Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

123 biện pháp phát triển tiềm năng du lịch khu vực chùa thầy hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.33 KB, 24 trang )

CHƯƠNG 3
BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI KHU VỰC CHÙA THẦY HÀ NỘI
3.1. Mục tiêu phát triển du lịch chùa Thầy
- Bảo tồn và phát triển những giá trị văn hóa, lịch sử tại khu vực chùa Thầy
- Đa dạng hóa sản phẩm du lịch
- Tăng thu nhập cho khu vực và nâng cao chất lượng cuộc sống cho cư dân địa phương
- Quảng bá rộng rãi hình ảnh và tiếng tăm của chùa Thầy ra trong nước và quốc tế
- Tăng cường hợp tác giữa cộng đồng địa phương với các cơ quan đơn vị liên quan đến
du lịch
- Tạo mối quan hệ tốt đẹp giữa khách (du khách) và chủ (cộng đồng địa phương) làm
cho khu vực dân cư có phong cách sống độc đáo thu hút sự chú ý của du khách.
- Phát triển nhiều loại hình du lịch kết hợp với bảo vệ môi trường, chú trọng du lịch
bền vững
Chiến lược tổng thể phát triển du lịch của khu vực chùa Thầy nói riêng, Hà Nội
nói chung là đặc biệt chú trọng đến phát triển sản phẩm du lịch theo hướng đa dạng,
tạo sản phẩm du lịch đặc thù; xúc tiến quảng bá du lịch và khai thác thị trường du lịch
tiềm năng; khuyến khích đầu tư cho các lĩnh vực cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, kết
cấu hạ tầng, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, tăng cường tính đa dạng, tiện nghi
của sản phẩm, quản lý tốt giá cả dịch vụ, chú trọng đào tạo nguồn nhân lực du lịch;bảo
vệ môi trường và tài nguyên du lịch để phát triển bền vững.
3.2. Định hướng về thị trường khách cho khu vực chùa Thầy
Bảng 3.1: Dự báo về số lượng khách du lịch đến với khu vực chùa Thầy
Năm
Chỉ tiêu
2015 2020
Tổng số khách 128 100 148500
Khách quốc tế 9900 16500
Khách nội địa 118200 132000
Nguồn: Ban quản lý thắng cảnh chùa Thầy
Khi phát triển khu vực chùa Thầy theo hướng phát triển du lịch bền vững thì
khách du lịch cũng sẽ tăng đáng kể. Thị trường mục tiêu muốn hướng tớ trong tương


lai bao gồm
- Khách du lịch nội địa:
+ Thanh niên, những người trẻ tuổi, đặc biệt là học sinh , sinh viên.
+ Khách du lịch ở độ tuổi trung niên, cao tuổi theo phật giáo, ưa thích du lịch thiền.
- Khách du lịch quốc tế: những người yêu thích tham quan,khám phá, tìm hiểu, nghiên
cứu.
3.3. Một số biện pháp nhằm phát triển du lịch bền vững tại khu vực chùa Thầy
3.3.1. Tăng cường công tác quản lý trong việc phát triển du lịch
Để có thể phát triển du lịch, cần kiện toàn bộ máy tổ chức và cơ chế quản lý tương
ứng là yêu cầu của sự phát triển trong xu thế hội nhập quốc tế.
• Hoàn thiện cơ sở pháp lý về bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử, tự
nhiên
- Các cơ quan nhà nước ban hành các luật, nghị định, thông tư hướng dẫn về việc
bảo tồn và phát huy tài nguyên du lịch địa phương
• Tăng cường công tác quản lý nhà nước đảm bảo môi trường kinh doanh bình
đẳng lành mạnh, kinh doanh có trật tự kỷ cương
Bộ Văn Hóa – Thể Thao và du lịch và UBND thành phố Hà Nội phải tăng
cường thanh tra, kiểm tra, ngăn chặn kịp thời những biểu hiện tiêu cực trong lễ hội như
mê tín dị đoan, đốt đồ mã, đặt hòm công đức, đăt lễ, đặt “tiền giọt dầu” tùy tiện , lưu
hành văn hóa phẩm trái phép, nâng ép giá dịch vụ…UBND thành phố phải chỉ đạo xây
dựng phương án đảm bảo an ninh trật tự, bảo đảm an toàn cho nhân dân, tuyệt đối
không để xảy ra cháy nổ, ùn tắc giao thông.
Hoàn thiện mô hình quản lý, điều hành hoạt động của phòng du lịch. Tách riêng
khu di tích chùa Thầy ra khỏi Ủy ban nhân dân xã Sài Sơn.
Bảng 3.2: Mô hình tổ chức phòng du lịch tại khu di tích chùa Thầy Hà Nội
Giám đốc: trực tiếp quản lý các phòng: kế toán tài chính, phòng du lịch và
thông tin, phòng tổ chức hành chính.là người điều hành và phải có tinh thần trách
nhiệm cao, chịu mọi trách nhiệm về sự phát triển du lịch của khu di tích. Chủ động có
kế hoạch tìm kiếm đầu tư và phát triển du lịch
- Phòng kế toán tài chính:

