Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (32.67 KB, 2 trang )
Quan niệm về bốn phẩm chất : Công, dung, ngôn, hạnh mà người phụ nữ phải có theo
quan niệm người xưa.
Trong xã hội phong kiến ngày xưa thì một người phụ nữ hoàn hảo phải có đủ “tứ đức”, tức
là “công”, “dung”, “ngôn”, “hạnh”. “Tứ đức” là khuôn mẫu để người phụ nữ hoàn thiện nhân
cách. Tuy nhiên, ở mỗi hoàn cảnh, mỗi tầng lớp thì thứ tự của bốn phẩm chất trên có sự sắp
xếp khác nhau. “Công” là nữ tắc, nữ công, là sự đảm đang, tài khéo trong công việc nội trợ,
theo đúng thiên chức của người phụ nữ. “Dung” là vẻ đẹp hình thức khả ái, dễ thương.
“Ngôn” là lời ăn tiếng nói dịu dàng, lễ phép. “Hạnh” là đoan trang, đứng đắn, nết na.
Thông thường, những gia đình giàu có, quyền quý dạy dỗ con cái hoặc chọn con dâu đều
theo tiêu chuẩn này, nhưng thực tế cho thấy ít ai đạt được trọn vẹn cả “tứ đức” như đã nêu
trên bởi “nhân vô thập toàn”. Cho nên, “tứ đức” trở thành khuôn mẫu của người phụ nữ
ngày xưa.
Dần dần, quan niệm này mở rộng phạm vi ra toàn xã hội. Tầng lớp bình dân cũng coi trọng
“tứ đức”, tất nhiên là tùy theo từng hoàn cảnh mà nội dung tiêu chuẩn có những thay đổi
cho thích hợp.
Theo quan nệm của số đông tức tầng lớp bình dân, yêu cầu số một là sức khỏe và sự đảm
đang, cho nên chữ “công” vẫn được đặt lên hàng đầu. Người đàn ông lấy vợ không đơn
thuần chỉ là để nối dõi tông đường mà còn là để thêm người đỡ đần công việc gia đình.
Tiếp sau đó là chữ “hạnh”, vì đối với phụ nữ thì nết na, đoan chính vô cùng quan trọng. Có
được người vợ đức hạnh là người chồng có được chỗ vững chắc, tin cậy để yên tâm làm ăn,
tạo dựng sự nghiệp và trước hết là có được một gia đình thuận hòa, yên ấm.
Chữ “ngôn” cũng không thể coi thường vì người xưa hay nhắc nhở đến chuyện học ăn, học
nói. Ca dao có câu : “Người thanh tiếng nói cũng thanh, Chuông kêu khẽ đánh bên vành
cũng kêu”. Hoặc : “Chim khôn kêu tiếng rảnh rang, Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe”.
Có thể căn cứ vào cách cư xử, nói năng của một phụ nữ đối với mọi người trong gia đình và
ngoài xã hội để đánh giá phần nào về tính cách.
Thái độ của người bình dân đối với chữ “dung” là không quá coi trọng mà cũng không xem
nhẹ. Hình thức bên ngoài miễn sao khỏe mạnh, sáng sủa là được. Điều đó thể hiện qua
những câu ca dao : “Đừng ham da trắng tóc dài, Tháng ba ngày tám có mài mà ăn ?!. Hay :
“Chớ chê em xấu em đen, Em như nước đục đánh phèn lại trong”. Hay : “Thân em như củ
ấu gai, Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen, Ai ơi nếm thử mà xem, Nếm ra mới biết rằng