TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
BÁO CÁO
NỘI DUNG CỤ THỂ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ TÔN GIÁO
GVHD: Nguyễn Lan Hương Nhóm thực hiện : Nhóm CĐ 3
- Nguyễn Hoàng Yến Nhi – MSSV: S1200330
- Hồ Thanh Hải – MSSV: S1200243
- Huỳnh Ngọc Nhung – MSSV: S1200265
Cần Thơ 8-2014
NỘI DUNG
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỤ THỂ VỀ TÔN GIÁO
I. Mở đầu
Như chúng ta đã biết, tự do tín ngưỡng, tôn giáo là một trong những
quyền tự do cơ bản của công dân, được ghi nhận ở Điều 24 Hiếp pháp năm
2013:
"1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không
theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.
2. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
3. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng
tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật."
Và đây cũng là một cơ sở quan trọng để các cơ quan có thẩm quyền
của Nhà nước xây dựng hệ thống các nguyên tắc và xác định nội dung
quản lí nhà nước về hoạt động tôn giáo.
Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, nhóm sẽ đi vào "nội dung cụ thể
quản lí nhà nước về hoạt động tôn giáo".
2
II. Nội dung
1. Khái niệm quản lí nhà nước về hoạt động tôn giáo
Căn cứ theo khoản 3 và khoản 5 Điều 3 Pháp lệnh tín ngưỡng,
tôn giáo năm 2004 quy định :
"3.Tổ chức tôn giáo là tập hợp những người cùng tin theo một
hệ thống giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức theo một cơ cấu nhất
định được Nhà nước công nhận."
"5. Hoạt động tôn giáo là việc truyền bá, thực hành giáo lý,
giáo luật, lễ nghi, quản lý tổ chức của tôn giáo. "
Xét về tín ngưỡng và tôn giáo có mối liên hệ mật thiết với nhau.
Tuy nhiên, chúng cũng có điểm khác nhau bởi tín ngưỡng là khái niệm
thuộc lĩnh vực ý thức, tình cảm, tư tưởng, còn tôn giáo là khái niệm rộng
hơn, bao gồm cả hoạt động và tổ chức. Việt Nam là một nước đa tôn giáo,
trong đó phần lớn dân cư chịu ảnh hưởng của Nho giáo và Phật giáo. Các
tôn giáo lớn ở Việt Nam là Công giáo, Tin lành, Phật giáo, Hồi giáo, Cao
đài và Phật giáo Hòa hảo. Như vậy có thể thấy quản lí nhà nước về hoạt
động tôn giáo là hoạt động của các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước
nhằm bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và quyền tự do không tín
ngưỡng, tôn giáo của nhân dân, hướng các hoạt động tôn giáo phục vụ lợi
ích chính đáng của các tín đồ và phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc Việt Nam.
Bảng thống kê số liệu Tôn giáo TP Cần Thơ năm 2013
3
2. Nội dung quản lí nhà nước về hoạt động tôn giáo
2.1 Thành lập và gia nhập các tổ chức tôn giáo
Theo khoản 1 điều 8 Nghị định số 92/2012/NĐ-CP Quy định
chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo về công
nhận tổ chức tôn giáo
“1. Sau thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp đăng ký hoạt động
tôn giáo, tổ chức có hoạt động tôn giáo liên tục, không vi phạm các quy
định của Nghị định này và đáp ứng các điều kiện quy định tại Khoản 1
Điều 16 Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo được quyền đề nghị cơ quan
nhà nước có thẩm quyền công nhận tổ chức tôn giáo.”
Điều kiện để được công nhận là tổ chức tôn giáo cần đạt được
các điều kiện sau đây ( theo khoản 1 điều 16 Pháp lệnh về tôn giáo
năm 2004)
- Là tổ chức của những người có cùng tín ngưỡng, có giáo lý,
giáo luật, lễ nghi không trái với thuần phong, mỹ tục, lợi ích của dân
tộc;
4
- Có hiến chương, điều lệ thể hiện tôn chỉ, mục đích, đường
hướng hành đạo gắn bó với dân tộc và không trái với quy định của
pháp luật;
- Có đăng ký hoạt động tôn giáo và hoạt động tôn giáo ổn
định;
- Có trụ sở, tổ chức và người đại diện hợp pháp;
- Có tên gọi không trùng với tên gọi của tổ chức tôn giáo đã
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận.
