Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Báo cáo thực tập về một số vấn đề tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Yên Mỹ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.54 KB, 24 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA NGÂN HÀNG – TÀI CHÍNH
BÁO CÁO
THỰC TẬP TỔNG HỢP
Cơ sở thực tập :
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CHI NHÁNH HUYỆN YÊN MỸ
LỜI MỞ ĐẦU
Trong suốt thời gian ngồi trên ghế giảng đường của trường Đại học
Kinh tế quốc dân, em đã được học rất nhiều điều, tiếp thu rất nhiều kiến thức
từ các thầy, các cô và các bạn. Tuy nhiên, những bài học, những kiến thức đó
mới chỉ dừng lại dưới góc độ lý thuyết. “Học phải đi đôi với hành”, lý thuyết
sẽ càng trở nên phong phú và sinh động khi được áp dụng vào thực tế. Chính
vì vậy, trong học kỳ cuối cùng này, em có cơ hội được ứng dụng những bài
giảng của các thầy, các cô trên lớp vào những công việc thực tế trong cuộc
sống. Cụ thể, trong 5 tuần thực tập tổng hợp vừa qua, em đã đến thực tập tại
Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh
huyện Yên Mỹ tỉnh Hưng Yên
Tại cơ sở thực tập, em đã quan sát và học hỏi được rất nhiều điều, biết
thêm được nhiều kiến thức và giúp em có được một cái nhìn rõ nét hơn, thực
tế hơn về những công việc, nghiệp vụ của một nhân viên ngân hàng, cụ thể tại
Phòng kế toán và phòng tín dụng của Ngân hàng. Qua đó, em xin trình bày
những thu nhận của em về cơ sở thực tập cũng như những công việc mà em
đã được quan sát và học hỏi qua Báo cáo thực tập tổng hợp về NHNN&PTNT
chi nhánh huyện Yên Mỹ.
Báo cáo thực tập gồm 4 phần:
Phần 1: Tổng quan về Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông
thôn Việt Nam
Phần 2: Giới thiệu về Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông
thôn chi nhánh huyện Yên Mỹ
Phần 3: Một số vấn đề


Em xin chân thành cảm ơn ThS. Lê Hương Lan, giảng viên khoa Ngân
hàng - Tài chính trường Đại học Kinh tế quốc dân đã giúp đỡ em hoàn thành
bài Báo cáo này.
2
PHẦN 1
TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM
1. Thông tin chung
Thành lập ngày 26/3/1988, hoạt động theo Luật các Tổ chức Tín dụng
Việt Nam, đến nay Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt
Nam (AGRIBANK) hiện là Ngân hàng thương mại hàng đầu giữ vai trò chủ
đạo và chủ lực trong đầu tư vốn phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn
cũng như đối với các lĩnh vực khác của nền kinh tế Việt Nam.
AGRIBANK là ngân hàng lớn nhất Việt Nam cả về vốn, tài sản, đội
ngũ CBNV, màng lưới hoạt động và số lượng khách hàng. Đến tháng
3/2007, vị thế dẫn đầu của AGRIBANK vẫn được khẳng định với trên nhiều
phương diện: Tổng nguồn vốn đạt gần 267.000 tỷ đồng, vốn tự có gần
15.000 tỷ đồng; Tổng dư nợ đạt gần 239.000 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu theo
chuẩn mực mới, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế là 1,9%. AGRIBANK hiện
có hơn 2200 chi nhánh và điểm giao dịch được bố chí rộng khắp trên toàn
quốc với gần 30.000 cán bộ nhân viên.
Là ngân hàng luôn chú trọng đầu tư đổi mới và ứng dụng công nghệ
ngân hàng phục vụ đắc lực cho công tác quản trị kinh doanh và phát triển
màng lưới dịch vụ ngân hàng tiên tiến. AGRIBANK là ngân hàng đầu tiên
hoàn thành giai đoạn 1 Dự án Hiện đại hóa hệ thông thanh toán và kế toán
khách hàng (IPCAS) do Ngân hàng Thế giới tài trợ và đang tích cực triển
khai giai đoạn II của dự án này. Hiện AGRIBANK đã vi tính hoá hoạt động
kinh doanh từ Trụ sở chính đến hầu hết các chi nhánh trong toàn quốc; và
một hệ thống các dịch vụ ngân hàng gồm dịch vụ chuyển tiền điện tử, dịch
vụ thanh toán thẻ tín dụng quốc tế, dịch vụ ATM, dịch vụ thanh toán quốc tế

qua mạng SWIFT. Đến nay, AGRIBANK hoàn toàn có đủ năng lực cung
ứng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, tiên tiến, tiện ích cho mọi đối
3
tượng khách hàng trong và ngoài nước.
Là một trong số ngân hàng có quan hệ ngân hàng đại lý lớn nhất Việt
Nam với trên 979 ngân hàng đại lý tại 113 quốc gia và vùng lãnh thổ tính
đến tháng 2/2007. Là thành viên Hiệp hội Tín dụng Nông nghiệp Nông thôn
Châu Á Thái Bình Dương (APRACA), Hiệp hội Tín dụng Nông nghiệp
Quốc tế (CICA) và Hiệp hội Ngân hàng Châu Á (ABA); đã đăng cai tổ chức
nhiều hội nghị quốc tế lớn như Hội nghị FAO năm 1991, Hội nghị
APRACA năm 1996 và năm 2004, Hội nghị tín dụng nông nghiệp quốc tế
CICA năm 2001, Hội nghị APRACA về thuỷ sản năm 2002.
Là ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam trong việc tiếp nhận và triển khai các
dự án nước ngoài, đặc biệt là các dự án của WB, ADB, AFD. Các dự án
nước ngoài đã tiếp nhận và triển khai đến cuối tháng 2/2007 là 103 dự án với
tổng số vốn trên 3,6 tỷ USD, số vốn qua NHNo là 2,7 tỷ USD, đã giải ngân
được 1,1 tỷ USD.
Với vị thế là ngân hàng thương mại hàng đầu Việt nam, AGRIBANK đã nỗ
lực hết mình, đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ, đóng góp to lớn vào
sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế của đất nước.
2. Quá trình hình thành và phát triển:
Năm 1988: Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam được thành
lập theo Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng
(nay là Chính phủ) về việc thành lập các ngân hàng chuyên doanh, trong đó
có Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực
nông nghiệp, nông thôn.
Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp hình thành trên cơ sở tiếp nhận từ
Ngân hàng Nhà nước: tất cả các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước huyện,
Phòng Tín dụng Nông nghiệp, quỹ tiết kiệm tại các chi nhánh Ngân hàng
Nhà nước tỉnh, thành phố. Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp TW được hình

