Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến hệ thống canh tác lúa nước tại huyện giao thủy, tỉnh nam định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.79 MB, 93 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM




HOÀNG THỊ ÁNH




NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI
KHÍ HẬU ĐẾN HỆ THỐNG CANH TÁC LÚA NƯỚC
TẠI HUYỆN GIAO THỦY, TỈNH NAM ĐỊNH



LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG





HÀ NỘI, NĂM 2015

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM




HOÀNG THỊ ÁNH




NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI
KHÍ HẬU ĐẾN HỆ THỐNG CANH TÁC LÚA NƯỚC
TẠI HUYỆN GIAO THỦY, TỈNH NAM ĐỊNH


CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
MÃ SỐ: 60.44.03.01



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN THANH LÂM



HÀ NỘI, NĂM 2015
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là
trung thực và chưa sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã

được ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày tháng năm 2015
Tác giả luận văn


HOÀNG THỊ ÁNH














Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ii

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự quan tâm
giúp đỡ của nhiều tập thể, cá nhân trong và ngoài học viện.
Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy cô giáo của Học
Viện Nông nghiệp Việt Nam đã truyền đạt cho tôi những kiến thức bổ ích và đã tạo
mọi điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến thầy giáo TS.Nguyễn Thanh Lâm
đã dành nhiều thời gian và tâm huyết tận tình hướng dẫn chỉ bảo tôi trong quá trình
thực hiện luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Nam Định,
Phòng Tài Nguyên và Môi trường huyện Giao Thủy, Phòng Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn huyện Giao Thủy đã cung cấp những số liệu cần thiết và giúp đỡ tôi
trong quá trình nghiên cứu tại địa bàn.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, người thân, bạn bè
và đồng nghiệp đã đã động viên khích lệ và giúp đỡ tôi hoàn thành tốt nghiên cứu
của mình.
Hà Nội, ngày tháng năm 2015
Tác giả luận văn



HOÀNG THỊ ÁNH






Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC BẢNG vii
DANH MỤC HÌNH viii
MỞ ĐẦU 1
Tính cấp thiết của đề tài 1
Mục đích nghiên cứu 2
Yêu cầu của đề tài 2
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Khái niệm về biến đổi khí hậu 3
1.2. Tình hình biến đổi khí hậu trên thế giới và Việt Nam 4
1.2.1. Biến đổi khí hậu trên thế giới 4
1.2.2. Biến đổi khí hậu ở Việt Nam 7
1.3. Các hệ thống canh tác lúa nước chính ở Việt Nam 11
1.3.1. Đồng bằng sông Hồng và các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc
(TDMNPB) 11
1.3.2. Canh tác lúa ở Nam Trung Bộ 15
1.3.3. Canh tác lúa ở ĐBSCL 18
1.4. Tác động của BĐKH đến hệ thống canh tác lúa nước 19
1.4.1. Tác động của nước biển dâng 19
1.4.2. Tác động của xâm nhập mặn và phèn 20
1.4.3. Tác động của các hiện tượng thời tiết cực đoan: bão, hạn hán, lũ lụt,
rét đậm rét hại 21
1.5. Kịch bản BĐKH của Việt Nam năm 2012 22
1.6. Các giải pháp ứng phó với BĐKH 23
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iv

1.6.1. Các cuộc họp quốc tế quan trọng về BĐKH 23
1.6.2. Nghiên cứu về giải pháp giảm thiểu tác động và thích ứng với BĐKH
trong nông nghiệp 24

CHƯƠNG II NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27
2.1. Đối tượng nghiên cứu 27
2.2. Phạm vi nghiên cứu 27
2.3. Nội dung nghiên cứu 27
2.3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu 27
2.3.2. Đánh giá ảnh hưởng của BĐKH đến hệ thống canh tác lúa nước 27
2.3.3. Dự báo những ảnh hưởng của BĐKH đến hệ thống canh tác lúa nước
huyện Giao Thủy 27
2.3.4. Đề xuất một số giải pháp giảm thiểu thích ứng với BĐKH cho huyện
Giao Thủy 28
2.4. Phương pháp nghiên cứu 28
2.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp 28
2.4.2. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa 28
2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu và phân tích tài liệu, thông tin 29
2.4.4. Phương pháp chuyên gia 29
CHƯƠNG III KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 30
3.1. Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội huyện Giao Thủy 30
3.1.1. Điều kiện tự nhiên 30
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 41
3.3. Tình hình phát triển sản xuất lúa của huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định 45
3.3.1. Diện tích gieo trồng lúa huyện Giao Thủy 45
3.3.2. Năng suất lúa huyện Giao Thủy 45
3.3.3. Sản lượng lúa huyện Giao Thủy 45
3.4. Các hệ thống canh tác lúa chính của huyện Giao Thủy 46
3.5. Đánh giá ảnh hưởng của BĐKH đến hệ thống canh tác lúa của huyện 47
3.5.1. Ảnh hưởng của nước biển dâng, xâm nhập mặn và phèn 47
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page v

3.5.2. Ảnh hưởng của các hiện tượng thời tiết cực đoan (lũ lụt, hạn hán, rét

đậm rét hại, bão ) 49
3.6. Dự báo những ảnh hưởng của BĐKH đến hệ thống canh tác lúa nước
huyện Giao Thủy 53
3.6.1. Dự báo những ảnh hưởng của hiện tượng nước biển dâng 53
3.6.2. Dự báo những ảnh hưởng của xâm nhập mặn và phèn 55
3.6.3. Dự báo những ảnh hưởng của các hiện tượng thời tiết cực đoan 56
3.7. Đề xuất một số giải pháp giảm thiểu thích ứng với BĐKH cho huyện 57
3.7.1. Giải pháp công trình 59
3.7.2. Giải pháp phi công trình 60
3.7.3. Giải pháp tuyên truyền, vận động, giáo dục và tăng cường năng lực
ứng phó với BĐKH 62
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 64
1. Kết luận 64
2. Kiến nghị 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO 66
PHỤ LỤC 68

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vi

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ADB Ngân hàng phát triển châu Á
ATNĐ Áp thấp nhiệt đới
BĐKH

Biến đổi khí hậu

CN – TTCN


Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp

DT

Diện tích

ĐBSH

Đồng bằng Sông Hồng
ĐBSCL

Đồng bằng Sông Cửu Long

ĐX

Đông Xuân

FAO

Tổ chức Lương thực và nông nghiệp Liên Hợp Quốc

GIS Hệ thống thông tin địa lý
IPCC Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu
IRRI Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế
KHKT

Khoa học kỹ thuật
NTB

Nam Trung Bộ


NS

Năng suất

NBD

Nước biển dâng

TDMNPB Trung du miền núi phía Bắc
UBND Ủy ban nhân dân
UNEP Liên Hợp Quốc
WMO Tổ chức khí tượng thế giới




Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vii

DANH MỤC BẢNG

STT Tên bảng Trang

Bảng 1.1 Mức tăng nhiệt độ và mức thay đổi lượng mưa trong 50 năm qua
ở các vùng khí hậu của Việt Nam 8
Bảng 1.2 Thời vụ trong cơ cấu 2 vụ lúa ở ĐBSH 12
Bảng 1.3 Thời vụ gieo trồng cơ cấu 2 lúa – 1 màu 13
Bảng 1.4 Thời vụ gieo trồng cơ cấu 2 lúa/ năm 16
Bảng 1.5 Thời vụ trong cơ cấu 3 lúa 16

Bảng 1.6 Các hệ thống canh tác lúa ở ĐBSCL 18
Bảng 3.1 Nhiệt độ trung bình huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định giai đoạn
1980 – 2014 32
Bảng 3.2 Diễn biến số ngày nắng nóng gay gắt trong năm huyện Giao
Thủy giai đoạn 1980 - 2014 33
Bảng 3.3 Diễn biến số ngày rét đ
ậm, rét hại huyện Giao Thủy
giai đoạn 1980 – 2014 34
Bảng 3.4 Thống kê số cơn bão đổ bộ vào các tỉnh từ Quảng Ninh đến
Thanh Hóa từ 1962 – 2014 36
Bảng 3.5 Các hiện tượng thời tiết cực đoan ở huyện Giao Thủy 37
Bảng 3.6 Kết quả điều tra biểu hiện của biến đổi khí hậu huyện Giao Thủy 38
Bảng 3.7 Tình hình sản xuất lúa huyện Giao Thủy giai đoạn 2000 -2013 46
Bảng 3.8 Hiệu quả kinh tế 1 ha lúa/vụ và 1 ha nuôi trồng thủy sản/vụ 47
Bảng 3.9 Tổng thiệt hại do bão, lốc, mưa lũ đến nông nghiệp trên địa bàn
tỉnh Nam Định giai đoạn 1989 – 2012 50
Bảng 3.10 Diện tích có nguy cơ bị ngập tỉnh Nam Định theo các mực nước
biển dâng 53
Bảng 3.11 Khoảng cách xâm nhập mặn ở ba sông lớn tỉnh Nam Định 2011 56
Bảng 3.12 Kết quả điều tra, phỏng vấn về các giải pháp ứng phó với biển
đổi khí hậu, nước biển dâng trong sản xuất lúa 58
Bảng 3.13 Kết quả điều tra, phỏng vấn đề xuất giải pháp ứng phó với xâm mặn 58
Bảng 3.14 Nguồn tiếp cận thông tin về biến đổi khí hậu, nước biển dâng
của người dân huyện Giao Thủy 62
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page viii

DANH MỤC HÌNH

STT Tên hình Trang


Hình 3.1 Bản đồ hành chính huyện Giao Thủy 30
Hình 3.2 Diễn biến của mực nước biển tại Trạm hải văn Hòn Dấu 35
Hình 3.3 Sơ đồ nguy cơ ngập khu vực đồng bằng sông Hồng và Quảng
Ninh ứng với mực nước biển dâng 1m (Kịch bản BĐKH , 2012) 54
Hình 3.4 Bản đồ hiện trạng sử dụng đất huyện Giao Thủy 2012 54
Hình 3.5 Sơ đồ nguy cơ ngập khi mực nước biển dâng 1m của huyện Giao Thủy 55

















Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 1

MỞ ĐẦU

Tính cấp thiết của đề tài

Biến đổi khí hậu (BĐKH) đang diễn ra trên quy mô toàn cầu và những bất
lợi đến sản xuất, đời sống của con người đang được cả thế giới quan tâm. Biến đổi
khí hậu cùng với sự gia tăng của nhiệt độ là những biến động mạnh mẽ của lượng
mưa và sự gia tăng của các hiện tượng khí hậu, thời tiết cực đoan như lũ lụt, hạn
hán, nước biển dâng ảnh hưởng trực tiếp đến các khu vực ven biển. Theo cảnh báo
của các nhà khoa học trên thế giới thì BĐKH toàn cầu trở thành mối đe dọa thường
xuyên đối với sản xuất và đời sống của con người. Mối đe dọa này ngày càng trở
nên nghiêm trọng hơn khi dân số ngày một gia tăng , các hoạt động kinh tế ngày
càng phát triển.
Việt Nam được dự báo là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề
nhất của BĐKH, đặc biệt là các khu vực ven biển. Nước ta rất dễ bị tổn thương
trước những biến đổi khí hậu, diện tích đất canh tác sẽ bị thu hẹp, đe dọa đến an
ninh lương thực quốc gia. Nếu không có những biện pháp phù hợp và hiệu quả để
giảm thiểu và thích ứng với BĐKH thì hậu quả sẽ là khôn lường.
Huyện Giao Thủy là một huyện ven biển, nằm ở cực Đông của tỉnh Nam
Định, là một trong những nơi chịu tác động mạnh mẽ của BĐKH đặc biệt là hiện
tượng nước biển dâng. Theo dự báo về diện tích ngập lụt tương ứng với kịch bản
nước biển dâng thì vùng Đồng bằng Sông Hồng sẽ bị ngập một diện tích rất lớn:
nếu mực nước biển dâng 0,25m thì sẽ bị ngập 10.500ha; mực nước biển dâng 0,5m
sẽ bị ngập 21.600ha…. Như vậy, huyện Giao Thủy cũng sẽ bị ngập một phần, ảnh
hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống của người dân, đặc biệt là hệ thống
canh tác lúa nước. Chính vì thế đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí
hậu đến hệ thống canh tác lúa nước tại huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định” là vô
cùng cần thiết, góp phần quan trọng trong việc phát triển canh tác lúa nước tại
huyện trong điều kiện BĐKH đang diễn ra ngày càng phức tạp như hiện nay.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 2

Mục đích nghiên cứu
Đánh giá được ảnh hưởng của BĐKH đến hệ thống canh tác lúa nước tại

huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định và đề xuất các giải pháp phát triển canh tác lúa
nước nhằm thích ứng với BĐKH tại huyện.
Yêu cầu của đề tài
Đề tài cần phải trả lời được các câu hỏi sau:
- Biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng như thế nào đến hệ thống canh tác lúa nước
của huyện Giao Thủy?
- Biến đổi khí hậu sẽ còn tác động như thế nào đến hệ thống canh tác lúa
nước của huyện Giao Thủy trong thời gian tới ?
- Các giải pháp phát triển hệ thống canh tác lúa tại huyện Giao Thủy nhằm
thích ứng với BĐKH như thế nào ?

