Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Tiểu luận môn NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN ĐỀ TÀI SỔ SÁCH KẾ TOÁN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (216.97 KB, 17 trang )

ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG TP. HCM
KHOA KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

BỘ MÔN
NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN
ĐỀ TÀI
SỔ SÁCH KẾ TOÁN
LỚP DV31KTDN
Giáo viên bộ môn: Lê Thị Thanh Hà
Sinh viên thực hiện:
1. Lê Kim Anh 1102015002
2. Nguyễn Tiến Đạt 1102015005
3. Nguyễn Thế Long 1102015036
4. Hoàng Thị Hạ Uyên 1102015084
5. Nguyễn Thị Hương Xuân 1102015093
TP.Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2014
Lời mở đầu
Bài tiểu luận Nguyên Lý Kế Toán
Sổ sách kế toán là phần viết nhằm trình bày những điểm cơ bản nhất về việc ghi
chép kế toán , làm cơ sở nghiên cứu kế toán cao hơn.
Nguyên lý kế toán là môn cơ sở trong chương trình học của khoa kinh tế đối ngoại,
vì vậy, phần sổ sách kế toán giúp cho các bạn sinh viên bắt đầu hiểu về môn học
nguyên lý kế toán và từ đó làm nền tảng cho việc học nâng cao.
Phần này chúng tôi sẽ tóm lược những điều cơ bản nhất, các vấn đề thông dụng và
có nhiều người quan tâm.
Trong quá trình làm bài tiểu luận này song song với việc học môn nguyên lý kế
toán, thời lượng học hạn hẹp, do đó còn nhiều điều thiếu sót, mong cô và các bạn
xem xét đóng góp ý kiến để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn nữa.
Mục lục
Lời mở đầu
I. Phần I. Khái niệm, Ý nghĩa, và tác dụng của sổ kế toán


II. Phần II. Các loại sổ kế toán
a. Theo cách ghi chép thì sổ kế toán
b. Theo nội dung ghi chép thì sổ kế toán
c. Theo kiểu bố trí mẫu sổ thì kế toán
d. Theo hình thức tổ chức
III. Phần III. Cách ghi sổ kế toán
IV. Phần IV. Sửa sai sổ kế toán
Sổ Sách Kế Toán 2
Bài tiểu luận Nguyên Lý Kế Toán
PHẦN I: KHÁI NIỆM, Ý NGHĨA VÀ TÁC DỤNG CỦA SỔ SÁCH KẾ
TOÁN
1/ Khái niệm:
Sổ kế toán là các tờ sổ theo một mẫu nhất định dùng để ghi chép các nghiệp
vụ kinh tế phát sinh theo đúng phương pháp của kế toán trên cơ sở số liệu của
chứng từ gốc.
Theo luật kế toán thì: sổ kế toán dùng để ghi chép, hệ thống và lưu giữ toàn
bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh có liên quan đến đơn vị kế toán.
Sổ sách phải ghi rõ tên, đơn vị kế toán; trên sổ; ngày, tháng, năm lập sổ;
ngày, tháng, năm khóa sổ; chữ ký người lập sổ, kế toán trưởng và người đại diện
theo pháp luật của đơn vị kế toán; số trang; đóng dấu giáp lai.
Sổ kế toán phải có các nội dung chủ yếu sau đây;
- Ngày, tháng, năm ghi sổ
- Số liệu và ngày tháng chứng từ kế toán dùng làm căn cứ ghi sổ
- Tóm tắt nội dung nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh
- Số tiền của nghiệp vụ kinh tế phát sinh ghi vào các tài khoản kế toán
- Số dư đầu kỳ số tiền phát sinh trong kỳ, số dư cuối kỳ.
Sổ Sách Kế Toán 3
Bài tiểu luận Nguyên Lý Kế Toán
2/ Ý nghĩa và tác dụng của sổ sách kế toán:
Để phản ánh một cách liên tục và có hệ thống sự biến động của từng tài sản,