thành trên cơ sở tiếp nhận Vụ Tín dụng Nông nghiệp Ngân hàng Nhà nước
và một số cán bộ của Vụ Tín dụng Thương nghiệp, Ngân hàng Đầu tư và
Xây dựng, Vụ Kế toán và một số đơn vị.
4
Ngày 14/11/1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng
Chính phủ) ký Quyết định số 400/CT thành lập Ngân hàng Nông nghiệp
Việt Nam thay thế Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam. Ngân hàng
Nông nghiệp là Ngân hàng thương mại đa năng, hoạt động chủ yếu trên lĩnh
vực nông nghiệp, nông thôn, là một pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, tự
chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước pháp luật.
Ngày 01/03/1991 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có Quyết định số
18/NH-QĐ thành lập Văn phòng đại diện Ngân hàng Nông nghiệp tại Thành
phố Hồ Chí Minh và ngày 24/6/1994, Thống đốc có văn bản số 439/CV-
TCCB chấp thuận cho Ngân hàng nông nghiệp được thành lập văn phòng
miền Trung tại Thành phố Quy Nhơn - tỉnh Bình Dịnh.
Ngày 22/12/1992, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có Quyết định số
603/NH-QĐ về việc thành lập chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp các tỉnh
thành phố trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp gồm có 3 Sở giao dịch (Sở
giao dịch I tại Hà Nội và Sở giao dịch II tại Văn phòng đại diện khu vực
miền Nam và Sở giao dịch 3 tại Văn phòng miền Trung) và 43 chi nhánh
ngân hàng nông nghiệp tỉnh, thành phố. Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp
quận, huyện, thị xã có 475 chi nhánh.
Năm 1993 Ngân hàng Nông nghiệp Việt nam ban hành quy chế thi
đua khen thưởng tạo ra những chuẩn mực cho các cá nhân và tập thể phấn
đấu trên mọi cương vị và nhiệm vụ công tác. Tổ chức được hội nghị tổng kết
toàn quốc có các giám độc chi nhánh huyện suất sắc nhất của tỉnh thành phố.
Ngày 30/7/1994 tại Quyết định số 160/QĐ-NHN9, Thống đốc Ngân
hàng Nhà nước chấp thuận mô hình đổi mới hệ thống quản lý của Ngân hàng
nông nghiệp Việt Nam, trên cơ sở đó, Tổng giám đốc Ngân hàng Nông
nghiệp Việt Nam cụ thể hóa bằng văn bản số 927/TCCB/Ngân hàng Nông

nghiệp ngày 16/08/1994 xác định: Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam có 2
cấp: Cấp tham mưu và Cấp trực tiếp kinh doanh. Đây thực sự là bước ngoặt
về tổ chức bộ máy của Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam và cũng là nền
5
tảng cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn Việt Nam sau này.
Ngày 7/3/1994 theo Quyết định số 90/TTg của Thủ tướng Chính phủ ,
Ngân hàng Nông Nghiệp Việt Nam hoạt động heo mô hình Tổng công ty
Nhà nước với cơ cấu tổ chức bao gồm Hội đồng Quản trị, Tổng Giám đốc,
bọ máy giúp việc bao gồm bộ máy kiểm soát nội bộ, các đơn vị thành viên
bao gồm các đơn vị hạch toán phụ thuộc, hạch toán độc lập, đơn vị sự
nghiệp, phân biệt rõ chức năng quản lý và chức năng điều hành, Chủ tịch
Hội đồng quản trị không kiêm Tổng Giám đốc.
Trên cơ sở những kết quả tốt đẹp của Quỹ cho vay ưu đãi hộ nghèo,
Ngân hàng Nông nghiệp tiếp tục đề xuất kiến nghị lập Ngân hàng phục vụ
người nghèo, được Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước ủng hộ, dư luận rất
hoan nghênh. Ngày 31/08/1995, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định
số 525/TTg thành lập Ngân hàng phục vụ người nghèo.
Ngân hàng phục vụ người nghèo là một tổ chức tín dụng của Nhà
nước hoạt động trong phạm vi cả nước, có tư cách pháp nhân, có vốn điều
lệ, có tài sản, bảng cân đối, có con dấu, trụ sở chính đặt tại Thành phố Hà
Nội. Vốn hoạt động ban đầu là 400 tỷ đồng do Ngân hàng Nông nghiệp Việt
Nam góp 200 tỷ đồng, Ngân hàng Ngoại thương 100 tỷ đồng và Ngân hàng
Nhà nước 100 tỷ đồng. Hoạt động của Ngân hàng Phục vụ người nghèo vì
mục tiêu xóa đói giảm nghèo, không vì mục đích lợi nhuận, thực hiện bảo
toàn vốn ban đầu, phát triển vốn, bù đắp chi phí. Ngân hàng Phục vụ Người
nghèo - thực chất là bộ phận tác nghiệp của Ngân hàng Nông nghiệp Việt
Nam tồn tại và phát triển mạnh. Tới tháng 09/2002, dư nợ đã lên tới 6.694
tỷ, có uy tín cả trong và ngoài nước, được các Tổ chức quốc tế đánh giá cao
và đặc biệt được mọi tầng lớn nhân dân ửng hộ, quý trọng. Chính vì những

kết quả như vậy, ngày 04/10/2002, Thủ tướng chính phủ đã ban hành Quyết
định số 131/2002/QĐ-TTg thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội trên cơ
sở Ngân hàng Phục vụ Người nghèo - Từ 01/01/2003 Ngân hàng Phục vụ
6
Người nghèo đã chuyển thành NH Chính sách xã hội. Ngân hàng Nông
nghiệp chính là người đề xuất thành lập, thực hiện và bảo trợ Ngân hàng
phục vụ người nghèo tiền thân của Ngân hàng chính sách xã hội - Đây là
một niềm tự hào to lớn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Việt Nam trong sự nghiệp phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo.
Ngày 15/11/1996, được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền, Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký Quyết định số 280/QĐ-NHNN đổi tên
Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thành Ngân hàng Nông nghiệp và phát
triển Nông thôn Việt Nam.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hoạt động theo mô
hình Tổng công ty 90, là doanh nghiệp Nhà nước hạng đặc biệt, hoạt động
theo Luật các tổ chức tín dụng và chịu sự quản lý trực tiếp của Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam. Với tên gọi mới, ngoài chức năng của một ngân hàng
thương mại, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn được xác định
thêm nhiệm vụ đầu tư phát triển đối với khu vực nông thôn thông qua việc
mở rộng đầu tư vốn trung, dài hạn để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho
sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy hải sản góp phần thực hiện thành công sự
nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.
Trong năm 1998, NHNo đã tập trung nâng cao chất lượng tín dụng,
xử lý nợ tồn đọng cũ và quản lý chặt chẽ hơn công tác thẩm định, xét duyệt
các khoản cho vay mới, tiến hành các biện pháp phù hợp để giảm nợ thấp
quá hạn.
Năm 1999, chính phủ Việt Nam đặc biệt quan tâm và tập trung đầu tư phát
triển nông nghiệp nong thôn. Luật Ngân hàng Nhà nước và Luật các tổ chức
tín dụng có hiệu lực thi hành, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động ngân
hàng. Đẩy mạnh huy động vốn trong và ngoài nước chú trọng tiếp nhận thực

