Nhận bản vẽ thiết kế
Lập kế hoạch triển khai sản xuất chế thử sản phẩm
Xây dựng công nghệ chế thử sản phẩm
Sản xuất khuôn cối, đồ gá phục vụ cho quá trình sản xuất thử
Sản xuất thử sản phẩm
Kiểm tra
Sản xuất hàng loạt
Kiểm tra nhập kho và giao hàng
Lĩnh vật tư, phụ tùng
(PX phụ tùng 2)
Dập nguội
(PX phụ tùng 2)
Tiện tán
(PX phụ tùng 1)
Cán ren
(PX phụ tùng 1)
Nhiệt luyện
(PX nhiệt luyện)
Nắn thẳng
(PX bi)
Mạ
(PX mạ)
Kiểm tra nhập kho và giao hàng (Phòng kinh doanh)
Tạo phôi trục
Tạo phôi chi tiết
Bạc lăn
Bạc lót
Chốt khóa
Tạo trục chi tiết
Chọn
Lắp ráp, kiểm tra, phân loại
Nhập kho
Tạo phôi vành lõi
Tạo phôi lắp đáy
Gia công cơ
Gia công nắp
Gia công đáy
Gia công lõi
Gia công líp
Gia công long đen
Các công việc khác
Lắp ráp, kiểm tra, phân loại
Nhập kho
Phân xưởng lắp ráp
Phân xưởng líp
Phân xưởng xích
Phân xưởng cơ điện
Phân xưởng nhiệt luyện
Phân xưởng rèn dập
Phân xưởng phụ tùng 1
Phân xưởng bi
Phân xưởng cơ khí
Phân xưởng phụ tùng 2
Phân xưởng mạ Cr- Niken
Phòng tổng hợp
Tổng giám đốc công ty
(01)
Phó tổng giám đốc thường trực kiêm đại diện lãnh đạo chất lượng
(QMR)
Phó tổng giám đốc
(03)
Phó tổng giám đốc
(04)
Phòng đảm bảo chất lượng - QC
Phòng tổ chức hành chính
Phòng kỹ thuật sản xuất
Phòng kinh doanh
Phòng kế toán – thống kê
Phòng thiết bị và đầu tư
Xí nghiệp phụ tùng
Ban bảo vệ
Công ty cổ phần Xích líp Đông Anh
Khách hàng (Công ty Honda Việt Nam, YAMAHA,…)
Chứng từ gốc và các bảng phân bổ phí
Bảng kê
Nhật ký – Chứng từ
Sổ chi tiết và sổ chi tiết khác
Bảng tổng hợp chi tiết
Sổ cái TK 621, 622, 623, 627, 154
Báo cáo kế toán
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
MỤC LỤC
NỘI DUNG
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay trong nền kinh tế thị trường quyền tự chủ kinh doanh được trao cho các doanh
nghiệp, các doanh nghiệp có điều kiện để phát huy sức sáng tạo, năng lực của mình để thỏa
mãn tốt nhất nhu cầu của người tiêu dùng. Hơn thế nữa nền kinh tế Việt Nam đang trong xu thế
hội nhập toàn cầu, đã gia nhập khu vực mậu dịch tự do (AFTA), diễn đàn hợp tác Châu Á Thái
Bình Dương (APEC), và gần đây nhất là đã ra nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO). Vì vậy
môi trường kinh daonh có sự cạnh tranh khốc liệt, mỗi ngành, mỗi doanh nghiệp phải tìm ra
cho mình một hướng đi đúng phù hợp với yêu cầu thực tế và thích nghi được với sự biến đổi
của môi trường kinh doanh. Yêu cầu đó đặt ra cho mỗi doanh nghiệp phải tự hoàn thiện mình
để đạt được hiệu quả cao nhất đồng thời làm chủ trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình.
Ngành cơ khí chế tạo ở nước ta trong 10 năm qua có tốc độ phát triển rất nhanh, tiến bộ nổi bật
ở công nghệ tự động hóa, công nghệ hàn,…Nhưng thực tế các doanh nghiệp cơ khí ngày càng
gặp nhiều kho khăn trước sức cạnh tranh của thị trường và yêu cầu đổi mới tiếp cận công nghệ
liên tục. Doanh nghiệp cần phải biết cách vượt qua những khó khăn đó với năng lực tự có của
mình. Và Công Ty Cổ Phần Xích Líp Đông Anh là một doanh nghiệp như vậy. Với bề dày
truyền thống hơn 30 năm xây dựng và phát triển với những sản phẩm truyền thống như: Xích,
Líp, Nhông, Xên xe đạp,… Doanh nghiệp đã có những thay đổi để phù hợp để thích nghi với
sự phát triển của nền kinh tế nhằm tồn tại và phát triển trong nền kinh tế ngày càng cạnh tranh
khốc liệt. Với sự cố gắng của tập thể cán bộ công nhân viên công ty và thành thích đạt được,
công ty đã nhận được nhiều bằng khen của đảng và nhà nước.
Qua thời gian thực tập, nghiên cứu tại công ty Cổ Phần Xích Líp Đông Anh, dưới sự hướng dẫn
tận tình chu đáp của giáo viên hướng dẫn: Lê Thu Thủy và sự giúp đỡ chỉ đạo của ban lãnh đạo,
nhân viên các phòng ban, phân xưởng tại công ty, em đã hoàn thành bản báo cáo thực tập tốt
nghiệp.
Do thời gian có hạn nên trong phần báo cáo thực tập không tránh khỏi những thiếu xót, em rất
mong nhận được sự giúp đỡ quý báu của giáo viên hướng dẫn, ban lãnh đạo, nhân viên các
phòng ban và các phân xưởng của công ty Cổ Phần Xích Líp Đông Anh để bản báo cáo được
hoàn thiện hơn.
