Tải bản đầy đủ (.pdf) (43 trang)

ĐIỀU TRỊ CHỨNG BẤT LỰC SINH LÝ BÁC SỸ TRẦN ĐẠI SỸ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (406.68 KB, 43 trang )

Điều Trị Chứng Bất Lực Sinh Lý
Bác Sĩ Trần Đại Sỹ

ĐIỀU TRỊ CHỨNG BẤT LỰC SINH LÝ

Tức dương bất cử (Dbc), cử bất kiên (Dbc-Cbk)

bằng Y-học Á-châu (hay Cúi đầu e thẹn)



Bác-sĩ TRẦN ĐẠI SỸ

(Đã trình bày trong đại hội Sexology, 1992)

¤

Kính thưa quý vị Chủ-tọa đoàn

Thưa quý Đồng-nghiệp



Hôm nay chúng ta họp nhau đây để nghiên cứu đề tài về Sexology mang tên:

Dương cử, nhưng cử bất kiên (Cbk).

Mà chúng ta đã nghiên cứu trong phần nói về Y-học Tây-phương. Khác một điều, kỳ
này lại nghiên cứu về phương diện Y-học Á-châu.


Thưa Quý-vị,

Năm nay theo lịch Âm-Dương thì là năm Quý Dậu. Quý thuộc hành thủy, thuộc màu
đen. Dậu là con gà. Vậy năm nay là năm con gà đen. Tiếng bình dân gọi là gà ác. Nói đến
gà ác là người ta nghĩ ngay đến món ăn cổ truyền, vừa bổ vừa ngon của vùng Á-châu
Thái-bình dương, đó là món Gà ác tiềm thuốc Bắc. Bắc đây để chỉ Trung-quốc.

Thế gà tiềm thuốc Bắc là gì ? Thưa là dùng gà đen, nấu với một số vị thuốc.

Gà thì phải là gà trống, hơi có tuổi một chút mới tốt. Gà mái ghẹ giảm hiệu quả đi một
phần. Còn gà mái đã đẻ năm bảy lứa rồi thì cũng tạm tạm mà thôi. Còn nếu như không có
gà ác thì dùng gà vàng, mà phải là gà già. Loại này tại các nước Âu-Mỹ rẻ lắm!

Còn thuốc Bắc dùng vị nào đây ? Thưa tùy theo tình trạng bệnh, tình trạng tuổi tác mà
dùng các vị thuốc thích hợp :

– Như tiềm Kỷ tử, Thục địa, Đương quy để bổ máu huyết cho các bà các cô. Nhất là các
bà sau khi sanh, hoặc sau khi mổ, hoặc vãn niên rồi, nhan sắc đi vào mùa Thu, thậm chí
mùa Đông, mà ăn gà tiềm thuốc Bắc thì nhan sắc có hy vọng trở lại mùa Hạ, mùa Xuân
lắm.

– Tiềm với Đản sâm, Trần bì, Phục linh, Hoài sơn cho các ông nhắm với rượu sâm Cao
ly, Ngũ gia bì, Hổ cốt tửu, cam đoan cái ấy của các ông đang ngủ gật, lập tức ngỏng cổ cò
lên, đòi chọi liền. Nhưng ở châu Âu thì mua đâu ra các loại thuốc này ? Khó đấy chuyện
này quý ông tự lo lấy.

Ghi chú:

Hồi 1992 về trước, thì trên toàn cõi châu Âu (CEE) chỉ có 2 nước, có tiệm thuốc Trung-
quốc hợp pháp dưới hình thức Thảo-dược (Herboristes). Tuy nhiên vẫn có những thầy lang

Tầu, Việt bán thuốc bất hợp pháp. Mấy ông này không biết cách tàng trữ khoa học, nên nhiều
vị thuốc bị mốc, nhiễm trùng, gây tai vạ không ít. Gần đây, một đồng nghiệp của tôi, gốc
Trung-quốc, đã tốt nghiệp đại học Y-khoa Giang-tô, được phép mở một Thảo-phòng, dưới
hình thức Herboristes (Thảo-dược) này mang tên :

À la calebesse verte

15 rue de la Vestule
75013 Paris

Tél 33.1. 45 85 89 89
Fax 33.1. 45 85 88 00

Quý vị có thể tin tưởng được.

Còn tại Úc, Hoa-kỳ, Canada thì thực là quá dễ dàng, vì khu người Việt-Hoa nào cũng
có dược phòng bán Trung-dược.

1. CÚI ĐẦU E THẸN

Bây giờ trở lại với đầu đề Cúi đầu e thẹn. Đó không phải là thành ngữ để chỉ các cô gái
Á-châu thuần túy, tuổi mười ba, mười bốn, khi nghe đến chuyện ái tình, mà ửng hồng, đầu
hơi hạ xuống. Câu này cũng không dùng cho các bà đi vào ngũ tuần, lục tuần, con lợn lòng
ủn ỉn kêu thét trong tâm suốt ngày, suốt đêm Đông. Nhưng khi có ông nào hơi tỏ tình là
em chã, em chã để rồi bị các ông tưởng bà thuộc loại tiết hạnh khả phong, bèn lùi xa Sau
đó đêm đêm bà chổng mông mà gào, tiếc hùi tiếc hụi.

Cúi đầu e thẹn dùng để chỉ tình trạng của quý ông khi đứng trước một đối tượng thuộc
giới quần hồng, nhưng đầu nhỏ cứ cúi gầm xuống, mềm như ngẩu pín đã ninh mấy giờ liền
(Dbc). Hoặc đôi khi cổ ngỏng dậy hùng dũng như gà chọi, sau đó mọi sự chuẩn bị sẵn, đến

lúc xuất chiêu đại chiến thì than ôi, đầu cứ cúi xuống ũ rũ như gà toi, sau đó dù có vuốt ve,
lay gọi, làm tình làm tội gì, nó cũng không cất đầu dậy được nữa (Cbk).

Danh từ Cúi đầu e thẹn mới xuất hiện trong đại hội năm ngoái (1991) của chúng ta (ghi
chú tức đại hội của giới Bác-sĩ về Sexology). Tiếng Việt còn có tên gà rù hay gà toi, đôi khi
văn vẻ hơn cúi đầu làm ngơ, hay cổ điển hơn đê đầu tư cố hương (cúi đầu nhớ quê cũ) có
lúc còn sống sượng khuất thân trước mảnh quần hồng.

2. BÀN VỀ BA LOẠI GÀ: ĐEN, TRẮNG, VÀNG

Thưa Quý-vị

Bàn chung, trong các thân chủ của chúng ta, họ có ba loại gà: Đen, trắng, vàng. Vậy
Quý-vị hãy cùng tôi luận về ba loại gà này.

Về phương diện giống nòi thì loại nào, màu da nào hay bị cúi đầu e thẹn ? Gà nào to,
gà nào nhỏ, gà nào cứng, gà nào mềm, gà nào dẻo dai ?

Đã có vị hỏi : Trên thế giới có ba giống người da đen, da trắng và da vàng. Thế gà loại
nào chọi giỏi hơn ?

Xin thưa

Bàn chung mỗi loại đều có ưu điểm riêng.

Đầu tiên là gà đen,

Đầu gà đen thường lớn, nhưng hơi ngắn và mềm xèo. Lớn thì khi ra, lúc vào khít khịt
khìn khít. Ta hãy ví với lò rèn. Cái ống lớn làm cái bễ lò rèn căng ra. Những bà, cô thuộc
loại mông nở lớn, hoặc sinh nở nhiều, hoặc đã lâm chiến dạn dày như nàng Kiều sau mười

lăm năm sướng, cái ngàn vàng toang toàng tựa lỗ trê, thì nhất định loại gà đen mới thấy
đã. Bằng nhỏ như gà trắng, gà vàng thì giống đuôi chuột ngoáy hũ tương, như gió thoảng
ngoài thì có cũng như không. Thế nhưng giống gà đen có nhiều khuyết điểm. Một là trông
thiếu thẩm mỹ, muốn thưởng thức chỉ có cách tắt đèn thì nhà ngói cũng như nhà tranh.
Nhưng gà đen thường hôi, hôi như dê, như cừu, khét khét khó chịu vô cùng ấy là không kể
bị đàm tiếu.

Nước trong xanh lơ lửng con cá vàng.
Cây ngô, cành bích, con phượng hoàng nó đậu trên cao.
Anh tiếc cho em phận gái má đào,
Tham đồng bạc trắng mới gán mình vào với chú Tây đen.
Sợi tơ hồng ai khéo xe duyên,
Treo tranh tố nữ đứng bên anh tượng đồng !
Chị em ơi ba bảy đường chồng

(Tản Đà).

Lại nữa, lỡ ra quên thuốc ngừa thai, hoặc giả ăn vội ăn vàng, ít lâu sao sinh ra một cục
cà-phê sữa thì nói sao với ông chồng nói sao với thiên hạ ?

Thông thường các bà thuộc loại toang toàng này thường đi tìm các đồng nghiệp Sản-khoa
(Gynecology) hay Niệu-khoa (Urology) hoặc chúng ta (Sexology) để may cái ngàn vàng này
lại. Bấy giờ mùa Xuân của các bà phục hồi như thời đôi mươi, ướt át, phơi phới.

