Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Báo cáo chuyên đề thực phẩm biến đổi gen

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 25 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TPHCM
KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

Môn: Công Nghệ Sinh Học
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
Thực Phẩm Biến Đổi Gen
Thành viên nhóm
Stt Tên Lớp Mssv
1 Nguyễn Thị Diễm My DH11DD 11148151
2 Nguyễn Yhij Thanh Thủy DH11DD 11148223
3 Nguyễn Thị Nơ DH11DD 11148179
4 Phan Thị Yến DH11DD 11148048
5 Đoàn Thị Thúy DH11DD 11148225
GVHD: TS TÔN BẢO LINH
02/2012
MỤC LỤC
I.GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ
I.1. Thực phẩm biến đổi gen là gì?
I.2. Vì sao phải sử dụng thực phẩm biến đổi gen?
I.3. Sự ra đới của thực phẩm biến đổi gen
I.4. Những thục phảm được chọn biến đổi gen
II.LỢI ÍCH CỦA THỰC PHẨM BIẾN ĐỔI GEN
II.1.Tạo giống cây trồng năng xuất cao, chất lượng tôt, bảo dảm nguồn lương thực, thực
phẩm cho toàn cầu
II.2. Đảm bảo an ninh lương thực và hạ giá thánh lương thưc trên thế giới
II.3. Bảo tồn đa dạng sinh học
II.4. Góp phần xóa đói giảm nghèo
II.5. Giảm tác hại của các hoạt động nông nghiệp đối với môi trường
II.6. Giamr thiểu tác hại của biến đổi khí hậu và giảm lượng hiệu ưng nhà kính
II.7. Tăng hệu quả sản xuất nhiên liệu
II.8. Góp phần ổn định các lợi ích kinh tế


III. NHỮNG TÁC HẠI TIỀM TÀNG CỦA THỰC PHẨM BIẾN ĐỔI GEN
III.1. Đối với Con người……………………………………………….
II.2. Đối với sự đa dạng sinh học
III.3. Đối với môi trường
IV.THỰC TRANG VÀ XU HƯỚNG
IV.1. Hiện trạng và xu hướng phát triển cây trồng biến đổi gen trên thế giới
IV.2. Thực trạng sử dụng thực phẩm biến đổi gen ở EU
IV.3. Thực trạng
tại Việt Nam
IV.4. Một số kiến
nghị về việc
quản lí thực phẩm biến đổi gen ở Việt Nam
I.GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ
I.1. Thực phẩm biến đổi gen là gì?
- Thuật ngữ thực phẩm biến đổi gien dùng để chỉ những loại cây trồng dành cho con
người hoặc gia súc được tạo ra nhờ công nghệ sinh học, để cho những phẩm chất
mong muốn như tăng khả năng chống cỏ dại, chống sâu bệnh hay tăng hàm lượng
dưỡng chất.
-Việc nâng cao chất lượng giống cây trồng thường được thực hiện nhờ phương pháp
nhân giống, song phương pháp này tốn nhiều thời gian lại cho kết quả không chính
xác. Ngược lại, kỹ thuật biến đổi gien có thể tạo ra giống cây trồng như mong muốn,
tốn ít thời gian và có độ chính xác cao.
I.2. Vì sao phải sử dụng thực phẩm biến đổi gen?
- Ý tưởng chế tạo ra thực phẩm chuyển gen không phải ngẫu
nhiên mà có. Đứng trước một thực tế, dân số tăng lên
mà lương thực thì đang thiếu vì nhiều lý do nên người
ta khao khát có những giống cây trồng vật nuôi có một
đặc tính ưu việt nào đó có khả năng cung cấp đủ thực
phẩm ăn. Từ đó, người ta muốn có những thực vật có khả
năng chịu hạn tốt, những cây trồng có khả năng chống chịu

sâu bệnh cao nhằm làm tăng năng suất mùa màng. Do đó mà thực
phẩm biến đổi gen ra đời.
- Theo tính toán, đến giữa thập kỷ tới, thế giới sẽ có 8-10 tỷ người, yêu cầu tổng lương
thực, thực phẩm phải đạt tốc độ tăng trưởng ít nhất 40%, đó là điều khó hiện thực trong
tình trạng sản xuất như hiện nay.
- Từ tính toán này, giáo sư- tiến sĩ Bùi Minh Đức, Viện Dinh dưỡng (Bộ Y tế), khẳng
định: “Sử dụng thực phẩm biến đổi gen là tất yếu đối với loài người trong tương lai gần.
Tuy nhiên, cùng đó chúng ta phải thâm canh, tăng năng suất, nhanh chóng áp dụng tiến
bộ khoa học công nghệ để cung cấp tối đa lượng thực phẩm không biến đổi gen, có thể”.
Được biết, hiện trong khẩu phần ăn của người dân một số nước châu Á, các nước
Canada, Mỹ… thực phẩm biến đổi gen chiếm tỷ lệ khá cao
- Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng:
Ông Đáng cũng cho biết, việc đưa gen lạ vào cơ thể có thể gây rối loạn trong quá trình
chuyển hóa, tạo ra các độc tố. Về vấn đề sử dụng thực phẩm biến đổi gen gây kháng
kháng sinh, mặc dù chưa có đủ thông tin khẳng định nhưng những nghiên cứu gần đây
cho thấy, chuột ăn ngô biến đổi gen có hiện tượng bị sưng. Điều đó cần có sự nghiên cứu
kỹ hơn để có câu trả lời xác đáng.
ڴ==Vì vậy, việc trả lời câu hỏi về độ an toàn khi sử dụng thực phẩm biến đổi gen cần
sớm được quan tâm.

I.3. Sự ra đới của thực phẩm biến đổi gen
- Phát triển thương mại đầu tiên biến đổi gen cây lương thực
là cà chua được tạo ra bởi công ty California vào đầu những
năm 1990.
Được gọi là FlavrSavr, nó đã được biến đổi gen
để nó mất nhiều thời gian để phân hủy sau khi
được chọn.
- Một loạt cà chua đã được sử dụng để làm cho
cà chua xay nhuyễn đã được bán ở châu Âu vào
giữa những năm 1990, trước khi tranh cãi đã nổ