Lê Việt Hòa-QTDN2-K51 Page 1
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Em xin chân thành cảm ơn cô Lê Thu Thủy đã giúp đỡ, hướng dẫn em tận tình trong thời gian
thực tập để hoàn thành báo cáo này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến ban lãnh đạo, nhân viên các phòng ban, các phân xưởng của
công ty Cổ Phần Xích Líp Đông Anh.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà nội, Ngày……tháng……năm
Sinh viên
Lê Việt Hòa
PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần xích líp Đông Anh
1.1. Tên, địa chỉ và quy mô hiện tại của doanh nghiệp
Bảng 1.1: Giới thiệu chung về công ty
Tên công ty CÔNG TY CỔ PHẦN XÍCH LÍP ĐÔNG ANH
Trụ sở chính
Địa chỉ
Điện thoại
Fax
Email
Số 11, Tổ 47, Thôn Dục Nội, Thị trấn Đông Anh, Huyện Đông
Anh, Thành phố Hà Nội
043.8832200 hoặc 043.8832204
84.4.8835395
Năm thành lập 2007
Người đại diện theo pháp
luật
TGĐ. Phan Tấn Bình
Cơ cấu vốn
Vốn pháp định
Vốn điều lệ
50 tỷ đồng
30 tỷ đồng
(Nguồn: Phòng kinh doanh)
Có nhiều cách phân loại doanh nghiệp: Phân tích theo tính chất hoạt động kinh doanh,
theo ngành như: Công nghiệp, thương mại, dịch vụ, nông lâm ngư nghiệp, vv…phân theo quy
mô trình độ sản xuất kinh doanh (doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa,…) Hiện nay, trên thế
giới và ở Việt Nam còn có nhiều bàn cãi, tranh luận và có nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau
khi đánh giá, phân loại quy mô doanh nghiệp, nhưng thường tập trung vào các tiêu thức chủ
yếu như: vốn, doanh thu, lao động, lợi nhuận, thị phần. Có hai tiêu thức phổ biến thường dùng:
Lê Việt Hòa-QTDN2-K51 Page 2
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Tiêu thức định tính và tiêu thức định lượng. Quy mô hiện tại của doanh nghiệp được xem xét
dựa trên tiêu thức định lượng tức là dựa vào số lượng lao động và về quy mô tổng nguồn vốn
(theo nghị định số 56/2009NĐ-CP ngày 30/06/2009 của chính phủ) thì được coi là doanh
nghiệp vừa.
1.2. Các mốc quan trọng trong quá trình phát triển
Công ty Cổ phần Xích Líp Đông Anh (trước kia là Xí nghiệp Xích Líp) được thành lập
theo quyết định số 222-QĐ-UB ngày 17/07/1974 của UBND Thành phố Hà Nội.
Từ năm 1975 đến năm 1985 do công ty hoạt động trong thời kỳ bao cấp với chức năng
chỉ sản xuất phụ tùng xe đạp phục vụ cho nhu cầu thiết yếu trong nước cho nên công ty không
cần phải tìm thị trường đầu ra cho sản phẩm của mình mà vẫn có việc làm.
Từ năm 1985, nhà nước xóa bỏ chế độ bao cấp cho các doanh nghiệp, từ đó công ty lâm
vào hoàn cảnh khó khăn, sản phẩm làm ra không tiêu thụ được cộng với nhu cầu tiêu thụ của
thị trường về xe đạp ngày càng ít đi, do đó công ty lâm vào hoàn cảnh nằm trên bờ vực phá sản.
Năm 1996, ban giám đốc mới được bổ nhiệm đã mang lại một bộ mặt mới cho sự phát
triển của công ty. Công ty đã bước sang một giai đoạn mới mở rộng ngành nghề kinh doanh,
phát triển đa dạng hóa về chủng loại sản phẩm, mặt hàng. Cho đến nay công ty đã ngày càng
phát triển lớn mạnh và phấn đẩu trở thành một doanh nghiệp hang đầu trong việc sản xuất phụ
tùng xe máy.
Ngày 20/11/1992 theo quyết định 2911/QĐ-UB của UBND thành phố Hà Nội về việc
thành lập doanh nghiệp Xí Nghiệp Xích Líp và quyết định 5649/QĐ-UB ngày 30/12/1998 của
UBND Thành phố Hà Nội về việc đổi tên Xí Nghiệp Xích Líp thành Công Ty TNHH NN MTV
Xích Líp Đông Anh.
Ngày 11/07/2005, thực hiện quyết định số 2040/QĐ-UB ngày 15/04/2003 và quyết định
số 7862/QĐ-UB ngày 23/12/2003 của UBND thành phố Hà Nội về việc sáp nhập công ty Bi Hà
Nội và công ty phụ tùng xe đạp Đông Anh vào công ty TNHH NN MTV Xích Líp Đông Anh.
Thực hiện quyết định số 3267/QĐ-UB ngày 01/07/2009 của UBND thành phố Hà Nội
về việc chuyển công ty TNHH NN MTV Xích Líp Đông Anh thành công ty cổ phần Xích Líp
Đông Anh.
2. Chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp
1.1. Các chức năng nhiệm vụ của doanh nghiệp (theo GPKD)
Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu các loại: xích líp, đùi đĩa xe đạp, xích xe máy,
xích công nghiệp, phụ tùng xe máy, phụ tùng ô tô, khoá bi và sản phẩm cơ kim khí khác, mạ
niken - crom, mạ kẽm các loại sản phẩm.
Giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm của công ty và các sản phẩm liên doanh.
Liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước để mở
rộng sản xuất kinh doanh của công ty, nhập khẩu nguyên liệu, thiết bị máy móc, phụ tùng phục
vụ cho nhu cầu sản xuất của công ty và thị trường.
Kinh doanh thương mại tổng hợp, dịch vụ vận chuyển hàng hoá, dịch vụ cho thuê bến
bãi đỗ xe, văn phòng, cửa hàng, siêu thị, nhà ở, trung tâm thương mại. Kinh doanh bất động
sản.
1.2. Các hàng hóa và dịch vụ hiện tại của doanh nghiệp
Hiện nay, các sản phẩm và lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của công ty CP Xích Líp Đông Anh là:
Lê Việt Hòa-QTDN2-K51 Page 3
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
- Xích líp, đùi đĩa xe đạp, xích xe đạp, xích xe máy, xích công nghiệp, phụ tùng xe máy,
phụ tùng ô tô, khóa bi.
- Các sản phẩm cơ kim khí và chi tiết máy công nghiệp phục vụ cho các ngành: giao
thông vận tải, ngành in, ngành dệt may, ngành nhựa, ngành mía đường và xích cho máy
công nghiệp.
- Khóa KC, chi tiết, phụ tùng cho HONDA, YAMAHA, nhận gia công, mạ niken – crom,
mạ kẽm các loại sản phẩm, chi tiết công nghiệp cho các công ty như: Ô tô 1-5, công ty
khóa Việt Tiệp, Công ty cơ điện, Công ty kim khí Đông Anh,…
Bảng 1.2: Các sản phẩm chủ yếu hiện tại của doanh nghiệp
STT Danh mục sản phẩm
1 Xích xe đạp
2 Líp xe đạp
3 Bi các loại
4 Khóa KC
5 Cọc lái các loại
Lê Việt Hòa-QTDN2-K51 Page 4
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
6 Xích CN quy đổi 19,5
7 Chi tiết phụ tùng xe máy
8 Đùi đĩa
9 Vành đĩa rời
10 Xích xe máy
(Nguồn: Phòng kinh doanh)
3. Công nghệ sản xuất một số hàng hóa dịch vụ cơ bản:
3.3.3.1. Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất
Trong nền kinh tế thị trường, công nghệ là yếu tố quyết định cho sự phát triển của sản
xuất kinh doanh, là cơ sở để công ty khẳng định vị trí của mình trên thị trường. Công nghệ và
đổi mới công nghệ là động lực, là nhân tốt phát triển trong công ty. Công ty cổ phần xích líp
Đông Anh đã rất quan tâm tới việc đổi mới công nghệ để nâng cao năng suất, chất lượng sản
phẩm.