Thứ đến gà trắng

Chủ nhân gà trắng thường to lớn đồ sộ, nhưng ở đời, cứ mười sự thì chín không như ý
muốn. Các cụ xưa đã có kinh nghiệm trồng khoai. Hễ dây tốt thì củ nhỏ, dây nhỏ thì củ
lớn. Mấy ông trắng trông to con, nhưng củ thì cứ rút vô hang, đầu thò ra ngắn ngủi như
đầu rùa, cụt ngủn. Đã vậy các ông trắng bụng to, đùi lại lớn, thành ra phạm vi lâm chiến

không được làm bao, chỉ múm vô nàm thôi. Mà hỡi ôi, giống gà trắng thịt bở lắm. Ai không
tin cứ vào các siêu thị, thấy trăm bà Á-châu đi chợ, thì đủ trăm bà mua gà vàng, chẳng bao
giờ mua gà trắng cả. Một đặc điểm nữa khiến quý bà, cô không mấy thích thú là gà trắng
khi lâm chiến không dai sức. Chỉ đâu hai ba hiệp là xổ mũi liền, rồi gục đầu xuống. Chủ
nhân đành chịu đầu hàng, trong khi nàng vẫn chưa chịu:

Chàng bảo chịu, thiếp rằng chửa chịu.
Thua thì thua, quyết níu lấy con.

(Hồ Xuân Hương).

Giống gà trắng biết vậy, nên chủ nhân thường dùng đầu lưỡi thay thế cho gà, miệng lưỡi
múa may, ăn phó-mát Ca-măm-be, khiến cho địch thủ đứ đừ ra rồi mới cho gà lâm chiến,
nên đôi khi cũng khiến các bà hài lòng.

Bây giờ tới giống gà vàng

Về phương diện thẩm mỹ thì gà vàng với gà trắng ngang nhau. Gà vàng thì nhỏ hơn gà
trắng; nhưng, xấu dây mà củ lại tốt. Xét về chiều dài lâm chiến thì gà vàng hơn hẳn gà
trắng, gà đen. Xét về bề thế thì kém gà trắng, gà đen đôi chút. Nếu ta xẻo đầu gà đen,
trắng, vàng đem cân thì trọng lượng cả ba bằng nhau, vì đầu gà trắng, đen bều nhều trọng
lượng không làm bao. Còn đầu gà vàng, tuy nhỏ hơn, nhưng chắc nịch.

Gà vàng thường dai sức giống như anh thợ cưa, cưa hoài không mệt. Bởi vậy các cụ tổ
làm luật Á-châu như Tử Sản, Triệu Dương Hoán, Đặng Tích, Lý Khôi, Tiêu Hà của Trung-
quốc và Phùng Vĩnh Hoa, Lý Long Bồ, Lê Văn Hưu, Nguyễn Văn Thành của Đại Việt bao
giờ cũng cho phép các ông lấy nhiều vợ. Tuy luật cho phép, nhưng giới bình dân chỉ một vợ
thôi. Ấy là nói chuyện xưa chứ; chuyện đời nay thì từ năm 1990 về trước, các ông Á-châu
ở Hoa-kỳ gần như chỉ có một nửa hoặc một phần ba bà vợ thôi. Gần đây có phong trào về
nước cưới vợ. Các bà, các cô mất giá quá, các ông thừa thắng xông lên, lấy lại được đôi

chút khí sắc.

Ghi chú

Các ông da vàng đây để chỉ Việt, Miên, Lào, Thái, Hàn, Ấn, Nhật, Phi chứ không kể
Trung-quốc. Vì Trung-quốc hiện lâm cảnh gái thiếu, trai thừa. Các bà ở ngoại quốc thường về
nước tìm chồng!

Ngày xưa thường thì chỉ người giàu, hoặc giới quan lại mới cần nhiều vợ, để cho chủ
nhân con gà lúc nào cũng thanh thản, chứ cứ để các ngài thèm thuồng, rồi khí tồn hại não
thì sao làm việc được ? Chủ ý nhà làm luật là như thế, nhưng các ông lợi dụng quá đáng.
Vua thì nào hoàng hậu, quý phi, tu nghi, tu dung, uyển nghi, uyển dung, tài nhân, cung nữ.
Ít thì vài ba trăm, nhiều thì hai, ba nghìn. Những vua như Tần Thủy-Hoàng, Hán Vũ-Đế thì
lúc ít nhất cũng ba nghìn, còn khi nhiều thì đâu bẩy tám nghìn gì đó. Hóa cho nên các ông
vua vùng Á-châu Thái-bình dương, ông nào sống quá năm mươi tuổi đã là thọ lắm. Các
quan thì cũng năm thê bảy thiếp, mươi nàng hầu là thường. Vua quan nhiều vợ quá thì lâm
chiến sao cho đủ ? Chỉ mấy năm là sức cùng lực kiệt. Các ngài thấy nguy, vội tìm thầy
thuốc. Đó là lý do Á-châu giỏi nhất thế giới về khoa sex, tức bồi bổ cái đó cho các ông.

Trở lại với gà vàng. Một đặc điểm không thể chối cãi là gà vàng cổ cứng lại dài, bởi vậy
hang trê thăm thẳm, nó cũng xung vào đến tận cùng, khiến đối thủ cứ dãy lên đành đạch.
Tóm lại, dẻo dai, dài cổ, cứng như gỗ, lại chọi hoài không mệt, là đặc tính của gà vàng.
Nhưng chủ gà vàng thường bị ảnh hưởng triết lý Đông phương cổ chồng chúa vợ tôi, nên
độc tài hơn Mao Trạch Đông, phát-xít quá Hitler, luôn ra lệnh cho vợ còn hơn Mao, hơn
Hitler. Ấy là không kể gặp bà vợ đành hanh đỏ mỏ, già mồm già họng, thường được các
đức ông chồng âu yếm bằng cú đấm, cú đá, đôi khi bằng củi tạ. Gần đây bên Hoa kỳ, các
bà đi ăn vụng, ăn cháo, ăn chè, còn được các ông cho chó lửa khạc đạn vào người, đưa
bà tiêu dao miền Cực lạc (hay về nước Chúa).

Khi bàn về vợ chồng các bạn Pháp, Đức, Mỹ, Úc thường hỏi tôi :


– Đàn ông Việt các anh có cái gì đặc biệt, mà hễ con gái da trắng thử một lần là đeo
cứng, không buông ra ?

Tôi cười :

– Thử đoán xem ?

– Đoán thế chó nào được. Đàn ông Việt các anh đếch đẹp hơn chúng tôi. Trông bên
ngoài kém bề thế rõ ràng. Tiền bạc chỉ xem xem thôi, đôi lúc thua. Khi nói năng thường tiết
kiệm lời nịnh đầm. Cứ mười người các anh khi lấy vợ da trắng là y như cả mười ra lệnh cho
vợ. Còn trăm cô lấy chồng da trắng, thì trăm cô coi chồng như con chó tu-tu, thế mà bọn
chồng chúng tôi không hề phản đối. Anh có thể cho tôi biết tại sao không ?

– Tại truyền thống của chúng tôi là truyền thống thăng bằng âm dương, hợp với trời đất
nên có sức mạnh vạn năng.

– Xin rửa tai nghe về cái mà anh gọi là thăng bằng đó.

– Quốc tổ nước Việt là Lạc Long Quân, ngài thuộc loài rồng. Quốc mẫu là Âu Cơ, ngài
thuộc loài chim. Người Việt chọn vật tổ có tính chất lưỡng nguyên, phân âm dương. Chính
cái lẽ phân âm dương đó làm cho chúng tôi có nhiều nữ anh hùng. Đứng đầu trong nữ anh
hùng thế giới là vua Trưng. Khi được mời làm câu đối cho hội tôn kính Trưng Vương ở Hoa
Kỳ vào năm 1987, tôi đã viết:

Quốc sắc thiên hương, nhân loại hữu,
Anh linh thần võ, thế gian vô.

Nghĩa là: trong giới nữ lưu, những người đẹp như vua Trưng thì nhân loại cũng có đấy. Xa
thì chẳng nói làm gì, gần đây như Romy Schneider, Brigitte Bardot, Marilyn Monroe, Lâm Đại,

Lạc Đế, Trần Ngọc Liên, Phùng Bảo Bảo, đâu thiếu? Nhưng dùng thần võ lập nên đế nghiệp,
khi thác lại hiển linh, thì trên thế gian này không có hai. Sau này chúng tôi còn bà Triệu, còn
công chúa Bảo Hòa, Bình Dương, Thủy Tiên, còn nữ tướng Bùi Thị Xuân.

