Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Tình huống quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.75 KB, 13 trang )

Đề bài: Anh A là giám đốc công ty May và xuất nhập khẩu Hoàng Huỳnh
tại quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh. Anh A nhận hợp đồng may gia công
3000 chiếc áo thun lưới gắn nhãn hiệu Adidas và Nike cho một người buôn bán
quần áo tại Nga. A đặt hàng cho B sản xuất cho mình tem, nhãn mang nhãn hiệu
Adidas và Nike; còn doanh nghiệp của A tự mua vải về cắt, may. Được biết đây
là những nhãn hiệu nổi tiếng và đã được đăng kí bảo hộ tại Việt Nam.
- Hành vi của A và B có xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp không? Tại sao?
- Theo anh (chị), giả thiết hành vi của A và B xâm phạm quyền sở hữu công
nghiệp thì những cơ quan nào có thẩm quyền xử lý hành vi trên?
1
MỤC LỤC
MỤC LỤC 2
MỞ ĐẦU 2
NỘI DUNG 3
I. Cơ sở pháp lý 1. Sở hữu công nghiệp 3
2. Nhãn hiệu 4
II. Giải quyết tình huống 6
1. Hành vi của A và B có xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp không? Tại sao? 6
Chỉ có thể khẳng định có yếu tố xâm phạm khi đáp ứng cả hai điều kiện tại Điều 11 Nghị
định 105/2006/ NĐ-CP: 7
2. Giả thiết hành vi của A và B xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp thì những cơ quan
nào có thẩm quyền xử lý hành vi trên? 8
a) Biện pháp hành chính 9
b) Biện pháp Hình sự 10
c) Biện pháp dân sự 11
KẾT LUẬN 12
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 13
MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường sở hữu trí tuệ là một lĩnh vực quan trọng đòi
hỏi phải được nhận thức đúng với vị trí và tầm vóc của nó. Trong lĩnh vực kinh
tế thương mại, quyền sở hữu công nghiệp nói chung, nhãn hiệu hàng hóa nói


riêng có ý nghĩa to lớn không chỉ đối với các chủ thể kinh doanh trên thương
trường mà cả với người tiêu dùng và xã hội. Vấn đề quyền sở hữu công nghiệp
và pháp luật bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp là một vấn đề phức tạp ngay cả
2
với nước có nền kinh tế thị trường phát triển và có nhiều kinh nghiệm. Vi phạm
quyền sở hữu nhãn hiệu đã và đang diễn ra phổ biến và rất phức tạp gây hậu quả
tiêu cực cho chủ sở hữu và cho người tiêu dùng, xã hội. Bảo hộ quyền sở hữu
công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hóa luôn là vấn đề bức xúc được quan tâm
hàng đầu ở các nước có nền kinh tế thị trường. Việt Nam cũng không phải ngoại
lệ. Chính vì vậy để hiểu rõ hơn về vấn đề này em xin chọn đề số 13 để tìm hiểu
cho bài tập lớn của mình.
NỘI DUNG
I. Cơ sở pháp lý
1. Sở hữu công nghiệp
Khoản 4, Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005 quy định: “Quyền sở hữu
công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công
nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ
dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống
cạnh tranh không lành mạnh”.
3
2. Nhãn hiệu
Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá
nhân khác nhau. Nhãn hiệu là một yếu tố đặc trưng gắn liền giữa thị trường
thương mại và lĩnh vực sở hữu công nghiệp. Nó đã được sử dụng trong một thời
gian dài bởi các nhà sản xuất cũng như các thương nhân để xác định nguồn gốc
xuất xứ của hàng hóa hay dịch vụ của họ và phân biệt những hàng hóa, dịch vụ
đó với các hàng hóa, dịch vụ được sản xuất hay bán bởi các chủ thể khác. Chức
năng phân biệt nguồn gốc của hàng hóa hay dịch vụ luôn được xem là yếu tố
quan trọng nhất của nhãn hiệu. Vì vậy nó luôn đóng vai trò trung tâm và được đề
cập đến rất nhiều trong pháp luật về nhãn hiệu của hầu hết các quốc gia trên thế

