Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

khai thác văn hoá h’mông của công ty cp dịch vụ du lịch đường sắt hà nội để phát triển du lịch ở sa pa - lào cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 45 trang )

Luận văn tốt nghiệp
Minh

Hồng Thị

LỜI MỞ ĐẦU

Cơng ty CP Dịch vụ Du lịch Đường sắt Hà Nội (tiền thân là công ty phục vụ
Đường sắt) là một trong những công ty dịch vụ đầu tiên ở Hà Nội. Trước đây
công ty chỉ làm nhiệm vụ phục vụ ăn ở cho cán bộ công nhân viên Đường sắt và
ăn uống trên tàu, dưới ga cho hành khách.
Từ năm 1989 khi cơ chế bao cấp bị xố bỏ thì cơng ty đã được đổi tên thành
Công ty Dịch vụ Du lịch Đường sắt Hà Nội và Trung tâm Điều hành - Hướng dẫn
Du lịch cũng bắt đầu được xây dựng và dần đi vào hoạt động.
Với lợi thế là có các tuyến tàu hoả Thống Nhất, Bắc Nam, tàu liên vận
quốc tế đi qua Bắc Kinh (Trung Quốc) đến Moscow (Nga) nên công ty đã thu
hút được rất nhiều du khách. Đặc biệt tuyến du lịch Hà Nội - Lào Cai - Sa Pa Bắc Hà - Hà Khẩu (Trung Quốc) được cơng ty tập trung khai thác có hiệu quả
rất cao với 2 lý do:
• Thứ nhất là tuyến đường bộ Hà Nội - Lào Cai dài hơn 300km qua vùng
trung du đồi núi trập trùng, chất lượng đường rất xấu nên khách du lịch ít chọn vì
mệt mỏi, dễ bị say xe và tốn kém thời gian (khi đi ban ngày) thậm chí sợ khơng
đảm bảo an tồn (khi đi ban đêm). Chính vì điều đó, cơng ty đã đầu tư vốn đóng 4
toa tàu khách du lịch đẹp để vận chuyển, phục vụ khách trên tuyến này.
• Thứ hai là lãnh đạo và hướng dẫn viên của công ty rất am hiểu lịch sử, văn
hoá của các dân tộc ở Lào Cai nên đã tập trung nghiên cứu, xây dựng các tour du
lịch nghỉ dưỡng kết hợp tìm hiểu lịch sử văn hoá của các dân tộc thiểu số ít người
ở vùng này.
Nhờ có chiến lược đúng đắn nên trong những năm qua các tour du lịch văn
hoá của cơng ty đến Lào Cai nói chung, đến Sapa và các bản làng H’Mông đã và
Lớp: 1059


1


Luận văn tốt nghiệp
Minh

Hồng Thị

đang là thế mạnh của cơng ty. Và thực tế cho thấy hiện nay các tour du lịch lên Sa
Pa - Lào Cai ngày càng thu hút được nhiều khách trong và ngoài nước.
Qua một thời gian thực tập ở Cơng ty, em đã có cơ hội tìm hiểu, học tập
thêm được nhiều điều về thực tiễn kinh doanh mà chưa có trong sách vở khi còn
ngồi trên ghế nhà trường.
Em đã xin phép Giám đốc công ty - TS. Trần Tất Chủng cho đi Sa Pa - Lào
Cai một tuần, tự mình tìm hiểu văn hố của người H’Mơng ở vùng cao này nhằm
củng cố, mở rộng thêm kiến thức, hy vọng góp phần để mảng kinh doanh du lịch
này ngày càng phát triển hơn. Sau khi kết thúc chuyến đi khảo sát thực tế ở Lào
Cai - Sa Pa, em đã lựa chọn đề tài “Khai thác văn hố H’Mơng của cơng ty CP
Dịch vụ Du lịch Đường sắt Hà Nội để phát triển du lịch ở Sa Pa - Lào Cai” làm
đề tài luận văn tốt nghiệp.
Trong suốt quá trình thực tập tại công ty em đã nhận được sự quan tâm, giúp
đỡ tận tình của cán bộ cơng nhân viên và thầy giáo để em hoàn thành tốt luận văn
tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 25 tháng 5 năm 2009
Sinh viên

Hoàng Thị Minh

Lớp: 1059


2


Luận văn tốt nghiệp
Minh

Hoàng Thị

CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VÀ DU LỊCH VĂN HÓA
I. Du lịch và các tài nguyên Du lịch
1.1. Khái niệm du lịch
Du lịch là một trong những nhu cầu tất yếu khách quan của con người từ thời
cổ đại, bất luận nam nữ, trẻ nhỏ, người già… Ở thời kì này, hiện tượng du lịch dễ
nhận biết đó là du lịch tơn giáo, hành hương tới các thánh địa, chùa chiền… Đến
thời trung đại, du lịch tiếp tục phát triển, ngoài hành hương tôn giáo bắt đầu xuất
hiện du lịch công vụ, du lịch thăm quan với những cuộc du ngoạn của các hầu
tước, bá tước, của các kỵ sĩ từ lãnh địa này đến lãnh địa khác, của những thương
nhân đi tìm con đường tơ lụa, hồ tiêu… Ở Việt Nam thời trung đại cũng đã có
những cuộc du ngoạn của Trương Hán Siêu, Hồ Xuân Hương, Bà huyện Thanh
Quan, chúa Trịnh Sâm,… Những bài thơ, áng văn ghi lại những nơi họ đi qua là
một minh chứng. Đó là những hiện tượng có tính du lịch - dù khái niệm du lịch
lúc bấy giờ chưa xuất hiện.
Ngày nay cơ hội đi du lịch là một quyền cơ bản của con người chứ khơng
cịn là đặc quyền của tầng lớp giàu có nữa. Trong sự phát triển không ngừng của
nền kinh tế xã hội thì du lịch là một địi hỏi tất yếu của người lao động.
Thuật ngữ du lịch trở nên rất thơng dụng. Nó bắt nguồn từ trong tiếng Pháp.
“Tour” nghĩa là đi vòng quanh, cuộc dạo chơi, còn “ Tourist” là người đi dạo
chơi. Thuật ngữ du lịch bao hàm nội dung kép. Một mặt, nó mang ý nghĩa thơng

thường của việc đi lại với mục đích nghỉ ngơi, giải trí… Mặt khác, du lịch được
nhìn nhận như một hoạt động gắn chặt với những kết quả kinh tế - xã hội do chính
nó tạo ra.
Trong vịng hơn sáu thập kỷ qua, kể từ khi Hiệp hội quốc tế các tổ chức du
lịch IOUTO (International of Union Travel Organization) được thành lập năm
1925 tại Hà Lan, khái niệm du lịch luôn được đưa ra để tranh luận. Khái niệm du
lịch được xác định như sau:
Lớp: 1059