Tính đến hiện nay thì nước có 37 tổ chức tôn giáo đã được Nhà nước cấp
đăng ký hoặc công nhận về tổ chức và 01 pháp môn tu hành, cụ thể như
sau:
Tổng hội Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc),
- Giáo hội Công giáo Việt Nam,
- Giáo hội Phật giáo Việt Nam,
- Hội thánh Cao đài Tiên Thiên,
- Hội thánh Cao đài Minh Chơn đạo Hậu Giang,
- Giáo hội Đại đạo Tam kỳ Phổ độ Cao đài Tây Ninh,
- Hội thánh Truyền giáo Cao đài,
- Hội thánh Cao đài Ban Chỉnh đạo,
- Hội thánh Cao đài Chơn lý,
- Hội thánh Cao đài Cầu Kho – Tam Quan,
- Ban Đại diện Phật giáo Hòa Hảo,
- Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam),
- Ban Đại diện cộng đồng Hồi giáo TP. Hồ Chí Minh,
- Hội thánh Cao đài Chiếu Minh Long Châu,
- Hội thánh Bạch y Liên đoàn Chơn lý,
- Ban Đại diện cộng đồng Hồi giáo tỉnh An Giang,
- Hội Truyền giáo Cơ đốc Việt Nam,
5
- Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam,
- Giáo hội Cơ đốc Phục lâm Việt Nam,
- Tổng hội Báp tít Việt Nam (Ân điển Nam Phương),
- Cộng đồng tôn giáo Baha
’
i Việt Nam,
- Giáo hội Phật đường Nam tong Minh sư đạo,
- Minh lý đạo Tam tông miếu,
- Hội thánh Báp tít Việt Nam (Nam Phương),
- Hội thánh Mennonite Việt Nam,
- Hội thánh Tin lành Trưởng lão Việt Nam,
- Hội thánh Liên hữu Cơ đốc Việt Nam,
- Hội thánh Phúc Âm ngũ tuần Việt Nam,
- Cao đài Việt Nam Bình Đức,
- Pháp môn Cao đài chiếu minh (chỉ cấp đăng ký hoạt động như quy
định về dòng tu),
- Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa,
- Ban Đại diện cộng đồng Hồi giáo Islam tỉnh Tây Ninh,
- Ban Đại diện cộng đồng Hồi giáo tỉnh Ninh Thuận,
- Ban Quản trị Thánh đường Hồi giáo AL – Noor thành phố Hà Nội,
- Hội đồng sư cả Hồi giáo Bani tỉnh Bình Thuận,
- Hội đồng sư cả Hồi giáo Bani tỉnh Ninh Thuận,
- Hội đồng chức sắc Chăm Bàlamôn tỉnh Bình Thuận,
- Hội đồng chức sắc Chăm Bàlamôn tỉnh Ninh Thuận, (Chỉ giới thiệu
số lượng và sơ lược một vài tổ chức)
Theo khoản 2 điều 16 Pháp lệnh về tín ngưỡng tôn giáo năm 2004
quy định về thẩm quyền công nhận tổ chức tôn giáo
Thủ tướng Chính phủ công nhận tổ chức tôn giáo có phạm vi
hoạt động ở nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
6
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương công nhận tổ chức tôn giáo có phạm vi hoạt động chủ yếu ở một
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Căn cứ theo Điều 17 Pháp lệnh về tín ngưỡng tôn giáo năm
2004 quy định:
“1. Tổ chức tôn giáo được thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp
nhất các tổ chức trực thuộc theo hiến chương, điều lệ của tổ chức tôn
giáo.
2. Việc thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn
giáo cơ sở phải được sự chấp thuận của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp
tỉnh).
3. Việc thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn
giáo không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này phải được
sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ”.