Thấy thính giả có vẻ tin tôi tiếp :

– Người Trung-hoa họ lấy vật tổ là con rồng. Người Anh lấy vật tổ là là con sư tử.
người Mỹ lấy vật tổ là con chim ưng. Người Pháp lấy vật tổ là con gà trống. Tất cả chỉ có
một, mà nào có biết đó là rồng, sư, ưng thuộc loại đực hay loại cái ? Tôi đã có dịp bàn luận
với mấy ông giáo sư sử học tại đại học Côn-minh, và hỏi rằng : Rồng của các lị là rồng đực
hay rồng cái ?. Các ông ngẩn người ra, không trả lời được. Còn chim ưng của Hoa Kỳ, gà
của Pháp, sư tử của Anh, thì rõ ràng là sư đực, ưng đực, gà trống. Tóm lại vật tổ của hầu
hết các nước trên thế giới nếu không phải là đực thì cũng không phân rõ đực cái. Nghĩa là
họ chỉ có một nguyên lý, chỉ có nguồn gốc cha, thiếu nguyên lý mẹ, vì vậy họ không thăng
bằng âm dương. Kinh Cựu-ước nói rằng: Thượng đế tạo ra ông A-đam. Ông sống trong
vườn Địa đàng đầy cây trái, hoa thơm cỏ lạ. Thượng đế tưởng rằng ông hạnh phúc lắm.
Nhưng vì chỉ có nguyên lý dương, thiếu âm nên ông buồn. Thượng đế thương tình mới ban
thêm cho một bà Ê-va ra đời để có âm, có dương, hầu có thăng bằng. Đại Việt tôi là con
trời, nên mới có đủ nguyên lý âm dương. Rồng cha, Âu mẹ. Chúng tôi có hai vật tổ.

– Doóc ! Thế Úc cũng lấy vật tổ là con đà điểu và con kanguru, chẳng là hai đó ư ?

– Tôi đã đến Úc nhiều lần, nhân khi trà dư tửu hậu có hỏi mấy ông giáo sư triết học bản
xứ rằng: Thế con đà điểu với con kanguru con nào là con đực, con nào là con cái ? Các ông
đều nghệt mặt ra, không trả lời được. Cũng có ông bảo: Cả hai con đều đực. Tôi trêu : Như
vậy, suy từ vật tổ, các anh thiếu lẽ thăng bằng âm dương, thành ra khi lâm trận, các anh
không dẻo dai, cùng thiếu bền bỉ. Vì chúng tôi có thăng bằng âm dương nên có thể chiến
ngày, chiến đêm, không bao giờ cúi đầu e thẹn cả. Tục ngữ nước Việt-nam tôi nói : Đêm
bảy, ngày ba vào ra không kể.


Các ông bèn móc :– Vì người Việt các anh lâm chiến hoài không mệt, nên dân số các anh
tăng mau quá, đến độ nước anh là một trong những nước nghèo nhất thế giới.

Tôi bèn tịt ngòi hết giở giọng triết lý cùn ra được.

3. MỘT VÀI PHƯƠNG THUỐC

Trong nền y học Hoa-Việt lưu lại không biết bao nhiêu phương thuốc cổ giúp các ông
thoát khỏi cảnh cúi đầu e thẹn. Những phương thuốc đó, hầu hết do người sau bịa ra,
không có cơ sở nào vững chắc cả. Chỉ còn đâu đó mười thang thực sự đem lại kết quả, có
nguồn gốc. Mỗi phương thuốc giữ một tác dụng riêng. Chứng bệnh liệt dương có 18 loại,
mà loại cúi đầu e thẹn là một. Trong phạm vi nhỏ hẹp này tôi chỉ lược về loại này mà thôi.

3.1. Khi đầu gà thành đầu rùa

Thưa Quý-vị,

Đã là gà trống thì cổ phải cao, luôn gật gù, sẵn sàng lâm trận. Chẳng may vì một lý do
nào đó mà nó mà nó rụt đầu, rụt cổ vào trong hang như cổ rùa, hoặc thân thể nó tự nhiên
hao mòn dần chỉ bằng quả ớt thì làm sao ? (Độc giả phải nhớ nhé : trước nó cao, dài, tự
nhiên rút đầu rút cổ ngắn, rồi nó nhỏ dần, nhỏ dần). Chứ trời sinh ra nó vốn nhỏ, vốn ngắn
là tự giống của ông cha như vậy, thì không nằm trong phạm vi này. Đa số các ông ở hoàn
cảnh trên, người thường gầy. Tôi xin hiến hai món ăn vừa ngon, vừa khiến cho gà phục hồi.

Ghi chú :

Gần đây một công ty Hoa-kỳ chế ra máy bơm chim. Kết quả chim phồng lên, nhưng sau
đó teo lại như cũ, hơn nữa teo bằng quả ớt. Đúng là tiền mất, gà mang tật. Một số đồng
nghiệp đã giải phẫu để tăng kích thước cổ gà, dường như kết quả tốt. Nhưng còn nối dài ra
thì chẳng ăn thua gì. Buồn nhỉ !!!


Thế nhưng Cúi đầu e thẹn lại có đến ba loại khác nhau:

– Một là Âm-hư.

– Hai là Dương-hư.

– Ba là Âm-Dương đều hư.

3.2. Âm-hư

Ngẩu pín, đuôi bò hầm thuốc Bắc

Ngẩu-pín là tiếng Trung-quốc, phát âm theo Quảng. Ngẫu-pín là cái sex của con bò đực

Dưới đây là phương pháp làm một phần ăn tuy hơi nhiều.

3.2.1. Vật liệu

– 500 g ngẩu pín,
– 500 g đuôi bò,
– Thuốc Bắc :

Hai phần ăn :

0,500 kg đuôi bò,
0,500 kg ngẩu pín

Hoàng thị 6 g. Sơn dược 6 g.


Phục linh 9 g. Đại táo 5 trái.

Đỗ trọng 6 g. Kỷ tử 12 g. Thục địa 9 g.

3.2.2 Cách làm

– Cắt ngẩu-pín thành từng khúc nhỏ dài 2-3 cm.

– Ngâm vào với nước muối nửa giờ, rồi rửa thật kỹ. Chớ có ngâm rửa bằng dấm mà
ngẩu pín mất công hiệu. Nguyên do dấm có vị chua nhập can (gan). Can chủ về gân trong
khi ngẩu pín vốn là gân. Vì vậy ngâm ngẩu pín với dấm thì hiệu lực giảm hết.

– Dùng dao xắt, lóc hết mỡ ở đuôi bò. Nếu quý vị quen với bác sỹ, xin họ mua dùm con
dao mổ, giá ước 1,5 Euro (2 USD) để lóc mỡ thì tuyệt.

– Rửa cho sạch rồi dùng dao lớn, hoặc búa bổ củi, bổ dọc đốt xương đuôi bò.

– Cho đuôi bò, ngẩu pín lẫn vào nhau, đổ vào từ 5-7 thìa canh xì dầu (ma di cũng
được), bóp cho xì dầu thấm.

– Đổ tất cả thuốc, ngẩu pín, đuôi bò vào một cái nồi áp suất, cho vào 3 lít nước. Nấu
cho đến khi nồi xì hơi lên, thì để nhỏ lửa khoảng 15-25 phút.

– Đây là thuốc dành cho các ông. Chớ có lịch sự mời các bà ăn mà đổ nợ. Nhược bằng
các bà ăn vào, bất cứ lúc nào các bà cũng đòi đánh cờ thì chỉ có thác. Muốn thoát nạn e
phải tỵ nạn lên Niết-bàn (Hay Thiên-đàng), hoặc gọi hồn Lao Ái sống lại thay thế mới đủ
sức trả bài.

3.2.3. Ăn


– Ăn vào lúc đói, nhớ ăn nóng.

– Ăn hết một phần trong hai ngày.

– Tuần ăn một hay hai phần.

– Ăn liền trong hai hay ba tháng, tự nhiên cổ gà ngỏng dậy, đầu rùa chui khỏi hang, lắc
lư, gật gù trông thật hấp dẫn.

3.2.4. Kiêng cữ

Khi ăn, kiêng ăn giá sống, bánh đậu xanh, chè đậu xanh, nước rau má, hoa cúc v.v.
Nghĩa là những thức ăn mát.

Tuyệt đối cấm uống rượu. Rượu thuộc dương, mà gốc bệnh là âm hư, uống rượu vào
không khác gì nhà cháy thay vì dùng nước lại dùng essence mà tưới.

3.2.5. Phân tích theo y học Á-châu

Món ăn này dùng cho các vị bị Âm-hư.

Biểu hình loại người 2

Khi con người bị bệnh, thì có thể đưa đến Âm-hư. (Trong hình âm bị khoét một miếng).


3.2.6. Dùng dược tổng quát

Có thể dùng các loại thuốc:


Lục vị địa hoàng hoàn.

Nếu trường hợp hư hỏa bốc lên thì dùng Tri bách bát vị hoàn. Nếu như mắt mờ thì
dùng Kỷ cúc địa hoàng hoàn.