ra trên cây trồng biến đổi gen.
- Sau đó, trong năm 1998, Tiến sĩ Arpad Pusztai, sau đó
Viện nghiên cứu Rowett, Aberdeen, công bố nghiên cứu cho rằng khoai tây biến đổi gen,
thay đổi với thuốc trừ sâu một gen lấy từ snowdrop, độc hại cho chuột ăn thử nghiệm.
Cũng có tranh cãi về vai trò của lao động các nhà tài trợ Lord Sainsbury, bổ nhiệm làm
Bộ trưởng khoa học của Tony Blair vào năm 1998.
- Mạnh mẽ trong lợi của công nghệ di truyền, ông
đã từ bỏ trách nhiệm của Bộ đối với chính sách về
vấn đề này sau những cáo buộc của một cuộc xung
đột có thể quan tâm.
Một số tài sản của ông đã được đầu tư sửa đổi di
truyền, mặc dù cổ phần của mình trong một niềm
tin mù quáng mà không có kiểm soát.
Lao động công bố thử nghiệm quy mô trang trại của
cây trồng GM bắt đầu vào năm 1999 để nghiên cứu
các loại cây trồng hiệu ứng được thiết kế để có khả năng kháng thuốc diệt cỏ - cho phép
một mạnh mẽ, liều được sử dụng - có thể có trên đất nông nghiệp động vật hoang dã.
Tuy nhiên, các thử nghiệm đã bị chỉ trích vì mối đe dọa cây trồng lân cận và mật ong thụ
phấn chéo.
Các nhà phê bình cho biết họ sẽ chỉ cung cấp một cái nhìn rất hạn chế các tác động môi
trường tiềm ẩn lâu dài của công nghệ mới.
-Trong tháng 9 năm 1999, phấn hoa từ hãm hiếp hạt có dầu của GM, được trồng tại một
địa điểm thử nghiệm tại Oxfordshire, đã được tìm thấy tại tổ ong 2,8 dặm. Nghiên cứu
được thực hiện bởi các chuyên gia tại Đơn vị nghiên cứu phấn hoa quốc gia của Anh.
-Sau đó, tháng năm 2000, mật ong được bán tại các siêu thị đã được tìm thấy bị ô nhiễm
với GM phấn hoa từ các thử nghiệm trồng Anh. Hai trong chín mẫu cho thấy ô nhiễm.
Một nghiên cứu do Chính phủ tài trợ được tìm thấy chín trong số mười người bị từ chối
trồng giống biến đổi gen mà không có bằng chứng hơn nữa về an toàn cho sức khỏe và
môi trường.
Tuy nhiên, ông Blair tiếp tục bác bỏ cảnh báo và xác định rằng họ sẽ được phát triển ở

đất nước này, bị sa thải môi trường của ông Bộ trưởng Michael Meacher tuyên bố vào
năm 2003.
-Năm 2004, sau đó Bộ trưởng Môi trường Margaret Beckett nói với Commons rằng
Chính phủ đã được phê duyệt trồng thương mại của ngô biến đổi gien cho thức ăn chăn
nuôi.
Nhưng trong vài tuần, công ty đằng sau sản phẩm giảm kế hoạch của mình, nói rằng
những hạn chế của Chính phủ về ngô được trồng như thế nào sẽ làm cho nó không kinh
tế.
Quyết định này được tuyên bố như là một chiến thắng của người tiêu dùng và các nhóm
vận động hành lang xanh và các vấn đề của cây trồng GM chủ yếu rơi ra khỏi chương
trình nghị sự của Chính phủ.
Quyết định cho phép thử nghiệm mới được coi là một động thái thiết lập bandwagon GM
cán ở Anh bây giờ mà tranh cãi nóng hổi ít.
I.4. Những thực phẩm được chọn biến đổi gen
Nổi tiếng trong làng thực phẩm biến đổi gen là câu chuyện của ngô biến đổi gen Bt. Ngô
biến đổi gen Bt vốn xuất thân từ một loại ngô bình thường ở châu Âu và Mỹ. Nhưng sau
đó ngô này được tích hợp một gen B.t từ vi khuẩn Bacillus thuringiensis trở thành một
giống có khả năng chống lại ấu trùng sâu bọ. Năng suất ngô từ giống ngô này được tăng
lên rõ rệt.
Sau câu chuyện của ngô Bt người ta còn có nhiều loại thực phẩm biến đổi gen khác như
cây cải dầu Canada, khoai tây Bt, đậu nành roundup
ngô roundup, insulin trị đái tháo đường và men chemotripsin làm pho mát tổng hợp từ vi
khuẩn
đậu tương và ngô là cây trồng hang đầu được trông rộng rãi nhất (82% của tất cả các loại
cây trồng GM thu hoạch năm 2000) , với bong , hạt cải dầu , và khoai tây theo sau
Read more: suckhoedoisong.vn
II. LỢI ÍCH CỦA THỰC PHẨM BIẾN ĐỔI GEN
Thực phẩm biến đổi gen (TPBĐG) được sử dụng rộng rãi, nhằm đề cập đến các loại
cây trồng áp dụng kỹ thuật phân tử tiên tiến nhất làm thực phẩm cho con người và gia
súc. Các loại cây này được biến đổi gen trong phòng thí nghiệm nhằm tạo ra hoặc tăng

cường những đặc điểm mong muốn như sau:
II.1. Tạo các giống cây trồng có năng suất cao, chất lượng tốt, bảo đảm nguồn lương
thực, thực phẩm trong toàn cầu.
+ Tạo giống cây trồng có năng suất cao
- Chống sâu bệnh, cỏ dại: thực vật chuyển gen có khả năng kháng được nhiều loại sâu
bọ, kháng thuốc diệt cỏ…góp phần tăng năng suất cây trồng.
Sản lượng thâm hụt do sâu bệnh phá hoại hay cỏ dại lấn át diện tích, gây thiệt hại to
lớn cho nông dân và nạn đói ở nhiều nước. Những không ai muốn sử dụng thực phẩm có
thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ vì lo ngại tác hại của hoá chất này đối với sức khoẻ và dư
lượng thuốc trừ sâu trong đất cũng gây ô nhiễm nguồn
nước và môi trường. Sử dụng những giống cây trồng có
khả năng chống sâu bệnh, chống cỏ dại sẽ làm giảm bớt
tình trạng nông dân sử dụng nhiều thuốc sâu, thuốc diệt
cỏ, đồng thời làm giảm giá thành sản phẩm nông nghiệp.
(trích từ
Hiện nay việc sử dụng thuốc trừ sâu trên diện rộng đã phá huỷ rất nhiều vùng trồng
cây nông nghiệp, hiện nay con người đang sử dụng nguồn gen của vi khuẩn Baccillus
thurigiensis để sản xuất ra thuốc trừ sâu tự nhiên gọi là chất độc Bt. Một vài nghiên cứu
của Ấn Độ cho thấy, nếu so sánh sản lượng của bông chứa gen Bt với bông không chứa
Bt thì sản lượng tăng 30 – 80%. Sự gia tăng này cho thấy sự cải thiện rõ ràng khả năng
chống sâu bệnh của cây chuyển gen. Những nghiên cứu về bông Bt được trình bày ở
Arizona - Mỹ với ước tính khoảng 5% ứng với 25 – 65 USD cho một mẫu Anh được
giảm so với sử dụng thuốc trừ sâu. Một nghiên cứu về tác động của cây trồng chuyển gen
đối với môi trường và kinh tế sau 9 năm thực hiện canh tác (1996 – 2004) của Mỹ cho
thấy việc ứng dụng cây trồng chuyển gen đã làm giảm lượng thuốc trừ sâu khoảng 172
triệu kg, làm giảm tác động đến môi trường khoảng 14%.
Ở Trung Quốc, trong 7 năm nghiên cứu trong các nông trường bông Bt đã chứng
minh thành công ban đầu của cây chuyển gen. Nông dân đã giảm việc sử Adụng thuốc
trừ sâu cho đến 70% trong khi thu nhập của họ tăng lên 36%. Việc sử dụng bông Bt ở
Trung Quốc làm giảm 78.000 tấn thuốc trừ sâu năm 2001. Tuy nhiên, sau đó 4 năm thì