hiện tốt các dự an nước ngoài uỷ thác, cho vay các chương tình dự án lớn có
hiệu quả đồng thời mở rộng cho vay hộ sản xuất hợp tac sản xuất được coi là
những biện pháp chú trọng của Ngân hàng Nông nghiêp kế hoạch tăng
7
trưởng.
Tháng 2 năm 1999 Chủ tịch Quản trị ban hành Quyết định số
234/HĐQT-08 về quy định quản lý điều hành hoạt động kinh doanh ngoại
hối trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt
Nam. Tập trung thanh toán quốc tế về Sở Giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn Việt nam ( Sở giao dịch được thành lập thay thế Sở
giao dịch kinh doanh hối đoái, Sở giao dịch là đấu mối vốn cả nội và ngoại
tệ của toàn hệ thống) Sở Giao dịch II không làm đầu mối thanh toán quốc tế.
Tài khoản NOSTRO tập trung về Sở giao dịch. Tất cả các chi nhánh đều nối
mạng SWIFT trực tiếp với Sở giao dịch. Các chi nhánh tỉnh thành phố đều
được thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh đối ngoại.
Năm 2000 cùng với việc mở rộng kinh doanh trên thị trường trong nước,
NHNo tích cực mở rộng quan hệ quốc tế và kinh doanh đối ngoại, nhân
được sự tài trợ của các tố chức tài chính tín dụng quốc tế như WB, ADB,
IFAD, ngân hàng tái thiết Đức… đổi mới công nghệ, đào tạo nhân viên.,
Tiếp nhân và triển khai có hiêu quả có hiệu quả 50 Dự án nước ngoài với
tổng số vốn trên 1300 triệu USD chủ yếu đầu tưu vào khu vực kinh tế nông
nghiệp, nông thôn. Ngoài hệ thống thanh toán quốc tế qua mang SWIFT,
NHNo đã thiết lập được hệ thống thanh toán chuyển tiền điện tử, máy rút
tiền tự động ATM trong toàn hệ thống., Tiến hành đổi mới toàn diện mô
hình tổ chức, màng lưới kinh doanh theo hương tinh giảm trung gian, tăng
năng lực cho các đơn vị trực tiếp kinh doanh., Đổi mới công tác quản trị
điều hành, quy trình nghiệp vụ theo hướng đơn giản hoá các thủ tục tạo điều
kiện thuận lợi cho khách hàng., Tập trung mọi nguồn lực đào tạo cán bộ
nhân viên theo hướng chuyên mon hoá., tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật,
hiện đại hoá công nghệ.

Năm 2001 là năm đầu tiên NHNo triển khai thực hiện đề án tái cơ cấu
với các nội dung chính sách là cơ cấu lại nợ, lành mạnh hoá tài chính, nâng
cao chất lượng tài sản có, chuyển đổi hệ thống kế toán hiện hành theo chuẩn
8
mực quốc tế đôi mới sắp xếp lại bộ máy tổ chức theo mô hình NHTM hiện
đại tăng cường đào tạo và đào tạo lại cán bộ tập trung đổi mới công nghệ
ngân hàng, xây dựng hệ thống thông tin quản lý hiện đại.
Bên cạnh mở rộng kinh doanh trên thị trường trong nước, năm 2002,
NHNo tiếp tục tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế. Đến cuối năm 2002
NHNo là thành viên của APRACA, CICA và ABA, trong đó Tổng Giám
đốc NHNo là thành viên chính thức Ban điều hành của APRACA và CICA
Năm 2003 NHNo và PTNTVN đã đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án Tái cơ
cấu nhằm đưa hoạt động của NHNo&PTNT VN phát triển với quy mô lớn
chất lượng hiệu quả cao Với những thành tích đặc biệt xuất sắc trong thời kỳ
đổi mới, đóng góp tích cực và rất có hiệu quả vào sự nghiệp phát triển kinh
tế xã hội của đất nước, sự nghiệp Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông
nghiệp - nông thôn, Chủ tịch nước CHXHCNVN đã ký quyết định số
226/2003/QD/CTN ngày 07/05/2003 phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao
động thời kỳ đổi mới cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Việt Nam.
Tính đến năm 2004, sau 4 năm triển khai thực hiện Đề án tái cơ câu
giai đoạn 2001-2010, Ngân hàng Nông nghiệp đã đạt được những kết quả
đáng khích lệ. Tình hình tài chính đã được lành mạnh hơn qua việc cơ cấu
lại nợ và tăng vốn điều lệ, xử lý trên 90% nợ tồn động. Mô hình tổ chức từng
bước được hoàn thiện nhằm tăng cường năng lực quản trị điều hành. Bộ máy
lãnh đạo từ trung ương đến chi nhánh được củng cố, hoàn thiện, quyền tự
chủ trong kinh doanh được mở rộng hơn.
Đến cuối năm 2005, vốn tự có của NHNo&PTNT VN đạt 7.702tỷ
VND, tổng tài sản có trên 190 ngàn tỷ , hơn 2000 chi nhánh trên toàn quốc
và 29.492 cán bộ nhân viên (chiếm 40% tổng số CBCNV toàn hệ thống

