Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Bài giảng sinh học tế bào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.99 MB, 25 trang )






Bài 1: Nhập môn sinh học phân tử _ tập 1
Bài 2: Màng sinh chất _ tập 1
Bài 3: Vận chuyển vật chất qua màng _ tập 1
Bài 4: Tiêu thể và Peroxisomes _ tập 2
Bài 5: Lưới nội sinh chất và Golgi _tậi 2
Bài 6: Ty thể _tập 2
Bài 7: Nhân tế bào ở gian kỳ _ tập 3
Bài 8: Bộ xương tế bào_ tập 3
Bài 9: Sự phân bào _tập 3


Ebook created by CLB195
Bài giảng của các BS : Nguyễn Quốc Dũng _ Trần Công Toại_Lê Quốc Sử



TIÊU THỂ - PEROXISOMES

A. TIÊU THỂ:
1. Cấu tạo:
- Tiêu thể sơ cấp
- Tiêu thể thứ cấp: Không bào tiêu hóa -
Không bào tự thực
2. Chức năng
- Hoạt động của tiêu thể sơ cấp
- Hoạt động của tiêu thể thứ cấp


3. Bệnh tiêu thể
- Bệnh bụi phổi
- Bệnh Tay - Sachs

B. PEROXISOMES:
1. Cấu tạo
2. Chức năng:
- Khử độc
- Phản ứng ( oxy hoá )
Ebook created by CLB195
Bài giảng của các BS : Nguyễn Quốc Dũng _ Trần Công Toại_Lê Quốc Sử


MỤC TIÊU:
- Nắm được cấu tạo và chức năng của tiêu thể sơ cấp - thứ cấp
- Nắm được cấu tạo và chức năng của peroxisomes, đồng thời giải thích rõ quá trình
khử độc của cơ thể

A. TIÊU THỂ
Tiêu thể (lysosom, - lysis = tiêu tan), có thể coi là bào quan tiêu hóa của tế
bào. Ðó là những bào quan hình cầu hoặc gần cầu, có màng bao bọc, bên trong chứa
đầy các enzym thủy phân và môi trường acid. Mỗi tế bào có thể có đến hàng trăm tiêu
thể nằm rải rác trong bào tương. Tiêu thể chia làm 2 loại: tiêu thể sơ cấp (mới hình
thành) và tiêu thể thứ cấp (đang tiêu hóa vật thể cần loại bỏ).
I. CẤU TẠO:
1. Tiêu thể sơ cấp:
− Tiêu thể sơ cấp là những túi hình cầu mới tách khỏi Trans-Golgi, kích thước
khoảng 1 micron, bên trong chứa các enzym thủy phân (hydrolaza). Các enzym này
thuộc loại ưa acid (hoạt tính cao nhất khi pH 3 - 5). Môi trường bên trong tiêu thể có
pH 4,8 phù hợp cho các enzym này hoạt động để phân hủy các thành phần hóa học

khác nhau của vi khuẩn, virus, cũng như bản thân tế bào.

− Môi trường acid bên trong tiêu thể được duy trì nhờ sự hoạt động liên tục của các
bơm H+ trên màng tiêu thể. Màng tiêu thể chỉ có một lớp, xét theo cấu tạo thì bề mặt
màng hướng vào trong tiêu thể tương đương với bề mặt màng tế bào hướng ra ngoài
tế bào. Trên bề mặt màng hướng vào trong tiêu thể cũng có thành phần glycoprotein
và glycolipid. Màng tiêu thể cũng chứa các thụ thể khác nhau, các protein tải và các
thành phần khác chưa được biết rõ.
2. Tiêu thể thứ cấp:
− Tiêu thể thứ cấp có kích thước lớn hơn tiêu thể sơ cấp. Trong thành phần của nó
ngoài các yếu tố đã kể trên, còn có các cơ chất khác nhau. Có 2 loại tiêu thể thứ cấp:
không bào tiêu hóa là sự kết hợp của tiêu thể sơ cấp với túi thực bào, do đó bên trong
ta có thể thấy các vi sinh vật hoặc xác tế bào vi sinh vật, hoặc các vật thể lạ mà tế bào
đã nuốt vào theo cơ chế thực bào. Không bào tự thực tạo thành do sự hòa nhập của
tiêu thể với túi tự thực (trong đó chứa các bào quan hay các vật chất hư hỏng không
sử dụng nữa của tế bào). Bên trong không bào tự thực có thể thấy các mảnh bào quan
còn sót lại. Tiêu thể thứ cấp được gọi là các không bào vì các vật thể đã bị enzym tiêu
hủy và hòa tan tạo thành các khoảng trống thấu quang.
Ebook created by CLB195
Bài giảng của các BS : Nguyễn Quốc Dũng _ Trần Công Toại_Lê Quốc Sử



Một số enzym tiêu thể và cơ chất mà chúng thủy phân

Nhóm
enzym
Tên enzym Cơ chất
Peptidaza Peptid
Proteaza

Collagenaza Collagen
Cathepsin Protein
Nhóm
enzym
Tên enzym Cơ chất
Esteraza Lipaza Ester acid béo
(Triglycerid)

Phospholipaza
Phospholipid
Ribonucleaza ARN Nucleaza
ADN Deoxyribonucleaza
Phosphataza acid Phosphomonoester
Enzym Galactozidaza Galactozid
Glucozidaza Glycogen thủy
phân
glucid
Mannozidaza Glycoprotein có
gốc Mannoza

Glucuronidaza
Mucopolysaccharid
Hyaluronidaza Chondroitinsulphat
và hyaluronic acid

II. SỰ HÌNH THÀNH TIÊU THỂ VÀ HOẠT ÐỘNG CỦA CHÚNG:
1. Tiêu thể sơ cấp:
− Các enzym thủy phân của tiêu thể có nguồn gốc tổng hợp từ trên lưới nội sinh
chất hạt dưới dạng glycoprotein-tiền enzym, sau đó được vận chuyển qua Golgi. Tiêu
thể sơ cấp được hình thành từ những vùng đặc biệt của Trans-Golgi. Trên màng Golgi

tại đây có chứa nhiều thụ thể đối với gốc mannozo-phosphat của glycoprotein-tiền
enzym. Các thụ thể này tập trung các phân tử tiền enzym lại. Màng Trans-Golgi thắt
ra các túi bên trong chứa đầy tiền-enzym, còn màng bao bọc ngoài thì chứa các thụ
thể của chúng.
− Khi các túi tách ra, hệ thống các bơm H+ trên màng của chúng bắt đầu hoạt động,
chuyển H+ từ ngoài dịch bào tương vào trong làm cho pH môi trường bên trong túi
giảm xuống. Trong môi trường acid, glycoprotein bị phân ly khỏi thụ thể, đồng thời
được hoạt hóa trở thành enzym. Các thụ thể tự do theo một cơ chế chưa biết rõ được
hoàn trả lại Golgi. Vì các thụ thể này luôn luôn gắn trên màng, có thể chúng được
vận chuyển trả lại Golgi cũng bằng các nang nhỏ có màng bao bọc.
Ebook created by CLB195
Bài giảng của các BS : Nguyễn Quốc Dũng _ Trần Công Toại_Lê Quốc Sử


2. Tiêu thể thứ cấp:
− Tiêu thể thứ cấp hình thành do sự kết hợp của một hay nhiều tiêu thể sơ cấp với
túi thực bào hay túi tự thực. Túi thực bào hình thành do sự "nuốt" các vật thể lạ từ
ngoài tế bào, còn túi tự thực được tạo thành do lưới nội bào trơn phát triển bao quanh
các bào quan hư cũ. Cơ chế để lưới nội bào trơn nhận biết bào quan hư cũ còn chưa
rõ. Cả túi thực bào, túi tự thực hoặc tiêu thể sơ cấp đều là các cấu trúc có màng bao
bọc và có thể kết hợp với nhau theo cơ chế hợp màng (membrane fusion). Quá trình
hình thành và hoạt động của tiêu thể được trình bày như theo sơ đồ:
Sơ đồ hình thành và hoạt động của tiêu thể

− Nhờ hoạt động thực bào và không bào tiêu hóa, tế bào tiêu hủy các vật thể lạ (có
hại) lọt vào cơ thể, tham gia cơ chế đề kháng của cơ thể. Ðể thực hiện chức năng này,
ngoài các enzym thủy phân và môi trường acid, trong tiêu thể có chứa một số tác nhân
khác cũng có tác dụng khử hoạt và tiêu diệt vi khuẩn, như lysozym, lactoferrin v.v
Sản phẩm phân rã của vi sinh vật được xuất bào nhờ cơ chế hợp màng của không bào
tiêu hóa với màng tế bào. Nhiều khi các sản phẩm này được giữ lại trên mặt ngoài

màng tế bào, ví dụ như trong cơ chế trình diện kháng nguyên trên bề mặt đại thực bào
cho các lympho bào nhận biết.