+Xây dựng kế hoạch tài chính đảm bảo nguồn vốn phục vụ cho các hoạt động
sản xuất kinh doanh và đầu tư
+ Quản lý, sử dụng vốn, tài sản và các hoạt động tài chính
+ Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các hoạt động tài chính theo đúng quy
đinh
+ Tổ chức kiểm tra, đánh giá các quyết toán,kiểm toán.
- Phòng du lịch và thông tin:
+ Marketing: tìm hiểu và phân khúc thị trường du lịch , tìm ra nhu cầu của
khách du lịch, xây dựng chương trình du lịch , và chương trình quảng bá hình ảnh khu
di tích tới du khách trong nước và quốc tế
+ Hướng dẫn viên du lịch: nhiệm vụ hướng dẫn khách, chịu trách nhiệm đào
tạo và phát triển đội ngũ hướng dẫn viên tại điểm.
+ Bộ phận môi trường: tuyên truyền, giáo dục cho cư dân địa phương và khách
du lịch về ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường. Trực tiếp chỉ đạo và tham gia các
hoạt động bảo vệ môi trường tại điểm.
- Phòng tổ chức hành chính: Tham mưu và giúp giám độc tổ chức thực hiện các
hoạt động trong lĩnh vực: hành chính, tổ chức cán bộ, tài chính kế toán, quản trị cơ sở
vật chất.
• Các công ty du lịch và đại lý lữ hành
- Tổ chức xây dựng, thiết kế các sản phẩm đặc trưng, độc đáo để thu hút du khách.
Đa dạng hóa các sản phẩm cho chùa Thầy
- Tuân thủ theo các quy định đề ra của khu di tích.
- Thường xuyên cập nhật thông tin về khu di tích, thường xuyên thay đổi các
chương trình du lịch để hấp dẫn du khách.
- Đào tạo hướng dẫn viên công ty về những hoạt động bảo vệ môi trường để khi
hướng dẫn viên dẫn khách tới tham quan chùa Thầy, họ sẽ tổ chức cho du khách
những hoạt động bảo vệ môi trường
- Phối hợp với khu di tích xây dựng chiến lược Marketing phù hợp, xây dựng các
chương trình quảng bá trên các thông tin đại chúng.
• Đối với khách du lịch

- Khách du lịch đặc biệt là khách nội địa cần nâng cao hơn ý thức của mình trong việc
bảo vệ môi trường và phải thực hiện đầy đủ những nội quy mà khu di tích đã đặt ra.
Để nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh chung và bảo vệ môi trường xanh, sạch cho khu di
tích, cần thực hiện một số biện pháp sau
Mỗi du khách tham gia hành hương và tham quan phải được phát một túi giấy
để khuyến khích vứt rác vào túi và tham gia hoạt động bảo vệ môi trường . Có bộ phận
thu gom túi rác của khách và khi trả túi rác sẽ được nhận quà lưu niệm là một chiếc
mũ “Du lịch xanh” có in hình Thủy Đình, dấu hiệu nhận biết của chùa Thầy. Khi
khách du lịch trở về mang theo chiếc mũ và đặt vào vị trí đồ lưu niệm trong các
chuyến đi, vô hình chung đã quảng bá hình ảnh chùa Thầy rộng rãi.
3.2.2. Đầu tư phát triển du lịch
3.2.2.1. Đẩy mạnh tiến độ các dự án đầu tư cho du lịch trên địa bàn tỉnh
Hiện nay, việc đầu tư, phát triển khu vực chùa Thầy cũng đang được quan tâm
của các ban ngành và các doanh nghiệp, nổi bật là dự án “khu du lịch Tuần Châu”. Dự
án này sẽ biến khu vực chùa Thầy thành một trung tâm du lịch cao cấp.
Khu vực chùa Thầy và các khu ực đang có rất nhiều dự án được xây dựng và
phát triển những khu chung cư, khu vui chơi giải trí hiện đại. Vì vậy, các ban quản lý
cấp trung ương nên xem xét thật kỹ các dự án này. Các dự án được phê duyệt và đầu
tư, xây dựng phải đươc ra thời hạn xác định , thường xuyên đôn đốc, theo dõi và kiểm
tra tiến độ. Không cho phép việc trì hoãn quá lâu hoàn thành các dự án.
Nhiều dự án của khu vực được phê duyệt nhưng tiến độ còn chậm nguyên nhân
cũng là do thiếu vốn. Các quản lý cấp trung ương cần ban hành chính sách ưu đãi cho
các doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong nước và quốc tế. Khuyến khích tạo điều kiện
đầu tư phát triển, xây dựng cơ sở vật chất để phát triển du lịch đạt hiệu quả cao nhất.
3.2.2.2. Tăng cường công tác đầu tư phát triển du lịch
Đầu tư du lịch là đầu tư phát triển, nhằm tăng cơ sở vật chất kỹ thuật cho ngành
du lịch, một ngành kinh tế mũi nhọn. Vì vậy cần tạo ra những chuyển biến trong công
tác đầu tư phát triển với những chính sách ưu đãi nhừm hỗ trợ phát triển khu vực chùa
Thầ trong việc tôn tạo cảnh quan, môi trường, di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng…
Đồng thời đầu tư để nâng cấp hệt hống cơ sở vật chất để tạo sự thuận lợi trong việc đi

