Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

giao an lop 3 tuan 11 GDKNS-BVMT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (515.34 KB, 31 trang )

GV: Đặng Thị Đào Trường TH Phan Đình Phùng
LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN 11
( Từ ngày 31/10 - 04/11/2010)
Thứ
Ngày
Tiết Mơn dạy Tiết
CT
Tên bài dạy
Hai
31/10/2011
1
2
3
4
5
SHDC
TĐ – KC
TĐ – KC
Tốn
Đạo đức
10
31
32
51
11
Đất q, đất u
Đất q, đất u
Bài tốn giải bằng hai phép tính ( TT)
Thực hành kĩ năng GHKI
Ba
01/11/2011


1
2
3
4
Chính tả
Âm nhạc
Tốn
Thể dục
21
11
52
21
Tiếng hò trên sơng
Ơn tập hát bài: Lớp chúng ta đồn kết
Luyện tập
Động tác bụng của bài TD phát triển chung.TC:“
Chạy đổi chỗ, vỗ tay nhau”

02/11/2011
1
2
3
4
5
Tập đọc
Luyện từ &
câu
Tốn
Mĩ thuật
TNXH

33
11
53
11
21
Vẽ q hương
Từ ngữ về q hương. Ơn tập câu Ai làm gì?
Bảng nhân 8
Vẽ theo mẫu. Vẽ lá cây
Thực hành: phân tích và vẽ sơ đồ mối quan hệ họ
hàng
Năm
03/11/2011
1
2
3
4
Tập viết
TNXH
Tốn
Thủ cơng
11
22
54
11
Ơn tập chữ G ( TT)
Thực hành: phân tích và vẽ sơ đồ mối quan hệ họ
hàng (TT
Luyện tập
Cắt, dán chữ I, T (T1)

Sáu
04/11/2011
1
2
3
4
5
Chính tả
Tập làm văn
Tốn
Thể dục
Sinh HTT
22
11
55
22
11
Vẽ q hương
Nghe kể: Tôi có đọc đâu! Nói về quê hương
Nhân số có ba chữ số với số có một chữ số
Động tác toàn thân của bài TD phát triển
chung.TC:“Nhóm ba, nhóm bảy”
1
GV: Đặng Thị Đào Trường TH Phan Đình Phùng
Thứ hai ngày 31 thangs10 năm 2011
Tập đọc - Kể chuyện
Tiết 31+32. ĐẤT QUÝ, ĐẤT YÊU
I. MỤC TIÊU
A - Tập đọc
1. Đọc thành tiếng

- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật.
2. Đọc hiểu
- Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Đất đai Tổ quốc là thứ thiêng liêng, cao quý nhất.( TL
được các câu hỏi trong SGK)
B - Kể chuyện
- Sắp xếp thứ tự các tranh minh hoạ, theo đúng trình tự và kể lại được từng đoạn câu
chuyện dựa vào tranh minh họa.
- Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.
* HS Khá- Giỏi kể được toàn bộ câu chuyện.
* Giáo dục kĩ năng sống: -Xác định giá trị
-Giao tiếp
-Lắng nghe tích cực
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- Tranh minh hoạ bài tập đọc, các đoạn truyện (phóng to).
- Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.
- Bản đồ hành chính Châu Phi (hoặc thế giới).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Tập đọc
Hoạt động của gv Hoạt động của hs
1.Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 3 HS lên bảng YC đọc và trả lời câu hỏi về
nội dung bài tập đọc Thư gửi bà.
3. Bài mới
* Giới thiệu bài
- GV : Treo tranh minh hoạ bài tập đọc và hỏi : Bức
tranh vẽ cảnh gì ?
Quang cảnh được minh hoạ trong tranh là ở bờ
biển của đất nước Ê-pi- ô- pi-a xinh đẹp. Người
dân đất nước này có một phong tục rất độc đáo.

Chúng ta cùng tìm hiểu để biết được đó là phong
tục độc đáo gì qua bài tập đọc Đất quý, đất yêu.
* Hoạt động 1: Luyện đọc
a) Đọc mẫu
- GV đọc mẫu toàn bài một lượt với giọng thong
thả, nhẹ nhàng, tình cảm. Chý ý các câu đối thoại.
b) Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
- HD đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn.
- HD đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó.


- 2 HS đọc bài
- Tranh vẽ cảnh chia tay bên bờ biển. Đặc
biệt có một người đang cạo đế giày của một
người khách chuẩn bị lên tàu.
- Theo dõi GV đọc mẫu.
- Mỗi HS đọc 1 câu, tiếp nối nhau đọc từ
đầu đến hết bài.
2
GV: Đặng Thị Đào Trường TH Phan Đình Phùng
- HD HS tách đoạn 2 thành 2 phần nhỏ :
- Phần 1 : từ Lúc hai người khách đến phải làm
như vậy ?
- Phần 2 : từ Viên quan trả lời đến dù chỉ là một
hạt cát nhỏ.
- HD HS đọc từng đoạn trước lớp. (Đọc 2 lượt).
- YC HS đọc phần chú giải để hiểu nghĩa các từ
khó.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm.
- Tổ chức thi đọc giữa các nhóm.

- HD HS đọc đồng thanh lời của viên quan ở đoạn
2.
* Hoạt động 2 : Hướng dẫn tìm hiểu bài
- GV gọi 1 HS đọc lại cả bài trước lớp.
- Yêu cầu HS đọc lại đoạn 1.
- Hỏi: Hai người khách du lịch đến thăm đất nước
nào ?
- GV : Ê-pi- ô- pi-a là một nước ở phía đông bắc
Châu Phi. (Chỉ vị trí nước Ê-pi-ô-pi-a trên bản đồ).
1./ Hai người khách được vua Ê-pi-ô-pi-a đón tiếp
như thế nào ?
- Chuyện gì đã xảy ra khi hai người khách chuẩn
bị lên tàu ? Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp đoạn 2.
2./ Khi hai người khách sắp xuống tàu, có điều gì
bất ngờ xảy ra ?
3./ Vì sao người Ê-pi-ô-pi-a không để khách mang
đi dù chỉ là một hạt cát nhỏ ?
- Đọc từng đoạn trong bài theo HD của GV.
- Dùng bút chì đánh dấu phân cách giữa 2
phần.
- Mỗi HS đọc một đoạn trước lớp. Chú ý
ngắt giọng đúng ở các dấu chấm, phẩy và
thể hiện tình cảm khi đọc các lời thoại.
- Ông sai người cạo sạch đất ở đế giày của
khách/ Rồi mới để họ xuống tàu trở về
nước.//
- Tại sao các ông lại phải làm như vậy?
(giọng ngạc nhiên)
- Nghe những lời nói chân tình của viên
quan,/ hai người khách càng thêm khâm

phục tấm lòng yêu quý mảnh đất quê hương
của người Ê-pi-ô-pi-a.//
- Thực hiện yêu cầu của GV.
- Mỗi nhóm 4 HS, lần lượt từng HS đọc
một đoạn trong nhóm.
- 3 nhóm thi đọc tiếp nối.
- Đọc đồng thanh theo nhóm.
- 1 HS đọc, cả lớp cùng theo dõi bài .
- 1 HS đọc trước lớp.
- Hai người khách du lịch đến thăm đất
nước Ê-pi-ô-pi-a.
- Quan sát vị trí của Ê-pi-ô-pi-a.
- Nhà vua mời họ vào cung điện, mở tiệc
chiêu đãi, tặng cho họ nhiều sản vật quý để
tỏ lòng hiếu khách.
- 1 HS đọc đoạn 2 trước lớp, cả lớp đọc
thầm theo.
- Khi hai người khách chuẩn bị xuống tàu,
viên quan bảo họ dừng lại, cởi giày ra và
sai người cạo sạch đế giày của hai người
khách rồi mới để họ xuống tàu.
- Vì đó là mảnh đất yêu quý của Ê-pi-ô-pi-a.
Người Ê-pi-ô-pi-a sinh ra và chết đi cũng ở
đây. Trên mảnh đất ấy họ trồng trọt, chăn
nuôi. Đất là cha, là mẹ, là anh em ruột thịt
của người Ê-pi-ô-pi-a và là thứ thiêng liêng
nhất, cao quý nhất của họ.
3
GV: Đặng Thị Đào Trường TH Phan Đình Phùng
- Yêu cầu HS đọc phần còn lại của bài và hỏi :