lợi ích của bông Bt đã giảm do sự xuất hiện của quần thể côn trùng gây hại khác đã phát
triển, và những người nông dân lại phải đấu tranh chống lại bằng cách sử dụng thuốc trừ
sâu trên diện rộng. Nó gây ra sự sợ hãi ban đầu cho con người, nhưng nó sẽ được giải
quyết khi mà con người tiếp tục nghiên cứu và nhận thức được vai trò của thực vật biến
đổi gen.
Hình II.1.1: súp lơ biến đổi
gen
(
/node/77371
Cây kháng thuốc diệt cỏ (HRC) đã được nghiên cứu từ những năm 1980. Những cây
trồng này có khả năng kiểm soát các hoá chất của cỏ dại. HRC có thể sống trên cánh
đồng có thuốc diệt cỏ. Tuy nhiên những cây trồng này làm tăng chứ không phải là làm
giảm sự hấp phụ của chất hoá học vào trong đất, do đó chúng vẫn còn gây tranh cãi về sự
ảnh hưởng của chúng đối với môi trường. (trích từ
- Chịu lạnh, chịu hạn và chịu mặn: Tạo ra những giống cây có khả năng sinh trưởng tốt ở
vùng đất khô hạn, độ mặn cao hay khí hậu lạnh giá sẽ giúp tăng năng suất. Chẳng hạn
như đưa loại gien chống lạnh của cá nước lạnh vào cây thuốc lá và khoai tây, hai loại cây
này sẽ chịu được nhiệt độ thấp trong khi thông thường nhiệt độ thấp sẽ làm mầm cây chết
rụi.
- Giàu dưỡng chất: Gạo là loại thực phẩm chủ yếu ở các nước nghèo, nhưng gạo không
có đủ các chất dinh dưỡng cần thiết để chống
suy dinh dưỡng cho con người. Nếu gạo
được xử lý gien bổ sung thêm vitamin và
khoáng chất thì tình
trạng thiếu chất sẽ được cải thiện. Các nhà khoa học Thụy Sĩ
đã nghiên cứu ra giống lúa "vàng" chứa tỷ lệ chất beta- caroten
(vitamin A) ở tỉ lệ cao, có thể hạn chế các bệnh về mắt.
Ngoài ra, giống lúa có tỷ lệ chất sắt cao hơn cũng đang
được nghiên cứu.


+ Đảm bảo nguồn lương thực thực phẩm
Thực vật chuyển gen cải thiện được chất lượng thực
ph ẩm, làm tăng giá trị dinh dưỡng hoặc những tính trạng thích hợp cho công nghệ chế
biến. Ví dụ, nếu chuyển gen, gạo sẽ chứa nhiều vitamin A và khoáng chất hơn, ngô và
khoai tây thì chứa nhiều tinh bột hơn, đậu nành và cải dầu chứa nhiều dầu có lợi cho sức
khoẻ hơn.
Viện khoa học Thuỵ Sỹ đã tạo ra giống lúa vàng “golden rice” chứa hàm lượng
vitamin A rất cao nhờ chuyển gen tổng hợp β – caroten c ao gấp 20 lần so với các giống
trước đó. Giống gạo vàng này được tạo ra bằng cách biến đổi hệ gen của lúa bao gồm
chuyển một gen tổng hợp enzym phyotene sylthase từ vi khuẩn Narcissus
pseudomonarcissus và một gen tổng hợp phyotene desaturase từ vi khuẩn Erwinia
uredovora Việc chuyển gen này tăng tĩch luỹ β – caroten trong nội nhũ của hạt gạo và từ
đó cung cấp cho sự tổng hợp vitamin A trong gan
người.

 !!"!#$
"!#$
%%%&'#$((()
(*+,-++!+./#
0-'1"
HinhII.1: Giống lúa vàng của Thụy Sĩ
(http:// www.21food.com
Ngoài ra còn hình thức biến đổi gen khác ở lúa là tạo ra giống lúa tăng hấp thu sắt
chống lại sự thiếu sắt của gần 30% dân số thế giới. Giống lúa này được tạo ra bằng cách
chuyển vào hệ gen của lúa gen ferritin từ một loài họ đậu Paseolus vulgaris để tổng hợp
một loại protein giàu cystein có khả năng liên kết chặt chẽ với Fe, và một gen từ nấm
Aspergillus fumigatus để tổng hợp một loại enzym có khả năng phân giải phytate (là hợp
chất ức chế sự hấp thụ sắt).
Bằng công nghệ chuyển gen, con người còn tạo ra những giống cây trồng có thể kéo
dài thời gian bảo quản thực phẩm như cà chua “Flarv – Sarv” của công ty Calgene có khả

năng giữ cấu trúc rắn chắc trong thời gian dài hơn nhiều so với giống cà chua thông
thường. Nhờ vậy mà việc vận chuyển và bảo quản cà chua được cải thiện hơn.
Nhiều nghiên cứu trên thế giới còn phân lập được một số gene làm thay đổi màu sắc
quả, tăng hàm lượng đường, giảm độ axit, tăng tổng hợp chất thơm trong quả…
II.2. Đảm bảo an ninh lương thực và hạ giá thành lương thực trên thế giới
GMC có thể giúp ổn định tình hình an ninh lương thực và hạ giá thành lương thực
trên thế giới, bằng cách làm tăng nguồn cung lương thực, đồng thời làm giảm chi phí sản
xuất, từ đó làm giảm lượng nhiên liệu đốt cần sử dụng trong các hoạt động nông nghiệp,
giảm bớt một số tác động bất lợi gắn với sự biến đổi khí hậu. Trong số 44 tỷ USD lợi
nhuận tăng thêm nhờ công nghệ sinh học, có 44% lợi nhuận từ việc tăng năng suất cây
trồng, 56% lợi nhuận từ giảm chi phí sản xuất.
Hướng nghiên cứu mới đối với cây lương thực là
phát triển khả năng chịu hạn; các giống cây lương thực
mới dự đoán sẽ được trồng ở Hoa Kỳ năm 2012, ở
tiểu vùng Sahara thuộc châu Phi năm 2017.
II.3. Bảo tồn đa dạng sinh học
GMC có lợi tiềm tàng đối với môi trường. GMC giúp bảo tồn các nguồn lợi tự nhiên,
sinh cảnh và động, thực vật bản địa. Thêm vào đó, GMC góp phần giảm xói mòn đất, cải
thiện chất lượng nước, cải thiện rừng và nơi cư trú của động vật hoang dã.
Việc ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp là giải pháp giúp bảo tồn đất
trồng, cho phép tăng sản lượng thu hoạch cây trồng trên 1,5 tỷ ha đất trồng hiện có, xoá
bỏ tình trạng phá rừng làm nông nghiệp, bảo tồn đa dạng sinh học tại các cánh rừng và
khu bảo tồn trên khắp thế giới. Theo ước tính, hàng năm các nước đang phát triển mất
khoảng 13 triệu ha rừng vì các hoạt động nông nghiệp. Từ năm 1996 đến 2007, GMC đã
bảo vệ 43 triệu ha đất trên thế giới, có tiềm năng rất lớn trong tương lai.
Hình II.2.1: một ruộng lúa biến
đổi gen
II.4. Góp phần xoá đói giảm nghèo
50% những người nghèo nhất trên thế giới là người nông dân ở các nước đang phát
triển, nghèo tài nguyên, 20% còn lại là những người nông dân không có đất trồng, phụ