giới
Để một nhãn hiệu được bảo hộ cần phải đáp ứng các điều kiện chung nhất
được quy định tại Điều 72 Luật sở hữu trí tuệ 2005:
“1. Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể
cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc
nhiều mầu sắc;
2. Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng
hoá, dịch vụ của chủ thể khác.”
Theo quy định của pháp luật đặc điểm thứ nhất của nhãn hiệu là các dấu
hiệu có thể nhìn thấy được, có nghĩa là con người chỉ có thể nhận thức được,
nắm bắt được về chúng qua khả năng thị giác của con người. Người tiêu dùng
qua quan sát, nhìn ngắm để phát hiện ra loại hàng hóa, dịch vụ có gắn với nhãn
hiệu đó để lựa chọn. Nhãn hiệu có thể được thể hiện thông qua các dấu hiệu chữ
cái, từ ngữ và các dấu hiệu hình, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.
Luật sở hữu trí tuệ quy định các dấu hiệu bị loại trừ khi xem xét để cấp văn bằng
bảo hộ tại Điều 73 Luật Sở hữu trí tuệ 2005: “1. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự
đến mức gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ, quốc huy của các nước;
4
2. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ, huy
hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức
chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức
xã hội - nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không được cơ quan,
tổ chức đó cho phép;
3. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu,
bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của
nước ngoài;
4. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với dấu chứng nhận,
dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có yêu cầu không
được sử dụng, trừ trường hợp chính tổ chức này đăng ký các dấu đó làm nhãn
hiệu chứng nhận;

5. Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu
dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các
đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ.”
Thứ hai, nhãn hiệu dễ nhận biết là nhãn hiệu bao gồm các yếu tố đủ để tác
động vào nhận thức, tạo nên ấn tượng có khả năng lưu giữ trong trí nhớ hay tiềm
thức của con người. Bất kì ai khi tiếp xúc với chúng đều dễ dàng tri giác và dễ
ghi nhớ nhận biết về chúng khi đặt bên cạnh các loại nhãn hiệu khác. Nhãn hiệu
bị coi là không có khả năng phân biệt nếu nhãn hiệu đó là dấu hiệu thuộc một
trong số những trường hợp được quy định tại Khoản 2, Điều 74 Luật SHTT
2005 về Khả năng phân biệt của nhãn hiệu.
Phân loại nhãn hiệu:
- Nhãn hiệu dùng cho hàng hóa
- Nhãn hiệu dùng cho dịch vụ
- Nhãn hiệu tập thể
- Nhãn hiệu liên kết
- Nhãn hiệu nổi tiếng
5
II. Giải quyết tình huống
Đề bài: Anh A là giám đốc công ty May và xuất nhập khẩu Hoàng Huỳnh
tại quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh. Anh A nhận hợp đồng may gia công
3000 chiếc áo thun lưới gắn nhãn hiệu Adidas và Nike cho một người buôn bán
quần áo tại Nga. A đặt hàng cho B sản xuất cho mình tem, nhãn mang nhãn hiệu
Adidas và Nike; còn doanh nghiệp của A tự mua vải về cắt, may. Được biết đây
là những nhãn hiệu nổi tiếng và đã được đăng kí bảo hộ tại Việt Nam.
- Hành vi của A và B có xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp không? Tại sao?
- Theo anh (chị), giả thiết hành vi của A và B xâm phạm quyền sở hữu công
nghiệp thì những cơ quan nào có thẩm quyền xử lý hành vi trên?
1. Hành vi của A và B có xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp không? Tại
sao?
Hành vi bị xem xét để coi là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ khi có

đủ các căn cứ theo Điều 5 Nghị định 105/2006/NĐ-CP
“1. Đối tượng bị xem xét thuộc phạm vi các đối tượng đang được bảo hộ
quyền sở hữu trí tuệ.
2. Có yếu tố xâm phạm trong đối tượng bị xem xét.
3. Người thực hiện hành vi bị xem xét không phải là chủ thể quyền sở hữu
trí tuệ và không phải là người được pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền cho
phép theo quy định tại các Điều 25, 26, 32, 33, khoản 2 và khoản 3 Điều 125,
Điều 133, Điều 134, khoản 2 Điều 137, các Điều 145, 190 và 195 của Luật Sở
hữu trí tuệ.
6
4. Hành vi bị xem xét xảy ra tại Việt Nam.
Hành vi bị xem xét cũng bị coi là xảy ra tại Việt Nam nếu hành vi đó xảy ra trên
mạng internet nhưng nhằm vào người tiêu dùng hoặc người dùng tin tại Việt
Nam.”
Theo những căn cứ trên có thể thấy A và B đã có hành vi xâm phạm quyền
sở hữu công nghiệp do:
- Adidas và Nike đã được đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam.
Thực tế tại Việt Nam Adidas và Nike là hai nhãn hiệu nổi tiếng hiệu được
người tiêu dùng sử dụng hàng thể thao và lớp trẻ biết đến thông qua việc mua
bán, sử dụng hàng hóa mang nhãn hiệu hoặc thông qua quảng cáo. Được bảo hộ
bất kể là có đăng kí hay không đăng kí hai nhãn hiệu nổi tiếng đó. Tuy nhiên
trong trường hợp này cả Adidas và Nike đều đã được đăng ký bảo hộ nên ta sẽ
xem xét hai nhãn hiệu trên dưới góc độ đối tượng được đăng ký bảo hộ quyền sở
hữu trí tuệ tại Việt Nam.
- Hành vi của A và B có yếu tố xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Chỉ có thể khẳng định có yếu tố xâm phạm khi đáp ứng cả hai điều kiện
tại Điều 11 Nghị định 105/2006/ NĐ-CP:
“a) Dấu hiệu bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với
nhãn hiệu thuộc phạm vi bảo hộ; trong đó một dấu hiệu bị coi là trùng với nhãn
hiệu thuộc phạm vi bảo hộ nếu có cùng cấu tạo, cách trình bày (kể cả màu sắc);