-Theo em phong tục trên nói lên tình cảm của người
Ê-pi-ô-pi-a với quê hương như thế nào ?
* Hoạt động 3 : Luyện đọc lại bài
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm lời của viên quan
trong đoạn 2.
- Người Ê-pi-ô-pi-a rất yêu quý, trân trọng
mảnh đất quê hương mình. Với họ, đất đai
là thứ quý giá và thiêng liêng nhất.
- HS thi đọc trong nhóm, mỗi nhóm cử 1
đại diện tham gia thi đọc trước lớp.
Kể chuyện
* Hoạt động 4 : Xác định yêu cầu
Mục tiêu
• Sắp xếp thứ tự các tranh minh hoạ, theo đúng
trình tự nội dung truyện. Dựa vào tranh minh hoạ
kể lại được nội dung câu chuyện.
• Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.
- Gọi HS đọc yêu cầu của phần kể chuyện.
- H/dẫn hs tìm ý chính của mỗi đoạn truyện. Bức
tranh vẽ gì?
- YC HS dựa vào nội dung các tranh và sắp xếp lại
các tranh theo đúng thứ tự trong câu chuyện.
- GV gọi 2 HS khá kể mẫu nội dung tranh 3, 1
trước lớp.
Hoạt động 5 : Kể theo nhóm
- Yêu cầu HS kể theo nhóm 4
* Hoạt động 6 : Kể trước lớp
Tổ chức cho HS thi kể trước lớp
- Tuyên dương HS kể tốt.
4.Củng cố, dặn dò

* GDMT: Muốn cho đất đai không bị xói mòn ta
phải làm gì ?
- GV : Câu chuyện độc đáo về Ê-pi-ô-pi-a đã cho chúng
ta thấy được tình yêu đất nước sâu sắc của họ. Không chỉ
: Ê-pi-ô-pi-a mà mọi dân tộc, mọi quốc gia trên thế giới
đều yêu quý đất nước mình, trân trọng đất đai, Tổ quốc
mình. Người Việt Nam cũng vậy.
- Nhận xét tiết học và dặn dò Hs chuẩn bị bài sau.
- 2 HS đọc yêu cầu 1, 2 trang 86, SGK.
Tranh 1: Hai vị khách được vua của nước Ê
– ti – ô – pi –a tiếp đãi và tặng quà.
Tranh 2: Viên quan giải thích cho hai vị
khách biết lí do của hành động lạ lùng mà
họ vừa chứng kiến.
Tranh 3: Hai vị khách du lịch thăm đất
nước Ê – ti – ô – pi –a .
Tranh 4: Hai vị quan ngạc nhiên khi thấy
viên quan sai người cạo sạch đất dưới đế
giày của họ.
- HS phát biểu ý kiến về cách sắp xếp, cả
lớp thống nhất sắp xếp theo thứ tự : 3 - 1 - 4
- 2.
- Theo dõi và nhận xét phần kể của bạn.
- Mỗi nhóm 4 HS. Lần lượt từng em kể về 1
bức tranh trong nhóm, các bạn trong nhóm
nghe và chỉnh sửa lỗi cho nhau.
- 2 nhóm HS kể trước lớp, cả lớp theo dõi,
nhận xét và bình chọn nhóm kể hay nhất.
( - HS khá giỏi kể toàn bộ câu chuyện)
- HS suy nghĩ trả lời.


4
GV: Đặng Thị Đào Trường TH Phan Đình Phùng
Toán
T iết 51. BÀI TOÁN GIẢI BẰNG HAI PHÉP TÍNH ( T T )
I.Mục tiêu:
-Bước đầu biết giải và trình bày bài giải bài toán bằng hai phép tính. Làm Bt 1, 2,
3(dòng 2)
II.Đồ dùng dạy học:
- Các tranh vẽ tương tự như trong sách toán 3
III.Hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS lên bảng làm bài 3/50
- Nhận xét, chữa bài và cho điểm HS
3. Bài mới:
* Hoạt động 1 HD giải bài toán thực hiện bằng hai
phép tính
- Gv nêu bài toán
- Hướng dẫn HS vẽ sơ đồ và phân tích
- Ngày thứ bảy cửa hàng đó bán được bao nhiêu chiếc
xe đạp?
- Số xe đạp bán được ngày chủ nhật như thế nào so
với ngày thứ bảy?
- Bài toán y/c ta tính gì ?
- Muốn tìm số xe đạp trong cả hai ngày, ta phải biết
những gì ?
- Đã biết số xe của ngày nào? Chưa biết số xe của
ngày nào?

- Vậy ta phải đi tìm số xe của ngày chủ nhật
Kết luận :
Muốn giải bài toán có hai phép tính, ta cần phải
thực hiện qua hai bước tính.
* Hoạt động 2 : Luyện tập - Thực hành
* Bài 1 : Gọi 1HS đọc đề bài
- Y/c HS quan sát sơ đồ bài toán
- Hỏi : Bài toán y/c ta tìm gì ?
- Quãng đường từ nhà đến bưu điện tỉnh có quan hệ
như thế nào với quãng đường từ nhà đến chợ huyện
và từ chợ huyện đến bưu điện tỉnh?
- Vậy muốn tính quãng đường từ nhà đến bưu điện
tỉnh ta phải làm thế nào ?
- Quảng đường từ chợ huyện đến bưu điện tỉnh đã
biết chưa ?
- HS đọc lại đề bài
- 6 chiếc xe đạp
- Gấp đôi số xe đạp của ngày thứ bảy
- Số xe đạp cửa hàng bán được trong cả hai
ngày?
- Biết được số xe đạp bán được của mỗi
ngày
- Biết số xe của ngày thứ bảy, chưa biết số
xe của ngày chủ nhật
- 1HS lên bảng, lớp làm vào vở
1 Hs đọc đề bài – Lớp theo dõi bài.
- Tìm quãng đường từ nhà đến bưu điện
tỉnh
- Quãng đường từ nhà đến bưu điện tỉnh
bằng tổng quãng đường từ nhà đến chợ

huyêïn và từ chợ huyêïn đến bưu điện tỉnh
- Ta phải lấy quãng đường từ nhà đến chợ
huyện cộng với quãng đường từ chợ huyện
đến bưu điện tỉnh
- Chưa biết
5
GV: Đặng Thị Đào Trường TH Phan Đình Phùng
- Y/c HS tự làm tiếp bài tập
- Chữa bài và cho điểm HS
* Bài 2 : Gọi 1HS đọc đề bài
- Y/c HS tự vẽ sơ đồ và giải bài tốn
* Bài 3 ( dòng 2 )
- Gọi 1HS nêu y/c của bài
- Y/c HS nêu cách thực hiện gấp một số lên nhiều
lần, sau đó làm mẫu 1 phần rồi y/c hs tự làm
Kết luận : Lưu ý thực hiện qua hai bước.
4. Củng cố, dặn dò
- Muốn giải bài tốn bằng hai phép tính ta cần thực
hiện mấy bước
- Về nhà làm bài ở VBT.
- Nhận xét tiết học. CB bài sau.
- HS cả lớp làm vào vở,1HS lên bảng
Giải:
Qng đường từ chợ huyện đến bưu điện
là:
5 x 3 = 15 (km)
Qng đường từ nhà đến bưu điện là:
5 + 15 = 20 (km)
Đáp số : 20 km


- HS giải vào vở,1HS lên bảng làm
Giải:
Số lít mật ong lấy ra là:
24 : 3 = 8 (lít)
Số lít mật ong còn lại là:
24 – 8 = 16 (lít)
Đáp số :16 lít
-2 HS lên bảng làm bài, hs cả lớp làm vào
vở. Sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo
vở để kiểm tra bài của nhau
* 6 gấp 2 lần= 12 bớt 2= 10
* 56 giảm 7 lần =8 thêm 7= 15
- Qua 2 bước

Đạo đức
Tiết :11. Ôn tập và thực hành kỹ năng giữa kỳ I
I. MỤC TIÊU
- Giúp học sinh biết thực hiện những điều đã học về: giữ lời hứa tự làm lấy việc của
mình, biết quan tâm chăm sóc ơng bà và chia sẻ vui buồn cùng bạn.
- Thực hiện những hành vi cử chỉ trong các tình huống liên quan đến các bài đã học.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
6
GV: Đặng Thị Đào Trường TH Phan Đình Phùng
1.ổn định
2. Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 hs trả lời
- Chia sẻ vui buồn cùng bạn có lợi như thế nào?
- Em đã làm gì để chia sẻ vui buồn cùng bạn?
3. Bài mới:
Hoạt động1: Ôn tập