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Khái niệm về biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu (BĐKH) là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung
bình hoặc dao động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là
vài thập kỷ hoặc dài hơn. BĐKH có thể là do các quá trình tự nhiên bên trong hoặc
các tác động bên ngoài, hoặc do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần
của khí quyển hay trong khai thác sử dụng đất (Bộ TN&MT, 2008).
Công ước khung của Liên Hợp Quốc về BĐKH quan niệm BĐKH là sự biến
đổi của trạng thàu khí hậu do các hoạt động trực tiếp hay gián tiếp của con người
gây ra sự thay đổi thành phần của khí quyển toàn cầu và nó được them vào sự
BĐKH tự nhiên quan sát được trong các thời kỳ có thể so sánh được.
Theo Từ điển Bách khoa các khoa học khí quyển và đại dương của Nhà xuất
bản Mc Graw - Hill thì BĐKH là: “Sự nhiễu động dài hạn trong nhiệt độ, mưa, gió
và mọi khía cạnh khác của khí hậu trái đất. Những quá trình bên ngoài như biến

thiên của bức xạ mặt trời, biến thiên của các tham số quỹ đạo trái đất (độ lệch tâm,
tuế sai và độ nghiêng của trục), chuyển động của thạch quyển và hoạt động của núi
lửa là những nhân tố trong việc làm thay đổi khí hậu”. Biến thiên bên trong của hệ
thống khí hậu cũng tạo ra những dao động có tính biến động và biên độ đáng kể và
tạo ra sự biến đổi thông qua các quá trình hồi tiếp quan hệ với các thành phần của
hệ thống khí hậu (Kutzbach 1977).
Khái niệm BĐKH đều đề cập đến sự thay đổi về trạng thái của khí hậu mà có
thể xác định dược (ví dụ như sử dụng các phương pháp thống kê) diễn ra trong một
thời gian dài, thương là một thập kỷ hoặc lâu hơn. BĐKH đề cập đến bất cứ biến
đổi nào theo thời gian , có hay không theo sự biến đổi của tự nhiên do hệ quả các
hoạt động của con người (IPCC, 2007).
Có rất nhiều quan niệm về BĐKH trên thế giới, nói chung BĐKH là sự thay
đổi các điều kiện khí hậu thep xu hướng dần dần trở nên xấu đi hoặc tốt lên.
Các biểu hiện của BĐKH bao gồm:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 4

- Nhiệt độ trung bình tăng lên do sự nóng lên của bầu khí quyển toàn cầu;
- Sự dâng cao mực nước biển do giãn nở vì nhiệt và băng tan;
- Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển;
- Sự di chuyển của các đơi khí hậu khác nhau trên các vùng khác nhau của
trái đất;
- Sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển, chu trình
tuần hoàn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hóa khác;
- Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lượng và thành
phần của thủy quyển, sinh quyển, địa quyển.
Tuy nhiên, sự gia tăng nhiệt độ trung bình và mực nước biển dâng thường
được coi là hai biển hiện chính của BĐKH.
1.2. Tình hình biến đổi khí hậu trên thế giới và Việt Nam
1.2.1. Biến đổi khí hậu trên thế giới

Những thay đổi quan sát được của BĐKH trên thế giới có thể kể đến như sau:
- Gia tăng hàm lượng các khí trong bầu khí quyển:
CO
2
– loại khí nhà kính quan trọng nhất trong bầu khí quyển toàn cầu. Theo
báo cáo đánh giá lần thứ 4 của Bang Liên Chính Phủ về BĐKH hàm lượng khí
CO
2
trong khí quyển năm 2005 đã vượt xa mức tự nhiên trong khoảng 650.000
năm qua và đạt 379ppm (tăng gần 35%). Lượng phát thải CO
2
từ việc sử dụng
nhiên liệu hóa thạch đã tăng trung bình từ 6,4 tỷ tấn cacbon (23,5 tỷ tấn CO
2
)
mỗi năm trong những năm 1990 đến 7,2 tỷ tấn cacbon (45,9 tỷ CO
2
) mỗi năm
trong thời kỳ 2000 – 2005.
Hàm lượng khí metan (CH
4
) trong khí quyển đã tăng từ 715ppb trong thời kỳ
tiền công nghiệp lên 1.732 ppb trong những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ 20 và
đạt 1.774 ppb năm 2005 (tăng gần 148%)
Hàm lượng khí Nito oxit (NOx) trong khí quyển tăng từ 270 ppb trong thời
kỳ tiền công nghiệp lên 319 ppb vào năm 2005 (tăng 18%). Các khí metan và nito
tăng chủ yếu từ hoạt động nông nghiệp, khai hoang và công nghiệp (Lê Văn Khoa
và cộng sự, 2011).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 5


- Sự thay đổi của nhiệt độ:
Nhiệt độ trung bình toàn cầu đã tăng khoảng 0,74
0
C trong thời kỳ 1906 –
2005 và tốc độ tăng của nhiệt độ trong 50 năm gần đây gấp đôi so với 50 năm trước
đó. Nhiệt độ trên lục địa tăng nhanh hơn so với trên đại dương.
Trong vòng 125.000 năm qua, nhiệt độ toàn cầu đã có khuynh hướng gia tăng
nhưng chưa tăng tới 2
0
C. Tuy nhiên trong thế kỷ 20, trên khắp các châu lục và đại
dương nhiệt độ có xu thế tăng lên rõ rệt. Độ chênh lệch tiêu chuẩn của nhiệt độ trung
bình toàn cầu là 0,24
0
C, sai khác lớn nhất giữa 2 năm liên tiếp là 0,29
0
C (giữa năm
1976 và 1977), tốc độ của xu thế biến đổi nhiệt độ của cả thế kỷ là 0,75
0
C, nhanh hơn
bất kỳ thế kỷ nào trong lịch sử, kể từ thế kỷ XI đến nay (Trần Đăng Hồng, 2007).
Vào 5 thập kỷ gần đây 1956 – 2005, nhiệt độ tăng 0,64+_ 0,13
0
C, gấp đôi thế
kỷ XX. Rõ ràng là xu thế biến đổi nhiệt độ ngày càng nhanh hơn. Giai đoạn 1995 –
2006 có 11 năm (trừ 1996) được xếp vào danh sách 12 năm nhiệt độ cao nhất trong
lịch sử quan trắc nhiệt động kể từ 1985, trong đó nóng nhất là 1998 và 2005. Riêng
5 năm 2001 – 2005 có nhiệt độ trung bình cao hơn 0,44
0
C so với chuẩn trung bình