một dấu hiệu bị coi là tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu thuộc phạm
vi bảo hộ nếu có một số đặc điểm hoàn toàn trùng nhau hoặc tương tự đến mức
không dễ dàng phân biệt với nhau về cấu tạo, cách phát âm, phiên âm đối với
dấu hiệu, chữ, ý nghĩa, cách trình bày, màu sắc và gây nhầm lẫn cho người tiêu
dùng về hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu;
7
b) Hàng hoá, dịch vụ mang dấu hiệu bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự về
bản chất hoặc có liên hệ về chức năng, công dụng và có cùng kênh tiêu thụ với
hàng hoá, dịch vụ thuộc phạm vi bảo hộ.”
Anh A nhận hợp đồng may gia công 3000 chiếc áo thun lưới gắn nhãn hiệu
Adidas và Nike cho một người buôn bán quần áo tại Nga cho nên có thể thấy
ngay từ đầu A đã có ý định sử dụng 2 nhãn hiệu được nhiều người biết đến này
để gây hiểu nhầm cho người tiêu dùng. Đồng thời doanh nghiệp của A tự mua
vải về cắt, may sau đó đặt hàng cho B sản xuất tem, nhãn mang nhãn hiệu
Adidas và Nike và gắn lên 3000 chiếc áo thun này nên càng thấy rõ hơn được
hành vi cố ý này của A. Trong trường hợp này về chất liệu, kiểu dáng áo có thể
khác với Adidas và Nike nhưng việc A và B sản xuất sau đó gắn tem, nhãn mác
của hai nhãn hiệu này đã xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu.
- A và B không phải là chủ thể của quyền sở hữu trí tuệ đồng thời cũng không
phải người được pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép.
Theo đề bài thì A là giám đốc công ty May và xuất nhập khẩu Hoàng
Huỳnh tại quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh còn B là người được A đặt
sản xuất tem, nhãn hiệu cho nên cả A và B đều không phải là chủ sở hữu của 2
nhãn hiệu này đồng thời cũng không phải chủ thể được chuyển giao quyền sở
hữu công nghiệp. Cho nên việc A và B sử dụng 2 nhãn hiệu này là bất hợp pháp.
- Hành vi này của A và B xảy ra ở Việt Nam.
2. Giả thiết hành vi của A và B xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp thì
những cơ quan nào có thẩm quyền xử lý hành vi trên?
Tùy vào tính chất, mức độ xâm phạm mà hành vi của A và B có thể bị xử
lý bằng các biện pháp hành chính, biện pháp hình sự, biện pháp dân sự.

8
a) Biện pháp hành chính
Theo Khoản 1, Điều 211 Luật SHTT 2005 về các hành vi bị xử phạt vi
phạm hành chính:
“a) Thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho
người tiêu dùng hoặc cho xã hội;
b) Không chấm dứt hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ mặc dù đã được chủ
thể quyền sở hữu trí tuệ thông báo bằng văn bản yêu cầu chấm dứt hành vi đó;
c) Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán hàng hoá giả mạo về sở hữu trí
tuệ theo quy định tại Điều 213 của Luật này hoặc giao cho người khác thực hiện
hành vi này;
d) Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán vật mang nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn
địa lý trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý
được bảo hộ hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này.”
Căn cứ vào quy định trên có thể thấy hành vi sản xuất tem, nhãn mang
nhãn hiệu Adidas và Nike rồi gắn lên 3000 chiếc áo tự may của A và B sẽ bị xử
lý vi phạm hành chính. Như vậy theo Khoản 3, Điều 200 Luật SHTT: “Việc áp
dụng biện pháp hành chính thuộc thẩm quyền của các cơ quan Thanh tra, Công
an, Quản lý thị trường, Hải quan, Uỷ ban nhân dân các cấp. Trong trường hợp
cần thiết, các cơ quan này có thể áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử
phạt hành chính theo quy định của pháp luật.”
Thẩm quyền áp dụng biện pháp hành chính của cơ quan xử lý vi phạm
được quy định cụ thể như sau:
- Cơ quan Thanh tra Khoa học và Công nghệ các cấp có quyền xử phạt
hành vi của A và B trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, quảng cáo, lưu thông,
3000 chiếc áo giả mạo nhãn hiệu Adidas, Nike trừ hành vi xảy ra trong xuất
khẩu, nhập khẩu hàng hóa.
9
- Cơ quan Quản lý thị trường các cấp có thẩm quyền xử lý đối với hành vi
lưu thông hàng hóa và kinh doanh thương mại của A và B trên thị trường.

