Tải bản đầy đủ (.pdf) (146 trang)

Nuoc mua - 100 cach su dung nuoc mua.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.78 MB, 146 trang )

www.Beenvn.com

NƯỚC MƯA VÀ CHÚNG TA
100 cách sử dụng nước mưa

NƯỚC MƯA VÀ CHÚNG TA
100 cách sử dụng nước mưa
Bản tiếng Anh của Nhóm tác giả Raindrops, Nhật Bản (1995)

CỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Tổ chức dịch và xuất bản


www.Beenvn.com

Lời giới thiệu
Chúng tôi quyết định dịch cuốn sách này để trợ giúp Mạng lưới Thông tin về Sử dụng
Nước mưa ở Nhật Bản và trên toàn Thế giới. Từ ngày 01 đến ngày 06 tháng 08 năm 1994,
Hội nghị về Sử dụng nước mưa Quốc tế do Nhật Bản đăng cai đã được tổ chức tại thành phố
Sumida, Tokyo với chủ đề "Sử dụng nước mưa để cứu Trái đất - Xây dựng mối quan hệ thân
thiết với nước mưa ở các thành phố". Hội thảo lần này do Ban Điều hành Hội nghị Sử dụng
nước mưa tại Tokyo, chính quyền thành phố Sumida và Hiệp hội các hệ thống thu gom nước
mưa Quốc tế tổ chức.
Người ta ước tính rằng đến giữa thế kỷ 21 có 60% dân số trên thế giới sống tại các khu đô
thị. Trong hội thảo này, các thành viên đưa ra những ý tưởng hay về sử dụng nước mưa và
cùng nhau tìm ra cách tiết kiệm nước mưa. Vào mùa hè năm 1994, Nhật Bản đã bị thiếu nước
nghiêm trọng, do vậy hội thảo này đã được giới thiệu rộng rãi trên các phương tiện truyền
thơng và đã có hơn 8000 người trên tồn nước Nhật tham gia. Có 26 thành viên nước ngoài,
tất cả đều là những nhân vật quan trọng trong việc thúc đẩy sử dụng nước mưa ở nước họ: từ
người dân, người đại diện của các tổ chức dân sự, cán bộ chính phủ địa phương, học sinh cho
đến các nhà nghiên cứu ở Botswana, Kenya, Tanzania, Trung Quốc, Indonesia, Singapo,


Srilanka, Thái Lan, Đan Mạch, Pháp, Đức, Hà Lan và Mỹ. Ngay từ những ngày đầu, họ đã
thảo luận về cách tiết kiệm nước mưa trong các khu đơ thị. Kết quả là có 5 điểm được rút ra:
1. Dân số Châu Á, châu Phi và Châu Mỹ La tinh sẽ tiếp tục sống tập trung tại các thành
phố lớn, do đó, những thành phố này phải đối mặt với vấn đề "Hạn hán và lũ lụt trong thành
phố";
2. Những bài học sâu sắc về lãng phí và thải nước mưa xuống cống thoát nước của Tokyo,
và mới đây, người dân Tokyo đã tạo ra những công nghệ sử dụng nước mưa hiệu quả nhằm
góp phần giải quyết vấn đề "Hạn hán và lũ lụt trong thành phố";
3. Sử dụng nước mưa là trách nhiệm của toàn Thế giới, gắn liền với "Phát triển bền vững"
các thành phố;
4. Vấn đề sử dụng nước mưa có liên quan trực tiếp đến mưa axit và ơ nhiễm khơng khí;
5. Xây dựng thói quen sử dụng nước mưa trong các thành phố có lượng mưa dồi dào.
Hội thảo này đã đưa ra những chính sách và cơng nghệ liên quan đến việc sử dụng nước
mưa; thay đổi cách nghĩ về nước mưa của người dân. Kết quả lớn nhất của hội nghị đó là
mạng lưới thơng tin về sử dụng nước mưa tồn cầu. Chúng tơi mong rằng việc sử dụng nước
mưa hiệu quả sẽ được diễn ra trên toàn Thế giới. Do vậy, chúng tôi hi vọng tất cả mọi người
sẽ quan tâm tới việc sử dụng nước mưa hoặc những người đã sử dụng nước mưa thì sẽ đưa ra


www.Beenvn.com
những cách sử dụng nước mưa hiệu quả. Chúng tôi thực sự muốn được các bạn chia sẻ các ý
tưởng sử dụng nước mưa hay nhất của các bạn.
Ngày 31 tháng 3 năm 1995
MAKOTO MURASE
Tổng thư ký Ban tổ chức Hội nghị
Quốc tếvề Sử dụng nước mưa diễn ra tại Tokyo


www.Beenvn.com


Mục lục
Trang
Lời giới thiệu

................................................................................................................... 3