Tại điều 9 Nghị định số 92/2012/NĐ-CP Quy định chi tiết và biện
pháp thi hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo đã quy định những điều kiện
về việc thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc
7
“1. Việc thành lập tổ chức tôn giáo trực thuộc phải đáp ứng các
điều kiện sau:
a) Có văn bản đề nghị của tổ chức tôn giáo;
b) Tổ chức được thành lập thuộc hệ thống của tổ chức tôn giáo
đã được Nhà nước công nhận;
c) Số lượng tín đồ tại địa bàn đáp ứng điều kiện quy định tại
hiến chương, điều lệ của tổ chức tôn giáo.
2. Việc chia, tách tổ chức tôn giáo trực thuộc phải đáp ứng các
điều kiện sau:
a) Có văn bản đề nghị của tổ chức tôn giáo;
b) Tổ chức sau khi chia, tách vẫn thuộc hệ thống tổ chức tôn
giáo đã được Nhà nước công nhận;
c) Số lượng tín đồ của tổ chức tôn giáo trực thuộc đông, địa bàn
hoạt động rộng, khó tổ chức hoạt động tôn giáo.
3. Việc sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc phải đáp
ứng các điều kiện sau:
a) Có văn bản đề nghị của tổ chức tôn giáo;
b) Tổ chức được sáp nhập, hợp nhất vẫn thuộc hệ thống tổ chức
tôn giáo đã được Nhà nước công nhận.”
Bên cạnh đó, Nhà nước còn quy định về phạm vi hoạt động
của Hội đoàn tôn giáo, hay các dòng tu, tu viện và các tổ chức tu hành
tập thể khác của tôn giáo muốn hoạt động phải đăng ký với cơ quan
nhà nước có thẩm quyền ( Theo điều 19 Pháp lệnh về tín ngưỡng tôn
giáo năm 2004). Tuy nhiên, để bảo đảm an ninh trật tự, và bảo đảm sự
bình đẳng giữa người theo đạo và người không theo đạo, Nhà nước có
những quy định cấm không cho nhập tu đối với những người trốn tránh
pháp luật và các nghĩa vụ công dân. Việc quy định như vậy đảm bảo cho
việc nhập tu được thực hiện minh bạch, trong sáng, tránh không cho những
trường hợp nhập cư với mục đính hay động cơ nhằm trốn tránh không phải
chịu trách nhiệm trước pháp luật hay thực hiện một số nghĩa vụ công dân,
đảm bảo trật tự, an toàn xã hội.
8
2.2 Đối với việc tiến hành các nghi lễ tôn giáo và hoạt động tôn
giáo khác
Theo thống kê 2009, hiện cả nước Việt Nam có 7.966 lễ hội; trong
năm có 544 Lễ hội Tôn giáo( chiếm 6.28%) vì vậy Nhà nước rất chú trọng
đối với các lễ hội cũng như hoạt động Tôn giáo. Cụ thể Nhà nước hướng
dẫn các chức sắc tôn giáo nắm vững và thực hiện đúng các quy định của
Nhà nước về hoạt động đối ngoại của các tôn giáo, về việc cử các chức sắc
hoặc các đoàn tôn giáo ra nước ngoài, hay đón các đoàn tôn giáo nước
ngoài vào Việt Nam, quản lý chặt chẽ các đoàn du lich hành hương trong
nước ra nước ngoài, và ngược lại. Hàng năm, người phụ trách tổ chức tôn
giáo cơ sở phải đăng kí với chính quyền chương trình hoạt động tôn giáo
diễn ra tại cơ sở đó, đặc biệt các ngày lễ trong năm.
Tuy nhiên khi có sự thay đổi quan trọng trong chương trình phải
báo cáo và được sự đồng ý của Uỷ ban nhân dân . Theo quy định tại Điều
18 Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo quy định:
“1. Việc tổ chức hội nghị, đại hội của tổ chức tôn giáo cơ sở
được tiến hành sau khi có sự chấp thuận của Uỷ ban nhân dân cấp
huyện nơi diễn ra hội nghị, đại hội.
2. Việc tổ chức hội nghị, đại hội cấp trung ương hoặc toàn đạo
của tổ chức tôn giáo được tiến hành sau khi có sự chấp thuận của cơ
quan quản lý nhà nước về tôn giáo ở trung ương.