- Cơ quan Công an các cấp có thẩm quyền phát hiện, xác minh, thu thập
thông tin, chứng cứ và cung cấp cho các cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm
và xử phạt các hành vi vi phạm về sở hữu công nghiệp.
- Cơ quan Hải quan có thẩm quyền xử lý đối với trường hợp A xuất khẩu
3000 chiếc áo đó sang Nga theo hợp đồng may gia công quần áo.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xử
lý hành vi vi phạm về sở hữu công nghiệp của A và B xảy ra tại địa phương mà
mức phạt, hình thức xử phạt, biện pháp xử lý áp dụng đối với hành vi đó vượt
quá thẩm quyền của các quan có thẩm quyền khác (Điều 17 Nghị định
106/2006/NĐ-CP)
b) Biện pháp Hình sự
Pháp luật Việt Nam ghi nhận việc xử lý các hành vi xâm phạm nhãn hiệu
bằng biện pháp này tại Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 và
luật SHTT năm 2005. Theo đó, các cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền
SHTT có yếu tố cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy
định của bộ luật hình sự (điều 212-luật SHTT 2005). Các cơ quan có thẩm quyền
áp dụng biện pháp này là Tòa án nhân dân.
Căn cứ theo Điều 171 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009 thì
- Hành vi cố ý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp của A và B đối với
nhãn hiệu Adidas và Nike đang được bảo hộ tại Việt Nam sẽ bị phạt tiền từ năm
mươi triệu đồng đến năm trăm triệu đồng hoặc cải tạo không giam giữ đến hai
năm.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ bốn
trăm triệu đồng đến một tỷ đồng hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
10
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội nhiều lần;
- A và B còn có thể bị phạt tiền từ hai mươi triệu đồng đến hai trăm triệu
đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ
một năm đến năm năm.

c) Biện pháp dân sự
Biện pháp dân sự được áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm theo yêu cầu
của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc của tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi
xâm phạm gây ra, kể cả khi hành vi đó đã hoặc đang được xử lý bằng biện pháp
hành chính hoặc hình sự. Theo quy định tại Khoản 2, Điều 200 Luật Sở hữu trí
tuệ thì việc áp dụng biện pháp dân sự thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân các
cấp. Có thể thấy nếu như biện pháp hành chính trực tiếp hướng tới mục đích
ngăn chặn hành vi xâm phạm, áp dụng các chế tài hành chính nhằm răn đe, giáo
dục các đối tượng vi phạm về sở hữu trí tuệ thì trong biện pháp dân sự, chủ thể
quyền sở hữu trí tuệ bên cạnh quyền yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm còn có
quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với những thiệt hại thực tế do hành vi
xâm phạm gây ra cả về vật chất lẫn tinh thần. Vì vậy so với biện pháp dân sự,
thiệt hại của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ không được đền bù thỏa đáng.
Như vậy khi có yêu cầu của chủ sở hữu hai nhãn hiệu Adidas và Nike
hoặc người được chủ sở hữu hai nhãn hiệu này thì hành vi của A và B sẽ bị xử lý
theo quy định của pháp luật.
11
KẾT LUẬN
Trên đây không chỉ là một tình huống về xâm phạm quyền sở hữu công
nghiệp đối với nhãn hiệu mà còn chính là thực trạng diễn ra phổ biến trong nền
kinh tế thị trường hiện nay. Qua việc tìm hiểu tình huống trên chúng ta có thể
hiểu rõ hơn về việc bảo hộ đối với nhãn hiệu đã được đăng ký, những hành vi
như thế nào là xâm phạm tới nhãn hiệu đồng thời hiểu rõ chức trách nhiệm vụ
của các cơ quan trong việc áp dụng các biện pháp xử lý khi có hành vi xâm phạm
quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu.
12
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009.
2. Bộ luật Hình sự 1999
3. Nghị định 105/2006/ NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số

điều của luật sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước
về sở hữu trí tuệ.
4. Nghị định 106/2006/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu
công nghiệp.
5. Giáo trình Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam, Đại học Luật HN, Nxb. CAND, Hà
Nội 2009.
13

×