Ebook created by CLB195
Bài giảng của các BS : Nguyễn Quốc Dũng _ Trần Công Toại_Lê Quốc Sử

− Tuy nhiên, nhiều khi các quá trình khử hoạt và tiêu hủy tác nhân gây bệnh trong
tiêu thể không có hiệu quả. Vi sinh vật bị thực bào không những không chết mà còn
phân chia bên trong tiêu thể. Trong thực tế, đại thực bào cũng thường là "cửa ngõ" để
tác nhân gây bệnh xâm nhập cơ thể.
Ebook created by CLB195
Bài giảng của các BS : Nguyễn Quốc Dũng _ Trần Công Toại_Lê Quốc Sử

− Trong quá trình hoạt động của không bào tự thực, các bào quan và cấu trúc hư cũ
của tế bào được phân hủy thành các vật liệu xây dựng như acid amin, nucleotid,
đường đơn v.v Các chất này được tái hấp thu trở lại dịch bào tương để sử dụng trở
lại. Nhờ hoạt động này, tế bào luôn luôn được đổi mới thành phần, đặc biệt là với
những bào quan tự sinh sản được như ti thể.
− Kết thúc hoạt động của mình, tiêu thể thứ cấp tạo thành thể cặn bã. Bên trong thể
cặn bã là những sản phẩm có hại cho tế bào, chúng được thải ra ngoài nhờ cơ chế xuất
bào.


III. BỆNH DO TIÊU THỂ:
Sự rối loạn các quá trình xảy ra ở tiêu thể là cơ chế bệnh sinh nhiều bệnh khác
nhau. Sau đây là một vài ví dụ:
− Bệnh bụi phổi (silicosis, pneumoconiosis). Ðây là loại bệnh nghề nghiệp mà các
công nhân khai thác đá và một số nghề khác hay mắc phải. Các hạt bụi đá có kích
thước rất nhỏ thì không bị các lông và màng nhầy của phế quản giữ lại. Chúng lọt vào
các phế nang và tại đây, sẽ bị các đại thực bào hấp thu. Tuy nhiên, thành phần hóa học

chủ yếu của bụi đá là silicat, là một chất vô cơ không tan mà cũng không thể bị enzym
tiêu hủy. Kết quả là chúng tích lũy lại và làm vỡ màng tiêu thể, gây ra sự giải phóng
các enzym. Các enzym này kích thích phản ứng viêm. Quá trình viêm kéo dài dẫn đến
xơ hóa mô phổi.
− Bệnh Tay-Sachs. Ðây là một bệnh di truyền, do thiếu gen mã hóa tổng hợp enzym
hexozaminidaza A. Ðây là một enzym ưa acid nằm trong tiêu thể, có tác dụng phân
hủy gangliozid GM2. Gangliozid GM2 là glycolipid thành phần chính của vỏ bao
myelin thần kinh. Do không có enzym phân hủy, glycolipid này tích lũy và ứ đọng
gây ra hiện tượng chậm phát triển, rối loạn tâm thần. Bệnh nhi thường chết khi
khoảng 5 tuổi.
Tóm lại: Tiêu thể là những bào quan có một lớp màng bao bọc, chứa các
enzym thủy phân ưa acid và các thành phần hóa học khác cần thiết cho việc tiêu hủy
các vật thể mà tế bào cần loại bỏ. Tiêu thể sơ cấp hình thành từ Trans-Golgi với sự
tham gia của các thụ thể mannozo-phosphat và các bơm H+ trên màng. Thụ thể
mannozo-phosphat tập trung các phân tử tiền enzym vào khu vực Trans-Golgi chuẩn
bị tách ra tiêu thể sơ cấp, còn bơm H+ tạo ra pH 4,8 trong tiêu thể. Tiêu thể sơ cấp
hòa nhập với túi tự thực hoặc túi tiêu hóa, tạo thành tiêu thể thứ cấp (không bào tự
thực và không bào tiêu hóa). Sản phẩm của tiêu thể được tái hấp thu trở lại bào tương
hoặc xuất bào dưới dạng thể cặn bã. Nhờ hoạt động của các tiêu thể, tế bào loại bỏ
được các vật thể lạ đã được thực bào và các bào quan hư cũ.


B. PEROXISOMES
I. CẤU TẠO:
Peroxisomes (Per: nhiều - Oxus: nhọn - Soma: cơ thể; bào quan có trong tế
bào với số lượng nhiều và dưới kính hiển vi quang học có hình dạng mũi nhọn nằm
trong một túi tròn) có mặt trong tất cả các tế bào Eukaryote, có hình cầu, chỉ có một
màng đơn bao bọc và không chứa ADN hay ribosomes. Peroxisomes không có bộ gen
riêng cho nó, do đó, tất cả protein của peroxisomes đều được đưa vào từ bào tương.



II. CHỨC NĂNG:
− Peroxisomes chứa rất nhiều men oxy hoá như catalase và urate oxidase, do đó,
dưới kính hiển vi điện tử người ta thấy hiện diện các dạng lõi tinh thể trong
peroxisomes.
− Peroxisomes là cơ quan sử dụng oxy và H2O2 để thực hiện các phản ứng oxy
hoá. Chuỗi phản ứng được tuần tự xảy ra như sau:
(1) Các enzymes chứa trong peroxisomes sẽ khử hydro (H2) ra khỏi các gốc
hữu cơ:
RH2 + O2 → R + H
2
O
2
(2) Men catalase sẽ sử dụng các H2O2 sinh ra từ phản ứng trên để oxy hoá các
chất hữu cơ khác gồm phenol, acid formic, formaldehyde và rượu bằng phản ứng oxy
hoá khử. Phản ứng này thấy nhiều ở tế bào gan và thận (các cơ quan có nhiệm vụ
"giải độc" cho cơ thể). Khoảng 1/4 lượng rượu uống vào trong cơ thể sẽ được giải độc
theo cách này.
R'-H2 + H
2
O
2
→ R' + 2 H
2
O
− Một chức năng quan trọng khác của peroxisomes là bẻ gãy các acid béo để cho ra
các acetyl CoA bằng phản ứng β oxy hoá, sau đó acetyl CoA sẽ được chuyển từ
peroxisomes ra dịch bào tương.
Tóm lại: Peroxisomes là một bào quan đặc biệt sử dụng oxy để thực hiện
phản ứng oxy hoá. Phản ứng này sinh ra H

2
O
2
nhằm chuyển hoá một số chất dư
thừa trong tế bào thông qua phản ứng oxy hoá khử. Peroxisomes chỉ có một màng
đơn và không chứa ribosomes và ADN. Protein hay enzymes của tiêu thể được đưa
vào từ bào tương.

