Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp Phân tích tình hình tài chính của Vinamilk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (483.01 KB, 51 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
PHÒNG QLĐT SAU ĐẠI HỌC
MÔN: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
Đề tài :
PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
GVHD : PGS. TS. LÊ THỊ LANH
Thực hiện : NHÓM 3 - TCDN ĐÊM 2 –CH K20
1. DƯƠNG NGỌC HÙNG
2. HỒ THỊ NẾT
3. TRẦN THỊ HỒNG LOAN
4. TRƯƠNG THANH LONG
Đề tài: Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp
MỤC LỤC
I. Tổng quan phân tích báo cáo tài chính 2
1. Ý nghĩa 2
2. Mục đích 4
3. Tài liệu phục vụ cho phân tích 5
II. Các bước tiến hành trước khi phân tích 6
III. Công cụ phân tích báo cáo tài chính 7
1. Phân tích tài chính so sánh 7
2. Phân tích tài chính theo tỷ trọng 7
3. Phân tích tỷ số 8
4. Phân tích dòng tiền 9
5. Định giá 9
IV. Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp 8
1. Phân tích bảng cân đối kế toán 8
2. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh 12
V. Phân tích chỉ số tài chính 17
VI. Phương pháp định giá doanh nghiệp 19
VII. Phân tích hệ số tín nhiệm của công ty 45
VIII. Phân tích tình hình tài chính của Vinamilk 50


A. Giới thi

u chung v

công ty
cổ ph

n sữa VINAMILK 50
B. Phân tích báo cáo tài chính 54
Nhóm 3 – TCDN Đêm 2 2
Đề tài: Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp
I. Tổng quan phân tích báo cáo tài chính
1. Ý nghĩa
Ý nghĩa phân tích báo cáo tài chính là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu và so
sánh các số liệu tài chính hiện hành và quá khứ. Thông qua đó giúp người sử dụng thông
tin đánh giá tiềm năng, hiệu quả kinh doanh cũng như những rủi ro trong tương lai để ra
các quyết định kinh tế. Báo cáo tài chính là phương pháp thể hiện và truyền tải thông tin
kế toán đến người ra quyết định kinh tế. Các báo cáo tài chính phản ánh kết quả và tình
hình các mặt hoạt động của doanh nghiệp bằng các chỉ tiêu giá trị. Những báo cáo tài
chính do kế toán soạn thảo theo định kỳ là những tài liệu có tính lịch sử vì chúng thể
hiện những gì đã xảy ra trong một thời kỳ nào đó. Đó chính là những tài liệu chứng nhận
thành công hay thất bại trong quản lý và đưa ra những dấu hiệu báo trước sự thuận lợi và
những khó khăn trong tương lai của một doanh nghiệp.
Báo cáo tài chính là nguồn tài liệu rất quan trọng và cần thiết đối với việc quản trị
doanh nghiệp đồng thời là nguồn thông tin hữu ích đối với những người bên trong và
bên ngoài doanh nghiệp có lợi ích kinh tế trực tiếp hoặc gián tiếp của doanh nghiệp như:
- Chủ sở hữu- Các nhà quản lý doanh nghiệp
- Các nhà đầu tư hiện tại và tương lai
- Các chủ nợ hiện tại và tương lai (người cho vay, cho thuê hoặc bán chịu hàng hóa,
dịch vụ)

- Cơ quan quản lý chức năng của nhà nước.
- Chính phủ
Mỗi đối tượng quan tâm tới các báo cáo tài chính của doanh nghiệp với những mục
đích khác nhau. Song tất cả đều muốn đánh giá và phân tích xu thế của doanh nghiệp để
đưa ra các quyết định kinh tế phù hợp với mục tiêu của từng đối tượng. Phân tích báo
cáo tài chính giúp các đối tượng giải quyết được các vấn đề họ quan tâm khi đưa ra các
quyết định kinh tế. Phương pháp phân tích: Phân tích báo cáo tài chính chủ yếu sử dụng
phương pháp so sánh. So sánh giữa thực hiện kỳ này với kỳ trước để thấy xu hướng thay
đổi về tài chính của doanh nghiệp. So sánh giữa số thực hiện với số kế hoạch để thấy
mức độ phấn đấu. (mức độ đạt được mục tiêu).So sánh giữa doanh nghiệp với đối thủ
cạnh tranh hoặc mức trung bình của ngành để thấy sức mạnh tài chính của doanh nghiệp
với đối thủ cạnh tranh hoặc tình trạng tốt hay xấu so với ngành.
2. Mục đích
Nhóm 3 – TCDN Đêm 2 3
Đề tài: Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp
Có hai mục đích hoặc mục tiêu trung gian trong phân tích báo cáo tài chính, đồng
thời là mối quan tâm cho mọi nhà phân tích thông minh.
Thứ nhất, mục tiêu ban đầu của việc phân tích báo cáo tài chính là nhằm để "hiểu
được các con số" hoặc để "nắm chắc các con số", tức là sử dụng các công cụ phân tích
tài chính như là một phương tiện hỗ trợ để hiểu rõ các số liệu tài chính trong báo cáo.
Như vậy, người ta có thể đưa ra nhiều biện pháp phân tích khác nhau nhằm để miêu tả
những quan hệ có nhiều ý nghĩa và chắt lọc thông tin từ các dữ liệu ban đầu.
Thứ hai, do sự định hướng của công tác phân tích tài chính nhằm vào việc ra quyết
định, một mục tiêu quan trọng khác là nhằm đưa ra một cơ sở hợp lý cho việc dự đoán
tương lai. Trên thực tế, tất cả các công việc ra quyết định, phân tích tài chính hay tất cả
những việc tương tự đều nhằm hướng vào tương lai. Do đó, người ta sử dụng các công
cụ và kĩ thuật phân tích báo cáo tài chính nhằm cố gắng đưa ra đánh giá có căn cứ về
tình hình tài chính tương lai của công ty, dựa trên phân tích tình hình tài chính trong quá
khứ và hiện tại, và đưa ra ước tính tốt nhất về khả năng của những sự cố kinh tế trong
tương lai. Trong nhiều trường hợp người ta nhận thấy rằng, phần lớn công việc phân tích