Là một công ty hoạt động thuần túy trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, quá trình công
nghệ được thực hiện qua các khâu: Nhập vật tư về - sản xuất – bán hàng. Công ty thực hiện
theo nguyên tắc chuyên môn hóa công nghệ với các đơn vị chức năng làm nhiệm vụ cụ thể
được giao. Sản phẩm chủ yếu là các sản phẩm cơ khí do đó công nghệ sản xuất chủ yếu vẫn là
các công nghệ sản xuất cơ khí truyền thống của nền công nghiệp Việt Nam như: rèn, dập, tiện.
Bên cạnh đó công ty cũng đã đầu tư một số dây truyền với công nghệ hiện đại sản xuất phụ
tùng động cơ xe máy.
Lê Việt Hòa-QTDN2-K51 Page 5
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Hình 1.1: Sơ đồ công nghệ sản xuất chi tiết phụ tùng xe máy
Nội dung cơ bản của các bước trong quy trình công nghệ sản xuất chi tiết phụ tùng xe
máy:
- Nhận bản vẽ thiết kế sản phẩm: Công ty không thiết kế sản phẩm mà nhận bản vẽ
thiết kế từ khách hàng, công ty chỉ chịu trách nhiệm gia công sản phẩm đúng theo
bản vẽ đặt hàng với đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật nêu trong bản vẽ thiết kế.
Lê Việt Hòa-QTDN2-K51 Page 6
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
- Lập kế hoạch triển khai sản xuất thử sản phẩm mới: Sau khi nhận được bản vẽ thiết
kế sản phẩm mới của khách hàng thì công ty giao cho phòng kỹ thuật sản xuất tiến
hành lập kế hoạch sản xuất thử và gửi kế hoạch đó đến từng đơn vị liên quan.
- Xây dựng công nghệ chế thử: Phòng kỹ thuật sản xuất xây dựng công nghệ sản xuất
thử sản phẩm mới.
- Sản xuất khuôn cối, đồ gá phục vụ cho quá trình sản xuất thử: Phân sưởng cơ điện
có trách nhiệm sản xuất khuôn cối, đồ gá phục vụ cho công tác chế thử.
- Sản xuất thử: Sau khi có đầy đủ các yếu tố phục vụ cho công tác chế thử các đơn vị
liên quan bắt đầu đi vào sản xuất thử sản phẩm mới.
- Kiểm tra: Sản phẩm mới sau khi hoàn thành được kiểm tra với các yêu cầu kỹ thuật.
Nếu đạt thì sẽ đưa vào dây chuyền sản xuất hàng loại ngược lại thì lại sản xuất thử
lại cho đến khi đạt thì thôi. (Tất nhiên, có một số sản phẩm sau sản xuất thử không
đạt, công ty đành chấp nhận không gia công được vì điều kiện công nghệ, thiết bị
máy móc không đáp ứng nổi yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm.)
- Sản xuất hàng loạt: Sau khi chế thử thành công, công ty bắt đầu đi vào sản xuất
hàng loạt.
- Kiểm tra, nhập kho, giao hàng: Sản phẩm được làm ra sau khi được kiểm tra đạt
chất lượng đem vào nhập kho và giao hàng theo kế hoạch đặt hàng của khách hàng.
Dưới đây là một ví dụ cụ thể về công nghệ sản xuất sản phẩm đặc trưng của công ty:
Hình 1.2: Sơ đồ công nghệ sản xuất trục xe máy
Lê Việt Hòa-QTDN2-K51 Page 7
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Hình 1.3: Sơ đồ quy trình sản xuất Xích
Hình 1.4: Sơ đồ quy trình sản xuất Líp
Lê Việt Hòa-QTDN2-K51 Page 8
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
1.4 Hình thức tổ chức sản xuất và kết cấu sản xuất của doanh nghiệp
1.4.1 Hình thức tổ chức sản xuất của doanh nghiệp
Công ty thực hiện nguyên tắc chuyên môn hóa công nghệ với các đơn vị chức năng làm
các nhiệm vụ cụ thể được giao. Nhìn vào phần giới thiệu một số sơ đồ quy trình sản xuất các
sản phẩm ta có thể nhận thấy sự chuyên môn hóa được thể hiện ở mỗi sản phẩm đều được sản
xuất qua nhiều công đoạn chuyên môn với những công nghệ khác nhau như đúc, rèn rập, gia
công, tôi luyện và lắp ráp.
1.4.2 Kết cấu sản xuất của doanh nghiệp
- Các phân xưởng sản xuất chính: PX Líp, PX Xích, PX Phụ tùng 1, PX Phụ tùng 2, PX
lắp ráp, PX Nhiệt luyện, PX Bi, XN Phụ tùng gồm có: PX Cơ khí, PX Mạ.
- Bộ phận phụ trợ: PX cơ điện
- Bộ phận sản xuất phụ thuộc: Bộ phận nhiệt luyện, bộ phận mạ xí nghiệp phụ tùng.
- Bộ phận cung cấp: Bộ phận cung ứng (thuộc phòng kinh doanh)
- Bộ phận vận chuyển: Bộ phận lái xe vận chuyển hàng hóa.
Lê Việt Hòa-QTDN2-K51 Page 9
1.5 Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp
2.5.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Hình 1.5: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
1.5.2 Chức năng nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý
Cơ cấu tổ chức của công ty theo kiểu trực tuyến chức năng, bộ máy quản lý vừa có sự phân
cấp quyền lực trực tuyến (các phân xưởng: lắp ráp, xích, líp, cơ điện,…) chịu sự quản lý và điều
hành trực tiếp của cấp trên là tổng giám đốc, đồng thời lại có các bộ phận chức năng (chức năng kế
toán thống kê, chức năng đảm bảo chất lượng, kỹ thuật sản xuất,…) phục vụ tham mưu cho cấp
quản lý trên (tổng giám đốc). Cơ cấu tổ chức của công ty như ở trên là phù hợp với tình hình sản
xuất kinh doanh của công ty và cũng là cơ cấu tổ chức tương đối phổ biến ở các doanh nghiệp
trong nước hiện nay. Với quy mô của công ty như hiện tại, việc phân quyền cho 2 phó tổng giám
đốc lần lượt đảm trách từng mảng chuyên môn nhằm chia sẻ trọng trách quản lý cho tổng giám
đốc. Tại công ty CP Xích Líp Đông Anh, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý được phân cấp thành 2
cấp quản lý là cấp công ty và cấp phân xưởng. Mỗi cấp đều có đầy đủ các chức năng quản lý cơ
bản của mình là: Hoạch định, tổ chức và phối hợp thực hiện, kiểm tra theo từng nhiệm vụ đã được
cấp trên giao.