từng nguồn vốn và quá trình SXKD thì kế toán phải sử dụng hệ thống sổ sách kế
toán bao gồm nhiều loại sổ khác nhau. Xây dựng hệ thống sổ kế toán một cách
khoa học sẽ đảm bảo cho việc tổng hợp số liệu kịp thời, chính xác và tiết kiệm thời
gian công tác.
Nhờ có sổ kế toán mà các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được ghi chép rời rạc
trên các chứng từ gốc được phản ánh đầy đủ có hệ thống để từ đó kế toán có thể
tổng hợp số liệu, lập báo cáo kế toán và phân tích tình hình sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp.
Điều 26 luật kế toán có quy định:
1/ Mỗi đơn vị kế toán chỉ có một hệ thống sổ kế toán cho một kỳ kê toán năm
2/ Đơn vị kế toán phải được căn cứ vào hệ thống sổ kế toán do Bộ tài chính quy
định để chọn một hệ thống sổ kế toán áp dụng ở đơn vị
3/ Đơn vị kế toán được cụ thể hóa các sổ kế toán đã chọn để phục vụ yêu cầu kế
toán của đơn vị
Phần II. CÁC LOẠI SỔ KẾ TOÁN
Dựa vào các đặc trưng khác nhau của sổ kế toán mà người ta có thể chia sổ kế toán
thành các loại sau:
a. Theo cách ghi chép thì sổ kế toán được chia làm 3 loại:
- Sổ ghi theo thứ tự thời gian: là sổ kế toán dùng ghi các nghiệp vụ kinh tế
phát sinh theo thứ tự thời gian như sổ nhật ký chung…
- Sổ ghi theo hệ thống: là sổ kế toán ghi chép nghiệp vụ kinh tế phát sinh
theo các tài khoản hoặc sổ chi tiết như sổ cái.
- Sổ liên hợp: là sổ kế toán ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh kết
hợp giữa 2 loại sổ trên như sổ nhật ký và sổ cái.
b. Theo nội dung ghi chép thì sổ kế toán chia làm 3 loại:
Sổ Sách Kế Toán 4
Bài tiểu luận Nguyên Lý Kế Toán
- Sổ kế toán tổng hợp: là sổ kế toán dùng ghi chép các nghiệp vụ kinh tế
phát sinh theo các tài khoản kế toán như sổ cái…
- Sổ kế toán chi tiết: là sổ kế toán dùng ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát

sinh theo tài khoản 2,3 hoặc sổ chi tiết như sổ chi tiết vật liệu.
- Sổ kết hợp kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết là sổ kế toán dùng ghi
chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo tài khoản kết hợp với việc ghi
chép chi tiết theo tài khoản cấp 2,3 hoặc các điều khoản chi tiết như các
nhật ký chứng từ.
c. Theo kiểu bố trí mẫu sổ thì kế toán được chia làm 4 loại:
- Sổ đối chiếu kiểu 2 bên: là sổ kế toán mà bên trên đó được chia thành 2
bên để phản ánh số phát sinh bên nợ và số phát sinh bên có như sổ cái
Mẫu sổ kết cấu kiểu 2 bên:
Tài khoản: XXX
Chứng từ Diễn
giải
TK
đối
ứng
Số
tiền
Chứng từ Diễn
giải
TK
đối
ứng
Số
tiền
Số
hiệu Ngày
Số
hiệu Ngà
y
- Sổ kiểu một bên: là sổ kế toán mà trên đó số phát sinh bên nợ và số phát

sinh bên có được bố trí 2 cột cùng một bên của trang sổ như sổ cái.
Mẫu kết cấu kiểu một bên:
Tài khoản: XXX
Chứng từ Diễn giả Tài Số tiền
Sổ Sách Kế Toán 5
Bài tiểu luận Nguyên Lý Kế Toán
khoản đối
ứng
Số hiệu Ngày Nợ Có
- Số kiểu nhiều cột: là sổ kế toán dùng để kết hợp ghi số liệu chi tiết bằng
cách mở nhiều cột bên nợ hoặc bên có của tài khoản trong cùng một
trang sổ như sổ cái.
Mẫu sổ kết cấu kiểu nhiều cột:
Tài khoản: XXX
Ngày
ghi
sổ
Chứng từ
Diễn
giải
Tài
khoản
đối
ứng
Ghi nợ ( hoặc có) tài khoản
Số Ngày
tháng
Tổng
số
Chia ra

Khoản
mục 1
Khoản
mục 2
……
- Sổ kiểu bàn cờ: là sổ kế toán lập theo nguyên tắc kết cấu của bảng đối
chiếu số phát sinh kiểu bàn cờ - như sổ cái:
Mẫu sổ kết cấu kiểu bàn cờ:
Sổ Sách Kế Toán 6
Bài tiểu luận Nguyên Lý Kế Toán
TK
ghi có
TK
ghi nợ
TK…. TK…. TK…. TK….
.
TK…. TK….
.
TK….
.
Cộ
ng
nợ
TK….
.
TK….
.
TK….
.
TK….

