Tải bản đầy đủ (.ppt) (24 trang)

chương trình địa phương phần văn - Nam Định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 24 trang )

Giới thiệu các nhà thơ, nhà văn
ở quê hương Nam Định
Nguy n Văn C ễ ử
THCS Nghĩa Phong – Nghĩa – Nam Đ nh ị
Hưng Đạo Vương - Trần Quốc Tuấn
Làng Tức Mặc, xã Lộc Vượng, ngoại thành Nam Định xưa là phủ
Thiên Trường là quê hương của các vua nhà Trần và danh nhân
quân sự Trần Quốc Tuấn (Hưng Đạo Vương, Đức thánh Trần) ông
không chỉ nổi tiếng về tài quân sự mà còn nổi tiếng ở cả lĩnh vực văn
chương vơi áng thiên cổ hùng văn “Hịch tướng sĩ”
Tú Xương
Chân dung một số nhà thơ, nhà văn - quê hương Nam Định
Nguyễn Bính
Vũ Cao
Đoàn Văn Cừ Nguyên Hồng
Vũ Tú Nam
S
T
T
Tên tác giả Năm sinh
năm mất
Quê quán
Bút danh
( Nếu có)
Tác phẩm
1
Trần Tế Xương
Tên tự Mặc
Trai, hiệu
Mộng Tích, Tử
Thịnh. Tên bố


mẹ đặt cho lúc
đầu là Trần
Duy Uyên.

1870 - 1907 Làng Vị Xuyên,
huyện Mỹ Lộc,
tỉnh Nam
Định(sau đổi
thành phố Hàng
Nâu, hiện nay là
phố Minh Khai,
phường Vị
Xuyên, thành phố
Nam Định
Tú Xương
- Không có di cảo để lại
mà chủ yếu được truyền
khẩu nay ghi thành
sách với tuyển tập
Tú Xương
- Những tác phẩm tiêu
biểu:
• Nghèo mà vẫn vui.

Thương vợ

Năm mới chúc nhau

Vịnh khoa thi Hương


Giễu người thi đỗ

1/ Tú Xương
a/ Vài nét về tác giả
- Cuộc đời ông gắn liền với thi cử, tính ra có tất cả 8 lần đi thi mà
vẫn lận đận không thành.
- Sau ông đổi tên thành Trần Cao Xương (có nghĩa thịnh vượng,
còn có nghĩa là đẹp, thắng) tưởng rằng bớt đen đủi, nhưng rồi
hỏng vẫn hoàn hỏng.
b. Tác phẩm
- Tác phẩm của Tú Xương hết sức phức tạp. Không có di
cảo. Không có những công trình đáng tin cậy tập hợp tác
phẩm khi tác giả còn sống hoặc vừa nằm xuống. Sinh thời,
nhà thơ sáng tác dường như chỉ để tiêu sầu hoặc mua vui,
thơ làm đọc lên cho vợ con, bạn bè nghe, rồi tùy ý truyền
khẩu.
- Bất mãn với thi cử, ông đã có những bài thơ chế giễu xã hội
đương thời như:
* Vịnh khoa thi Hương
* Giễu người thi đỗ
1) Thi Hương:
Thi Hương có nhiều trường thi, mỗi tỉnh có khả năng thì được mở một trường thi,
nhưng phổ biến là nhiều tỉnh lân cận cùng khu vực gộp lại thành một trường.
2) Thi Hội:
Sau khoa thi Hương các tân khoa đỗ Cử nhân có thể về quê hoặc được giới thiệu vào
học trường Quốc tử giám chờ dự thi Hội, cũng có người ra làm quan rồi mới đi thi
Hội.
3) Thi Đình:
Thi Đình là một khóa thi cử về nho học cao cấp nhất do triều đìnhphong kiến tổ
chức để tuyển chọn người có tài, học rộng. Người thi đỗ được cấp bằng và có thể