báo cáo tài chính bao gồm việc xem xét cẩn thận, tỷ mỉ các báo cáo tài chính, thậm chí
cả việc đọc kỹ lưỡng hơn đối với các chú thích và việc sắp xếp lại hoặc trình bày lại các
số liệu sẵn có để đáp ứng nhu cầu của người phân tích. Khi đó, người ta có thể hỏi tại
sao không thể chấp nhận các báo cáo tài chính đã chuẩn bị theo các mệnh giá, nói cách
khác là tại sao lại “can thiệp vào các con số” ngay từ đầu? Câu trả lời hiển nhiên là, hầu
như luôn luôn phải có can thiệp đôi chút để “hiểu rõ các con số”. Nhìn chung, đòi hỏi
phải có sự phân tích nào đó với tư cách là bước đầu tiên đối với báo cáo tài chính đã
được chuẩn bị nhằm chắt lọc các thông tin từ các số liệu trình bày trong báo cáo. Thứ
hai, hầu hết các quyết định được thực hiện trên cơ sở phân tích báo cáo tài chính là khá
quan trọng, cho nên việc chấp nhận các số liệu tài chính đã trình bày lúc đầu thường là
một cách làm không tốt. Về mặt tài chính, hầu hết các quyết định đều đòi hỏi phải sử
dụng một kết cấu logic, trong đó, các cảm nghĩ và các kết luận có thể được phát triển
một cách có hệ thống và có ý kiến đánh giá hợp lý.
Mục đích chính của phân tích báo cáo tài chính là giúp các đối tượng sử dụng thông
tin đánh giá đúng sức mạnh tài chính, khả năng sinh lãi và triển vọng của doanh nghiệp
từ đó đưa ra các quyết định đúng đắn phù hợp với mục tiêu mà họ quan tâm.
Tuy nhiên cần lưu ý rằng: tất cả các báo cáo tài chính đều là tài liệu có tính lịch sử
vì chúng cho thấy những gì đã xảy ra trong một kỳ cá biệt. Mục đích của phân tích báo
Nhóm 3 – TCDN Đêm 2 4
Đề tài: Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp
cáo tài chính là giúp các đối tượng quan tâm đưa ra các quyết định hợp lý và sẽ hành
động trong tương lai dựa vào các thông tin có tính lịch sử của báo cáo tài chính.
3. Tài liệu phục vụ cho phân tích
3.1 Bảng cân đối kế toán
Phân tích tài chính sử dụng mọi nguốn thông tin có khả năng làm rõ mục tiêu dự
đoán tài chính. Từ khi pháp lệnh kế toán tài chính được ban hành, hệ thống các báo cáo
tài chính đã được thống nhất và là tài liệu cơ sở, quan trọng cho các nhà phân tích tài
chính. Ngoài các báo cáo tài chính các nhà tài chính còn phải khai thác một số số liệu
không có trong báo cáo tài chính như: tiền lãi phải trả trong kỳ, phân phối lợi nhuận, sản
phẩm tiêu thụ những số liệu này giúp cho nhà phân tích có thể đưa ra những nhận xét,

những kết luận tinh tế và thích đáng.
Hệ thống báo cáo tài chính gồm:
1. Bảng cân đối kế toán.
2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
4. Bản thuyết minh báo cáo tài chính.
3.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Báo cáo tài chính tổng hợp cho biết tình hình tài chính của DN trong từng thời kỳ
nhất định, phản ánh tóm lược các khoản thu, chi phí, kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của toàn DN, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ttheo từng hoạt động kinh
doanh ( sản xuất kinh doanh, đầu tư tài chính, hoạt động bất thường). Bên cạnh đó, báo
cáo kết quả hoạt động kinh doanh còn cho biết tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà
nước của DN trong thời kỳ đó .
Dựa vào số liệu trên báo cáo kết quả kinh doanh, người sử dụng thông tin có thể
kiểm tra, phân tích, đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của DN trong kỳ, so sánh với
kỳ trước và với DN khác để nhận biết khái quát hoạt đọng trong kỳ và xu hướng vận
động.
Nhóm 3 – TCDN Đêm 2 5
Đề tài: Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp
3.3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Được lập để trả lời những câu hỏi liên quan đến luồng tiền ra vào trong DN, tình
hình trả nợ, đầu tư bằng tiền của DN trong từng thời kỳ.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cung cấp những thông tin về những luồng vào,ra của tiền
và coi như tiền, những khoản đầu tư ngắn hạn có tính lưu động cao, có thể nhanh chóng
và sẵn sàng chuyển đổi thành một khoản tiền biết trước ít chịu rủi ro lỗ về giá trị do
những sự thay đổi về lãi suất. Những luồng vào ra của tiền và những khoản coi như tiền
được tổng hợp thành ba nhóm: lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh, lưu chuyển
tiền tệ từ hoạt động đầu tư, lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính và lập theo phương
pháp trực tiếp, gián tiếp.
3.4 Thuyết minh các báo cáo tài chính

Nhằm cung cấp các thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh chưa có trong hệ
thống các báo cáo tài chính, đồng thời giải thích một số chỉ tiêu mà trong các báo cáo tài
chính chưa được trình bày, giải thích thêm một cách cụ thể, rõ ràng.
Các báo cáo tài chính trong DN có mô0ì quan hệ mật thiết với nhau, mỗi sự thay
đổi của một chỉ tiêu trong báo cáo này trực tiếp hay gián tiếp ảnh hưởng đến các báo cáo
kia, trình tự đọc hiểu được các báo cáo tài chính, qua đó họ nhận biết được và tập trung
vào các chỉ tiêu tài chính liên quan trực tiếp tới mục tiêu phân tích của họ.
II. Các bước tiến hành trước khi phân tích
Phân tích tài chính có thể được ứng dụng theo những hướng khác nhau với những
mục đích tác nghiệp khác nhau: mục đích nghiên cứu thông tin hoặc theo vị trí của nhà
phân tích (trong hay ngoài DN). Tuy nhiên trình tự phân tích và dự đoán tài chính đều
tuân theo các nghiệp vụ phân tích thích ứng với từng giai đoạn dự đoán.
- Giai đoạn dự đoán là giai đoạn chuẩn bị và xử lý các nguồn thông tin. Các nghiệp
vụ phân tích trong giai đoạn này là xử lý thông tin kế toán, tính toán các chỉ số, tập hợp
các bảng biểu.
- Giai đoạn xác định biểu hiện đặc trưng là giai đoạn xác định điểm mạnh, yếu của
Doanh nghiệp. Các nhiệm vụ phân tích trong giai đoạn này là giải thích, đánh giá các chỉ
số, bảng biểu các kết quả về sự cân bằng tài chính, năng lực hoạt động tài chính, cơ cấu
vốn và chi phí vốn, cơ cấu đầu tư và doanh lợi.
Nhóm 3 – TCDN Đêm 2 6
Đề tài: Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp
- Giai đoạn phân tích thuyết minh là giai đoạn phân tích nguyên nhân, thuận lợi, khó
khăn, phương tiện và thành công. Các nhiệm vụ phân tích trong giai đoạn này là tổng
hợp, đánh giá và quan sát.
- Giai đoạn tiên lượng và chỉ dẫn: nghiệp vụ phân tích là xác định hướng phát triển,
các giải pháp tài chính.
III.Công cụ phân tích báo cáo tài chính
1. Phân tích tài chính so sánh
Để áp dụng được phương pháp này cần phải đảm bảo các điều kiện có thể so sánh
được của các chỉ tiêu (phải thống nhất về nội dung, phương pháp, thời gian và đơn vị