3


Luận văn tốt nghiệp
Minh

Hoàng Thị

“Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi liên quan
với sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên và nhằm
nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận
thức văn hoá hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh
tế và văn hố” ( I.I. Pirơgionic, 1985). [3.8]
Và khi trình độ sản xuất xã hội càng cao, các mối quan hệ xã hội càng hồn
thiện thì nhu cầu du lịch của con người ngày càng trở nên cần thiết.
“Du lịch là một hoạt động cốt yếu của con người và của xã hội hiện đại bởi
một lẽ du lịch đã trở thành một hình thức quan trọng trong việc sử dụng thời gian
nhàn rỗi của con người, đồng thời là phương tiện giao lưu trong mối quan hệ
giữa con người với con người” (Tuyên bố La Hay về du lịch).
Pháp lệnh du lịch Việt Nam (1999) cũng quy định:
“Du lịch là hoạt động của con người rời khỏi nơi cư trú thường xuyên của

mình nhằm thoả mãn nhu cầu thăm quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng
thời gian nhất định”.[7.20]
1.2. Tài nguyên du lịch.
Du lịch là một trong những ngành có sự định hướng tài nguyên rõ rệt. Tài
nguyên du lịch ảnh hưởng trực tiếp đến tổ chức lãnh thổ của ngành Du lịch, đến
việc hình thành, chun mơn hóa các vùng Du lịch và hiệu quả kinh tế của hoạt
động dịch vụ.
Theo Pháp lệnh Du lịch Việt Nam năm 1999, khái niệm tài nguyên du lịch
được hiểu như sau:
“Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách
mạng, giá trị nhân văn, cơng trình lao động sáng tạo của con người có thể sử
dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du
lịch, khu du lịch để nhằm tạo ra sự hấp dẫn”. [7.20]
Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch
nhân văn.
Lớp: 1059

4


Luận văn tốt nghiệp
Minh

Hoàng Thị

* Tài nguyên du lịch tự nhiên
Tài nguyên du lịch tự nhiên là các đối tượng, hiện tượng trong mơi trường tự
nhiên như: địa hình, khí hậu, nguồn nước và động thực vật… có tác động trực tiếp
đến người quan sát qua nhiều dạng bên ngoài của bản thân nó. Sự tiếp nhận hình
dạng bên ngồi của tự nhiên gọi là phong cảnh, trong đó tự nhiên chỉ tham gia với

những đặc điểm của mình mà có thể quan sát bằng mắt thường.
* Tài nguyên du lịch nhân văn
Tài nguyên du lịch nhân văn là sản phẩm do con người tạo ra, có giá trị
nhận thức nhiều hơn giá trị giải trí và ít bị phụ thuộc vào các điều kiện tự nhiên,
thường tập trung vào các khu vực quần cư và thu hút du khách có mức thu nhập,
có trình độ văn hóa cũng như yêu cầu nhận thức cao. Các loại tài nguyên du lịch
nhân văn chính bao gồm: các di tích văn hóa - lịch sử, các lễ hội, các đối tượng
gắn với dân tộc học, các đối tượng văn hóa, thể thao và các đối tượng nhận thức
khác.
Tài nguyên du lịch thì nhiều nhưng khơng phải tất cả đều có thể khai thác và
sử dụng cho mục đích du lịch mà chỉ những tài nguyên độc đáo, có sức hấp dẫn
cao mới có khả năng phục vụ cho nhu cầu phát triển du lịch.
II. Các quan niệm về văn hoá và du lịch văn hoá
2.1. Văn hoá và các thành tố của văn hố
a. Các quan niệm văn hóa
Từ hàng trăm năm nay trên Thế giới người ta đã bàn rất nhiều về văn hoá.
Theo tài liệu của tác giả Nguyễn Từ Chi viết trong cuốn “Góp phần nghiên cứu
văn hố và tộc người” thì cho đến năm 1952 hai người Mỹ là A.L.Krocber và
C.L.KlucKhohn đã thống kê được trên dưới ba trăm định nghĩa về văn hoá của
các tác giả ở các nước khác nhau. Tựu chung trong các định nghĩa trên về văn hố
(culture) là tất cả những gì do con người sáng tạo ra trong quá trình lao động trí óc
và lao động chân tay để thoả mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của mình.
Ở Việt Nam theo tác giả Đào Duy Anh thì “Hai tiếng văn hoá chẳng qua là
chỉ chung tất cả các phương diện sinh hoạt của lồi người. Cho nên ta có thể nói
Lớp: 1059

5


Luận văn tốt nghiệp

Minh

Hồng Thị

rằng văn hố tức là sinh hoạt”. [8.17]
Theo Aruchunov.S.A (Nga) thì văn hố là khái niệm cực kỳ phức tạp và đa
dạng. Ông đã dùng định nghĩa của E.S.Markarian (Acmenia) để nói: “Văn hố là
tổng thể các phương thức hoạt động của con người”.
Theo PGS. Từ Chi - một trong những nhà dân tộc học hàng đầu của Việt
Nam đã viết rằng “Văn hố, khơng tự hạn chế vào một số biểu hiện của cuộc
sống tinh thần. Nó là tồn bộ cuộc sống, cả vật chất, xã hội, tinh thần của từng
cộng đồng. Toàn bộ cuộc sống, chính vì thế mà nhiều nhà dân tộc học qua mấy
mươi năm gần đây, có xu hướng thay thế hai chữ văn hoá bằng nếp sống”. [2.10]
Trả lời câu hỏi “văn hoá và đặc biệt văn hoá tộc người là gì?” Ơng nói
"Người ta đã đưa ra cả trăm định nghĩa về văn hoá mà mỗi định nghĩa đều có cái
đúng của nó. Cịn theo riêng tơi sau nhiều năm làm dân tộc học, tơi cho rằng văn
hố của từng tộc người chủ yếu được phản ánh qua nếp sống của họ”. [2.14]
Khái niệm văn hóa của UNESCO cho rằng: “Văn hóa hơm nay có thể coi là
tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định
tính cách của một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội. Văn hóa bao gồm
nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người,
những hệ thống các giá trị, những tập tục và tín ngưỡng: văn hóa đem lại cho con
người khả năng suy xét về bản thân. Chính văn hóa làm cho chúng ta trở thành
những sinh vật đặc biệt nhân bản, có lí tính, có óc phê phán và dấn thân một cách
đạo lý. Chính nhờ văn hóa mà con người tự thể hiện, tự ý thức được bản thân, tự
biết mình là một phương án chưa hoàn thành đặt ra để xem xét những thành tựu
của bản thân, tìm tịi khơng biết mệt những ý nghĩa mới mẻ và sáng tạo nên
những cơng trình vượt trội lên bản thân”.[8.24]
Như vậy, văn hóa khơng phải là một lĩnh vực riêng biệt. Văn hóa là tổng thể
nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra. Văn hóa là