thuộc hoàn toàn vào nghề nông.Vì thế, tăng thu nhập cho người nông dân nghèo sẽ đóng
góp trực tiếp vào quá trình xoá đói giảm nghèo trên thế giới, tác động trực tiếp đến 70%
người nghèo trên toàn thế giới.
Tính đến thời điểm hiện tại, các giống bông và ngô biến đổi gen đã mang lại lợi nhuận
cho hơn 12 triệu nông dân nghèo ở các nước Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi, Philippin và
số người hưởng lợi sẽ cao hơn trong thập niên thứ hai này. Trong đó việc tập trung phát
triển các giống gạo biến đổi gen có thể mang lại lợi nhuận cho khoảng 250 triệu hộ nông
dân nghèo canh tác lúa ở châu Á.
II.5. Giảm tác hại của các hoạt động nông nghiệp đối với môi trường
Hoạt động nông nghiệp truyền thống của con người có tác động rất lớn với môi
trường. Sử dụng công nghệ sinh học, có thể giảm đáng kể các tác hại đó. Trong thập niên
đầu tiên ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ tiên tiến này đã giúp giảm lượng lớn
thuốc trừ sâu, giảm lượng xăng dầu cần sử dụng trong các hoạt động nông nghiệp, giảm
lượng khí CO2 thải ra môi trường do cày xới đất, bảo tồn đất và độ ẩm nhờ phương pháp
canh tác không cần cày xới, giúp đất trồng hấp thu được một lượng lớn khí CO2 từ không
khí. Tổng lượng thuốc trừ sâu cắt giảm trong khoảng thời gian từ 1996 đến 2007 ước tính
đạt 359 ngàn tấn thành phần kích hoạt (a.i.), tương ứng với 9% lượng thuốc trừ sâu cần
sử dụng, làm giảm 17,2% các tác hại đối với môi trường, tính theo chỉ số tác hại môi
trường (EIQ). Trong năm 2007, công nghệ sinh học đã làm giảm 77.000 tấn thuốc trừ sâu
sử dụng trong nông nghiệp (tương đương với 18% lượng thuốc trừ sâu sử dụng), chỉ số
EIQ giảm 29% (Brooks và Barfoot, 2009).
II.6. Giảm thiểu tác hại của biến đổi khí hậu và giảm lượng khí gây hiệu ứng nhà kính
(GHG)
GMC có thể giúp giải quyết những lo ngại lớn nhất về môi trường: giảm thiểu các
loại khí gây hiệu ứng nhà kính, giảm thiểu tác động của thay đổi thời tiết. Thứ nhất,
giảm lượng khí CO2, làm giảm lượng nhiên liệu hoá thạch, giảm lượng thuốc trừ sâu và
thuốc diệt cỏ. Theo đánh giá, GMC đã làm giảm khoảng 1,1 tỷ kg khí CO2 thải ra từ các
hoạt động nông nghiệp, tương đương với cắt giảm 500 ngàn xe ôtô lưu thông trên đường.
Thứ hai, phương pháp canh tác không cần cày xới nhờ công nghệ sinh học làm giảm
thêm 13,1 tỷ kg khí CO2, tương đương với giảm 5,8 triệu xe ôtô lưu hành trên đường.

Như vậy, trong năm 2007, tổng lượng khí CO2 mà công nghệ sinh học làm giảm trên
toàn thế giới đạt mức 14,2 tỷ kg, tương đương với loại bỏ 6,3 triệu xe ôtô (Brooks và
Barfoot, 2009).
II.7. Tăng hiệu quả sản xuất nhiên liệu sinh học
Công nghệ sinh học có thể giúp tối ưu hoá chi phí sản xuất nhiên liệu sinh học thế hệ
thứ nhất và thứ hai, nhờ tạo ra các giống cây chịu tác động của môi trường (khô hạn,
nhiễm mặn, nhiệt độ khắc nghiệt…) hoặc các tác động của sinh vật (sâu bệnh, cỏ dại…),
nâng cao năng suất thu hoạch của cây trồng, bằng việc thay đổi cơ chế trao đổi chất của
cây. Sử dụng công nghệ sinh học, các nhà khoa học cũng có thể tạo ra những enzym đẩy
nhanh quá trình chuyển hoá của nguyên liệu sản xuất thành nhiên liệu sinh học.
II.8. Góp phần ổn định các lợi ích kinh tế
Khảo sát gần đây nhất về tác động của GMC trên toàn cầu từ năm 1996 đến 2007
(Brooks và Barfoot, 2009) cho thấy lợi nhuận mà GMC mang lại cho riêng những người
nông dân trồng chúng trong năm 2007 đạt 10 tỷ USD (6 tỷ USD ở các nước đang phát
triển, 4 tỷ USD ở các nước công nghiệp). Tổng lợi nhuận trong giai đoạn 1996 - 2007 đạt
44 tỷ USD, từ các nước đang phát triển và nước công nghiệp.
(trích từ />loai.html)
III. NHỮNG TÁC HẠI TIỀM TÀNG CỦA THỰC PHẨM BIẾN ĐỔI GEN
Những mối tác hại tiềm tàng của cây trồng biến đổi gen thể hiện ở những khía cạnh sau:
III.1. Đối với Con người
Bên cạnh những lợi ích cơ bản của GMO, theo nhiều nhà khoa học thế giới, thì loại thực
phẩm này cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe cộng đồng, như
khả năng gây dị ứng, làm nhờn kháng sinh, có thể tạo ra độc tố và gây độc lâu dài cho cơ
thể, v.v Đây là một trong những tranh luận chủ yếu và vấn đề chỉ được tháo gỡ khi
chứng tỏ được rằng sản phẩm protein có được từ sự chuyển đổi gen không phải là chất
gây dị ứng.
Gen kháng sinh có thể được chuyển vào các cơ thể vi sinh vật trong ruột của người và
động vật ăn thành phẩm biến đổi gen. Điều này có thể dẫn tới việc tạo ra các vi sinh vật
gây bệnh có khả năng kháng thuốc. Việc chuyển đổi gen từ thực phẩm biến đổi gen vào
tế bào cơ thể con người hay vào vi trùng trong đường ruột cơ thể người là mối quan tâm