 Mục tiêu:
HS giải thích được như thế nào là giữ lời hứa, vì sao
phải quan tâm chăm sóc người thân và vì sao bạn bè
phải biết chia sẻ vui buồn cùng nhau.
 Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS kể tên những bài đã học
- Nêu câu hỏi giúp hs ôn tập
+ Thế nào là giữ lời hứa?
+ Nêu ích lợi của việc tự làm lấy việc của mình?
+ Vì sao cần phải chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị
em?
+ Vì sao bạn bè nên chia sẻ vui buồn cùng nhau?
Kết luận:
Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến
 Mục tiêu:
HS biết đánh giá, bày tỏ ý kiến với những hành đúng,
hành vi sai.
 Cách tiến hành:
- Nêu một số tình huống, câu hỏi để học sinh thảo luận.
- YC các nhóm đưa ra ý kiến của mình Đ hay S và giải
thích lý do.
1. Ai cũng kính yêu Bác Hồ kể cả bạn bè và thiếu nhi
thế giới.
2. Người lớn không cần phải giữ lời hứa với trẻ em.
3. Đã hứa với ai điều gì, bạn phải cố gắng thực hiện
được lời hứa đó.
4. Vì muốn mượn Tuấn quyển truyện, Hòa đã trực nhật
hộ Tuấn
5. Tuấn giúp bà nấu cháo cho bà bị ốm.
6. Quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em, làm

cho gia đình hạnh phúc hơn.
7. Mai giúp Thu chép bài để bạn có thời gian chăm sóc
mẹ ốm.
4. Củng cố, dặn dò:
Về đọc các tình huống đã học ở các bài trước và tìm
cách xử lý.
- Nhận xét tiết học. CB bài sau.
- HS trả lời
- 2-3 hs kể
- HĐ theo nhóm lớn
- Đại diện nhóm trả lời câu hỏi
- Các nhóm thảo luận
- Đ
- S
- Đ
- S
- Đ
- Đ
- Đ
- Đại diện nhóm nêu ý kiến và giải thích
lý do
7
GV: Đặng Thị Đào Trường TH Phan Đình Phùng
Thứ ba ngày 01 tháng 11 năm 2011
Chính tả
Nghe- viết : Tiết 21. TIẾNG HÒ TRÊN SÔNG
I. MỤC TIÊU
- Nghe - viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm đúng bài tập chính tả điền tiếng có vần ong/oong.(BT2).
- Làm đúng BT3 a.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- Chép sẵn nội dung các bài tập chính tả trên bảng.
- Giấy khổ to và bút dạ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1.Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra HS về các câu đố của tiếtû trước.
- Nhận xét về lời giải và chữ viết của HS.
3. Bài mới
* Giới thiệu bài
- Trong tiết chính tả này các em sẽ nghe và viết
lại bài văn Tiếng hò trên sông và làm các bài tập
chính tả : phân biệt ong/oong và tìm các từ có
chứa âm đầu s/x .
* Hoạt động 1 : Hướng dẫn viết chính tả
- Nghe - viết chính xác bài Tiếng hò trên sông.
a) Tìm hiểu nội dung bài viết
- GV đọc bài văn một lượt.
- Hỏi : Ai đang hò trên sông ?
- Điệu hò chèo thuyền của chị Gái gợi cho tác
giả nghĩ đến những gì ?
b) Hướng dẫn cách trình bày
- Bài văn có mấy câu ?
- Tìm các tên riêng trong bài văn.
- Trong đoạn văn những chữ nào phải viết hoa ?
c) Hướng dẫn viết từ khó
- YC HS nêu các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
GV YC HS viết lại các từ vừa tìm được.
- Chỉnh sửa lỗi cho HS.

d) Viết chính tả: Gv đọc
e) Soát lỗi: Gv YC HS đổi vở soát lỗi
g) Chấm bài: Thu chấm 5-7 bài nhận xét
* Hoạt động 2 : HD làm bài tập chính tả
• Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt
ong/oong và tìm từ có tiếng bắt đầu bằng s/x .
- HS trả lời
- Theo dõi GV đọc, 2 HS đọc lại.
- Chị Gái đang hò trên sông.
- Điệu hò chèo thuyền của chị Gái làm tác giả
nghĩ đến quê hương với hình ảnh cơn gió
chiều và con sông Thu Bồn.
- Bài văn có 4 câu.
- Tên riêng : Gái, Thu Bồn.
- Những chữ đầu câu phải viết hoa.
- HS nêu :tiếng hò, chèo thuyền, thổi nhè nhẹ,
chảy lại,
- 3 HS lên bảng viết, lớp viết vào bảng con.
- HS viết vào vở
- HS đổi vở soát lỗi
8
GV: Đặng Thị Đào Trường TH Phan Đình Phùng
Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài 3- GV chọn phần a.
a) - Gọi HS đọc yêu cầu.
- Phát giấy và bút cho các nhóm.
- YC HS tự làm trong nhóm. GV đi giúp đỡ các
nhóm gặp khó khăn.

- Gọi 2 nhóm đọc lời giải của mình. Các nhóm
khác bổ sung. GV ghi nhanh lên bảng.
- Chốt lại lời giải đúng.
4. Củng cố, dặn dò
* GDMT: Muốn cho môi trường xung quanh ta
có cảnh đẹp các em phải làm gì?
- Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà ghi nhớ các từ
vừa tìm được. HS nào viết xấu, sai 5 lỗi trở lên
phải viết lại bài và chuẩn bị bài sau.
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- 3 HS lên bảng, lớp làm vàoVBT.
- Đọc lại lời giải và làm bài vào vở.
Chuông xe đạp kêu kính coòng, vẽ đường
cong, làm xong việc, cái soong.
1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- Nhận đồ dùng học tập.
- Tự làm trong nhóm.
- Đọc và bổ sung lời giải.
- Đọc lại lời giải và làm bài vào VBTû.
+ Từ chỉ sự vật có tiếng bắt đầu bằng chữ s :
sông, suối, sắn, sen, sim, sung, quả xấu, lá xả,
quả su su, con sâu, sáo, sến, sói, sư tử, chim
sẻ,
+ Từ chỉ đặc điểm, hành động, tính chất có
tiếng bắt đầu bằng chữ x : mang xách, xô đẩy,
xiên, xọc, xếch, xộc xệch, xoạc, xa xa, xôn
xao, xáo trộn,
- HD suy nghĩ trả lời
Toán
Tiết 52. LUYỆN TẬP

I.Mục tiêu:
- Biết giải bài toán bằng hai phép tính. Làm BT 1, 3, 4(a, b)
II.Đồ dùng dạy học:
III.Hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1Ổn định
2.Kiểm tra bài cũ:
- Gv chấm 1 số VBT cho HS - Nhận xét,
3.Bài mới:
* Hoạt động 1 : Luyện tập - Thực hành
*Bài 1: Gọi 1HS đọc đề bài
- Y/c HS suy nghĩ để tự vẽ sơ đồ và giải bài toán
1 HS đọc đề bài- Lớp theo dõi bài.
- HS cả lớp làm vào vở, 1HS lên bảng làm bài
Giải:
Số ô tô đã rời bến là:
18 +17 = 35 (ô tô)
Số ôtô còn lại trong bến là:
45 – 35 = 10 (ôtô)
9
GV: Đặng Thị Đào Trường TH Phan Đình Phùng
* Bài 3 : Y/c hs đọc y/c bài toán
- Có bao nhiêu bạn HS giỏi?
- Số bạn HS khá như thế nào so với số bạn HS
giỏi?
- Bài toán y/c tìm gì?
- Y/c HS dựa vào tóm tắt để đọc thành đề toán
- Y/c hs tự làm bài
* Bài 4 ( dòng a, b )
- 1HS nêu y/c của bài

Y/c HS nêu cách gấp 15 lên 3 lần
- Sau khi gấp 15 lên 3 lần, chúng ta cộng với 47
thì được bao nhiêu ?
- Y/c HS tự làm tiếp các phần còn lại
- Chữa bài và cho điểm HS
Kết luận : Lưu ý thực hiên qua hai bước.
4. Củng cố, dặn dò
- Về nhà làm bài ở VBT.
- Nhận xét tiết học. CB bài sau.
Đáp số:10 ô tô
1 HS đọc yêu cầu bài- Lớp theo dõi bài.
- 14 bạn
- Nhiều hơn số bạn HS giỏi là 8 ban
- Số bạn HS khá và giỏi
- Lớp 3A có 14 HS giỏi, số HS khá nhiều hơn
số HS giỏi là 8 bạn. Hỏi lớp 3A có tất cả bao
nhiêu HS khá và giỏi
- HS cả lớp làm bài vào vở, 1HS lên bảng
Giải:
Số HS khá là:
14 + 8 = 22 (HS)
Số HS khá và giỏi là:
14+ 22 = 36 (HS )
Đáp số: 36 HS
- Lấy 15 nhân 3 tức là 15 x 3 = 45
- 45 + 47 = 92
- 3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm vào vở
a. 12 x = 72 ; 72 -25 = 47
b. 56 : 7 = 8 ; 8 - 5 = 3
Thể dục