Lớp: 1059

6


Luận văn tốt nghiệp
Minh

Hồng Thị

chìa khóa của sự phát triển.
b. Các thành tố văn hoá
* Văn hoá vật thể
Văn hoá vật thể Việt Nam thu hút khách bởi nét uyển chuyển, hài hồ của
các cơng trình kiến trúc, các hình tượng nghệ thuật độc đáo do bàn tay tài hoa
của những người thợ tạo nên. Di tích lich sử văn hoá Việt Nam biểu hiện chất
văn hoá của một quốc gia nơng nghiệp, có nền “dân gian - huyền thoại” và “tơn
giáo - thần bí”.
Trải qua năm tháng lịch sử, chúng ta may mắn được cha ông để lại cho một
số lượng rất lớn các di tích lịch sử. Tiêu biểu là cố đô Huế, phố cổ Hội An, tháp
Chàm, chùa Một Cột, tượng phật chùa Tây Phương, đền Hùng... Đây là nguồn tài
nguyên chính để khai thác kinh doanh trong du lịch. Đến với các di tích lịch sử
của Việt Nam, du khách sẽ được tận hưởng các giá trị văn hố dân tộc chứa đựng
trong đó. Ngồi các cơng trình kiến trúc lớn nêu trên, ở bất kỳ vùng miền nào
chúng ta cũng bắt gặp được các đền, chùa, miếu, phủ mang đậm bản sắc văn hoá
Việt Nam và văn hoá vùng.
* Văn hoá phi vật thể
Du lịch Việt Nam không chỉ thu hút khách du lịch bởi các giá trị văn hố vật
chất mà cịn thu hút khách du lịch tới các giá trị văn hoá phi vật thể. Đó là các loai
hình nghệ thuật truyền thống như: tuồng, chèo, rối nước, hát ru, dân ca quan họ,

hát sẩm, ca trù... hết sức độc đáo, là những nét văn hố đầy tính dân gian và huyền
thoại của các lễ hội.
Trong khoảng chục năm gần đây Du lịch Việt Nam đã biết khai thác các loại
hình nghệ thuật truyền thống để giới thiệu với khách du lịch bốn phương những
nét điển hình nhất, những đặc trưng về phong tục tập quán, tâm hồn, cốt cách con
người Việt. Thành công nhất phải kể đến nghệ thuật rối nước, quan họ và gần đây
là chèo, hát sẩm và ca trù...
Trong sinh hoạt văn hoá cổ truyền, những hoạt động ca múa nhạc dân tộc có
Lớp: 1059

7


Luận văn tốt nghiệp
Minh

Hồng Thị

tính đặc trưng của mỗi địa phương, mỗi vùng, mỗi dân tộc đóng vai trị hết sức
quan trọng. Đến với Lào Cai, du khách không những được thăm cảnh núi rừng,
thăm những bản làng dân tộc giàu lịng mến khách, thưởng thức những đêm “văn
hố dân tộc” theo tục lệ , mang đầy ý nghĩa của cuộc sống dân dã. Cùng với
những bài hát, lời ca, điệu múa dân tộc H’Mông, dân tộc Thái, dân tộc Dao...,
được mắt thấy tai nghe chiếc khèn phát ra hoà nhịp với những điệu múa của các
chàng trai dân tộc Hmông... Hầu hết những nhạc cụ độc đáo đều gây những bất
ngờ thú vị cho khách du lịch.
Hệ thống các giá trị văn hoá phi vật thể của Việt Nam hết sức phong phú
và đa dạng. Văn hóa mỗi miền Bắc - Trung - Nam đều mang một nét đặc thù
riêng, trong mỗi miền lại chia thành các vùng bản sắc của mình. Vì vậy, có thể
nói các giá trị văn hố phi vật thể của Việt Nam là vơ cùng phong phú, khó có

thể liệt kê hết.
2.2. Du lịch văn hố
Du lịch văn hóa chính là hoạt động du lịch chủ yếu dựa vào những sản phẩm
văn hóa, những lễ hội truyền thống dân tộc, và cả những phong tục tín ngưỡng...
để tạo sức hút đối với khách du lịch bản địa và du khách khắp nơi trên Thế giới.
Đối với khách du lịch có sở thích nghiên cứu, khám phá văn hóa và phong tục tập
quán bản địa, thì du lịch văn hóa là cơ hội để thỏa mãn nhu cầu của họ.
Phần lớn hoạt động du lịch văn hóa gắn liền với các địa phương, nơi lưu giữ
nhiều lễ hội văn hóa đặc trưng của vùng miền. Ngày nay, khách du lịch thường
lựa chọn loại hình du lịch văn hóa lễ hội của các nước để tổ chức những chuyến
du lịch nước ngồi. Ở Việt Nam, có rất nhiều lễ hội văn hóa được tổ chức như:
Festival Huế, lễ hội Đất Phương Nam, Di sản miền Trung, Tuần văn hóa Sa Pa...
thu hút rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. Bởi vậy, thu hút khách du

Lớp: 1059

8


Luận văn tốt nghiệp
Minh

Hoàng Thị

lịch tham gia du lịch văn hóa tức là tạo ra dịng chảy mới cho sự phát triển du lịch
bền vững và hoàn thiện.
2.3. Thực trạng khai thác các giá trị văn hoá trong du lịch
Cùng với sự phát triển của du lịch Việt Nam trong những năm qua, các giá
trị văn hố khơng ngừng được khai thác để phát triển du lịch. Nhiều di tích được
sửa chữa, nhiều tuyến điểm du lịch được xây dựng. Đặc biệt từ năm 1992 đến

nay, cùng với sự nhạy bén của cơ chế thị trường, các di tích lịch sử, các loại hình
nghệ thuật truyền thống được phát huy triệt để vào kinh doanh du lịch ở nước ta.
Hầu như, mỗi vùng, mỗi tỉnh thành phố đều có các di tích được bảo vệ, bán vé
cho khách tham quan. Đi kèm theo đó là biểu diễn nghệ thuật, ca múa nhạc dân
tộc để thu hút khách.
Sự đầu tư, sửa chữa các di tích, các cơng trình kiến trúc góp phần giúp cho
du lịch phát triển qua các sản phẩm văn hố du lịch hấp dẫn hơn. Mỗi di tích góp
phần rất lớn trong việc đáp ứng u cầu tìm hiểu văn hố, nâng cao hiểu biết của
người nước ngồi đối với Việt Nam, đồng thời đóng góp một phần ngân sách,
tăng thu nhập ngoại tệ cho đất nước. Chính nguồn thu nhập hàng năm mà khách
tham quan các di tích mang lại cho ngành du lịch nói riêng cho đất nước nói
chung đã khẳng định tiềm năng to lớn của nó.
Tuy ngành du lịch Việt Nam cịn non trẻ, khối lượng các tour chưa nhiều,
các dịch vụ cịn ít nhưng đến với một đất nước tươi đẹp, thanh bình, thái độ phục
vụ của nhân viên du lịch lại rất tốt nên đã tạo được ấn tượng sâu sắc cho khách
du lịch quốc tế. Phần lớn khách du lịch đến với Việt Nam đều đánh giá cao về
lòng mến mộ, sự phục vụ tận tình, chu đáo của người Việt. Đây là dấu hiệu tốt về
sự phát triển du lịch trong tương lai.
Với khơng khí khẩn trương, nghiêm túc trong một thời gian ngắn việc thiết
lập kỉ cương các hoạt động văn hoá và dịch vụ văn hoá đã đem lại cho lễ hội bầu
khơng khí nghiêm trang vốn có, đem lại cho các dịch vụ kinh doanh trong lĩnh
Lớp: 1059