lại, nghỉ ngơi cho du khách
Nhất thiết ủy ban nhân dân và sở du lịch thành phố hà nội phải có chính sách về
đầu tư cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
- Khuyến khích cả đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước(Khu vực nhà nước
và tư nhân) theo quy hoạch và có dự án đầu tư cụ thể. Các lĩnh vực cần ưu tiên là:
+ Đầu tư xây dựng các khu Du lịch, vui chơi, giải trí, các khách sạn, tại các tour
điểm du lịch(các di tích, các làng nghề).
+ Đầu tư kết cấu hạ tầng: giao thông, cấp thoát nước, cấp điện, thông tin liên
lạc.
Tạo hành lang pháp lý, môi trường đầu tư thuận lợi cho các thành phần kinh tế
tham gia đầu tư phát triển Du lịch, thực hiện đúng quy định, đúng pháp luật và có hiệu
quả.
- Khuyến khích các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp trong và ngoài nước
bằng những ưu đãi cụ thể để thu hút, huy động nguồn vốn đầu tư vào nhà hàng, khách
sạn, đầu tư phát triển đa dạng các loại hình vui chơi giải trí, thể thao.
Đề xuất với bộ văn hóa Thể Thao và du lịch về việc công nhận Chùa Thầy và
núi Sài Sơn là di tích quốc gia đặc biệt.Khẩn trương nghiên cứu, tìm tài liệu lịch sử
khoa học để lập hồ sơ di tích quốc gia đặc biệt cho khu di tích. Để thu hút được vốn
đầu tư điều quan trọng nhất vẫn là cho nhà đầu tư thấy được lợi ích của việc đầu tư
vào khu di tích thông qua việc lượng khách đến ngày càng nhiều. Để làm được điều đó
cần phải giữ gìn, tôn tạo tài nguyên du lịch thiên nhiên, và nhân văn, ngăn chặn kịp
thời những xâm nhập của những văn hóa tiêu cực.Tôn tạo lại những đình chùa đang bị
xuống cấp.Khu vực núi Sài đang bị công ty xi mang Sài Sơn khai thác đá để sản xuất
xi măng đã làm xóa sổ vài ngọn núi.Nếu công ty tiếp tục hoạt động mà không có kế
hoạch bảo tồn thì hệ thống núi Sài có nguy cơ biến mất. Và điều đặc biệt quan trọng
trong du lịch nói chung và du lịch chùa Thầy nói riêng là quảng bá hình ảnh rộng rãi,
UBND và sở du lịch Hà Nội cần tăng cường tìm kiếm các phương tiện cách thức sáng
tạo để giới thiệu được chùa Thầy đến với nhiều người.
a) Cơ sở hạ tầng
Hệ thống đường xá:

Hiện nay, hệ thống đường xá tới khu vực chùa Thầy khá là hoàn chỉnh, Tuy
nhiên, đoạn đường làng nói từ đường Láng Hòa Lạc vào khu di tích đang vị xuống
cấp, cần đầu tư xây dựng lại. Đoạn đường này nhiều ổ gà, nhiều đất đá , vật liệu xây
dựng làm xấu mỹ quan nơi đây. Vì vậy chính quyền xã lên giải tỏa những vật liệu xây
dựng được đổ trái phép trên đường.Đồng thời phải đầu tư xây dựng xử lý đoạn đường
làng để thuận tiện việc đi lại của du khách.
Xây dựng hình ảnh “con đường hoa gạo” bằng việc trồng cây gạo hai bên
đường. Đầu tư hệ thống xe điện chở du khách đi từ bên ngoài đường cao tốc vào khu
du lịch hoạt động từ 8h đến 23h.
Cần đặt một số bảng chỉ dẫn ở những vị trí quan trọng như đường lên hang Cắc
Cớ, chùa Hạ, chùa Cao… bảng chỉ dẫn cần được viết bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh.
Trên đường tham quan chùa Thầy cần đặt một số ghế ngồi để du khách nghỉ
ngơi trong quá trình leo núi. Những chiếc ghế tốt nhất thiết kế theo hình dáng tự nhiên,
ví dụ: ghế ngồi giống khúc gỗ, hay ghế ngồi giống một tảng đá tự nhiên có dây leo
xung quanh.
Hệ thống thông tin liên lạc:
- Lắp đặt một số trạm điện thoại công cộng để du khách có thể sử dụng khi cần thiết.
- Lắp đặt hòm thư ngay tại chân núi để thuận tiện hơn khi họ muốn gửi bưu thiếp.
b) Cơ sở vật chất kỹ thuật
• Cơ sở lưu trú
Hiện tại chùa thầy chưa có hệ thống cơ sở lưu trú.Khách du lịch đến tham quan
chùa Thầy khá đông nhưng chi tiêu của họ còn hạn chế nên cần xây dựng những khách
sạn quy mô nhỏ để phục vụ thị trường này.Hoặc họ thường đi trong ngày nên không có
nhu cầu lưu trú cao.Nếu biết thêm nhiều điểm du lịch thú vị xung quanh thì họ sẽ có
nhu cầu cao hơn.
- Các cơ sở lưu trú có quy mô nhỏ, chủ sở hữu chính là người dân địa phương.
- Nhân viên làm việc tại những cơ sở lưu trú này cũng là những người dân. Cần phải
mở những lớp đào tạo ngắn để đào tạo họ.Đồng thời phải có lương bổng và có chế độ
đãi ngộ phù hợp để khuyến khích dân cư địa phương tham gia vào việc phát triển du
lịch bền vững tại đại phương.

- Cơ sở lưu trú cần thực hiện đúng quy định của pháp luật
- Khuyển khích các cơ sở lưu trú có quy mô nhỏ, kiến trúc phù hợp với quang cảnh tự
nhiên như nhà lá, nhà tre, phục vụ các món ăn chay.
- Khuyến khích sử dụng các trang thiết bị đồ đạc được sản xuất tại địa phương hoặc ở
những khu vực lân cận.
Khi khách lưu trú qua đêm cũng muốn tận hưởng sự thú vị không gian du lịch
ban đêm. Cần có nhưng chương trình ban đêm vào ngày chủ nhật hàng tuần, giao lưu
văn nghệ tại sân đình. Khung cảnh về đêm được chú trọng nhất ở hồ Long Trì đèn hoa
luôn được trang trí, bố trí đèn sáng màu lung linh ở Thủy Đình. Những quán nước gần
hồ phục vụ các món ăn quen thuộc ở Việt Nam như khoai nướng, ngô nướng, bánh
trôi…
Đặc biệt sẽ rất thú vị nếu du khách được ở ban đêm trên núi Thầy, cần xây dựng
thêm những nhà nghỉ theo phong cách nhà sàn trên núi để du khách thưởng ngoạn
không gian yên tĩnh thanh bình của rừng núi và chốn Phật thanh tịnh về đêm. Hoạt
động thiền cũng có thể tổ chức vào thời gian này.
• Nhà hàng
Hiện tại khu vực chùa Thầy chưa có nhà hàng đạt tiêu chuẩn. Vì vậy cần xây
dựng hệ thống nhà hàng mới với các tiêu chuẩn sau:
- Xây dựng phù hợp với cảnh quan chung, đặc biệt trú trọng xây dựng nhà hàng có thể
nhìn ra khung cảnh chùa Thầy như những nhà hàng trên cao gần hồ Thủy Đình.
- Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp tận tình lịch sự
- Sử dụng lao động tại chỗ, có kế hoạch đào tao cho họ làm việc theo đúng quy trình
để đạt hiệu quả cao nhất.
- Món ăn đa dạng bao gồm cả món ăn truyền thống và món ăn Âu, Á,
Cần xây dựng những nhà hàng món chay. Các nhà hàng chay được xây dựng
giản dị, phù hợp với khung cảnh chung và món ăn phục vụ.
* Một số thiết bị khác.
Ngoài ra ở đây còn có thể phát triển loại hình “biking tour” khách có thể tham
quan quần thể khu di tích chùa Thầy với rất nhiều đình chùa . Họ cũng có thể đạp xe từ
chùa Thầy tới tham quan làng nghề rối nước, nhà cổ… hoặc họ cũng có thể đạp xe từ