của thời kỳ 1961 – 1990. Đáng lưu ý là, mức độ tăng nhiệt độ của Bắc Cực gấp đôi
mức tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu. Nhiệt độ cực trị cũng có xu hướng phù hợp
với nhiệt độ trung bình, kết quả là giảm số đêm lạnh, tăng số ngày nóng và biên độ
nhiệt độ ngày càng giảm đi chừng 0,07 mỗi thập kỷ (Nguyễn Văn Thắng và cộng
sự, 2010)
- Sự thay đổi của lượng mưa:
Trong thời kỳ 1901 – 2005 xu thế biến đổi của lượng mưa rất khác nhau giữa
các khu vực và các tiểu khu vực và giữa các thời đoạn khác nhau.
Ở Bắc Mỹ, lượng mưa tăng lên ở nhiều nơi, nhất là Bắc Canada nhưng lại giảm
đi ở Tây Nam nước Mỹ, Đông Bắc Mexico và bán đảo Bafa với tốc độ giảm chừng 2%
mỗi thập kỷ, gây ra hạn hán trong nhiều năm gần đây. Ở Nam Mỹ lượng mưa lại tăng
lên trên lưu vực Amazon và vùng bờ biển Đông Nam nhưng lại giảm đi ở Chile và
vùng bờ biển phía Tây. Ở Châu Phi lượng mưa giảm ở Nam Phi, đặc biệt là giảm ở
Sahen trong thời đoạn 1960 – 1980. Ở khu vực nhiệt đới , lượng mưa giảm đi ở Nam Á
với trị số xu thế là 7,5% cho cả thời kỳ 1901 – 2005. Khu vực có tính địa phương rõ rệt
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 6

nhất trong xu thế biến đổi lượng mưa là Australia do tác động to lớn của ENSO. Ở đới
vĩ độ trung bình và vĩ độ cao, lượng mưa tăng lên rõ rệt ở miền Trung Bắc Mỹ, Đông
Bắc Mỹ, Bắc Âu, Bắc Á và Trung Á. Trên phạm vi toàn cầu lượng mưa tăng lên ở các
đới phía Bắc vĩ độ 30
0
N thời kỳ 1901 – 2005 và giảm đi ở các vĩ độ nhiệt đới. Kể từ
thập kỷ 1990 tần số mưa lớn tăng lên trên nhiều khu vực, kể cả những nơi lượng mưa
có xu thế giảm (Nguyễn Văn Thắng và cộng sự, 2010).
- Hạn hán và dòng chảy
Dòng chảy của hầu hết các sông trên thế giới đều có những biến đổi sâu sắc
từ thập kỷ này sang thập kỷ khác và giữa những năm trong từng thập kỷ. Ở Bắc Bán
cầu, xu thế hạn hán phổ biến từ giữa thập kỷ 1950 trên phần lớn vùng Bắc Phi, đặc

biệt là Sahel, Canada và Alaska. Ở Nam Bán cầu, hạn hán rõ rệt trong những năm từ
1974 đến 1998. Trong khi đó các nước khu vực Tây Âu lại bị đe dọa bởi những trận
lũ lụt lớn, do mực nước biển dâng cao cũng như những đợt băng giá mùa đông khốc
liệt. Trên lưu vực sông Lena ở Xibiri cũng có sự gia tăng dong chảy đồng thời với
nhiệt độ tăng lên và lớp băng phủ giảm đi. Ở khu vực Hoàng Hà, dòng chảy giamr
đi rõ rệt trong những năm cuối của thế kỷ XX do lượng nước tiêu thụ tăng lên, nhiệt
độ và lượng bốc hơi tăng lên trong khi lượng mưa không có xu thế tăng hay giảm. Ở
Châu Phi, dòng chảy các sông ở Niger, Senegal và Dambia đều sa sút đi (Nguyễn
Văn Thắng và cộng sự, 2010).
- Bão và thiên tai:
Những dữ liệu thu được qua vệ tinh từng năm cho thấy số trận bão, lốc cường
độ mạnh, sức tàn phá lớn đã tăng lên đặc biệt là ở Bắc Mỹ, Tây Nam Thái Bình
Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Đại Tây Dương. Số lượng các trận bão lớn, lốc xoáy
cường độ mạnh, sức tàn phá lớn đã tăng lên gấp đôi trung hợp với bề mặt đại dương
tăng lên gây thiệt hại lớn về người và của như cơn bão Katrina đổ bộ vào nước Mỹ
năm 2005 gây thương vong lên đến hàng ngàn người và thiệt hại về kinh tế ước tính
25 tỷ USD, hay trận sóng thần ở Ấn Độ Dương năm 2004 đã cướp đi sinh mạng của
225.000 người thuộc 11 quốc gia (Nguyễn Văn Thắng và cộng sự, 2010).
- Sự thay đổi mực nước biển toàn cầu:
Mực nước biển trên toàn cầu đã tăng trong thế kỷ XX với tốc độ ngày càng
cao. Hai nguyên nhân chính làm tăng mực nước biển là sự giãn nở nhiệt của đại
dương và sự tan băng trên phạm vi toàn cầu (IPCC, 2007).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 7

Các quan trắc từ năm 1978 đến nay cho kết quả là lượng băng trung bình
hàng năm ở Bắc Băng Dương giảm 2,7% mỗi thập kỷ. Băng trên các vùng núi cả
hai bán cầu cũng tan đi với khối lượng đáng kể. Ở bán Bán cầu bắc, phạm vi băng
phủ giảm đi khoảng 7% so với 1900 và nhiệt độ trên đỉnh lớp băng vĩnh cửu tăng
lên 3