Tiết 21. ĐỘNG TÁC BỤNG CỦA BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG
TC: CHẠY ĐỔI CHỖ, VỖ TAY NHAU
I/ MỤC TIÊU :
- Biết cách thực hiện các động tác vươn thở, tay, chân, lườn của bài TD PT chung.
- Bước đầu biết cách thực hiện động tác bụng của bài thể dục phát triển chung.
- Trò chơi: “Chạy đổi chổ, vỗ tay nhau”. Biết cách chơi và tham gia chơi đđược trò
chơi.
II ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN :
- Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo an toàn tập luyện.
- Phương tiện: Còi, kẻ sân tập.
III NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:
Nội dung Định lượng Chỉ dẫn p/p & hình thức tập luyện
1/ Phần mở đầu:
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu
giờ học.
- CS tập hợp, điểm số báo cáo.
- Giậm chân, vỗ tay, hát.
6-10 p
1-2 p
1-2 p

… m
mmmm
mmmm
m m mmmm
mmmm
10
GV: Đặng Thị Đào Trường TH Phan Đình Phùng
+ Cán sự điều khiển.
- Khởi động: Xoay các khớp cổ tay, cổ

chân, đầu gối, vai, hông.
+ Cán sự điều khiển.
2/ Phần cơ bản:
- Ôn 4 động tác: Vươn thở, tay, chân, lườn
của bài TD PT chung.
- GV làm mẫu và hô nhịp cả lớp tập.
Những lần sau CS làm mẫu,GV hô nhịp.
HS tập 1 số lần.
- GV nhận xét rồi cho tập tiếp, nhịp hô hơi
chậm, gọn.
- Chia nhóm tập luyện 4 động tác đã học.
GV đi đến từng tổ quan sát kết hợp sửa
chữa động tác sai. Các tổ thi đua với nhau.
- Học động tác bụng:
- GV vừa làm mẫu vừa giải thích và hô
nhịp chậm, đồng thời cho HS tập bắt chước
theo. Sau đó GV nhận xét rồi cho tập tiếp.
- GV vừa hô nhịp vừa làm mẫu những nhịp
cần nhấn mạnh.
- GV chỉ hô nhịp, không làm mẫu. Nhịp hô
với tốc độ trung bình.
- Chơi trò chơi “Chạy đổi chổ, vỗ tay
nhau”:
+ GV nêu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi,
cách thưởng phạt.
+ Cho HS chơi thử kết hợp giải thich thêm.
+ GV điều khiển cả lớp chơi.
Nhận xét.
3 Phần kết thúc :
- Thả lỏng

- Giậm chân, vỗ tay, hát .
- GV cùng HS hệ thống bài.
+ HS nhắc lại nội dung bài học.
- GV nhận xét giờ học và giao bài tập về
nhà: Ôn 4 động tác thể dục đã học.
1-2 p
18-22 p
6-7 p
1 lần
7-8 p
1-2 lần
6-7 p
1 lần
1 lần
4-6 p
1-2 p
1-2 p
1-2 p
mmmm
m m m m
m m m m
m m m m
m m m m

m m

mmmm
mmmm
m m mmmm
mmmm

mmmm
Thứ tư ngày 02 tháng 11 năm 2011
Tập đọc
Tiết 33. VẼ QUÊ HƯƠNG
11
GV: Đặng Thị Đào Trường TH Phan Đình Phùng
I. MỤC TIÊU
1. Đọc thành tiếng.
- Bước đầu biết đọc đúng nhịp thơ và bộc lộ niềm vuiqua giọng đọc.
2. Đọc hiểu
- Hiểu nội dung của bài thơ : Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của quê hương và thể hiện tình
yêu quê hương tha thiết của người bạn nhỏ.( TL được các câu hỏi trong SGK; thuộc 2
khổ thơ trong bài)
* HS Khá- Giỏi thuộc cả bài thơ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- Tranh minh hoạ bài tập đọc (phóng to, nếu có thể).
- Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.
- Bảng phụ viết sẵn bài thơ để hướng dẫn học thuộc lòng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu 4 HS đọc, kể chuyện và trả lời câu
hỏi về nội dung bài tập đọc Đất quý, đất yêu.
3. Bài mới
* Giới thiệu bài
- Hỏi : Nếu vẽ tranh về đề tài quê hương, em sẽ
vẽ những gì ?
- Treo tranh minh hoạ bài tập đọc, YC HS trả
lời câu hỏi : Tranh vẽ những cảnh gì ?

- GV tóm tắt các ý : Đây là bức tranh vẽ quê
hương của một bạn nhỏ. Khi vẽ quê hương
mình, bạn nhỏ đã vẽ những gì thân quen nhất
như làng xóm, tre, lúa, trường học, và tô màu
sắc tươi thắm nhất. Vì sao bạn nhỏ lại vẽ được
một bức tranh về quê hương đẹp đến thế, chúng
ta cùng tìm hiểu qua bài thơ Vẽ quê hương.
- Ghi tên bài lên bảng.
Hoạt động 1 : Luyện đọc
a) Đọc mẫu
- GV đọc mẫu toàn bài một lượt với giọng vui
tươi, hồn nhiên.
b) Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
- HDđọc từng câu và luyện phát âm từ khó, dễ
lẫn.
- Hướng dẫn HS đọc từng khổ thơ trước lớp.
- Đọc từng khổ thơ trước lớp. Chú ý ngắt giọng
đúng ở cuối mỗi dòng thơ, giữa các khổ thơ và
các câu thơ :
Xanh tươi, / đỏ thắm./
Tre xanh, / lúa xanh/
- 2 đến 3 HS trả lời theo cách nghĩ của từng
em.
- HS trao đổi trong nhóm, sau đó mỗi nhóm cử
một đại diện trả lời.
- Nghe GV giới thiệu bài.
- HS trả lời
- Theo dõi GV đọc mẫu.
- Mỗi HS đọc 2 câu, tiếp nối nhau đọc từ đầu
đến hết bài. Đọc 2 vòng.

- Đọc từng khổ thơ trong bài theo HD của GV.
12
GV: Đặng Thị Đào Trường TH Phan Đình Phùng
A, / nắng lên rồi/
- Giải nghĩa các từ khó.
- YC 4 HS tiếp nối nhau đọc bài trước lớp, mỗi
HS đọc một đoạn.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm.
- Tổ chức thi đọc giữa các nhóm.
* Hoạt động 2 : Hướng dẫn tìm hiểu bài
- GV gọi 1 HS đọc lại cả bài trước lớp.
1./ Kể tên các cảnh vật được miêu tả trong bài
thơ.
- Trong bức tranh của mình, bạn nhỏ đã vẽ rất
nhiều cảnh đẹp và gần gũi với quê hương mình,
không những vậy bạn còn sử dụng nhiều màu sắc.
2./ Em hãy tìm những màu sắc mà bạn nhỏ đã sử
dụng để vẽ quê hương.
- Yêu cầu HS đọc câu hỏi 3.
- YCHS thảo luận cặp đôi để tìm câu trả lời.
- Kết luận : Cả 3 ý trả lời đều đúng, nhưng ý trả
lời đúng nhất là ý c) Vì bạn nhỏ yêu quê hương.
Chỉ có người yêu quê hương mới cảm nhận
được hết vẻ đẹp của quê hương và dùng tài năng
của mình để vẽ phong cảnh quê hương thành
một bức tranh đẹp và sinh động như thế.
Hoạt động 3 Học thuộc lòng
- GV treo bảng phụ có viết sẵn bài thơ, YC cả
lớp đọc đồng thanh bài thơ. Sau đó cho HS thời
gian để tự học thuộc lòng. GV xoá dần bài thơ,

mỗi dòng thơ chỉ để lại hai tiếng đầu hoặc hai
tiếng cuối.
- Tổ chức cho 2 HS thi viết lại bài thơ theo hình
thức tiếp nối.
- Gọi một số HS xung phong đọc thuộc lòng
một đoạn hoặc cả bài thơ.
- Tuyên dương các HS học thuộc lòng nhanh,
động viên các em chưa thuộc cố gắng hơn.
4. Củng cố, dặn dò
* GDMT: Muốn cho quê hương tươi đẹp chúng
ta phải làm gì?
- Nhận xét tiết học, tuyên dương các HS chăm
chú nghe giảng, tích cực tham gia xây dựng bài.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài sau.
- HS đọc chú giải.
- 4 HS tiếp nối nhau đọc bài, cả lớp theo dõi
bài trong SGK.
- Mỗi nhóm 4 HS, lần lượt từng HS đọc một
đoạn trong nhóm.
- 3 nhóm thi đọc đồng thanh bài thơ.
- 1 HS đọc, cả lớp cùng theo dõi SGK.
- HS nối tiếp nhau kể, mỗi HS chỉ cần kể một
cảnh vật : tre, lúa, sông máng, trời, mây, mùa
thu, nhà, trường học, cây gạo, nắng, mặt trời,
lá cờ Tổ quốc.
- Tiếp nối nhau phát biểu ý kiến, mỗi HS chỉ
cần nêu một màu :
- tre xanh, lúa xanh, sông máng xanh mát, trời
mây xanh ngắt, nhà ngói đỏ tươi, trường học
đỏ thắm, Mặt Trời đỏ chót.