Mở đầu

Nước mưa và chúng ta............................................................................... 7

Chương 1

CÁC THIẾT BỊ SỬ DỤNG NƯỚC MƯA
Những ý tưởng khác nhau của nhiều người............................................. 11

Mục

Báo cáo vùng
Mái thu gom nước mưa - Botswana ........................................................ 74

Chương 2

CỞ SỞ CỦA VIỆC TẬN DỤNG NƯỚC MƯA
Tự cung cấp - Tuần hoàn - Hài hồ ......................................................... 77

Mục

Báo cáo vùng
Ni cá bằng nước mưa - Srilanka ........................................................ 115


Chương 3

CÁC CÔNG NGHỆ ỨNG DỤNG NƯỚC MƯA
Hệ thống thu gom - Lưu chứa - Sử dụng............................................... 117

Mục

Báo cáo vùng
Waikiki có nghĩa là nước suối - Hawaii ................................................ 168

Phần tham khảo VÀI NÉT VỀ SỬ DỤNG NƯỚC MƯA
Tham quan các cơ sở có các hệ thống sử dụng nước mưa..................... 171
Mục

Đề xuất của tác giả về ứng dụng nước mưa
Hướng tới một thành phố tự điều tiết nước mưa ................................... 197

Các thuật ngữ

............................................................................................................... 200

Lời kết

Một cẩm nang thực hành về sử dụng nước mưa.................................... 201


www.Beenvn.com

Mở đầu
Chúng tôi xuất bản cuốn sách này, hy vọng bạn đọc sẽ đánh giá cao về tác dụng của nước

mưa và sử dụng nước mưa hiệu quả hơn.
Trước đây, mỗi khi Tokyo hết nước để dùng, chính phủ có chiều hướng xây thêm đập nước
ở các vùng thượng nguồn. Tuy nhiên, việc xây dựng những đập nước khổng lồ đã làm mất đi
những khu rừng, đất nông nghiệp và đòi hỏi những hy sinh to lớn của cư dân địa phương.
Chúng tôi đề nghị xây dựng hàng vạn các "đập nước nhỏ" (các bể chứa nước mưa) ở các khu
đơ thị thay vì tiếp tục xây dựng các đập nước khổng lồ ở vùng thượng nguồn bởi vì Tokyo
được thiên nhiên ưu đãi ban tặng một lượng nước mưa lớn hơn nhiều so với nhu cầu sử dụng
nước.
Mặt đất ở Tokyo được bao phủ hoàn toàn bằng nhựa đường và bê tơng do đó khơng cho
nước mưa thấm xuống đất. Hậu quả là Tokyo trở thành một thành phố nóng, khát và hay lụt
lội. Chúng tơi muốn phục hồi sự tuần hoàn nước tự nhiên và làm cho thành phố trở thành nơi
mọi người sống một cách hài hòa và gìn giữ mưa như di sản cho các thế hệ mai sau. Chúng ta
có thể kiểm sốt lụt lội trong thành phố bằng cách lưu giữ nước mưa trên các mái nhà và
trên mặt đất và cho chúng thấm xuống đất. Nước mưa trữ được có thể dùng cho các mục đích
khác khơng phải để ăn uống và dùng trong các trường hợp khẩn cấp, cho phép chúng ta bảo
đảm tự cung cấp nước ở một mức độ nào đó.
Tạo điều kiện cho nước mưa thấm được xuống đất có thể ngăn ngừa việc các thành phố bị
hủy hoại do ơ nhiễm nhiệt, phịng ngừa tình trạng khan hiếm nước và cải thiện mơi trường đơ
thị. Nó cũng góp phần tái nạp nguồn nước dưới đất và nhờ đó chúng ta có nước uống ngon
lành từ các nguồn nước dưới đất. Sử dụng nước mưa là một giải pháp toàn diện cho các vấn
đề về tài nguyên nước và môi trường ở các khu đô thị.
Cuốn sách này không phải là một cuốn sách đi sâu vào khía cạnh khoa học trong sử dụng
nước mưa. Đây chỉ là sách hướng dẫn với 5 đặc điểm sau:
1. Cuốn sách này là một kho báu với những ý tưởng mà bất cứ ai cũng có thể ứng dụng ở
bất cứ đâu.
2. Lý thuyết chung về sử dụng nước mưa ở các khu đơ thị, nơng thơn và các vùng đảo xa
hồn tồn khơng giống nhau. Cuốn sách này thảo luận những điểm khác biệt cơ bản đó. Bạn
chắc chắn sẽ ngạc nhiên về mức độ bao quát rất rộng về sử dụng nước mưa của nghiên cứu
này.
3. Những thiết kế khác nhau của các hệ thống sử dụng nước mưa và các điểm cần thiết cho