Chứng trạng âm hư, hay còn gọi là âm hư nội nhiệt

– Sắc mặt hồng.
– Âm thanh nhỏ.
– Án mạch thấy: Trầm, sác.
– Bàn chân, bàn tay nóng.
– Môi hồng, lưỡi đỏ.
– Dễ nổi giận.
– Không sợ lạnh.
– Tim đập trên 90 lần một phút.
– Nước tiểu vàng hay hơi vàng
– Tiện bí, hoặc bình thường.
– Người mề mệt.
– Trí nhớ giảm thoái.
– Sau 12 giờ trưa thì mệt mỏi.
– Mất ngủ.
– Tai kêu, tai điếc.
– Lưng đau, gối mỏi.
– Nam, nữ khó khăn về tình dục (Sex). Nữ lãnh cảm. Nam Dbc-Cbk hoặc Di-tinh.
– Âm là vật chất, khi âm hư thì con gà của Quý-ông gầy gò. Hĩm của Quý-bà xẹp lép. Quý-
ông thì tinh khô, hoặc xuất tinh nhưng chỉ xón một tý.
– Huyết áp cao.

3.3. Dương-hư


Cật dê hầm thuốc Bắc

Dưới đây là phương pháp làm một phần ăn. Món này còn có tên Ông xơi bà khen ngon,

3.3.1. Vật liệu

– Cật dê 2 đến 4 cái.
– Thuốc Bắc,

Một phần ăn :

2 đến 4 cật dê

Thục địa 5 g. Kỷ tử 3 g.

Đương quy 3 g. Long nhãn 5 quả.

Phục-linh 3 g. Hoài-sơn 3 g

3.3.2. Cách làm

– Dùng dao mổ đôi cật ra, rồi rửa thật kỹ. Nếu rửa không kỹ khi ăn có mùi khai như
nước đái Trư Bát Giới.

– Cho thuốc vào một cái nồi, với khoảng nửa lít nước, nấu cho đến khi còn một bát ăn
cơm, thì gạn lấy nước.

– Để cật dê vào trong một cái tô thật lớn, rồi đổ nước thuốc vào, rưới thêm hai thìa
canh xì dầu (hoặc maggi), một thìa rượu Mai quế lộ. Sau đó để tô lên một cái đĩa lớn. Đổ
vào đĩa một ly rượu Mai quế lộ, hoặc rượu trắng trên 45 độ rồi châm lửa đốt. Khi lửa tắt

thì ăn.

3.3.3. Ăn

– Ăn lúc đói, ăn nóng.

– Người huyết áp cao (trên 16) thì chỉ ăn thôi.

– Người huyết áp trung bình hoặc thấp thì có thể uống rượu như đã nói trên.

– Tuần ăn một hay hai lần.

– Ăn trong ba tháng liền, thì tình trạng cổ gà teo bằng quả ớt sẽ lớn như trái khổ qua.

– Các bà trong tuổi xế Thu sang Đông, con cá diếc khô quá, thì có thể ăn món này. Chỉ
cần ăn vài ngày là con cá khô biến thành con cá sống, nước non đầm đìa

3.3.4. Kiêng cữ

Như phần 1.1.4 trên.

3.3.5. Phân tích theo y học Á-châu

Món ăn này dùng cho các vị Dương-hư. Khi dương hư thì nên uống với rượu. Các loại
rượu sau đây rất tốt theo thứ tự:

– Phục dương đại bổ tửu.
– Rượu tắc kè (Việt-Nam)
– Hổ cốt mộc qua tửu.
– Nhân sâm tửu (của Đại-hàn)

– Rượu vang Bordeaux đỏ (grand vin)
– Thiệu-hưng tửu.
– Ngũ-gia bì.
– Mai-quế lộ.
– Rượu nếp Việt-Nam.

Tuy uống rượu để trị bệnh, nhưng Quý-vị dặn thân chủ khi uống xong thì nên nghỉ, tránh
lái xe, rồi gây tai nạn thì khổ.

Có rất nhiều thân chủ, lợi dụng bị bệnh, uống rượu như hũ chìm, hũ nổi, rồi xỉn quá,
đánh chửi vợ con. Quý vị cũng theo dõi tình trạng Cholestérol, Triglycérides, Glycémies
trong máu thân chủ, thấy những loại trên vượt mức giới hạn thì chỉ cho ăn, mà không nên
khuyên uống rượu.

Biểu hình loại người 3.

Khi cơ thể bị bệnh có thể đưa đến Dương-hư.

(Dương bị khoét một miếng)


Chứng trạng dương hư – Sắc mặt ám tối thuộc âm, trắng bệch.

– Âm thanh nhỏ đứt đoạn.
– Mạch thấy trầm, trì, tiêu, sáp, hư.
– Bàn chân, bàn tay lạnh.
– Môi lợt.
– Tính trầm tĩnh.
– Sợ lạnh.
– Tim đập dưới 75 lần một phút.

– Nước tiểu trắng.
– Đại tiện lỏng.
– Tóc rụng.
– Răng lung lay.
– Huyết áp thấp.
– Người mề mệt.
– Trí nhớ giảm thoái.
– Đau ngang lưng.
– Nam khó khăn về Sex: Dbc-Cbk
– Nữ rắc rối về kinh nguyệt: Kinh ít, kinh kỳ kéo dài, lãnh cảm.

3.3.6. Dùng dược tổng quát

– Kim quỹ thận khí hoàn.

– Bí tinh hoàn.

– Phục dương đại bổ tửu.

– Hữu quy hoàn.

3.4. Âm Dương đều hư

Phương thuốc Cúi đầu e thẹn

Phương thuốc này chép trong nhiều sách cổ Trung-quốc. Bấy giờ vào đời vua Tống
Chân-tông (997-1022) có một thiếu niên người Hoa gốc Việt, tên là Yến Thù. Cha mẹ Thù
nguyên là di thần nhà Ngô, vì loạn sứ quân nên trốn qua kiều ngụ ở Giang-nam. Khi Thù 12
tuổi đã nổi tiếng thần đồng, cử bút thành văn. Bấy danh sĩ Trương Tri Bạch đang làm
Tuyên-vũ sứ Giang Nam, nghe tiếng Thù, ông mời tới dinh đàm đạo. Thù ứng đối như nước

chảy. Trương Tri Bạch tấu về triều, vua bèn tuyên chiếu gọi. Khi Thù lên đường người bạn
gái tên Phương Lan, sắc nước hương trời, dặn Thù rằng: Anh đi phen này, thanh vân đắc
lộ, xin đừng quên nhau. Thù chỉ trời thề rằng: Cả đời chỉ biết có nàng.

Thù vào kinh giữa lúc điện thí tiến sĩ. Vua cho Thù cùng làm bài với thí sinh. Thù ung
dung viết như mây trôi, nước chảy. Vua ban cho Thù đậu Đồng tiến sĩ xuất thân và phong
làm Thái tử mật thư tỉnh (Bí thư của Thái tử). Dù mới 12 tuổi, Thù trở về quê cưới cô bạn
gái Phương Lan làm vợ. Dần dần Thù làm tới Khu mật viện sứ, Đồng trung thư môn hạ bình
chương sứ (Tể-tướng) khi mới vào tuổi 25.

Vì còn ít tuổi, làm quan lớn, lại nổi tiếng danh sĩ đương thời, nhiều danh gia muốn đem
con gái gả cho Thù, dù chỉ mong được làm thiếp. Một lần Thù dự hội tuyển phu của 2 hoa
khôi đế đô. Thù trúng cách, được cả hai người đẹp, một tên Hạnh Chi, một tên Hạnh Diệp.
Nhưng ở nhà Thù đã có Phương Lan với 6 người thiếp, nay thêm 2 hoa khôi, thì Thù
không ứng phó kịp. Con gà của Thù bắt đầu sinh chứng.

Bấy giờ có sứ đoàn Đại Việt sang cống. Trong sứ đoàn có một y-sĩ trẻ tên Lê Văn. Lê
Văn bèn chẩn mạch, rồi chế cho Thù 100 viên thuốc tễ dặn rằng:

"Mỗi ngày ăn một viên, sau đó uống một chung rượu vào buổi sáng khi thức giấc".

Thù đem thuốc về. Thuốc thực hiệu nghiệm. Sáng Thù chiến với cô Hạnh Chi, chiều với
cô Hạnh Diệp và quên hẳn Phương Lan. Phương Lan ấm ức, làm bài từ than thở cho
duyên phận. Yến Thù nghe được bài từ đó, lật đật khăn áo đến phòng nàng tạ lỗi, rồi cho
cả 6 cô thiếp với 2 nàng Chi, Diệp trở về với gia đình. Nhưng trong bình còn một viên
thuốc. Thù ném viên thuốc đó ra sân. Trong sân nhà có đàn gà 36 con, với một con gà
trống. Con gà trống đang lang thang ở sân nào biết viên thuốc đó là gì đâu, nó mổ vỡ ra
rồi ăn hết.

Hơn tháng sau, Thù thấy vợ mình xanh xao, gầy còm, còn đầu tất cả 36 con gà mái

đều trụi hết lông. Thù hỏi quản gia xem tại sao, thì quản gia nói rằng : Từ khi ăn phải thuốc
của Thù, con gà trống đạp mái liên miên suốt ngày. Mỗi khi đạp mái, con trống phải dùng
mỏ mổ lên đám lông trên đầu con mái để lấy thăng bằng. Vì con trống đạp mái nhiều quá,
khiến đám gà mái trụi hết lông đầu.

