Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Ve dep bat tu cua nu tuong Bui Thi Xuan.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.76 KB, 3 trang )

VẺ ĐẸP BẤT TỬ CỦA NỮ TƯỚNG BÙI THỊ XUÂN

Lúc còn sống, người đời khâm phục Bùi Thị Xuân vì bà vừa có nhan sắc,
vừa có sự dũng cảm và tài cầm quân của một kiệt tướng thì khi ra đi,
bà khiến kẻ thù phải nể sợ trước khí tiết của một anh hùng.

Lịch sử đầy biến động của Việt Nam đã sản sinh ra rất nhiều anh hùng và không
ít người trong số đó đã trở nên bất tử với cái chết kiên trung của mình. Cái chết
của nữ tướng Bùi Thị Xuân là một trong những cái chết đã để lại dấu ấn sâu
đậm trong lòng người, được kể lại qua nhiều thế hệ.

Bùi Thị Xuân (? – 1802) quê ở xã Bình Phú, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định.
Học võ từ thuở nhỏ, khi trưởng thành bà được gần xa biết đến vì nhan sắc hơn
người, lại giỏi kiếm thuật, bắn cung, cưỡi ngựa và luyện voi.

Bằng tài nghệ cùng với lòng dũng cảm của mình, khi theo quân khởi nghĩa Tây
Sơn, Bùi Thị Xuân đã trở thành một trong những tướng lĩnh trụ cột, góp công
lớn trong những chiến thắng lẫy lừng của đội quân áo vải, tiêu biểu là chiến
thắng trước 2 vạn quân Xiêm ở trận Rạch Gầm- Xoài Mút (Tiền Giang) năm
1785, trận đại phá quân Thanh tại Ngọc Hồi – Đống Đa vào đầu xuân Kỷ Dậu
1789.

Giữa lúc triều đại Tây Sơn đang hưng thịnh thì vào năm 1792, hoàng đế Quang
Trung đột ngột băng hà. Sau mất mát vô cùng to lớn này, triều đại Tây Sơn bắt
đầu suy yếu sụp đổ. Trải qua nhiều trận đánh ác liệt, binh lực hao mòn, nữ
tướng Bùi Thị Xuân đã bị quân Nguyễn bắt và đưa về Phú Xuân để xử tội.

Tương truyền, khi nghe Bùi Thị Xuân bị bắt, chúa Nguyễn đã sai người áp giải
bà đến trước mặt rồi hỏi với giọng đắc chí: “Ta và Nguyễn Huệ ai hơn?”.

Bà trả lời: “Chúa công ta, tay kiếm tay cờ mà làm nên sự nghiệp. Trong khi nhà


người đi cầu viện ngoại bang, làm tan nát cả sơn hà, cũng đều bị chúa công ta
đánh cho không còn manh giáp. Đem so với chúa công ta, nhà ngươi chẳng qua
là ao trời nước vũng”.

Chúa Nguyễn gằn giọng: “Ngươi có tài sao không giữ nổi ngai vàng cho Cảnh
Thịnh?”.

Bà đáp: “Nếu có một nữ tướng như ta nữa thì cửa Nhật Lệ không để lạnh. Nhà
ngươi khó mà đặt chân được tới đất Bắc Hà ”.

Khi chúa Nguyễn hỏi bà có muốn xin ân xá không, nữ tướng đã nói dõng dạc:
“Ta đâu có sợ chết mà phải chịu nhục, hạ mình trước một kẻ tiểu nhân đắc
thế?”.

Chúa Nguyễn vốn rất căm thù Bùi Thị Xuân vì bà đã nhiều lần điều khiển binh
sĩ tấn công quyết liệt, đã làm cho quân nhà Nguyễn nhiều phen nguy khốn. Với
thái độ khẳng khái của mình, bà đã phải chịu hình phạt tàn nhẫn nhất.

Nữ tướng Bùi Thị Xuân đã bị xử tử bằng hình phạt voi
giày. Ảnh: Internet.

Giáo sĩ người Pháp De La Bissachère, người có dịp chứng kiến cuộc hành hình
đã mô tả cái chết của nữ tướng Bùi Thị Xuân trong cuốn ký sự "Relation sur le
Tonkin et la Cochinchine" xuất bản năm 1802 như sau:

Đứa con gái trẻ của bà bị lột hết y phục. Một thớt voi từ từ tiến đến. Cô gái biến
sắc rồi mặt trắng bệch như tờ giấy. Nàng ngoảnh nhìn mẹ, kêu thất thanh. Bùi
Thị Xuân nghiêm mặt trách : Con phải chết anh dũng để xứng đáng là con của
ta!


Đến lượt bà, nhờ lớp vải ở bên trong quấn kín thân thể nên tránh khỏi sự lõa lồ,
bà không đổi sắc tiến đến trước con voi như chọc tức nó. Mấy võ quan thét la
om sòm bắt bà quỳ xuống. Bà cứ thản nhiên tiến bước.

Đến trước đầu voi, bà hét một tiếng thật lớn khiến voi giật mình lùi lại. Bọn
lính phải vội vàng bắn hỏa pháo, đâm cây nhọn sau đùi con vật để nó trở nên
hung tợn. Nó chạy bổ tới, giơ vòi quấn lấy bà tung lên trời

Nhưng trái với lệ thường, con voi không chà đạp phạm nhân như mọi lần mà bỏ
chạy vòng quanh pháp trường, rống lên những tiếng đầy sợ hãi khiến hàng vạn
người xem hoảng hốt theo

Cảm phục tinh thần của Bùi Thị Xuân, một tác giả khuyết danh đã làm bài thơ
Bùi nữ tướng, được lưu truyền rộng rãi trong dân gian. Nội dung bài thơ như
sau:


"Vận nước đang xoay chuyển
Quần thoa cũng vẫy vùng
Liều thân lo cứu chúa
Công trận quyết thay chồng.
Khảng khái khi lâm nạn!
Kiên trinh lúc khốn cùng
Ngàn thu gương nữ liệt
Gương sáng hãy soi chung".
Quốc Lê (tổng hợp)

×