9


Luận văn tốt nghiệp
Minh

Hồng Thị


vực văn hố một sự quy củ, trật tự. Người ta khơng cịn thấy đâu cảnh chen lấn,
xơ đẩy, chèo kéo khách thay và đó là một đội ngũ bảo vệ, phục vụ có tổ chức, có
thái độ đúng mực.
Tuy nhiên du lịch Việt Nam cũng có rất nhiều vấn đề cần giải quyết. Đó là
việc tổ chức một số tuyến diểm du lịch đã bị thương mại hố, làm méo mó nó, lai
tạp vẻ đẹp truyền thống vốn có. Biết rằng đã là dịch vụ thì cần khai thác tối đa,
nhưng nếu dùng các nhạc cụ độc đáo biểu diễn đôi ba bài cho qua chuyện, cốt chỉ
kích thích tính hiếu kì, tị mị rồi bán những nhạc cụ đó cho khách và coi đó là
mục tiêu chính thì quả là một điều tệ hại.
Đi mỗi nơi du khách đều tìm những cảm giác mới lạ, thú vị bất ngờ không
chỉ ở những địa danh, những di tích thuần t. Chính những nét văn hố đặc trưng
kia ghi dấu ấn quan trọng trong cả cuộc hành trình. Nhưng lựa chọn loại hình nào
để phù hợp với nhu cầu, sở thích của khách, giữ gìn được giá trị nghệ thuật là việc
cần được cân nhắc. Giữa núi rừng bạt ngàn hay không gian tĩnh lặng, thanh bình
của một miền q, chắc chắn q khách sẽ khơng hứng thú gì khi nghe những bản
nhạc quốc tế ồn ào mà không phải là những giai điệu thanh trầm của cây đàn bầu
hay tiếng sáo trúc vút lên thánh thót. Từ đó, hình ảnh đất nước, con người Việt
Nam tươi đẹp mới thấm đậm và được lưu giữ mãi trong lịng du khách với sự kính
trọng và ngưỡng mộ.
Việt Nam có 54 dân tộc với 54 sắc thái văn hố khác nhau nhưng chỉ mới có
văn hố người Kinh là khai thác phổ biến trong du lịch, còn các dân tộc khác đã
khai thác nhưng cịn ít. Văn hố dân tộc thiểu số phía Bắc có văn hố H’Mơng,
Mường, Dao, Thái... dọc Trường Sơn, Tây Ngun có văn hố Khơ me. Tiềm
năng văn hoá dân tộc thiểu là rất lớn nhưng việc khai thác nó là rất khó khăn. Do
các dân tộc này nằm ở vùng sâu vùng xa, giao thơng đi lại khó khăn. Trong tương
lai khi mạng lưới giao thơng phát triển đến từng thơn xóm, bản làng thì đây sẽ là
nguồn tiềm năng phong phú của du lịch nước ta.
Như vậy, toàn bộ chương 1 đã cung cấp cho chúng ta một số khái niệm và
nội dung có liên quan trực tiếp đến đối tượng nghiên cứu của khố luận. Thơng

qua nội dung chương 1 chúng ta có thể nhận thấy tầm quan trọng của hoạt động
phát triển loại hình du lịch văn hố qua việc khai thác các yếu tố đặc sắc mang
Lớp: 1059

10


Luận văn tốt nghiệp
Minh

Hồng Thị

tính dân tộc của mỗi tộc người. Việc khai thác những nét văn hoá độc đáo của
người H’Mơng - một dân tộc có vị trí khá quan trọng trong 54 dân tộc Việt Nam
hiện được tiến hành như thế nào? Nội dung chương 2 sẽ trả lời câu hỏi này.

CHƯƠNG II
NGƯỜI H’MÔNG VÀ NHỮNG NÉT VĂN HÓA
ĐỘC ĐÁO CỦA HỌ
I. Nguồn gốc, lịch sử và sự phân bố dân cư
1.1. Nguồn gốc, lịch sử và quá trình di chuyển của người H’Mơng vào Việt Nam
a . Nguồn gốc lịch sử
Người H’Mơng ở Việt Nam nói chung hiện nay đều có nguồn gốc từ phương
Bắc. Theo các truyền thuyết của Trung Quốc thì người H’Mơng xuất hiện sớm
nhất ở khu vực trung và hạ lưu sông Trường Giang. Cách đây 5.000 năm đã có
liên minh bộ lạc do tù trưởng Suy Vưu làm thủ lĩnh. Trong thời kì này cũng có 1
liên minh bộ lạc khác do Hiên Viên đứng đầu, nổi lên ở thượng nguồn sơng
Hồng Hà. Vào khoảng 2.700 năm TCN, hai liên minh bộ lạc này luôn xung đột
với nhau, Cửu Lê bại trận, Hiên Viên xưng Hồng đế.
Vào thời kì Vua Nghiêu, Thuấn, Vũ xuất hiện liên minh mới là “Tam Miêu”,

“Hữu Miêu” hoặc “Miêu Dân” khá hùng mạnh. Họ chiến đấu kiên cường chống
lại các thế lực do các Vua đứng đầu.
Từ thế kỉ 16 đến 11 TCN, người dân Tam Miêu cùng nhiều tộc người khác ở
trung lưu sông Trường Giang được gọi là Kinh Sở, còn gọi là Nam Man đời sống
kinh tế phát đạt, cường thịnh.
Đến triều Ân, Chu, nhà nước Trung Quốc vẫn coi Nam Man là thù địch. Từ
đó trở đi Nam Man và Bắc Địch đối địch , tình hình Trung Quốc rối loạn.
Như vậy từ Cửu Lê đến Tam Miêu, Nam Man, Kinh Sở đều có mối liên hệ
nguồn gốc với nhau. Có thể coi đó là tổ tiên của người H’Mơng hiện nay. Lúc đầu
người H’Mơng cư trú ở khu vực phía Bắc sơng Hoàng Hà, sau do sự phát triển và
mở rộng lãnh thổ của người Hán, người H’Mông di cư dần xuống phía Nam.
Lớp: 1059

11


Luận văn tốt nghiệp
Minh

Hồng Thị

b . Q trình di chuyển
Theo các nhà dân tộc học thì phần lớn những người H’Mơng ở các tỉnh miền
núi phía Bắc Việt Nam đều di cư trực tiếp từ Quý Châu, Quảng Tây, Vân Nam
(Trung Quốc) sang. Riêng một số nhóm ở Thanh Hố, Nghệ An di cư đến Việt
Nam qua Lào.
Người H’Mông đến Việt Nam bằng các con đường khác nhau và chia làm
nhiều đợt, trong đó có 3 đợt chính:
• Đợt thứ nhất: Cách đây khoảng 300 năm, có khoảng 100 hộ thuộc các họ
Lù, Giàng từ Quý Châu đến khu vực các huyện Đồng Văn, Mèo Vạc tỉnh Hà

Giang, thời gian vào quãng cuối đời Minh, đầu đời Thanh của lịch sử Trung
Quốc.
• Đợt thứ hai: Cách đây trên 200 năm, có khoảng trên 100 hộ thuộc các họ
Vàng, Lù, Chấu, Sùng, Hoàng, Vừ vào khu vực Si Ma Cai, Bắc Hà của tỉnh Lào
Cai.
• Đợt thứ ba: Số người H’Mơng di cư vào Việt Nam đông nhất, gồm
khoảng trên 10 ngàn người. Phần lớn họ từ Quý Châu, có một số từ Quảng Tây,
Vân Nam sang, chủ yếu vào các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang…
Về sau hàng năm vẫn có người H’Mơng di cư lẻ tẻ sang Việt Nam và từ sau
ngày đất nước ta thực hiện công cuộc đổi mới (1986), tình hình di chuyển của
người H’Mơng luôn gia tăng, theo 2 hướng Bắc - Nam, Đông - Tây. Vì vậy, số
địa phương có người H’Mơng sinh sống tăng lên đáng kể.