0
C so với 1982 (Nguyễn Văn Thắng và cộng sự, 2010).
Số liệu quan trắc mực nước biển trong thời kỳ 1961 – 2003 cho thấy tốc độ
tăng của mực nước biển trung bình toàn cầu khoảng 1,8+- 0,5 mm/năm, trong đó
đóng góp do giãn nởi nhiệt khoảng 0,42 +- 0,12
0
C, nhanh hơn đáng kể so với thời
kỳ 1961 – 2003 (IPCC, 2007).
Theo Ngân hàng Thế Giới (2010), Đông Nam Á là một trong những khu vực
trên thế giới sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của BĐKH do khu vực này có đường bờ
biển dài, mức độ tập trung dân số và các hoạt động kinh tế ven biển cao, đồng thời phụ
thuộc nhiều vào sản xuất nông nghiệp, tài nguyên thiên nhiên và lâm nghiệp. BĐKH đã
có những ảnh hưởng đến khu vực này, biểu hiện ở tần suất và cường độ của các hiện
tượng thời tiết cực đoan như các đợt nóng nắng, hạn hán lũ lụt.
1.2.2. Biến đổi khí hậu ở Việt Nam
Theo số liệu quan trắc, biến đổi của các yếu tố khí hậu ở Việt Nam có những
điểm đáng lưu ý sau:
- Về nhiệt độ:
Trong khoảng 50 năm qua (1958 – 2007), nhiệt độ trung bình năm ở Việt
Nam đã tăng lên 0,7˚C. Nhiệt độ trung bình năm của 4 thập kỷ gần đây (1961 – 2000)
cao hơn trung bình năm của 3 thập kỷ trước đó (1931 – 1960). Nhiệt độ trung bình năm
của thập kỷ 1991 – 2000 ở Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh đều cao hơn
trung bình của thập kỷ 1931 – 1940 lần lượt là 0,8; 0,4 và 0,6˚C. Năm 2007, nhiệt độ
trung bình năm ở cả 3 nơi trên đều cao hơn trung bình của thập kỷ 1931 – 1940 là 0,8 –
1,3˚C và cao hơn thập kỷ 1991 – 2000 là 0,4 – 0,5˚C (Nguyễn Đức Ngữ, 2008).
Xu thế chung của nhiệt độ là tăng ở hầu hết các khu vực trên cả nước, tuy
nhiên có những khu vực nhỏ thuộc vùng ven biển Trung Bộ và Nam Bộ như Thừa
Thiên – Huế, Quảng Ngãi, Tiền Giang có xu hướng giảm của nhiệt độ. Đáng lưu ý
là ở những nơi này, lượng mưa tăng trong cả hai mùa: mùa khô và mùa mưa. Mức
thay đổi nhiệt độ cực đại trên toàn Việt Nam nhìn chung dao động trong khoảng từ -

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 8

3˚C đến 3˚C. Mức thay đổi nhiệt độ cực tiểu chủ yếu dao động trong khoảng từ -
5˚C đến 5˚C. Xu thế chung của nhiệt độ cực đại và cực tiểu là tăng, tốc độ tăng của
nhiệt độ cực tiểu nhanh hơn so với nhiệt độ cực đại, phù hợp với xu thế chung của
BĐKH toàn cầu (Nguyễn Đức Ngữ, 2008).
- Về lượng mưa:
Lượng mưa mùa khô (tháng 11 – 4) tăng ít hoặc không thay đổi đáng kể ở
các vùng khí hậu phía Bắc và tăng mạnh mẽ ở các vùng khí hậu phía Nam trong 50
năm qua. Lượng mưa mùa mưa (tháng 5 – 10) giảm từ 5 đến hơn 10% trên đa phần
diện tích phía Bắc nước ta và tăng khoảng từ 5 đến 20% ở các vùng khí hậu phía
Nam trong 50 năm qua. Xu thế diễn biến của lượng mưa năm tương tự như lượng
mưa mùa mưa, tăng ở các vùng khí hậu phía Nam và giảm ở các vùng khí hậu phía
Bắc. Khu vực Nam Trung Bộ có lượng mưa mùa khô, mùa mưa và lượng mưa năm
tăng mạnh nhất so với các vùng khác ở nước ta, nhiều nơi đến 20% trong 50 năm
qua (Nguyễn Đức Ngữ, 2008).
Lượng mưa ngày cực đại tăng lên ở hầu hết các vùng khí hậu, nhất là trong
những năm gần đây. Số ngày mưa lớn cũng có xu thế tăng lên tương ứng, nhiều
biến động mạnh xảy ra ở khu vực miền Trung. Tồn tại mối tương quan khá rõ giữa
sự nóng lên toàn cầu và nhiệt độ bề mặt biển khu vực Đông xích đạo Thái Bình
Dương với xu thế biến đổi của số ngày mưa lớn trên các vùng khí hậu phía Nam
(Nguyễn Đức Ngữ, 2008).
Bảng 1.1: Mức tăng nhiệt độ và mức thay đổi lượng mưa trong 50 năm
qua ở các vùng khí hậu của Việt Nam
Vùng khí hậu
Nhiệt độ (
0
C) Lượng mưa (%)
Tháng

1
Tháng
7
Năm
Thời kỳ
11-4
Thời
kỳ 5-10
Năm
Tây Bắc Bộ 1,4 0,5 0,5 6 -6 -2
Đông Bắc Bộ 1,5 0,3 0,6 0 -9 -7
Đồng Bằng Bắc Bộ 1,4 0,5 0,6 0 -13 -11
Bắc Trung Bộ 1,3 0,5 0,5 4 -5 -3
Nam Trung Bộ 0,6 0,5 0,3 20 20 20
Tây Nguyên 0,9 0,4 0,6 19 9 11
Nam Bộ 0,8 0,4 0,6 27 6 9
(Nguồn: Trần Thục, 2010)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 9

Số giờ nắng: Trong thời gian 1961 – 1990, số giờ nắng trung bình hàng năm
ở Việt Nam biến đổi nhiều. Số giờ nắng trung bình hàng năm giảm 20 giờ ở Bắc
Giang, Hà Nội, Hải Dương; giảm 10 giờ ở Nam Định. Ở miền Nam gia tăng 20 giờ
nắng ở Nha Trang; tăng 18 số giờ nắng ở Pleiku; tăng 10 giờ nắng ở Ban Mê Thuột;
giảm 20 giờ nắng ở Cần Thơ và Bạc Liêu (Trần Đăng Hồng, 2007).
Số đợt không khí lạnh ảnh hưởng tới Việt Nam giảm đi rõ rệt trong hai thập
kỷ gần đây (cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI). Năm 1994 và năm 2007 chỉ có 15 –
16 đợt không khí lạnh bằng 56% trung bình nhiều năm. 6/7 trường hợp có số đợt
không khí lạnh trong mỗi tháng mùa đông thấp dị thường (0 – 1 đợt) cũng rơi vào 2
thập kỷ gần đây (3/1990, 1/1993, 2/1994, 12/1994, 2/1997, 11/1997). Một biểu hiện