tính toán của các chỉ tiêu so sánh) và theo mục đích phân tích mà xác định gốc so sánh.
Gốc so sánh có thể chọn là gốc về mặt thời gian hoặc không gian. Kỳ (điểm) được chọn
để phân tích gọi là kỳ phân tích (hoặc điểm phân tích). Các trị số của chỉ tiêu tính ra ở
từng kỳ tương ứng gọi là trị số chỉ tiêu kỳ gốc, kỳ phân tích. Và để phục vụ mục đích
phân tích người ta có thể so sánh bằng các cách : so sánh bằng số tuyệt đối, so sánh bằng
số tương đối, so sánh bằng số bình quân.
Phương pháp so sánh sử dụng trong phân tích tài chính DN là:
- So sánh giữa số thực hiện kỳ này với số thực hiện kỳ trước để thấy rõ xu hướng
thay đổi về tài chính của DN, thấy được sự cải thiện hay xấu đi như thế nào để có biện
pháp khắc phục trong kỳ tới.
- So sánh giữa số thực hiện với số kế hoạch để thấy mức độ phấn đấu của Doanh
nghiệp.
- So sánh giữa số thực hiện kỳ này với mức trung bình của ngành để thấy được tình
hình tài chính cuả DN đang ở tình trạng tốt hay xấu, được hay chưa được so với các DN
cùng ngành.
- So sánh theo chiều dọc để thấy được tỷ trọng của từng loại trong tổng hợp ở mỗi
bản báo cáo. So sánh theo chiều ngang để thấy được sự biến đổi về cả số tương đối và số
tuyệt đối của một khoản mục nào đó qua niên độ kế toán liên tiếp. Phân tích biến động
từng năm, năm so với năm và phân tích chỉ số xu hướng.
2. Phân tích tài chính theo tỷ trọng
Nhóm 3 – TCDN Đêm 2 7
Đề tài: Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp
Phương pháp này cho biết được tỷ trọng của một nhóm hay một nhóm nhỏ cấu
thành một khoản mục. Phân tích tài chính theo tỷ trọng còn được gọi là phân tích theo
chiều dọc.
Trong bảng cân đối kế toán, tổng tài sản (nguồn vốn) thông thường thể hiện là
100%. Khi đó, phân tích theo tỷ trọng sẽ nhấn mạnh hai nhân tố:
Các nguồn tài trợ - bao gồm nợ phải trả ngắn hạn, nợ dài hạn và vốn cổ phần
Kết cấu của tài sản – bao gồm tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn.
Trong báo cáo thu nhập, doanh thu thường được ấn định là 100%. Việc nhận ra

được tỷ trọng của mỗi khoản mục chi phí trong doanh thu sẽ giúp đánh giá vấn đề được
tốt hơn.
Báo cáo theo tỷ trọng đặc biệt hữu ích cho việc so sánh giữa các công ty bởi vì nó
làm nổi bật những khác biệt trong khoản mục cấu thành.
Hạn chế của phương pháp này là không phản ánh được quy mô của công ty khi
phân tích.
3. Phân tích tỷ số
Là phương pháp truyền thống, được sử dụng phổ biến trong phân tích tài chính. Đây
là phương pháp có tính hiện thực cao với các điều kiện áp dụng ngày càng được bổ
sung và hoàn thiện. Bởi lẽ:
Thứ nhất, nguồn thông tin kế toán và tài chính được cải tiến và được cung cấp đầy
đủ hơn. Đó là cơ sở hình thành các chỉ tiêu tham chiếu tin cậy cho việc đánh giá một tỷ
lệ tài chính của DN.
Thứ hai, việc áp dụng công nghệ tin học cho phếp tích luỹ dữ liệu và thúc đẩy
nhanh quá trình tính toán hàng loạt các tỷ lệ.
Thứ ba, phương pháp phân tích này giúp cho nhà phân tích khai thác có hiệu quả
các số liệu và phân tích một cách có hệ thống hàng loạt tỷ lệ theo chuỗi thời gian liên tục
hoặc theo từng giai đoạn.
Phương pháp này dựa trên ý nghĩa chuẩn mực các tỷ lệ của đại lượng tài chính trong
các quan hệ taì chính. Về nguyên tắc, phương pháp tỷ lệ yêu cầu phải xác định được các
ngưỡng, các định mức để nhận xét đánh giá tình hình tài chính DN, trên cơ sở so sánh
các tỷ lệ của DN với các tỷ lệ tham chiếu.
Nhóm 3 – TCDN Đêm 2 8
Đề tài: Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp
Trong phân tích tài chính Dn, các tỷ lệ tài chính được phân thành các nhóm tỷ lệ đặc
trưng, phản ánh nội dung cơ bản theo mục tiêu hoạt động của DN. Đó là các nhóm tỷ lệ
về nội dung thanh toán, nhóm tỷ lệ về cơ cấu vốn và nguồn vốn, nhóm các tỷ lệ về năng
lực hoạt động, nhóm các tỷ lệ về khả năng sinh lời.
4. Phân tích dòng tiền
Phân tích dòng tiền chủ yếu được sử dụng như một công cụ để đánh giá nguồn và sử

dụng nguồn. Phân tích dòng tiền cung cấp những hiểu biết sâu sắc về việc một công ty
đạt được nguồn tài trợ và sử dụng chúng như thế nào. Nó cũng được sử dụng trong việc
dự báo dòng tiền và là một phần của phân tích khả năng thanh toán.
5. Định giá
Định giá là mục tiêu chính trong nhiều loại phân tích hoạt động kinh doanh. Định
giá liên quan đến tiến trình chuyển các dự báo về các thành quả trong tương lai thành
ước lượng về giá trị doanh nghiệp. Để xác định giá trị doanh nghiệp, nhà phân tích phải
lựa chọn một mô hình định giá và ước tính chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp. Mặc
dù hầu hết các mô hình định giá đòi hỏi các dự báo về các thành quả trong tương lai , tuy
nhiên vẫn có những phương pháp đặc biệt chỉ sử dụng các thông tin tài chính hiện có.
IV. Nội dung phân tích
1. Phân tích bảng cân đối kế toán
Xem xét từng khoản mục tài sản của DN trong tổng số để thấy được mức độ đảm
bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của DN. Tuỳ từng loại hình kinh doanh để xem
xét tỷ trọng của từng tài sản chiếm trong tổng số là cao hay thấp.
Nhóm 3 – TCDN Đêm 2 9
Đề tài: Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp
Bảng 1: Bảng phân tích cơ cấu tài sản
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN (ĐVT: triệu đồng)
TÀI SẢN 31/12/2008 31/12/2009 Biến động %
TÀI SẢN NGẮN HẠN 5.804.398 9.279.160 3.474.762 59,9%
Tiền 234.843 3.101.436 2.866.593 1220,6%
Các khoản đầu tư tài chính
ngắn hạn
2.092.260 736.033 -1.356.227 -64,8%
Các khoản phải thu 1.119.075 2.126.948 1.007.873 90,1%
Hàng tồn kho 2.272.650 3.186.792 914.142 40,2%
Tài sản lưu động khác 85.570 127.951 42.381 49,5%
TÀI SẢN DÀI HẠN 4.958.796 6.285.158 1.326.362 26,7%
Các khoản phải thu dài hạn 24 0 -24 -100,0%