việc bảo trì được minh họa rõ ràng phục vụ cho những người muốn thử nghiệm chúng.
4. Nhiều ví dụ thực tế ở các hộ gia đình, các tịa nhà lớn và các khu cơng cộng được giới
thiệu. Các ví dụ này sẽ giúp chúng ta biến các thành phố thành các khu đô thị mà mọi người
có thể sống hài hịa với mưa.


www.Beenvn.com
Các điều kiện và ví dụ về sử dụng nước mưa ở nước ngoài cũng được giới thiệu. Bạn sẽ
khám phá ra nước Nhật đã được thiên nhiên ưu đãi như thế nào với nước mưa. Cách nhìn của
bạn về nước mưa sẽ thay đổi.
"Nhóm mưa rơi (Raindrops)" biên soạn cuốn sách này. Một số thành viên của nhóm nằm
trong nhóm nghiên cứu kỹ thuật của ban tổ chức Hội nghị quốc tế Tokyo về sử dụng nước
mưa được tổ chức ở thành phố Sumida, Tokyo tháng 4-1994. Nhóm nghiên cứu kỹ thuật cam
kết cho sự phát triển các kỹ thuật để cho bất cứ ai cũng có thể áp dụng tại mọi nơi. Hiện nay,
có thể thấy được thành quả của những nỗ lực của chúng tôi trong việc xây dựng các khu
chung cư, trạm xăng và các khu siêu thị với các hệ thống sử dụng nước mưa.
Chúng tôi cũng tổ chức một cuộc thi và thu hút các ý tưởng sử dụng nước mưa trên khắp
thế giới. Chúng tôi đã nhận được nhiều ý tưởng sáng tạo tuyệt vời, 116 từ Nhật Bản và 7 từ
nước ngoài. Chúng tôi cũng đã đi thăm Botswana, Kenya, Tanzania và Hawaii để học hỏi các
kỹ thuật khác nhau ở các địa phương. Cuốn sách này cũng trình bày các phát hiện thấy được
trong những chuyến đi này. Mục đích cuối cùng của "Nhóm mưa rơi" là thay đổi kiến trúc
của các thành phố tại Nhật để mọi người có thể sống một cách hài hòa với mưa, dựa trên ước
muốn của những người đi trước trong lĩnh vực này.
Chúng tôi hy vọng cuốn sách này giúp đạt được mục tiêu đó.


www.Beenvn.com

Chương 1


CÁC THIẾT BỊ SỬ DỤNG NƯỚC MƯA
NHỮNG Ý TƯỞNG KHÁC NHAUCỦA NHIỀU NGƯỜI

TẠO SỰ THOẢI MÁI CHO CUỘC SỐNG Ở THÀNH PHỐ NHỜ SỬ DỤNG NƯỚC MƯA


www.Beenvn.com
Vào năm 1982, khi quyết định xây dựng Ryogoku Kokugikan (Trường đấu vật Sumo), một
số thành viên trong nhóm Raindrops bắt đầu ngay việc nghiên cứu sử dụng nước mưa. Đồng
thời, các thành viên này cũng đã yêu cầu hiệp hội Sumo, thơng qua Văn phịng Thành phố
Sumida, sử dụng nước mưa từ những mái che vào mục đích khác không phải là để ăn uống
hoặc để cung cấp nước cho địa phương trong trường hợp khẩn cấp. Họ cũng cho rằng không
nên sử dụng nước mưa theo cách đơn lẻ ở từng nơi, từng hộ mà phải được áp dụng cho cả một
vùng hoặc cả một cộng đồng thì mới đem lại hiệu quả sử dụng cao. Kết quả là một hệ thống
sử dụng nước mưa đã được đưa vào xây dựng trong cơng trình Ryogoku Kokugikan. Năm
1989, các thành viên trong nhóm Raindrops đã biên soạn cuốn "Quan điểm về ốc đảo
Sumida" và trình lên các nhà chức trách thành phố như một bản đề xuất đưa ra các gợi ý.
KHƠI PHỤC NHỮNG KÊNH THỐT NƯỚC ĐÃ MẤT