ngân hàng Việt Nam), ứng dụng công nghệ hiện đại, cung cấp những sản
phẩm, dịch vụ ngân hàng hoàn hảo… Đến nay, tổng số Dự án nước ngoài
mà NHNo&PTNT VN tiếp nhận và triển khai là 68 dự án với tổng số vốn
9
2.486 triệu USD, trong đó giải ngân qua NHNo là 1,5 tỷ USD. Hiện nay
NHNo&PTNT VN đã có quan hệ đại lý với 932 ngân hàng đại lý tại 112
quốc gia và vùng lãnh thổ, là thành viên của nhiều tổ chức, hiệp hội tín
dụng có uy tín lớn.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn được khẳng định là
ngân hàng chủ đạo, chủ lực trong thị trường tài chính nông thôn, đồng thời
là ngân hàng thương mại đa năng, giữ vị trí hàng đầu trong hệ thống ngân
hàng thương mại ở Việt Nam.
3.Định hướng phát triển:
Với phương châm vì sự thịnh vượng và phát triển bền vững của khách
hàng và ngân hàng, mục tiêu của AGRIBANK là tiếp tục giữ vững vị trí
ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam tiên tiến trong khu vực và có uy
tín cao trên trường quốc tế.
AGRIBANK kiên trì với định hướng chiến lược phát triển là: Tiếp tục
triển khai mạnh mẽ đề án tái cơ cấu, chuẩn bị điều ki ện để cổ phần hoá.
Đảm bảo đẩy nhanh tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế, tăng
cường hợp tác, tranh thủ tối đa sự hỗ trợ về tài chính, kỹ thuật, công nghệ
tiên tiến của các nước, các tổ chức tài chính-ngân hàng quốc tế đảm bảo hoạt
động đạt hiệu quả cao, ổn định và phát triển bền vững.
Tập trung sức toàn hệ thống, thực hiện bằng được những nội dung cơ
bản theo tiến độ Đề án tái cơ cấu lại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn Việt Nam giai đoạn 2001-2010 đã được Chính phủ phê duyệt và
tập trung x ây dựng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt
nam thành tập đoàn tài chính; Chuẩn bị mọi điều kiện để thực hiện cổ phần
hoá vào năm 2009; Tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng ở mức hợp lý, đảm
bảo cân đối, an toàn và khả năng sinh lời; Đáp ứng được yêu cầu chuyển

dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, nông thôn, mở rộng và nâng cao chất
lượng dịch vụ ngân hàng đủ năng lực cạnh tranh; Tập trung đầu tư, đào tạo
nguồn nhân lực, đổi mới công nghệ ngân hàng theo hướng hiện đại hoá, đủ
10
năng lực cạnh tranh và hội nhập. Nâng cao năng lực tài chính và phát triển
giá trị thương hiệu trên cơ sở đẩy mạnh và kết hợp với văn hoá doanh
nghiệp.
Phấn đấu tăng tổng nguồn vốn từ 25-28%/năm, tổng dư nợ từ 20-25
%/năm, trong đó tỷ trọng tín dụng trung dài hạn tối đa chiếm 45 % tổng dư
nợ trên cơ sở cân đối nguồn vốn cho phép; nợ quá hạn dưới 1 % tổng dư nợ;
lợi nhuận tối thiểu tăng 10%.
Tập trung đầu tư cho hệ thống tin học trên cơ sở đẩy nhanh tốc độ
thực hiện tạo ra nhiều sản phẩm đáp ứng điều hành và phục vụ nhiều tiện ích
thu hút khách hàng.
Tiếp tục triển khai thực hiện đề án tái cơ cấu NHNo&PTNT Việt Nam
giai đoạn 2001- 2010, xây dựng thành tập đoàn tài chính và thực hiện tốt cổ phần
hoá theo đúng lộ trình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Xây dựng và
hoàn thiện các Đề án: Đề án tái cơ cấu lại NHNo&PTNT Việt Nam giai đoạn
2001-2010, Đề án cổ phần hoá NHNo&PTNT Việt Nam vào năm 2009.
Xây dựng ngân hàng theo mô hình ngân hàng 2 cấp quản lý tập trung
thành các mô hình tổ chức quản lý theo nhóm khách hàng và loại sản phẩm
dịch vụ.
Triển khai các biện pháp phòng ngừa rủi ro nhằm đảm bảo cho hoạt động
ngân hàng được an toàn, hiệu quả, bền vững.
Thực hiện tốt việc xây dựng chiến l ược con người, công nghệ, tài chính và
maketting (goi tắt là chiến lược 4M); Cụ thể hoá chiến lược đến 2010 và
từng năm đảm bảo kinh doanh có hiệu quả.
Xây dựng chiến lược đào tạo của toàn ngành từ nay đến năm 2010;
Xây dựng quy chuẩn cán bộ đối với từng lĩnh vực phù hợp với các chuẩn
mực quốc tế.

Xây dựng chiến lược quảng bá và phát triển thương hiệu
NHNo&PTNT Việt Nam đến năm 2010, xây dựng giá trị thương hiệu bằng
nhiều hình thức, trên các lĩnh vực kinh tế xã hội, làm cho thương hiệu
NHNo&PTNT Việt Nam ngày càng được nâng cao trong nước và quốc tế.
11
PHẦN 2:
GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH
HUYỆN YÊN MỸ TỈNH HƯNG YÊN
I. Quá trình hình thành và phát triển
1. Lịch sử hình thành:
Thực hiện nghị định 60/NĐ- CP của thủ tướng chính phủ về việc chia
tách hai huyên Mỹ Văn và Châu Giang thành năm huyện: Mỹ Hào- Yên Mỹ-
Văn Lâm- Văn Giang và Khoái Châu.
Ngày 01/9/1999 huyện Yên Mỹ được tái lập: Nằm trong khu công
nghiệp Phố Nối B là một trong những khu kinh tế năng động của tỉnh Hưng
Yên, huyện Yên Mỹ đã thu hút đầu tư nước ngoài, tỉnh ngoài kinh tế phát
triển mạnh mẽ và bền vững theo hướng tích cực Công nghiệp Xây dựng 39%-
thương mại dịch vụ 44%- nông nghiệp 17% . Trong nông nghiệp viêc chuyển
đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi luôn được quan tâm. Các chương trình bê tông
hóa kênh mương , xóa vương tạp, chương trình nạc hóa đàn lợn , sim hóa đàn
bò, nuôi cá rô phi đơn tính, chương trình xuất khẩu lao động luôn được lãnh
đạo địa phương chú trọng.
2. Quá trình phát triển:
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Yên Mỹ được
thành lập và được giao nhiêm vụ : Nhận tiền gửi nội ,ngoại tệ; cho vay nội,
ngoại tệ cấc thành phần kinh tế; bảo lãnh ; thanh toán trong nước và quốc tế;
kinh doanh ngoại tệ…
Khi nhận bàn giao nguồn vốn huy động chỉ vẻn vẹn có 15,1 tỷ, dư nợ
28,2 tỷ trong đó nợ qua hạn 1,017 tiệu với biên chế 35 cán bộ từ ngân hàng