thực sự, nếu như sự chuyển đổi này tác động xấu tới sức khỏe con người.
Nguy hiểm chính là sự xung đột trong các tế bào bị đột biến. Khi một loài mới được sinh
ra bằng phương pháp gây đột biến, chúng sẽ không trải qua quá trình thay đổi dần dần để
thích nghi với môi trường chung sống. Chính vì vậy, chúng sẽ gây nên chuỗi phản ứng
bài trừ tiêu diệt lẫn nhau và rất có thể nguy hiểm cho người, vật khi sử dụng.
Ví dụ: Năm 1998, một giáo sư chuyên nghiên cứu về công nghệ gen hàng đầu
nước Anh là Arpad Pusztai đã công bố kết quả
nghiên cứu của mình. Nghiên cứu của ông chỉ
ra rằng loài chuột bạch sau 1 thời gian dài sử
dụng khoai tây đột biến gen sẽ có đầu nhỏ hơn
các loài chuột thông thường. Gan, tim, thận và
hệ thống miễn dịch sẽ bị tổn hại.
Một báo cáo của viện khoa học quốc gia Mỹ
cho biết, lợn ăn ngô biến đổi gen ở nông
trại miền Trung, miền Tây nước Mỹ có tình
trạng mang thai giả hoặc bị vô sinh. Gà ăn thức
ăn từ thực phẩm biến đổi gen có tỷ lệ chết cao
gấp đôi những con gà ăn bằng thức ăn tự nhiên. Ngay tại Trung Quốc, giống ngô đột biến
“tiên ngọc 335” được chứng minh là nguyên nhân dẫn đến sự biến mất của loài chuột
đồng.
Tại thị trường Anh, người ta đã chứng minh được việc gia tăng 50% bệnh dị ứng là do ăn
đậu tương đột biến gen. Tháng 5/2009, Hội Y học Môi trường và Khoa học Mỹ (AAEM)
cho biết: “Một số nghiên cứu về động vật cho thấy ăn thực phẩm biến đổi gen có rủi ro
lớn đối với sức khỏe” như gây vô sinh, giảm miễn dịch, đẩy nhanh tốc độ lão hóa.
II.2. Đối với sự đa dạng sinh học
Nguy cơ GMC có thể phát tán những gen biến đổi sang họ hàng hoang dã của chúng,
sang sâu bệnh có nguy cơ làm tăng tính kháng của chúng đối với đặc tính chống chịu sâu
bệnh, thuốc diệt cỏ hoặc làm tăng khả năng gây độc của GMC đối với những loài sinh vật
có ích.
Dưới sức ép của chọn lọc tự nhiên, côn trùng sẽ trở lên kháng các loại thuốc diệt côn

trùng do cây trồng tạo ra và gây thiệt hại cho cây trồng. Giải pháp GMC không bền vững
cho một số vấn đề như kháng sâu bệnh, vì các loại dịch hại này có thể tái xuất hiện do
bản chất di truyền thích ứng với môi trường của chúng.
Cây trồng kháng sâu có khả năng tiêu diệt các
loại côn trùng hữu ích khác như ong, bướm,
v.v làm ảnh hưởng đến chuỗi thức ăn tự nhiên,
ảnh hưởng đến đa dạng sinh học nói chung.
Việc trồng GMC đại trà, tương tự như việc phổ
biến rộng rãi một số giống năng suất cao trên
diện tích rộng lớn, sẽ làm mất đi bản chất đa
dạng sinh học của vùng sinh thái, ảnh hưởng
đến chu trình nitơ và hệ sinh thái của vi sinh vật
đất.
III.3. Đối với môi trường
Nguy cơ đầu tiên là việc GMC mang các yếu tố chọn lọc (chịu lạnh, hạn, mặn hay kháng
sâu bệnh…) phát triển tràn lan trong quần thể thực vật. Điều này làm mất cân bằng hệ
sinh thái và làm giảm tính đa dạng sinh học của loài cây được chuyển gen.
Nguy cơ thứ hai là việc GMC mang các gen kháng thuốc diệt cỏ có thể thụ phấn với các
cây dại cùng loài hay có họ hàng gần gũi, làm lây lan gen kháng thuốc diệt cỏ trong quần
thể thực vật. Việc gieo trồng GMC kháng sâu bệnh trên diện rộng, Ví dụ: kháng sâu đục
thân, có thể làm phát sinh các loại sâu đục thân mới kháng các loại GMC này. Việc sử
dụng thuốc trừ sâu sinh học Bt đã cho phép phòng trừ hiệu quả sâu bệnh, nhưng sau 30
năm sử dụng, một số loại sâu bệnh đã trở nên nhờn thuốc ở một vài nơi.
Nguy cơ cuối cùng là việc chuyển gen từ cây trồng vào các vi khuẩn trong đất. Tuy
nhiên, khả năng xảy ra điều này là vô cùng nhỏ.
Hiện nay, các chuyên gia công nghệ sinh học đang cố gắng giảm thiểu các rủi ro nêu trên
và theo dõi cẩn thận các thử nghiệm GMC trong phòng thí nghiệm, cũng như ngoài đồng
ruộng trước khi đưa ra thị trường thương mại
Một mối nguy hiểm khác khiến các chuyên gia lo ngại là khả năng làm ô nhiễm nguồn
gen tự nhiên ảnh hưởng đến sinh thái. Cũng như tất cả các cây trồng tự nhiên, các sản

