NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC
CHUYỂN ĐỔI NGOẠI TỆ ĐẾN BÁO
CÁO TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
5.1. Tính tất yếu của việc chuyển đổi ngoại tệ
5.2. Ảnh hưởng của việc lựa chọn tỷ giá chuyển
đổi đến BCTC quốc tế
5.3. Các phương pháp chuyển đổi ngoại tệ
5.3.1. Phương pháp tỷ giá đơn (Single-Rate
Method)
5.3.2. Phương pháp đa tỷ giá (Multiple-Rate
Method)
Nội dung
Nội dung
5.1. Tính tất yếu của việc chuyển đổi ngoại tệ
5.1. Tính tất yếu của việc chuyển đổi ngoại tệ
Quá trình trình bày lại thông tin tài chính từ đơn vị tiền tệ này sang
đơn vị tiền tệ khác gọi là chuyển đổi (translation).
Sự thay đổi của tỷ giá hối đoái, sự khác nhau trong phương pháp
chuyển đổi và cách xử lý khác nhau đối với lãi (lỗ) chuyển đổi gây
khó khăn cho việc so sánh các kết quả tài chính giữa các công ty hay
giữa các kì kế toán của một công ty.
Đây là vấn đề này đối với các công ty đa quốc gia trong việc
cung cấp thông tin hữu ích về hiệu quả hoạt động cũng như thực trạng
tài chính của đơn vị mình.
Đối với các nhà phân tích tài chính, việc giải thích những thông
tin này gặp nhiều trở ngại và vấn đề này còn ảnh hưởng đến việc đánh
giá thành quả của nhà quản trị.
Sự mở rộng quy mô của đầu tư quốc tế làm gia tăng nhu cầu chuyển
đổi thông tin kế toán của công ty từ nước này sang những nước khác:
+ khi công ty mong muốn cổ phiếu niêm yết trên sàn chứng
khoán
+ dự tính liên doanh hay mua công ty nước ngoài,
+ cung cấp thông tin về hiệu quả hoạt động và thực trạng tài
chính cho các cổ đông nước ngoài.
5.2. Ảnh hưởng của việc lựa chọn tỷ giá chuyển đổi
5.2. Ảnh hưởng của việc lựa chọn tỷ giá chuyển đổi
đến BCTC quốc tế
đến BCTC quốc tế
Ba loại tỷ giá hối đoái sau đây được sử dụng để chuyển đổi số
dư của tài khoản có gốc ngoại tệ về đơn vị tiền tệ báo cáo:
+ Tỷ giá hiện hành (current rate) là tỷ giá tại ngày báo cáo.
+ Tỷ giá lịch sử (tỷ giá gốc) (historical rate) là tỷ giá tại ngày
phát sinh của tài sản ngoại tệ hay nợ phải trả ngoại tệ.
+ Tỷ giá trung bình (average rate) là số trung bình của tỷ giá
hiện hành hay tỷ giá lịch sử.
Tỷ giá gốc đảm bảo sự tương đương của giá gốc khoản mục
ngoại tệ trên báo cáo nội địa.
sử dụng tỷ giá gốc đảm bảo BCTC không phát sinh lãi
và lỗ chuyển đổi (tranlation gains and losses) ngoại tệ, nghĩa
là sự tăng hay giảm của số dư tài khoản có gốc ngoại tệ phụ
thuộc vào sự biến động của tỷ giá chuyển đổi giữa các kỳ báo
cáo.
Việc sử dụng tỷ giá hiện hành gây ra lãi và lỗ chuyển đổi.
Phân biệt lãi và lỗ chuyển đổi (tranlation gains and losses) và
lãi và lỗ nghiệp vụ (transaction gains and losses), cả hai đều
là lãi và lỗ trao đổi (exchange gains and losses).
Có hai loại điều chỉnh nghiệp vụ:
+ Thứ nhất: Lãi và lỗ của các giao dịch đã thanh toán, phát
sinh khi tỷ giá hối đoái dùng để ghi sổ tại thời điểm phát sinh
nghiệp vụ khác với tỷ giá tại ngày thanh toán.
+ Thứ hai: Lãi và lỗ của các giao dịch chưa thanh toán phát
sinh khi BCTC được lập trước khi nghiệp vụ được thanh toán.