Ở thành phố Sumida, có rất nhiều kênh đào trải dài suốt từ Bắc tới Nam, từ Đông sang Tây
mà trước đây được nối với sông Sumida, sông Ara hoặc vịnh Tokyo. Ngày nay, hầu hết các
con kênh này đều đã biến thành đường bộ. Tuy nhiên, theo quan điểm được trình bày trong
cuốn sách này các thành viên của nhóm đã gợi ý nên khôi phục trở lại các con kênh đã mất
thành những kênh nước nhỏ có đường dành cho người đi bộ chạy dọc theo, để người dân có
thể tận hưởng được sự mát lành của các dịng nước này. Hơn thế nữa, việc xây dựng các kênh
nước này cũng phải được xem như một chính sách cơ bản trong quy hoạch phát triển vùng.
Nước cấp cho các con kênh này nên được lấy từ nguồn nước mưa thu gom từ các mái nhà của
các tòa nhà hoặc các khu nhà ở lân cận.
Đáng tiếc là những gợi ý trong cuốn sách này đã không trở thành hiện thực. Tuy nhiên,
một vài ý tưởng được trình bày trong cuốn sách cũng đã được ứng dụng tại thành phố Sumida

và những nơi khác. Những ý tưởng này cũng đã khuyến khích người dân cũng như các chuyên
gia suy nghĩ để tìm ra những sáng kiến mới nhằm sử dụng nước mưa. Mặc dù đã được biên
soạn cách đây 5 năm, song các thành viên của nhóm vẫn tin tưởng rằng những quan điểm
được nêu trong đó vẫn cịn rất mới mẻ, có ý nghĩa, mang tính thực tế và sáng tạo.


www.Beenvn.com
GÓC BỂ CHỨA NƯỚC MƯA CHO CỘNG ĐỒNG DẠNG "TENSUISON"

Trước kia, ở các cộng đồng người ta sử dụng các thùng đựng nước để thu gom nước mưa.
Chúng được đậy nắp và xếp chồng lên nhau theo hình kim tự tháp. Hiện nay, ở thành phố
Sumida, rất nhiều thùng sơn màu đỏ chứa nước sạch xếp dọc lề đường để dùng cho việc chữa
cháy. Các thành viên của nhóm tham gia biên soạn cuốn sách "Quan điểm về ốc đảo Sumida"
đã kiến nghị thay vì việc tích trữ nước sạch, nên chứa nước mưa trong những chiếc thùng này.
HỒI TƯỞNG LẠI CÁC THÙNG CHỨA NƯỚC MƯA THỜI XƯA


www.Beenvn.com
Có thể chứa nước mưa trong những bể lớn được đặt cố định trên mặt đất tại những địa
điểm có tính chiến lược. Nên hạn chế lượng nước mưa chảy xuống các cống và rãnh thoát
nước ở xung quanh nhà hoặc hai bên đường phố. Lượng nước mưa được lưu giữ lại này có thể
sử dụng trong các cộng đồng như để tưới cây hay một số mục đích tương tự khác; và trong
các trường hợp khẩn cấp, có thể dùng lượng nước mưa dự trữ này để chữa cháy hoặc thậm chí
có thể thay thế cho nước ăn. Mỗi bể chứa nên được lắp đặt thêm một chiếc bơm tay và một
cái vòi nhỏ để bất cứ ai cũng có thể sử dụng nước vào bất cứ lúc nào. Các thành viên của
nhóm gọi bể chứa nước loại này là "Tensuison" có nghĩa là "trân trọng nguồn nước mưa chúa
đã ban tặng".
Họ đã nêu vắn tắt về ý tưởng này trong cuốn "Quan điểm về ốc đảo Sumida".
Khi bạn dạo quanh quận Ichitera-Kototoi thuộc thành phố Sumida, bạn sẽ đi ngang qua
đường phố Eco-Roji - đường phố sinh thái (Roji theo tiếng Nhật Bản có nghĩa là "đường