phẩm đột biến cũng có quá trình sinh trưởng, thụ phấn. Trong quá trình này, các gen đột
biến có thể sẽ lây lan sang các loài thực vật tự nhiên khác bằng con đường phát tán của
gió hay côn trùng. Điều này dẫn đến việc làm ô nhiễm nguồn gen tự nhiên. Hệ lụy tất yếu
sẽ dẫn tới là khủng hoảng sinh thái. Các gen có nguồn gốc bên ngoài được cấy vào cây
trồng biến đổi gen có thể tiếp tục di chuyển sang cây
Nói tóm lại, nếu được thiết kế và sử dụng đúng phương pháp, thì có thể quản lý đựợc các
nguy cơ của GMC đối với môi trường một cách hiệu quả.
Tài liệu tham khảo:
/>the-gioi-va-quan-diem-cua-cac-nuoc-thuoc-lien-minh-chau-au
hiem-hoa-tiem-
tang.html
IV.THỰC TRANG VÀ XU HƯỚNG
IV.1. Hiện trạng và xu hướng phát triển cây trồng biến đổi gen trên thế giới
Công nghệ sinh học đã có những bước tiến nhảy vọt góp phần mang lại những thành tựu
to lớn cho loài người. Trong 13 năm, từ 1996 đến 2008, số nước trồng GMC đã lên tới
con số 25 - một mốc lịch sử - một làn sóng mới về việc đưa GMC vào canh tác, góp phần
vào sự tăng trưởng rộng khắp toàn cầu và gia tăng đáng kể tổng diện tích trồng GMC trên
toàn thế giới lên 73,5 lần (từ 1,7 triệu ha năm 1996 lên 125 triệu ha năm 2008). Trong
năm 2008, tổng diện tích đất trồng GMC trên toàn thế giới từ trước tới nay đã đạt 800
triệu ha. Năm 2008, số nước đang phát triển canh tác GMC đã vượt số nước phát triển
trồng loại cây này (15 nước đang phát triển so với 10 nước công nghiệp), dự đoán xu
hướng này sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới nâng tổng số nước trồng GMC lên 40
vào năm 2015.
Mặc dù, diện tích đất trồng và số nước trồng GMC tăng lên dữ dội trên toàn cầu, đặc biệt
là các nước thuộc EU. Tuy nhiên, việc sử dụng GMO và sản phẩm của chúng ở EU đang
dè dặt và rất thận trọng ở các quốc gia này
IV.2. Thực trạng sử dụng thực phẩm biến đổi gen ở EU
Chính phủ các nước EU cho rằng, trong khi chưa có các bằng chứng xác định về tính an
toàn của các GMO, tạm thời cấm trồng cây và nuôi gia súc biến đổi gen trên lãnh thổ
châu Âu. Mức độ phản ứng của các Chính phủ EU rất khác nhau. Một số nước châu Âu

đã có quy định cho các sản phẩm biến đổi gen.
Một cuộc điều tra năm 2002 cho thấy, 97% người tiêu dùng châu Âu mong muốn các sản
phẩm biến đổi gen được dán nhãn rõ ràng, 80% hoàn toàn không thích sản phẩm biến đổi
gen.
Tuy nhiên, sau khi 133 nước đã thông qua Nghị định thư Cartagena, đã xuất hiện một số
xu hướng tích cực trong việc phát triển và thương mại cây trồng và sản phẩm biến đổi
gen. Các nước đều nhất trí là không sử dụng các gen kháng sinh làm các chỉ thị chọn lọc
cho GMC. Các nước châu Âu cuối cùng đã đồng ý nhập khẩu sản phẩm biến đổi gen của
Hoa Kỳ, với điều kiện tất cả các sản phẩm này phải được dán nhãn. Theo các nước châu
Âu, người tiêu dùng có toàn quyền lựa chọn xem có nên mua sản phẩm biến đổi gen hay
không, và do đó các sản phẩm biến đổi gen phải được dán nhãn.
Từ ngày 9/12/2002, các nước thành viên EU đã đưa ra Quy định mới về thực phẩm biến
đổi gen, yêu cầu các thực phẩm biến đổi gen phải được dán nhãn mang mã số riêng để có
thể truy nguyên nguồn gốc và đưa ra khỏi các cửa hàng trong trường hợp có vấn đề.
Trước đó, các Bộ trưởng nông nghiệp EU đã nhất trí quy định, các sản phẩm có thành
phần biến đổi gen dưới 0.9% không bị coi là thực phẩm biến đổi gen và không cần phải
dán nhãn.
Như vậy, quan điểm của các khối (nhất là giữa châu Âu và Hoa Kỳ) đã xích lại gần nhau
một cách đáng kể. Việc này sẽ thúc đẩy các nghiên cứu công nghệ sinh học và triển khai
GMC lên một tầm cao mới. Các nhà khoa học, nhất là các công ty công nghệ sinh học sẽ
phải tuân theo một pháp chế nghiêm ngặt khi tiến hành thử nghiệm và triển khai GMC,
có nghĩa là cần phải có thời gian nhất định để phát triển và bổ sung trước khi chấp nhận
GMC là sản phẩm hàng hóa.
Tuy vậy, việc sử dụng GMO ở các nước EU vẫn là vấn đề gây tranh cãi. Ủy ban châu Âu
cùng với các viện, cơ quan quốc gia đã tiến hành các cuộc thăm dò ý kiến người tiêu
dùng hàng năm để tìm hiểu ý kiến đại diện và xác định khuynh hướng và các chỉ số
chung. Phần lớn người tiêu dùng vẫn còn ngần ngại về GMO, tuy nhiên vẫn chấp nhận
việc nghiên cứu và canh tác các GMC. Những cuộc thăm dò gần đây cho thấy, thái độ
người tiêu dùng đã thay đổi, khoảng một nửa người tiêu dùng đã chấp nhận GMO, đặc
biệt là khi lợi ích của người tiêu dùng và môi trường có thể liên kết với sản phẩm GMO.

Năm 2007, 80% người được phỏng vấn đã không phê phán việc sử dụng GMO trong
nông nghiệp vì lợi ích môi trường. Nhiều người tiêu dùng dường như không còn lo ngại
đến rủi ro tiềm tàng của GMO đối với sức khỏe và không chủ động lảng tránh các sản
phẩm GMO trong khi mua bán.
Một cuộc thăm dò ý kiến của các nước EU về việc sử dụng sản phẩm GMO được tiến
hành vào tháng 11-12/2007 được thể hiện như sau:
Theo cuộc điều tra này cho thấy, phần lớn người châu Âu tuyên bố phản đối việc sử dụng
GMO (58%), trong khi có khoảng 21% ủng hộ, còn khoảng trên 9% nói rằng họ chưa bao
giờ nghe nói về GMO. Mức độ phản đối GMO khác nhau ở các nước. Nước phản đối
mãnh mẽ nhất là Slovenia (82%), Cyprus (81%). Nước ủng hộ cao nhất là Malta và Bồ
Đào Nha (28%).
Việc phân tích thành công nhất của cuộc thăm dò này là tìm hiểu được các ý kiến phản
đối hay ủng hộ có liên quan đến mối quan tâm của dân chúng hoặc thiếu thông tin về việc
sử dụng GMO như sau:
IV.3. Thực trạng tại Việt Nam
ở Việt Nam chủ yếu là cây trồng biến đổi gen:
• Cây trồng biến đổi gene và tương lai ở Việt Nam (05-10-2011 )
Các nhà khoa học hôm nay bắt đầu thảo luận về tương lai trồng đại trà thực vật biến đổi
gene ở Việt Nam, cũng như các tác động tốt và xấu của nó tới đời sống, kinh tế và sức
khỏe con người.
• Theo Viện Chiến lược, chính sách Tài nguyên và Môi trường Việt Nam
(IPONRE), cây thuốc lá biến đổi gene là GMC đầu tiên được trồng thử nghiệm
trên đồng ruộng. Các nhà khoa học gây biến đổi gene ở cây thuốc lá để chúng
kháng thuốc diệt cỏ, rồi trồng thử nghiệm tại Mỹ và Pháp vào năm 1986. Một
thập kỷ sau đó cây trồng biến đổi gene bắt đầu được trồng đại trà với mục đích
thương mại.
Cuộc thảo luận này do Hội liên hiệp các tổ chức khoa học kỹ thuật tổ chức, sau khi có
thông tin cây trồng biến gene có thể được đưa vào sản xuất ở Việt Nam năm 2012.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ, GMC cũng trở thành chủ đề gây tranh cãi trên phạm vi
toàn cầu. Thực tế cho thấy GMC mang đến nhiều lợi ích - như làm tăng nguồn cung