3. Việc tổ chức hội nghị, đại hội của tổ chức tôn giáo không
thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được
tiến hành sau khi có sự chấp thuận của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi
diễn ra hội nghị, đại hội”.
Theo khoản 1 và khoản 2 điều 4 Nghị định số 92/2012/NĐ-CP
Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo
“1. Lễ hội tín ngưỡng là hình thức hoạt động tín ngưỡng có tổ
chức, thể hiện sự tôn thờ, tưởng niệm và tôn vinh những người có công
với nước, với cộng đồng, thờ cúng tổ tiên, biểu tượng có tính truyền
thống và các hoạt động tín ngưỡng dân gian khác tiêu biểu cho những
giá trị tốt đẹp về lịch sử, văn hóa, đạo đức xã hội.
9
2. Những lễ hội tín ngưỡng sau đây khi tổ chức phải được sự
chấp thuận của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) nơi diễn ra lễ
hội:
a) Lễ hội tín ngưỡng được tổ chức lần đầu;
b) Lễ hội tín ngưỡng được khôi phục lại sau thời gian gián
Đoạn;
10
c) Lễ hội tín ngưỡng được tổ chức định kỳ nhưng có thay đổi về
nội dung, thời gian, địa điểm so với trước.”
Việc quy định như vậy giúp các cơ quan phân định rõ thẩm quyền
chấp nhận của mình, đồng thời giảm thiểu tối đa những hoạt động tôn giáo
“ngoài luồng”, đảm bảo tốt nhất trật tự tôn giáo do Nhà nước quản lí. Bên
cạnh đó, Nhà nước cho phép các tổ chức tôn giáo được in, xuất bản các
loại sách kinh, các ấn phẩm tôn giáo, các ấn phẩm tôn giáo, đồ dung việc
đạo. Quy định này giúp các tôn giáo có thể truyền bá một cách đầy đủ về
tổ chức tôn giáo của mình, đồng thời giúp công dân dể dàng tiếp cận, tìm
hiểu và gia nhập các tôn giáo theo nguyện vọng của mình.
2.3 Đối với cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo và tài sản của các tôn
giáo
Theo khoản 7, Điều 3, Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo năm 2004,
cơ sở tôn giáo được hiểu như sau: cơ sở tôn giáo là nơi thờ tự, tu hành,
nơi đào tạo người chuyên hoạt động tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn
giáo và những cơ sở khác của tôn giáo được Nhà nước công nhận.
Nơi thờ tự, tu hành bao gồm: chùa, nhà thờ, thánh đường, thánh
thất, tu viện…thuộc tổ chức tôn giáo.
Nơi đào tạo những người chuyên hoạt động tôn giáo bao gồm: học
viện, trường cao đẳng, trường trung cấp phật học, đại chủng viện của
đạo Công giáo, Viện thánh kinh thần học của đạo Tin lành.
Tại Điều 4, Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo năm 2004 quy định tài
sản thuộc các cơ sở tôn giáo: chùa, nhà thờ, thánh đường, thánh thất,
đình, đền, miếu, trụ sở tổ chức tôn giáo, các cơ sở đào tạo của tổ chức
tôn giáo, những cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo hợp pháp khác, kinh bổn và
các đồ dùng thờ cúng được pháp luật bảo hộ.
11
Đối với nội dung này, Nhà nước bảo hộ tài sản hợp pháp thuộc cơ
sở tín ngưỡng, tôn giáo và nghiêm cấm việc xâm phạm các tài sản đó.