- 1 HS đọc trước lớp, cả lớp đọc thầm.
- Đại diện HS trả lời, các HS khác theo dõi và
nhận xét.
- ý c) Vì bạn nhỏ yêu quê hương. Chỉ có người
yêu quê hương mới cảm nhận được hết vẻ đẹp
của quê hương
- Nghe GV kết luận.
- Tự học thuộc lòng bài thơ.
- Viết lại các phần thiếu của bài thơ.
- HS suy nghĩ trả lời
13
GV: Đặng Thị Đào Trường TH Phan Đình Phùng

Luyện từ và câu
Tiết 11. TỪ NGỮ VỀ QUÊ HƯƠNG.ÔN TẬP CÂU AI LÀM GÌ ?
I . MỤC TIÊU
- Hiểâu và xếp đúng vào hai nhóm một số từ ngữ về quê hương( BT 1)
- Biết dùng từ cùng nghĩa thích hợp thay thế từ quê hương trong đoạn văn (BT 2).
- Nhận biết được các câu theo mẫu Ai làm gì? Và tìm được bộ phận câu trả lời câu hỏi
Ai? Hoặc Làm gì? (BT3)
- Đặt được 2- 3 câu theo mẫu Ai làm gì? Với 2- 3 từ ngữ cho trước(BT4)
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- Bảng từ bài tập 1 viết sẵn trên bảng.
- Bảng phụ viết sẵn đoạn văn trong các bài tập 2, 3.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của gv Hoạt động của hs
1.Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu HS làm lại bài tập 2, 3 trong tiết
Luyện từ và câu tuần 10.

- Nhận xét và cho điểm HS.
3. Bài mới
* Giới thiệu bài
- Trong giờ Luyện từ và câu tuần này, các em sẽ
được mở rộng vốn từ theo chủ điểm Quê hương,
sau đó ôn tập lại về mẫu câu Ai làm gì ?
* Hoạt động 1: Mở rộng vốn từ theo chủ điểm
Quê hương .
Bài 1:Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Treo bảng phụ cho HS đọc từ ngữ bài đã cho.
-Bài YC chúng ta xếp từ ngữ đã cho thành mấy
nhóm, mỗi nhóm có ý nghĩa như thế nào ?
- Chia lớp thành 4 nhóm, YC các nhóm thi làm
bài nhanh. HS cùng một nhóm nối tiếp nhau
viết từ vào dòng thích hợp trong bảng, mỗi HS
chỉ viết 1 từ. Nhóm nào xong trước và đúng thì
thắng cuộc.
- Tuyên dương nhóm thắng cuộc, YC HS đọc lại
các từ sau khi đã xếp vào bảng từ.
- Giúp HS hiểu nghĩa các từ khó hiểu, GV cho
HS nêu các từ mà các em không hiểu nghĩa, sau
đó giải thích cho HS hiểu, trước khi giải thích
có thể cho HS trong lớp nêu cách hiểu về từ đó.
Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- YC các HS khác đọc các từ trong ngoặc đơn.
- GV giải nghĩa các từ nhữ : quê quán, giang
sơn, nơi chôn rau cắt rốn.
- 2 HS lên bảng làm
- Nghe GV giới thiệu bài.
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm lại.

- Đọc bài.
- Bài YC xếp từ thành 2 nhóm, nhóm 1 chỉ sự
vật ở quê hương, nhóm 2 chỉ tình cảm đối với
quê hương.
- HS thi làm bài nhanh. Đáp án :
+ Chỉ sự vật ở quê hương : cây đa, dòng
sông, con đò, mái đình, ngọn núi, phố phường.
+ Chỉ tình cảm đối với quê hương : gắn bó,
nhớ thương, yêu quý, thương yêu, bùi ngùi, tự
hào.
- HS có thể nêu : mái đình, bùi ngùi, tự hào,
- 1 HS đọc toàn bộ đề bài, 1 HS đọc lại đoạn văn-
-1 HS đọc.
- Nghe GV giải thích về nghĩa của từ khó.
- 2 đến 3 HS trả lời, HS khác theo dõi và nhận
xét, bổ sung.
14
GV: Đặng Thị Đào Trường TH Phan Đình Phùng
- YC HS tự làm bài, sau đó gọi đại diện trả lời.
- Chữa bài : Có thể thay bằng các từ ngữ như :
quê quán, quê cha đất tổ, nơi chôn rau cắt rốn.
* Hoạt động 2 : Ôn tập mẫu câu Ai làm gì?
Bài 3:Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- YC HS đọc kĩ từng câu trong đoạn văn trước
khi làm bài.
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào
vở bài tập.
- Chữa bài và cho điểm HS.
- 1 HS đọc đề bài, 1 HS đọc lại đoạn văn.

- Bài tập YC chúng ta tìm các câu văn được
viết theo mẫu Ai làm gì? có trong đoạn văn,
sau đó chỉ rõ bộ phận câu trả lời câu hỏi Ai ?
bộ phận câu trả lời câu hỏi làm gì ?
- 2 HS làm bài trên bảng lớp, lớp làm bài vào
VBT, sau đó nhận xét bài làm của bạn trên
bảng.
Đáp án
Ai Làm gì?
Cha làm cho tôi chiếc chổi cọ để quét nhà, quét sân.
Mẹ đựng hạt giống đầy móm lá cọ, treo lên gác bếp để mùa sau cấy
Chị đan nón lá cọ, lại biết đan cả mành cọ và làn cọ xuất khẩu.
Bài 4
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- YC HS suy nghĩ để đặt câu với từ ngữ bác
nông dân.
- Yêu cầu HS tự đặt câu và viết vào vở bài tập.
- Gọi một số HS đọc câu của mình trước lớp, sau
đó nhận xét và cho điểm HS.
4 .Củng cố, dặn dò
* GDMT: Để quê hương có cảnh đẹp các em
phải làm gì?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS về nhà tìm thêm các từ theo chủ
điểm Quê hương, ôn mẫu câu Ai làm gì ?CB bài
sau.
- 1 HS đọc đề bài, cả lớp đọc thầm.
- 3 đến 5 HS tiếp nối đọc câu của mình.
- Ví dụ : Bác nông dân đang gặt lúa./ Bác nông
dân đang cày ruộng./ Bác nông dân đang bẻ

ngô./ Bác nông dân đang phun thuốc sâu,
- Làm bài.
- Theo dõi và nhận xét câu của các bạn.
-Ví dụ : Những chú gà con đang theo mẹ đi tìm
mồi./ Đàn cá tung tăng bơi lội.
- HS suy nghĩ trả lời
Toán
Tiết 53. BẢNG NHÂN 8
I. Mục tiêu:
- Bước đầu thuộc bảng nhân 8 và vận dụng được phép nhân 8 vào giải toán. Làm BT
1, 2, 3.
II.Đồ dùng dạy học:
Các tấm bìa, mỗi tấm có 8 chấm tròn
Bảng lớp ghi sẵn BT 1, bảng nhân 8 ( không có kết quả)
III.Hoạt động dạy- học :
15
GV: Đặng Thị Đào Trường TH Phan Đình Phùng
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ:
Gọi 2 HS lên bảng tính:
a. Gấp 23 lên 3 lần rồi bớt đi 45

23 x 3 = 69 69 – 45 = 24
b. Giảm 84 đi 4 lần rồi gấp lên 2 lần.
84 : 4 = 21 21 x 2 = 42
Gọi HS nhận xét bài bạn.
GV nhận xét, chữa bài và cho điểm hs
3.Bài mới:
- Gọi hs lên bảng đọc thuộc lòng bảng nhân 7.

