Tải bản đầy đủ (.ppt) (28 trang)

SLIDE bảo vệ LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN lý GIÁO dục QUẢN lý CÔNG tác CHỦ NHIỆM lớp ở TRUNG tâm GIÁO dục THƯỜNG XUYÊN TAM đảo, TỈNH VĨNH PHÚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (207.81 KB, 28 trang )

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
QUẢN LÝ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP Ở TRUNG TÂM
GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN TAM ĐẢO, TỈNH VĨNH PHÚC
HÀ NỘI - 2013
ĐỀ TÀI:
ĐẶT VẤN ĐỀ
* Lý do chọn đề tài
- Người giáo viên chủ nhiệm là người chịu trách nhiệm quản lý và giáo dục, người điều
khiển và phối hợp mọi hoạt động của các thành viên trong lớp cũng như tổ chức mối
quan hệ giữa lớp học với nhà trường, gia đình và xã hội.
- Người chủ nhiệm lớp thay mặt Giám đốc trung tâm quản lý một lớp nhằm thực hiện các
mục tiêu giáo dục đề ra, chủ yếu góp phần nâng cao chất lượng các hoạt động của một
lớp. Có thể nói người giáo viên chủ nhiệm là cầu nối giữa các lực lượng giáo dục.
- Để hoạt động này mang lại hiệu quả cao, thì không chỉ có sự nỗ lực của đội ngũ giáo
viên chủ nhiệm mà cần phải có sự quản lí, chỉ đạo phù hợp của Ban giám đốc mà trực
tiếp là của Giám đốc trung tâm.
-
Quản lý công tác chủ nhiệm lớp là nhiệm vụ, quyền hạn của người Giám
đốc. Vì vậy nếu Giám đốc triển khai linh hoạt và sáng tạo các biện pháp quản
lý công tác chủ nhiệm lớp sẽ góp phần to lớn vào việc nâng cao hiệu quả của
công tác này. Từ đó, góp phần nâng cao hiệu quả công tác giáo dục – đào tạo
của Trung tâm GDTX, xây dựng và phát triển nhân cách toàn diện của người
học sinh.
-
Thực tế ở Trung tâm GDTX Tam Đảo, Giám đốc trung tâm đã có những
đổi mới nhất định về quản lý công tác chủ nhiệm lớp, song kết quả đạt chưa
cao.
Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên, tôi chọn nghiên cứu đề tài:
“Quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở Trung tâm giáo dục thường xuyên
Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc”
* Mục đích nghiên cứu


Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về quản lý công tác chủ nhiệm lớp, thực tiễn quản lý
công tác chủ nhiệm lớp của Giám đốc trung tâm nhằm đề xuất một số biện pháp quản
lý công tác chủ nhiệm lớp có hiệu quả ở Trung tâm GDTX Tam Đảo.
* Khách thể và đối tượng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu
Công tác chủ nhiệm lớp ở trung tâm giáo dục thường xuyên .
- Đối tượng nghiên cứu
Quản lý công tác chủ nhiệm lớp và biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở trung
tâm GDTX Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc .
* Giả thuyết khoa học
Quản lý công tác CNL ở trung tâm GDTX Tam Đảo một số năm gần đây đã có
nhiều tiến bộ, song vẫn còn một số tồn tại. Nếu áp dụng các biện pháp quản lý công
tác chủ nhiệm lớp do tác giả đề xuất sẽ nâng cao được hiệu quả quản lý công tác chủ
nhiệm lớp và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của trung tâm.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận của đề tài và các vấn đề liên quan.
- Nghiên cứu thực trạng công tác chủ nhiệm lớp và quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở Trung tâm
GDTX Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc.
- Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng công tác chủ nhiệm lớp và việc quản lý công tác này tại
trung tâm GDTX Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc.
- Đề xuất một số biện pháp quản lý của Giám đốc nhằm nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm
lớp ở trung tâm GDTX Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc.
* Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Khảo sát thực trạng công tác CNL BT-THPT ở Trung tâm GDTX Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc từ
các năm học 2008 đến năm 2013.
- Khảo sát 10 CBQL, 30 GVCNL tại trung tâm GDTX Tam Đảo và một số Trung tâm GDTX
trong tỉnh Vĩnh Phúc.
* Phương pháp nghiên cứu
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp thống kê toán học

* Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Khuyến nghị, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn
được trình bày trong 3 chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở trung tâm GDTX.
Chương 2: Thực trạng quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở trung tâm GDTX Tam Đảo,
tỉnh Vĩnh Phúc.
Chương 3: Đề xuất các biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp của Giám đốc trung
tâm GDTX Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Chương 1 đã trình bày kết quả nghiên cứu một cách có hệ thống về lý luận
quản lý; Quản lý giáo dục, quản lý nhà trường.
Trên cơ sở xem xét lịch sử các vấn đề nghiên cứu, luận văn đã xây dựng một
số khái niệm công cụ cơ bản, làm rõ đặc trung chủ yếu của quản lý, quản lý
giáo dục, quản lý nhà trường, nội dung công tác chủ nhiệm lớp và quản lý
công tác chủ nhiệm lớp.
.
Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng công tác chủ nhiệm lớp,
quản lý công tác chủ nhiệm lớp của Giám đốc trung tâm GDTX và một
số nhân tố có ảnh hưởng đến công tác chủ nhiệm lớp ở trung tâm GDTX.
Việc nghiên cứu đầy đủ và có tính hệ thống, tính lý
luận nêu trên là tiền đề khoa học để nghiên cứu thực trạng công tác chủ
nhiệm lớp và quản lý công tác chủ nhiệm lớp của Giám đốc Trung tâm
GDTX Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc.
Chương 2. tác giả tập trung điều tra, phân tích về:
-
Thực trạng công tác chủ nhiệm lớp
-
- Thực trạng quản lý công tác chủ nhiệm lớp