Một giao dịch đã thanh toán tạo ra lãi và lỗ thật và kế toán ghi
nhận ngay lập tức vào thu nhập.
Ngược lại, việc điều chỉnh chuyển đổi (bao gồm cả lãi và lỗ
của các giao dịch chưa thanh toán) là khoản mục chưa thực
hiện.
5.2. Ảnh hưởng của việc lựa chọn tỷ giá chuyển đổi
5.2. Ảnh hưởng của việc lựa chọn tỷ giá chuyển đổi
đến BCTC quốc tế
đến BCTC quốc tế
5.3. Các phương pháp chuyển đổi ngoại tệ
5.3. Các phương pháp chuyển đổi ngoại tệ
5.3.1. Phương pháp tỷ giá đơn (Single-Rate Method)
Phương pháp tỷ giá đơn, còn được gọi là phương pháp tỷ giá hiện hành
(current-rate method) đã phổ biến ở Châu Âu.
Phương pháp này sử dụng tỷ giá hối đoái đơn (tỷ giá hiện hành hoặc tỷ giá
đóng cửa) cho tất cả tài sản và nợ phải trả ngoại tệ. Doanh thu và chi phí ngoại
tệ được chuyển đổi bằng tỷ giá hiện hành trung bình của kỳ kế toán.
Để phục vụ cho mục đích kế toán, một tài sản hoặc nợ phải trả ngoại tệ sẽ bị
gánh chịu rủi ro tỷ giá nếu đồng tiền công ty mẹ thay đổi tương đương do sự
thay đổi của tỷ giá dùng để chuyển đổi tài sản và nợ phải trả đó.
Phương pháp tỷ giá hiện hành cho rằng tất cả các tài sản tính theo nội tệ đều
gánh chịu rủi ro chuyển đổi bởi vì tỷ giá hiện hành thay đổi giá trị tài sản ngoại
tệ khi quy về đơn vị tiền tệ công ty mẹ cũng thay đổi.
Việc này ít khi phù hợp với thực tế nền kinh tế bởi vì giá trị hàng tồn kho
và tài sản cố định bị ảnh hưởng bởi tỷ lệ lạm phát nội địa.
Việc chuyển đổi tất cả số dư ngoại tệ bằng tỷ giá hiện hành tạo ra lãi (lỗ)
chuyển đổi khi tỷ giá hối đoái thay đổi.
Việc phản ánh những điều chỉnh của việc chuyển đổi đến thu nhập hiện
hành có thể làm sai lệch lợi nhuận báo cáo. Những lãi (lỗ) này không bao giờ
được ghi nhận đầy đủ bởi vì sự thay đổi của tỷ giá hối đoái thường có xu
hướng đảo ngược.
5.3.2. Phương pháp đa tỷ giá (Multiple-Rate Method)
+ Phương pháp hiện hành-không hiện hành
(Current-Noncurrent Method)
+ Phương pháp tiền tệ - phi tiền tệ
(Monetary-Nonmonetary Method)
+ Phương pháp thời gian (Temporal Method)
5.3. Các phương pháp chuyển đổi ngoại tệ
5.3. Các phương pháp chuyển đổi ngoại tệ
Phương pháp hiện hành-không hiện hành (Current-Noncurrent
Method)
+ Tài sản và nợ phải trả ngắn hạn của công ty con ở nước ngoài được
chuyển đổi về đồng tiền báo cáo công ty mẹ bằng tỷ giá hiện hành.
+ Tài sản và nợ phải trả dài hạn được chuyển đổi bằng tỷ giá gốc (tỷ
giá lịch sử).
+ Các khoản mục của Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (ngoại
trừ chi phí khấu hao) được chuyển đổi tại tỷ giá trung bình của mỗi
tháng hoạt động hoặc của cả kỳ báo cáo. Chi phí khấu hao được
chuyển đổi với tỷ giá gốc khi các tài sản được mua.
phương pháp này không phù hợp với thực tế.
Việc sử dụng tỷ giá cuối năm để chuyển đổi tài sản ngắn hạn có nghĩa
là tất cả các khoản mục tiền, phải thu, hàng tồn kho ngoại tệ đều gánh
chịu rủi ro chuyển đổi như nhau (sẽ được đánh giá nhiều hoặc ít hơn
khi đo lường bằng đồng tiền công ty mẹ nếu tỷ giá hối đoái thay đổi
suốt năm)
Việc chuyển đổi nợ dài hạn tại tỷ giá gốc sẽ chuyển ảnh hưởng của sự
biến động tiền tệ đến năm thực hiện việc thanh toán.