phố") và bạn sẽ thấy đường phố có tên gọi là Rojison - theo nghĩa đen là "tôn trọng các ngõ
hẹp". Phố Rojison có một bể chứa nước mưa ngầm với dung lượng tối đa 10m3 và có lắp đặt
thêm bơm tay. Nguồn nước này được dùng để tưới cây và được xem như hệ thống chứa nước
mưa cho cộng động để dùng trong trường hợp khẩn cấp. Bạn cũng sẽ nhìn thấy những bể
chứa lớn sơn màu đỏ tía có lắp vòi ở trước cửa các căn nhà. Các ý tưởng về Tensuison được
nêu trong cuốn sách "Quan điểm về ốc đảo Sumida" đã trở thành hiện thực dưới nhiều hình
thức khác nhau tại vùng Ichitera-Kototoi.
KIỂM SOÁT LƯỢNG NƯỚC MƯA TRONG BỂ CHỨA

Không phải là tất cả nước mưa thu gom được đều có thể chứa trong các bể chứa kiểu
"Tensuison". Người ta tính tốn dung lượng bể chứa dựa trên lượng mưa trung bình tại các
địa phương. Bởi vậy, khi có mưa lớn hoặc kéo dài thì lượng nước mưa sẽ vượt quá dung


www.Beenvn.com
lượng bể chứa. Trong cuốn "Quan điểm về ốc đảo Sumida", các thành viên đã đề xuất khôi
phục trở lại các con kênh nhỏ trước đây để có thể xả lượng nước dư thừa khi mưa lớn kéo dài
vào hệ thống kênh thoát này, một phần nước này sẽ bị ngấm xuống đất. Nước dư thừa có thể
chảy tràn ra từ bể chứa vào các con kênh qua một máng chảy. Tuy nhiên khi các bể chứa cạn
nước thì nước lại có thể chảy ngược từ các kênh thốt này vào các bể chứa. Máng chảy được
thiết kế như một thác nước theo kiểu bậc thang
Xung quanh các bể chứa kiểu "Tensuison" nên đặt các khối vật liệu thấm nước được để khi
nước trong bể chứa thừa có thể chảy tràn ra và ngấm được xuống đất. Hiện nay do có quá
nhiều đất bề mặt bị bao phủ bởi lớp nhựa đường hoặc bê tông và bê tông bị chôn sâu trong
lịng đất, do đó chu trình nước bị gián đoạn và các tầng chứa nước dưới đất cũng bị tụt giảm
lượng nước. Sự thiếu hụt lượng nước ngầm làm giảm áp suất địa tĩnh và cũng là nguyên nhân
gây sụt lún các tầng đất. Vì vậy, việc để nước mưa thấm được xuống lịng đất cũng là một
mục đích quan trọng của việc sử dụng nước mưa.
LỐI VÀO THẤM LỌC NƯỚC MƯA XUỐNG LỊNG ĐẤT


Ở cuối các kênh thốt cũng nên đặt các khối vật liệu có thể thấm nước. Nên sử dụng đá
tảng để ke bờ của các kênh thốt này thay vì sử dụng các khối bê tông. Hơn nữa, bờ các con
kênh cũng nên được ke dốc thoai thoải để người dân có thể dễ dàng lấy nước. Mục đích lý
tưởng nhất của việc sử dụng đá để ke bờ kênh là tạo nên môi trường cho cua và cá sống trong
các kẽ hở của những khối đá. Nếu chỉ dùng bê tơng thì khi dịng nước chảy qua ta sẽ không
khám phá được vẻ đẹp của nó.


