Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Vận dụng PP dạy học theo dự án trong môn Địa lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (344.11 KB, 8 trang )

TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(43).2011

143
VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO DỰ ÁN ĐỂ DẠY
CÁC HỌC PHẦN TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN, KHÍ HẬU, ĐẤT, NƯỚC
VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ở KHOA ĐỊA LÍ, TRƯỜNG ĐẠI HỌC
SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
APPLICATION OF PROJECT METHODOLOGY TO TEACHING A NUMBER OF
SUBJECTS ON MINERAL RESOURCES, CLIMATE, SOIL, WATER AND
ENVIRONMENTAL POLLUTION AT THE FACULTY OF GEOGRAPH,
DANANG COLLEGE OF EDUCATION

Đậu Thị Hòa
Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng

TÓM TẮT
Hiện nay, để đáp ứng với yêu cầu mới của xã hội trong việc đào tạo nguồn nhân lực,
các trường đại học đang thực hiện đổi mới cách dạy học theo hướng tích cực, hiện đại. Mỗi
giáo viên phải dựa vào điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của đơn vị mình để lựa chọn những hình
thức, phương pháp, kĩ thu
ật dạy học phù hợp nhất nhằm phát huy được tính độc lập, tích cực,
chủ động và phát huy tiềm năng sáng tạo của sinh viên trong học tập và nghiên cứu. Qua nhiều
năm giảng dạy, chúng tôi đã vận dụng một số hình thức, phương pháp, kĩ thuật mới trong dạy
học một số học phần và đã đem lại cho chúng tôi những kết quả khả quan.
Nội dung bài viết này chỉ
đi sâu trình bày việc vận dụng phương pháp dạy học theo dự
án để dạy các học phần: Tài nguyên khoáng sản, khí hậu, đất, nước và ô nhiễm môi trường.
ABSTRACT
Nowadays, in order to respond to new social requirements in manpower training,
colleges and universities have been conducting active and modern teaching innovations. Every
teacher should base on certain concrete conditions and situations in his/her school to choose


the most appropriate forms, techniques and methods to promote the students’ sense of
independence, active characteristics, initiative and creative abilities in learning and researching.
After many years of teaching, I have applied some forms, methods and new techniques to the
teaching of some academic courses and this study has brought us some satisfactory results.
This article is mainly concerned with the application of project methodology to the
teaching of some subjects about soil, water, climate, mineral resources and environmental
pollution.

1. Đặt vấn đề
Dạy học tích cực là dạy học thay vì lấy “Dạy” làm trung tâm sang lấy “Học” làm
trung tâm. Trong dạy học tích cực, người học vừa là đối tượng của hoạt động dạy, đồng
thời là chủ thể của hoạt động học, người học được cuốn hút vào các hoạt động học tập
do giáo viên tổ chức và chỉ đạo, thông qua đó tự lực khám phá những điều chưa rõ,
những điều mới mẻ, tự mình trực tiếp quan sát, làm thí nghiệm, giải quyết những vấn đề
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(43).2011

144
đặt ra theo cách nghĩ của mình, chứ không phải thụ động tiếp thu những kiến thức đã
được giáo viên sắp đặt sẵn theo khuôn mẫu. Dạy học theo cách này, người giáo viên
không chỉ đơn giản là người truyền đạt kiến thức mà phải là người tổ chức, chỉ đạo và
hướng dẫn người học hoạt động theo hướng tích cực. Vì vậy việc lựa chọn các hình
thức, phương pháp, kĩ thuật dạy học mới, hiện đại phù hợp để có thể phát huy được tính
tự tin, tính tích cực chủ động và sáng tạo trong hoạt động học tập của sinh viên là điều
hết sức quan trọng của quá trình đổi mới.
Trong dạy học ở khoa Địa lí, trường Đại học Sư phạm – ĐHĐN, các học phần
mang tính chuyên đề số tín chỉ ít, nhưng nội dung kiến thức nhiều, rộng và thường là
những học phần liên quan đến thực tế địa phương, đất nước, đến những vấn đề toàn cầu.
Vì vậy nếu chỉ dạy học theo cách truyền thụ kiến thức một chiều thì không đủ về lượng
và không tốt về chất. Việc lựa chọn những hình thức, phương pháp dạy học tích cực
nhằm nâng cao hiệu quả dạy học là điều hết sức cần thiết đối với mỗi giáo viên.