Ban giám đốc bao gồm 1 tổng giám đốc, 1 phó tổng giám đốc thường trực kiêm đại diện
lãnh đạo chất lượng, 2 phó tổng giám đốc. Có 6 phòng nghiệp vụ: Phòng kinh doanh, phòng kế
toán thống kê, phòng tổ chức hành chính, phòng kỹ thuật sản xuất, phòng đảm bảo chất lượng,
phòng thiết bị và đầu tư. Mỗi phòng đảm nhận 1 thực hiện 1 chức năng trong hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp.
1.5.2.1 Ban giám đốc
Chức năng nhiệm vụ của tổng giám đốc
Là người đứng đầu công ty, chịu trách nhiệm xây dựng chiến lược phát triển và kế hoạch
hàng năm của công ty, điều hành mọi hoạt động của công ty, hoạch định các chính sách của công
ty, thiết lập các chương trình tuyển dụng đào tạo nguồn nhân lực, đối ngoại, báo cáo kết quả kinh
doanh đối với toàn công ty, phân công bố trí, xắp xếp bộ máy lãnh đạo.
Chức năng nhiệm vụ của phó tổng giám đốc
Chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc về các hoạt động của các phòng trên, kết quả hoạt
động kinh doanh, tiến độ sản xuất và chất lượng của sản phẩm, kế hoạch giao hàng. Có trách
nhiệm đôn đốc và kiểm tra thường xuyên chất lượng của sản phẩm, thực hiện đúng tiến độ sản xuất
và giao hàng, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch về nhân sự, tài chính, dự án, công tác xây dựng cơ
bản, đời sống của CB CNV, an ninh, sức khỏe của CB CNV, của công ty và thực hiện sự ủy quyền
của tổng giám đốc khi cần thiết.tác xây dựng cơ bản, đời sống của CB CNV, an ninh, sức khỏe của
CB CNV của công ty và thực hiện sự ủy quyền của tổng giám
1.5.2.2 Phòng tổ chức hành chính:
Có nhiệm vụ tập hợp, lưu trữ, quản lý, chuyển thông tin, văn bản pháp lý hành chính trong
và ngoài công ty, truyền đạt ý kiến, chỉ thị của ban giám đốc xuống các cá nhân, đơn vị. Chủ trì tổ
chức, điều hành, thực hiện các hội nghị.
1.5.2.3 Phòng kỹ thuật sản xuất:
Lê Việt Hòa – QTDN2 – K51 Page 11
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Có nhiệm vụ tập hợp công tác nghiên cứu khoa học, sáng kiến, công tác kỹ thuật công
nghệ, khuôn giá, dụng cụ, công tác xây dựng công nghệ chế thử sản phẩm mới điều hành việc thực
hiện và chuyển giao công nghệ, xây dựng các kế hoạch sản xuất tháng, quý, năm, các kế hoạch
ngắn hạn, dài hạn và kế hoạch đột xuất,…Đồng thời chịu trách nhiệm kiểm soát các đề cương, đề
tài nghiên cứu khoa học công nghệ hàng năm, thiết kế đồ gá, dụng cụ cho việc sản xuất các sản
phẩm của công ty, trực tiếp giả quyết các vướng mắc về công nghệ gia công các sản phẩm do các
đơn vị phản ánh,…
1.5.2.4 Phòng kinh doanh:
Chịu trách nhiệm mua bán vật tư, phụ tùng thiết bị, khuôn mẫu và các vật liệu khác. Tiêu
thụ sản phẩm, xây dựng, thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của công ty. Đầu mối tiếp xúc và
tiếp nhận các khiếu nại khách hàng, sau đó báo cáo QMR để có hướng giải quyết cụ thể cho từng
khiếu nại. Lập hồ sơ theo dõi lựa chọn nhà cung ứng, cung ứng mọi nhu cầu về nguyên nhiên vật
liệu, dụng cụ phụ tùng thay thế, vật liệu phụ theo yêu cầu của kế hoạch Công ty đã đề ra,…
1.5.2.5 Phòng Kế toán thống kê:
Có nhiệm vụ tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh lên báo cáo tài chính, lập kế hoạch
tài chính, phân tích đánh giá kết quả hoạt động sản xuất,…
5.2.6. Phòng Đảm bảo chất lượng (QC):
Có nhiệm vụ tham mưu với Tổng Giám đốc và đại diện lãnh đạo( QMR, EMR) công tác
chất lượng sản phẩm trong toàn Công ty và Hệ thống quản lý chất lượng và môi trường theo tiêu
chuẩn ISO9001:2000, ISO14001:2004 Công ty đang áp dụng. Kiểm soát toàn bộ các hoạt động về
chất lượng sản phẩm trong quá trình tạo sản phẩm tại các đơn vị sản xuất trong toàn công ty, phòng
kinh doanh và các đơn vị khác có liên quan. Duy trì các hoạt động của Hệ thống quản lý chất lượng
và môi trường theo ISO 9001:2000, ISO 14001:2004 đặc biệt các hoạt động khắc phục/ phòng
ngừa, cải tiến hệ thống, đánh giá chất lượng nội bộ cùng các tổ chức chứng nhận đánh giá giám sát.
5.2.7. Phòng Thiết bị và đầu tư:
Có nhiệm vụ xây dựng phương án, thực hiện việc mua sắm thiết bị, nhà xưởng sản xuất,
đầu tư xây dựng cơ bản, giám sát việc thực hiện đầu tư, xây dựng cơ bản toàn công ty. Tham mưu
cho Tổng Giám đốc trong công tác xây dựng, đầu tư và chỉ đạo việc triển khai thực hiện khai thác
khả năng thiết bị, nhà xưởng nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Sửa chữa thiết bị, nhà
xưởng toàn công ty. Lập kế hoạch về sửa chữa, cải tạo nhà xưởng, thiết bị trong toàn công ty cả về
đột xuất và sửa đổi theo định kỳ, công tác máy móc thiết bị, nhà xưởng, sửa chũa chu kỳ các thiết
bị về cơ điện. Hàng năm lên dự trù kinh phí và quyết toán kinh phí của mỗi công trình đá hoàn
thành.