Nghe chuyện, Thù mới chợt hiểu, hơn tháng qua, Thù đánh cờ với vợ quá nhiều, khi
sáng một cuộc, chiều một cuộc, khi thì sáng hai, chiều ba, nên vợ xanh xao gầy yếu mà
Thù không để ý. Tiếng này đồn ra ngoài, chúng nhân đặt cho phương thuốc đó tên Kê đầu
tuyệt vũ.


Biểu hình

Do bệnh lâu ngày, dương hư, sẽ đưa đến Âm, Dương đều hư. Ngược lại, Âm hư lâu
ngày, đưa đến Âm, Dương đều hư.

Nay nhân năm con gà, tôi xin trình bày ở đây, để Quý-vị đem về giúp các thân chủ. Tôi
mong rằng những bà vợ của những thân chủ sẽ xanh xao, gầy mòn nhưng luôn nở nụ cười
thỏa mãn như bà Phương Lan, phu nhân của quan Tể-tướng Yến Thù đời Tống.

Cứ như y án, thì Yến-Thù vì lâm chiến nhiều quá, lại làm việc quá nhiều, thành ra bị cả
thận âm lẫn thận dương đều hư.

Theo thuyết âm-dương hỗ căn, khi âm hư hay huyết hư lâu ngày đưa đến kiêm luôn khí
hư hay dương hư. Ngược lại khí hư hay dương hư lâu ngày cũng đưa đến huyết hư hay âm
hư. Về thận cũng thế khi thận âm hay dương hư lâu ngày đều thành thận âm-dương đều
hư. Chứng Âm-Dương đều hư thường thấy ở người cao niên.

3.4.1. Thành phần


Chúng tôi ghi thêm tiếng La tinh bên cạnh để quý đồng nghiệp có thể giảng giải cho thân
chủ.

Kê đầu tuyệt vũ thang

1. Nhân sâm(Radis Ginseng) 12,50%
2. Lộc nhung (Cornu Vervi Parvum) 6,40%
3. Đản sâm (Codonopsis) 8,30%
4. Kỷ tử (Lycium) 8,30%
5. Phục linh (Poria Cocos) 8,30%
6. Thục địa (Rehmania) 8,30%
7. Hoài sơn (Dioscorea) 8,30%
8. Bạch truật (Atractylis Ovata) 8,30%
9. Bách hợp (Lilium) 8,30%
10. Liên tử (Nelumbo Nucifera) 8,30%
11. Viễn chí (Polygala) 4,20%
12. Ba kích ( Bacospa) 4,20%
13. Ngũ vị tử (Schizandrae) 2,10%
14. Cam thảo ( Glycyrrhiza) 4,20%

3.4.2. Cách chế

– Chế thành tễ, mỗi viên 3g.

– Để khỏi bị mốc, nên bọc sáp hoặc giấy kiếng bóng.

– Sau khi chế cho vào bình kín, để xa ánh nắng mặt trời, xa chỗ nóng quá +25 độ,
hoặc lạnh dưới +5 độ.

3.4.3. Dụng pháp, dụng lượng


– Ngày hai viên, sáng một viên, chiều một viên. Nhai nuốt với nước nóng, hoặc uống với
rượu.

– Tuy ấn định hai viên một ngày, nhưng nếu trong ngày đó mà lâm trận đánh cờ thì sau
cuộc chiến có quyền uống thêm một viên.

– Lỡ ra ngày lâm chiến hai hay ba lần, thì cũng có thể táp tới 4 viên một ngày. Quá 4
viên sẽ bị chóng mặt, huyết áp cao.

3.3.4. Hiệu năng

– Bổ mệnh môn hỏa,

– Sinh tinh,

– Kiên não,

– Cường gân cốt.

3.3.4. Chủ trị

Đầu tiên phương thuốc chỉ giúp Yến Thù ứng chiến với một vợ, 6 thiếp và 2 mỹ nhân.
Cộng là 9. Nhưng sau khi phân tích dược lý và thử nghiệm, chúng tôi đã dùng để trị rất
nhiều bệnh. Xin trình bày những bệnh đó theo Tây y học của chúng ta ngày nay (tức Tây-y)
để độc giả dễ hội lĩnh.

Bệnh đàn ông

– Bần tinh (Oligospermies).


– Tinh nhược (Asthénospermies).

– Dương vật bất cử.(Dbc).

– Dương vật cử nhi bất kiên.(Cbk).

– Bệnh gà (Di-tinh).

Bệnh đàn bà

– Huyết trắng (Leucorrhée).

– Lãnh cảm (Frigilité).

– Không thụ thai (Infertillité).

Bệnh thần kinh, não, tai mũi họng

– Mất trí nhớ,

– Tai kêu do thần kinh,

– Thần kinh suy nhược (Anxio-dépressif).

Trong phần trên có hai danh từ mà tôi cần phải giảng giải kỹ.

Một là dương vật bất cử

Chỉ tình trạng liệt dương ở những người trước kia thì lâm chiến đều đều, nay chẳng

may bị bệnh, sau khi bệnh khỏi, cơ thể suy nhược, thành ra cúi đầu trước mảnh quần hồng.

– Hoặc vì làm việc trí óc quá sức như các vị nghiên cứu gia, các vị thảo chương viên
điện toán, các văn sĩ, ký giả sau khi hoàn thành một tác phẩm, trí não mệt mỏi tinh thần
thất thường, rồi xìu luôn.

– Hoặc sau khi bệnh, hoặc đang xử dụng những loại thuốc phát mồ hôi như aspirine,
thuốc ho (loại expectoral), thuốc suyễn, thuốc hạ huyết áp.

– Còn những người từ bé tới lớn lúc nào cũng cúi đầu e thẹn, thì phương thuốc trên vô
hiệu.

Hai là cử nhi bất kiên

Chỉ tình trạng đứng trước đối tượng ham thích, đầu rùa chui khỏi hang, cổ gà nghểnh
cao, hăng hái chuẩn bị xung phong đánh trận. Nhưng khi mặc quần áo của ông Adam và bà
Eva thì lại xìu, rụt đầu rụt cổ, ngóc dậy không nổi. Cái hà tỳ này làm cho các đấng nam nhi
đau buồn nhất, khổ nhất, dễ mọc sừng nhất.

4. KẾT LUẬN

Đầu năm gà nói chuyện gà, hi vọng với bài này Quý-vị có thể giúp thân chủ tìm lại được
hạnh phúc, cái hạnh phúc mà họ tưởng đã bị mất đi trọn vẹn.

Ghi chú dành cho bản Việt Ngữ

Mấy năm gần đây tôi thường trích những bài đã thuyết trình trong dịp đại hội Sexology,
hoặc giảng dạy cho sinh viên rồi đăng báo. Vì tài liệu soạn tổng hợp dành cho đối tượng là
những bác sĩ tốt nghiệp đại học, muốn thâm cứu thêm y học Á châu. Độc giả thấy chỗ nào
không hiểu thì lướt qua, chẳng nên chẻ sợi tóc làm tư chi cho mệt.


Một số độc giả viết thư cho tôi hỏi những vấn đề quá phức tạp, đôi khi xin chẩn bệnh.
Không bao giờ tôi trả lời. Bởi một là tôi quá bận, trả lời một thư như vậy mất cả một hai
ngày, không còn làm việc gì được nữa. Nếu một tháng trả lời 30 bức thư thì đến lượt con gà
của tôi cúi đầu e thẹn, rồi không làm việc, thì làm sao mà sống đây.

Hai là khi bệnh quý vị đến trình độ thầy thuốc gia đình bó tay, ắt phải đặc biệt lắm. Quý vị
đến với tôi, e tôi phải làm hàng chục thí nghiệm, rồi chẩn đoán lòi con mắt mới tìm ra bệnh.
Thử hỏi với vài dòng thư, sao tôi có thể biết bệnh mà cho thuốc ?

Riêng các đồng nghiệp đã nghiên cứu y học Á châu, muốn thâm cứu vấn đề tôi nêu ra, có
thể gọi điện thoại, chúng ta sẽ trao đổi với nhau những kinh nghiệm. Xin đừng viết thư.

Paris, cuối Đông xuân Nhâm Thân 1992

Phục Dương Đại Bổ Tửu
Bác Sĩ Trần Đại Sỹ


PHỤC DƯƠNG ĐẠI BỔ TỬU


Còn có các tên khác như sau :


Nhất-dạ lục giao sinh ngũ-tử. (Hay thất tử)
Rượu thuốc bổ vua Minh Mạng.
Rượu thuốc bổ thận tráng dương thành nội.






Bài giảng tại ARMA và IFA của Bác-sĩ TRẦN ĐẠI SỸ





1. XUẤT XỨ


Năm 1953 trên một nhật báo xuất bản ở Hà-nội, có kể huyền thoại về vua thứ nhì triều
Nguyễn Việt-Nam là Minh-Mệnh (1791-1840), một đêm có thể giao hoan 6 lần. Sau 6 lần
giao hoan với 6 bà phi tần đó, thì 5 bà thụ thai sinh ra 5 người con. Sỡ dĩ vua Minh-Mệnh
đang là người bị bất lực, phục hồi sức khỏe lạ lùng như vậy, vì ngài được danh y đương
thời cắt cho một thang thuốc bổ.