-
Kết quả điều tra, phân tích cho thấy công tác chủ nhiệm lớp và quản
lý công tác CNL ở trung tâm GDTX Tam Đảo đã có những chuyển
biên song còn một số tồn tại:
+ Lập kế hoạch công tác chủ nhiệm.
Ban giám đốc trung tâm đã xây dựng kế hoạch công tác CNL và quản
lý việc thực hiện kế hoạch, tuy nhiên nội dung còn chung chung.
Nhiều GVCNL còn lúng túng trong việc lập kế hoạch, số giáo viên đã
lập được kế hoạch thì việc đưa ra giải pháp thường chưa thiết thực,
chưa phù hợp. Đặc biệt, kế hoạch của GVCN về tổ chức các hoạt
động HS không cụ thể. Công tác kế hoạch hóa còn tồn tại bất cập.
+ Bồi dưỡng đội ngũ GVCNL
- Kinh nghiệm làm công tác chủ nhiệm của đội ngũ GVCNL
chưa nhiều. Đội ngũ GVCN cần phải được bồi dưỡng về kỹ
năng và tích lũy thêm kinh nghiệm làm chủ nhiệm lớp mới có
thể đáp ứng được yêu cầu công việc
- Một số giáo viên mới ra trường chưa chuẩn bị tốt kiến
thức, kỹ năng làm công tác CNL nên trong công tác thực tế ở
trung tâm nhiều thầy cô còn lúng túng
- Kết quả khảo sát cho thấy việc bồi dưỡng nâng cao năng
lực cho đội ngũ GVCN đã được thực hiện. Nhưng do nhiều
nguyên nhân, việc bồi dưỡng còn nhiều hạn chế về thời
lượng, nội dung và phương pháp, cách thức tổ chức chưa đáp
ứng được yêu cầu nâng cao năng lực đội ngũ GVCN.
- Việc tổ chức trao đổi, thảo luận, rút kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm chưa
được quan tâm và làm thường xuyên, hình thức tổ chức các hoạt động bồi dưỡng
chưa phong phú, đa dạng nên hiệu quả chưa cao.
- Ở môi trường GDTX, nhiều học sinh có ý thức tu dưỡng đạo đức chưa cao nên
các kĩ năng về giáo dục học sinh cá biệt và giáo dục kĩ năng sống cho học sinh rất
quan trọng. Tuy nhiên việc bồi dưỡng cho GVCNL các năng lực này còn rất hạn

chế dẫn đến hiệu quả giáo dục thấp.
+ Công tác kiểm tra, đánh giá:
- Công tác kiểm tra đánh giá chưa được tiến hành đồng bộ và thường xuyên.Việc
kiểm tra chủ yếu bằng hình thức kiểm tra gián tiếp thông qua các kênh báo cáo
hoặc phản ánh của GVCN và các thành phần khác trong trung tâm.
-
Việc đánh giá chưa khoa học, chưa phù hợp, chưa động viên được các chủ nhiệm
lớp tích cực, chưa chỉ ra được điểm yếu, điểm cần khắc phục của các chủ nhiệm
lớp còn yếu kém.
+ Thi đua - khen thưởng động viên:
- Do việc đánh giá còn hạn chế nêu trên cho nên kết quả xếp loại thi đua còn chưa
thật chuẩn xác, chưa động viên được các GVCN của các lớp có nhiều khó khăn .
- Về chế độ chính sách đối với GVCNL chưa hợp lý so với
nhiệm vụ họ đảm nhận. Do đó dẫn tới tình trạng nhiều giáo viên
không muốn làm công tác CNL vì quyền lợi không hơn gì
GVBM mà trách nhiệm lại nặng nề, đầu tư thời gian nhiều hơn.
Nhiều GVCNL muốn xin thôi để đầu tư vào giảng dạy, nâng cao
năng lực chuyên môn phấn đấu trở thành giáo viên dạy giỏi hơn
là GVCNL giỏi.
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
CHƯƠNG 3:
CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ DẠY HỌC THỰC HÀNH NGHỀ
TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ VIỆT – ĐỨC VĨNH PHÚC
BIỆN PHÁP 1
BIỆN PHÁP 2
BIỆN PHÁP 3
BIỆN PHÁP 4

BIỆN PHÁP 5
TÍNH CẦN THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC BIỆN PHÁP
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

×