A 8D 9B 10A 11D
12A 13D 14B 15A 16B 17A 18B 19B 20A 21A 22C
23C 24C 25B 26D 27B 28D 29D 30D 31A 32C 33A 34A 35D

×