2. Nội dung cơ bản của các học phần: Tài nguyên khoáng sản, khí hậu, đất, nước
và ô nhiễm môi trường
2.1. Học phần: Tài nguyên đất, nước và ô nhiễm môi trường
- Mục tiêu của học phần nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản
về đặc điểm, tính chất và hiện trạng của tài nguyên đất, nước, tình hình suy thoái, ô
nhiễm các loại tài nguyên này trên thế giới cũng như ở Việt Nam trong thời gian gần
đây. Vai trò và những tác động của nguồn tài nguyên đất, nước đối với con người, làm
cơ sở để nâng cao nhận thức, thái độ, hành vi của sinh viên trong lao động, học tập,
nghiên cứu sau này đối với việc sử dụng hợp lí và bảo vệ các nguồn tài nguyên.
- Nội dung học phần bao gồm các kiến thức cơ bản sau:
+ Khái niệm, đặc điểm, tính chất của tài nguyên đất, tài nguyên nước;
+ Hiện trạng của tài nguyên đất, nước hiện nay trên thế giới và Việt Nam. Mối
quan hệ giữa con người và các loại tài nguyên;
+ Mức độ suy thoái và ô nhiễm của tài nguyên đất nước, những hậu quả của nó
và các biện pháp sử dụng hợp lí, cải tạo, bảo vệ các loại tài nguyên này.
2.2. Học phần: Tài nguyên khí hậu, khoáng sản và ô nhiễm môi trường
- Mục tiêu của học phần nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản
về đặc điểm, tình hình biến động của tài nguyên khí hậu, khoáng sản trên thế giới cũng
như ở Việt Nam trong thời gian gần đây. Vai trò và những tác động của nguồn tài
nguyên khí hậu, khoáng sản đối với con người, làm cơ sở để nâng cao nhận thức, thái
độ, hành vi của sinh viên trong lao động, học tập, nghiên cứu sau này đối với việc sử
dụng hợp lí và bảo vệ các nguồn tài nguyên
- Nội dung học phần gồm các kiến thức cơ bản sau:
+ Khái niệm, đặc điểm của tài nguyên khí hậu, tài nguyên khoáng sản;
+ Tình hình biến động, khai thác tài nguyên khí hậu và tài nguyên khoáng sản
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(43).2011

145
hiện nay trên thế giới và ở Việt Nam. Mối quan hệ giữa con người và các loại tài
nguyên;