.
Cộng
có:
d. Theo hình thức tổ chức sổ thì sổ kế toán được chia thành 2 loại:
- Sổ đóng thành quyển là loại sổ kế toán mà các tờ sổ đã được đóng thành
từng tập nhất định.
- Sổ tờ rơi là loại sổ kế toán mà các tờ sổ được để riêng rẽ.
- Trước khi dùng sổ kế toán phải đảm bảo thủ tục sau đây:
 Đối với sổ sách đóng thành quyển:
• Phải có nhãn hiệu ghi rõ tên đơn vị kế toán, tên sổ số hiệu và tên tài
khoản tổng hợp và tài khoản chi tiết, niên đọ kế toán và thời kỳ ghi sổ.
• Trang đầu sổ phải ghi họ tên cán bộ ghi sổ, ngày bắt đầu vào sổ và
ngày chuyển giao cho cán bộ khác thay.
• Đánh số trang và giữa hai trang đóng dấu đơn vị kế toán.
• Trang cuối sổ phải ghi số lượng trang của sổ. Thủ trưởng đơn vị, kế
toán trưởng phải ký xác nhận ở trang đầu và trang cuối.
 Đối với sổ tờ rời:
• Đầu mỗi tờ phải ghi: tên đơn vị kế toán, số thứ tự của tờ rời, số hiệu,
tên tài khoản, tháng dùng, họ tên cán bộ ghi sổ.
• Các tờ rời trước khi dùng phải được thủ trưởng đơn vị ký nhận hoặc
đóng dấu của đơn vị kế toán và khi vào sổ đăng ký, trong đó ghi rõ:
Số thứ tự, ký hiệu các tài khoản, ngày xuất dùng.
Sổ Sách Kế Toán 7
Bài tiểu luận Nguyên Lý Kế Toán
• Các sổ tờ rời phải sắp xêos theo thứ tự tài khoản trong các tủ hoặc các
hộp có khóa và thiết bị cần thiết như ngân hàng chỉ dẫn…. để tránh
mất mát lẫn lộn.
Cuối năm mỗi đơn vị kế toán phải lập bảng danh sách tất cả các sổ
sách kế toán dùng cho năm sau. Dạng này lập thành 2 bản, 1 bản gửi
đơn vị kế toán cấp trên thay cho báo cáo, 1 bản lưu ở bộ phận kế toán.

Trong năm nếu cần mở thêm sổ sách, bộ phận kế toán phải điền thêm
vào bản danh sách lưu ở đơn vị đồng thời phải báo cáo cho đơn vị cấp
trên biết.
Sổ sách kế toán phải ghi kịp thời đầy đủ, kịp thời chính xác, nhất thiết
phải căn cứ vào chứng từ hợp lệ đã được kiểm tra trước khi ghi sổ.
Đơn vị kế toán phải lập nội quy ghi sổ, định kỳ ghi sổ cho từng loại sổ
sách để đảm bảo cho báo cáo kế toán được kịp thời và chính xác.
Sổ sách phải giữ sạch sẽ ngăn nắp, chữ và con số phải rõ ràng ngay
ngắn không tẩy xóa, không viết xen kẽ, không dán đè, phải tôn trọng
dòng kẻ trong sổ sách, không chữa thêm, móc thêm trên các khoản
giấy trắng giữa hai dòng kẻ hoặc những khoảng giấy trắng ở đầu
trang, cuối trang sổ. Mỗi dòng gạch khi cộng sổ cũng phải nằm trên
dòng kẻ.
Cuối trang phải cộng đuôi, số cộng ở dòng cuối trang sẽ ghi: “ Chuyển
trang sau” và đầu trang sau sẽ ghi “ Chuyển sang ”
Sau khi các nghiệp vụ kinh tế tài chính vào sổ thì trên chứng từ cần
ghi ký hiệu
( viết tắt chữ V) để tránh việc ghi 2 lần hoặc ghi sót. Cũng có thể viết
số trang của sổ sách vào chứng từ đó.
Sổ Sách Kế Toán 8
Bài tiểu luận Nguyên Lý Kế Toán
Đơn vị kế toán phải khóa sổ từng tháng vào cuối tháng, các nghiệp vụ
kinh tế tài chính phát sinh trong tháng đều phải ghi vào sổ trong tháng
đó trước khi khóa sổ tài khoản trong biểu cuối tháng. Không được
khóa sổ trước thời hạn để làm báo biểu trước khi hết tháng và cũng
không được làm báo biểu trước khi khóa sổ.
Hàng ngày phải khóa sổ tiền mặt
Đơn vị kế toán phải lập và thực hiện chế độ kiểm tra đối chiếu sổ sách
kế toán.
 Đối chiếu các sổ phân tích với số tổng hợp, ít nhất mỗi tháng