1.2. Dân cư và sự phân bố dân cư
Từ trước năm 1960, trên lãnh thổ Việt Nam, dân số H’Mơng chưa được xác
định chính xác. Chỉ đến 1-3-1960, với cuộc tổng điều tra dân số toàn miền Bắc,
người H’Mơng ở Việt Nam có khoảng 105.521 người. Với cuộc tổng điều tra lần
thứ 2 ngày 1-4-1974, người H’Mơng có 348.722 người. Như vậy sau 14 năm dân
số H’Mông tăng thêm 243.201 người. Tại cuộc tổng điều tra dân số toàn miền
Bắc lần thứ nhất (1-10-1979), dân số H’Mông là 411.074 người. Ở cuộc điều tra
Lớp: 1059

12


Luận văn tốt nghiệp
Minh

Hoàng Thị


dân số toàn quốc lần thứ 2 (1-4-1989), dân số H’Mông là 558.053 người, vậy là
sau khoảng 10 năm, dân số H’Mông tăng thêm 146.979 người (bình quân tăng
3,2%). Đến cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam (1-4-1999), dân số
H’Mông là 787.604 người, sau 10 năm tăng thêm 229.551 người (bình quân
3,4%). So với các dân tộc ở Việt Nam, tốc độ tăng dân số bình qn của người
H’Mơng thuộc loại cao.
Người H’Mơng khơng những có tỉ lệ phát triển dân số cao mà tốc độ di
chuyển dân cư cũng khá lớn. Năm 1960 họ có mặt ở 398 xã, năm 1979 có mặt ở
677 xã thì năm 1989 họ đã có mặt ở 802 xã và năm 1999 có mặt trên 1000 xã. Chỉ
tính ở cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở năm 1999, họ đã có mặt ở tất cả các
vùng trong cả nước, đông nhất là khu vực Đông Bắc 445.782 người (56,60%),
tiếp đến là Tây Bắc 289.000 người(36,69%), Bắc Trung Bộ 39.373 người
(4,99%), Tây Nguyên 12.392 người (1,57%), đồng bằng sông Hồng 533 người,
Đông Nam Bộ 431 người và đồng bằng sông Cửu Long 53 người.
Nếu tính theo tỉnh thì hiện nay có 20 tỉnh có dân số H’Mông từ 100 người
trở lên, và 10 tỉnh có dân số H’Mơng từ 10 ngàn người trở lên.
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

Tên tỉnh
Hà Giang

Lay Châu
Lào Cai
Sơn La
Yên Bái
Cao Bằng
Nghệ An
Bắc Cạn
Thanh Hóa
Đắc Lắk

Tổng số dân H’mơng
183.994
170.460
123.778
114.578
60.726
41.437
26.045
14.770
13.325
10.891

Nam
90.686
85.791
61.558
57.796
30.503
20.469
13.211

7.413
6.750
5.463

Nữ
93.308
84.669
62.220
56.782
30.223
20.941
12.834
7.357
6.575
5.428

Bảng 1: Những tỉnh có dân số H’mông từ 10 ngàn người trở lên (1999)

1.3. Sự phân bố dân cư H’Mông ở Lào Cai
Lào Cai là một tỉnh vùng cao biên giới có diện tích tự nhiên là 8.049,54 km 2,
có 302 km đường biên giới giáp Trung Quốc. Tồn tỉnh có 180 xã, phường, thị
Lớp: 1059

13


Luận văn tốt nghiệp
Minh

Hồng Thị


trấn, trong đó có 152 xã vùng cao, 27 xã phường giáp biên giới Việt - Trung. Lào
Cai có 55 vạn dân gồm 16 dân tộc như Việt (Kinh), Mường, Tày, Thái, Nùng,
Giáy, Bố Y, Lự, H’Mơng, Dao, Hà Nhì, Phù Lá, La Ha, Kháng, La Chí, Hoa.
Trong đó người H’Mơng có 110.000 người. Lào Cai là một tỉnh biên giới, cư dân
từ các nơi hội tụ về đây. Có dân tộc sinh sống đã lâu đời, có dân tộc mới đến cư
trú, nhưng các dân tộc đều coi Lào Cai là quê hương.
Người H’Mông ở Lào Cai có 4 ngành chính, phân bố ở các địa bàn cụ thể:
• H’Mơng hoa (H’Mơng Lềnh) là ngành có số dân đơng nhất, chiếm tới
70% số người H’Mơng ở Lào Cai, họ cư trú ở 8 huyện nhưng tập trung ở
Bắc Hà, Mường Khương, Sa Pa, Bảo Thắng, Bảo n.
• H’Mơng đen (H’Mơng Đu) cư trú rải rác tại Bát Xát, Sa Pa.
• H’Mơng xanh (H’Mơng Dua) cư trú tập trung ở xã Nậm Xé huyện Văn Bàn.
• H’Mông trắng (H’Mông Đơ) ở Bắc Hà, Bát Xát, Văn Bàn, Sa Pa.
Tuy phân biệt thành 4 ngành H’Mông khác nhau nhưng trừ ngành H’Mông
xanh (H’Mông dua) ở Văn Bàn, cịn ba ngành H’Mơng hoa, H’Mơng trắng,
H’Mơng đen về ngơn ngữ văn hoá cơ bản giống nhau, sự khác biệt giữa các nhóm
chủ yếu là dựa trên trang phục phụ nữ. Trong ngôn ngữ, hơn 93% từ vị cách phát
âm của các nhóm H’Mơng giống nhau.
Người H’Mơng di cư đến Lào Cai cách ngày nay hơn hai trăm năm. Người
H’Mông từ Quý Châu di cư xuống Vân Nam và từ Vân Nam vào Lào Cai làm
nhiều đợt. Đợt di cư đầu tiên vào Lào Cai gồm 80 gia đình (họ Vàng, Lù, Chấn,
Sùng, Hồng, Vũ…). Các dịng họ này di cư đến San Khô, nay là vùng Si Ma Cai
(Bắc Hà). Thủ lĩnh dẫn đầu đoàn di cư đến Lào Cai là ơng Hồng Sín Dần, một
tộc trưởng có uy tín, giỏi võ nghệ. Họ sinh sống ở Bắc Hà được ba đời thì có 30
gia đình lại tiếp tục di cư sang Sa Pa, đồn di cư do ơng Lý Thàng Pua dẫn đầu.
Từ năm 1840 đến 1869, người H’Mông ở Quý Châu, Vân Nam, Quảng Tây
(Trung Quốc) lại kiên cường nổi dậy chống nhà Mãn Thanh. Cuộc khởi nghĩa thất
bại, phong kiến nhà Mãn Thanh đàn áp dã man, hơn 1 vạn người H’Mông ồ ạt di
Lớp: 1059


14


Luận văn tốt nghiệp
Minh

Hồng Thị

cư sang Việt Nam. Người H’Mơng di cư đến Lào Cai chia làm 3 đoàn: một đồn
do ơng Sèo Cơ Phìn dẫn đầu đến Pha Long Mường Khương, một đồn do ơng
Lùng Chung chỉ huy di cư sang Bản Lầu, một đoàn do một thủ lĩnh họ Hoàng dẫn
đầu tiếp tục đến Si Ma Cai. Sau khi định cư một thời gian, người H’Mông từ Mù
Vẳn (Bắc Hà) lại di cư sang miền Tây. Một đoàn di cư khác do dòng họ Mã, họ
Vàng dẫn đầu đi từ Pha Long xuống Cốc Lếu, Lào Cai lên Trung Chải, San Sả Hồ
(Sa Pa). Một đoàn khác từ Bắc Hà xuống Phố Lu lên Sa Pa rồi vào Văn Bàn.
Trong đồn đi lần này có một nhóm H’Mơng xanh sau định cư tại xã Nậm Xé
(Văn Bàn). Đợt thiên di lần thứ ba vào cuối thế kỉ 19 và rải rác đến những năm
đầu thế kỉ 20, địa bàn tập trung chủ yếu ở các huyện Bát Xát, Bảo Thắng, Bảo
Yên, Than Uyên.
Người H’Mông dù đến cư trú ở Lào Cai sớm hay muộn đều coi Lào Cai là
quê hương, Việt Nam là Tổ Quốc mình.