chùa Thầy tới chùa Tây Phương thuộc huyện Thạch Thất, nằm cách chùa Thầy không
xa.
Đoạn đường nối từ đường cao tốc Láng Hòa Lạc nên có xe điện để chở khách
vào khu di tích và quy hoạch cả đoạn đường vào khu du lịch.
• Cơ sở y tế
Việc đầu tư một phòng khám y tế là rất cần thiết vì sức khỏe là quan trọng nhất
đối với khách.Nếu du khách gặp bất cứ vấn đề gì về sức khỏe thì có thể đến trạm y tế.
Ơ đó luôn có nhân viên túc trực. Tuy nhiên khoảng cách từ khu di tích tới trạm y tế
khá xa, trong những trường hợp sơ cứu khẩn cấp cần có phòng y tế ngay tại khu di
tích.
Tốt nhất nên mở một cửa hiệu bán thuốc vừa phục vụ cho nhân dân, vừa phục
vụ khách du lịch, với điều kiện dược sĩ có trình độ đạt tiêu chuẩn, và phải chịu sự quản
lý không được ép giá thuốc.
• Nơi thu đổi ngoại tệ
- Khu di tích chùa thấy nên được xây dựng một điểm thu đổi ngoại tệ để tạo điều kiện
thuận lợi hơn cho khách quốc tế khi họ tới đây tham quan. Việc này cũng thúc đẩy
việc chi tiêu của du khách khi họ đi tham quan.
- Đồng thời cần liên hệ để yêu cầu các ngân hàng xây dựng trạm rút tiền thẻ ATM.
Những du khách Việt Nam chưa chuẩn bị tiền mặt cũng có thể sử dụng.
• Cửa hàng lưu niệm
Tâm lý chung của khách du lịch là khi đi bất cứ đâu cũng muốn mua những
món quà lưu niệm là đặc trưng từng vùng, để khi nhắc đến ai cũng biết đó là ở đâu.
Tuy nhiên, cũng giống những sản phẩm lưu niệm Việt Nam, ở chùa Thầy tuy có nhiều
quán bán đồ lưu niệm nhưng sản phẩm còn ít và quen, ở đâu cũng mua được, không có
gì đặc trưng.Chưa kể đến gần 50% là các sản phẩm Trung Quốc.
Bên cạnh việc bán các mặt hàng thông thường như thổ cẩm, khảm trai, hạt đỗ,
vòng tay… Sản phẩm phải tạo ra những đặc trưng khác biệt, tạo thương hiệu cho chùa
Thầy.
Nên chọn một hình ảnh là thương hiệu cho chùa Thầy là hồ Thủy Đình, hình
ảnh của hồ Thủy Đình sẽ được in lên trên các sản phẩm lưu niệm: cốc, áo, quạt, khung

ảnh, vòng tay, tranh phong thủy, đĩa, bưu thiếp, khăn tay…
Lập cơ sở sản xuất chè Lam tập chung, đóng gói bảo đảm. Bao bì đẹp, quảng
cáo về chùa Thầy.Xây dựng những khu vực sản xuất có thể đảm bảo cho du khách
tham quan và trực tiếp tham gia vào quá trình làm chè, tạo sự thú vị cho du khách. Tổ
chức hội thi nấu chè Lam.
Các sản phẩm lưu niệm được lấy từ các làng nghề xung quanh khu vực, vừa tạo
công ăn việc làm, vừa mang lại doanh thu và tạo sự hấp dẫn cho mặt hàng lưu niệm.
3.2.3. Đa dạng hóa sản phẩm du lịch
Chiến lược đa dạng hóa sản phẩm du lịch: đa dạng hóa vật chất và nâng cao
chất lượng các sản phẩm du lịch phù hợp với nhu cầu trong nước và quốc tế. Ngoài ra,
điểm du lịch chùa Thầy cần có sản phẩm lưu niệm du lịch đặc thù của địa phương để
tạo ra sự thu hút với khách du lịch.
Liên kết phối hợp với các tỉnh huyện bên cạnh tạo ra những tour du lịch để tăng
khả năng tiêu thụ các sản phẩm du lịch. Muốn phát triển du lịch ở chùa Thầy nhất thiết
phải đa dạng hóa sản phẩm du lịch mới có thể thu hút được đông đảo khách du lịch
ghé thăm và tăng nhu cầu chi tiêu của khách.
Phát triển sản phẩm du lịch lễ hội. Kéo dài ngày lễ hội, chú trọng giữ gìn và
phát huy bản sắc văn hóa trong các lễ hội, tạo điều kiện cho việc phát triển du lịch,
cũng đồng thời nâng cao được hình ảnh của văn hóa bản địa thu hút khách du lịch.
Ngoài những nội dung truyền thống trong lễ hội có thể đưa vào lễ hội một số
yếu tố du lịch như : tăng cường giới thiệu về lễ hội, ý nghĩa, lịch sử của lễ hội, di tích
lịch sử. Có thể mời các bô lão của địa phương tham gia vào việc kể chuyện hoặc phát
hành các tờ gấp, tờ rơi ngay khi mua vé vào tham quan chùa.
Tổ chức các triển lãm hoặc hội chợ các sản phẩm truyền thống như con rối, đồ
thủ công mỹ nghệ, các loại đồ lưu niệm khác, triển lãm ảnh về khu vực chùa thầy. Có
thể liên hệ với các trường đào tạo nhiếp ảnh tạo ra các buổi thực tập cho sinh viên
chụp cảnh chùa và mở triển lãm ảnh.
Chùa Thầy được thiên nhiên ưu ái với địa hình và vị trí thuận lợi, cây cối um
tùm rất hoang sơ tự nhiên và thanh bình, hệ thống chùa xen lẫn vào vách núi,những
điều trên thuận lơi cho phát triển loại hình du lịch thiền. Đây là loại hình du lịch mới