một lần.
 Đối chiếu với sổ quỹ và tiền mặt ở quỹ hàng ngày.
 Đối chiếu giữa sổ sách kế toán và sổ của kho, ít nhất mỗi tháng
1lần.
 Đối chiếu giữa sổ tiêng gửi ngân hàng với ngân hàng, mỗi tuần
lễ một lần.
 Đối chiếu số dư chi tiết về các khoản thanh toán nợ và khách
hàng với từng chủ nợ, từng khách hàng ít nhất 3 tháng 1 lần.
Phần III: CÁCH GHI SỔ SÁCH KẾ TOÁN
Nguyên tắc chung để ghi sổ kế toán là kế toán dựa vào chứng từ gốc hợp lệ
để định khỏan rồi từ đó ghi vào các sổ kế toán có lien quan theo đúng mẫu, đúng
phương pháp và đúng quy tắc ,nhưng công việc ghi sổ phải trải qua 3 giai đoạn :
a. Giai đoan 1: Mở sổ
Đầu kỳ kế toán phải mở sổ kế toán là ghi việc ghi số dư đầu kì vào các tài khoản
,sổ chi tiết kế toán trong sổ kế toán
b. Giai đoạn 2: Ghi sổ
Sổ Sách Kế Toán 9
Bài tiểu luận Nguyên Lý Kế Toán
Ghi sổ là ghi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào các tài khoản trong sổ kế
toán trên cở sở của chứng từ gốc .Nếu chứng từ có lien quan đến nhiều sổ kế toán
thì phải có sự luân chuyển theo một trình tự nào đó.
Khi ghi sổ kế toán phải sử dụng mực tốt, không được ghi xen kẽ , ghi chồng
lên nhau ,các dòng không có số liệu phải gạch chéo , khi ghi sai phải sửa sai theo
các phương pháp sửa sai kế toán, không được tẩy xoá , không được lấy giấy dán đè,
không được dung chất hoá học để sửa chữa , các chứng từ sai nếu đã ghi vào sổ
sách kế toán rồi thì không được tự ý xé bỏ, thay thế.
c. Giai đoạn 3: Khoá sổ
Cuối kì kế toán phải khoá sổ kế toán, khoá sổ kế toán là tìm số dư cuối kì
của các tài khoản và ghi vào sổ kế toán bằng cách cộng số phát sinh nợ, số phát
sinh có rồi tính số dư cuối kì.