nhờ đó mà được vào làm quan chức trong triều chính. Sau khi thí sinh đỗ kỳ thi Hội
thì mới được dự thi kỳ thi Đình. Đỗ đầu thi Đình gọi là Đình Nguyên hay Điện
Nguyên.
Vịnh khoa thi Hương
Nhà nước ba năm mở một khoa,
Trường Nam thi lẫn với trường Hà
Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ,
Ậm oẹ quan trường miệng thét loa.
Lọng cắm rợp trời, quan Sứ đến,
Váy lê quét đất, mụ đầm ra.
Nhân tài đất Bắc nào ai đó ?
Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà !
Giễu người thi đỗ
Một đàn thằng hỏng đứng mà trông
Nó đỗ khoa này có sướng không .
Trên ghế bà đầm ngoi đít vịt,
Dưới sân ông cử ngỏng đầu rồng !
H. Em có suy nghĩ như thế nào về việc thi cử trong xã hội xưa được nhà thơ Tú
Xương phản ánh trong hai bài thơ trên?

Bức tranh xã hội về cảnh trường thi, ông tỏ thái độ trào phúng, chế giễu chế
độ thực dân phong kiến. Nhưng đối tượng đả kích của ông là đám sĩ tử, quan trường,
và đặc biệt là các ông cử tân khoa “ ngỏng đầu rồng” trước cái đít vịt của mụ đầm
trên ghế…
2/ Nguyễn Bính
S
T
T
Tên tác giả Năm sinh
năm mất

Quê quán
Bút
danh
( Nếu
có)
Tác phẩm
1 Nguyễn Bính,
tên thật là
Nguyễn Trọng
Bính
( 1918-1966)
- Xóm Trạm, thôn
Thiện Vịnh, xã
Đồng Đội (nay là
xã Cộng Hòa),
huyện Vụ Bản,
tỉnh Nam Định).
. Tương tư
. Chân quê (Thơ 1940)
. Lỡ bước sang ngang (Thơ
1940)
. Tâm hồn tôi (Thơ 1940)

a. Vài nét về tác giả
- Nguyễn Bính sinh năm 1918 với tên thật là Nguyễn Trọng Bính tại xóm Trạm, thôn
Thiện Vịnh, xã Đồng Đội (nay là xã Cộng Hòa), huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định).
Cha ông là Nguyễn Đào Bình, làm nghề dạy học. Nguyễn Bính mồ côi mẹ từ rất sớm
khi ông mới sinh được ba tháng. Đúng như câu thơ ông viết:
“Còn tôi sống sót là may
Mẹ hiền mất sớm trời đày làm thơ”

- Năm 13 tuổi đã bộc lộ tài năng làm thơ.
- Ông mất ở tuổi 58.
b. Tác phẩm
- Trong suốt 30 năm, Nguyễn Bính đã sáng tác nhiều thể loại như thơ,
kịch, truyện thơ Ông sáng tác rất nhiều, viết rất đều và sống hết mình cho
sự nghiệp thi ca. Ông được đông đảo độc giả công nhận như một trong các
nhà thơ xuất sắc nhất của thi ca Việt Nam hiện đại.
- Thơ Nguyễn Bính có nhiều bài được phổ nhạc và cũng có nhiều nhạc sĩ
phổ nhạc cho thơ của ông:
* Tiểu đoàn 307
* Chân quê
Video Clíp trên này được phục dựng từ bài thơ “Chân quê” của Nguyễn Bính.
Em hãy em và nêu suy nghĩ của mình nội dung bài thơ ?

Clip trên được phổ nhạc và dàn dựng từ bài thơ “ Chân quê” của Nguyễn Bính”
Thể hiện nội dung một cô gái nhà quê ra tỉnh đã học đòi theo cách ăn mặc nơi thị
không phù hợp với lối sống chân quê, dung dị của người quê mình…
* Áo tứ thân:
- Ngày xưa, do kỹ thuật thô sơ nên hàng vải dệt ra có
khổ hẹp, chừng 40 cm, muốn may thành một cái áo
phải ráp bốn mảnh thân lại với nhau. Áo tứ thân gồm
hai mảnh phía sau may lại giữa sống lưng, mép nơi hai
thân áo được dấu vào phía trong; Hai thân trước được
buộc lại với nhau để thõng xuống thành hai tà áo ở
giữa, nên không cần cài khuy khi mặc.
* Áo dài :
- Xuất hiện đầu tiên ở thị thành. Bốn năm sau (1934),
họa sỹ Lê Phổ đã dung hòa giữa cái mới với cái cũ để
tạo ra áo dài canh tân, tìm được nhân dáng thích hợp
cho người phụ nữ Việt Nam. Áo dài canh tân đã hoàn