1.4. Điều kiện tự nhiên vùng người H’Mông cư trú

Ruộng bậc thang

Người H’Mông ở Lào Cai thường cư trú ở những sườn núi sơn ngun có
độ cao trung bình từ 700-1800m. Địa hình người H’Mông cư trú chủ yếu là hai
dãy núi cổ chạy song song với nhau theo hướng tây bắc - đơng nam. Dãy Hồng

Lớp: 1059

15


Luận văn tốt nghiệp
Minh

Hồng Thị

Liên Sơn có các đỉnh cao: Phan Xi Păng (3143m), Tả Giành Phình (3090m), Pu
Lng (2983m) và các bề mặt san bằng cổ nằm ở các bậc độ cao khác nhau
(1350m, 1450m, 1700m…). Dãy Hoàng Liên Sơn là vùng núi đồ sộ có nhiều
đèo hiểm trở như đèo Ơ Q Hồ, Khau Co… Ở miền đơng, người H’Mông cư
trú tập trung ở sơn nguyên cổ Bắc Hà, Mường Khương. Đó là các khối sơn
nguyên phân bậc không rõ ràng và phân bố phân tán thành từng khối nhỏ xen
kẹp với các khối núi sót.
Khu vực người H’Mơng Lào
Cai cư trú thuộc khối nâng kiến tạo
mạnh có mức độ chia cắt sâu từ lớn
đến rất lớn, từ 200-350m/km2 (Bảo
Yên, Bắc Hà, Mường Khương,
Than Uyên, Văn Bàn), từ 400500m/km2 (Sa Pa, Bát Xát) và cấp
dưới 500m/km2 tập trung ở dãy núi

Sapa trong sương sớm

Hồng Liên. Địa hình vùng cao Lào Cai cịn có mức độ chia cắt ngang từ trung
bình và rất mạnh (từ cấp 1,5 đến 2,5km/km 2) ở các vùng Sa Pa, Mường Hum, Than
Uyên. Độ dốc địa hình khá lớn chủ yếu là độ dốc từ 15 0 đến 250. Độ chia cắt ngang

và siêu mạnh, lớn không chỉ ảnh hưởng đến vấn đề khai thác, tổ chức sản xuất mà
con gây khó khăn cho việc phát triển giao thông, đẩy mạnh sự giao lưu văn hố.
Vùng cao Lào Cai nằm ở vùng nội chí tuyến, trong một năm có hai lần mặt
trời lên thiên đỉnh. Mặt khác, khí hậu vùng Lào Cai có tính chất á nhiệt đới, một
năm phân thành hai mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa. Mùa khô (mùa lạnh) bắt
đầu từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, còn mùa mưa (mùa nóng) từ tháng 4 đến
tháng 9. Người H’Mơng cư trú ở vùng cao địa hình phức tạp. Trước môi trường
sống không thuận lợi, người H’Mông đã xây dựng một hệ thống ứng xử riêng với
môi trường, tạo ra những nét đặc trưng cả trong văn hoá vật chất và tinh thần.

1.5. Dân cư, dân số
Ở Lào Cai, người H’Mơng có mặt tại khắp 10 huyện, thị xã. Tổng điều tra
dân số năm 1989, người H’Mơng có 99.105 người, đứng vị trí thứ 2 sau người
Lớp: 1059

16


Luận văn tốt nghiệp
Minh

Hoàng Thị

Việt, chiếm tỷ lệ 21,72% trong tổng số dân Lào Cai. Ở các huyện vùng cao, người
H’Mông đều chiếm tỷ lệ cao trong tổng số nhân khẩu ở các huyện.
Số nhân khẩu

STT

Các huyện thị


Tổng dân số

1

Bát Xát

41.426

11.586

27,35

2

Bảo Thắng

93.249

3.919

4,2

3

Sa Pa

28.539

14.721


51,5

4

Văn Bàn

46.006

2.971

6,4

5

Than Uyên

61.463

7.636

12,4

6

Bảo Yên

53.257

5.186


9,92

7

Mường Khương

33.081

12.478

37,7

8

Bắc Hà

62.693

40.506

64,6

9

Thị xã Lào Cai

36.909

102


0,22

Tồn tỉnh

456.673

99.105

21,7

H’Mơng

Tỷ lệ %

Bảng 2: Tỷ lệ dân số dân tộc H’Mông ở Lào Cai - 1989
Trong tổng số 171 xã và thị trấn ở 9 huyện, thị xã, người H’Mơng cư trú tập
trung ở 111 xã, trong đó có 34 xã người H’Mông chiếm tỷ lệ 100% dân số, 22 xã
người H’Mơng chiếm đa số trong số dân tồn xã (trên 51%).
Tổng số xã

Số xã có người

Số xã người

Số xã người

và thị trấn

H’Mông cư trú


H’Mông chiếm

H’Mông chiếm

Số xã
111

100% dân số
Số xã
Tỷ lệ %
34
19,88

51% trở lên
Số xã
Tỷ lệ %
22
15,22

171

Tỷ lệ %
64,9

Bảng 3: Tỷ lệ dân số H'Mông ở các xã
Người H’Mông cư trú ở 523/1419 làng bản chiếm tỷ lệ 36,88% trong đó có
457 làng, bản người H’Mơng cư trú chiếm 100% dân số, chỉ có 66 làng bản người
H’Mơng cư trú xen kẽ với các dân tộc khác.
Như vậy, người H’Mông thường cư trú ở vùng đất cao nhất, hiểm trở nhất,

Lớp: 1059

17


Luận văn tốt nghiệp
Minh

Hoàng Thị

những vùng trước đây chỉ là rừng già, khơng thích hợp với điều kiện sống của các
dân tộc khác, do đó đặc điểm cư trú của người H’Mơng là cư trú biệt lập, ít có
quan hệ với cư dân các dân tộc khác.
II. Văn hố H’Mơng
2.1. Văn hố vật chất
a. Nhà ở

Bản làng người H'Mơng

Nhà ở của đồng bào H’Mông thường được xây dựng ở gần nguồn nước, gần
nương, đi lại thuận tiện. Ở những nơi địa thế hiểm trở, khi làm nhà đồng bào phải
tính đến những thay đổi của thời tiết: mưa to, gió lớn làm sụt lở đất, đá đè xuống
nhà cửa. Nhà ở của dân tộc H’Mơng về cơ bản có thể chia thành 2 loại là nhà định
cư lâu năm và nhà du cư sống tạm.
Người H’Mông hầu hết ở vùng cao, gần rừng, dễ tìm kiếm các vật liệu như
gỗ, luồng, song, mây, đá… để làm nhà. Theo kinh nghiệm để chống mối mọt,
người ta thường đi khai thác vật liệu vào hạ tuần hàng tháng âm lịch.
Vật liệu để làm nhà thường là gỗ tốt. Người H’Mơng có lợi thế biết khai thác
gỗ pơmu thớ xoắn (pêmù) và thớ thẳng (thư soa) để làm nhà, khi vào rừng những
Lớp: 1059