Từ khóa
Tiêu thể sơ cấp - Tiêu thể thứ cấp - Không bào tiêu hóa - Không bào tự thực -
Bệnh bụi phổi - Bệnh Tay-Sachs - Peroxisomes - Phản ứng ( oxy hoá.
Tài liệu đọc thêm
1. James D.Watson: Molecular Biology of The Cell, third edition, Garland
Publishing Inc., 1995.
2. P. Baudhuin: Cytologie, Université Catholique de Louvain, 1997.
3. W. E. Ganong: Review of Medical Physiology, thirteen edition, Lange medical
book, 1991.
Ebook created by CLB195
Bài giảng của các BS : Nguyễn Quốc Dũng _ Trần Công Toại_Lê Quốc Sử

4. S. Silbernagl, A. Despopoulos: Atlas de poche de Physiologie, 2e édition,
Flammarion, 1996


LƯỚI NỘI SINH CHẤT – GOLGI

1. Ðại cương
- Trật tự diễn tiến hoá học
- Màng tạo ra trên màng sẵn có
- Hệ thống màng nội bào

2. Lưới nội sinh chất
- Cấu tạo: - LNSC hạt
- LNSC trơn
Tổng hợp và vận chuyển các chất trong LNSC
Tóm tắt
3. Golgi
- Cấu tạo
- Chức năng và hoạt động
Tóm tắt
Ebook created by CLB195
Bài giảng của các BS : Nguyễn Quốc Dũng _ Trần Công Toại_Lê Quốc Sử

MỤC TIÊU:
* Nắm được cấu tạo và chức năng của LNSC
* Phân tích sự khác và giống nhau về cấu tạo và chức năng của LNSC hạt và trơn
* Nắm được cấu tạo và chức năng của Golgi
* Giải thích được tầm quan trọng của Golgi trong tế bào.

I. ÐẠI CƯƠNG:
* Giả sử ta nghiền tế bào và tách riêng từng thành phần, sau đó lại trộn đều chúng với
nhau theo tỷ lệ cũ, thì các phản ứng hóa học sẽ diễn ra khác hẳn so với khi tế bào còn
nguyên vẹn. Nguyên nhân chính là hỗn hợp đã mất đi cấu trúc cần thiết cho trật tự của
Ebook created by CLB195
Bài giảng của các BS : Nguyễn Quốc Dũng _ Trần Công Toại_Lê Quốc Sử

* Vật chất trong tế bào có nhiều loại dễ tan trong dịch bào tương (trong nước). Nhưng
cũng có nhiều phân tử không tan hay chỉ tan một phần - đó là các chất kỵ nước. Các
chất này khó tan trong dịch bào tương nhưng lại "tan" trong màng lipid. Như vậy, quá
trình tổng hợp, vận chuyển và hoạt động của chúng đều bắt buộc phải gắn với các cấu
trúc màng. Có thể nói, màng mới chỉ có thể được tạo ra dựa trên màng sẵn có.

Cũng nhờ có màng này mà ngay cả những phân tử dễ tan trong dịch bào tương (ví dụ
enzym tiêu thể, hormon insulin chế tiết ) được tổng hợp và vận chuyển dưới dạng
"đóng gói" và vận chuyển trong những gói đó tới những vị trí cần thiết mà không hòa
tan đều trong dịch bào tương.
* Các màng bên trong tế bào bao gồm màng nhân, màng ty thể và màng LNSC
(endoplasmic reticulum). LNSC (lưới nội bào) là bào quan có màng đóng vai trò chủ
chốt trong chức năng tổng hợp, hoạt động và vận chuyển vật chất nói trên. Ðó là một
hệ thống gồm rất nhiều túi nhỏ có màng bao bọc kín, phân bố hầu như khắp tế bào
chất, nối thông với nhau và thông với khoang quanh nhân tạo thành một màng lưới,
với những khu vực có cấu tạo và chức năng khác nhau. Tùy theo trên bề mặt ngoài
của lưới có các ribosom hay không, người ta phân biệt LNSC hạt và LNSC trơn. Hai
bào quan này khác nhau cả về cấu trúc lẫn chức năng. Tổng thể tích khoảng không
trong LNSC có thể chiếm tới 1/10 thể tích tế bào.
II. LƯỚI NỘI SINH CHẤT (LNSC):
1- Cấu tạo:
a. Cấu tạo của LNSC hạt:
* LNSC hạt gồm nhiều túi dẹt xếp song song, có chỗ thông lẫn nhau. Trên hình ảnh
hiển vi điện tử xuyên, ta thường thấy mặt cắt của chúng như những rãnh dài có các hạt
nhỏ bám phía ngoài và thường tập trung nhiều quanh nhân, màng LNSC hạt nối liền
với màng ngoài của vỏ nhân.
* Khoảng không gian bên trong các túi dẹt gọi là khoang chứa. Trong khoang này
chứa protein, glycoprotein và lipoprotein mới tổng hợp. Tại đây có nhiều enzym đang
hoạt động. Khoang chứa thông với khoang quanh nhân.
* Các ribosom gắn trên màng LNSC hạt qua mặt lưng của tiểu đơn vị lớn (60 S), nơi
có chuỗi polypeptid tổng hợp dở dang đùn ra. Ribosom gắn trên màng hoàn toàn
giống ribisom tự do trong bào tương. Màng LNSC hạt chứa phức hợp protein tạo
thành kênh chuyển sợi polypeptid đang kéo dài vào trong khoang chứa.
* Một vài đoạn lưới nội bào hạt không có ribosom bám, chúng tạo thành các quai có
các nang vận chuyển tách ra. Cấu trúc này gọi là vùng chuyển tiếp, thường nằm gần
Golgi.




Những rãnh dài có hạt nhỏ
Ebook created by CLB195
Bài giảng của các BS : Nguyễn Quốc Dũng _ Trần Công Toại_Lê Quốc Sử


Ribosom gắn trên màng lưới sinh chất


Vùng chuyển tiếp
b. Cấu tạo của LNSC trơn:
* LNSC trơn là hệ thống các túi hình ống nối liền nhau, có màng bao bọc và không có
ribosom bám trên bề mặt. Mặt cắt của chúng trên hình ảnh hiển vi điện tử xuyên có
dạng như nhiều lỗ nhỏ kích thước từ vài chục đến cả trăm nanomet. Số lượng LNSC
trơn thay đổi tùy loại tế bào. Thậm chí trên cùng một tế bào gan, số lượng này cũng
có thể thay đổi khá nhanh chóng.
Ebook created by CLB195
Bài giảng của các BS : Nguyễn Quốc Dũng _ Trần Công Toại_Lê Quốc Sử


2. Tổng hợp và vận chuyển các chất trong LNSC:
* Chức năng của LNSC là tổng hợp, chuyển hóa và vận chuyển các protein, lipid,
phospholipid, glycoprotein và glycolipid. Các chất này hoặc là có trong cấu trúc của
màng và không tan trong dịch bào tương. Một số phân tử khác có thể tan được như
các protein enzym của tiêu thể (một bào quan có màng), các chất tiết ra môi trường
ngoại bào. Ðể được vận chuyển đến những bào quan có màng, hoặc vận chuyển qua
màng ra ngoài tế bào, các chất tan nói trên phải được đóng gói trong những nang có
màng bao bọc kín. Sự tổng hợp, chuyển hóa và vận chuyển các chất nói trên được

thực hiện trên LNSC.
a. Chức năng của LNSC hạt:
* LNSC hạt làm nhiệm vụ tổng hợp protein chế tiết, protein của màng, hoặc các
enzym tiêu thể.