Huyền thoại viết ra người đọc không nắm vững vấn đề, tưởng rằng với một thang thuốc
duy nhất, có thể tạo cho con người một thần lực tuyệt vời đến độ đang là người bất lực,
mà một đêm có thể giao hoan 6 lần, sự giao hoan đó không cần cố gắng miễn cưỡng, hơn
nữa dồi dào sinh lực, đến độ trong 6 cuộc giao hoan, 5 cuộc kết quả thụ thai. Sau đó vua
Minh Mệnh trở thành ông vua rất mạnh về Sex, có 147 người con.


Sự thật như thế nào? Vấn đề là không có gì huyền bí cả. Vua Minh-Mệnh bị chứng
phong thấp (Tý-chứng) đã trị khỏi, rồi được bổ dưỡng mà có sức lực như trên. Các lương y
đương thời (1953) sau khi đọc bài báo trên, bèn mang huyền thoại trong y-sử Việt-nam về
y-sư Trần Ngạn-Xuân trị bệnh cho vua Minh-Mệnh ra kể, nhưng không vị nào biết rõ thang

thuốc đó nội dung có những vị gì ? Bào chế ra sao ?


Thế rồi người ta căn cứ vào sự thực, vua Minh Mệnh có 147 người con, mà kết luận :
Bài báo kia đúng chứ không sai đâu.


Năm 1955, Thủ-tướng Ngô Đình-Diệm đảo chính Quốc-trưởng Bảo-Đại, một đơn vị
quân đội tiến vào hoàng cung cố đô Huế. Viên chỉ huy quân đội không ngăn cấm được
quân sĩ, nên nhiều bảo vật bị lấy cắp đi mất, còn sách vở, tài liệu, thì vất bừa bãi. Triều
đình có hai nơi tàng trữ thư tịch mật là : Quốc-sử quán và Tôn-nhân phủ. Quốc-sử quán là
nơi chứa sách vở, tài liệu liên quan đến việc triều chính, sử ký và địa dư học. Tôn-nhân phủ
là cơ quan tối cao của hoàng tộc, có trách nhiệm kiểm soát nhà vua, có trách nhiệm đề cử
những vị vua kế vị. Tôn-nhân phủ chứa tất cả tài liệu tối cơ mật của triều Nguyễn, mà chỉ
người thân thích trọng yếu hoàng gia được biết mà thôi. Trong những tài liệu cơ mật của
triều Nguyễn, có một số y-án do danh y triều Nguyễn là Nguyễn Miên-Thanh (1830-1877)
biên chép. Nguyễn Miên-Thanh là con thứ 51 của vua Minh-Mệnh, ông nổi tiếng là thần-y
đương thời. Nguyễn Miên-Thanh đã chép tất cả những bí ẩn về bệnh lý của hoàng cung
triều Nguyễn.


Từ cuộc binh biến đó sách vở hoàng cung bị lọt ra ngoài, người ta mới được biết rõ về
phương thuốc xưa kia vua Minh-Mệnh uống, thang thuốc ấy không phải là thần dược gì lạ
lùng, mà đã có nguồn gốc rất sâu sa. Nguyễn Miên-Thanh chép còn thiếu sót, so với sư
phụ ông là Trần Ngạn-Xuân đã chép.


Bẵng đi 13 năm sau, năm 1966, trên nhật báo Sống, xuất bản tại Sài-gòn, nhà văn Chu
T ử (Chu Văn-Bình) trong mục Ao thả vịt có viết giản lược rằng ông được một ẩn sỹ tặng
cho thang thuốc bổ thận của vua Minh-Mệnh xưa kia, tên là Nhất dạ lục giao sinh ngũ tử.

Chu Tử còn giải thích : Sau khi vua Minh-Mệnh xử dụng, một đêm nhà vua có thể giao hợp
6 lần, trong 6 lần đó, sau sinh ra 5 người con.


Xét thang thuốc mà nhà văn Chu Tử chép trên Sống thì thiếu một vị và cách pha chế
thì cũng khác xa với cổ nhân. Từ đó trong dân gian Việt-nam người ta cứ pha chế uống
bừa bãi, cho rằng bổ thận tráng dương. Họ không biết rõ tại sao lại có những vị thuốc ấy.
Những vị thuốc ấy tác dụng như thế nào ? Bản chất thang thuốc từ đâu mà có, công dụng
ra sao? Có người uống vào thu được kết quả, có người uống vào chỉ thấy ngon mà không
có hiệu quả gì. Lại cũng có người uống vào thì tuyệt hẳn đường sinh dục, vài người lăn
đùng ra chết !


Năm 1978, các đồng nghiệp ARMA, IFA đã cùng chúng tôi thử nghiệm lại rồi đem giảng
dạy. Hiện nay trong nước cũng như bên Hoa Kỳ, nhiều cơ sở thương mại căn cứ vào tài
liệu này pha chế ra bán, cũng có nơi lại chế thành viên.


Vậy lai lịch thang thuốc đó như thế nào?


2. NGUỒN GỐC


Nguồn gốc thang thuốc có nhiều tên, những tên dùng trong y-học gọi là Phục dương đại
bổ tửu. Thang thuốc có nguồn gốc từ thế kỷ thứ 12.


2.1. Thiền-sư Minh Không



Niên hiệu Hội-tường Đại-thánh thứ 6 (1115) Thiền-sư Nguyễn Minh-Không (tức Lý Quốc-
sư) chữa chứng bất lực cho vua Lý Nhân-tông (1066-1128) và Sùng Hiền hầu (sinh 1068),
vì cả hai anh em các ngài đều bị chứng bất lực. Nguồn gốc của chứng bất lực đó do vua
cha là Lý Thánh-tông (1023-1072) đã bị bất lực, được ngài Minh-Không trị khỏi, nhưng đến
đời các con là vua Nhân-tông và Sùng-Hiền hầu vì dâm đãng quá độ mà bị bất lực nữa.
Thiền sư Minh-Không chẩn mạch cho hai ngài. Cả hai bị thận âm, thận dương đều hư, nên
ngâm rượu thang thuốc gồm 17 vị.


2.1.1. Lý triều đệ tam hoàng đế thang


Thang thuốc này còn có tên là Lý triều đệ tam hoàng đế thang. Vì vua Lý Thánh-tông là
vị vua thứ ba của triều Lý.


2.1.2. Thành phần


Thang thuốc này gồm có :


– 6 vị đại bổ huyết.


Trong y học Á-châu bổ huyết tức là bổ âm. Bởi theo học thuyết âm dương thì huyết
thuộc âm. Đó là các vị :



Sa-sâm, Thục-địa, Bạch-thược, Đương-qui, Câu-kỷ-tử và Đào-nhân.


– 6 vị bổ khí.


Bổ khí tức là bổ dương. Đó là các vị :


Nhân-sâm, Đại-táo, Cam-thảo, Đỗ-trọng, Bạch-truật, Tục-đoạn.


– 2 vị làm cho hoạt huyết.


Tức làm cho huyết lưu thông tốt, là:


Xuyên-khung, Đại-hồi.


– 3 vị bổ tỳ.


Theo y-học Á-châu, muốn bổ dương thì phải bổ tỳ. Bởi tỳ là gốc của hậu-thiên-khí, bổ
tỳ để cho ăn uống ngon miệng, tiêu hóa tốt. Đó là :


Trần-bì, Nhục-quế, Phục-linh.



– 1 vị đại bổ nguyên dương (thận dương).


Làm cho sinh tinh tủy cực kỳ mãnh liệt là:


Lộc-nhung.


Cộng chung là 18 vị. Hai anh em vua Lý đều khỏi chứng bất lực, nhưng nhà vua thì
không thể có con trai, còn Sùng-hiền hầu thì có con.


Phương thuốc này, được lưu truyền dưới các tên sau :


– Minh-Không bổ dương thang,


– Nhân-tông phục dương đại bổ thang,


– Lý triều đệ tam (hoặc tứ) hoàng đế thang.


Hồi đó vua Nhân-tông cũng như Sùng-hiền hầu đều được phục hồi sinh lý. Cả hai đều
có nhiều con. Nhưng vua Nhân-tông chỉ sinh công chúa, mà không sinh hoàng tử. Sùng-
hiền hầu thì có cả thế tử lẫn quận chúa. Vua uống tới 25 thang. Sùng-hiền hầu uống 15
thang.



Dưới đây là phân lượng dùng cho vua Nhân-tông và Sùng-hiền hầu. Phân lượng thứ
nhất là của vua Nhân-tông, phân lượng thứ nhì là của Sùng-hiền hầu.