+ Mức độ suy thoái và ô nhiễm của tài nguyên khí hậu, tài nguyên khoáng sản,
các biện pháp sử dụng hợp lí, cải tạo và bảo vệ các loại tài nguyên.
3. Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án trong dạy học các học phần trên
3.1. Dạy học theo dự án
Là một hình thức dạy học, trong đó sinh viên thực hiện một nhiệm vụ học tập
phức hợp, có mục tiêu rõ ràng, gắn với thực tiễn, kết hợp lí thuyết với thực hành. Sinh
viên được hướng dẫn để thực hiện các công việc như tự lập kế hoạch, tự triển khai
thực hiện kế hoạch, tự đánh giá kết quả. Hình thức làm việc chủ yếu là theo nhóm, kết
quả của dự án là những sản phẩm cụ
thể, được trình bày rõ ràng, có thể giới thiệu
được.
Quan điểm đào tạo đại học hiện nay là tăng tính hành động, vận dụng kiến thức
giải quyết những vấn đề thực tiễn của sinh viên, dạy học theo dự án là một trong những
hình thức thực hiện được quan điểm này.
Các học phần về tài nguyên và môi trường trong chương trình đào tạo sinh viên
khoa Địa lí là những họ
c phần mà nội dung chương trình gắn bó nhiều với thực tiễn,
quan tâm đến tính hành động giải quyết những vấn đề bức xúc của thực tiễn. Từ đặc
trưng nội dung học phần cho thấy hình thức dạy học theo dự án có thể sử dụng được và
sử dụng có hiệu quả trong dạy học.
3.2. Các bước tiến hành của dạy học theo dự án
Dạy học theo dự án được thực hiện theo 5 bước như sau:
Bước 1: Xác định chủ đề, nhiệm vụ học tập và nghiên cứu gắn với yêu cầu của môn học
hoặc học phần.
- Có thể khởi đầu bằng ý tưởng sinh viên quan tâm hoặc những định hướng, chỉ
dẫn của giáo viên.
- Có thể xây dựng các tiểu chủ đề bằng cách đặt những câu hỏi: Ai?, Cái gì? Ở
đâu? Khi nào? Tại sao? Như thế nào?
Bước 2: Các nhóm hình thành đề cương và lập kế hoạch thực hiện
- Xác định mục tiêu của dự án;

- Hình dung nội dung chi tiết và các công việc cụ thể, cách thức thực hiện, các
điều kiện cần thiết như nguồn tư liệu, thiết bị cần thiết, kinh phí, người tham gia,… Dự
kiến thời gian, địa điểm triển khai công việc, phân công người thực hiện, dự kiến sản
phẩm cần đạt. Tất cả vấn đề trên được trình bày trong đề cương hoạt động và kế hoạch
thực hiện;
- Khơi gợi sự hứng thú: tập thể nhóm phải động viên, khích lệ thể hiện sự say
mê, hứng khởi trong việc nhận nhiệm vụ và hoàn thành nhiệm vụ.
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(43).2011

146
Bước 3: Các nhóm thực hiện nhiệm vụ:
- Thu thập thông tin: từ sách báo, tạp chí, mạng internet, khảo sát, điều tra,
phỏng vấn, thực địa,…;
- Xử lí thông tin: tổng hợp, phân tích dữ liệu (có thể biểu hiện bằng sơ đồ, biểu
đồ,.…);
- Thảo luận thường xuyên giữa các thành viên trong nhóm để giải quyết các vấn
đề và kiểm tra tiến độ;
- Xây dựng sản phẩm: tập hợp các kết quả thành một sản phẩm cuối cùng.
Bước 4: Giới thiệu phẩm trước tập thể lớp
Trình bày, giới thiệu sản phẩm bằng các cách: Bài viết, Powerpoint, bản đồ,
tranh ảnh, mô hình, kể cả việc đóng kịch, kể truyện,…
Bước 5: Đánh giá kết quả đạt được so với mục tiêu xác định
- Sinh viên tự rút ra những bài học từ việc học theo dự án: đã học được gì? Hình
thành được những thái độ tích cực nào? Có hài lòng về kết quả thu được không? Đã gặp
những khó khăn gì và đã giải quyết như thế nào? Những cảm nhận của cá nhân sau khi
thực hiện xong một dự án?
- Giáo viên: Đánh giá chất lượng sản phẩm giới thiệu, kết quả tự đánh giá,
phương pháp làm việc.
3.3. Ưu điểm và hạn chế của dạy học theo dự án
a. Ưu điểm