dị thường gần đây nhất về khí hậu trong bối cảnh BĐKH toàn cầu là đợt không khí
lạnh gây rét đậm, rét hại kéo dài 38 ngày trong tháng 1 và tháng 2 năm 2008 gây
thiệt hại lớn cho sản xuất nông nghiệp (Ngô Huyền, 2012).
- Bão và thiên tai:
Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, một trong năm ổ bão của khu
vực Châu Á – Thái Bình Dương nên có thể nói rằng bão là hiện tượng thời tiết gây
nguy hiểm bậc nhất ở Việt Nam. Hàng năm có gần 10 cơn bão hoạt động trên biển
Đông, trong đó có khoảng 3 – 5 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam gây ra
những thiệt hại lớn về người và của. Vào những năm gần đây, số cơn bão có cường
độ mạnh nhiều hơn, quỹ đạo bão dịch chuyển dần về các vĩ độ phía nam và mùa bão
kết thúc muộn hơn, nhiều cơn bão có quỹ đạo di chuyển dị thường hơn (Nguyễn
Văn Thắng và cộng sự, 2010).
Số ngày mưa phùn trung bình năm ở Hà Nội giảm dần trong thập kỷ 1981 –
1990 và chỉ còn gần một nửa (15 ngày/năm) trong 10 năm gần đây (Trần Thục, Lê
Nguyên Tường, 2010).
- Mực nước biển:
Số liệu quan trắc tại các trạm hải văn dọc ven biển Việt Nam cho thấy tốc độ
dâng lên của mực nước biển trung bình ở Việt Nam hiện nay là khoảng 3mm/năm
(giai đoạn 1993 – 2008). Tính đến năm 2005, tại Thừa Thiên Huế, Sở quan trắc
tường trình mực nước biển tại đó dâng cao hơn 5cm, khiến xói lở thêm trầm trọng.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 10

Theo số liệu quan trắc trong khoảng 50 năm qua ở các trạm Cửa Ông và Hòn Dấu,
mực nước biển trung bình đã tăng lên khoảng 20cm, phù hợp với xu thế chung của
toàn cầu (Bộ TN&MT, 2008).
Hiện tượng ENSO (EL Nino và La Nina) ảnh hưởng mạnh đến nước ta trong
vài thập kỷ gần đây, gây ra nhiều đợt nắng nóng, rét đậm rét hại kéo dài có tính kỷ
lục. Dự đoán vào cuối thế kỷ XXI, nhiệt độ trung bình của nước ta tăng khoảng
3˚C và sẽ tăng số đợt và số ngày nắng nóng trong năm, mực nước iển sẽ dâng cao

lên 1m. Điều này dẫn đến nhiều hiện tượng bất thường của thời tiết. Đặc biệt là tình
hình bão lũ và hạn hán. Nước biển dâng dẫn đến sự xâm thực của nước mặn vào nội
địa, ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nước ngầm, nước sinh hoạt cũng như nước và
đất sản xuất nông – công nghiệp (Ngô Huyền, 2012).
Hiện tượng ENSO ảnh hưởng đến nước ta mạnh mẽ hơn trong thập kỷ 1991
– 2000 so với trước đó (trong thời kỳ 1950 – 2000), mỗi thập kỷ có 3 đợt El Nino,
trong đó các thập kỷ 1951 – 1960, 1961 – 1970, 1971 – 1980, mỗi thập kỷ có một
đợt mạnh, riêng thập kỷ 1981 – 1990 và 1991 – 2000 có 2 đợt mạnh và đều là mạnh
nhất thế kỷ (Nguyễn Đức Ngữ, 2008).
- Kịch bản BĐKH cho Việt Nam trong tương lai
Kịch bản BĐKH, nước biển dâng đối với Việt Nam được khuyến nghị sử
dụng trong thời điểm hiện nay là kịch bản ứng với mức phát thải trung bình (B2).
Theo đó có thể tóm tắt như sau (Bộ TN&MT, 2012).
Về nhiệt độ: Vào cuối thế kỷ XXI, nhiệt độ ở nước ta có thể tăng từ 2,3˚C so
với trung bình thời kỳ 1980 – 1999. Mức tăng nhiệt độ dao động từ 1,6 đến 2,8˚C ở
các vùng khí hậu khác nhau. Nhiệt độ ở các vùng khí hậu phía Bắc và Bắc Trung
Bộ tăng nhanh hơn so với nhiệt độ ở các vùng khí hậu phía Nam. Tại các vùng thì
nhiệt độ mùa đông tăng nhanh hơn nhiệt độ mùa hè.
Về lượng mưa: Năm 2010, lượng mưa năm ứng với kịch bản trung bình ở các
vùng khí hậu Bắc Bộ tăng từ 7,3% đến 7,9%, các vùng khí hậu từ Nam Trung Bộ trở
vào lượng mưa tăng thấp hơn, từ 1,0% đến 3,2%. Tính chung cả nước, lượng mưa năm
vào cuối thế kỷ XXI tăng khoảng 5% so với thời kỳ 1980 – 1999, tổng lượng mưa năm
và lượng mưa mùa mưa tăng trong khi lượng mưa mùa khô lại giảm.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 11

Mực nước biển dâng: Theo kịch bản của Bộ Tài nguyên và Môi trường thì
vào giữa thế kỷ XXI, mực nước biển có thể dâng khoảng 28cm đến 33cm và đến
cuối thế kỷ XXI có thể dâng thêm 65cm đến 100cm so với thời kỳ 1980 – 1999.
Vùng duyên hải Việt Nam có độ cao 1m trên bề mặt nước biển, chiếm một diện tích

rất lớn theo hơn 3.000 km bờ biển sẽ bị đe dọa trầm trọng. Nhiều nơi trong số đó có
thành phố Sài Gòn chỉ cao hơn mặt biển 3m, nếu mực nước biển dâng cao hơn hiện
nay 100cm, sẽ khoảng 40.000 km
2
đất trên lãnh thổ Việt Nam, chiếm 21,1% diện
tích toàn quốc bị nhấn chìm trong biển nước.
1.3. Các hệ thống canh tác lúa nước chính ở Việt Nam
1.3.1. Đồng bằng sông Hồng và các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc (TDMNPB)
a. Hệ thống độc canh lúa 1 vụ
Đất chuyên 1 vụ lúa được trồng ở những diện tích đất thấp trũng, thường
ngập úng vào mùa mưa (vụ mùa), ở đồng bằng đất này còn gọi là đất chiêm trũng;
còn ở vùng cao thiếu nước, chỉ gieo trồng được 1 vụ nhờ nước mưa.
Ở vùng thấp đồng bằng: Do địa hình thấp nên đất trũng có nhiều hạn chế.
Trong điều kiện ngập úng – khử ô xi, nên đất chứa nhiều độc tố như: Sắt, mangan,
nhôm di động. Những độc tố này cộng với ngập úng mùa mưa nên năng suất rất bấp
bênh, nhiều khi không cho thu nhập. Do đó lúa chỉ được trồng trong vụ chiêm xuân,
mùa mưa bỏ hóa. Cơ cấu này phổ biến nhất là từ những thập kỷ 60, 70 ở thế kỷ XX.
Sau đó, nhiều công trình thủy lợi đã được xây dựng, một phần đáng kể diện tích này
đã được điều tiết nước chủ động, tưới vụ chiêm xuân, thoát nước mùa mưa. Nhờ đó,
nhiều diện tích từ 1 vụ đã trở thành ruộng cấy 2 vụ lúa, sản lượng tăng lên đáng kể,
đóng góp vào thắng lợi trong sản xuất gạo Việt Nam (Ngô Đình Hòa, 2011).
Vùng vàn và cao ở đồng bằng Bắc bộ: Ở chân ruộng vàn và cao, do địa
hình thoát nước nhanh, thiếu nước nên lúa được cấy 1 vụ trong năm, trong cơ
cấu cây trồng: 1 màu – 1 lúa – 2 mạ (Khoai lang – Mạ mùa – Lúa mùa – Mạ
xuân), hoặc 3 màu – 1 lúa (Đậu tương xuân – Đậu xanh – Lúa mùa – Cà chua)
(Ngô Đình Hòa, 2011).
Ở vùng núi phía Bắc: Nhiều diện tích không được tưới, chỉ dựa vào nước
trời, nên chỉ gieo cấy được 1 vụ; vụ còn lại không có nước tưới, đất bỏ hóa làm nơi
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 12