Tài sản cố định 3.058.039 4.571.227 1.513.188 49,5%
Bất động sản đầu tư 73.328 73.182 -146 -0,2%
Các khoản đầu tư tài chính
dài hạn
1.668.519 1.550.369 -118.151 -7,1%
Tài sản dài hạn khác 158.886 90.381 -68.505 -43,1%
TỔNG TÀI SẢN 10.763.194 15.564.318 4.801.124 44,6%
NGUỒN VỐN 31/12/2008 31/12/2009 Biến động %
NỢ PHẢI TRẢ 2.806.247 3.152.170 345.923 12,3%
Nợ ngắn hạn 2.646.543 2.993.593 347.050 13,1%
Vay ngắn hạn 567.960 0 -567.960 -100,0%
Phải trả cho người bán 1.095.245 1.882.755 787.510 71,9%
Người mua trả tiền trước 30.515 116.845 86.330 282,9%
Quỹ khen thưởng phúc lợi 259.976 346.310 86.334 33,2%
Nợ dài hạn 159.704 158.577 -1.127 -0,7%
VỐN CHỦ SỞ HỮU 7.956.947 12.412.148 4.455.201 56,0%
Nguồn vốn quỹ 7.956.947 12.412.148 4.455.201 56,0%
Vốn đầu tư của chủ sở hữu 3.530.721 5.561.148 2.030.426 57,5%
TỔNG CỘNG NGUỒN
VỐN
10.763.194 15.564.318 4.801.124 44,6%
Đồng thời với việc phân tích cơ cấu tài sản, cần xem xét tình hình biến động của các
khoản mục tài sản cụ thể. Qua đó, đánh giá sự hợp lý của sự biến động. Cũng qua việc
phân tích cơ cấu tài sản ta biết được tỷ suất đầu tư:
Nhóm 3 – TCDN Đêm 2 10
Đề tài: Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp
Tài sản cố định
Tỷ suất đầu tư =
Tổng tài sản
Chỉ tiêu này cho biết tỷ lệ tài sản cố định trong tổng giá trị tài sản của doanh

nghiệp. Trị số của chỉ tiêu này tuỳ thuộc vào từng ngành nghề kinh doanh cụ thể.
Phân tích cơ cấu vốn, chi phí vốn
Cơ cấu vốn là thuật ngữ phản ánh việc DN sử dụng các nguồn vốn khác nhau với
một tỷ lệ nào đó cuả mỗi nguồn tài trợ cho tổng số tài sản.
Chi phí vốn là chi phí trả cho việc huy động và sử dụng vốn. Nói cách khác, chi phí
vốn là giá của việc sử dụng vốn.
Đánh giá khả năng tự tài trợ về mặt tài chính của DN, cũng như mức độ tự chủ, chủ
động trong kinh doanh hay những khó khăn mà DN phải đương đầu.
Đối với nguồn hình thành tài sản, cần xem xét tỷ trọng từng loại chiếm trong tổng
số cũng như xu hướng biến động của chúng. Nếu nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng
cao trong tổng số nguồn vốn thì DN có đủ khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính và mức
độ độc lập của DN đối với chủ nợ (ngân hàng, nhà cung cấp ) cao và ngược lại.
Tỷ suất tài trợ được xác định bằng cách lấy tổng số nguồn vốn chủ sở hữu chia cho
tổng nguồn vốn.
Vốn chủ sở hữu
Tỷ suất tự tài trợ =
Tổng nguồn vốn
Tỷ suất tài trợ càng cao càng thể hiện khả năng độc lập cao về mặt tài chính hay
mức độ tự tài trợ của DN tốt.
2. Phân tích mối quan hệ và tình hình biến động các khoản mục trong báo cáo
kết quả kinh doanh
Để kiểm soát các hoạt động và hiệu qủa kinh doanh của DN, cần đi sâu phân tích
mối quan hệ và tình hình biến động của các khoản mục trong báo cáo kết quả kinh
doanh. Khi phân tích, cần tính ra và so sánh mức và tỷ lệ biến đọng của kỳ phân tích so
với kỳ gốc trên từng chỉ tiêu. Đồng thời, so sánh tình hình của từng chỉ tiêu so với doanh
thu thuần.
Nhóm 3 – TCDN Đêm 2 11
Đề tài: Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp
Mục tiêu của phương pháp này là xác định, phân tích mối quan hệ và đặc điểm các
chỉ tiêu trong báo cáo kết quả kinh doanh, đồng thời so sánh chung qua một số liên độ

kế toán liên tiếp với số liệu trung bình ngành (nếu có) để đánh giá xu hướng thay đổi
từng chỉ tiêu và kết quả kinh doanh của DN với DN khác.
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH (ĐVT: Triệu đồng)
CHỈ TIÊU Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch %
Doanh thu thuần 8.208.982 10.649.993 2.441.011 29,74%
Giá vốn hàng bán 5.610.969 6.777.574 1.166.605 20,79%
Lợi nhuận gộp 2.598.013 3.872.420 1.274.407 49,05%
Doanh thu hoạt động tài chính 264.810 435.651 170.841 64,51%
Chi phí hoạt động tài chính 197.621 187.164 (10.457) -5,29%
- Trong đó: chi phí lãi vay 6.604 6.604
Chi phí bán hàng 1.052.308 1.245.476 193.168 18,36%
Chi phí quản lý doanh nghiệp 297.804 279.960 (17.844) -5,99%
Lợi nhuận thuần từ HDKD 1.315.090 2.595.471 1.280.381 97,36%
Thu nhập khác 130.173 223.692 93.519 71,84%
Chi phí khác 86.598 86.598
Lợi nhuận khác 130.173 137.093 6.920 5,32%
Tổng Lợi nhuận trước thuế 1.371.313 2.732.564 1.361.251 99,27%
Chi phí thuế TNDN hiện hành 161.874 357.665 195.791 120,95%
Chi phí thuế TNDN hoãn lại -39.259 (6.246) 33.013 -84,09%
Lợi nhuận sau thuế 1.250.120 2.381.145 1.131.025 90,47%
V. Phân tích các chỉ số tài chính doanh nghiệp
1. Phân tích tỷ số thanh toán- Liquidity Ratios
1.1 Tỷ số thanh toán hiện hành (current ratio)
Tỷ số thanh toán hiện hành= tài sản lưu động/ nợ ngắn hạn
Đây là tỷ số đo lường khả năng doanh nghiệp đáp ứng các nghĩa vụ tài chính
ngắn hạn. Nói chung thì chỉ số này ở mức 2-3 được xem là tốt. Chỉ số này càng thấp
ám chỉ doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn đối với việc thực hiện các nghĩa vụ của mình
nhưng một chỉ số thanh toán hiện hành quá cao cũng không luôn là dấu hiệu tốt, bởi
Nhóm 3 – TCDN Đêm 2 12
Đề tài: Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp

vì nó cho thấy tài sản của doanh nghiệp bị cột chặt vào “ tài sản lưu động” quá nhiều
và như vậy thì hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp là không cao.
1.2 Tỷ số thanh toán nhanh ( quick ratio):
Tỷ số thanh toán nhanh=(Tài sản lưu động – hàng tồn kho)/ nợ ngắn hạn
Tỷ số thanh toán nhanh đo lường mức thanh khoản cao hơn. Chỉ những tài sản
có tính thanh khoản cao mới được đưa vào để tính toán. Hàng tồn kho và các tài sản
ngắn hạn khác được bỏ ra vì khi cần tiền để trả nợ, tính thanh khoản của chúng rất
thấp.
2. Các
tỷ số
hoạt đ