- Dạy học theo dự án tạo cơ hội cho sinh viên thực hiện nghiên cứu. Sinh viên
được khám phá các ý tưởng theo sở thích và khả năng, phát triển tư duy sáng tạo và
niềm đam mê trong học tập, nghiên cứu;
- Sinh viên tự lực tìm hiểu và kiến tạo kiến thức;
- Có sự hợp tác với các bạn trong nhóm, tạo cơ hội để phát triển khả năng trình
bày, giao tiếp;
- Rèn luyện kĩ năng nghiên cứu khoa học và kĩ năng tự học suốt đời.
b. Những hạn chế
- Việc xác định chủ đề hoặc nhiệm vụ học tập là bước đầu tiên, nhưng thường
gặp nhiều khó khăn. Nếu không xác định đúng chủ đề thì nội dung của dự án tiến triển
theo 2 hướng bất lợi: Một là không có nhiệm vụ nghiên cứu vì chủ đề quá đơn giản, hai
là nhiệm vụ nghiên cứu quá khó khăn vượt khả năng và điều kiện cho phép vì chủ đề
quá lớn hoặc quá sâu;
- Nếu sự quản lí và điều hành nhóm không tốt thì việc thực hiện kế hoạch không
đều tay, chỉ tập trung vào một, hai cá nhân thực hiện còn các thành viên khác “ăn theo”,
kết quả thu được sẽ không cao;
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(43).2011

147
- Việc thực hiện kế hoạch thường tốn về kinh phí (mua tài liệu, số liệu, xử lí tư
liệu, thực hành, thí nghiệm,…) gây khó khăn đối với sinh viên;
- Không phải nội dung nào, học phần nào cũng sử dụng được dạy hoc theo dự án.
3.4. Thực nghiệm trong việc vận dụng dạy học theo dự án trong học phần “Tài
nguyên khí hậu, khoáng sản và ô nhiễm môi trường”
- Trong dạy học học phần: Tài nguyên khí hậu, khoáng sản và ô nhiễm môi
trường có thể đưa ra 4 dự án:
+ Tìm hiểu tình hình khai thác một số loại khoáng sản trên thế giới và Việt Nam
hiện nay – Những tác động tới môi trường;
+ Các giải pháp sử dụng hợp lí và hạn chế ô nhiễm môi trường trong khai thác
khoáng sản ở nước ta;

+ Tác động của biến đổi khí hậu đến một số vùng ở nước ta;
+ Nghiên cứu tình hình sử dụng một số nguồn năng lượng sạch ở nước ta.
- Bốn dự án này được 4 nhóm trong lớp lựa chọn để thực hiện. Trong giới hạn
bài viết này, chúng tôi đưa ra ví dụ về một dự án: “Tìm hiểu tình hình khai thác một số
loại khoáng sản trên thế giới và Việt Nam – Những tác động tới môi trường”. Các bước
thực hiện như sau:
Bước 1: Xác định chủ đề
Dựa vào nội dung học phần, theo sự gợi ý của giáo viên, sinh viên đã đưa ra 3
chủ đề tiêu biểu cho dự án này:
- Tinh hình khai thác một số loại khoáng sản chủ yếu trên thế giới;
- Tinh hình khai thác một số loại khoáng sản chủ yếu ở Việt Nam;
- Tác động của khai thác khoáng sản tới môi trường;
Bước 2: Xây dựng đề cương, lập kế hoạch thực hiện
* Xây dựng đề cương
a. Mục tiêu của dự án: thông qua tìm hiểu tình hình khai thác một số loại
khoáng sản trên thế giới và Việt Nam nhằm:
- Sinh viên hiểu được hiện trạng của loại tài hiện này;
- Phân tích được nguyên nhân và những hậu quả của việc khai thác tài nguyên
khoáng sản đối với môi trường và con người;
- Nâng cao ý thức, trách nhiệm trong việc sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ
môi trường;
- Rèn luyện kĩ năng nghiên cứu một vấn đề.
b. Nội dung cần nghiên cứu:
1. Tình hình khai thác một số loại khoáng sản trên thế giới
1.1. Khái quát chung về tài nguyên khoáng sản trên thế giới
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(43).2011