www.Beenvn.com
CÁC THIẾT BỊ ĐỂ HƯỞNG THỤ NGUỒN NƯỚC MƯA THƯỢNG ĐẾ BAN TẶNG

Trong cuốn "Quan điểm về ốc đảo Sumida", chúng tôi cũng đề xuất xây những con đường
dành cho khách bộ hành ở bên cạnh các kênh thoát nước để mọi người có thể tận hưởng được
thú vui đi bộ. Ở những đoạn đường này nên có những thềm nghỉ được xây nhô ra và bám sát
vào bờ các con kênh để khách bộ hành có thể nghỉ ngơi. Ngồi ra, chúng tơi cũng đề xuất đặt
thêm ở những thềm nghỉ này những vật dụng trang trí có sử dụng nước mưa để tạo cảnh đẹp
mắt và tạo âm thanh vui tai. Chúng tôi đã yêu cầu nhiều người tham gia thiết kế các hệ thống
kênh dẫn nước mưa này như một "cơng trình nghệ thuật". Và kết quả là đã nhận được rất
nhiều thiết kế mang tính sáng tạo. Dưới đây xin mô tả 2 trong số các thiết kế đã nhận được.


www.Beenvn.com
MƯA LÀM QUAY "BÁNH XE NƯỚC"

Sáng tạo đầu tiên mang tên "Vòi phun mưa". Nước mưa được chứa trong một bể Tensuison
đặt ở phía bên kia của con kênh khơng cùng phía với đường đi bộ và nước chảy từ bể tới vịi
phun trung tâm thơng qua đường ống nối đặt nghiêng. Dịng nước có thể được tạo gia tốc dọc
theo đường ống dốc và vì thế sẽ phun ra khỏi đầu vịi phun. Cũng có một thiết kế tương tự đề
nghị tạo một dòng suối nhỏ ở giữa thềm nghỉ.
Sáng tạo thứ hai mang tên "Bánh xe nước". Nước mưa chảy vào một cái đĩa lớn đặt trên

đỉnh của một chiếc gậy dài. Trên đĩa có những lỗ khoan nhỏ, một vài chiếc vòng bánh xe nhỏ
gắn trên đầu cây gậy. Các đường ống dẫn nước mưa nối với các lỗ khoan nhỏ của đĩa rồi đi
lên phía trên các vòng bánh xe và làm cho chúng quay. Vòng bánh xe được mạ một lớp kim
loại mỏng và có một chiếc lông vũ màu vàng điểm thêm những dải màu nâu, khi quay trông
như một bông hoa hướng dương. Với lưu lượng mưa khác nhau thì tốc độ quay cũng khác
nhau và chúng ta có thể chiêm ngưỡng rất nhiều dạng hình ảnh những bơng hoa hướng dương
khác nhau.
Thơng thường mọi người thường thích những ngày nắng hơn ngày mưa. Bầu trời trong
xanh sẽ mang đến cảm giác tươi sáng. Khi trời mưa, hầu như chúng ta không muốn ra ngồi
vì đường trơn trượt. Và điều tồi tệ nhất là rất có thể mưa lớn sẽ gây ra lụt lội, xói mịn, lở đất.
Tuy nhiên chúng ta khơng thể sống thiếu mưa. "Bánh xe nước" được thiết kế với tinh thần
khuyến khích mọi người trân trọng nguồn nước mưa mà thượng đế đã ban tặng. Nó tạo cho
chúng ta cảm giác như muốn hát vang câu hát: "Vòng quanh, vòng quanh, bánh xe nước...".


www.Beenvn.com
"TƯỢNG THẦN MƯA JIZO" ĐĨNG VAI TRỊ ĐO MỰC NƯỚC MƯA

Masaki Matsumoto, một trong những thành viên của nhóm Raindrops, đề xuất xây dựng
một bức tượng mang ý nghĩa thần nước mưa (Rainwater Jizo), vừa đóng vai trị như một thiết
bị đo mực nước và lại vừa là biểu tượng khuyến khích cho việc sử dụng nước mưa. Đây là
một thiết bị sử dụng lực đẩy của nước (sức nổi): khi nước mưa đầy trong bể chứa thì bức
tượng thần nước mưa sẽ nhô lên trên mặt đất, và khi nước được bơm ra ngoài hoặc bị ngấm
một phần vào đất thì bức tượng này sẽ bị lún dần xuống đất. Khi bức tượng này tụt xuống đến
đáy thì ta chỉ có thể nhìn thấy phần chỏm của nó là cái mũ. Bên cạnh đó là một tấm biển hiệu
với khẩu hiệu đề cao việc sử dụng nước mưa "Nước mưa là sự ban tặng của thượng đế". Phía
trước bức tượng đặt một chiếc thùng quyên góp ủng hộ.
Những bức tượng Jizo trước đây rất phổ biến ở Nhật Bản. Chúng ta có thể nhìn thấy chúng
ở khắp mọi nơi trên các miền đất nước. Những bức tượng này thường nằm dưới những cây
lớn mà thường được xem như nhà của các nữ thần. Các cô gái và các chàng trai có thể đứng

dưới các tán cây trú mưa cùng với thần Jizo.