5.2.8. Phân Xưởng:
Có trách nhiệm trước công ty về mọi hoạt động của phân xưởng, thực hiện kế hoạch công ty giao
cho phân xưởng đúng tiến độ, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch sản xuất của các tổ và các
cá nhân, chuẩn bị các điều kiện sản xuất, phân bố năng lực thiết bị, lao động để đáp ứng yêu cầu
công việc,…
Lê Việt Hòa – QTDN2 – K51 Page 12
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
PHẦN 2: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA DOANH NGHIỆP
2.1 Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm và công tác marketing của doanh nghiệp:
1.1 Tình hình tiêu thụ sản phẩm trong những năm gần đây:
1.1.1. Tình hình tiêu thụ sản phẩm theo khu vực địa lý
Do mới thay đổi, hoàn thiện về cơ cấu tổ chức cũng như quy mô sản xuất mà hiện nay công
ty tập trung phân phối sản phẩm chủ yếu ở thị trường Miền Bắc. Đây là thị trường truyền thống và
thế mạnh, chiếm gần 96% số lượng sản phẩm tiêu thụ của công ty tương đương với doanh thu năm
2006 là 158.400 triệu, năm 2007 là 187.200 triệu, năm 2008 là 268.800 triệu, năm 2009 là 326.400
triệu. Khách hàng của công ty chủ yếu là các doanh nghiệp lắp ráp xe máy, xe đạp chủ yếu là các
doanh nghiệp phía bắc như:
Các liên doanh sản xuất và lắp ráp xe máy như công ty Hon Da Việt Nam,
công ty YAMAHA, công ty VMEP, công ty GOSHI Thăng Long, công ty kim khí
Thăng Long,…
Các công ty lắp ráp xe đạp như: Thống nhất, Việt Long, Viha,…
Năm 2010, doanh nghiệp bắt đầu khai thác và tìm hiểu thị trường Miền Nam nhằm nắm bắt
được nhu cầu chính của khách hàng để có thể đưa ra các chiến lược Marketing hiệu quả và hợp lý
nhất cho mục tiêu phát triển thị trường tiềm năng này. Chính vì thế trong năm 2010, doanh thu từ
thị trường miền Nam đã tăng lên và chiếm gần 10% tổng doanh thu toàn công ty tương đương
…… tr .Điều này cho thấy rằng, nếu tập trung phát triển chất lượng sản phẩm, đầu tư cho các
chiến lược Marketing một cách hợp lý thì trong thời gian tới, doanh thu từ thị trường Miền Nam sẽ
còn tăng thêm, quy mô sản xuất và thị trường tiêu thụ nhớ thế mà cũng được mở rộng.
Tình hình tiêu thụ theo nhóm sản phẩm
Hiện nay, sản phẩm chủ yếu của công ty được chia thành 3 nhóm chính
Nhóm 1: Phụ tùng xe đạp, xe máy bao gồm: Xích líp, đùi đĩa xe đạp, xích xe đạp, xích xe
máy, khóa bi……
Nhóm 2: Các sản phẩm cơ kim khí và chi tiết máy công nghiệp. Nhóm sản phẩm này chủ
yếu nhằm phục vụ cho các ngành giao thông vận tải, ngành in, ngành dệt may, ngành nhựa,
ngành mía đường và xích cho máy công nghiệp.
Nhóm 3: sản phẩm khóa KC và phụ tùng cho hãng HONDA, YAMAHA. Trong nhóm sản
phẩm này chủ yếu công ty nhận gia công, mạ niken – crom, mạ kẽm các loại sản phẩm, chi
tiết công nghiệp cho các công ty như Ô tô 1-5, công ty khóa Việt Tiệp, Công ty cơ điện,
công ty kim khí Đông Anh.
2.1.1.2 Tình hình tiêu thụ theo nhóm sản phẩm
Lê Việt Hòa – QTDN2 – K51 Page 13
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Bảng 2.1 Số lượng tiêu thụ theo nhóm sản phẩm trong những năm gần đây
TT
Sản phẩm ĐVT 2006 2007 2008 2009 2010
I Nhóm 1
1 Xích xe đạp Cái 102.665 105.476 124.462 27.890 50.108
2 Líp Xe đạp Cái 99.778 101.371 119.618 63.575 70.202
3 Bi các loại Viên 53.217.865 78.237.000 92.319.660 61.000.000 72.000.000
4 Xích xe máy cái 150 200
5 Đùi đĩa Cái 128.000 151.000 164.101
II Nhóm 2
1
Cọc lái các
loại
Cái 34.969 46.765 55.183 4.928
2
Xích CN quy
đổi 19,5
Mét 13.200 3.900 4.602 261.549 6.550
III Nhóm 3
1 Khóa KC Bộ 5.845 21.272 25.101 4.285 6.256
2
Chi tiết phụ
tùng hãng
Honda và
Yamaha
Triệu 80.844 155.740 183.775 138.537 333.457
3 Vành đĩa rời Cái 185.000 218.000
(Nguồn: Phòng kỹ thuật sản xuất)
Nhận xét:
Nhìn vào bảng trên cho thấy: Nhóm 1 có nhiều chủng loại sản phẩm nhất, có đến 5 loại sản
phẩm khác nhau, trong khi đó Nhóm 2 có 2 loại và Nhóm 3 có 3 loại. Đồng thời ta còn thấy việc số
lượng sản xuất các sản phẩm không theo quy luật nào cả, điều này được giải thích rằng công ty đa
phần là sản xuất theo đơn đặt hàng của các khách hàng, vì vậy nếu có đơn đặt hàng công ty mới
sản xuất còn nếu không có thì công ty sẽ tập trung nguồn lực để sản xuất các đơn đặt hàng sản
phẩm khác. Điều này ta có thể thấy rõ ở sản phẩm xích xe máy, cọc lái các loại, vành đĩa rời. đã
không có sản phẩm sản xuất ở năm 2009, 2010. Đồng thời công ty tập trung sản xuất các sản phẩm
có nhiều đơn đặt hàng như chi tiết phụ tùng Hon da vì vậy sản lượng sản xuất sản phẩm này tăng
một cách đột biến.
Lê Việt Hòa – QTDN2 – K51 Page 14
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Mặt khác, dựa vào những số liệu trên ta có thể nhận thấy rằng công ty đang bị giảm dần sản
lượng tiêu thụ các sản phẩm truyền thống như xích xe đạp, líp xe đạp, đùi đĩa, vành đĩa rời, xích xe
máy. Cụ thể đối với sản phẩm xích xe đạp năm 2010 giảm 51,19% so với năm 2006, sản phẩm “ líp
xe đạp” năm 2010 giảm 29,64% so với năm 2006, xích công nghiệp quy đổi năm 2010 giảm
50,38% so với năm 2006 còn mặt hàng Xích xe máy, vành đĩa rời, cọc lái các loại đến năm 2010 đã
không còn sản xuất nữa, Bên cạnh việc cắt giảm sản lượng các sản phẩm truyền thồng, công ty đã
tập trung vào các sản phẩm đáp ứng như cầu theo xu hướng của thị trường như là các sản phẩm bi
các loại, chi tiết phụ tùng xe máy, cụ thể năm 2010, sản phẩm bi các loại tăng 35,29% so với năm
2006, chi tiết phụ tùng hãng Honda và Yamaha tăng 312,47% so với năm 2006. Chủ yếu các sản
phẩm này được cung cấp cho khách hàng lớn nhất của công ty đó là công ty Honda Việt Nam.