148
1.2. Tình hình khai thác khoáng sản
1.2.1. Khoáng sản năng lượng: than, dầu mỏ, khí thiên nhiên (trữ lượng, sản

lượng khai thác, phương pháp khai thác, phân bố,…)
1.2.2. Khoáng sản kim loại: sắt, đồng, nhôm, thiếc, chì, ni ken, vàng, kim cương,
Crôm, man gan,… (trữ lượng, sản lượng khai thác, phương pháp khai thác, phân bố,…)
1.2.3. Khoáng sản phi kim loại: phốt pho, apatít,… (trữ lượng, sản lượng khai
thác, phương pháp khai thác, phân bố,…)
1.3. Nhận xét về các phương pháp khai thác
2. Tình hình khai thác một số loại khoáng sản ở Việt Nam
2.1. Khái quát về đặc điểm tài nguyên khoáng sản Việt Nam
2.2. Tình hình khai thác khoáng sản: năng lượng, kim loại, phi kim loại (trữ
lượng, sản lượng khai thác, phương pháp khai thác, phân bố,…)
2.3. Nhận xét về các phương pháp khai thác
3. Tác động của việc khai thác khoáng sản đến môi trường
3.1. Ảnh hưởng đến địa hình và cảnh quan
3.2. Ảnh hưởng đến môi trường đất
3.3. Ảnh hưởng đến môi trường nước
3.4. Ảnh hưởng đến môi trường không khí
* Kế hoạch thực hiện gồm các nội dung sau:
1. Những việc cần làm
- Nhóm họp bàn và phân công nhiệm vụ cho các thành viên;
- Xác định các nguồn thông tin và thu thập thông tin từ các nguồn;
- Tập hợp thông tin và xử lí thông tin;
- Họp nhóm để đánh giá nguồn tư liệu;
- Viết báo cáo, xây dựng sản phẩm.
2. Thời gian: 2 tuần
3. Phương pháp tiến hành:
- Thu thập tư liệu và phân tích trong phòng;
- Phân tích bản đồ phân bố, bản đồ khai thác khoáng sản;
- Khảo sát thực tế ở một số điểm khai thác khoáng sản ở địa phương;
- Xây dựng báo cáo.
Bước 3: Thực hiện dự án

- Từng thành viên trong nhóm theo kế hoạch đã lập để thực hiện;
- Thảo luận giữa đợt giữa các thành viên trong nhóm để giải quyết các vấn đề
khó khăn và kiểm tra tiến độ;
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(43).2011

149
- Thảo luận cuối đợt để xây dựng sản phẩm: tập hợp, kiểm duyệt các kết quả
thành một sản phẩm cuối cùng;
- Viết báo cáo toàn văn và bài để báo cáo.
Bước 4: Trình bày và giới thiệu sản phẩm
- Bài viết toàn văn của dự án;
- Bài báo cáo tóm tắt bằng Powerpoint (báo cáo thời gian không quá 30 phút);
- Các sản phẩm kèm theo:
+ Các bản đồ phân bố khoáng sản thế giới, Việt Nam, bản đồ khai thác một số
khoáng sản chính trên thế giới;
+ Các sơ đồ một số phương pháp khai thác;
+ Các tranh ảnh về khai thác khoáng sản trên thế giới và Việt Nam.
Bước 5: Đánh giá
- Nhóm tự đánh giá;
- Các nhóm khác nhận xét, đánh giá;
- Giáo viên đánh giá.
3.5. Kết quả đạt được trong việc vận dụng phương pháp dạy học theo dự án
Qua 5 khóa vận dụng theo phương pháp này (từ khóa 03CDL đến 08CDL),
chúng tôi đã đạt được những kết quả khả quan, mặc dù đây mới chỉ là những đánh giá
định tính, nhưng đó là những đánh giá của bản thân người học. Xin trích dẫn tóm tắt
một bản tự đánh giá của nhóm thực hiện dự án: “Tìm hiểu tình hình khai thác một số
loại khoáng sản trên thế giới và Việt Nam – Những tác động tới môi trường”.
- Sau khi thực hiện xong dự án, sinh viên tự đánh giá:
+ Sinh viên đã nắm bắt được nhiều vấn đề về khai thác, sử dụng nguồn tài
nguyên khoáng sản trên thế giới, rút ra được những thuận lợi và khó khăn trong khai