* Hoạt động 1 : Hướng dẫn thành lập bảng nhân 8 -
Gắn 1 tấm bìa có 8 hình tròn hỏi : 8 chấm tròn được
lấy 1 lần bằng mấy chấm tròn ?
- 8 được lấy 1 lần thì viết 8 x 1 = 8
- Gắn tiếp 2 tấm bìa lên bảng và hỏi : 8 được lấy 2
lần, viết thành phép nhân như thế nào?
- 8 nhân 2 bằng mấy?
- Vì sao con biết 8 x 2 = 16
- Các trường hợp còn lại , tiến hành tương tự như 8 x
2
- Y/c hs đọc bảng nhân 8 vừa lập được, sau đó cho hs
thời gian để tự học thuộc bảng nhân
- Xóa dần bảng cho hs đọc thuộc
Kết luận : Học thuộc bảng nhân 8 để thực hành giải
toán
* Hoạt động 2 : Luyện tập - Thực hành
* Bài 1: Bài tập y/c chúng ta làm gì ?
- Y/c hs tự làm bài, sau đó cho 2 hs ngồi cạnh nhau
đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau
Bài 2: Gọi 1hs đọc đề bài
- Có tất cả mấy can dầu ?
- Mỗi can dầu có bao nhiêu l dầu
- Vậy để biết 6 can dầu có tất cả bao nhiêu l dầu ta
làm như thế nào?
- Y/c hs tự làm bài
Tóm tắt
1can : 8l
8can : … l
- Chữa bài và cho điểm hs
* Bài 3

- Bài toán y/c chúng ta làm gì?

- 8 chấm tròn
- Hs đọc 8 x 1 = 8
- 8 x 2
- 8 nhân 2 bằng 16
- Vì 8 x 2 = 8 + 8 mà 8 + 8 = 16 nên 8 x 2
= 16
- Cả lớp đọc đồng thanh, sau đó tự học
thuộc lòng bảng nhân
- Đọc bảng nhân
- Tính nhẩm
- Làm bài và kiểm tra bài của bạn
- Mỗi can dầu có 8 l dầu. Hỏi 6 can như thế
có tất cả bao nhiêu l dầu?
- 6 can dầu
- 8 l dầu
- Hs cả lớp làm bài vào vở,1hs lên bảng làm
bài
Giải:
Cả 6 can dầu có số l là:
8 x 6 = 48 ( l )
Đáp số: 48 l dầu
- Đếm thêm 8 rồi viết số thích hợp vào ô
trống
16
GV: Đặng Thị Đào Trường TH Phan Đình Phùng
- Số đầu tiên trong dãy số này là số nào?
- Tiếp sau số 8 là số nào?
- 8 cộng thêm mấy bằng 16?

- Tiếp sau số 16 là số nào?
- Em làm như thế nào để tìm được số 24 ?
- Trong dãy số này, mỗi số đều bằng số đứng ngay
trước nó cộng thêm 8 . Hoặc bằng số trước nó trừ đi
8
- Y/c hs tự làm tiếp bài, sau đó chữa bài rồi cho hs
đọc xuôi, đọc ngược dãy số vừa tìm được
Kết luận : Học thuộc bảng nhân 8 để thực hành giải
toán
* 4. Củng cố, dặn dò:
- Y/c hs đọc thuộc lòng bảng nhân 8
- Về nhà làm bài VBT
- Nhận xét tiết học. CB bài sau.
- Số 8
- Là số 16
- cộng 8
- Số 24
- Lấy 16 cộng với 8
- Làm bài tập
- HS đọc lại bảng nhận 8
Tự nhiên và xã hội
Tiết 21. THỰC HÀNH : PHÂN TÍCH VÀ VẼ SƠ ĐỒ
MỐI QUAN HỆ HỌ HÀNG
I.MỤC TIÊU:
- Biết mối quan hệ, biết xưng hô đúng với những người họ hàng.
- Phân tích mối quan hệ họ hàng của một số trường hợp cụ thể.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Các hình trong SGK trang 42, 43.
- HS mang ảnh họ hàng nội, ngoại đến lớp.
- GV chuẩn bị cho mỗi nhóm HS một tờ giấy khổ lớn, hồ dán và bút màu.

III.HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Khởi động:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Thế nào là gia đình 2, 3 thế hệ
- Gọi 2 HS trả lời
- Gv nhận xét
3. Bài mới:
* Khởi động:
Chơi trò chơi đi chợ mua gì ? cho ai ?
+ Mục tiêu :Tạo được không khí vui vẻ trước giờ
17
GV: Đặng Thị Đào Trường TH Phan Đình Phùng
học.
+ Cách chơi : Nếu có sân rộng thì cho HS ra sân
chơi đứng thành vòng tròn, HS điểm số từ 1 đến
hết, GV chọn một em làm trưởng trò. Nếu không có
sân thì có thể ngồi tại chỗ trong lớp
Trưởng trò : Đi chợ, Đi chợ !
Cả lớp : Mua gì ? Mua gì ?
Trưởng trò : Mua 2 cái áo (em số 2 đứng dậy, chạy
vòng quanh lớp)
Cả lớp : Cho ai ?Cho ai ?
Em số 2 vừa chạy vừa nói : Cho mẹ, cho mẹ ! (sau
đó chạy về chỗ)
Trưởng trò : Đi chợ, Đi chợ !
Cả lớp : Mua gì ? Mua gì ?
Trưởng trò : Mua 10 quyển vở (em số 10 đứng dậy,
chạy vòng quanh lớp)
Cả lớp : Cho ai ? Cho ai ?

Em số 2 vừa chạy vừa nói : Cho em, cho em ! (sau
đó chạy về chỗ)
Trò chơi cứ tiếp tục như vậy (mua quà cho ông, bà,
cô chú, bác,…). Trưởng trò nói đến số nào thì em
đó chạy ra khỏi chỗ, vừa chạy vừa trả lời các câu
hỏi của cả lớp.
Cuối cùng, trưởng trò hô : Tan chợ.
* Hoạt động 1: Làm việc với phiếu bài tập
+ Mục tiêu:
- Nhận biết được mối quan hệ họ hàng qua tranh vẽ.
+ Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo nhóm
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm quan
sát hình trang 42 SGK và làm việc với phiếu bài
tập.
Hãy quan sát hình trang 42 SGK vàtrả lời các câu
hỏi sau:
1. Ai là con trai, ai là con gái của ông bà ?
2. Ai là con dâu, ai là con rể của ông bà ?
- HS chơi theo hướng dẫn của GV


- Các nhóm quan sát hình và làm trên
phiếu bài tập
18
GV: Đặng Thị Đào Trường TH Phan Đình Phùng
3. Ai là cháu nội, ai là cháu ngoại của ông bà ?
4. Những ai thuộc họ nội của Quang ?
5. Những ai thuộc họ ngoại của Hương ?
Bước 2:

Các nhóm đổi chéo phiếu bài tập cho nhau để chữa
bài.
Bước 3 : Làm việc cả lớp
Yêu cầu các nhóm trình bày
GV khẳng định những ý đúng thay cho kết luận,
nhóm nào làm chưa đúng có thể chữa lại bài của
nhóm mình.
4. Củng cố - Dặn dò:
Tiết học sau vẽ sơ đồ họ hàng.
Nhận xét tiết học. CB bài sau.
- Các nhóm trình bày trước lớp.
Thứ năm ngày 03 tháng 11 năm 2011
Tập viết
Tiết 11. ÔN CHỮ HOA : G (tiếp theo)
I. MỤC TIÊU
- Viết đúng chữ hoa G (1 dòng chữ Gh), R,Đ (1 dòng); viết đúng tên riêng Ghềnh
Ráng (1 dòng) và câu ứng dụng: Ai về…… Loa Thành Thục Vương(1 lần) bằng chữ cỡ
nhỏ.
- HS Khá- Giỏi viết đúng và đủ tất cả các dòng tập viết trên lớp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- Mẫu chữ viết hoa G, R.
- Tên riêng và câu ứng dụng viết mẫu sẵn trên bảng lớp.
- Vở Tập viết 3, tập một.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1.Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ
- Thu vở của một số HS để chấm bài về nhà.
- Gọi 1 HS đọc thuộc từ và câu ứng dụng của tiết
trước.