www.Beenvn.com
BIỂU TƯỢNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG NƯỚC MƯA

Thần Jizo rất rộng lượng thậm chí bọn trẻ có thể ném đá hoặc quay dải yếm của bức tượng
từ đằng trước ra đằng sau và thống qua trơng Jizo thật tinh nghịch. Masaki Matsumo nói,
"Jizo là hình ảnh gợi nhớ lại những ngày bình n, do đó tơi đã đề xuất Jizo như là một biểu
tượng khuyến khích việc sử dụng nước mưa. Tuy nhiên, đó cũng chỉ là một trong những lựa
chọn. Ở nước Nhật có một con vật truyền thuyết dân gian giống như là lồi ếch gọi là Kappa.
Đó cũng là hình tượng có thể được sử dụng. Điều này đặc biệt phù hợp với thành phố Sumida
bởi vì trước đây thành phố có nhiều dịng sơng và kênh nước, môi trường sống của Kappa và
thành phố Sumida cũng có nhiều điểm tương đồng.


www.Beenvn.com
THỦY CUNG THU NHỎ CỦA CỘNG ĐỒNG

Trước kia, bức tượng Jizo nổi tiếng trong khu vực đền Nanzoin mà bây giờ khơng cịn nữa.
Bức tượng này có tên là "Thần mưa Jizo". Tương truyền rằng trong những đợt khô hạn trời sẽ
mưa nếu ta cuộn dây thừng làm bằng rơm lên tồn bộ bức tượng và cầu nguyện. Chúng tơi hy
vọng "Thần mưa Jizo" nghe thấy được lời cầu nguyện đem mưa tới.
Ryu Ichikawa, một trong những thành viên của nhóm Raindrops, đã đề xuất "Bể ni cá
cơng cộng". Ý định của anh là làm một bể chứa nước mưa đơn giản từ một cái bể chứa tái sử
dụng gắn với một bể cá phía bên trên để gây sự thích thú.
Ryu Ichikawa yêu thích cá từ thời niên thiếu. Hồi còn là học sinh tiểu học, mỗi lần từ
trường về là anh lấy ngay chiếc gầu và lưới chạy ra dịng sơng gần nhà để bắt cá. Sau đó anh
mang cá về thả vào cái hồ nhỏ trong sân nhà và ngắm nhìn cá bơi lội. Anh đã nghĩ đến ý
tưởng này với hy vọng tạo được cơ hội cho trẻ em ở các khu đô thị và thành phố, nơi khơng

có các dịng sơng, được chơi đùa với cá.


www.Beenvn.com
BỂ CHỨA NƯỚC MƯA CĨ GẮN BỂ NI CÁ

Thiết bị rất đơn giản. Nước mưa chảy từ mái nhà vào một cái thùng hình trống thơng qua
một đường ống kín. Khi nước trong thùng đã đầy, do chênh lệch áp suất nên nước sẽ đẩy
ngược từ thùng chứa lên bể cá phía bên trên thơng qua một đường ống nối.
Đường ống nối này cũng có chức năng đo mực nước. Khi mực nước trong bể cá vượt quá
mức nhất định thì lượng nước thừa sẽ ngấm xuống đất qua một đường ống chảy tràn. Phần
cặn bẩn trong nước mưa sẽ lắng xuống đáy thùng chứa. Do đó, khi tạnh mưa bạn có thể mở
vịi và dùng nước sạch.