cấp 4 Yên Mỹ, một số cán bộ thuộc ngân hàng Yên Mỹ và ngân hàng Châu
12
Giang chuyển sang. Trụ sở làm việc là trụ sở ngân hàng cấp 4 Yên Mỹ thuộc
ngân hàng Mỹ Văn (Tiền thân là chi nhánh nghiệp vụ ngân hàng nhà nước
huyện Yên Mỹ được xây dựng từ năm 1959).
Đến nay trụ sở làm việc của ngân hàng huyện nằm trên khuôn viên trên
2000m
2
Trụ sở xây dựng 3 tầng , trang thiết bị đầy đủ, khang trang trong khu
vực hành chính của huyện. Tại trụ sở chính thành lập 3 phòng, tổ gồm: phòng
tín dụng, phòng kế toán ngân quỹ, tổ hành chính. Ngoài trụ sở chính cách
8km là phòng giao dịch Từ Hồ( trực thuộc ngân hàng huyện) phụ trách nhận
tiền gửi nội tệ, cho vay, thanh toán và làm các dịch vụ ngân hàng khác tại Thị
Tứ - Từ Hồ thuộc xã Yên Phú và bốn xã trong khu vực.
Ngay sau khi cơ quan được tái lập dã đề nghị huyện Ủy Yên Mỹ và công
đòan cấp trên cho thành lập Đảng bộ và Công đoàn. Quá trình hoạt động từ
năm 1999 đến nay số lượng Đảng viên là 24 trong đó có 10 nam và 14
nữ.Đảng bộ liên tục 8 năm liền là Đảng bộ trong sạch vững mạnh có thành
tích xuất sắc, Công đoàn luôn được công nhận là đơn vị tiên tiến xuất sắc.
Số cán bộ từ khi nhận bàn giao là 35 đến nay tuy đã thuyên chuyển nghỉ
chế độ song do cấp trên bổ sung hiện nay vẫn là 35 người gồm có 14 nam và
21 nữ trong đó số cán bộ có trình dộ đại học là 20( bằng 57% tổng số
CBVC),cao đẳng 4, cao cấp nghiệp vụ ngân hàng 1, trung học 9 và một lái xe.
Những năm qua với sự quyết tâm của ban lãnh đạo, sự đoàn kết nhất chí, lỗ
lực phấn đấu của tập thể cán bộ viên chức, NHNN&PTNT huyện Yên Mỹ đã
có những bước tiến đều đặn, vững chắc đáng khích lệ.
13
II. Cơ cấu tổ chức bộ máy:
III. Tình hình kinh doanh.
1- Chấp hàmh chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước,

qui định của ngành, đơn vị và địa phương.
Ngân hàng nông nghiệp huyện luôn bám sát chủ trương, chính sách của
Đảng, các chương trình phát triển của địa phương, đầu tư cho vay đúng
nguyên tắc, chế độ đối với các thành phần kinh tế, thực hiện tốt chính sách
bình đẳng trong cho vay giữ các khách hàng, các thành phần kinh tế. Đối với
cho vay hộ sản xuất, hợp tác xã, cho vay phát triển kinh tế trang trại và cho
vay xuất khẩu lao động đã thực hiện nghiêm túc quyết định 67 của Thủ tướng
chính phủ. Ngân hàng nông nghiệp huyện thường xuyên thực hiện tốt các
chương trình phát triển kinh tế của địa phương như chương trình nạc hóa đàn
14

PGĐ kế toán PGĐ kinh doanh
Phòng kế
toán & ngân
quỹ
Phòng tín
dụng
Cho
vay
thế
chấp
Quan
hệ
giao
dịch
NH
Huy
động
nguồn
vốn

nội
tệ
Huy
động
nguồn
vốn
ngoại
tệ
Cho
vay
DN
Tín
dụng

Phòng giao
dịch Từ Hồ
lợn - sin hóa đàn bò, chương trình nuôi cá rô phi xuất khẩu, chương trình cho
vay chuyển đổi cơ cấu vật nuôi cây trồng, chương trình cho vay bê tông hóa
kênh mương … Chinh vì vậy đồng vốn của ngân hàng nông nghiệp đã góp
phần không nhỏ vào thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của huyện Yên
Mỹ đồng thời ngân hàng mở rộng được đối tượng phục vụ, chất lượng tín
dụng đảm bảo.
2- Thực hiện nhiệm vụ chuyên môn :
Trong những năm qua ngân hàng nông nghiệp Yên Mỹ đã không ngừng
lớn mạnh về mọi mặt, nhiều năm niền có tốc độ tăng trưởng tốt, kết quả kinh
doanh đều hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch trên
giao. Chấp hành tốt các nghĩa vụ với nhà nước và làm tròn nghĩa vụ với ngân
hàng cấp trên, cơ sở vật chất, trụ sở làm việc ngày càng đổi mới khang trang,
các mặt nghiệp vụ kinh doanh phát triển và mở rộng theo chiều hướng của
một ngân hàng hoạt động kinh doanh đa năng, đời sống của cán bộ công nhân

viên chức được cải thiện rõ rệt, uy tín của ngân hàng nông nghiệp huyện
không ngừng được nâng cao kêt quả thể hiện trên các mặt:
2.1 - Công tác huy động vốn:
(Đơn vị tỷ đồng)
Chỉ tiêu
31/12/2005 31/12/2006 31/12/2007
Số dư
%+- so
với năm
2004
Số dư
%+- so
với năm
2005
Số dư
%+- so
với năm
2006
Tổng N/V huy động
tại chỗ
141,5 +97,0 125,6 -12,6 155,6 +23,9
Tiền gửi không kì hạn 34,7 +45,8 17,0 -104,0 23,8 +40,0
Tiền gửi có kì hạn 106,8 +124,8 108,6 +1,7 131,8 +21,3
Tiền gửi ngoại tệ quy
đổi VND
5,9 +136,0 12,1 +105,0 17,9 +47,9
Số dư tiền gửi bình
quân đầu người (35
cán bộ)
4,043 +102,0 3,590 -12,6 4,448 +23,9