18


Luận văn tốt nghiệp
Minh

Hồng Thị

người có nhiều kinh nghiệm chỉ cần nhìn lá cây là có thể phân biệt được chúng.
Công cụ làm nhà chủ yếu là dao, búa, cưa… Người ta thường chọn những
cây gỗ to tròn và thẳng để làm cột nhà, mực thước để đo là đơn vị sải tay, họ
biết tận dụng những đoạn gỗ ngắn bổ ra làm tấm lợp, các bức tường, vách cũng
được làm bằng gỗ. Một ngôi nhà được làm bằng gỗ như vậy có thể bền vững
hàng trăm năm.
Cấu trúc chung của ngôi nhà dân tộc H’Mông gồm 3 gian, gian giữa có cửa
chính nhìn về phía trước nhà. Đây là gian tiếp khách. Vách sau của gian giữa là
chỗ thiêng. Ở gian bên cạnh có buồng ngủ và bếp. Ở đầu hồi nhà có 1 cửa phụ
nhưng đây mới chính là lối ra vào. Hàng ngày người trong gia đình đi lại bằng
cửa này. Nhà của người H’Mơng thường có gác nhỏ để chứa lương thực, hoa màu
hoặc thực phẩm khô.
Bàn thờ (xử ca) được đặt ở gian giữa, sau khi làm nhà được 3 ngày thì họ
làm bàn thờ. Bàn thờ được làm bằng những mảnh giấy bản có gắn mấy chiếc lơng
gà được chấm tiết gà rồi dính vào vách sau của gian giữa. Hình dạng tờ giấy bản
và số lần chấm tiết gà có thể khác nhau tuỳ theo từng dịng họ.
* Các tín ngưỡng liên quan đến ngơi nhà.
Khi đến nhà người H’Mơng có một số điều kiêng kị cần chú ý. Khi đi vào
cổng nhà hoặc đến cửa nhà, nếu thấy có cành lá xanh cắm ở cổng, đấy là dấu hiệu
cấm người ngoài vào nhà. Vì theo thầy cúng, sau khi con ma bị đuổi đi, nó sẽ núp
bóng người vào nhà làm cho người nhà bị ốm lại. Khi bước vào nhà người

H’Mông không được dẫm lên ngưỡng cửa, khách cũng như chủ chỉ được bước
qua ngưỡng cửa vào nhà. Có dịng họ phụ nữ (con dâu, con gái) ko được chèo lên
gác, hay con dâu không được vào buồng ngủ của bố mẹ chồng và bố chồng không
được vào buồng con dâu.
Hàng năm người H’Mông thường cúng lễ cho ma lành ở trong nhà để tin
rằng cuộc sống của họ sẽ được bảo vệ bình yên.
Trong các ma thì ma xử ca là quan trọng nhất vì nó cai quản của cải, giữ hồn
Lớp: 1059

19


Luận văn tốt nghiệp
Minh

Hồng Thị

của người nhà khơng đi lang thang. Lễ cúng xử ca vào nửa đêm 30 Tết. Ông chủ
bắt 1 con gà trống cắt lấy 1 ít tiết làm bàn thờ rồi mới thả cho gà chạy trong nhà.
Nếu con gà chết quay đầu vào vách sau có xử ca thì là điềm tốt, năm đó gia đình
khoẻ mạnh, làm ăn phát đạt. Nếu con gà quay đầu ra ngồi thì điềm xấu sẽ đến,
phải lấy con gà khác cúng lại.
Ma buồng (đa trùng) bảo vệ giống nòi cho con người và gia súc trong nhà.
Lễ cúng ma buồng thường tổ chức bí mật vào ban đêm. Lễ vật là con lợn cái
khoảng 10kg. Họ đóng kín cửa làm thịt lợn cúng khơng cho người ngồi tham dự.
Trong ba ngày tiếp theo, bà chủ nhà phải ngủ dưới đất và khơng được qt nhà.
Ma cửa (xìa mềnh) ngăn không cho điềm xấu vào nhà. Khi làm nhà xong
người ta treo 1 miếng vải đỏ lên cửa chính làm nơi cho ma trú ngụ và mời thầy về
làm lễ. Hàng năm vào 30 Tết hoặc trong nhà có người ốm, chủ nhà thường làm lễ
cúng này.

Ma cột cái (dê tà) làm nhiệm vụ bảo vệ nhà cửa bền vững, là nơi tập trung
hồn con người, lễ cúng được tổ chức vào 30 Tết bằng 1 con lợn 10kg. Ông chủ
thay mặt các thành viên trong gia đình khấn xin ma cột bảo vệ hồn cho họ và giữ
gìn cho nhà cửa được bền vững.
Do đó khi khách du lịch muốn đến thăm môt bản, một nhà người Hmông thì
HDV du lịch cần phải nắm vững nhà nào đang có kiêng kỵ khơng được vào tránh
bị phiền phức thậm chí bị phạt nặng. Ngược lại vào dịp lễ hội nếu tổ chức đua
khách đến thăm thì đó quả là một dịp may hiếm có để giới thiệu các nét văn hoá
đặc trưng của dân tộc này cho khách và chắc chắn sẽ để lại trong lòng du khách
những ấn tượng tốt đẹp, khó quên.
b. Trang phục
Trang phục của người H’Mông được làm từ vải sợi lanh. Cây lanh được
trồng vào mùa mưa, từ tháng 3, tháng 4 đến tháng 8 thu hoạch. Vải lanh của
người H’Mông rất bền, bền gấp ba bốn lần vải bông. Xưa kia ở Trung Quốc, vải
lanh thêu của người H’Mông đã rất nổi tiếng (gọi là Miêu Bố, Miêu Cẩm) được
triều đình chọn làm quà biếu.
Lớp: 1059

20


Luận văn tốt nghiệp
Minh

Hồng Thị

Hầu hết người H’Mơng đều mặc vải lanh nhuộm chàm, chỉ riêng váy người
H’Mông Trắng là để nguyên vải mộc. Nhuộm chàm cho vải mỗi lần 2, 3 ngày để
giữ cho những bộ trang phục có màu sắc luôn bền đẹp. Với điều kiện sống ở vùng
núi cao hẻo lánh, người H’Mông với nghề dệt may đã tự đáp ứng về cơ bản nhu

cầu ăn mặc của họ.