Lý triều đệ tứ hoàng đế thang


1. Sa-sâm, 1 tiền, 1 tiền,
2. Thục-địa, 2 tiền, 1,5 tiền,
3. Bạch-thược, 2 tiền, 1,5 tiền
4. Đương-qui, 3 tiền, 3 tiền
5. Cam kỷ-tử, 3 tiền, 2 tiền
6. Đào-nhân, 3 tiền, 1 tiền
7. Nhân-sâm, 1,5 tiền, 1 tiền
8. Đại-táo, 1,5 tiền, 2 tiền
9. Cam-thảo, 1 tiền, 1 tiền
10. Đỗ-trọng, 2 tiền, 2 tiền
11. Bạch-truật, 2 tiền, 2 tiền
12. Tục-đoạn, 2 tiền, 2 tiền
13. Xuyên khung, 2 tiền, 2,5 tiền
14. Đại-hồi. 1 tiền, 1 tiền
15. Trần-bì, 1,5 tiền, 2 tiền
16. Nhục-quế, 2 tiền, 1,5 tiền
17. Phục-linh, 2 tiền, 3 tiền
18. Lộc-nhung, 2 tiền, 2 tiền


Thang thuốc này tùy theo từng bộ phận trong người mạnh hay yếu, tùy theo biến

chứng, tùy theo thời khí của bệnh nhân mà cho vị nào nhiều hay ít, được lưu truyền xử
dụng trong suốt triều nhà Lý, sang đầu triều Trần. Các y gia sau Lý Quốc-sư có sửa đổi
đôi chút, nhưng căn bản vẫn nguyên vẹn. Kết quả tốt. Nhưng phải chẩn đoán cho đúng là
Thận dương và âm đều hư thì mới dùng được. Nếu thận-âm hư mà dùng thì nguy hiểm,
nhất là những người bị chứng âm-hư sinh nội nhiệt như : Tai kêu, áp-huyết cao (HTA), v.v
mà dùng thì tai vạ không nhỏ.


Thang thuốc trên chỉ dùng trong trường hợp thận dương hư hoặc Thận âm, thận dương
đều hư mà thôi.


2.1.3. Cách pha chế


Thông thường thì ngâm rượu làm hai nước. Nước thứ nhì giảm hiệu năng 2 phần. Vậy
những vị khá giả hoặc sống ở Mỹ-Úc, thuốc rẻ thì chỉ nên ngâm một nước thôi.


a. Nước thứ nhất


– Khi cắt thì yêu cầu dược phòng gói thành 2 gói. Một gói lớn gồm 16 vị, một gói gồm 2
vị Nhân-sâm, Lộc-nhung.
– Dùng 200 đến 300 g đường phèn, bỏ vào 2 lít nước đun sôi, chờ đường tan thì để nguội.
– Nghiền 16 vị gói lớn dập dạp, lớn khoảng hạt ngô. Rồi bỏ vào nước đường.
– Ngâm khoảng 3 đến 4 giờ.
– Đổ 2 lít rượu nếp trắng trên 40 độ (Rượu đế, rượu đậu nành, rượu chuối đều được).
Nếu không có thì dùng Thiệu-hưng tửu, Mai-quế lộ.
– Để vào chỗ ấm áp, khô ráo. Tuyệt đối không được chôn dưới đất, hoặc cất vào nơi lạnh,

ẩm ướt.
– Mỗi ngày đảo một lần.
– Sau 20 ngày thì gạn nước cốt ra. Nếu khá giả thì đổ bã đi. Bằng tiếc thì ngâm nước thứ
nhì.
– Bỏ nước cốt vào bình khác, bấy giờ mới ngâm nước cốt với Lộc-nhung, Nhân-sâm.
– Sau khi ngâm 7 ngày thì bắt đầu uống.


b. Nước thứ nhì.


– Dùng 100 g đường phèn vào 1 lít nước đun sôi.
– Để nguội, rồi đổ bã vào ngâm. Sau 7 ngày thì đổ vào 1 lít rượu ngâm tiếp trong 20 ngày.
Sau đó vớt bã vứt đi.
– Nước này lại ngâm với Lộc-nhung, Nhân-sâm.


2.1.4. Hiệu năng


Bổ thận dương,
Sinh tinh, ích tủy.


2.1.5. Chủ trị


a. Dùng bồi bổ sức khỏe,



Những người không bệnh, tình trạng âm dương thăng bằng, dùng phương thuốc này vô
hại. Hơn nữa làm tăng tiến sức khỏe, giữ được tuổi xuân (của cả quý ông, quí bà).


Đừng ngại ngùng, khi dùng thuốc này thấy:


– Người nóng lên, tim đập mau, (trong lúc say).
– Ăn ngon.
– Tinh thần minh mẫn,
– Làm việc bằng trí óc hiệu quả tăng.
– Cường độ sex tăng.


Ghi chú dành cho các vị bác sĩ :


Những người âm dương thăng bằng khi thử nghiệm máu, tất cả đều bình thường. Sau khi
uống liền 3 thang thì thấy :


– Hồng cầu tăng.
– Bạch cầu giảm.
– T3-TSH đều tăng.
– Glycémie tăng.
– Cholestérol bình thường.
– Triglycéride bình thường.


Tuy tăng, giảm nhưng vẫn ở trong tình trạng giới hạn.



Biểu hình người khỏe mạnh, âm dương thăng bằng


Dùng phương thuốc này tăng tiến sức khỏe, giữ tuổi xuân lâu dài.




Biểu hình dùng trị bệnh


Thận dương hư (biểu hình khuyết một khoảng), cần đến thuốc bổ dương, hoặc bổ cả âm
lẫn dương.





b. Chủ trị, (Chỉ định)


Thận dương hư hoặc dương hư theo y học cổ truyền.


– Sắc mặt trắng bệch,
– Sợ lạnh, chân tay lạnh (Huyết áp thấp, nhiệt độ trong người thấp, tim đập chậm),
– Tinh thần mề mệt,
– Lưng đau, gối mỏi,

– Bất lực : Dương vật không cử, hoặc cử mà không kiên.
– Nữ thì bào cung lạnh, không thụ thai.
– Chất lưỡi lợt, rêu lưỡi trắng.
– Mạch trầm-tế vô lực.


Theo y học Á-châu, công năng của thận như sau:


Tàng tinh, chủ cốt, sinh tủy, thông não.


Khi thận dương hư sẽ sinh ra:


– Nam bất lực sinh lý. Nữ lãnh cảm.
– Bần tinh (Oligospermies), tinh nhược (Asthénospermies) hoặc cả hai (Oligo-
Asthénospermies).
– Xương cốt suy nhược: Người lớn mệt mỏi, trẻ con chậm lớn, xương kêu lọc cọc, đi đứng
khó khăn, tuổi già lưng còng.
– Răng là xương, vì vậy răng yếu, không bóng.
– Óc không được bồi dưỡng, kém linh hoạt, tinh thần thất thường.


Thận khai cùng ở nhị âm, quan của thận là tai,


Khi thận dương hư suy sinh ra:



– Tiện bí.
– Tiểu tiện bất lợi (Tiểu đêm, tiểu vặt, vãi đái, trẻ con đái dầm).
– Vãi đái (Incontinence),
– Tiền liệt tuyến suy nhược (Prostatite).
– Tai điếc.


Hoa của thận là tóc.


Khi thận dương hư suy sẽ sinh ra chứng rụng tóc (Còn chứng tóc bạc sớm là do thận âm
hư).


c. Phần dành cho các vị bác sĩ


Chúng tôi dùng rượu này trị bệnh phụ nữ, rất hữu hiệu trong trường hợp sau:


– Xáo trộn hormone, vì thần kinh, vì suy nhược.
– Phụ nữ không thụ thai, do cơ thể suy nhược (Infertilité).
– Phụ nữ trong thời kỳ mới thụ thai bị nôn mửa, suy nhược.
– Tử cung co giật khi mang thai ( Contractions ultérines).
– Tử cung bị sa (Prolapsus génital.)
– Kinh nguyệt không đều.
– Thời kỳ chuẩn mãn kinh (Pré-ménopauses.) Tuy nhiên phải cẩn thận, đã có nhiều tai nạn:
Khi phụ nữ sắp đến thời kỳ mãn kinh, không ngừa thai, uống rượu này sẽ thụ thai.
– Sản phụ thiếu sữa.



2.1.6. Dụng pháp, dụng lượng


– Ngày uống hai lần làm rượu khai vị.
– Mỗi lần uống từ 10 tới 20 cl. Không nên uống quá 40cl một ngày.
– Uống nguyên chất. Tuyệt đối không nên uống với nước đá.
– Khi uống, tuyệt đối trong ngày không uống bất cứ loại rượu nào khác, kể cả bia. Nước
ngọt thì được.
– Đàn ông, đàn bà; già, trẻ đều uống được. Phụ nữ mang thai, trong thời gian hành kinh
cũng uống được.


2.1.7. Cấm kỵ


Các trường hợp sau đây không nên uống rượu này:


– Thận âm hư, âm hư nội nhiệt.
– Nhiệt chứng (tim đập nhanh trên 90 lần một phút).
– Huyết áp cao.
– Khi bị nhiễm trùng tạm ngừng. Sau khi trị nhiễm trùng khỏi thì uống trở lại được. (Cảm
mạo, nhiễm trùng đường hô hấp, tiểu tiện, siêu vi gan, AIDS-SIDA) v.v.)
– Trong thời gian xử dụng rượu không nên ăn, uống thức mát (Rau má, đậu xanh, giá
sống, khổ qua, hoa cúc v.v.)
– Ung thư phổi, gan.
– Tai biến mạch máu não (AVC).
– Đây là loại rượu làm tăng khả năng Sex, vì vậy các nhà tu nên tránh, để giữ thanh quy,
ngũ giới. Tuy nhiên các vị tu sĩ của Hồi-giáo, của Tin-lành thì tha hồ!