chỉnh từ khi mới ra đời, đứng vững suốt ba thập niên -
Áo dài canh tân là cái áo dài mà ngày nay đã trở
thành áo dài truyền thống của dân tộc Việt Nam.
=> Nguyễn Bính là nhà thơ "chân quê": giản dị, mộc mạc,
nhẹ nhàng, trong sáng, và hồn nhiên như ca dao trữ tình.
Ông viết về làng quê qua lăng kính tình cảm lãng mạn,
biểu lộ một tình quê, một hồn quê chân tình và gần gũi.
3/ Đoàn Văn Cừ
S
T
T
Tên tác giả Năm sinh
năm mất
Quê quán Bút danh
( Nếu có)
Tác phẩm
3 Đoàn Văn Cừ 1913 - 2004 - Xã Nam Lợi,
huyện Nam
Trực, tỉnh
Nam Định
-Kẻ Sỹ
-
Cư sỹ Nam

- Những tác phẩm

Thôn ca I (1944)

Thơ lửa (1947)


Việt Nam huy hoàng (1948)

Quân dân Nam Định anh
dũng chiến đấu (1953)

Trần Hưng Đạo, anh hùng
dân tộc (1958)

Thôn ca II (1960)

Dọc đường xuân (1979)

Đường về quê mẹ (1987)

Tuyển tập Đoàn Văn Cừ
(1992)

a/ Vài nét về tác giả
- Sinh ngày 25 tháng 3 năm 1913 ở Thôn Đô Đò xã Nam Lợi, huyện Nam Trực, tỉnh
Nam Định trong một gia đình nông dân. Trước Cách mạng tháng Tám, Đoàn Văn Cừ
dạy học, ông đã tham gia phong trào công nhân Nhà máy sợi Nam Định năm 1936.
- Sau Cách mạng tháng Tám, từ 1959, ông là cán bộ biên tập Nhà xuất bản Phổ
Thông (Bộ Văn hóa). Năm 1974 công tác tại Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện Nam
Ninh, tỉnh Hà Nam Ninh (hiện nay huyện Nam Ninh thuộc tỉnh Nam Định). Ông gần
như sống ẩn dật ở quê trong những năm cuối đời và mất tại đây ngày 27 tháng 6 năm
2004. Ông còn có các bút danh khác là Kẻ Sỹ, Cư sỹ Nam Hà và ngoài thơ cũng sáng
tác văn xuôi.
- Đoàn Văn Cừ được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2001.
b/ Tác phẩm



Thôn ca I (1944)

Thơ lửa (1947)

Việt Nam huy hoàng (1948)

Quân dân Nam Định anh dũng chiến
đấu (1953)

Trần Hưng Đạo, anh hùng dân tộc
(1958)

Thôn ca II (1960)

Dọc đường xuân (1979)

Đường về quê mẹ (1987)

Tuyển tập Đoàn Văn Cừ (1992)
Chợ tết
Dải mây trắng đỏ lòm trên đỉnh núi,
Sương hồng lam ôm ấp nóc nhà tranh,
Trên con đường viền trắng mép đồi xanh,
Người các ấp tưng bừng ra chợ Tết.
Họ vui vẻ kéo hàng trên cỏ biếc;
Những thằng cu áo đỏ chạy lon xon.
Vài cụ già chống gậy bước lom khom,
Cô yếm thắm che môi cười lặng lẽ,
Thằng em bé nép đầu bên yếm mẹ.

Hai người thôn gánh lợn chạy đi đầu.
Con bò vàng ngộ nghĩnh đuổi theo sau.
Sương trắng dỏ đầu cành như giọt sữa
Tia nắng tía nháy hoài trong ruộng lúa.
Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh.
Ðồi thoa son nằm dưới ánh bình minh.
Người mua bán ra vào đầy cổng chợ.
Con trâu đứng vờ dim hai mắt ngủ,
Ðể lắng nghe người khách nói bô bô.
Anh hàng tranh kĩu kịt quẩy đôi bồ,
Tìm đến chỗ đông người ngồi dở bán.
Một thầy khóa gò lưng trên tấm phản,
Tay mài nghiên hí hoáy viết thơ xuân.
Cụ đồ nho dừng lại vuốt râu cằm,
Miệng nhầm dọc vài hàng câu đối đỏ.
Bà cụ lão bán hàng bên miếu cổ,
Nước thời gian gội tóc trắng phau phau.
Chú hoa man đầu chít chiếc khăn nâu,
Ngồi xếp lại đống vàng trên mặt chiếu.
Áo cụ lý bị người chen sấn kéo.
Khăn trên đầu đương chít cũng tung ra.