Điều 27 Luật kế toán quy định:
1. Sổ kế toán phải mở vào đầu kì kế toán năm; đối với đơn vị kế toán mới
thành lập, sổ kế toán phải mở từ ngày thành lập.
2. Đơn vị kế toán phải căn cứ vào chứng từ kế toán để ghi sổ kế toán.
3. Sổ kế toán phải ghi kịp thời,rõ rang, đầy đủ theo các nội dung của sô
̉.Thông tin ,số liệu ghi vào sổ kế toán phải chính xác ,trung thực, đúng với chứng từ
kế toán.
4. Việc ghi sổ kế toán phải theo trình tự thời gian phát sinh của nghiệp vụ
kinh tế, tài chính.Thông tin,số liệu ghi trên sổ kế toán của năm sau phải kế tiếp
thong tin ,số liệu ghi trên sổ kế toán của năm trước liền kề.Sổ kế toán phải ghi lien
tục từ khi mở sổ đến khi khoá sổ.
5. Thông ti, số liệu trên sổ kế toán phải được ghi bằng bút mực; không ghi
xen them vào phía trên hoặc phía dưới; không ghi chồng lên nhau; không ghi cách
dòng; trường hợp không ghi hết trang sổ phải gạch chéo phần không ghi; khi ghi
Sổ Sách Kế Toán 10
Bài tiểu luận Nguyên Lý Kế Toán
hết trang phải cộng số liệu tổng cộng của trang và chuyển số liệu tổng cộng sang
trang kế tiếp.
6. Đơn vị kế toán phải khoá sổ kế toán vào cuối kì kế toán trước khi lập báo
cáo tài chính và các trường hợp khoá sổ kế toán khác theo quy điịnh của pháp luật.
7. Đơn vị kế toán được ghi sổ kế toán bằng tay hoặc ghi sổ kế toán băng máy
vi tính. Trường hợp ghi sổ kế toán bằng máy vi tính thì phải thực hiện các quy định
về sổ kế toán tại điều 25, điều 26 của luật này và các khoản 1,2,3,4 và 6 điều
này.Sau khi khoá sổ kế toán trên máy vi tính phải in sổ kế toán ra giấy và đóng
thành quyển riêng cho từng kỳ kế toán.
Phần IV: SỬA SAI SỔ KẾ TOÁN
Khi kế toán ghi sai trong sổ kế toán, thì phải sửa sai, tùy theo trường hợp
sai cụ thể mà vận dụng các phương pháp sửa sai sau:
a. Phương pháp cải chính:
Phương pháp này được sử dụng trong trường hợp ghi sổ sai nhưng

không liên quan đến hệ đối ứng của các tài khoản hay không ảnh đến số
tiền tổng cộng bằng chữ.
Phương pháp sửa sai là dùng mực đỏ gạch chân một gạch ngang số sai
rồi viết lại số đúng bằng mực thường ở phía trên, người sửa và kế toán
trưởng phải ký xác nhận.
b. Phương pháp ghi bổ sung:
Phương pháp này được sử dụng trong trường hợp quên ghi nghiệp vụ
kinh tế phát sinh hoặc trong trường hợp bút toán ghi sổ đúng về quan
hệ đối ứng giữa các tài khoản, nhưng số tiền ghi lại ít hơn số tiền thực tế
phát sinh hoặc là bỏ sót không cộng đủ số tiền ghi trên các chứng từ.
Sổ Sách Kế Toán 11
Bài tiểu luận Nguyên Lý Kế Toán
Phương pháp sửa trong trường hợp quên ghi nghiệp vụ kinh tế phát
sinh thì kế toán căn cứ vào chứng từ, định khoản rồi ghi vào sổ kế toán
liên quan, trong trường hợp ghi số sai nhỏ hơn số đúng thì kế toán ghi
lại định khoản giống định khoản đã ghi bằng mực thường với số là số
chênh lệch giữa số đúng và số sai.
Ví dụ: Trong tháng 1 năm 199x, Doanh nghiệp Việt Phát có nghiệp vụ
kinh tế phát sinh sau:
DN rút tiền gửi ngân hàng nhập quỹ tiền mặt 980.000đ. Kế toán ghi
như sau:
(1) Nợ TK 111: 890.000đ
Có TK 112: 890.000đ
Ghi sai nên bổ sung thêm định khoản
(2) Nợ TK 111: 90.000đ
Có TK 112: 90.000đ
TK112 TGNH
SD:xx 890.000 đ (1)
90.000 đ (2)
TK111 TM

(1)890.000đ
(2) 90.000đ
Sổ Sách Kế Toán 12
Bài tiểu luận Nguyên Lý Kế Toán
Ví dụ: Sổ nhật ký chung
Năm: 200x
Ngày tháng
ghi sổ
Chứng từ Diễn giải Đã
ghi
sổ cái
Số
hiệu
tài
Số phát sinh
Số Ngày Nợ Có
Tháng
1/200x
2/1/200x PT01 2/1 Rút TGNH
nhập quỹ
TM
x
x
111
112
1.5000
1.5000
-
12/1/200x PT01 2/1 Bổ sung 111
112