ng – Activity Ratios
2.1 Số vòng quay các khoản phải thu
Doanh thu thuần
Vòng quay các khoản phải thu =
Các khoản phải thu
Đây là một chỉ số cho thấy tính hiệu quả của chính sách tín dụng mà doanh nghiệp
áp dụng đối với các bạn hàng. Chỉ số vòng quay càng cao sẽ cho thấy doanh nghiệp
được khách hàng trả nợ càng nhanh. Nhưng nếu so sánh với các doanh nghiệp cùng
ngành mà chỉ số này vẫn quá cao thì có thể doanh nghiệp sẽ có thể bị mất khách hàng vì
các khách hàng sẽ chuyển sang tiêu thụ sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh cung cấp
thời gian tín dụng dài hơn. Và như vậy thì doanh nghiệp chúng ta sẽ bị sụp giảm doanh
số. Khi so sánh chỉ số này qua từng năm, nhận thấy sự sụt giảm thì rất có thể là doanh
nghiệp đang gặp khó khăn với việc thu nợ từ khách hàng và cũng có thể là dấu hiệu cho
thấy doanh số đã vượt quá mức. Trong đó: các khoản phải thu trung bình= (các khoản
phải thu còn lại trong báo cáo của năm trước và các khoản phải thu năm nay)/2
2.2 Kỳ thu tiền bình quân

Khoản phải thu bình quân

Kỳ thu tiền bình quân =
Doanh thu thuần/360 ngày
Nhóm 3 – TCDN Đêm 2 13
Đề tài: Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp
Kỳ thu tiền bình quân cao hay thấp phụ thuộc vào chính sách bán chịu của công ty.
Nếu số vòng quay thấp thì hiệu quả sử dụng vốn kém do vốn bị chiếm dụng nhiều.
Nhưng nếu vòng quay các khoản phải thu cao quá thì sẽ giảm sức cạnh tranh dẫn đến
giảm doanh thu.
Khi phân tích tỷ số này, ngoài việc so sánh giữa các năm, so sánh với các công ty
cùng ngành, công ty cần xem xét kỹ lưỡng từng khoản phải thu để phát hiện những
khoản nợ đã quá hạn trả và có biện pháp xử lý.
2.3 Số vòng quay hàng tồn kho
Giá vốn hàng bán
Vòng quay hàng tồn kho =
Hàng tồn kho
Chỉ số vòng quay hàng tồn kho càng cao càng cho thấy doanh nghiệp bán hàng
nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều trong doanh nghiệp. Có nghĩa là doanh
nghiệp sẽ ít rủi ro hơn nếu nhìn thấy trong báo cáo tài chính, khoản mục hàng tồn kho có
giá trị giảm qua các năm. Tuy nhiên chỉ số này quá cao cũng không tốt vì như thế có
nghĩa là lượng hàng dự trữ trong kho không nhiều, nếu nhu cầu thị trường tăng đột ngột
thì rất khả năng doanh nghiệp bị mất khách hàng và bị đối thủ cạnh tranh giành thị phần.
Thêm nữa, dự trữ nguyên liệu vật liệu đầu vào cho các khâu sản xuất không đủ có thể
khiến cho dây chuyền bị ngưng trệ. Vì vậy chỉ số vòng quay hàng tồn kho cần phải đủ
lớn để đảm bảo mức độ sản xuất đáp ứng được nhu cầu khách hàng. Trong đó: hàng tồn
kho trung bình= (hàng tồn kho trong báo cáo năm trước+ hàng tồn kho năm nay)/2
2.4 Hiệu suất sử dụng tài
sản cố đ

nh
Doanh thu thuần

Hiệu suất sử dụng tài
sản cố đ

nh =
Tài sản cố định
Tỷ số này nói lên 1$ tài sản cố định tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. Qua đó
đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định ở công ty. Muốn đánh giá việc sử dụng tài sản
cố định có hiệu quả hay không thì phải so sánh với các công ty khác cùng ngành hoặc so
sánh với các thời kỳ trước.
Nhóm 3 – TCDN Đêm 2 14
Đề tài: Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp
2.5 Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản
Doanh thu thuần
Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản=
Toàn bộ tài sản
Chỉ tiêu này đo lường 1$ tài sản tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh sẽ tạo
ra bao nhiêu đồng doanh thu.
Nếu chỉ số này cao cho thấy công ty đang hoạt động gần hết công suất và rất khó để
mở rộng hoạt động nếu không đầu tư thêm vốn.
2.6 Hiệu suất sử dụng vốn cổ phần
Doanh thu thuần
Hiệu suất sử dụng vốn cổ phần =
Vốn cổ phần
Hiệu suất sử dụng vốn cổ phần là chỉ tiêu rất hữu ích trong việc phân tích khía cạnh
tài chính của công ty.
3.T
ỷ số đòn bẩy tài chính – Financial leverage ratios
3.1
Tỷ số
nợ trên t


ng tài s

n
Tỷ số nợ = Tổng nợ phải trả/Tổng tài sản
Tỷ số này cho biết có bao nhiêu phần trăm tài sản của doanh nghiệp là từ nguồn vốn
đi vay. Qua đây biết được khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp. Tỷ số này mà
quá nhỏ, chứng tỏ doanh nghiệp vay ít. Điều này có thể hàm ý doanh nghiệp có khả
năng tự chủ tài chính cao. Song nó cũng có thể hàm ý là doanh nghiệp chưa biết khai
thác đòn bẩy tài chính, tức là chưa biết cách huy động vốn bằng hình thức đi vay. Ngược
lại, tỷ số này mà cao quá hàm ý doanh nghiệp không có thực lực tài chính mà chủ yếu đi
vay để có vốn kinh doanh. Điều này cũng hàm ý là mức độ rủi ro của doanh nghiệp cao
hơn.
Nhóm 3 – TCDN Đêm 2 15
Đề tài: Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp
Khi dùng tỷ số này để đánh giá cần so sánh tỷ số của một doanh nghiệp cá biệt nào
đó với tỷ số bình quân của toàn ngành.
Ngoài ra, phân tích cơ cấu tài chính còn tính ra hệ số nợ vốn chủ sở hữu.
3.2 Tỷ số nợ/Vốn chủ sở hữu = Tổng nợ phải trả/Tổng vốn chủ sở hữu
Tỷ số này cho biết quan hệ giữa vốn huy động bằng đi vay và vốn chủ sở hữu. Tỷ số
này nhỏ chứng tỏ doanh nghiệp ít phụ thuộc vào hình thức huy động vốn bằng vay nợ;
có thể hàm ý doanh nghiệp chịu độ rủi ro thấp. Tuy nhiên, nó cũng có thể chứng tỏ
doanh nghiệp chưa biết cách vay nợ để kinh doanh và khai thác lợi ích từ tấm chắn thuế.
Khi dùng tỷ số này để đánh giá cần so sánh tỷ số của một doanh nghiệp cá biệt nào đó
với tỷ số bình quân của toàn ngành.
Tỷ l