www.Beenvn.com
HỒ KIỂU XỐY ỐC "MAIMAIZU" TRONG CƠNG VIÊN THÀNH PHỐ

Ở Yanaka, Tokyo, "bể nuôi cá công cộng" được trẻ em rất ưa thích. Nó chỉ là một bể chứa
làm từ một cái lọ hoặc bình tái sử dụng, sinh vật trong nước sơng có thể sống trong đó. Chúng
ta có thể tưởng tượng ra một bức tranh sống động: những cái bể chứa nước mưa cùng với bể
cá phía trên đặt khắp nơi, trong đó có rất nhiều loại cá bơi lội tung tăng. Trẻ em có thể cho
chúng ăn và ngắm nhìn chúng thỏa thích.
Các khu cơng viên nhỏ do những người tham gia xây dựng cuốn "Quan điểm về ốc đảo
Sumida" đề xuất là một loại hình cơng viên nhỏ trong các thành phố có tận dụng triệt để các
nguồn nước mưa khá dồi dào.
Trong các khu công viên này, có một bể chứa nước mưa ngầm dưới đất và có hình trịn.
Nước mưa được thu vào bể chứa từ các mái nhà của các khu chung cư gần đó. Phía bên trong
của bể chứa hình trịn này hơi hõm xuống và có hình xốy trơn ốc dốc xuống dưới. Nước mưa
trên bề mặt đất ở khu công viên và nước dư thừa trong bể chứa sẽ chảy dọc theo đường xốy

trơn ốc hơi dốc này và dần dần thấm xuống đất ở giữa chỗ trũng. Khi trời mưa, phần trũng
xuống này trông như một vũng nước, khi trời tạnh có thể nhìn thấy được đường xoắn ốc ở
dưới đáy của vũng nước.


www.Beenvn.com
CÁC THIẾT BỊ THẤM NƯỚC XUỐNG ĐẤT VÀ TẠO CẢNH QUAN

Từ nhiều năm trước, người sống ở vùng Tama, phía tây của Tokyo đã từng truyền lại cách
thức tạo một lỗ xốy hình xoắn ốc hơi dốc để lấy nước từ các giếng đào kiểu maimaizu (ốc
sên), bởi vì mức nước dưới đất quá thấp để có thể đào giếng kiểu thẳng đứng. Ýá tưởng công
viên nhỏ xuất phát từ loại bể nước hình con ốc sên thường hay được dùng tại vùng Tama.
Xung quanh bể chứa người ta đặt những dãy ghế dài, xích đu, cầu trượt và các thùng cát,
và xung quanh công viên người ta trồng các cây to. Nước mưa cũng được thu vào bể chứa
nước mưa đặt phía dưới mái nhà của khu vệ sinh công cộng của công viên. Nước mưa được
bơm từ dưới bể chứa lên để sử dụng trong các cơng trình vệ sinh và để tưới cây.


www.Beenvn.com
MƯA RƠI THẬT ĐẸP

Có một ý tưởng khác về vịi phun nước mưa theo kiểu tượng chú tiểu đồng đang đi tiểu.
Lấy nước mưa từ bể chứa đặt thấp hơn so với bề mặt đường cao tốc để sử dụng cho vòi phun
nước.
Cuộc thi về Các ý tưởng sử dụng nước mưa được tổ chức cùng lúc với Hội nghị quốc tế về
sử dụng nước mưa tổ chức tại Tokyo nhằm mục tiêu thu thập các ý tưởng và thiết kế về sử
dụng nước mưa từ khắp nơi trên thế giới. Cuộc thi đã thu hút được 116 ý tưởng của Nhật Bản
và 7 ý tưởng từ các nước khác.
Người đứng thứ năm trong cuộc thi là một người Nhật Bản, Cô Akiko Shigihara với tiêu
đề cho sáng tác của mình "Làm nước mưa ngấm xuống đất theo cách phù hợp về mặt sinh thái

ở các khu công viên". Anh trai cô, Takaaki Shigihara cũng tham dự cuộc thi trên với thiết kế
mang tên "Năng lượng của giọt mưa trên mái nhà". Cả hai đều đoạt giải thưởng "Xuất sắc".
Trong đề xuất của mình, cơ Akiko Shigihara đã trình bày: "Trong khi bay đến Châu Âu, từ
trên máy bay tôi nhìn thấy bầu trời trong xanh, vẻ đẹp hấp dẫn của đỉnh núi Everest đầy tuyết,
những vùng băng trắng ở Siberia và núi Blanc. Mọi thứ đều thật tuyệt diệu! Ở Sumida, mưa
được tạo thành từ các đám mây dường như phồng to lên dưới bầu trời tươi đẹp, đẹp đến nỗi
có cảm giác mưa rơi như là những giọt nước mắt của đám mây. Nước mưa mang lại sức sống
cho cây cỏ, hoa lá và con người. Nước mưa cần cho sự sống của mọi lồi sinh vật vì nó được
tạo thành từ mẹ thiên nhiên tươi đẹp.



×