13.500
13.500
c. Phương pháp ghi số âm
Phương pháp này được sử dụng trong các trường hợp sau:
- Ghi sai về quan hệ đối ứng giữa các tài khoản
- Sai lầm trong đó bút toán tại tài khoản ghi số tiền đúng
- Sai lầm trong đó bút toán của tài khoản đã ghi số tiền nhiều lần (ghi
trùng)
- Khi dùng phương pháp này để sửa sai phải lập một “chứng từ ghi sổ
đính chính” do kế toán trưởng ký
Phương pháp tùy theo trường hợp cụ thể như sau:
- Trường hợp ghi sai quan hệ đối ứng giữa các tài khoản
Phương pháp sửa là ghi lại một định khoản giống định khoản đã ghi
sai bằng mực đỏ, sau đó ghi lại định khoản đúng bằng mực thường
Ví dụ: trong tháng 1 năm 199x DN Việt Phát có nghiệp vụ kinh tế phát
sinh sau:
DN rút tiền ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt 680.000đ. Kế toán ghi như
sau:
Sổ Sách Kế Toán 13
Bài tiểu luận Nguyên Lý Kế Toán
(1) Nợ TK 112: 680.000đ
Có TK 111: 680.000đ
Ghi sai nên kế toán sửa sai bằng phương pháp ghi số âm:
(2) Nợ TK 112: (680.000đ)
Có TK 111: (680.000đ)
Sau đó ghi lại:
(3) Nợ TK 111: 680.000đ
Có TK 112: 680.000đ
(2) Ghi bằng mực đỏ hoặc mực thường nhưng phải nhớ đóng ngoặc
TK112 TGNH

SD:xx
(1) 680.000đ 680.000 đ (2)(680.000đ)
TK111 TM
SD:xx 680.000đ (1)
(680.000đ)(2)
(3)(680.000đ)
Sổ Sách Kế Toán 14
Bài tiểu luận Nguyên Lý Kế Toán
- Trường hợp ghi số tiền sai lớn hơn số tiền đúng:
Phương pháp sửa là ghi lại một định khoản giống định khoản đã ghi
số tiền sai bằng mực đỏ với số là số chênh lệch giữa số tiền ghi sai và
số tiền ghi đúng
Ví dụ: trong tháng 1 năm 199x DN X có nghiệp vụ kinh tế phát sinh như
sau:
DN mua nguyên vật liệu nhập kho nợ người bán 5.600.000đ. Kế toán
ghi như sau:
(1) Nợ TK 152: 6.500.000đ
Có TK 331: 6.500.000đ
Ghi sai nên kế toán sửa sai bằng phương pháp ghi số âm:
(2) Nợ TK 152: (900.000đ)
Có TK 331: (900.000đ)
TK331
6.500.000đ (1)
(900.000đ)(2)
TK152
(1)6.500.000đ
(2)(900.000đ)
Sổ Sách Kế Toán 15
Bài tiểu luận Nguyên Lý Kế Toán
- Trường hợp ghi số tiền nhiều lần ghi từng (ghi trùng)

Phương pháp sửa là ghi lại định khoản đã ghi trùng bằng mực đỏ
Ví dụ: trong tháng 11 năm 199x DN B có nghiệp vụ kinh tế phát sinh
sau:
DN dùng tiền mặt tạm ứng cho công nhân viên đi công tác là 500.000đ.
Kế toán ghi như sau:
(1) Nợ TK 141: 500.000đ
Có TK 111: 500.000đ
Ghi lại lần nữa:
(2) Nợ TK 141: 500.000đ
Có TK 111: 500.000đ
Ghi trùng nên kế toán sửa sai bằng phương pháp ghi số âm
(3) Nợ TK 141: (500.000đ)
Có TK 111: (500.000đ)
TK111
SD:xx 500.000đ (1)
500.000đ (2)
(500.000đ) (3)
TK141
Sổ Sách Kế Toán 16
Bài tiểu luận Nguyên Lý Kế Toán
(1)500.000đ
(2)500.000đ
(3)500.000đ
Cám ơn cô đã hướng dẫn
Sổ Sách Kế Toán 17

×