- Gọi HS lên bảng viết từ Ông Gióng, Gió, Trấn
Vũø, Thọ Xương.
- Nhận xét, cho điểm HS.
3. Dạy - học bài mới
* Giới thiệu bài
- Trong tiết tập viết này các em sẽ ôn lại cách viết
chữ viết hoa G (Gh), R, A, Đ, L, T, V có trong từ
và câu ứng dụng.
* Hoạt động 1 : Hướng dẫn viết chữ hoa
• Củng cố cách viết chữ viết hoa G (Gh).
- 2 HS lên bảng viết, lớp viết bảng con.
19
GV: Đặng Thị Đào Trường TH Phan Đình Phùng
• Viết đúng, đẹp các chữ hoa G (Gh), R, A, Đ, L,
T, V.
a) Quan sát và nêu quy trình viết chữ G, Gh.
- Trong tên riêng và câu ứng dụng có những chữ
hoa nào ?
- Treo bảng các chữ hoa G, R và gọi HS nhắc lại
quy trình viết đã học ở lớp 2.
- Viết lại mẫu chữ hoa cho HS quan sát, vừa viết
vừa nhắc lại quy trình viết.
b) Viết bảng
- YC HS viết các chữ hoa G, R vào bảng. GV theo
dõi và chỉnh sửa lỗi cho từng em.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn viết từ ứng dụng
a) Giới thiệu từ ứng dụng
- Gọi HS đọc từ ứng dụng.
- GV : Đây là một địa danh nổi tiếng ở miền
Trung nước ta.

b) Quan sát và nhận xét
- Các chữ trong từ ứng dụng có chiều cao như thế
nào ?
- Khoảng cách giữa các chữ bằng chừng nào ?
c) Viết bảng
- Yêu cầu HS viết từ ứng dụng : Ghềnh Ráng. GV
theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho HS.
* Hoạt động 3 : HD viết câu ứng dụng
• Viết đúng, đẹp theo cỡ chữ nhỏ câu ứng dụng :
Ai về đến huyện Đông Anh
Ghé xem phong cảnh Loa Thành Thục Vương.
• YC viết đều nét, đúng khoảng cách giữa các
chữ trong từng cụm từ.
a) Giới thiệu câu ứng dụng
- Gọi HS đọc câu ứng dụng.
- Giải thích : Câu ca dao bộc lộ niềm tự hào về di
tích lịch sử Loa Thành được xây theo hình vòng
xoắn như trôn ốc, từ thời An Dương Vương (Thục
Phán).
b) Quan sát và nhận xét
- Trong câu ứng dụng các chữ có chiều cao như
thế nào ?
c) Viết bảng
- YC HS viết : Ai, Đông Anh, Ghé, Loa Thành
Thục Vương vào bảng.
* Hoạt động 4 : HD viết vào vở Tập viết
- GV theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho từng HS.
- Thu và chấm 5 đến 7 bài.
4. Củng cố, dặn dò
* GDMT: Quê hương em có phong cảnh nào đẹp?

- Muốn có phong cảnh đẹp em phải làm gì?
- Nhận xét tiết học, chữ viết của HS.
- Dặn HS về nhà luyện viết, học thuộc câu ứng
- Có các ô chữ hoa G, R, A, Đ, L, V.
- 2 HS nhắc lại. Cả lớp theo dõi.
- 3 HS lên bảng viết, lớp viết vào bảng con.
- 3 HS đọc : Ghềnh Ráng.
- Các chư Gõ h, R, g cao 2 li rưỡi, các chữ còn
lại cao 1 li.
- Bằng 1 con chữ 0.
-
3 HS lên bảng viết, lớp viết vào bảng con.
- 2 HS đọc :
Ai về đến huyện Đông Anh
Ghé xem phong cảnh Loa Thành Thục Vương.
- Các chữ G, A, h, đ, y, Đ, p, L, T, V, g cao 2 li
rưỡi, các chữ còn lại cao 1 li.
- 4 HS lên bảng viết, lớp viết vào bảng con.
- HS viết :
+ 1 dòng chữ Gh, cỡ nhỏ.
+ 1 dòng chữ R,Đ, cỡ nhỏ.
+ 2 dòng Ghềnh Ráng, cỡ nhỏ.
+ 4 dòng câu ứng dụng cỡ nhỏ.
- HS suy nghĩ trả lời

20
GV: Đặng Thị Đào Trường TH Phan Đình Phùng
dụng và chuẩn bị bài sau.
Tự nhiên và xã hội
Tiết 22. THỰC HÀNH: PHÂN TÍCH VÀ VẼ SƠ ĐỒ

MỐI QUAN HỆ HỌ HÀNG (T T )
I. MỤC TIÊU:
- Biết mối quan hệ, biết xưng hô đúng với những người họ hàng nội, ngoaị.
- Phân tích mối quan hệ họ hàng của một số trường hợp cụ thể.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Các hình trong SGK trang 42, 43.
- HS mang ảnh họ hàng nội, ngoại đến lớp .
- GV chuẩn bị cho mỗi nhóm HS một tờ giấy khổ lớn, hồ dán và bút màu.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Khởi động:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Thế nào là gia đình 2, 3 thế hệ
- Gọi 2 HS trả lời
- Gv nhận xét
3. Bài mới:
* Hoạt động 2: Vẽ sơ đồ mối quan hệ họ hàng
+ Mục tiêu: Biết vẽ sơ đồ mối quan hệ họ hàng.
+ Cách tiến hành:
Bước 1: Hướng dẫn
- GV vẽ mẫu và giới thiệu sơ đồ gia đình.
Bước 2: Làm việc cá nhân
Bước 3:
Gọi một số HS giới thiệu sơ đồ về mối quan hệ họ
hàng vừa vẽ.
* Hoạt động 3: Chơi trò chơi xếp hình
+ Mục tiêu : Củng cố hiểu biết của HS về mối quan
hệ họ hàng
+ Cách tiến hành : :
Nếu có ảnh từng người trong gia đình ở các thế hệ




- HS theo dõi và lắng nghe
- Từng HS vẽ và điền tên những người
trong gia đình mình vào sơ đồ.
- HS trình bày trên khổ giấy Ao theo cách
của mỗi nhóm và trang trí đẹp. Sau đó mỗi
21
GV: Đặng Thị Đào Trường TH Phan Đình Phùng
khác nhau thì GV chia nhóm, HD HS trình bày trên
khổ giấy Ao theo cách của mỗi nhóm và trang trí
đẹp. Sau đó mỗi nhóm giới thiệu về sơ đồ của mình
trước lớp
4.Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét các sơ đồ của HS.
- CB bài sau : Phòng cháy khi ở nhà
nhóm giới thiệu về sơ đồ của mình trước
lớp
.
Toán
Tiết 54. LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu:
- Thuộc bảng nhân 8 và vận dụng trong tính giá trị biểu thức, trong giải toán.
- Nhận biết tính chất giao hoán của phép nhân với ví dụ cụ thể. Làm BT 1, 2( cột a), 3,
4.
II.Đồ dùng dạy học:
Viết sẵn lên bảng phụ nội dung bài 1, 2 lên bảng
III.Hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1. Ổnđịnh
2.Kiểm tra bài cũ:-
- Gv chấm VBT cho HS- Nhận xét
3. Bài mới:
* Hoạt động 1 : Luyện tập - Thực hành
* Bài 1
- Bài tập y/c chúng ta làm gì?
- Y/c hs nối tiếp nhau đọc kết quả của các phép tính
trong phần a)
- Y/c hs cả lớp làm phần a vào vở, sau đó 2 hs ngồi cạnh
nhau đổi chéo vở đẻ kiểm tra bài của nhau
- Y/c hs tiếp tục làm phần b)
- Hỏi: Con có nhận xét gì về kết quả các thừa số, thứ
tự các thừa số trong hai phép tính nhân 8 x 2 và 2 x
8
- Vậy ta có : 8 x 2 = 2 x 8
- Tiến hành tương tự để hs rút ra 4 x 8 = 8 x 4…
Kết luận : Khi đổi chỗ các thừa số của phép nhân
thì tích không thay đổi
* Bài 2 ( cột a )
- Gọi 1hs nêu y/c của bài
- Y/c hs tự làm bài
- Nhận xét, chữa bài và cho điểm hs
* Bài 3
- Tính nhẩm
-4 hs nối tiếp nhau đọc cột phép tính trước
lớp
- Làm bài và kiểm tra bài của bạn
- 4 hs làm bài trên bảng,hs cả lớp làm vào
vở

b. 8x2=16 8x4=32 8x6=48 8x7=56
2x8=16 4x8=32 6x8=48 7x8=56
- Hai phép tính này cùng có kết quả bằng 16
. Có các thừa số giống nhau nhưng thứ tự
khác nhau
1hs nêu y/c của bài
- Hs làm vào vở, 2 hs lên bảng làm bài
a. 8 x 3 + 8 = 24 + 8 8 x 4 + 8 = 32 + 8
=32 = 40
22
GV: Đặng Thị Đào Trường TH Phan Đình Phùng
- Gọi 1hs đọc y/c của đề bài
- Y/c hs tự làm bài
- Gọi hs nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó
đưa ra kết luận về bài làm và cho điểm hs
* Bài 4 :Bài tập y/c chúng ta làm gì ?
- Y/c hs tự làm bài
- Chữa bài và cho điểm hs
Kết luận : Khi đổi chỗ 2 thừa số của phép nhân thì
tích không thay đổi
* 4. Củng cố , dặn dò:
- khi đổi chỗ 2 thừa số của phép nhân thì tích như
thế nào ?
- Về nhà làm bài VBT.
- Nhận xét tiết học. CB bài sau.
- Cả lớp làm vào vở,1hs lên bảng làm bài
Giải:
Số mét dây đã cắt đi là:
8 x 4 = 32 ( m )
Số mét dây cìn lại là:

50 – 32 = 18 ( m )
Đáp số: 18 m
- Nhận xét bài làm của bạn và tự kiểm tra
bài của mình
- 1hs nêu y/c
- Hs làm bài vào vở, 2 hs lên bảng
a) 8 x 3 = 24 ( ô vuông )
b) 3 x 8 = 24 ( ô vuông )
Nhận xét: 8 x 3 = 3 x 8
- Tích không thay đổi
Thủ công
Tiết 11. CẮT, DÁN CHỮ I, T (T1)
I. MỤC TIÊU:
- Biết cách kẻ, cắt, dán chữ I, T.
- Kẻ, cắt, dán chữ I, T.Các nét chữ tương đối thẳng, đều nhau. Chữ dán tương đối
phẳng.
* HS khéo tay : Kẻ, cắt, dán được chữ I, T. Các nét chữ thẳng, đều nhau. Chữ dán
phẳng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Mẫu chữ I, T cắt đã dán và mẫu chữ I, T cắt từ giấy màu hoặc giấy trắng có kích thước
lớn, để rời chưa dán.
- Tranh quy trình kẻ, cắt, dán chữ I, T. Giấy thủ công, kéo, hồ, bút màu …
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động (ổn định tổ chức).
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng học tập của HS
giờ thủ công cắt, dán chữ I, T.
3. Bài mới:
* Hoạt động 1. Quan sát và nhận xét.

Mục tiêu: HS nhận xét được chữ I, T có nửa trái
23
GV: Đặng Thị Đào Trường TH Phan Đình Phùng
và nửa phải giống nhau.
Cách tiến hành:
+ GV HD HS quan sát và nhận xét.
+ GV giới thiệu mẫu các chữ I, T và hướng dẫn
(hình 1).
+ GV dùng chữ mẫu để rời gấp đôi theo chiều
dọc.
Vì vậy muốn cắt được chữ I, T chĩ cần kẻ chữ I,
T rồi gấp giấy theo chiều dọc và cắt theo đường
kẻ.
Tuy nhiên do chữ I kẻ đơn giản nên không cần
gấp để cắt mà có thể cắt luôn chữ I theo đường
kẻ ô với kích thước quy định (H1)
* Hoạt động 2. Giáo viên hướng dẫn mẫu.
Mục tiêu: HS nắm được các thao tác gấp, cắt,
dán chữ I, T
- Bước 1. Kẻ chữ I, T.
+ Lật mặt sau tờ giấy thủ công kẻ, cắt hai hình
chữ nhật. Hình chữ nhật thứ nhất có chiều dài 5
ô, rộng 1 ô được chữ I (H.2a).Hình chữ nhật thứ
hai có chiều dài 5 ô, rộng 3 ô.
+ Chấm các điểm đánh dấu hình chữ T vào hình
chữ nhật thứ hai. Sau đó kẻ chữ T theo các điểm
đã đánh dấu như hình 2b.
- Bước 2. Cắt chữ T.
+ Gấp đôi hình chữ nhật đã kẻ chữ T (h.2b) theo
đường dấu giữa (mặt trái ra ngoài). Cắt theo

đường kẻ nửa chữ T bỏ phần gạch chéo (h.3a).
Mở ra được chữ T như chữ mẫu (h.3b).
- Bước 3. Dán chữ I, T
+ Kẻ 1 đường chuẩn, sắp xếp chữ cho cân đối
trên đường chuẩn.
+ Bôi hồ đều vào mặt kẻ ô và dán chữ vào vị trí
trên đường chuẩn.
+ Đặt tờ giấy nháp lên trên chữ vừa dán để miết
cho phẳng (h.4).
+ Giáo viên tổ chức cho học sinh tập kẻ.
+ Giáo viên theo dõi hướng dẫn học sinh chưa
cắt được.
+ Học sinh quan sát để rút ra được nhận xét.
+ Nét chữ rộng 1 ô.
+ Chữ I, T có nửa bên trái và nửa bên phải giống
nhau ( nếu gấp đôi chữ I, T theo chiều dọc thì
nửa bên trái vá nửa bên phải của chữ I, T trùng
khít nhau).
+ Học sinh tập kẻ nháp và cắt trên giấy trắng.
4. Củng cố & dặn dò:
+ Nhận xét tiết học: sự CB và ý thức học của HS
+ Dặn dò chuẩn bị dụng cụ kéo, hồ dán, thủ công … tiết sau “Cắt dán chữ I,T”.
Thứ sáu ngày 04 tháng 11 năm 2011
Chính tả
24
GV: Đặng Thị Đào Trường TH Phan Đình Phùng
Nhớ- viết: Tiết 22. VẼ QUÊ HƯƠNG
I. MỤC TIÊU
- Nhớ - viết đúng bài chính tả; trình bày sạch sẽ và đúng hình thức bài thơ 4 chữ.
- Làm đúng bài tập 2a.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- Chép sẵn các bài tập chính tả trên bảng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ
- 4 HS lên bảng. HS dưới lớp viết vào vở nháp
Các chữ khó ở tiết trước.
- Nhận xét, cho điểm HS.
3. Dạy - học bài mới
* Giới thiệu bài
- Giờ chính tả hôm nay, các em sẽ nhớ lại và viết
đoạn đầu trong bài thơ Vẽ quê hương, sau đó làm
bài tập chính tả phân biệt s/x .
* Hoạt động 1 : Hướng dẫn viết chính tả
a. Trao đổi về nội dung đoạn thơ
- GV đọc thuộc lòng khổ thơ lần 1.
- Hỏi : Bạn nhỏ vẽ những gì ?
- Ví sao bạn nhỏ thấy bức tranh quê hương rất đẹp
?
b.Hướng dẫn cách trình bày
- Yêu cầu HS mở SGK.
- Đoạn thơ có mấy khổ ? Cuối mỗi khổ thơ có dấu
câu gì ?
- Giữa các khổ thơ ta viết như thế nào?
- Chữ đầu mỗi dòng thơ viết như thế nào ?
c. Hướng dẫn viết từ khó
- YC HS nêu các từ khó, dễ lẫn khi viết CT
- Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm được.
d. Nhớ - viết chính tả

- GV theo dõi HS viết. (Yêu cầu HS gấp SGK).
e. Soát lỗi
- GV đọc lại đoạn thơ cho HS soát lỗi.
g. Chấm bài: Thu chấm 5-7 bài, nhận xét.
Hoạt động 2: HD làm bài tập chính tả .
Bài 2
- Theo dõi GV đọc, 4 HS đọc thuộc lòng lại.
- Bạn nhỏ vẽ : làng xóm, tre, lúa, sông máng,
trời mây, nhà ở, trường học.
- Vì bạn nhỏ rất yêu quê hương.
- Mở SGK trang 88.
- Đoạn thơ có 2 khổ thơ và 4 dòng thơ của khổ
thứ 3. Cuối khổ thơ 1 có dấu chấm, cuối khổ
thơ 2 có dấu ba chấm.
- Giữa các khổ thơ ta để cách 1 dòng.
- Các chữ đầu mỗi dòng thơ phải viết hoa và
viết lùi vào 3 ô cho đẹp.
- HS nêu: đỏ thắm, vẽ, bát ngát, xanh ngắt, trên
đồi,
- 3 HS lên bảng viết, cả lớp viết vào bảng con.
- HS tự nhớ lại và viết bài.
- Dùng bút chì, đổi vở cho nhau để soát lỗi,
chữa bài.
25

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×