15
Đã tích cực chủ động khai thác nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư; Tổ
chức triển khai thự hiện tốt đợt huy động tiết kiệm dự thưởng mừng xuân, tiết
kiệm dự thưởng chào mừng 55 năm ngày thành lập ngành Ngân hàng; Tiết
kiệm dự thưởng nhân kỉ niêm ngày 2-9 tiết kiệm dự thưởng
AGRIBANKCUP…
Cải tiến lề lối tác phong giao dịch không để khách hàng chờ, chủ động
hỏi han hướng dẫn khách hàng khi xuất hiện tại quầy tiết kiệm.
Áp dụng có hiệu quả các hình thức huy động đa dạng mà
NHNN&PTNT cấp trên hỉ đậo như: tiết kiệm trả lãi trước, chứng chỉ tiền gửi,
tiết kiệm bậc thang, tiền gửi tiết kiệm dự thưởng bằng vàng, tiền gửi tiết kiệm
dự thưởng nhân kỷ niệm ngày 2-9…
Vận động, thuyết phục và có những biện pháp chăm sóc khách hàng
mở tài khoản đạt 102% kế hoạch. Cơ cấu nguồn vốn chuyển biến theo hướng
có lợi cho hoạt động kinh doanh ngân hàng( nguồn tiền gửi có kỳ hạn, tiền
gửi dân cư ngày càng tăng, nguồn tiền gửi không kì hạn của các tổ chức kinh
tế ,doanh nghiệp tăng và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng nguồn vốn
huy động tại chỗ.
2.2 -Công tác tín dụng:
Chỉ tiêu
31/12/2005 31/12/2006 31/12/2007
Số

%+-so
với 04
Số dư
%+- so
với 05
Số dư
%+-so

với 06
Tổng dư nợ TD 217,0 +36,8 268,4 +23,7 355,1 +32,3
Dư nợ ngtệ quy đổi VND 5,1 +45,7 5,1 -0 3 -70,0
Dư nợ nội tệ 211,9 +37,9 264,3 +24,7 352,1 +33,2
D/nợ C/v doanh nghiẹp 67,9 +63,6 89,6 +32,0 142,2 +58,7
Dư nơ C/v hộ sxkd 130,9 +22,2 165,0 +26,1 195,3 +18,4
Dư nợ cho vay tiêu dung 6,3 +26,0 10,0 +58,7 11,3 +13,0
Dư nọ C/v câm cố giấy
tờ có giá
6,8 +36,0 3,8 -55,8 11,3 +13,1
tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ 4,4% +4,03 0,74% -3,29 4,4% +3,66
D/nợ b/quân/1 người
(35cán bộ)
6,200 +40,7 7,670 +23,7 10,145 +32,3
16
Đẩy mạnh tăng trưởng dư nợ trên cơ sở an toàn hiệu quả, bám sát các
mục tiêu phát triển kinh tế của huyện, chủ động tìm kiếm khách hàng, tìm
kiếm dự án để đầu tư tín dụng đáp ứng đầy đủ kịp thời nhu cầu vốn của các
thành phần kinh tế trên địa bàn.Tổng dư nợ các thành phần kinh tế trong các
năm qua tăng trưởng đều đặn bền vững,chất lượng tín dụng đảm bảo, các dự
án đầu tư đều đang phát huy tốt hiệu quả…
2.3 – Tài chính:
Tỷ lệ thu dịch vụ chiếm 3,7% /tổng thu nhập, so cùng kỳ năm trước
tăng 11.1%
đv: triệu đồng
chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
K.hoạch T.hiện %+- K.hoạch T.hiện %+- K.hoạch T.hiện %+-
Thu nhập
chi phí
# 3.286 # 7.990 10.05

3
+25,8 6.105 7.990 +23,0
Chênh lệch thu – chi( chưa có lương). Năm 2005 là 3.286 triệu; năm
2006 là 10.053 triệu đạt 125,8% kế hoạch ngân hàng tỉnh giao, thu nhập trừ
chi phí bình quân cao hơn bình quân chung của toàn tỉnh là 138 triệu / một
cán bộ; năm 2007 là 7.508 triệu đạt 123% kế hoạch.Thu nhập trừ chi phí bình
quân đầu người cao hơn bình quân chung toàn tỉnh là 34,5 triệu / 1cán bộ.
3. Kế hoạch năm 2008:
Căn cứ vào văn bản số 119/NHNN – NV/KHTH của giám đốc NHNN&PTNT
tỉnh Hưng Yên ngày 15/02/2007. “V/V XDKH bảo vệ KHHD năm 2007”.
Căn cứ vào bảng số 907/NHNo-KH&NVTH ngày 05/12/2007 của giám đốc
Ngân hàng nông nghiệp tỉnh Hưng Yên(V/V thông báo chỉ tiêu kiểm tra kế
hoạch kinh doanh năm 2008 ).
Ngân hàng nông nghiệp Yên Mỹ thuyết minh kế hoạch kinh doanh năm
2008 như sau:
3.1/Đánh giá tình hình thực hiện hoạt động kinh doanh năm 2007.
17
+/Nguồn vốn:
-Tổng nguồn vốn đến 31/12/2007 đạt: 155.496 trđ đạt 99% kế hoạch
được giao. Trong đó: Nguồn vốn(Trừ TGKB, BHXH, TGTCTD, TPTW)ước
đến 31/12/2007 là 141.456 trđ đạt 100% kế hoạch được giao:
+ Nguồn vốn nội tệ đạt: 137.049 trđ
+ Nguồn vốn ngoại tệ đạt: 18.447 trđ
Công tác huy động nguồn vốn trong năm 2007 cũng đạt khó khăn đối
với Ngân hàng nông nghiệp Yên Mỹ có địa bàn thị trường sôi động, có nhiều
hộ buôn bán và sản xuất, kinh doanh và có ngành phát triển dịch vụ mạnh,
nên họ có nhu cầu cần nhiều vốn để phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
Do vậy tiền gửi chỉ tập trung vào các hộ sản xuất nhỏ bé, cán bộ công nhân
viên chức. Một mặt địa bàn có nhiều tổ chức tín dụng và quỹ tín dụng nhân
dân cùng đóng trên địa bàn nên có sự cạnh tranh gay gắt do vậy đã ảnh hưởng