Bảng 2.2: Giá trị sản xuất và doanh thu của công ty
TT
Chỉ tiêu ĐVT 2005 2006 2007 2008 2009
1 Giá trị SXCN Triệu 87.234 156.000 185.000 265.000 312.000
2 Doanh thu Triệu 96.495 165.000 195.000 280.000 340.000
3 Lợi nhuận Triệu 6.008 9.528 9.901,5 17.000 22.000
4 Nộp Ngân sách Triệu 1.400 2.300 3.000 5.500 7.000
5 Lao động Người 920 1.010 1.133 1.200
6 TNBQ đầu
người/tháng
Triệu 1,5 1,7 2 2,3
(Nguồn: Phòng kế toán )
Nhận xét: Giá trị sản xuất và doanh thu của công ty tăng theo từng năm. Cụ thể:
Đối với giá trị sản xuất, so với năm 2005, năm 2006 tăng 87,83%, tương đương 68.766
triệu, năm 2007 tăng 112,1%, tương đương 97.766 triệu, năm 2008 tăng 203,78% tương đương
177.766 triệu và đến năm 2009 thì giá trị sản xuất công nghiệp đạt được là 312.000 triệu, tăng
257,66%.
Đối với Doanh thu, so với năm 2005, năm 2006 tăng 70,99% tương đương 68.505 triệu,
năm 2007 tăng 102,08% tương đương 98.505 triệu, năm 2008 tăng 190,17% tương đương 183.505
triệu và đến năm 2009. Tổng doanh thu của công ty đạt được là 340.000 triệu, tăng 252,35%.
Ngoài ra, dựa vào bảng số liệu trên ta cũng có thể thấy rằng, lợi nhuận của công ty cũng
tăng theo từng năm, và đến năm 2009, tổng lợi nhuận đạt được đã là 7.000 triệu, tăng 400% so với
năm 2005 tương đương tăng 5.600 triệu.
Lê Việt Hòa – QTDN2 – K51 Page 15
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Số lượng lao động tăng cũng cho thấy rằng quy mô của công ty càng ngày càng được mở rộng. Có
thể nói, với bộ máy quản lý chặt chẽ, đội ngũ công nhân lành nghề, cùng với sự cải tiến về dây
chuyền sản xuất, khoa học kĩ thuật cũng như chiến lược Marketing hợp lý, quy mô của công ty
càng ngày được mở rộng, kéo theo đó là giá trị sản xuất, doanh thu, lợi nhuận và thu nhập của
người lao động cũng tăng theo. Đội ngũ quản lý nên chú trọng phát triển các tiềm lực hiện có để có
thể đảm bảo sự ổn định cũng tăng doanh thu và lợi nhuận trong các năm tới.
2.1.2 Chính sách sản phẩm thị trường
Theo quy hoạch phát triển ngành cơ khí Hà Nội giai đoạn 2006-2010 đã xác định: Tập
trung phát triển các nhóm sản phẩm: Thiết bị đồng bộ; sản phẩm máy công nghiệp, sản phẩm thiết
bị kĩ thuật điện; công nghiệp ô tô – xe máy;sản phẩm cơ kim khí tiêu dung. Trong số đó, nhóm sản
phẩm cơ bản có liên quan đến sử dụng khuôn mẫu là sản phẩm máy công, sản phẩm ô tô – xe máy
và một số ngành sản xuất khác như sản xuất sản phẩm từ cao su, plastic phục vụ công nghiệp và
gia dụng.
Theo kết quả khảo sát cũng như thồng kê về nhu cầu khuôn mẫu đến năm 2010, công ty
Xích líp Đông Anh có khuôn dập là 500 bộ. Chủ yếu sản phẩm của công ty được sản xuất trên dây
chuyền tự động và thông qua các khuôn mẫu dập sẵn. Các chi tiết sản phẩm có yêu cầu cao về chất
lượng sản phẩm, sự tinh vi khéo léo cũng như chính xác tối đa về từng kích cỡ, kiểu dáng, đảm bảo
tuân thủ tối đa các thông số kĩ thuật theo tiêu chuẩn ISO 9001.
Bên cạnh các sản phẩm truyền thống từ ngày mới thành lập là xích líp, đùi đĩa xe đạp, viên
bi cầu các loại phục vụ cho thị trường xe đạp thì công ty cũng nhận gia công, cung cấp các sản
phẩm cơ khí, phụ tùng xe máy, cung cấp liên doanh lắp ráp xe máy trong nước. Các sản phẩm này
thường được làm theo đơn đặt hàng của các hãng lớn như Honda hay Yamaha. Ngoài ra, công ty
cũng sản xuất cả các loại xích công nghiệp phục vụ cho dây chuyền công nghiệp của các nhà máy.
Về kiểu dáng: ngoại trừ các sản phẩm truyền thống công ty có bộ phận thiết kế riêng cũng
như khuôn mẫu được dập sẵn thì các sản phẩm thuộc nhóm hàng mới và các sản phẩm nhận gia
công sẽ được sản xuất theo đơn đặt hàng của các đối tác, sau đó sẽ được giao trục tiếp cho các đối
tác này. Sau khi kết thúc quá trình gia công, sản phẩm được đem nhập kho thành phẩm và đóng
thành các túi đặt vào Target theo quy định tùy từng loại mặt hàng. Ví dụ: Xích líp thì được gói
thành từng chiếc một vào trong túi rồi đặt vào các Target theo quy định thông thường là 25 túi.
Hoặc với sản phẩm viên bi cầu thì được đóng gói 50 viên 1 túi và đặt 100 túi vào Target. Sau đó,
toàn bộ sản phẩm sẽ được đem giao cho bên đối tác theo như đúng lịch hẹn giao hàng mà hai bên
đã thỏa thuận.