Điều này không hợp lý vì các nhà phân tích luôn đánh giá các
nghĩa vụ dài hạn của doanh nghiệp theo giá trị có thể thực hiện được
hiện hành.
5.3. Các phương pháp chuyển đổi ngoại tệ
5.3. Các phương pháp chuyển đổi ngoại tệ
+ Phương pháp tiền tệ-phi tiền tệ (Monetary-Nonmonetary Method)
Tài sản và nợ phải trả tiền tệ (có nghĩa vụ phải trả một lượng tiền
nhất định trong tương lai) được chuyển đổi ở tỷ giá hiện hành.
Các khoản mục phi tiền tệ (tài sản cố định, các khoản đầu tư dài hạn
và hàng tồn kho) được chuyển đổi ở tỷ giá gốc.
Các khoản mục của Báo cáo kết quả kinh doanh được chuyển đổi
tương tự phương pháp hiện hành-không hiện hành.
Khác với phương pháp hiện hành-không hiện hành, phương pháp này
xem tài sản và nợ phải trả tiền tệ gánh chịu rủi ro chuyển đổi. Vì các
khoản mục tiền tệ được thanh toán bằng tiền, việc sử dụng tỷ giá hiện
hành để chuyển đổi các khoản mục này phát sinh khoản tương đương
về nội tệ phản ánh ở giá trị có thể thực hiện được hay giá trị thanh
toán của nó.
kết quả không hợp lý.
Ví dụ, phương pháp này chuyển đổi tất cả các tài sản phi tiền tệ với tỷ
giá gốc, điều này không hợp lý với các tài sản được ghi nhận với giá
thị trường (đầu tư chứng khoán, hàng tồn kho )
Phương pháp này cũng sẽ bóp méo lợi nhuận biên bằng cách gắn
doanh thu với giá hiện tại và tỷ giá chuyển đổi với giá vốn hàng bán
đo lường theo giá gốc và tỷ giá chuyển đổi.
5.3. Các phương pháp chuyển đổi ngoại tệ
5.3. Các phương pháp chuyển đổi ngoại tệ
+ Phương pháp thời gian (Temporal Method)
Việc chuyển đổi tiền tệ không làm thay đổi thuộc tính của khoản mục
được đo lường mà chỉ thay đổi đơn vị đo lường (việc chuyển đổi số
dư ngoại tệ là xác định lại loại đơn vị tiền tệ của các khoản mục này
chứ không phải đánh giá giá trị thực sự của nó)
Các khoản mục tiền tệ như tiền, các khoản phải thu, phải trả được
chuyển đổi ở tỷ giá hiện hành.
Các khoản mục phi tiền tệ được chuyển đổi tại tỷ giá sử dụng tại thời
điểm đo lường ban đầu. Cụ thể, tài sản trên báo cáo ngoại tệ ghi nhận
theo giá gốc được chuyển đổi theo tỷ giá gốc. Tương tự, các khoản
mục phi tiền tệ ghi nhận theo giá trị hiện tại được chuyển đổi với tỷ
giá hiện hành bởi vì giá trị hiện tại tính bằng ngoại tệ chuyển đổi theo
tỷ giá hiện hành sẽ phát sinh giá trị hiện tại theo nội tệ.
Các khoản mục doanh thu và chi phí được chuyển đổi với tỷ giá tại
thời điểm giao dịch được thực hiện, mặc dù tỷ giá trung bình thường
được sử dụng khi các số lượng các nghiệp vụ doanh thu và chi phí
phát sinh nhiều.
Khi các khoản mục phi tiền tệ nước ngoài được ghi nhận theo giá
gốc, quy trình chuyển đổi theo phương pháp thời gian cho kết quả
giống như phương pháp tiền tệ-phi tiền tệ. Hai phương pháp này chỉ
khác khi vận dụng cơ sở đánh giá tài sản khác nhau (chi phí thay thế,
giá thị trường, chiết khấu dòng tiền).