Biểu hình cấm kị


Thận âm hư, mà dùng thang thuốc này bổ dương, giống như nhà cháy, mà dem xăng tưới
vào. Hầu hết những người thận âm hư dùng phương thuốc này đều gặp tai nạn. Nhẹ thì
huyết áp cao, chóng mặt, mất ngủ, đầu rùa xụi lơ. Nặng thì tai biến mạch máu não, bán thân
bất toại và tiêu dao miền Cực-lạc.




2.2. Công chúa Thủy-Tiên


Năm 1294 Thuỷ-Tiên Công-chúa (1254-1359), dưỡng nữ của Hưng-Đạo vương, phu
nhân của danh tướng Phạm Ngũ-Lão (Sự thực tước phong của Ngài là Thạc-hòa Đoan-duệ,
hiếu khang công chúa) trị bệnh cho vua Trần Anh-tông (1267-1320) đã xử dụng lại. Vua
Anh-tông nhà Trần nhân vì bị huyết-hư, tỳ-dương, thận dương hư nên bị chứng phong-thấp.
Công-chúa dùng châm cứu để khu phong, tán-hàn và trục-thấp.


Nguyên tắc trị phong-thấp bằng dược Á-châu hay châm-cứu học, thì chỉ trị cho khỏi
đau, nếu khéo giữ gìn, thì bệnh khó tái phát. Còn không thì bệnh tái phát rất dễ dàng. Trị
bệnh thì chỉ có khu phong, tán-hàn là dễ, còn thấp thì không bao giờ trục tuyệt cả. Loại tà
này vẫn còn ở dưới một mức độ nào đó, nên khi ra ngoài, gặp hàn, gặp phong, là bị tái
phát ngay. Bởi vậy sau khi Thủy-Tiên Công-chúa dùng châm cứu trị cho nhà vua, thì lại
dùng thang thuốc của Minh-Không thiền-sư để bổ dưỡng Thận-dương, bổ-huyết và bổ-khí
để bệnh không tái phát. Tuy nhiên trong người nhà vua vẫn còn bị ngoại tà phong, hàn,

thấp cho nên bà đã dùng 5 vị để trị phong-thấp đó là :


Thương-thuật, Khương-hoạt,
Tần-gia, Hổ-cốt, Mộc-qua.


Vì vậy thang thuốc đang từ 18 vị tăng thành 23 vị. Hiệu năng cũ là bổ thận-dương hoặc
cả thận dương và thận âm nay trở thành thang thuốc : Bổ dưỡng thận dương, thận âm, bổ
khí, bổ huyết và trừ Phong-thấp ở mức độ thấp. Chủ trị bây giờ thành :


– Trị chứng bất lực do di chứng của phong-thấp.
– Hoặc trị chứng bất lực cho những người ở vùng hàn-đới.


Bởi người ở vùng hàn-đới thì không thể nào không mắc phải chứng phong-thấp, nhưng
bệnh ở mức độ thấp nên không phát tác đau ốm. Tóm lại, thang thuốc trị chứng bất lực có
8 phần, thì trị phong thấp 2 phần.


Những người bị chứng âm hư nội nhiệt như đã nói trên, hoặc huyết áp cao, đang thời
gian nhiễm trùng, cảm cúm thì không nên dùng.


2.3. Các y gia đời Lê


Năm 1433, con trưởng của vua Lê Thái-tổ là quận vương Lê Tư-Tề (1408-1438) nhân
vì trọn đời niên thiếu theo vua cha chinh chiến, nên bị chứng bất lực như vua Trần Anh-

tông xưa kia. Thiền sư Trần Quang-Từ (1384-1462) lại dùng thang thuốc trên chữa cũng
khỏi. Thang thuốc được dùng nhiều trong suốt thời nhà Lê gần 400 năm.


3. PHỤC DƯƠNG ĐẠI BỔ TỬU


Năm 1824, vua Minh-Mệnh bị chứng phong thấp. Nguồn gốc do ngài cư ngụ ở vùng
nhiệt đới (Gia-định) suốt thời thơ ấu, lại bôn ba vất vả vì theo phụ hoàng là vua Gia-Long
chinh chiến nhiều. Y-sư Trần Ngạn-Xuân dùng thang thuốc Phong thấp tửu (xem phần thứ
3, chương thứ 5) trị phong thấp cho nhà vua. Trong thang thuốc này cũng có những vị trị
phong thấp và một số ít vị bổ dưỡng. Khi nhà vua gần khỏi chứng phong thấp thì chứng
bất lực cũng khỏi, nhà vua vẫn uống thuốc, nhưng đêm đêm vui chơi với cung nga. Y-sư
Trần Ngạn-Xuân phải dọa nhà vua rằng : Thang thuốc mà nhà vua dùng uống chỉ để trị
phong thấp mà thôi. Nhà vua cần uống hết hai thang trị chứng phong thấp. Khi chứng này
gần tuyệt, bấy giờ y-sư mới thực sự trị chứng bất lực cho nhà vua. Nhà vua hỏi tại sao chỉ
mới uống phong thấp mà ngài đã thèm phòng sự ? Y-sư trả lời rằng : Chứng phong thấp
của nhà vua, một là do thuở thiếu thời Nguyên khí suy, lao khổ, ở trong vùng nóng, rồi lớn
lên ở vùng lạnh (Huế), bởi vậy bệnh càng nặng. Chính phong, hàn, thấp làm cho cơ thể tổn
hại thêm, thành ra bất lực. Trong thang thuốc trị phong thấp thì có đến 8 phần trị bệnh và
có 2 phần trị bất lực tức bổ dương. Khi trị phong thấp thì cơ thể không bị tà khí làm ngăn
trở, nên tình dục trở lại, được thêm 2 phần bổ thận dương nữa, nên nhà vua cảm thấy
người khỏe mạnh. Sự thực sự khỏe mạnh đó chưa phục hồi. Đợi sau khi nhà vua uống hết
hai thang thuốc trị phong thấp, rồi lại được uống hai thang thuốc bồi bổ cơ thể nữa thì mới
thực sự khỏe mạnh.


Bị dọa, nhà vua không còn dám phòng sự nữa, cứ kiên tâm uống thuốc, nhưng thực sự
ngài rất thèm phòng sự, mà không dám, sợ bị bất lực vĩnh viễn như y-sư dọa. Sau khi uống
hết thang thuốc trị phong thấp thứ nhì, y-sư cho nhà vua uống thang thuốc mà thành phần

như sau :


Lấy thang thuốc của Thủy-Tiên Công-chúa, mà thêm vào một số vị.


3.1. Thành phần


Những vị thêm vào là:


– 3 vị trị phong thấp: Phòng-phong, Độc-hoạt, Hồng-cúc.


– 1 vị đại bổ can, thận: Hà-thủ-ô.


Như vậy thành phần cuối cùng của thang thuốc mà vua Minh-Mệnh được uống là :


Phục dương đại bổ tửu


– 8 vị bổ thận-âm, bổ huyết và tinh khí :


Sa-sâm 5 tiền, Thục-địa 5 tiền, Đương-quy 5 tiền, Kỷ-tử 1 tiền, Đào nhân 5 tiền, Xuyên
khung 3 tiền, Bạch thược 5 tiền, Hà-thủ-ô 5 tiền.



– 10 vị đại bổ nguyên dương (Thận dương),


Đại táo 5 tiền, Cam thảo 2 tiền, Đỗ trọng 3 tiền, Tục đoạn 2 tiền, Bạch truật, 3 tiền Trần bì
3 tiền, Nhục quế 3 tiền, Đại hồi 2 tiền, Nhân sâm 4 tiền.Lộc nhung 5 tiền.


– 9 vị trị Phong thấp:


Thương thuật 2 tiền, Hồng cúc 2 tiền, Khương hoạt 2 tiền, Tần gia 2 tiền. Hổ cốt 2 tiền,
Phục linh 3 tiền, Phòng phong 3 tiền, Độc hoạt 2 tiền, Mộc qua 2 tiền.


Cộng chung 27 vị nặng 8 lượng 6 tiền (268,75 g)


Tóm lại diễn tiến của thang thuốc từ khởi thủy là Minh-Không thiền sư cho đến y-sư
Trần Ngạn-Xuân như sau :


Minh-Không. Xử dụng 18 vị để trị chứng bất lực, không con cho 2 vị đời Lý vào năm
1115. Thuốc chỉ trị chứng bất lực nguồn gốc do di truyền. Đời cha đã bất lực, đời con
phòng sự quá độ bị bất lực và không con. Thang thuốc bổ cả thận âm, lẫn thận dương. Kết
quả hai bệnh nhân khỏi bất lực, nhưng chỉ 1 người có con.


Thủy-Tiên Công chúa. Xử dụng thang thuốc của Minh Không, để trị chứng bất lực do di
chứng của phong thấp. Bởi bệnh nhân là vua Trần Anh-tông bị bất lực, mới sinh phong-thấp

nay dùng châm cứu trị phong-thấp, rồi thêm 5 vị trị phong-thấp vào thang thuốc bổ thận

×