Ebook created by CLB195
Bài giảng của các BS : Nguyễn Quốc Dũng _ Trần Công Toại_Lê Quốc Sử

* Ðặc điểm nguồn gốc chung của tất cả các protein này là khi mới bắt đầu được tổng
hợp, từ đầu N- của phân tử hình thành một oligopeptid dài chừng 16-30 acid amin,
trong đó có nhiều gốc kỵ nước. Oligopeptid kỵ nước này đóng vai tròì tín hiệu để gắn
toàn bộ quá trình tiếp theo với màng LNSC hạt. Trước hết, oligopeptid kỵ nước được
gắn với một phức hợp gọi là hạt nhận tín hiệu (viết tắt SRP). Trên màng của LNSC
hạt, có thụ thể của SRP làm nhiệm vụ chuyển chuỗi polypeptid đang tổng hợp dở qua
màng, vào bên trong khoang chứa.
* Trong khoang chứa, dưới tác dụng của nhiều enzym khác nhau, chuỗi polypeptid
được tổng hợp từ ribosome trải qua các biến đổi hóa học khác nhau:
+ Cắt đứt liên kết peptid, làm cho phân tử ngắn lại. Ví dụ đoạn oligopeptid kỵ nước
sau khi làm nhiệm vụ gắn quá trình tổng hợp vói màng, được chuyển vào trong lòng
khoang chứa thì có thể được cắt bỏ.
+ Gắn thêm các gốc đường (phản ứng đường hóa) v.v
Phản ứng đường hóa protein diễn ra trên bề mặt bên trong của màng lưới nội sinh
chất, do đó protein của dịch bào tương, tức là phía bề mặt bên ngoài thì không bao giờ
bị đường hóa.
* Protein (glycoprotein) mới tổng hợp được tích lũy trong khoang chứa của LNSC hạt
và vận chuyển đến những vùng chuyển tiếp. Vùng chuyển tiếp bao gồm phần LNSC
không có ribosom bám lên, tạo thành những ống hình quai không có hạt. Từ đây sẽ
tách ra các túi vận chuyển có màng bao bọc, chuyên chở sản phẩm đến Cis-Golgi.
b. Chức năng của LNSC trơn:
* LNSC trơn làm nhiệm vụ chuyển hóa các chất kỵ nước, tổng hợp các thành phần

tham gia cấu trúc màng như lipid (triglycerid), phospholipid, glucolipid.
Ebook created by CLB195
Bài giảng của các BS : Nguyễn Quốc Dũng _ Trần Công Toại_Lê Quốc Sử

Ta hãy xem xét sự tổng hợp phospholipid, thành phần cấu tạo chủ yếu của màng.
Nguyên liệu để tổng hợp ra nó bao gồm acid béo, glycerin, acid phosphoric và amin
hữu cơ. Ngoại trừ acid béo, các thành phần khác đều tan được trong dịch bào tương.
Acid béo trong tế bào tồn tại dưới dạng hoạt hóa là Fattyacyl-CoA (acid béo gắn với
gốc coenzym A). Phân tử này có thể xem như bao gồm hai nửa không giống nhau về
tính hòa tan. Nửa Fattyacyl thì kỵ nước hoàn toàn, do đó luôn luôn gắn với màng, còn
thành phần CoA dễ tan trong nước thì nằm lộ ra dịch bào tương. Như vậy, quá trình
tổng hợp phospholipid phải xảy ra trên một trong hai lớp lipid kép của màng, cụ thể là
lớp hướng về bào tương, trên bề mặt ngoài của LNSC trơn. Sau đó, phospholipid mới
được chuyển vào lớp lipid phía trong để cho cấu trúc màng được cân bằng.
* Khi lượng chất kỵ nước mà tế bào phải chuyển hóa tăng lên, số lượng LNSC trơn
của tế bào cũng tăng lên. Chẳng hạn tế bào tuyến thượng thận phải tổng hợp nhiều
steroid có hệ thống LNSC trơn rất phát triển. Khi cơ thể bị nhiễm một số chất độc
(các chất kỵ nước, không tan), số lượng LNSC trơn của tế bào gia tăng lên để đáp ứng
nhu cầu chuyển hóa các chất đó thành các chất dễ tan, có thể đào thải ra ngoài.
* Màng tế bào và những bào quan màng như Golgi luôn luôn được bổ sung vật liệu
lipid mới nhờ quá trình hợp màng (membrane fusion) với các túi vận chuyển, túi chế
tiết Các túi này đều có nguồn gốc phát sinh từ hệ thống lưới nội sinh chất. Riêng
màng của ti thể có chứa một vài lipid đặc hiệu như cardiolipin, có lẽ bắt buộc phải
được tổng hợp ngay tại chỗ chứ không phải có nguồn gốc từ lưới nội sinh chất.
Tóm lại: LNSC là một hệ thống các khoang chứa biệt lập với dịch bào tương nhờ
một lớp màng bao bọc kín, chúng thông lẫn nhau và đan khắp tế bào chất. LNSC
gồm phần có hạt (LNSC hạt), có dạng túi dẹt có các ribosom gắn phía ngoài và
phần không có hạt (LNSC trơn) là hệ thống các đường ống không có ribosom
bám vào. Màng của LNSC thuộc hệ thống các màng nội bào, với lớp lipid hướng
vào phía trong khoang chứa tương ứng với lớp lipid bề mặt ngoài màng tế bào

(có chứa thành phần glucid). LNSC hạt có chức năng tổng hợp, chế biến và vận
chuyển protein đến Golgi. LNSC trơn tổng hợp các thành phần của màng như
lipid, phospholipid, glycolipid. Nhờ có hệ thống LNSC, tế bào tổng hợp các cấu
trúc màng mới và các chất cần được bao gói trong màng để vận chuyển đến vị trí
sử dụng.
III. GOLGI:
* Phức hệ Golgi hay bộ máy Golgi (gọi tắt là Golgi) thuộc nhóm bào quan có màng.
Mỗi tế bào thường có một hay vài Golgi, thường nằm gần nhân, cạnh cặp trung thể.
* Về chức năng, Golgi như một sự tiếp tục của lưới nội sinh chất. Người ta hay gọi nó
là "viên cảnh sát giao thông", hay đúng hơn là "trạm điều vận" của tế bào. Golgi tiếp
nhận các sản phẩm của LNSC chuyển đến, tiếp tục chế biến và vận chuyển chúng đến
nơi sử dụng.

1. Cấu tạo:
* Golgi cấu tạo gồm một chồng các túi dẹt hình cái chảo. Các túi đều gồm một lớp
màng. Trong một chồng như vậy (gọi là dictiosom) có trung bình 5-8 túi (có thể 3-
20). Các túi xếp đồng hướng, cách nhau 10-15nm. Mặt lồi của chúng hướng về nhân,
gọi là mặt Cis. Mặt lõm quay ra phía bào tương, gọi là mặt Trans.
* Các túi dẹt có đường kính khá lớn, cỡ 0,5-1 micron. Bờ rìa của chúng nham nhở vì
có nhiều mụn nhỏ. Ðó là những nang mới phồng lên, thắt lại và sắp tách ra, hoặc là
những nang tách từ khoang chứa khác mới đến gắn vào bờ rìa. Các nang này luôn
luôn chạy theo một hướng từ Cis đến Trans. Chúng được gọi là những nang (hay túi)
vận chuyển.

Ebook created by CLB195
Bài giảng của các BS : Nguyễn Quốc Dũng _ Trần Công Toại_Lê Quốc Sử

* Từ mặt Trans ngoài cùng, liên tục tách ra các nang có kích thước lớn hơn nang vận
chuyển. Ðó là các túi chế tiết và các tiêu thể sơ cấp, bên trong chứa đầy các sản phẩm
đã chế biến và cô đặc.