chăn thả gia súc. Ở đất vùng đồi núi, lúa hàng năm thường được gieo trong vụ xuân
hay xuân hè khi có mưa đầu vụ đủ nước cấy, với các giống trung và dài ngày. Điển
hình là đất lúa ở vùng lòng chảo Điện Biên: Mạ gieo tháng 5, cấy cuối tháng 5, thu
hoạch cuối tháng 8 đầu tháng 9 (Ngô Đình Hòa, 2011).
b. Hệ thống 2 vụ lúa ở ĐBSH và TDMNPB
Nhờ sự phát triển của hệ thống thủy nông, nhiều vùng đất đã có nước tưới
chủ động quanh năm, cho nên diện tích lúa 2 vụ trong năm được tăng lên đáng kể.
Đây thường là những vùng thâm canh lúa tốt, năng suất cao như: Hà Nam, Nam
Định, Hà Nội, Hải Dương, Thái Bình, v.v (Ngô Đình Hòa, 2011).
Ở đồng bằng Bắc bộ và các tỉnh TDMNPB cơ cấu lúa 2 vụ/năm thường là:
Lúa xuân – Lúa mùa muộn với các giống lúa chịu úng (Bảng 1.2).
Bảng 1.2. Thời vụ trong cơ cấu 2 vụ lúa ở ĐBSH
Vụ gieo cấy Gieo mạ Cấy Thu hoạch

Xuân
Sớm 25-30/12 5-10/2 20-25/5
Chính vụ 5-20/1 20-25/2 1-15/6
Muộn 25/2-05/3 25/1-5/2 25-30/6

Mùa
Sớm 20-30/5 1-10/6 1-10/9
Chính vụ 1-10/6 10-20/6 25/10-10/11
Muộn 25/6-05/7 25/6-5/7 5-25/11
Nguồn: Ngô Đình Hòa, 2011
c. Hệ thống lúa – màu ở miền Bắc và Bắc Trung bộ
Cơ cấu cây trồng lúa – màu được trồng trên các chân đất trước đây là 1 vụ
lúa – bỏ hóa. Nhờ hệ thống thủy nông phát triển, mở rộng nên đất chiêm trũng thoát
được nước, không còn ngập úng; những nơi cao thì có thể tưới nước được, nên thời
gian bỏ hóa đã được trồng thêm một hoặc hai vụ màu. Đặc biêt, những năm gần

đây, do thời tiết hạn hán, thiếu nước tưới xảy ra liên miên dẫn đến một số diện tích
1 – 2 vụ phải giảm 1 vụ, thay thế bằng cây màu, có nhu cầu nước ít hơn (Ngô Đình
Hòa, 2011).
Hơn nữa, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng đã tạo ra nhiều sản phẩm, đa dạng về
thể loại và phong phú về chất, nên đã tạo bước ngoặt làm tăng năng suất và sản lượng
cây trồng, vật nuôi ở nhiều địa phương. Trên chân đất hai lúa ở Tiên Lãng – Hải Phòng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 13

cơ cấu: Đậu tương xuân hè – Lúa mùa sớm – Đậu tương thu đông đã cho kết quả rất khả
quan. Đây là cơ cấu có thể áp dụng trên diện rộng, thích hợp với chân vàn hoặc vàn thấp,
chủ động tưới tiêu ở khắp các tỉnh của ĐBSH (Ngô Đình Hòa, 2011).
Vùng đồng bằng
- Công thức 1 lúa – 1 màu: Các chân đất nhờ nước trời, cấy vụ mùa, trồng
cây màu phục vụ đông xuân. Lúa mùa thường gieo mạ cuối tháng 5 đầu tháng 6 đón
mưa, cấy đầu tháng 6, có năm đến tháng 7, với các giống lai hoặc giống thuần như
Khang Dân. Thu hoạch vào tháng 10, 11. Cây màu đông xuân thường là khoai lang,
lạc, đậu đỗ, trồng vào tháng 1, 2, thu hoạch tháng 5, 6.
- Công thức 2 lúa – 1 màu: Lúa xuân – Lúa mùa – cây vụ đông (ngô, khoai lang,
rau: cà chua, dưa leo ) hoặc: Lúa xuân – Lúa mùa sớm – Đậu tương/Ngô đông.
Giống lúa: Q5, Khang Dân, các giống lúa lai. Giống ngô chủ yếu là: LVN1
Bảng 1.3. Thời vụ gieo trồng cơ cấu 2 lúa – 1 màu
Lúa xuân Lúa mùa Cây vụ đông
Cấy Thu hoạch Cấy Thu hoạch Gieo trồng Thu hoạch
T2 T5 T5/6 T9/10 T9/10 T1
Nguồn: Ngô Đình Hòa , 2011
Vùng Trung du và miền núi phía Bắc
Do điều kiện địa hình ruộng bậc thang, ở cấp độ khác nhau và phụ thuộc vào
chế độ nước nên cơ cấu mùa vụ ở đây khá phong phú.
- Cơ cấu 1 lúa – 1 màu: Mạ được gieo vào đầu mùa mưa (cuối tháng 5, đầu

tháng 6), cấy vào tháng 6/7, thu hoạch tháng 10/11. Các giống lúa lai, Khang dân.
Cây đông xuân thường là đậu tương, ngô, khoai môn. Trồng vào tháng ½, thu hoạch
tháng 5/6.
- Cơ cấu 2 lúa – 1 màu:
+ Lúa xuân: Làm mạ vào cuối tháng 1, đầu tháng 2; cấy từ đầu đến trung
tuần tháng 2, thu hoạch cuối tháng 5 đầu tháng 6, cấy tháng 6, thu hoạch tháng 9,
10. Giống lúa cả 2 vụ thường là: Q5, Khang dân, các giống lúa lai. Cây vụ đông:
Ngô được gieo cuối tháng 9 đầu tháng 10, thu hoạch tháng 12 và tháng 1 năm sau.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 14