thác nguồn tài nguyên nay, tìm ra và phân tích được nguyên nhân của vấn đề ô nhiễm
môi trường do khai thác tài nguyên, đặc biệt hiểu rõ đây là một nguồn tài nguyên quý
giá và không phục hồi được, vì vậy việc sử dụng hợp lí và bảo vệ nguồn tài nguyên này
là vô cùng cấp bách, cần phải có những giải pháp hữu hiệu để sử dụng hợp lí và lâu bền
nguồn tài nguyên này.
+ Sinh viên đã học và rèn luyện được phương pháp tự học, tự tìm kiếm và chiếm
lĩnh kiến thức; học và làm quen với công tác nghiên cứu khoa học như biết lập đề
cương, lập kế hoạch, sử dụng các phương pháp nghiên cứu,…
+ Rèn luyện được tác phong làm việc nghiêm túc, hiểu được vai trò của cá nhân
và tập thể nhóm.
+ Khó khăn lớn nhất trong việc thực hiện dự án này là: Khảo sát thực tế bị hạn
chế, không có chuyên môn sâu để có thể phân tích mức độ ô nhiễm trong khai thác.
- Giáo viên nhận xét và đánh giá bằng điểm số cho từng dự án: Thường những
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(43).2011

150
dự án mà sinh viên thực hiện được đánh giá bằng điểm số cao hơn so với một bài kiểm
tra hoặc một bài tập (thường là khá, giỏi), giáo viên đánh giá dựa trên 3 tiêu chí:
+ Về kiến thức: kết quả dự án thể hiện sinh viên không chỉ nắm bắt được những
nội dung kiến thức trong giáo trình mà còn hiểu rộng hơn, sâu hơn nhiều vấn đề. Tự
phát hiện và giải quyết các vấn đề trong nội dung kiến thức.
+ Về phương pháp: sinh viên không chỉ học được phương pháp học tập tự lực,
mà còn học được phương pháp nghiên cứu, cách làm việc khoa học, cách trình bày,….
+ Về thái độ: để hoàn thành công việc, đòi hỏi mỗi thành viên trong nhóm phải
có thái độ làm việc nghiêm túc, say mê, có trách nhiệm với tập thể và mong muốn tạo ra
sản phẩm có kết quả cao.
Với những kết quả trên, trong điều kiện nhà trườ
ng hiện nay, chúng tôi cho rằng
đó cũng là sự thành công trong vận dụng phương pháp dạy học tiên tiến.
4. Kết luận

Trong dạy học ở trường đại học, bất kì vận dụng hình thức, phương pháp nào
đều nhằm hướng tới mục tiêu: tạo điều kiện cho sinh viên phát huy được tính độc lập, tự
chủ trong học tập, nghiên cứu, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức để
giải quyết
những vấn đề thực tiễn của địa phương, của đất nước, hình thành và phát triển năng lực
hoạt động, tham gia, hòa nhập với cộng đồng trong mọi hoạt động xã hội. Người dạy
biết lựa chọn phương pháp phù hợp với nội dung và đối tượng thì sẽ đạt được mục tiêu
của dạy học.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Tài liệu tập huấn (2009): Giáo dục phòng chống ma túy và các chất gây nghiện
trong trường sư phạm, Trung tâm giáo dục môi trường và các vấn đề xã hội.
[2] Tài liệu tập huấn (2010): Giáo dục bảo vệ môi trường cho giảng viên môn Địa lí
của các khoa và trường sư phạm, Bộ Giáo dục và Đào tạo.
[3] Nguyễn Cảnh Toàn (chủ biên 1997) Nguyễn Kì – Vũ Văn Tảo – Bùi Tường, “Quá
trình dạy – tự học”, NXBGD, Hà Nội.
[4] Nguyễn Đức Vũ (2007), “Hướng dẫn tự học địa lí”, NXBGD, Hà Nội.
[5] PETTY, G (1998). Teaching Today. A Pacticial Guide. Stanley Thornes
(publisher) Limited, Cheltenham.

×