mẻ và hứa hẹn thu hút khách quốc tế.
Du lịch thiền
Du lịch thiền bao gồm các hoạt động sau: tham quan các công trình kiến trúc
phật giáo, tìm hiểu và hòa mình vào cuộc sống thanh tịch của giới tu hành, những hoạt
động giải trí mang đậm chất thiền là tổ chức cho khách tham quan các công trình kiến
trúc của đạo Phật, quan sát và tham gia vào cuộc sống sinh hoạt của các thiền sư,
thưởng thức và chiêm ngưỡng những nét đặc sắc của các loại hình nghệ thuật thiền
như cắm hoa, trà đạo, bonsai, ẩm thực.
Đặc biệt không gian thiền có thể là nhà sàn trên núi về đêm.Sẽ tạo ra sự thú vị
và yên bình cho du khách.
Nước ta với bề dày 2000 năm phát triển của đạo Phật, triết lý thiền hiện diện
trong sâu thẳm văn hóa và lối sống của người Việt. Vì vậy du lịch thiền có tiềm năng
phát triển rất lớn.Đặc biệt chùa Thầy là nơi hội tụ đầy đủ những yếu tố để có thể phát
triển loại hình du lịch này và hứa hẹn tạo ra một loại hình du lịch đặc sắc ấn tượng của
chùa Thầy.
Du lịch bằng xe đạp. (Biking tour)
Tour du lịch bằng xe đạp chỉ mới hình thành trong vài năm trở lại đây, nhưng
đã thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước. Chính điều kiện thiên nhiên, khí hậu,
địa hình , cộng với đời sống văn hóa và phong phú của Việt Nam góp phần thúc đẩy
nhu cầu du lịch bằng xe đạp.
Du lịch nông thôn
Du lịch nông thôn bao gồm nhiều loại hình du lịch trong một không gian lãnh
thổ một vùng nông thôn của một địa phương nào đó.
Chùa Thầy là nơi có địa hình vừa có núi, vừa có đồng bằng, nông nghiệp khá
phát triển.Người nông dân tha gia vào hoạt động sản xuất quanh năm. Đồng ruộng ở
đây bao gồm 2 bộ phận: khu vực trồng lúa và khu vực trồng ngô, bãi, khoai, sắn… Lúa
chỉ trồng được hai vụ một năm.Thời gian nghỉ ngơi giữa giữa hai vụ lúa thì họ làm
việc ở bãi.Vì vậy loại hình du lịch nông thôn dược hứa hẹn phát triển tạo ra một xu
hướng mới.
Tạo hình ảnh người dân năng động, thân tình và mến khách.Có những cách ứng

xử đẹp và có văn hóa.
Du khách có thể cùng người dân tham gia gieo trồng , thu hoạch chăm sóc cây
trồng trên đồng ruộng là dịp để thư giãn, giải trí, hoạt động rèn luyện thể lực và tinh
thần, gần gũi với thiên nhiên và trải nghiệm cuộc sống nhà nông từ những người nông
dân trong hoạt động nông nghiệp.
Du khách có cơ hội tham quan cảnh quan vùng nông thôn của khu vực xã Sài
Sơn, chạy xe đạp,tản bộ trên đường làng, tham quan cac di tích lịch sử ở địa phương
và nghe kể về lịch sử chùa và tìm hiểu các làng nghề bên cạnh
Du lịch thám hiểm
Tổ chức tour “ Khám Phá Chùa Thầy” với hành trình tham quan các hang động,
thám hiểm hang Cắc Cớ, xuống tầng sâu nhất của hang. Trong hang nên bố trí đèn vào
những vị trí tạo thêm vẻ lung linh, huyền ảo và bí ẩn của hang.
Chương trình du lịch kết hợp với một số điểm du lịch khác.
Để đa dạng hóa sản phẩm du lịch, ta có thể xây dựng thêm những chương trình
du lịch liên kết như
- Chùa Thầy chùa Tây phương chùa trăm gian
- Chùa thầy chùa tây phương chùa đậu
- Chùa thầy chùa tây phương chùa mía
- Chùa thầy tản đà resort
- Chùa thầy chùa tây phương làng cổ đường lâm
3.2.4. Tăng cường xúc tiến quảng bá du lịch
Đặc điểm của sản phẩm du lịch là không được nhìn thấy trước mà chủ yếu là
qua giới thiệu do vậy ta cần rất chú trọng đến xúc tiến quảng bá du lịch
Một số mục tiêu tuyên truyền:
- Nâng cao nhận thức cho toàn xã hội về du lịch
- Giới thiệu tiềm năng, môi trường, cơ hội đầu tư của du lịch chùa Thầy nói riêng và
du lịch huyện Quốc Oai nói chung.
- Quảng bá một số sản phẩm du lịch của địa phương
Các kênh quảng bá
- Các phương tiện thông tin đại chúng như truyền hình, báo địa phương,trung