* Các túi chế tiết di động dần về phía màng tế bào, nhập màng và xuất bào. Túi chế
tiết có thể xuất bào liên tục hoặc nhập với nhau tạo thành túi dự trữ kích thước lớn
hơn. Các túi dự trữ này tiến gần về màng tế bào nhưng chỉ xuất bào khi có tín hiệu
thần kinh hay hormon tác dụng lên màng.
* Ở những vùng đặc biệt của mặt Trans ngoài cùng, các nang tách ra không xuất bào
mà tạo thành các tiêu thể sơ cấp, bên trong chứa đầy enzym thủy phân ưa acid. Tiêu
thể sơ cấp, cũng như túi chế tiết và túi dự trữ đã không còn thuộc phạm vi cấu tạo của
Golgi.

2. Chức năng và hoạt động:
* Golgi có cấu trúc bất đối xứng: mặt Cis lồi hướng về phía nhân, mặt Trans lõm
hướng ra phía bào tương và màng. Màng của Golgi phía mặt Cis mỏng hơn mặt
Trans, còn các nang vận chuyển bao giờ cũng chuyển động theo một hướng từ Cis đến
Trans. Ðặc điểm cấu trúc bất đối xứng này rõ ràng liên quan chặt chẽ với đặc điểm
phân cực trong chức năng của Golgi.
* Golgi tiếp nhận các sản phẩm từ vùng chuyển tiếp của LNSC hạt tại vùng Cis-
Golgi, vận chuyển chúng theo chiều từ Cis đến Trans, nạp vào các túi chế tiết, các tiêu
thể sơ cấp, hoặc các túi vận chuyển đến bào quan khác. Quá trình vận chuyển các sản
phẩm đi qua nhiều tầng các túi dẹt của Golgi và thông qua các nang vận chuyển. Quá
trình khá phức tạp như vậy rõ ràng không chỉ là vận chuyển cơ học hoặc là cô đặc sản
phẩm.
Ebook created by CLB195
Bài giảng của các BS : Nguyễn Quốc Dũng _ Trần Công Toại_Lê Quốc Sử


* Golgi có chức năng quan trọng khác, đó là phân loại, (điều vận) các sản phẩm đến
đúng nơi sử dụng. Muốn thực hiện chức năng này, Golgi phải thực hiện một chức
năng nữa là cải dạng hóa học các sản phẩm mà nó vận chuyển.
* Trong lòng các túi dẹt của Golgi có chứa nhiều enzym hoặc phức hợp enzym gắn
trên các màng và biến đổi các thành phần glucid, protein v.v

Ta đã biết, tại khoang chứa của LNSC hạt, các protein được gắn thêm các gốc đường
và trở thành glycoprotein. Ngoài ra, các túi vận chuyển cũng chuyên chở từ vùng
chuyển tiếp của LNSC hạt sang Golgi các phân tử proteoglycan (vật liệu xây dựng
chất nền ngoại bào), glycolipid để xây dựng màng tế bào Hệ enzym của Golgi gây
ra các biến đổi với thành phần glucid của glycoprotein như sau:

Ebook created by CLB195
Bài giảng của các BS : Nguyễn Quốc Dũng _ Trần Công Toại_Lê Quốc Sử

+ Cắt bỏ bớt các gốc đường, chủ yếu là các gốc manoza,
+ Gắn thêm các gốc đường khác như N-acetylglucozamin, acid sialic, fucoza,
galactoza v.v
+ Gắn gốc phosphat vào các gốc đường v.v
* Chính thành phần glucid đóng vai trò quan trọng làm các tín hiệu để Golgi phân loại
sản phẩm. Chúng tương tác với thụ thể có mặt trên những vùng riêng biệt của màng
Golgi. Nhờ đó, sản phẩm được phân loại và đến đúng địa chỉ.
Ví dụ, các enzym thủy phân ưa acid được LNSC tổng hợp dưới dạng glycoprotein
tiền enzym không có hoạt tính. Trong dictiosom, gốc đường mannoza của
glycoprotein được phosphoryl hóa (gắn gốc phosphat). Mannozo-phosphat được thụ
thể đặc hiệu trên những vùng riêng của màng Golgi nhận biết. Cùng với những thụ thể
và đoạn màng chứa chúng, tiền enzym được chuyển vào các nang đặc biệt, tạo thành
tiêu thể sơ cấp. Trong tiêu thể sơ cấp, bơm Hydro hoạt động làm cho pH giảm đi.
Trong môi trường acid, gốc mannozo-phosphat phân ly khỏi thụ thể. Các thụ thể này
sau đó tách ra cùng những đoạn màng tạo thành các nang nhỏ để vận chuyển trả lại
cho Golgi hay lưới nội bào theo một cơ chế chưa được rõ.
Golgi cũng gây ra biến đổi hóa học ngay cả trên các đoạn polypeptid. Chẳng hạn ta
biết rằng tiền insulin được tổng hợp ở lưới nội bào hạt dưới dạng một phân tử lớn
hơn. Tại Golgi, nó được cắt liên kết peptid để tạo thành insulin có phân tử nhỏ hơn.
Tóm lại: Golgi là một bào quan gồm nhiều túi dẹt có màng bao bọc (không có
ribosom bám lên), thường nằm gần nhân và vùng bào tương chứa nhiều lưới nội

sinh chất. Các túi dẹt này liên hệ với nhau thông qua các nang vận chuyển. Golgi
có cấu tạo bất đối xứng, có phần Cis-Golgi hình cung lồi hướng về nhân và phần
Trans-Golgi hình cung lõm hướng về phía bào tương. Chức năng hoạt động của
Golgi có liên hệ mật thiết với lưới NSC. Golgi tiếp nhận các sản phẩm của lưới
nội sinh chất, phân loại, cải biến hóa học và vận chuyển chúng theo chiều từ Cis
đến Trans và đến các vị trí sử dụng như màng, khoảng gian bào, hay các bào
quan chứa màng như tiêu thể.

Từ khóa
Lưới nội bào - Lưới nội sinh chất hạt, trơn - Khoang chứa - Golgi - Cis - Trans -
Dictiosom - Cải dạng hoá học


TI THỂ VÀ SỰ CHUYỂN HOÁ NĂNG LƯỢNG TRONG
TẾ BÀO

Mục tiêu:
1. Mô tả được cấu trúc vi thể và siêu vi thể của ti thể
2. Phân tích được chức năng các thành phần trong ti thể
3. Mô tả được các quá trình chuyển hoá năng lượng trong ti thể
4. Hiểu được tầm quan trọng của ti thể trong tế bào

I ÐẠI CƯƠNG:
Ti thể có trong tất cả các tế bào eucaryot của động vật. Là bào quan khá lớn và
rất đa dạng có thể là hình cầu, bầu dục, que hay hình trụ kéo dài. Ti thể có đường kính
trung bình 0.5-1μm. Ti thể được cấu tạo bởi hai lớp màng, các màng này đóng vai trò
quyết định trong hoạt động chuyển hoá năng lượng.
Từ trong ra ngoài cấu trúc của ti thể bao gồm: khoang chất nền, màng trong,
khoang gian màng và cuối cùng là màng ngoài.
Chất nền là khoảng chiếm bên trong cùng của ti thể. Trong chất nền chứa một

hỗn hợp rất đậm đặc của hàng trăm các men (enzym), gồm các men cần cho sự oxi
Ebook created by CLB195
Bài giảng của các BS : Nguyễn Quốc Dũng _ Trần Công Toại_Lê Quốc Sử

Màng trong có cấu trúc đặc biệt tạo nhiều nếp gấp, chúng làm tăng tổng diện
tích màng kép này rất nhiều. Trên bề mặt của màng chứa các protein chuyên biệt đảm
nhận 3 chức năng chính: 1. Thực hiện các phản ứng oxi-hoá trong chuổi hô hấp của tế
bào; 2. Một phức hợp men có tên là ATP synthetase tạ ra ATP trong khoang chất nền;
3. Có các protein vận chuyển đặc biệt điều hoà sự đi qua của các chất ra ngoài hoặc
vào trong chất nền.