Lê Việt Hòa – QTDN2 – K51 Page 16
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Hình 2.1: Các túi đựng sản phẩm và các Target
1. Thùng đựng hàng loại 1
2. Thùng đựng hàng loại 2
2.1.3 Chính sách giá
Với mỗi sản phẩm hay dịch vụ được đưa ra thị trường ở mức giá mà về lâu dài sẽ sinh ra
một khoản lãi tối ưu. Có rất nhiều các phương pháp định giá khác nhau phụ thuộc vào nhiều yếu tố
như mục tiêu Marketing, mục tiêu về lợi nhuận, chi phí sản xuất, chi phí Marketing, sự khác biệt
trong sản phẩm và dịch vụ, sự nổi tiếng của nhãn hiệu, nhu cầu trên thị trường, các sản phẩm và
nguyên liệu thay thế,sự khác biệt trong sản phẩm hay giá cả của các đối thủ cạnh tranh... Tuy nhiên
mối quan tâm cơ bản cho hầu hết tất cả các doanh nghiệp nhỏ là xác định mức giá nào để có thể tối
đã doanh số bán và lợi nhuận mà vẫn trang trải hết được các chi phí sản xuất, chi phí hành chính và
marketing.
Đối với Công ty xích líp Đông Anh, mục tiêu định giá được đặt ra là:
• Chiếm được nhiều thị phần
• Đạt được doanh số bán theo kế hoạch
• Thâm nhập thị trường mới hiệu quả và nhanh hơn
• Làm tăng vốn lưu động và tăng lợi nhuận
Do đặc điểm của sản phẩm là các sản phẩm cơ khí chế tạo do vậy công ty đã sử dụng
phương pháp định giá hết sức cạnh tranh bằng việc sử dụng lợi thế về quy mô, cơ sở vật chất của
Lê Việt Hòa – QTDN2 – K51 Page 17
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
công ty cùng bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất sản phẩm cơ khí. Vì có nhiều doanh
nghiệp cùng hoạt động trong lĩnh vực này vì vậy việc định giá sản phẩm của doanh nghiệp vừa
phải đảm bảo sao cho có giá bán thấp nhất lại vừa phải đảm bảo sao cho đạt lợi ích của doanh
nghiệp là cao nhất. Vì vậy, doanh nghiệp thường sử dụng hai phương pháp định giá được trình bày
dưới đây:
Phương pháp định giá: Do công ty có khả nhiều chủng loại mặt hàng khác nhau bởi vậy
việc xác định giá của doanh nghiệp dựa trên nhiều phương pháp và chủ yếu là theo 2 phương pháp
sau:
Giá được xác định dựa trên việc phân tích tính toán chi phí, xác định giá thị trường, phân
tích điểm hòa vốn, phân tích và định giá theo giá trị hiện hành và định giá hướng giá trị.
Phương pháp thứ 2 mà công ty thường hay sử dụng hơn đó là: phương pháp giá bán được
xác định theo chi phí bình quân cộng lãi mong muốn:
P = C*(1 + m
c
)
Trong đó: P: là giá bán
C: Giá thành toàn bộ hay chi phí bình quân
m
c
: Tỷ lệ lãi mong đợi trên chi phí
Thực tế về phương pháp định giá một số sản phẩm chủ yếu của công ty: Có thể lấy ví dụ về
sản phẩm Xích xe đạp. Chi phí sản xuất bao gồm:
• Chi phí nhân công
• Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
• Chi phí sử dụng máy trong thi công
• Chi phí chung( bao gồm lương,phụ cấp, BHXH, BHYT, KPCĐ)
• Chi phí bán hàng
• Chi phí quản lý doanh nghiệp
Tỷ lệ lãi mong đợi trên chi phí của doanh nghiệp đối với sản phẩm Xích xe đạp là 30%
Bảng 2.3: Chi phí và giá thành của sản phẩm Xích xe đạp
Đơn
vị
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Chi phí
nhân công
VNĐ 35.000.000 35.000.000 42.000.000 24.500.000
Chi phí
NVLTT
VNĐ 345.670.000 395.969.000 485.986.000 172.835.000
Chi phí sử
dụng máy
SX
VNĐ 115.872.000 130.098.000 179.325.000 57.936.000
Lê Việt Hòa – QTDN2 – K51 Page 18
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Chi phí
chung
VNĐ 297.890.000 301.235.000 349.000.000 165.424.000
Chi phí bán
hàng
VNĐ 12.500.000 12.500.000 15.000.000 5.000.000
Chi phí
QLDN
VNĐ 299.085.077 310.420.000 312.057.000 145.222.000
Tổng chi
phí
VNĐ 1.106.017.077 1.185.222.000 1.383.368.000 570.917.000
Số lượng
sản phẩm
Cái 102.665 105.476 124.462 27.890
Chi phí
bình quân
VNĐ 10773,068 11236,888 11114,782 20470,311
Tỷ lệ lãi
mong muốn
0,3 0,3 0,3 0,3
Giá VNĐ 14005,98 14607,95 14449,21 26611,40
(Nguồn: phòng kỹ thuật sản xuất)
2.1.4 Chính sách phân phối
Kênh phân phối mà công ty đang sử dụng là:
- Kênh phân phối trực tiếp:
Hình 2.2: Kênh phân phối trực tiếp
- Đặc điểm của kênh phân phối này:
Do đặc thù hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là các sản phẩm bán thành
phẩm cung cấp cho các công ty sản xuất lắp ráp để hoàn thành sản phẩm hoàn chỉnh vì vậy kênh
phân phối trực tiếp là kênh tối ưu nhất giúp doanh nghiệp tiếp cận trực tiếp với những yêu cầu và
mong muốn của khách hàng để có những chính sách hay biện pháp để đáp ứng những mong muốn
Lê Việt Hòa – QTDN2 – K51 Page 19
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
đó một cách nhanh chóng và chính xác nhất. Kênh phân phối trực tiếp cũng giúp cho doanh nghiệp
giảm bớt được các chi phí lãng phí không cần thiết ở các khâu trung gian.
Hiện nay, công ty mới chỉ sử dụng có 1 kênh phân phối trực tiếp và trong tương lai thì có
xu hướng mở rộng ra thêm một kênh phân phối nữa đó chính là kênh thông tin điện tử bằng cách
thành lập wesite của công ty để các khách hàng và những người quan tâm có thể tìm hiểu tra cứu
những thông tin cần thiết về doanh nghiệp.
2.1.5 Chính sách xúc tiến bán
Công ty cổ phần Xích Líp Đông Anh và các xí nghiệp thành viên có vị trí và uy tín cao,
cũng như là có bề dày truyền thống trong ngành cơ khí chế tạo vì thế công ty được khách hàng tin
tưởng và đánh giá cao. Khách hàng của công ty đa số là các khách hàng truyền thống và lâu năm
nên việc xúc tiến bán hàng rất hạn chế, hơn nữa với những đặc trưng sản phẩm là của ngành cơ khí
chế tạo nên chi phí dành cho quảng cáo các sản phẩm và chương trình khuyến mãi rất ít. Để có thể
bán được sản phẩm và giao dịch với các khách hàng mới thì doanh nghiệp áp dụng hình thức xúc
tiến bán trực tiếp bằng cách tham gia vào các hội trợ triển lãm, các Catalog giới thiệu về công ty và
các sản phẩm của công ty. Chi phí dành cho hoạt động này mỗi năm chỉ khoảng 15 triệu đồng.