ương,đài, truyền hình, hoặc báo đài tỉnh bạn thông qua ký kết, hợp tác phát triển du
lịch, xây dựng các chương trình tìm hiểu văn hóa lịch sử, khám phá vẻ đẹp của chùa
Thầy…
- Phát hành ấn phẩm về chùa Thầy, album ảnh chùa Thầy, phát hành sách giới thiệu về
non nước chùa Thầy và các giá trị văn hóa lịch sử lâu đời.
- Dựng biển quảng cáo cỡ lớn đặt tại các trọng điểm giao thông,hay khu mua sắm, trên
các xe vận tải công cộng, các điểm dừng xe bus.
- Thông qua các văn phòng du lịch, đại lý du lịch trong và ngoài nước đại diện trong
nước và nước ngoài để giới thiệu với du khách về chùa Thầy.
- Khuyến khích các nhạc sĩ sáng tác các bài hát ca ngợi chùa thầy, các chương trình ca
nhạc, giải trí quay khung cảnh chùa Thầy…
- Tăng cường quảng bá qua Internet, xây dựng trang web riêng về chùa Thầy cung cấp
thông tin du lịch, kinh nghiệm du lịch. Sử dụng mạng xã hội facebook, twitter…
khuyến khích đóng góp ý kiến, nêu cảm nhận sau khi đi du lịch chùa Thầy
- Gửi thư mời về các trường đại học cao đẳng trong cả nước và ngoài nước về tham
quan khu du lịch. Tổ chức cuộc thi “ Khám phá non nước chùa Thầy” có sự liên kết
hợp tác giữa ban quản lý thắng cảnh chùa Thầy và phụ trách quản lý đoàn khách tham
quan đến từ các trường đại học. Những bức ảnh đẹp nhất về chùa Thầy sẽ được trao
giải thưởng và đăng tải trên trang web của chùa Thầy.
3.2.5. Phát triển nguồn nhân lực du lịch
Yếu tố con người có tác động rất lớn đến sự phát triển của kinh tế nói chung và
ngành du lịch nói riêng. Để phát triển ngành du lịch ta cần xây dựng được các đôi ngũ
cán bộ, nhân viên du lịch có trình độ và kỹ thuật nghiệp vụ, phẩm chất vững vàng, cơ
cấu hợp lý, đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành trong tiến trình hội nhập để đáp ứng
một cách tối đa nhu cầu sử dụng nguồn lực lao động trong hiện tại và tương lai.
Xây dựng và tổ chức thực hiện các chiến lược phát triển nguồn nhân lực du
lịch. Đào tạo và bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ hiện có kết hợp đào tạo
nhân viên mới.
Thực hiện đầy đủ và nghiêm túc chính sách cán bộ từ quy hoạch, tuyển dụng,
xắp xếp, sử dụng và quản lý, đãi ngộ… chú trọng từng bước trẻ hóa đội ngũ cán bộ,

kết hợp ưu tiên sử dụng các cán bộ có kiến thức, trình độ tay nghề, ý thức chính trị và
kinh nghiệm cao, đảm bảo tính kế thừa. Đặc biệt chú trọng đào tạo, sử dụng và đãi ngộ
trí thức, trọng dụng và tôn vinh nhân tài hoạt động trong lĩnh vực du lịch.
Cân tăng cường đào tạo và đào tạo lại lực lượng lao động trong ngành, nhất là
lĩnh vực thông tin tuyên truyền du lịch, hướng dẫn viên du lịch.
Nguồn nhân lực du lịch của khu vực chùa Thầy vẫn còn yếu về trình độ ngoại
ngữ và kinh nghiệm, nhất là thiếu những người có chuyên môn cao, nếu so với yêu cầu
tiềm năng về phát triển du lịch chùa Thầy.
Chất lượng dịch vụ du lịch bên cạnh những yếu tố hữu hình như cơ sở hạ tầng,
điểm tham quan du lịch, yếu tố phục vụ từ đội ngũ nhân lực du lịch không kém phần
quan trọng. Nếu không chuyên nghiệp hóa đội ngũ nhân lực này sẽ ảnh hưởng xấu đến
chất lượng phục vụ du lịch.
Cần mở các lớp tập huấn về du lịch bền vững cho các cán bộ, đối tượng tham
gia trong hoạt động du lịch tại địa phương để nắm vững các nguyên tắc trong việc phát
triển du lịch bền vững.
Hiện nay, hầu hết đội thuyết minh viên chưa có trình độ văn hóa cao, chủ yếu là
dân cư địa phương. Do vậy, Ban quản lý khu di tích nên cử họ tham gia các khóa đào
tạo về du lịch ngắn hạn và dài hạn để nâng cao trình độ của đội ngũ thuyết minh viên.
Đồng thời nên có một khóa đào tạo nghiệp vụ hướng dẫn cho đội ngũ thuyết minh viên
để học làm việc hiệu quả hơn.
Tóm lại, chiến lược phát triển nguồn nhân lực chùa Thầy bao gồm những nội
dung cơ bản sau:
- Đào tạo lại và đào tạo mới hướng dẫn viên và nhân viên quản lý khu vực chùa
Thầy để giải quyết yêu cầu trước mắt và chuẩn bị cho lâu dài với các lĩnh vực nhà
hàng, khách sạn, hướng dẫn viên, cán bộ quản lý sau khi dự án phát triển khu du lịch
sinh thái Tuần Châu hoàn thành và việc công nhận “khu di tích Quốc gia đặc biệt”
được chính thức…
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng, sự đóng
góp của du lịch, trách nhiệm của người dân đối với sự phát triển của du lịch, xây dựng
cộng đồng du lịch thân thiện, mến khách.