Em hãy nêu nội dung khái quát bài thơ?
=> “Chợ tết” là bài thơ viết về cảnh sắc và con người thật tươi vui, rộn ràng, náo nhiệt
của vùng quê trong phiên ngày chợ tết . Người đọc bỗng thấy hân hoan, vui thích bởi
sự chuyển động của không gian, sắc màu và con người. Nhà họa sĩ "ngây thơ" Đoàn
Văn Cừ đã trình bày cho ta biết một "bản nguyên sống" trong sự tồn tại hồn nhiên, bề
bộn mà lại nhịp nhàng của đời sống.
4/ Nguyễn Nguyên Hồng

S
T
T
Tên tác giả Năm
sinh
năm
mất
Quê quán Bút danh
( Nếu có)
Tác phẩm
5 Nguyễn
Nguyên Hồng
1918-
1982
- Ông sinh tại
Nam Định trong
một gia đình
nghèo, mồ côi
cha, từ nhỏ theo
mẹ ra
- Ông sống chủ
yêu ở Hải Phòng.
Nguyên
Hồng
. Bỉ vỏ(Tuyểu thuyết - 1938)
. Những ngày thơ ấu( Hồi kí
-1938)
. Trời xanh( Tập thơ – 1960)

a/ Tác giả

-
Tên thật của ông là Nguyễn Nguyên Hồng, sinh ngày 5 tháng 11 năm 1918
ở Nam Định, Sinh trưởng trong một gia đình nghèo, mồ côi cha, từ nhỏ theo
mẹ ra Hải Phòng kiếm sống trong các xóm chợ nghèo.
-
Nguyên Hồng tham gia phong trào Mặt trận Dân chủ (1936-1939) ở Hải
Phòng. Tháng 9 năm 1939, ông bị mật thám bắt và bị đưa đi trại tập trung ở
Bắc Mê (Hà Giang) năm 1940. Năm 1943, Nguyên Hồng tham gia Hội Văn
hóa Cứu quốc bí mật cùng với Nam Cao, Tô Hoài, Nguyễn Huy Tưởng
-
Nguyên Hồng bắt đầu viết văn từ năm 1936.
b.Tác phẩm

* Những tác phẩm chính:
+ Truyện ngắn "Linh Hồn" đăng trên Tiểu thuyết thứ 7.
+ Tiểu thuyết "Bỉ Vỏ"(1938) .
+ Tập hồi kí “ Những ngày thơ ấu” ( 1938).
* Em đã được học đoạn trích có tên là gì trích trong tiểu thuyết “ Những
ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng? Hãy khái quát nội dung?
=> Đoạn trích “Trong lòng mẹ” trích hồi kí “Những ngày thơ ấu” của
Nguyên Hồng.
- Đoạn trích thể hiện nỗi đau đớn nghẹn ngào của chú bé Hồng sống
trong hoàn cảnh bất hạnh và thể hiện những rung động cực điểm của
tình mẫu tử sâu nặng…
=> Nguyên Hồng là nhà văn của trẻ thơ.
* Qua bài chương trình địa phương phần văn học em có nhận xét,
như gì về các nhà thơ nhà văn ở tỉnh Nam Định?
=> Nam Định quả thực là vùng quê giàu truyền thống hiếu học . Nơi
đây đã sinh ra những bậc thiên tài, anh hùng dân tộc và có nhiều nhà
văn nhà thơ lớn. Họ đều là những nhà văn nhà thơ có tên tuổi trên

diễn đàn văn học Việt Nam và được lưu danh mãi mãi cho hậu thế. Em
rất tự hào vì mình được sinh ra và lớn lên trên miền quê giàu truyền
thống văn hiến, văn nhân…

×