+ Lúa xuân sớm – Đậu tương hè – Lúa mùa muộn
- Cơ cấu 1 lúa – 2 màu: Đậu tương – Lúa – Ngô đông
- Cơ cấu 2 lúa – 2 màu: Trên đất bạc màu có thành phần cơ giới nhẹ, ruộng
bậc thang thoát nước tốt nên áp dụng lúa xuân sớm, cây màu vụ hè đến lúa mùa hè
thu, sau đó tranh thủ rau vụ đông như bí, cà chua, dưa chuột…
d. Cơ cấu lúa - cá: Cơ cấu này ở nhiều địa phương cho lợi thế lớn
Tăng hiệu quả kinh tế: Ở Vĩnh Phúc trước đây, các vùng trũng chỉ để hoang
hóa hoặc cấy 1 vụ lúa bấp bênh, mỗi vụ chỉ thu được dưới 10 triêu đồng/ha. Sauk hi
cải tạo, các hộ thay đổi tập quán từ thả cá sang nuôi cá, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ
thuật mới nên năng suất và giá trị tăng lên rõ rệt. Chuyển sang 1 lúa – 1 cá đã cho
thu nhập 30 – 40 triệu đồng/ha (Ngô Đình Hòa, 2011).
Tăng hiệu quả về tiêu nước, chống úng và trữ nước chống hạn: Việc cải tạo
vùng trũng đã góp phần giải bài toán tiêu nước, chống úng cho các địa phương
trước đây thường xuyên bị ngập úng. Đồng thời, nó còn tác dụng tích trữ phục vụ
sản xuất nông nghiệp trong mùa khô.
Như vậy, cải tạo vùng trũng đã tiết kiệm ngân sách hàng năm cho việc hỗ trợ
tưới, tiêu trong sản xuất trồng trọt.
Giải quyết việc làm: Trước đây lao động được sử dụng để nuôi cá hầu hết là
lao động phụ hoặc lao động tận dụng. Hiện nay, đã có nhiều lao động chuyển sang

chuyên canh nuôi thủy sản.
Lao động thủy sản đã được coi là lao động chính và nuôi trồng thủy sản đã
giải quyết công ăn việc làm cho nhiều người. Hầu hết họ được tập huấn, được đào
tạo có kỹ năng, kỹ thuật trong nuôi trồng thủy sản.
Cải tạo vùng trũng đã gióp phần cải tạo môi trường, môi sinh, cảnh quan
thiên nhiên, giúp môi trường nông thôn ngày càng sạch, đẹp, tạo ra những khu du
lịch sinh thái hấp dẫn.
Thời vụ nuôi cá đầm bắt đầu từ tháng 4, trước khi lúa chiêm làm đòng. Các
giống cá thường là mẹ hoa, trắm cỏ, trôi Ấn Độ, rô phi đơn tính…. Các loài cá này
vừa phụ hợp với nguồn nước trong đầm, vừa được thị trường ưa chuộng. Khi gặt
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 15

xong lúa chiêm, nông dân nuôi cá ở đầm phải đóng hệ thống cống tiêu để giữ nước
và tạo nguồn thức ăn cho các. Nhiều gia đình bón thêm phân chuồng để tăng cường
thức ăn giúp cá nhanh lớn (Ngô Đình Hòa, 2011).
1.3.2. Canh tác lúa ở Nam Trung Bộ
a. Hệ thống canh tác độc canh 2 vụ lúa.
Cơ cấu 2 lúa trong năm được mở rộng trong một vài năm gần đây. Do biến
đổi khí hậu, khô hạn thiếu nước, nên diện tích lúa 3 vụ bấp bênh, năng suất thấp,
được chuyển sang cấy 2 vụ chắc ăn. Từ năm 1998, Nam Trung Bộ sản xuất 2 vụ lúa
trung ngày cho tổng sản lượng ổn định và cao hơn sản xuất 3 vụ lúa ngắn ngày.
Tổng sản lượng 2 vụ lúa trung ngày đã đạt 12-14 tấn/ha ăn chắc, thêm vụ lúa chét
nữa có thể đạt 14-15 tấn/ha. Trong khi đó, nếu trồng 3 vụ cũng chỉ đạt 11-13 tấn/ha,
năm mất mùa thì 3 vụ cũng chỉ đạt 9-11 tấn/ha. Những tỉnh chuyển dịch cơ cấu 3 vụ
lúa sang 2 vụ đều đưa năng suất lên cao hơn trước trên 1 tấn/ha như : Quảng Nam,
Quảng Ngãi và Đà Nẵng. Ở Phù Cát mô hình chuyển 3 vụ lúa bấp bênh sang 2 vụ
ăn chắc đã đem lại hiệu quả kinh tế cao. Việc chuyển đổi gieo cấy 3 vụ lúa/năm
sang 2 vụ/năm, kết hợp với thâm canh tổng hợp đối với giống lúa lai Nhị Ưu 833,
vụ đông xuân 2006 ở Phù Cát trên mô hình 7 ha của 69 hộ đã thu hoạch bình quân

đạt trên 73 tạ/ha, cao hơn so với giống lúa hiện có như Khang dân 18, Ải 32 từ 25-
30 tạ/ha. Tính toán hiệu quả kinh tế cho thấy: Với bán 2.400 đ/ Kg thì trên 1 ha thu
được hơn 17,5 triệu đồng, cao gấp 2,5 lần so với ruộng đối chứng trong cùng điều
kiện chân đất và mức độ đầu tư thâm canh. Nếu tính thêm vụ lúa thu với giống dài
ngày, năng suất đạt khoảng 55 tạ/ha thì qua 2 vụ sản xuất/ năm, năng suất đạt trên
dưới 13 tấn/ ha và cao hơn 2 tấn/ ha so với thực tế sản xuất 3 vụ/ năm cũng trên
chân đất này. Mặt khác, sản xuất 2 vụ còn giảm được chi phí sản xuất như: Công
lao động, giống, phân bón, thuốc trừ sâu đất có thời gian nghỉ ngơi, cắt đứt mầm
mống sâu bệnh, tiết kiệm nước tưới, góp phần khắc phục tình trạng thiếu nước tưới
gây mất mùa ở vụ hè thu, đồng thời chủ động được thời vụ sản xuất. Nhờ đó mà
trong năm 2006, đã có ít nhất 730 ha lúa 3 vụ đã được chuyển đổi sang 2 vụ trong
năm ăn chắc (Ngô Đình Hòa, 2011).

×