- Cần gắn việc đào tạo nghiệp vụ du lịch với việc đào tạo về an ninh quốc gia và
trật tự an toàn xã hội cho các nhân viên làm việc trong khu di tích và cộng đồng dân cư
xung quanh.
3.2.6. Biện pháp về môi trường
Môi trường tác động sâu sắc tới con người và do đó cũng ảnh hưởng trực tiếp
tới du lịch. Do vậy cần chú trọng các biện pháp bảo vệ môi trường, phát triển du lịch
theo hướng bền vững. Trước tình trạng môi trường ở khu vực chùa Thầy, chúng ta cần
chú trọng vào các biện pháp sau:
- Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức toàn dân về du lịch sinh thái, du
lịch bền vững, thân thiện với môi trường, kêu gọi người dân tham gia bảo vệ môi
trường, đưa ra những kế hoạch, chương trình hành động cụ thể thiết thực.
- Tăng cường quản lý nhà nước, sử dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên, môi
trường du lịch, đảm bảo phát triển bền vững, xây dựng hệ thống quản lý tài nguyên và
môi trường du lịch.
- Ban hành cơ chế, chính sách về du lịch bền vững, khuyến khích phát triển du
lịch mà không làm tổn hại đến môi trường.
- Xây dựng, ban hành và áp dụng các quy phạm pháp luật về bảo vệ môi
trường, trong đó cần quy định rõ trách nhiệm của địa phương và các ngành.
- Khu di tích cần xây dựng các quy định về vệ sinh, môi trường dưới dạng các
quy định dưới dạng các hương ước, cam kết bảo vệ môi trường của chính địa phương
mình.
- Tăng cường giám sát môi trường và thực hiện kiểm kê nguồn rác thải, áp dụng
công cụ kinh tế như phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, khí thải, chất thải rắng
đối với các cơ sở sản xuất nằm trong khu vực chùa Thầy.
- Ban hành những chế tài phù hợp đủ sức răn đe những tổ chức cá nhân làm tổn
hại đến môi trường.
- Quy định rõ kiến trúc của những dự án đầu tư xây dựng ở đây. Tránh xây
dựng tràn lan, gây hiện tượng thiếu mỹ quan, thiếu thẩm mỹ từ các công trình đó.
- Xây dựng, tu bổ nhà vệ sinh công cộng cho du khách.
- Hình thành phong trào du lịch xanh trong toàn dân. Song song với việc phát

triển các loại hình du lịch sinh thái, cần tiến hành triển khai các loại hình du lịch khai
thác dựa trên cơ sở tiềm năng sẵn có của địa phương như: du lịch làng nghề, du lịch
nhân văn…
- Có biện pháp nâng cao mức sống của nhân dân, tạo điều kiện để cộng đồng
dân cư tham gia vào hoạt động du lịch một cách có tổ chức, tạo việc làm và thu nhập
cho người dân như các dịch vụ ăn uống, ăn uống… có như vậy mới khuyến khích họ
tham gia trong việc bảo vệ môi trường chung.
- Xây dựng và áp dụng các công trình xử lý môi trường nước thải, rác thải, bảo
tồn đa dạng sinh học… với công nghệ tiên tiến, phù hợp.
- Xây dựng nguyên tắc tham quan, bảo vệ tài nguyên phù hợp với điểm du lịch,
cung cấp đầy đủ thông tin cho các đơn vị lữ hành, tổ chức thăm quan du lịch kèm theo
những yêu cầu bảo vệ môi trường.
- Cần lắp đặt một hệ thống thùng rác trên tuyến đường leo núi lên chùa và vào
hang Cắc Cớ.
- Lắp đặt bảng biển về nội quy bảo vệ môi trường tại khu du lịch.
- Đầu tư xây cống ránh, mương nước cho phù hợp, tránh tắc cống vào mùa
mưa.
3.2.7. Giáo dục nâng cao nhận thức cho cộng đồng dân cư địa phương
Việc nâng cao nhận thức của cộng đông dân cư địa phương về vấn đề du lịch là
rất cấp thiết.Hoạt động du lịch có ảnh hưởng trực tiếp đến họ, và ngược lại hoạt động
của họ lại ảnh hưởng trực tiếp đến du lịch chùa Thầy. Vì vậy cần thực hiện một số biện
pháp sau nhằm giáo dục, nâng cao ý thức của dân cư địa phương:
- Thường xuyên tổ chức các chương trình giáo dục, tuyên truyền cho dân cư địa
phương về ý nghĩa của việc phát triển du lịch bền vững.
+ Mở những khóa đạo tạo ngắn hạn về phát triển du lịch bền vững cho người dân tham
gia vào hoạt động du lịch.
+ Giáo dục qua loa phát thanh của xã. Hình thức này chi phí ít mà hiệu quả cao
+ Giáo dục qua kênh truyền hình của Hà Tây
- Ủy ban nhân dân khu di tích chùa Thầy nên kết hợp với các trường học để giáo dục ý
thức cho các em học sinh tiểu học, trung học, phổ thông của toàn xã Sài Sơn về ý thức