Chẳng hạn như chùa, nhà thờ, thánh đường, thánh thất Đất có các công
trình do cơ sở tôn giáo sử dụng gồm đất thuộc chùa, nhà thờ, thánh thất
hay trụ sở của tổ chức tôn giáo được Nhà nước cho phép hoạt động và
được sử dụng ổn định lâu dài. Tuy nhiên, nhà, đất và các tài sản khác đã
được tổ chức, cá nhân tôn giáo chuyển giao cho các cơ quan nhà nước
quản lí thì đều thuộc quyền sở hữu của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam. Cở sở thờ tự của tổ chức tôn giáo đã hiến cho Nhà nước
để sử dụng vào các việc công ích như trường học, bệnh viện, thì không
đặt vấn đề trả lại. Quy định này rất phù hợp không chỉ trên cơ sở pháp luật
mà cả tinh thần nhân đạo mà các tôn giáo hướng tới. Tuy nhiên hiện nay
vẫn còn một số cơ quan chức năng khi thu hồi đất tôn giáo đã sử dụng
không đúng mục đích công cộng mà sử dụng vào mục đích khác dẫn đến
dư luận không tốt về chính sách của nhà nước đối với tôn giáo. Việc tuyên
truyền cho người có đạo cần phải quan tâm sâu sắc để họ nắm rõ chính
sách, pháp luật của nhà nước đối với tôn giáo, chấn chỉnh các hành vi sai
phạm trong việc sử dụng các cơ sở tôn giáo.
2.4 Đối với việc phong chức, bổ nhiệm, thuyên chuyển chức
sắc, nhà tu hành tôn giáo
Theo điều 22 Pháp lệnh về tôn giáo năm 2004 đối với nội dung
này, việc phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, bổ cử, suy cử phải đáp
ứng một số điều kiện nhất định và được thực hiện theo hướng chương,
điều lệ của tổ chức tôn giáo; và người được phong chức, phong phẩm,
bầu cử, suy cử phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Là công dân Việt Nam, có tư cách đạo đức tốt.
- Có tinh thần đoàn kết, hòa hợp dân tộc.
- Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật.
Trường hợp có yếu tố nước ngoài thì còn phải có sự thỏa thuận với cơ
quan quản lí nhà nước về tôn giáo ở trung ương. Và việc cách chức, bãi
nhiệm chức sắc trong tôn giáo được thực hiện theo hiến chương, điều lệ
của tổ chức tôn giáo. Tổ chức tôn giáo có trách nhiệm đăng ký về người
được phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử; thông báo về
việc cách chức, bãi nhiệm chức sắc trong tôn giáo với cơ quan quản lý nhà
nước có thẩm quyền.
12
Điều này thể hiện sự tin tưởng, tôn trọng của Nhà nước đối với
hoạt động của các tổ chức tôn giáo, không can thiệp quá sâu vào nội bộ
hay cơ cấu của các tổ chức nhằm để các tôn giáo có tính cạnh tranh lành
mạnh, phát huy tối đa năng lực của tôn giáo mình, giúp nhân dân an tâm ổn
định xây dựng và phát triển đất nước.
13
2.5 Đối với việc đào tạo, bồi dưỡng những người chuyên hoạt
động tôn giáo
Nhà nước tạo điều kiện tối đa cho các tổ chức tôn giáo đào tạo
chức sắc, nhà tu hành trong nước tại các cơ sở đào tạo đã được Nhà
nước cho phép. Ngoài ra, các tôn giáo có thể cử các chức sắc, nhà tu
hành đi đào tạo ở nước ngoài nếu thực sự có nhu cầu. Nhà nước còn
cho phép các giảng viên được giảng dạy ở các trường đào tạo trong
nước. Bên cạnh đó, các tổ chức tôn giáo phải đưa các môn học về lịch
sử Việt Nam hay pháp luật Việt Nam vào chính khóa của các trường
đào tạo những người chuyên hoạt động tôn giáo ( theo điều 24 Pháp
lệnh về Tôn giáo năm 2004). Với quy định này, Nhà nước đã đưa đường
lối, chủ trương cũng như tôn chỉ mục đích hoạt động của đất nước đến
từng tổ chức tôn giáo, giúp nang cao vai trò, vị thế của đất nước đối với
những giáo dân, mặt khác trực tiếp tuyên truyền chính sách, hay các quy
định của pháp luật nhằm giúp các giáo dân ở các tổ chức tôn giáo thực hiện
đúng đường lối – chủ trương của Đảng và nhà nước đã đề ra. Đồng thời,
những người đứng đầu các trường, trung tâm giáo dục phật giáo như Giám
đốc Học viện Phật giáo Việt Nam, Viện trưởng Viện nghiên cứu Phật
giáo, do tổ chức tôn giáo bổ nhiệm sau khi có sự chấp thuận của Trưởng
ban tôn giáo Chính phủ. Quy định một cách cụ thể như vậy bởi những vị trí
chủ chốt quan trọng trong các cơ sở đào tạo tôn giáo là những người sẽ có
tiếng nói, có ảnh hưởng đối với các tôn giáo, vì vậy việc cân nhắc, xem xét
và lựa chọn người đứng đầu các cơ sở này là việc làm cần thiết. Tại Việt
Nam có 10 trường Đại học Tôn giáo, 3 Học viện Phật giáo, 6 Đại
Chủng viện Thiên chúa giáo, 1 Viện Thánh kinh thần học của Tổng
liên hội Hội Thánh Tin Lành Việt Nam, 40 trường đào tạo các giáo
chức tôn giáo ở các cấp độ khác nhau, các ấn phẩm tôn giáo, nhất là
kinh sách được xuất bản theo yêu cầu của các tôn giáo.