<1, nợ ph

i

trả của
công ty nhỏ hơn vốn
chủ
sở hữu công ty bỏ ra, công
ty luôn đ

m
bảo khả
năng thanh toán b

ng chính nguồn vốn
chủ
sở h

u
3.3 Khả năng thanh toán lãi = Thu nhập trước thuế và lãi/Chi phí phải trả lãi vay
Chỉ số này cho biết với mỗi đồng chi phí lãi vay thì có bao nhiêu đồng EBIT đảm
bảo thanh toán.
4.T
ỷ số
sinh l

i – Profitability ratios
Để đánh giá khả năng sinh lợi vốn, nhà phân tích cần tính ra và so sánh các chỉ tiêu
sau:
4.1 Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu ROS
Lợi nhuận sau thuế
Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu =
Doanh thu thuần
Tỷ số này cho biết lợi nhuận chiếm bao nhiêu phần trăm trong doanh thu. Tỷ số này

mang giá trị dương nghĩa là công ty kinh doanh có lãi; tỷ số càng lớn nghĩa là lãi càng
lớn. Tỷ số mang giá trị âm nghĩa là công ty kinh doanh thua lỗ.
Nhóm 3 – TCDN Đêm 2 16
Đề tài: Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp
Tuy nhiên, tỷ số này phụ thuộc vào đặc điểm kinh doanh của từng ngành. Vì thế,
khi theo dõi tình hình sinh lợi của công ty, người ta so sánh tỷ số này của công ty với tỷ
số bình quân của toàn ngành mà công ty đó tham gia. Mặt khác, tỷ số này và số vòng
quay tài sản có xu hướng ngược nhau. Do đó, khi đánh giá tỷ số này, người phân tích tài
chính thường tìm hiểu nó trong sự kết hợp với số vòng quay tài sản.
4.2-Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản ROA
Tỷ suất sinh lợi Lợi nhuận sau thuế + Tiền lãi phải trả
=
tổng tài sản Tổng tài sản
Chỉ tiêu này đo lường khả năng sinh lợi trên 1$ vốn đâu tư vào công ty. Tài sản của
một công ty được hình thành từ vốn vay và vốn chủ sở hữu. Cả hai nguồn vốn này được
sử dụng để tài trợ cho các hoạt động của công ty. Hiệu quả của việc chuyển vốn đầu tư
thành lợi nhuận được thể hiện qua ROA. ROA càng cao thì càng tốt vì công ty đang
kiếm được nhiều tiền hơn trên lượng đầu tư ít hơn
4.3 Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu ROE
Lợi nhuận sau thuế
Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu =
Tổng vốn chủ sở hữu
ROE là tỷ số quan trọng nhất đối với các cổ đông, tỷ số này đo lường khả năng sinh
lợi trên mỗi đồng vốn của cổ đông thường. Chỉ số này là thước đo chính xác để đánh giá
một đồng vốn bỏ ra và tích lũy tạo ra bao nhiêu đồng lời. Hệ số này thường được các
nhà đầu tư phân tích để so sánh với các cổ phiếu cùng ngành trên thị trường, từ đó tham
khảo khi quyết định mua cổ phiếu của công ty nào. Tỷ lệ ROE càng cao càng chứng tỏ
công ty sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đông, có nghĩa là công ty đã cân đối một cách
hài hòa giữa vốn cổ đông với vốn đi vay để khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trong
quá trình huy động vốn, mở rộng quy mô. Cho nên hệ số ROE càng cao thì các cổ phiếu

càng hấp dẫn các nhà đầu tư hơn.
5. Các
tỷ số
giá thị tr
ư

ng – Market-value ratios
5.1 Thu nhập mỗi cổ phần EPS
Nhóm 3 – TCDN Đêm 2 17
Đề tài: Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp


Thu nhập ròng của cổ
đông thường =
EPS =

Số lượng cổ phần
thường
EPS (Earning Per Share) là lợi nhuận (thu nhập) trên mỗi cổ phiếu. Đây là phần lợi
nhuận mà công ty phân bổ cho mỗi cổ phần thông thường đang được lưu hành trên thị
trường. EPS được sử dụng như một chỉ số thể hiện khả năng kiếm lợi nhuận của doanh
nghiệp, Trong việc tính toán EPS, sẽ chính xác hơn nếu sử dụng lượng cổ phiếu lưu
hành bình quân trong kỳ để tính toán vì lượng cổ phiếu thường xuyên thay đổi theo thời
gian. Tuy nhiên trên thực tế người ta thường hay đơn giản hoá việc tính toán bằng cách
sử dụng số cổ phiếu đang lưu hành vào thời điểm cuối kỳ. Hai doanh nghiệp có thể có
cùng tỷ lệ EPS nhưng một trong hai có thể có ít cổ phần hơn tức là doanh nghiệp này sử
dụng vốn hiệu quả hơn. Nếu như các yếu tố khác là cân bằng thì rõ ràng doanh nghiệp
này tốt hơn doanh nghiệp còn lại. Vì doanh nghiệp có thể lợi dụng các kỹ thuật tính toán
để đưa ra con số EPS hấp dẫn nên các nhà đầu tư cũng cần hiểu rõ cách tính của từng
doanh nghiệp để đảm bảo "chất lượng" của tỉ lệ này. Tốt hơn hết là không nên dựa vào

một thước đo tài chính duy nhất mà nên kết hợp với các bản phân tích tài chính và các
chỉ số khác.
5.2
Tỷ số
giá trên lợi nhu

n
P/E = Giá cổ phi
ế
u/ Lợi nhu

n trên 1 cổ phi
ế
u
Hệ số giá trên thu nhập (P/E) là một trong những chỉ số phân tích quan trọng trong
quyết định đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư. Thu nhập từ cổ phiếu sẽ có ảnh hưởng
quyết định đến giá thị trường của cổ phiếu đó. Hệ số P/E đo lường mối quan hệ giữa giá
thị trường (Market Price - P) và thu nhập của mỗi cổ phiếu (Earning Per Share - EPS)
P/E cho thấy giá cổ phiếu hiện tại cao hơn thu nhập từ cổ phiếu đó bao nhiêu lần,
hay nhà đầu tư phải trả giá cho một đồng thu nhập bao nhiêu. P/E được tính cho từng cổ
phiếu một và tính trung bình cho tất cả các cổ phiếu và hệ số này thường được công bố
trên báo chí.
Nhóm 3 – TCDN Đêm 2 18
Đề tài: Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp
Nếu hệ số P/E cao thì điều đó có nghĩa là người đầu tư dự kiến tốc độ tăng cổ tức
cao trong tương lai; cổ phiếu có rủi ro thấp nên người đầu tư thoả mãn với tỷ suất vốn
hoá thị trường thấp; dự đoán công ty có tốc độ tăng trưởng trung bình và sẽ trả cổ tức
cao. Hệ số P/E rất có ích cho việc định giá cổ phiếu.
5.3
Tỷ số

giá trên thị trường trên giá trị
sổ
sách
MB = Giá thị trường
của
cổ phi
ế
u/ M

nh gía cổ phi
ế
u
Ý nghĩa của giá trị sổ sách chính là số tiền thực sự được đưa vào hoạt động sản xuất kinh
doanh tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp và giá trị gia tăng cho nền kinh tế; ý nghĩa của giá
thị trường là mức độ kỳ vọng của công chúng vào khả năng tạo ra tiền trong tương lai của
doanh nghiệp; và tỷ số M/B thể hiện lợi nhuận mà một đồng tiền thực tạo sẽ phải gánh cho
M/B đồng kỳ vọng.
VI. Phương pháp định giá công ty
1. Phương pháp tài sản
1) Khái niệm
Là phương pháp ước tính giá trị của doanh nghiệp dựa trên giá trị thị trường của
tổng tài sản của doanh nghiệp.
2) Công thức tính:
Giá trị thị trường của doanh nghiệp được tính toán dựa trên bảng cân đối tài sản của
doanh nghiệp và giá trị của vốn chủ sở hữu được tính như sau:
V
E
= V
A
– V