Màng ngoài nhờ các protein tạo kênh quan trọng nên màng ngoài có tính thấm
với các chất có trọng lượng phân tử ≤ 5000 daltons. Các protein khác bao gồm các
men tham gia tổng hợp lipid trong ti thể, các men chuyển hoá lipid sang dạng tham
gia trao đổi chất.
Khoang gian màng chứa nhiều men sử dụng ATP từ chất nền tổng hợp chuyển
ra để phosphory hoá các nucleotid khác.

Ti thể là trung tâm tạo năng lượng của tế bào, có chức năng biến đổi năng
lượng thành dạng có ích để hoạt hoá các phản ứng của tế bào.
Ngoài ra ti thể còn có bộ máy di truyền riêng độc lập nên có khả năng tự sinh
sản.


II. HÌNH THÁI CỦA TI THỂ
Ti thể là một bào quan khá lớn nên được phát hiện từ rất lâu bằng kính hiển vi
quang học. Tuy nhiên, cấu trúc của ti thể chỉ có thể được nghiên cứu dưới kính hiển vi
điện tử và các phương pháp khác của sinh học phân tử.



Hình dạng ti thể rất phong phú nhưng phổ biến nhất là hình que, hình elip
hoặc uốn cong thành hình vành khuyên. và có thể biến đổi hình dạng rất nhanh để phù
hợp với tế bào chứa chúng khi thay đổi trạng thái hoạt động.
Số lượng và phân bố các ti thể trong tế bào cũng rất thay đổi. Tế bào gan động
vật thường chứa khoảng 1000 - 2000 ti thể, phân bố tương đối đều, chiếm 1/5 thể tích
tế bào. Tế bào tinh trùng chứa ít bào tương, ti thể tập trung ở vùng thân, hình dạng
như vành khuyên bao quanh sợi trục của tinh trùng. Ở hồng cầu không có nhân, ti thể
cũng thoái biến hết.
Tuy ti thể rất đa dạng nhưng tựu chungcó cấu tạo từ ngoài vào trong như sau:
Ebook created by CLB195
Bài giảng của các BS : Nguyễn Quốc Dũng _ Trần Công Toại_Lê Quốc Sử

1. Màng ngoài
Tương đối bằng phẳng, có tỉ lệ protein khoảng 50%. Protein của màng ngoài đơn
điệu, chủ yếu gồm porin. Phân tử porin nằm xuyên màng, tạo thành một kênh cho
phép hầu như mọi phân tử ≤5000 daltons được lọt qua không chọn lọc. Như vậy
màng ngoài ti thể có tính thấm rất cao so với các màng sinh học khác. Nó như một cái
rây để lọt qua các ion H
+
, phân tử nhỏ như ATP và các nucleotid khác, co-enzym,
acid amin , thậm chí cả các protein nhỏ.
Các protein khác của màng ngoài bao gồm các men tham gia tổng hợp lipid trong ti
thể và men biến đổi cơ chất lipid thành dạng chuyển hoá được trong chất nền.

2. Khoang gian màng
Nằm giữa màng ngoài và màng trong của ti thể có bề rộng khoảng 20nm, chứa nhiều
loại men kinase dùng để vận chuyển ATP của chất nền ra ngoài tham gia phosporyl
hoá các nucleotid khác. Các nucleotid này được khuếch tán tự do qua màng ngoài vì
có trọng lượng phân tử khá thấp. Các ion hydro được bơm liên tục từ khoang chất nền
vào khoang gian màng, tạo thành sự chênh lệch nồng độ điện thế (trong âm, ngoài

dương). Ion hydro không lọt được qua màng trong trở lại vào chất nền. Từ khoang
gian màng chúng khuếch tán qua màng ngoài để vào bào tương.

3. Màng trong
Là màng có tỉ lệ protein cao, chiếm đến 3/4 khối lượng, trong khi tỉ lệ này ở màng tế
bào và màng nội bào nói chung là 1/1. Tuy nhiên, tính thấm của nó lại mang tính chọn
lọc như phần lớn các màng sinh học khác. Mặc dù có sự chênh lệch lớn về mật độ của
các ion hydro giữa hai phía của màng trong và mặc dù các ion này có kích thước nhỏ
nhất trong các loại ion, chúng cũng không thể khuếch tán tự do qua màng trong.
Nguyên nhân có thể màng trong ti thể có chứa một loại phospholipid đặc biệt không
thấy ở các màng khác gọi là cardiolipin, chiếm tới 10% tỉ lệ lipid. Ion H
+
có độ hoà
tan cực thấp trong cardiolipin.
Trên màng trong có nhiều cấu trúc chứa nhiều protein như:
Ebook created by CLB195
Bài giảng của các BS : Nguyễn Quốc Dũng _ Trần Công Toại_Lê Quốc Sử

Ebook created by CLB195
Bài giảng của các BS : Nguyễn Quốc Dũng _ Trần Công Toại_Lê Quốc Sử

- Phức hợp nhiều men của chuỗi truyền điện tử. Các men này tiếp nhận năng lượng
của NADH và NADH
2
, dùng năng lượng đó vào việc bơm ion hydro từ trong ra ngoài
tạo thang H
+
qua màng.
- Thể hình chùy (phức hợp F
0

F
1
) sử dụng năng lượng của thang H
+
nói trên vào
việc tổng hợp ATP.
- Các loại protein tải, vận chuyển các cơ chất và sản phẩm qua các kênh chọn lọc.
Màng trong ti thể không bằng phẳng mà gấp nếp tạo thành những mào ăn sâu vào
trong chất nền ti thể. Ở các ti thể của các tế bào khác nhau, mào cũng có hình dạng
thay đổi. Nhờ các mào mà diện tiếp xúc giữa màng trong và chất nền ti thể được tăng
lên nhiều lần, vì thế hiệu suất làm việc của ti thể cũng được tăng lên. Ngoài ra, các
nếp gấp nhiều ít còn tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng ATP của tế bào. Ví dụ, đối với tế
bào cơ tim phải tiêu thụ rất nhiềU ATP nên các nếp gấp nhiều gấp ba lần trong tế bào
gan. Nhưng trong tế bào gan tổng diện tích màng trong ti thể của nhiều gấp năm lần
diện tích màng ngoài. Nếu cộng tất cả diện tích màng trong của ti thể ở tế bào gan,
diện tích này lớn gấp mười lăm lần so với ện tích màng tế bào.
4. Khoang chất nền
Là khoảng không gian trong cùng, khoang này chứa hỗn hợp các men và cơ chất khác
nhau tham gia thực hiện chu trình acid citric, chu trình oxi hoá bêta acid béo. Tại đây
cũng có các ADN, ARN và ribosom của ti thể. Ðối với tế bào gan có tới 67% protein
của ti thể nằm trong chấền.

III. QUÁ TRÌNH TỔNG HỢP ATP VÀ CUNG CẤP NĂNG LƯỢNG CHO TẾ
BÀO
1. Năng lượng dự trữ
Sự chuyển hoá năng lượng trong ti thể không chỉ từ nguyên liệu là pyruvate sản phẩm
ly giải đường mà còn từ các acid béo cũng như các protein từ đạm. Pyruvate và acid
béo được vận chuyển chọn lọc từ dịch bào tương vào khoang chất nền ti thể. Tại đây
chúng bị cắt đứt thành những nhóm có hai nguyên tử cácbon acétyl mà quan trọng
nhất là acétyl Co-enzymA (Acétyl-CoA=CoA-S-CO-CH

3
). Nhón acétyl tham gia vào
chu trình acid citric (chu trình Krebs) của chuỗi hô hấp tế bào.
Ðể đảm bảo năng lượng được cung cấp liên tục, cơ thể dự trữ năng lượng dưới dạng
hoá năng của các đại phân tử (đường, mỡ và đạm). Ở tế bào động vật acid béo dự trữ
dưới dạng mỡ và glucose dưới dạng glycogeni một người trung bình, năng lượng dự
trữ trong mỡ có thể đủ cho cơ thể sống sót một tháng. Một gam mỡ khi phân hủy cho
ra năng lượng gấp sáu lần 1 gam glucid. Vì vậy, nếu kho dự trữ năng lượng của cơ
thể chuyển hết thành glycogen lẽ ra là mỡ thì trọng lượng cơ thể sẽ nặng thêm trung
bình 27Kg (60 pounds). Tuy chất đường mà chủ yếu là glycogen chỉ dự trữ đủ năng
lượng cho chúng ta hoạt động 1 ngày, nhưng đây là nguồn năng lượng quan trọng
được huy động nhanh hơn cả.