lớn đến việc tăng trưởng nguồn vốn huy động tiền gửi khách hàng.
+/Sử dụng nguồn vốn:
*/Tổng dư nợ (trừ vốn ưu tiên đặc biệt) ước đến 31/12/2007: 341.741
trđ đạt 100% KH được giao
Trong đó: + Dư nợ nội tệ: 31/12/2007 : 338.784 trđ đạt 100% KH
+ Dư nợ ngoại tệ: 31/12/2007: 2.958 trđ đạt 100% KH
*/Dư nợ trung và dài hạn 31/12/2007 đạt 65.209 trđ đạt 68% KH
*/Nợ xấu 31/12/2007: 15.694 trđ chiếm 4.5% tổng dư nợ tăng so với
năm 2007 là 13.714 trđ.
Bên cạnh công tác huy động vốn, Ngân hàng nông nghiệp Yên Mỹ rất
coi trọng hoạt động mở rộng hoạt động tín dụng. Hoạt động tín dụng đã giữ
vai trò chủ yếu, mang lại nguồn thu nhập chính cho Ngân hàng nông nghiệp
huyện. Trong việc mở rộng hoạt động tín dụng đã thể hiện doanh số cho vay
tăng, dư nợ tăng, số khách hàng có quan hệ được mở rộng trên cơ sở đảm bảo
an toàn chất lượng tín dụng.
Trong năm 2007 hoạt đông kinh doanh của Ngân hàng nông nghiệp
18
Yên Mỹ đã ổn định và phát triển, hoàn thành tốt các chỉ tiêu kế hoạch kinh
doanh.
3.2/ Thuyết minh kế hoạch kinh doanh năm 2008:
a/ Nguồn vốn:
Nguồn vốn đến 31/12/2008: dự kiến đạt 190.860 trđ tăng 23% so với
năm 2007(trong đó nội tệ đạt: 168 tỷ đồng tăng 22% so với năm 2007, ngoại
tệ đạt 23% tỷ đồng tăng 25% so với năm 2007).
Nguồn vốn (trừ TGKB, TGBH, TCTD, trái phiếu huy động hộ TW)
đến 31/12/2007 dự kiến đạt: 176.820 trđ tăng so với đầu năm 15%
*/Để đạt được tốc độ tăng trưởng theo kế hoạch trên Ngân hàng nông
nghiệp Yên Mỹ áp dụng các giải pháp sau:
+/Đa dạng hóa các hình thức huy động tiết kiệm (TK thông thường, TK
có kỳ hạn dự thưởng, tiết kiệm bậc thang …)

+/Tích cực tuyên truyền, quảng cáo các hình thức huy động tiết kiệm,
thông báo và tiếp thị rộng đến tận người dân bằng nhiều hình thức như vận
động gửi tiết kiệm, quảng cáo bằng Pa nô áp phích, tuyên truyền trên các
thông tin đại chúng …
+/Tích cực vận động mở tài khoản cá nhân nhất là đối với các hộ kinh
doanh và các gia đình có người đi nước ngoài vận động chuyển tiền nhanh và
gửi tiết kiệm. Yêu cầu các doanh nghiệp có quan hệ tín dụng mở tài khoản và
chuyển tiền qua Ngân hàng để thu hút tiền nhàn rỗi trong khâu thanh toán.
+/Mở các bàn huy động tiết kiệm ở nơi có nhiều nguồn tiền. Thực hiện
việc huy động tại nhà với khách hàng có số tiền gửi lớn.
+/Giao kế hoạch huy động vốn cho từng phòng, từng cá nhân gắn với
phân phối tiền lương.
+/Khuyến khich làm tăng giờ huy động tiết kiệm đối với toàn bộ cán bộ
công nhân viên.
+/Không ngừng đổi mới phong cách giao dịch, nhất là tổ chức giải
19
quyết nhanh đối với một giao dịch.
b/Dư nợ:
Năm 2008 Ngân hàng nông nghiệp Yên Mỹ dự kiến tổng dư nợ (trừ
DNUTDB) đạt 414.500 trđ tốc độ tăng trưởng 21% so với năm 2007(trong đó
dư nợ nội tệ dự kiến đạt 414.500 trđ tăng 22% so với năm 2007).
Trong đó dư nợ trung dài hạn dự kiến 82.124 trđ tăng 23% so với năm 2007
Cơ cấu dư nợ như sau:
+/Dư nợ cho vay doanh nghiệp: Dự kiến đạt 179.233 trđ tăng 27% so với năm
2007, chiếm 43% tổng dư nợ. Dự kiến tăng khoảng 38 tỷ đồng dùng cho các
doanh nghiệp như sau:
Đơn vị: Triệu đồng.
TT Tên khách hàng
Tổng
NV

đầu tư
Trong
Do vay
NHNN
KH giải
ngân
Năm
2008
Chia ra các quý
Quý
1
Quý
2
Quý
3
Quý
4
1 Cty TNHH An Phú 3000 2000 2000 1000 1000
2 Cty TNHH Chung Phát 13000 2300 2300 2300
3 Cty TNHH Quyết Tiến 6000 4000 4000 2000 2000
4 Cty TNHH chế tạo miền Bắc 30000 15000 3700 1500 2200
5 Cty TNHH Hoa Việt Bình 4000 3000 1500 1500
6 Cty TNHH Mico 6000 4000 4000 2000
7 Cty cổ phần giống vật nuôi 5000 3000 3000 1000
8 Doanh nghiệp tư nhân
Phú Hào
3000 2000 1000 1000
9 D. nghiệp tư nhân Lợi Phát 14000 10000 4500 4500
10 Doanh nghiệp tư nhân
Kiên Chung