D
Trong đó: V
E
: Giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu
V
A
: Giá trị thị trường của toàn bộ tài sản
V
D
: Giá trị thị trường của nợ
Với:
2.1 Giá trị thị trường của toàn bộ tài sản (V
A
) gồm có:
2.1.1. Tài sản hữu hình
2.1.1.1 Tài sản là hiện vật:
Nhóm 3 – TCDN Đêm 2 19
Đề tài: Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp
Tài sản cố định (kể cả tài sản cố định cho thuê)
Giá trị thực tế của tài sản cố định = Nguyên giá tính theo giá thị trường x Chất
lượng còn lại của tài sản cố định tại thời điểm định giá.
+ Đối với những tài sản có giao dịch phổ biến trên thị trường thì căn cứ vào giá
thị trường và áp dụng phương pháp so sánh giá bán để ước tính nguyên giá.
+ Đối những tài sản không có giao dịch phổ biến trên thị trường thì áp dụng các
phương pháp thẩm định giá bất động sản, máy thiết bị phù hợp khác để ước tính
giá.
- Hàng hoá, vật tư, thành phẩm:
+ Đối với những hàng hoá, vật tư, thành phẩm có giá trên thị trường thì xác định
theo giá thị trường:
Giá trị thực tế của hàng hoá, vật tư, thành phẩm = Số lượng hàng hoá, vật tư, thành

phẩm * Đơn giá hàng hoá, vật tư, thành phẩm tính theo giá thị trường tại thời điểm định
giá * Chất lượng còn lại của hàng hoá, vật tư, thành phẩm
+ Đối với những hàng hoá, vật tư, thành phẩm không có giá trên thị trường thì xác
định theo nguyên giá ghi trên sổ sách kế toán * Chât lượng còn lại
2.1.1.2. Tài sản bằng tiền gồm tiền mặt, tiền gửi và các giấy tờ có giá (tín phiếu,
trái phiếu, ) của doanh nghiệp vào thời điểm thẩm định giá được tính như sau:
a. Tiền mặt được xác định theo biên bản kiểm quỹ.
b. Tiền gửi được xác định theo số dư đã đối chiếu xác nhận với ngân hàng.
c. Các giấy tờ có giá thì xác định theo giá giao dịch trên thị trường. Nếu không có
giao dịch thì xác định theo mệnh giá của giấy tờ.
2.1.1.3. Giá trị tài sản ký cược, ký quỹ ngắn hạn và dài hạn được xác định theo số
dư thực tế trên sổ kế toán đã được đối chiếu xác nhận vào thời điểm thẩm định giá.
2.1.1.4. Giá trị các khoản đầu tư ra bên ngoài doanh nghiệp: về nguyên tắc phải
đánh giá một cách toàn diện về giá trị đối với doanh nghiệp hiện đang sử dụng các
khoản đầu tư đó. Tuy nhiên nếu các khoản đầu tư này không lớn thì căn cứ vào số liệu
của bên đối tác đầu tư để xác định.
2.1.1.5. Đối với các khoản phải thu: do khả năng đòi nợ các khoản này có nhiều
mức độ khác nhau; nên thông qua việc đối chiếu công nợ, đánh giá tính pháp lý, khả
Nhóm 3 – TCDN Đêm 2 20
Đề tài: Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp
năng thu hồi nợ của từng khoản nợ cụ thể, từ đó loại ra những khoản nợ mà doanh
nghiệp không thể đòi được, để xác định giá trị thực tế của các khoản phải thu.
2.1.1.6. Đối với quyền thuê bất động sản tính theo thu nhập thực tế trên thị trường
hoặc theo phương pháp chiết khấu dòng thu nhập trong tương lai.
- Nếu doanh nghiệp đã trả tiền thuê một lần cho nhiều năm thì tính lại theo giá thị
trường vào thời điểm thẩm định giá.
Ví dụ: Doanh nghiệp đang thuê đất trong khu công nghiệp đã trả tiền một lầ n cho
cả 20 năm là 2 tỷ đồng, thời hạn sử dụng còn lại 10 năm, giá trị quyền thuê đất còn lại
trên sổ sách 1 tỷ đồng. Giá thuê trên thị trường của một lô đất tương tự thời hạn 10 năm
trả tiền một lần là 125 triệu đồng /năm. Giá trị quyền thuê đất của doanh nghiệp được

tính lại như sau:
125 triệu đồng/năm x 10 năm = 1,25 tỷ đồng
- Nếu doanh nghiệp trả tiền thuê đất hàng năm thì lợi thế về quyền thuê đất tính theo
phương pháp chiết khấu dòng thu nhập tương lai.
Ví dụ: Doanh nghiệp đang thuê đất trả tiền thuê hàng năm, thời hạn còn lại 5 năm,
giá thuê mỗi năm 100 triệu đồng, giá thuê trên thị trường hiện nay 120 triệu đồng /năm
với thời hạn sử dụng 5 năm, tỷ suất chiết khấu thu nhập tương lai 15%
Giá trị lợi thế quyền thuê đất của doanh nghiệp được tính như sau:
( 120 trđ – 100trđ ) x YP @ ( 15%, 5 năm ) = 20 tr * 3,274394
≈ 65,488 tr đồng
2.1.1.7. Giá trị tài sản vô hình của doanh nghiệp: theo phương pháp này, người
ta chỉ thừa nhận giá trị các tài sản vô hình đã được xác định trên sổ kế toán (số dư trên
sổ kế toán vào thời điểm thẩm định giá) hoặc lợi thế về quyền thuê tài sản và thường
không tính đến lợi thế thương mại của doanh nghiệp.
Giá trị lợi thế thương mại của doanh nghiệp (nếu có) sẽ được xác định trên cơ sở
lấy giá trị doanh nghiệp tính theo phương pháp so sánh thị trường, hoặc theo phương
pháp thu nhập trừ cho giá trị doanh nghiệp tính theo phương pháp tài sản
2.2. Giá trị thị trường của nợ (V
D
): được xác định theo số dư thực tế trên sổ kế toán
vào thời điểm thẩm định giá.
3) Ví dụ:
Nhóm 3 – TCDN Đêm 2 21
Đề tài: Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp
Bảng cân đối kế toán của công ty X
Ngày 31/12/200X
Đơn vị tính: Triệu đồng
Tài sản Nguồn vốn
I. TSLĐ và đầu tư NH
- Tiền