Khi nhu cầu năng lượng tăng, tế bào sẽ cắt các polymer của glycogen thành glucose
1-phosphate trong bào tương sau đó chúng tham gia vào quá trình ly giải glucose
thành các pyruvate (CH
3
-CO-COO
-
) có ba các bon. Năng lượng này chỉ sử dụng được
sau khi chuyển các phân tử pyruvate từ dịch bào tương vào chất nền của ti thể. Bên
cạnh glycogen còn có mỡ dự trữ trong mô mỡ. Từ mô mỡ chúng giải phóng vào trong
dòng máu đến các tế bào khác để sử dụng khi có nhu cầu. Mỗi phân tử mỡ gồm ester
của ba phân tử acid béo và một phân tử glycérol. Các vẫn chất của acid béo từ phân tử
mỡ được chuyển vào trong chất nền của ti thể. Trong chất nền của ti thể mỗi phân tử
acid béo vào chu trình oxi hoá acid để tạo thành acétyl Co-enzym A.
Tại chất nền của ti thểacétyl Co-enzym A tham gia và chu trình acid citric tổng hợp
ATP.
2. Năng lượng sử dụng
Trong phân tử ATP (Adenosin triphosphate) có công thức phân tử C H N O P . Có

2 liên kết phospho anhydrid chứa nhiều năng lượng tự do (khoảng 7.3Kcalo/mol). Các
liên kết này gọi là liên kết cao năng. Khi bị thủy phân, năng lượng tự do của ATP
cung cấp cho tất cả các phản ứng xãy ra trong trong tế bào như tổng hợp các chất co
cơ, vận chuyển qua màng, hoạt hoá glucose, acid amin, acid béo.
10 16 5 13 3
Trong tế bào còn có một số các phân tử khác có liên kết cao năng như phosphoenol
pyruvate (14.8Kcal/mol), Creatinphosphate (10.3Kcal/mol). Nhưng các phân tử này
không được sử dụng để cung cấp năng lượng ở mọi nơi và mọi lúc như ATP. Chỉ có
ATP đã được lựa chọn một cách tự nhiên làm vai trò trung tâm dự tư và chuyển vận
năng lượng cho tế bào. Ngoài ra, các nucleotid này còn tham gia nhiều con đường
chuyển hoá khác rất quan trọng như chuyển hoá acid nucleic, các co-enzym, nguyên
liệu tổng hợp ARN-polymerase. Mặt khác, nếu dùng phosphoenolpyruvate hay
creatinphosphate để cung cấp năng lượng thì tế bào sẽ bị lãng phí nhiều vì năng lượng
cần cung cấp đa số các phản ứng sinh học chỉ nhỏ hơn 3Kcal/mol.
Ebook created by CLB195
Bài giảng của các BS : Nguyễn Quốc Dũng _ Trần Công Toại_Lê Quốc Sử


3. Tổng hợp ATP
Sau khi các nguyên liệu sử dụng là acid béo và pyruvate được vận chuyển vào trong
chất nền ti thể, chúng sẽ biến đổi để cuối cùng tạo thành acétyl Co-enzymA. Tại đây
acétyl CoA là nguyên liệu tiếp theo cho chu trình acid citric. Trong chu trình acid
citric sự oxi hoá không cần có mặt oxi, chất oxi hoá trong các phản ứng của chu trình
là phân tử NAD (Nicotinamid Adenin Dinucleotid) và FDA (Flavin Adenin
Dinucleotid). Trong mỗi chu trình có ba NAD và một FDA được khử (nhận điện tử và
hydro) tạo thành NADH và FDAH
2
, và hai phân tử CO
2
từ hai nguyên tử các bon.

Cũng trong chu trình này tạo được một phân tử ATP do chuyển trực tiếp một
phosphat từ đường phosphate
CH
3
COOH (như acétylCoA) + 2H
2
O + 3NAD
+
+ protein mang FAD >
2CO
2
+ 3H
+
+ 3NADH + FADH
2
.
Ngoại trừ men succinate dehydrogenase và các cơ chất có chứa CoA, đa số
men và cơ chất của chu trình acid citric hoà tan trong chất nền ti thể. Do vậy, chu
trình acid citric xem như diễn ra trong chất nền ti thể.
4. Chuỗi truyền điện tử
Các phân tử NADH và FADH khi bị oxi hoá trực tiếp bởi oxi hoà tan trong nước có
thể giải phóng được 52.6 và 42.4Kcal/mol những con số này đều quá lớn so với năng
lượng liên kết cao năng trong phân tử ATP. Vì vậy, ti thể thực hiện quá trình oxi hoá
NADH và FADH qua nhiều giai đoạn, trong đó năng lượng được giải phóng từng ít
một. Những phần nhỏ năng lượng này được tích luỹ bằng cách bơm H ngược chiều
với gradient và tạo thànhnăng lượng của thang điện hoá hydro, với một hiệu suất có
ích rất cao. Quá trình giải phóng năng lượng theo nhiều bậc này diễn ra trên màng
trong ti thể, cụ thể trên chuỗi các men gồm trên một tá các protein khác nhau. Về bản
chất, quá trình chuyển hoá năng lượng theo nhiều bậc này gồm nhiều phản ứng oxi
hoá khử nối tiếp nhau và cuối cùng là phosphoryl oxi hoá nghĩa là phản ứng cập đôi

hai qua trình oxi hoá và phosphoryl hoá: sự oxi hoá giải phóng năng lượng và sự
phosphoryl hoá ADP tích trữ năng lượng tạo thành ATP. Cứ mỗi lần vận chuyển 2H
đến cơ chất đến oxi thì trung bình tích trữ được 3ATP (2-4ATP).
2
2
+
Ta hãy xem trạng thái xuất phát các men đều ở dạng oxi hoá. Khi NADH (dạng khử)
được oxi hoá trên men đầu tiên (E
1
), thì đồng thời E
1
cũng bị khử (tiếp nhận điện tử
của NADH). Tiếp theo, E
1
truyền điện tử cho men thứ hai E
2
, có nghĩa là E
1
bị oxi hoá
còn E
2
bị khử. E
2
ở dạng khử đến lượt nó là truyền điện tử cho E
3
vv Nói cách khác
điện tử truyền qua bậc thang thế năng tới bậc cuối cùng (cytochrome oxidase), điện tử
mới được kết hợp với oxi (cùng với H
+
) tạo thành nước.