trách nhiệm bảo vệ phát huy những truyền thống quý báu của địa phương. Và tôn
trọng và tự hào về di tích lịch sử văn hóa của địa phương mình.
+ Đưa vấn đề môi trường vào những tiết sinh hoạt cuối tuần ở trường học. Các em sẽ
có cơ hội chia sẻ thông tin, thảo luận về khu vực chùa Thầy và việc bảo vệ môi trường
+ Tổ chức chuyến ngoại khóa cho học sinh tham quan khu di tích, tham gia hoạt động
bảo vệ môi trường.
+ Tổ chức cuộc thi tìm hiểu chùa Thầy giúp các em nâng cao hiểu biết về truyền
thống văn hóa, lịch sử, cách mạng và kêu gọi các em tham gia bảo vệ môi trường
- Khuyến khích dân cư địa phương tự giác bảo vệ môi trường xung quanh nơi họ sinh
sống.
- Thành lập đội tình nguyện có nhiệm vụ:
+ Tuyên truyền việc bảo vệ môi trường dân cư đị phương, học sinh trong khu vực.
+ Trực tiếp tham gia vào các hoạt động thu gom rác thải, bảo vệ môi trường.
- Giáo dục hướng đến tạo dựng một tính cách riêng của con người ở khu du lịch, tạo ấn
tượng cho khách du lịch: thân thiện, an toàn, mến khách, hiểu biết rõ về văn hóa địa
phương…
3.3. Kiến nghị
- Các nhà quản lý cấp trung ương cần đưa ra những quy định, hướng dẫn về bảo
tồn và phát huy di sản văn hóa, lịch sử và đưa ra những chính sách hợp lý để thu hút
đầu tư từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Chú trọng đầu tư nâng cao cơ sở vật
chất kỹ thuật, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, đầu tư xây dựng trung tâm vui chơi giải trí, tạo
ra nhiều dịch vụ du lịch để thu hút khách. Đồng thời cũng cần nang cao công tác tổ
chức, quản lý cấp trung ương đẻ tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch bền vững phát
triển.Tạo ra lợi ích cho cộng đồng dân cư địa phương.
- Các nhà quản lý cấp địa phương cần hoàn thiện lại bộ máy tổ chức để điều
hành quản lý hoạt động du lịch ở địa phương có hiệu quả hơn, có kế hoạch đầu tư, giữ
gìn, tôn tạo và phát triển tài nguyên du lịch. Để có thể thu hút được khách du lịch tới
chùa Thầy, đảm bảo đa dạng hóa hoạt động du lịch. Tăng cường đào tạo lực lượng lao
động, khen thưởng tuyên dương những người làm tốt công tác du lịch.
- Doanh nghiệp du lịch cần có kế hoạch tuyên truyền quảng bá hình ảnh khu

vực chùa Thầy. Đồng thời có kế hoạch xây dựng chương trình mới mẻ, độc đáo để thu
hút thêm nhiều khách du lịch, mở rộng thị phần. Đặc biệt in những ấn phẩm về chùa
Thầy phát cho du khách.
- Đào tạo cộng đồng dân cư nâng cao nhận thức về du lịch bền vững.Xây dựng
các chương trình giáo dục cộng đồng.xây dựng nếp sống văn minh, ứng xử thân thiện
mến khách, tạo ấn tượng tốt với khách du lịch. Các cấp quản lý tạo mối liên hệ mật
thiết với cộng đồng dân cư để hoạt động du lịch được đạt hiệu quả cao.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Nữ Ngọc Anh (2009), Marketing chiến lược trong kinh doanh du lịch và
khách sạn, Viện đại học mở hà nội.
2. Lê Huy Bá (2006), Du lịch sinh thái, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật.
3. Ban chấp hành Đảng bộ xã Sài Sơn (1988), Lịch sử cách mạng của Đảng bộ và
nhân dân xã Sài Sơn, tập 1.
4. Dương Đình Bắc, Tâm lý học du lịch, Đại học Công Nghiệp Hà Nội.
5. Dương Thi Thu Hà (2011), Giáo trình nghiệp vụ hướng dẫn du lịch, Trường đai học
Công nghiệp, NXB giáo dục Việt Nam.
6. Bùi Thị Lan Hương, Du lịch nông nghiệp và du lịch nông thôn
7. Lê Thu Hương (2010), Nhập môn du lịch học, Trường Đại học Công nghiệp Hà
Nội.
8. Luật du lịch (2005), Nhà xuất bản chính trị Quốc gia.
9. Phạm Trung Lương (2000), Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam, NXB giáo
dục.
10. Thích Viên Thành (1998), Danh thắng chùa Thầy, Sở văn hóa thông tin tỉnh Hà
Tây.
11. Lê Thông và Nguyễn Minh Tuệ, Quy hoạch du lịch quốc gia và vùng, NXB Giáo
dục Việt Nam.
12. Nguyễn Minh Tuệ, Địa lý du lịch Việt Nam, Viện Đại học Mở Hà Nội, 2002.
13. Tổng cục du lịch Việt Nam (1997), Những văn bản liên quan về quản lý và kinh
doanh lữ hành tại Việt Nam, NXB Thống kê, Hà Nội.14. Ủy ban nhân dân xã Sài Sơn

(2014), Báo cáo tổng kết hoạt động du lịch khu di tích chùa Thầy năm 2014.
15. Hoàng Thị Uyên (2013), Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về du lịch của Sở
du lịch Hà Tây đối với khu du lịch chùa Thầy.
PHỤ LỤC
PHIẾU PHỎNG VẤN
Tên : …………………………………………………………. Tuổi: …………………
Quê quán:
…………………………………………………………………………………
CÂU HỎI
Câu 1: Mục đích anh (chị) đến đây du lịch là gì?
…………………………………………………………………………………………
……
Câu 2: Anh (chị) thấy cảnh quan của chùa Thầy thế nào?
…………………………………………………………………………………………
……
Câu 3: Anh chị nhận xét thế nào về cơ sở hạ tầng của chùa Thầy?
Lưu trú:
……………………………………………………………………………………
Ăn uống:
…………………………………………………………………………………
Đồ lưu niệm:
………………………………………………………………………………
Câu 4: Anh (chị) nhận xét thế nào về chất lượng Hướng dẫn viên của khu du lịch chùa
Thầy Hà Nội?
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
………………
Câu 5: Nếu có cơ hội, anh chị có quay lại chùa Thầy và dẫn bạn bè đi cùng không?
…………………………………………………………………………………………

……
Câu 6: Anh (chị) có đề xuất gì cho việc phát triển du lịch chùa Thầy?
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
………………
Người được phỏng vấn: Nhà phỏng vấn:

×