- Khoản phải thu
- Tồn kho
II. TSCĐ và đầu
tư dài hạn
-Tài sản cố định
- TSCĐ cho thuê
- Đầu tư chứng khoán
vào công ty A (14.000
CP)
36.000
5.700
7.300
23.000
16.000
15.800
60
140
I . Nợ phải trả
- Khoản phải trả
- Nợ tích lũy
- Nợ ngắn hạn
- Nợ dài hạn
II. Nguồn vốn chủ
sở hữu
- Vốn chủ sở hữu
- Lãi chưa phân phối
19.600
4.300
2.300
6.000

7.000
32.400
32.000
400
Tổng tài sản 52.000 Tổng nguồn vốn 52.000
Nhóm 3 – TCDN Đêm 2 22
Đề tài: Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp
Tại thời điểm ngày 31/12/200X, các chuyên gia tiến hành ước tính giá trị thị
trường các loại tài sản của công ty X và có các thông tin như sau:
- Nhà xưởng có giá trị kế toán là 9.500 tr đồng và giá trị thị trường là 12.100 tr
đồng.
- Văn phòng có giá trị kế toán là 4.500 tr đồng và giá trị thị trường là 4.600 tr đồng.
- Các loại máy móc, thiết bị có giá trị kế toán là 1.800 tr đồng và giá trị thị trường là
1.500,574 tr đồng.
- Một số hàng hóa tồn kho có giá trị kế toán là 50 tr đồng và bán thanh lý được 10tr
đồng.
- Công ty có một số khoản nợ khó đòi giá trị kế toán là 300 tr đồng.
- Thời gian thuê đất của doanh nghiệp còn lại 10 năm, mỗi năm phải trả 200tr
đồng, giá thuê trên thị trường hiện nay 250tr đồng/năm
- Người thuê TSCĐ của doanh nghiệp còn phải trả tiền thuê trong 5 năm nữa ,
mỗi năm 20tr đồng/năm
- Giá chúng khoán của Công ty A trên thị trường vào thời điểm thẩm định giá
15.000đ/cổ phiếu
- Tỷ suất chiết khấu thu nhập tương lai 15%/năm
• Từ các thông tin trên tiến hành xác định lại tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp:
- Đối với lợi thế quyền thuê đất của doanh nghiệp :
Hiện giá giá trị lợi thế quyền thuê đất của doanh nghiệp theo giá thị trường hiện
nay, mỗi năm doanh nghiệp lợi được 50 tr đồng( 250 tr - 200tr), thời gian hưởng lợi 10
năm, tỷ suất chiết khấu 15%
50 tr * YP@ 15%,10năm = 50 tr * 5,018769 ≈ 250,938 tr đồng

- Đối với giá trị tài sản cho thuê:
Hiện giá TSCĐ cho thuê theo tỷ suất chiết khấu 15% và thời gian cho thuê còn
lại 5 năm
20 tr * YP@ 15%, 5 năm = 20 tr * 3,274394 ≈ 65,488 tr đồng
- Giá trị đầu tư chứng khoán vào Công ty A theo giá thị trường
15.000 đ /cp * 14.000 cp = 210 tr đồng
Nhóm 3 – TCDN Đêm 2 23
Đề tài: Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp
Tài sản Giá trị thị
trường
Giá trị
sổ sách
Chênh lệch
I. TSCĐ và đầu tư
ngắn hạn
- Tiền mặt
- Tồn kho
- Khoản phải thu
II. TSCĐ và đầu tư dài
hạn
- Nhà xưởng
- Văn phòng
- Thiết bị
- TSCĐ cho thuê
- Giá trị đầu tư chúng
khoán
- Quyền thuê đất
35.660
5.710
22.950

7.000
18.727
12.100
4.600
1.500,574
65,488
210
250,938
36.000
5.700
23.000
7.300
16.000
9.500
4.500
1.800
60
140
0
( 340 )
10
(50)
(300)
2.727
2.600
100
(299,426)
5,488
70
250,938

Tổng số 54.387tr
đồng
52.000 tr
đồng
2.387 tr
đồng
Giá trị thị trường của vốn cổ phần của công ty X thời điểm 31/12/200X được tính
như sau:
V
E
= 54.387 - (4.300+2.300+6.000+7.000) = 34.787 tr đồng.
4) Điều kiện áp dụng
Phương pháp này có thể áp dụng đối với đa số các loại hình doanh nghiệp mà tài
sản của doanh nghiệp chủ yếu là tài sản hữu hình.
5) Ưu, nhược điểm:
+ Ưu: Đơn giản, dễ thực hiện, không đòi hỏi những kỹ năng tính toán phức tạp.
Nhóm 3 – TCDN Đêm 2 24
Đề tài: Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp
+ Nhược: Phát sinh một số chi phí do phải thuê chuyên gia đánh giá tài sản; Không
thể loại bỏ hoàn toàn tính chủ quan khi tính giá trị doanh nghiệp; Việc định giá doanh
nghiệp dựa vào giá trị trên sổ sách kế toán, chưa tính được giá trị tiềm năng như thương
hiệu, sự phát triển tương lai của doanh nghiệp.
6) Hạn chế
Phương pháp này bị giới hạn trong trường hợp tài sản của doanh nghiệp chủ yếu là
tài sản vô hình như doanh nghiệp có thương hiệu mạnh, có bí quyết công nghệ, ban lãnh
đạo doanh nghiệp có năng lực và đội ngũ nhân viên giỏi,…
2. Phương pháp vốn hoá thu nhập
1) Khái niệm
Là phương pháp ước tính giá trị của doanh nghiệp, lợi ích thuộc sở hữu của doanh
nghiệp hoặc chứng khoán bằng cách chuyển đổi các lợi ích dự đoán trong tương lai

thành giá trị vốn.
2) Công thức tính
Giá trị hiện tại của doanh nghiệp = Thu nhập ròng / Tỷ suất vốn hóa
- Thu nhập có khả năng nhận được là những khoản thu nhập phát sinh trong tương
lai.
- Tỷ suất vốn hoá là một số tính theo % dùng để chuyển giá trị thu nhập trong tương
lai thành giá trị vốn ở thời điểm hiện tại. Thông thường tỷ suất vốn hóa được sử dụng là
chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu / vốn cổ phần, đó là tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng của nhà
đầu tư
3) Ví dụ: Thu nhập ròng (thu nhập sau thuế thu nhập doanh nghiệp) của công ty X
dự kiến trong tương lai mỗi năm là 2 tỷ đồng, biết tỷ suất vốn hóa là 10%/năm.
4) Điều kiện áp dụng
Phương pháp này áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp hoạt động liên tục, tiếp
tục hoạt động trong tương lai; nghĩa là giả định rằng doanh nghiệp không có dự định và
cũng không cần phải đóng cửa, sáp nhập hay cắt giảm các hoạt động chính yếu của mình
trong tương lai.
Nhóm 3 – TCDN Đêm 2 25
Giá trị hiện tại của công ty X =
20
1,0
2
=
tỷ đồng

×