Ebook created by CLB195
Bài giảng của các BS : Nguyễn Quốc Dũng _ Trần Công Toại_Lê Quốc Sử


Chuỗi các men làm nhiệm vụ bậc thang thế năng nói trên gọi là chuỗi truyền điện tử
(chuỗi hô hấp tế bào). Chúng gồm ba phức hợp đa men lớn nằm xuyên màng là phức
hợp NADH dehydrogenase lớn nhất có trọng lượng phân tử 800000Dalton với hơn 22
chuỗi polypeptid, phức hợp b-c
1
cytochrome gồm 8 chuỗi polypeptid với trọng lượng
phân tử 500000 Daltons và phức hợp oxidase cytochrome đặc trưng nhất trong ba
phức hợp gồm khoảng 9 chuỗi polypeptid và trọng lượng phân tử là 300000 Daltons.
Giữa các phức hợp nói trên là các phân tử tương đối linh động trong cấu trúc tinh thể
lỏng của màng bao gồm Co-enzym Q và cytochrome C. Ðiện tử tiếp nhận từ NADH
được trong dãy có thứ tự. Thứ tự này trùng hợp với thứ tự tăng dần điện thế oxi hoá
khử các thành phần của chuỗi. Khi được truyền đến khâu cuối cùng là phức hợp
cytochrome oxidase, điện tử kết hợp với phân tử oxi hoà tan và 2 ion hidro để tạo
thành nước.
Khi điện tử chạy qua chuỗi và giảm dần năng lượng, năng lượng tự do được giải
phóng thành từng xuất nhỏ và được các phức hợp men của chuỗi sử dụng vào việc
bơm ion H
+
từ chất nền ra khoang gian màng.
5. Thang điện hoá hydro
Mỗi cặp điện tử (lấy của NADH) khi chạy qua chuỗi truyền điện tử gây ra vận chuyển
từ 6-12 (trung bình là 10) ion hydro từ chất nền ra khoang gian màng. Kết quả là càng
có nhiều nguyên liệu được phân hủy bên trong ti thể thì càng tạo được chênh lệch
nồng độ H
+
giữa 2 phía của màng.

Khoang chất nền có pH=8 cao hơn trong dịch bào tương pH=7. Mặt khác do ion H+
tích điện dương, chênh lệch nồng độ của nó gây ra chênh lệch điện thế là
160mV(khoang chất nền âm, khoang gian màng dương). Tổng của hai thành phần thế
năng điện hoá nói trên tương đương với một hiệu điện thế là 200mV. Khi ion H
+
được
bơm từ trong ra ngoài, nó phải được cung cấp năng lượng, ngược lại khi H
+
di chuyển
từ ngoài vào trong, năng lượng tự do được giải phóng có thể sử dụng được.

6. Tiểu thể hình chùy (phức hợp F0F1)
Mặc dù chịu lực đẩy của điện thế và thang nồng độ lớn giữa hai phía của màng trong
ti thể, ion H
+
không thể khuếch tán tự do từ ngoài trở vào chất nền, do màng trong ti
thể có chứa phospholipid cardiolipin có tính thấm rất kém đối với ion H
+
. Trên màng
trong có những phức hợp protein đặc biệt cho phép H
+
lọt qua đó là phức hợp F
0
F
1
.
Kênh H
+
này đồng thời làm nhiệm vụ tổng hợp ATP.
Ebook created by CLB195

Bài giảng của các BS : Nguyễn Quốc Dũng _ Trần Công Toại_Lê Quốc Sử

Phức hợp F F có hình dạng như cái chùy. Cán chùy (thành phần F ) nằm xuyên màng
còn quả chùy F nằm nhô vào khoang chất nền, kích thước ngang là 9nm, có thể nhìn
thấy dưới kính hiển vi có độ phóng đại lớn.
0 1 0
1

Ebook created by CLB195
Bài giảng của các BS : Nguyễn Quốc Dũng _ Trần Công Toại_Lê Quốc Sử

Thành phần F
0
gồm 3 hay 4 polypeptid và 1 proteolipid được gắn khá chặt với màng,
chỉ khi nào dùng tác nhân phá hủy màng khá mạnh mới tách được. F
0
nằm xuyên
màng tạo thành kênh cho phép H
+
đi qua.
Thành phần F
1
gồm 9 polypeptid của 5 loại khác nhau, có trọng lượng phân tử
500000 Daltons. Nó như một chiếc nút đậy kín kênh ion hidro của F
0
. Phức F
1

hoạt tính ATP synthetase có thể phân hủy ATPthành ADP và Pi, nhưng đặc biệt khi
được cung cấp năng lượng tự do, nó lại có thể gắn ADP với Pi tạo thành ATP.

Chuyển động của ion hydro từ khoang gian màng trở lại chất nền qua kênh F
0

chuyển động xuôi chiều thang điện hoá H
+
, do đó sẽ giải phóng năng lượng tự do.
Năng lượng này làm thay đổi cấu hình không gian của thành phần F
1
. Ở trạng thái tích
lũy năng lượng và thay đổi cấu hình không gian, F
1
thực hiện phản ứng tổng hợp ATP
từ ADP với Pi, còn bản thân quay lại cấu hình xuất phát. Như vậy có thể nói, F
0
F
1
làm
chức năng chuyển hoá năng lượng của thang điện hoá H
+
thành hoá năng ATP. Hai
dạng năng lượng nói trên chuyển hoá cho nhau dễ dàng. Trong điều kiện thang H
+

giảm thấp và nồng độ ATP trong chất nền khá cao, có thể xãy ra sự phân hủy ATP
trên F
1
và bơm ngược H
+
qua F
0

ra khoang gian màng.
7. Hiệu quả của việc tổng hợp ATP
Quá trình phosphoryl oxi hoá mỗi cặp điện tử trong NADH cung cấp năng lượng tạo
được 2.5 phân tử ATP và cặp điện tử trong FADH
2
cho ra 1.5 phân tử ATP. Nói
chung có khoảng 10 ATP được tạo ra khi một acétyl CoA vào chu trình acid citric, có
nghĩalà mỗi phân tử glucose tổng hợp được 20 ATP và một phân tử palmitate (acid
béo có 16 nguyên tử các bon) tạo được 84ATP. Nếu đem oxi hoá hoàn toàn 1 phân tử
glucose và 1 phân tử palmitate trước khi thành lập acetyl CoA, năng lượng tạo ra gần
như tối đa khoảng 30 và 110ATP. Như vậy hiệu suất hữu ích của toàn bộ quá trình
chuyển hoá năng lượng thường hơn 40%. So với các bộ máy chuyển hoá năng lượng
không sinh học được con người chế tạo ra (thường 10 - 20%) thì hiệu suất chuyển hoá
trong tế bào là hoàn hảo nhất.
Số năng lượng còn lại sau khi oxi hoá trong tế bào được biến thành nhiệt (năng lượng
liên kết). Với động vật máu nóng năng lượng này cũng có ích trong việc duy trì thân
nhiệt. Có nhiệt khi cơ thể tìm cách tăng tỉ lệ toả nhiệt này trong cơ và trong mô mỡ. Ở
động vật ngủ đông, hầu hết năng lượng tiêu thụ vào việc duy trì thân nhiệt. Ở trẽ sơ
sinh, mô mỡ có màu nâu, ti thể của các tế bào mô mỡ chứa một loại protein đặc biệt
Ebook created by CLB195
Bài giảng của các BS : Nguyễn Quốc Dũng _ Trần Công Toại_Lê Quốc Sử


IV. SỰ SINH SẢN CỦA TI THỂ
Cùng với nhân, ti thể thuộc nhóm bào quan có ADN. Ti thể cũng chứa một hệ
thống tổng hợp protein riêng của nó. Các thành phần này xét theo đặc điểm cấu tạo
đều thuộc loại tế bào procaryote. ADN của ti thể rất ít so với tổng ADN của tế bào.
Phân tử ADN của ti thể hình giống như ở vi khuẩn. ADN ti thể chứa men mã hoá một
số protein (rprotein, protein màng ti thể, một số tiểu đơn vị của men trong chuỗi
truyền diện tử ) Các gen này qui định tính di truyền độc lập với nhân.

Ty thể trong tế bào sinh sản theo kiểu thắt đôi đơn giản.
Các ti thể già được tiêu hủy trong các không bào tự thực. Khi tế bào phân
chia, quần thể các ti thể trong bào tương được phân phối ngẫu nhiên vào các tế bào
con cùng với khối tế bào chất

×