lương thực và giảm chi phí sản xuất, bảo tồn đa dạng sinh học, tăng thu nhập cho người
nghèo, giảm tác hại của hoạt động sản xuất nông nghiệp đối với môi trường, hạn chế tác
hại của biến đổi khí hậu. Song một bộ phận giới khoa học lo ngại chúng có thể gây nên
những nguy mà con người chưa biết - như tăng nguy cơ dị ứng, làm nhờn kháng sinh, gây
độc cho cơ thể người.
Một báo cáo của Liên minh châu Âu, được công bố vào năm 2007, dự đoán rằng tới năm
2015, hơn 40% số cây trồng biến đổi gene trên thế giới sẽ được trồng tại châu Á.
Tại Việt Nam, cây trồng biến đổi gene đã được đưa vào thử nghiệm trong 5 năm qua.
Tháng 8/2009, một hội nghị bàn về tương lai của việc trồng đại trà cây biến đổi gene
được tổ chức để bàn về khả năng trồng, thương mại hóa và quản lý các rủi ro có thể xảy
ra khi sử dụng cây trồng đổi gene.
Trang tin của Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ quốc gia cho hay, Bộ Nông nghiệp
và phát tiển nông thôn đã cho phép các tập đoàn lớn của thế giới về cây trồng biến đổi
gen nhập sản phẩm vào nước ta để khảo nghiệm trên diện rộng và bước đầu cho kết quả
khá suôn sẻ đối với cây ngô. Trên thế giới các cây GMC được trồng nhiều nhất là ngô,
đậu tương, cây bông vải và cây cải dầu.
Kết quả khảo nghiệm, theo Bộ Nông nghiệp, là suôn sẻ, và vì vậy Việt Nam sẽ đề nghị
trồng đại trà từ năm 2011
:
• Thực phẩm biến đổi gene có mặt ở TP HCM
Hơn 1/3 trong số 323 mẫu gạo, củ, quả được chọn ngẫu nhiên ở các chợ, siêu thị TP
HCM bị biến đổi gene, một khảo sát của Trung tâm Đo lường 3 vừa tiết lộ. Những sản
phẩm này khó có thể nhận biết bằng mắt thường.
323 mẫu trên gồm nguyên liệu, sản phẩm sơ chế, chế biến có nguồn gốc từ bắp, đậu
nành, khoai tây, gạo, đậu hà lan được thu thập từ 17 chợ, siêu thị ở TP HCM, để kiểm
tra tình trạng biến đổi gene, do Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 3
thực hiện từ tháng 3 đến tháng 4/2009.
Kết quả cho thấy có 111 mẫu (chiếm 34,37%) dương tính với promoter 35S hoặc
terminator nos - một dạng biến đổi gen. Trong đó có 45 mẫu bắp, 29 mẫu đậu nành, 11
mẫu gạo, 15 mẫu khoai tây, 10 mẫu cà chua.

Đề tài vừa hoàn tất được gửi Sở Khoa học và Công nghệ thẩm định và sẽ đưa ra Hội
đồng khoa học trong thời gian tới. Mục đích của đề tài là để tham vấn cho các nhà quản
lý trong việc đưa ra quy định về quản lý thực phẩm biến đổi gene.
Nhóm thực hiện đề tài kết luận: "Trên thị trường TP HCM đã có sự hiện diện của GMO
(biến đổi gen) trong nông sản nguyên liệu và một số sản phẩm chế biến".
Một số mẫu cà chua, khoai tây ở TP HCM đã được biến
đổi gene
IV.4. Một số kiến nghị về việc quản lí thực phẩm biến đổi gen ở Việt Nam
Mặc dù, công nghệ sinh học là công cụ hữu hiệu đã tạo ra các GMO để giải quyết các vấn
đề kinh tế, môi trường và xã hội, đặc biệt là trong nông nghiệp và an ninh lương thực.
Tuy nhiên, để tiếp nhận và triển khai một cách hiệu quả, bảo đảm an toàn về sức khoẻ,
môi trường và xã hội trong khi tính an toàn của sản phẩm biến đổi gen còn chưa rõ ràng,
thì việc quản lý chặt chẽ được xem là một giải pháp bắt buộc. Một GMO trước khi được
thương mại hoặc sử dụng là thực phẩm hoặc thức ăn chăn nuôi cần phải được cấp phép
với các điều kiện sau đây:
• · Đánh giá an toàn:
Sản phẩm GMO phải an toàn đối với sức khỏe con người, động vật và đa dạng sinh học,
môi trường; đánh giá an toàn cần dựa trên cơ sở khoa học và cần sử dụng các phương
pháp đánh giá an toàn thích hợp nhất.
• · Dán nhãn:
Đây là một công cụ quan trọng nhất để bảo đảm quyền tự do lựa chọn sử dụng sản phẩm
của người tiêu dùng. Quy định về ghi nhãn phải nhất quán, chặt chẽ và rõ ràng. Ngưỡng
quy định là cần thiết đối với sản phẩm và hàng hóa. Tuy nhiên, việc dán nhãn phải được
lập kế hoạch có xem xét đến tính khả thi, trách nhiệm pháp lý, tính chặt chẽ và tiêu chuẩn
hóa.
• · Truy nguyên nguồn gốc:
Xuất phát từ quyền lợi người tiêu dùng, việc dán nhãn là cần thiết, dù thành phần biến đổi
gen không thể nhận thấy trong thành phẩm. Vì vậy, tất cả các nhà sản xuất, cung cấp và
thương nhân phải thông báo cho người mua về sản phẩm, hàng hóa của họ liệu có chứa
GMO hay không. Để làm được điều này, các đối tác phải thiết lập hệ thống lưu giữ và