5.3. Các phương pháp chuyển đổi ngoại tệ
5.3. Các phương pháp chuyển đổi ngoại tệ
Phương pháp tỷ giá hiện hành cho rằng toàn bộ các hoạt động ở
nước ngoài đều gánh chịu rủi ro tỷ giá bởi vì tất cả tài sản và nợ
phải trả đều được chuyển đổi theo tỷ giá cuối kì.
Phương pháp hiện hành-phi hiện hành cho rằng chỉ có tài sản và nợ
phải trả ngắn hạn phải gánh chịu rủi ro tỷ giá.
Phương pháp tiền tệ-phi tiền tệ cho rằng các tài sản và nợ phải trả
tiền tệ phải gánh chịu.
Phương pháp thời gian được thiết kế để đảm bảo những nguyên lý
cơ bản trong đo lường kế toán sử dụng trong trình bày báo cáo tài
chính chuyển đổi.
Liệu một phương pháp chuyển đổi đơn thuần có phù hợp với tất cả
các trường hợp và với tất cả mục đích hay không? Tại sao?
(1) Các trường hợp vận dụng của từng phương pháp chuyển
đổi cụ thể.
(2) Có trường hợp nào không phù hợp với việc chuyển đổi
ngoại tệ?
5.3. Các phương pháp chuyển đổi ngoại tệ
5.3. Các phương pháp chuyển đổi ngoại tệ
Các tài khoản của các công ty con ở nước ngoài có thể được chuyển
đổi từ khía cạnh công ty mẹ hay là khía cạnh địa phương.
Khía cạnh công ty mẹ mục tiêu của việc chuyển đổi là thay đổi
đơn vị đo lường của các báo cáo tài chính của công ty con nước ngoài
về nội tệ, và làm cho các báo cáo nước ngoài phù hợp với các nguyên
tắc kế toán chung được thừa nhận quốc gia công ty mẹ
sử dụng tỷ giá gốc.
Phương pháp chuyển đổi thời gian là phù hợp, bởi vì nó chỉ thay đổi
đo lường theo ngoại tệ sang đo lường theo nội tệ chứ không thay đổi
cơ sở của đo lường dễ thích ứng để xử lý các điều chỉnh kế toán
trong quá trình chuyển đổi.
Khía cạnh địa phương phương pháp tỷ giá hiện hành là chuyển đổi
thẳng (trình bày lại) từ đơn vị tiền tệ này sang đơn vị tiền tệ khác.
không có sự thay đổi về bản chất của tài khoản; chỉ là thay đổi
hình thức truyền đạt cụ thể.
không làm thay đổi bất cứ mối quan hệ nào trước đó (chẳng hạn
các chỉ số tài chính) trên báo cáo tài chính nước ngoài bởi vì tất cả các
số dư tài khoản đơn thuần được nhân với một số cố định.
Cách tiếp cận này cũng hữu ích khi các tài khoản của một công ty độc
lập được chuyển đổi để phục vụ nhu cầu thông tin của các cổ đông
nước ngoài hay các nhóm sử dụng thông tin bên ngoài khác.
5.3. Các phương pháp chuyển đổi ngoại tệ
5.3. Các phương pháp chuyển đổi ngoại tệ
Không có sự chuyển đổi nào là phù hợp giữa đồng tiền có sự
ổn định cao và đồng tiền không ổn đinh. Việc chuyển đổi lúc
này sẽ không cung cấp thông tin hữu ích cho dù sử dụng bất
cứ phương pháp chuyển đổi nào.
Ngoài tỷ giá hiện hành và tỷ giá gốc, tỷ giá trung bình vẫn
thường được sử dụng với Báo cáo kết quả kinh doanh cho
khoản mục chi phí.
Việc lựa chọn tỷ giá phù hợp không rõ ràng bởi vì có nhiều tỷ
giá ảnh hưởng đến đơn vị tiền tệ ở bất cứ thời gian nào.
Một tỷ giá chuyển đổi phù hợp phải phản ánh bản chất kinh
doanh một cách gần đúng nhất.
Đối chiếu chuẩn mực ảnh hưởng của những thay đổi tỷ giá.do
cx
(IAS 21 và VAS 10)
5.3. Các phương pháp chuyển đổi ngoại tệ
5.3. Các phương pháp chuyển đổi ngoại tệ