14
2.6 Đối với hoạt động quốc tế của tổ chức tôn giáo, tín ngưỡng,
nhà tu hành, chức sắc
Theo quy định, các tổ chức tôn giáo, tín đồ, nhà tu hành, chức sắc có quyền
thực hiện các hoạt động quan hệ quốc tế theo quy định của hiến chương,
điều lệ hoặc giáo luật của tổ chức tôn giáo phù hợp với pháp luật Việt
Nam. Để tránh những cá nhân hay tổ chức tôn giáo lợi dung danh nghĩa để
làm những việc ảnh hưởng đến Nhà nước, nội dung này trong những năm
gần đây được đặc biệt quan tâm. Tổ chức tôn giáo khi tiến hành các hoạt
động quốc tế nào thì cần có sự chấp thuận của cơ quan quản lý Nhà
nước Việc mời tổ chức, người nước ngoài vào Việt Nam để tiến hành
các hoạt động hợp tác quốc tế có liên quan đến tôn giáo được quy định
tại Điều 35, Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo năm 2004 quy định các
hoạt động quan hệ quốc tế sau đây phải có sự chấp thuận của cơ quan
quản lý nhà nước về tôn giáo ở trung ương:
“1. Mời tổ chức, người nước ngoài vào Việt Nam hoặc triển khai
chủ trương của tổ chức tôn giáo nước ngoài ở Việt Nam;
2. Tham gia hoạt động tôn giáo, cử người tham gia khóa đào tạo
về tôn giáo ở nước ngoài.”
Tổ chức tôn giáo, tín đồ, nhà tu hành, chức sắc tôn giáo khi mời tổ
chức, người nước ngoài vào Việt Nam để tiến hành các hoạt động hợp
tác quốc tế có liên quan đến tôn giáo có trách nhiệm gửi hồ sơ đến Ban
Tôn giáo Chính phủ.
15
III. Kết luận
Qua việc đi phân tích tìm hiểu về những nội dung quản lí
nhà nước về hoạt động tôn giáo ta thấy trong nội dung quản lí hoạt
động tôn giáo của nhà nước ta đã bao quát được khá đầy đủ các
nội dung của hoạt động tôn giáo hiện nay. Từ việc thành lập và gia
nhập các tổ chức tôn giáo, đến việc tiến hành các nghi lễ tôn giáo
và nội dung đối với cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo và tài sản của các
tôn giáo Tuy nhiên, trong tình hình tôn giáo ngày một hoạt động
theo xu hướng phức tạp như hiện nay, việc hoàn thiện pháp luật về
tôn giáo cũng như đưa ra các nội dung quản lí hoạt động chi tiết và
cụ thể là một yếu tố quan trọng và là cơ sở để đấu tranh chống lại
mọi âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo
xâm phạm độc lập, chủ quyền của đất nước. Đồng thời góp phần
quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đại đoàn kết toàn
dân, hướng các tôn giáo đồng hành với dân tộc./.
16