Trang phục đặc trưng của người H'Mông

Màu sắc trang trí trên trang phục của người
H’Mơng rất sặc sỡ gồm các gam màu đen, đỏ, vàng,
trắng, xanh lơ. Kỹ thuật tạo hoa văn trên trang phục kết
hợp giữa thêu, dệt, ghép màu và in sáp ong. Phụ nữ
H’Mơng có cái nhìn khái qt, giàu óc tưởng tượng,
hồn tồn dựa vào trí nhớ để thêu hoa văn mà khơng
cần mẫu. Hoạ tiết hoa văn trên trang phục người
H’Mông chủ yếu là các hoa văn hình học, ngồi ra cịn
là những hoạ tiết đồ vật, cây cối gần gũi trong cuộc

Em bé mặc áo đẹp

sống hàng ngày. Và để phân biệt rõ các nhóm đồng bào
H’Mơng khác nhau, người ta thường dựa vào đặc điểm hoa văn, hoạ tiết khác
nhau của trang phục nữ. Với bộ trang phục đặc trưng của mình, người H’Mông đã
Lớp: 1059

21


Luận văn tốt nghiệp
Minh

Hoàng Thị

thể hiện được những nét rất riêng, rất sâu sắc trong văn hố của họ, góp phần làm

phong phú, đa dạng thêm trang phục các dân tộc Việt Nam.
Người H’Mơng cịn sử dụng nhiều đồ trang sức bằng bạc, hạt cườm và các
tua vải màu. Hầu hết người H’Mơng đeo vịng cổ, vịng cổ là đồ trang sức
chung cho cả nam và nữ, họ có thể đeo 1 đến 3, 4
chiếc. Khuyên tai, vòng tay cũng là trang sức ưa thích
của phụ nữ H’Mơng, loại vịng này có nhiều đường nét
hoa văn trang trí như hình hoa, hình bướm cách điệu.
Vào dịp hội hè, lễ tết…nhiều chị em đeo đến 5, 6 vòng

Trang sức

trên một cổ tay.

Thiếu niên H'Mông mặc váy đẹp

Người H’Mông dùng ô để che mưa, che nắng. Ơ có 2 loại, loại lợp bằng vải
thường có màu đen, và 1 loại lợp bằng giấy quang dầu ln có màu sắc sặc sỡ.
Xưa kia người H’Mông cả nam và nữ chủ yếu đội khăn, nam giới đội khăn
xếp, phụ nữ chít khăn mỏ quạ. Vào ngày chợ phiên, những dịp hội hè, lễ tết, các
thiếu nữ thường hay đội hai khăn chồng lên nhau, màu sắc sặc sỡ của khăn tô
Lớp: 1059

22


Luận văn tốt nghiệp
Minh

Hoàng Thị


điểm thêm nét tươi tắn trên khn mặt phụ nữ.
Quần áo nam giới chỉ có 1 kiểu, áo cài vạt sang 1 bên, ngắn lửng để hở một
khoang bụng, quần chân què, không dài lắm nhưng đũng và ống rất rộng, rất ít
trang trí hoa văn thêu thùa.
Tạp dề cũng là bộ phận cấu thành trang phục của phụ nữ H’Mông. Họ
thường đeo hai miếng tạp dề ở bên ngoài váy. Tạp dề cũng được thêu hoa văn,
ghép vải các màu sặc sỡ.
Thắt lưng của phụ nữ H’Mông là một miếng vải rộng từ 8-10cm, dài khoảng
80-100cm. Đoạn giữa của thắt lưng có thêu hoa văn các màu, người giàu có
thường mặc quần áo mới hơn, nhiều hoa văn hơn.
Phụ nữ H’Mông thường dùng xà cạp, nam giới trước kia cũng dùng nhưng
nay phần lớn khồng dùng. Xà cạp có chiều rộng khoảng 20cm, chiều dài khoảng
100cm. Được làm bằng vải đen, hoặc xanh cắt chéo hình tam giác, xà cạp thường
dùng ban ngày, ban đêm đi ngủ họ tháo ra. Riêng mùa rét họ quấn cả ban đêm khi
đi ngủ.
Dép của đồng bào H’Mông trước kia được làm bằng sợi giang tước nhỏ xoắn
lại. Ngày nay loại dép này rất hiếm thấy.
Trang phục đồng bào H’Mơng cùng những đặc điểm của nghệ thuật tạo hình
thơng qua thêu thùa, in, dệt đã phản ánh lối sống của người H’Mơng giàu bản lĩnh
và phóng khống.
Nếu có một dịp khách du lịch đến bản của người H’Mông, được xem họ dệt
nhuộm chàm và vẽ hoa văn bằng sáp ong trên vải, xem các cô gái H’Mông thêu
hoa văn - những tác phẩm nghệ thuật đặc sắc trên váy, áo thì ai cũng phải thán
phục khơng chỉ ở sự khéo léo của đơi tay mà cịn khâm phục họ ở sự kiên trì. Cần
nói thêm rằng phụ nữ H’Mơng phải đảm nhận các công việc nặng nhọc quanh
năm nhưng không quản mệt nhọc họ vẵn say mê khi tranh thủ thời gian cho công
Lớp: 1059

23



Luận văn tốt nghiệp
Minh

Hồng Thị

việc thêu dệt và đây chính là thước đo giá trị của phụ nữ, đặc biệt là của các cơ
gái H’Mơng.

2.2. Văn hóa tinh thần
a. Lễ hội
Văn hố của người H’Mơng được bảo tồn, làm giàu và trao truyền từ thế hệ
này sang thế hệ khác. Trong kho tàng văn hố đa dạng, phong phú đó, lễ hội
truyền thống ln đóng vai trị khơng thể thay thế trong đời sống xã hội tộc người
của họ. Hội Gầu tào (chơi xuân ngoài bãi hay ngoài trời) là một trong những lễ
hội tiêu biểu nhất của người H’Mông. Lễ hội này được tổ chức vào mùa xuân,
trong khoảng thời gian từ ngày mồng 1 đến ngày 15 tháng giêng và diễn ra trong
năm ngày liền. Ngày đầu và ngày cuối là phần lễ, còn ba ngày giữa là phần hội.

Lễ hội Gầu tào

Hội Gầu tào được tiến hành ở một chỗ đất rộng, có địa hình tương đối bằng
phẳng, thuận tiện cho việc đi lại, vui chơi, nhảy múa. Mỗi khi mở hội, một gia
đình trong bản đứng ra làm chủ lễ. Khi định được ngày tổ chức, chủ hội thông báo
trước cho dân bản và anh em họ hàng gần xa đến dự.
Trước khi mở hội, người ta dựng một cây nêu (cây bương hoặc cây tre) còn
Lớp: 1059

24



Luận văn tốt nghiệp
Minh

Hoàng Thị

cả ngọn ở địa điểm đã lựa chọn. Trên ngọn cây có treo một chai rượu và một
mảnh vải đỏ với ý nghĩa là báo hiệu cho thần trời, cho tổ tiên về vui xuân cùng gia
đình, con cháu.

Cây nêu trong lễ hội

Vào ngày khai hội, người ta dựng đàn cúng ở ngay chân cột cây nêu và mổ
một con lợn thật to để thầy cúng hành lễ tạ ơn thần trời và tổ tiên đã phù hộ theo
lời cầu của chủ nhà, đồng thời xin phép thổ thần cùng các loại ma ở quanh địa
điểm vui chơi.
Hội Gầu tào của người H’Mông là một hoạt động văn hóa đặc sắc, vừa mang
ý nghĩa mừng cơng lao động, cầu chúc sức khoẻ, cầu sinh sôi nảy nở, vừa là hội
thượng võ và sinh hoạt văn hoá văn nghệ của những thành viên thuộc các thế hệ
khác nhau trong cộng đồng.
Lễ hội truyền thống tiêu biểu khác của người H’Mông là Nào sồng hay Nào
cống (lễ ăn ước hay ăn hội). Lễ Nào sồng được tổ chức trong phạm vi từng bản,
có nơi tiến hành vào đầu năm mới theo Tết của người H’Mơng, có nơi tổ chức
muộn hơn. người H’Mơng quan niệm rằng, ngày thìn (ngày con rồng) là ngày tốt
Lớp: 1059

25



×