11000 8000 3000 3000 2000
11 Cty cổ phần E nhất 13000 10000 3000 1000 2000
12 Cty TNHH Hà Hưng 4000 2000 2000 2000
13 Doanh nghiệp tư nhân
Chính Tân
6000 4000 4000 4000
Tổng cộng 118.000 69.300 38.000 11.30
0
19.70
0
7000
20
+/ Dư nợ cho vay hộ sản xuất kinh doanh dự kiến đạt 235267 trđ tăng so
với năm 2006 là 17%, dự kiến tăng khoảng 34,8 tỷ( cơ cấu như sau ):
Mở rộng cho vay hộ sản xuất khoảng 800 hộ( đạt khoảng 10350 hộ/32
ngàn hộ vào cuối năm 2007 ) mỗi hộ bình quân 10 triệu đồng = 8 tỷ.
Mở rộng cho vay hộ kinh doanh 125 hộ, bình quân mỗi hộ 80 triệu = 10 tỷ.
Cho vay lại các hộ sản xuất 1700 hộ mỗi hộ tăng 4 triệu = 6,8 tỷ.
Cho vay tăng thêm các hộ kinh doanh 250 hộ mỗi hộ tăng bình quân 40 trđ = 10 tỷ.
Tổng cộng := 34,8 tỷ
Để đảm bảo dư nợ đạt kế hoạch năm 2008 đảm bảo chất lượng tín dụng,
NHNN Yên Mỹ áp dụng các biện pháp như sau :
+ Tăng trưởng tín dụng ngay từ đầu quý I, II,III
+ Đôn đốc CBTD chấp hành tốt các văn bản quy định cho vay của ngành,
thẩm định kỹ các điều kiện trước khi cho vay, chọn khách hàng có dự án
khả thi và có khả năng tài chính để cho vay.
+ Tíh cực bán sát địa bàn, điều tra nắm bắt nhu cầu vay vốn của khách hàng.
+ Xếp loại khách hàng để đầu tư có chon lọc, nâng mức đầu tư cho vay đối với
các khách hàng có tín nhiệm và sản xuất kinh doanh có hiệu quả kinh tế.
+ Tích cựu tìm kiếm khách hàng, giữ vững khách hàng có truyền thống uy

tín, đầu tư cho vay có chon lọc ưu tiên cho vay các hộ san xuất kinh
doanh, các dự án vùa và nhỏ hoạt động có hiệu quả, có vốn tự có tham gia
cao.
+ Tích cực tiếp cận đối với các doanh nghiệp để mời các doanh nghiệp có
nhu cầu vay và vận động mở tài khoản chuyển tiền qua ngân hàng. nếu
khách hàng có nhu cầu vay hướng dẫn khách hàng hội đủ hồ sơ và chọn
các dự án đầu tư có hiệu quả để cho vay.
+ Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay
để phát hiện kịp thời các sai sót, trấn chỉnh kịp thời nhằm nâng cao chất
lượng tín dụng.
21
+ Thực hiện giao chỉ tiêu kế hoạch dư nợ từng địa bàn phù hợp với mức độ
tăng trưởng dư nợ và số lượng khách hàng trên cơ sở phải đảm bảo chất
lượng tín dụmg và đồng thời giao chỉ tiêu huy động vốn đối với từng bộ
phận và từng cán bộ.( Doanh nghiệp giao tăng 5 doanh nghiệp, hộ sản
xuất, kinh doanh tăng 925 hộ )
+ Thực hiện phân phối tiền lương theo số lượng chất lượng công việc hoàn thành.
+ Thường xuyên tổ chức học tập, tập huấn các văn bản chế độ nhằm nâng
cao trình đọ cán bộ tín dụng.
+ Tích cực đôn đốc cán bộ tín dụng hàng tháng sao kê nợ đến hạn, nợ quá
hạn, nợ đã xủ lý rõ ràng và phân tích nguyên nhân nợ quá hạn, nợ đã xử lý
rõ ràng để có biện pháp thích hợp và đôn đốc thu nợ kịp thời.
+ NHNN Yên Mỹ đã thành lập ban thu hồi nợ quá hạn và đã xử lý rõ ràng,
tranh thủ sự giúp đỡ ủng hộ của chính quyền địa phương, của các cấp các
ngành chức năng để hỗ trợ ngân hàng trong công tác cho vay và xử lý thu
hồi nợ quá hạn.
Giao chỉ tiêu thu hồi nợ qúa hạn và xử lý nợ rõ ràng đến từng địa bàn,cán
bộ tín dụng và gắn kết quả thu hồi nợ với việc phân phối tiền lương và
bình xét thi đua hàng năm.
/ Mở rộng tăng thu ngoài tín dụng :

+/ Đa dạng hóa các hình thức kinh doanh, phát triển các dịch vụ ngân
hàng. Tích cực tiếp cận các doanh nghiệp, hộ kinh doanh lớn mời khách
hàng mở tài khoản và chuyển tiền qua ngân hàng, thanh toán bảo lãnh
trong nước và nước ngoài, mở rộng dịch vụ mua bán ngoại tệ nhằm thu hút
nguồn thu phí dịch vụ cho ngân hàng.
+/ Phải nâng cao phong cách phục vụ khách hàng, nhất là phòng kế toán
và ngân qũy, phải có thái độ phục vụ khách hàng đúng mực, nhiệt tình,
chính xác và nhanh chóng để thu hút khách hàng đến giao dịch.
Trên đây là bản thuyết minh kế hoạch và các giải pháp thực hiện nhằm
22
đảm bảo hoàn thành kế hoạch kinh doanh của NHNN Yên Mỹ
PHẦN 3:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ.
Qua 2 phần trên của bài Báo cáo, ta đã có những cái nhìn tổng quan về Ngân
hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Yên Mỹ. Đặc biệt
qua phần 2 của bài, ta có thể thấy rõ được chi nhánh đang hoạt động rất tốt,
nhìn chung, các chỉ tiêu về huy động vốn, cho vay vốn, các hoạt động thanh
toán quốc tế và công tác kế toán thu chi ngân quỹ đều đạt được cao hơn so với
chỉ tiêu kế hoạch đề ra.Nằm trong khu vục kinh tế trọng điểm của tinh Hưng
Yên có khu công nghiệp Phố Nối…năm 2007 là một năm nổi bật với sự cạnh
tranh diễn ra gay gắt trên các lĩnh vực huy động vốn, cho vay và cung ứng
dịch vụ… giữa các Ngân hàng thương mại trên địa bàn. Nhưng không vì vậy
tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng giảm đi mà thậm chí vẫn đạt được
sự tăng trưởng ổn định.
Trong 3 năm gần đây ta thấy rằng, đi đôi với việc huy động vốn, ngân hàng
phải cho vay vốn, đây là hai hoạt động chính của Ngân hàng - tổ chức “đi vay
để cho vay”, vì vậy, hai hoạt động này cần phải kết hợp một cách đồng bộ,
uyển chuyển, sao cho không xảy ra tình trạng mất khả năng thanh toán, lại tận
dụng tối đa nguồn vốn rất lớn đang nhàn rỗi trong dân cư. Chính vì vậy, em
đã chọn đề tài về “Giải pháp huy động tiền gửi trong dân cư của NHNo &

PTNT chi nhánh huyện Yên Mỹ để làm chuyên đề thực tập của mình.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn ThS. Lê Hương Lan, giảng viên khoa
Ngân hàng - Tài chính, trường Đại học Kinh tế quốc dân đã giúp đỡ em hoàn
thành bài Báo cáo này.
23
24

×