chia sẻ thông tin và tài liệu. Trách nhiệm của các đối tác là lưu giữ hồ sơ và có khả năng
truy nguyên nguồn gốc.
Để thực hiện được các yêu cầu trên đây, Chính phủ cần sớm ban hành Nghị định về an
toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền và sản phẩm của sinh vật
biến đổi gen. Mặc dù, Luật Đa dạng sinh học 2008 đã quy định khung về tránh nhiệm
quản lý GMO, tuy nhiên Nghị định sẽ là công cụ pháp lý hướng dẫn cụ thể các quy trình,
thủ tục quản lý an toàn sinh học đối với GMO, mẫu vật di truyền và sản phẩm của chúng.
Ngoài ra, một số văn bản hướng dẫn kỹ thuật chuyên ngành cũng cần sớm ban hành để
quản lý một cách toàn diện.
Hơn nữa, Nhà nước cần tăng cường đầu tư cho công nghệ sinh học hiện đại nói chung và
quản lý an toàn sinh học GMO nói riêng nhằm:
- Xây dựng hệ thống và các phương pháp phát hiện sản phẩm GMO; xây dựng phòng xét
nghiệm phân tích nguy cơ tiềm tàng của loại sản phẩm này;
- Xây dựng cơ sở dữ liệu và cơ chế chia sẻ thông tin về GMO. Hệ thống truy nguyên
nguồn gốc GMO;
- Thanh tra, kiểm soát, giám sát chặt chẽ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu,
nhập khẩu và sử dụng GMO. Đặc biệt là biện pháp giám sát các sản phẩm biến đổi gen
sau khi tung ra thị trường cần được tiếp tục theo dõi về độ an tòan của sản phẩm;
- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng các cấp về
thông tin và sự hiểu biết về GMO./.
• Thận trọng khi tiếp cận cây trồng biến đổi gen
• Cây trồng biến đổi gene: Nên trồng, nhưng trong sự kiểm soát
Vi du: Ngô biến đổi gene được trồng thử nghiệm tại Vũng Tàu.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2011 – 2010, cây trồng biến đổi gene
mà bắt đầu là ngô sẽ được đưa vào trồng đại trà. Tuy nhiên, trong thực tế, một số giống
ngô, bông biến đổi gene đã được trồng nhiều nơi
TÓM TẮT
Những tanh cãi về thực phẩm này vẫn chưa ngã ngũ, không thể phủ nhận những
ưu điểm nổi trội của thực phẩm biến đổi gen về nhu cầ tiêu dùng của con người
ngày càng cao trong khi đat canh tác ngay càng bị thu hẹp

Lợi ích:
Tạo giống cây trồng năng xuất cao, chất lượng tôt, bảo dảm nguồn lương thực,
thực phẩm cho toàn cầu
Đảm bảo an ninh lương thực và hạ giá thánh lương thưc trên thế giới
Bảo tồn đa dạng sinh học
Góp phần xóa đói giảm nghèo
Giảm tác hại của các hoạt động nông nghiệp đối với môi trường
Giam thiểu tác hại của biến đổi khí hậu và giảm lượng hiệu ưng nhà kính
Tăng hệu quả sản xuất nhiên liệu
Góp phần ổn định các lợi ích kinh tế
Bên cạnh đó thực phẩm biến đổi gen còn mang lai những tác hại không mong muốn
ảnh hưởng đến môi trường, con người, hoạt động kinh tế
Mặc dù, công nghệ sinh học là công cụ hữu hiệu đã tạo ra các GMO để giải quyết các
vấn đề kinh tế, môi trường và xã hội, đặc biệt là trong nông nghiệp và an ninh lương
thực. Tuy nhiên, để tiếp nhận và triển khai một cách hiệu quả, bảo đảm an toàn về sức
khoẻ, môi trường và xã hội trong khi tính an toàn của sản phẩm biến đổi gen còn chưa rõ
ràng, thì việc quản lý chặt chẽ được xem là một giải pháp bắt buộc. Một GMO trước khi
được thương mại hoặc sử dụng là thực phẩm hoặc thức ăn chăn nuôi cần phải được cấp
phép với các điều kiện sau đây:
Đánh giá an toàn
Phải dán nhãn
Truy nguyên nguồn góc
Thận trọng khi tiếp cận thực phẩm biến đổi gen
Cây trồng biến đổi gen nên trồng nhưng trong kiểm soát
TÀI LIỆU THAM KHẢO
/>q=cac+thuc+pham+bien+doi+gen&hl=vi&sa=X&biw=1152&bih=773&tbm=isch&prmd
=imvns&tbnid=hKBuZ9CMR8d8jM:&imgrefurl= />doanh/2011/10/thuc-pham-bien-doi-gene-loi-it-hai-
nhieu/&docid=SYvB4iwCvSgYQM&imgurl= />21/bien-doi-gen-1.jpg&w=450&h=360&ei=mdU5T4T5CumYiAfhiJXyCQ&zoom=1
/>q=cac+thuc+pham+bien+doi+gen&hl=vi&sa=X&biw=1152&bih=773&tbm=isch&prmd
=imvns&tbnid=JAMLkjMtrmqz1M:&imgrefurl= />hoa-chat-co-gay-vo-

sinh.html&docid=36vLfJcoJnqkhM&imgurl= />8e5880f/a/3049b9e37b3a475baeeda7f7a22a4807.jpg&w=500&h=311&ei=mdU5T4T5C
umYiAfhiJXyCQ&zoom=1
/>q=cac+thuc+pham+bien+doi+gen&hl=vi&sa=X&biw=1152&bih=773&tbm=isch&prmd
=imvns&tbnid=8jukumfORQ11QM:&imgrefurl= />%3Fname%3DNews%26file%3Darticle%26sid
%3D342011&docid=Sihg6ZgQkz0g7M&imgurl= />mage/2012/02/09/1328751713.img.jpg&w=479&h=272&ei=mdU5T4T5CumYiAfhiJXy
CQ&zoom=1
Read more: />modified-food.html#ixzz1mJzEv55Z

/>q=cac+thuc+pham+bien+doi+gen&hl=vi&sa=X&biw=1152&bih=773&tbm=isch&prmd
=imvns&tbnid=Uffu9WYjYum6yM:&imgrefurl= />dua-cay-trong-bien-doi-gen-ra-ruong/148/5367351.epi&docid=NyrtlvZI-
xnW7M&imgurl= />%2525202010/Thang%25252012/Ngay
%25252013/7.jpg&w=450&h=301&ei=mdU5T4T5CumYiAfhiJXyCQ&zoom=1
"$ $#2-$3!452!1%%*%*%)%%6&*77898:
"$ $#2-$3!452!1%%*%*%)%%6&*77898:
(trích từ />gene.html)
 Theo Huỳnh Thị Mai Ban Quản lý Tài nguyên và Đa dạng sinh học
Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường
 Theo Huỳnh Phan - Phương Trang, VnExpress

×