Cụ thể như sau
Năm 2005: chi phí cho việc xúc tiến bán là 7 triệu đồng cho việc tham gia Hội chợ hàng
Việt Nam chất lượng cao
Năm 2006: công ty tham Hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao và Triển lãm sản phẩm cơ
khí chế tạo với tổng chi phí là 11 triệu đồng.
Năm 2007: công ty tham gia Hội chợ Hàng Việt Nam chất lượng cao và có đầu tư cho hình
thức quảng cáo trên tạp chí Kinh tế ( ½ trang màu). Tổng chi phí dành cho 2 hoạt động này là 14
triệu.
Năm 2008: tham gia Hôị chợ xúc tiến thương mại Việt Nam với tổng chi phí là 9 triệu và
Triển lãm sản phẩm cơ khí Việt Nam với chi phí là 7 triệu ( thuê gian hàng và chi phí vận chuyển
hàng hóa cũng như công tá chuẩn bị).
Năm 2009: tham gia Hội chợ công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp khu vực Bắc Trung Bộ
với tổng chi phí là 12 triệu, Tham gia Trang vàng Việt Nam và Hội chợ thương mại Việt – Trung
với tổng chi phí là 11 triệu.
Như vậy có thể thấy rằng, việc tham gia hội chợ được Công ty cân nhắc kĩ càng, tìm hiểu
chi tiết trước khi tham gia. Mục đích khi tham gia hội chợ của doanh nghiệp nhằm tìm kiếm khách
hàng mới cũng như giới thiệu sản phẩm đến các nhà đầu tư. Với uy tín cũng như thị trường tiêu thụ
ổn định thì chi phí cũng như hoạt động xúc tiến bán của công ty chưa được chú trọng nhiều. Trong
thời gian tới, để có thể phát triển và ổn định, ban lãnh đạo cũng như bộ phận Marketing cần tìm
cách giới thiệu, quảng bá hình ảnh về sản phẩm và doanh nghiệp, chú ý tìm kiếm thị trường đầu ra
mới.
Lê Việt Hòa – QTDN2 – K51 Page 20
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
2.1.6 Chính sách thu thập thông tin marketing của doanh nghiệp
Công việc thu thập thông tin marketing là rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng
tiêu thụ sản phẩm của công ty. Ngoài ra, việc thu thập thông tin Marketing còn giúp công ty nắm
bắt được nhu cầu của thị trường trong hiện tại cũng như tương lai, nhờ đó điều chỉnh được số
lượng cân đối giữa các chủng loại sản phẩm, cải tiến mẫu mã, hoàn thiện về chất lượng nhằm tăng
uy tín cũng như thu hút được lượng khách hàng lớn tiềm năng.
Đối với Công ty Xích líp Đông Anh, do đặc thù ngành nghề và với uy tín của công ty trong
lĩnh vực sản xuất và chế tạo các sản phẩm cơ khí nên công ty chỉ sử dụng chính sách thu thập
thông tin marketing bằng cách thường xuyên tổ chức các cuộc gặp mặt, gặp gỡ khách hàng để trao
đổi vào tiếp thu những ý kiến phản hồi của các khách hàng. Việc này do phòng kinh doanh phụ
trách cũng như báo cáo. Trung bình, cuối mỗi quý, công ty thường gửi từ 150 – 250 bản câu hỏi
đến khách hàng bao gồm cả khách hàng truyền thống lẫn khách hàng tiềm năng. Các câu hỏi trong
mẫu điều tra chủ xoay quanh việc thăm dò về phản ứng của khách hàng đối với sản phẩm của công
ty, về mẫu mã, về chất lượng, về các chương trình sau bán hàng, vận chuyển, giá cả…Bên cạnh đó,
với những khách hàng mới và tiềm năng, công ty cũng đặt câu hỏi về đối tác cũ thường cũng cấp
hàng cho họ hay có thể gọi là đối thủ cạnh tranh nhằm tìm ra cách thức khắc phục những điểm yếu
của công ty mình, thu hút khách hàng, lôi kéo họ đến với sản phẩm của công ty. Thông thường,
công ty thu về được đến 90% số bản ý kiến phản hồi. Với các thông tin thu thập được như vậy đã
giúp công ty nhận ra những điểm còn hạn trế trong công tác tiêu thụ sản phẩm và có những biện
pháp sửa đổi phù hợp đáp ứng được yêu cầu khách hàng.
2.1.7 Một số đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường
Hiện nay, trên địa bàn Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung có rất nhiều doanh nghiệp
hoạt động trong lĩnh vực cơ khí chế tạo và đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực
đặc thù là sản xuất và chế tạo ra các sản phẩm phụ tùng xe máy, máy công nghiệp… Trong đó phải
kể đến các đối thử mạnh như Công ty CP cơ khí Hồng Nam thuộc Tổng công ty Xây dựng Công
nghiệp Việt Nam. Công ty này được thành lập từ tháng 11 năm 1971. Với bề dày về sản xuất cũng
như với tiềm năng về nguồn vốn, có thể nói đây là đối thủ cạnh tranh đáng quan tâm nhất. Thị
trường của công ty Hồng Nam tương đối rộng, chủ yếu là thị trường phía Bắc và phía Nam. Công
ty Hồng Nam có hệ thống khuôn mẫu lớn cùng máy móc thiết bị hiện đại, đội ngũ kĩ sư lành nghề
và có chất lượng cao, vì vậy sản phẩm được sản xuất có chất lượng tốt, giá thành cũng khá cạnh
tranh. Không những vậy, họ còn có hẳn đội ngũ chuyên về Marketing cũng như khảo sát thị trường
nên các chương trình xúc tiến bán của họ được thực hiện khá uy mô và rầm rộ.
Bên cạnh Công ty CP cơ khí Hồng Nam, công ty xích líp Đông Anh cũng phải chia thị phần
với rất nhiều các đối thủ cạnh tranh tương đối mạnh khác như Công ty xuất nhập khẩu cơ khí
Mecanimex, Công ty sản xuất cơ khí CNC Việt Nam…..
Có thể nói, ngành cơ khí chế tạo ở Việt Nam hiện nay là một ngành tương đối mới và tiềm
năng. Càng ngày càng có nhiều công ty mới hoạt động trong lĩnh vực này như công ty: Công ty
TNHH Cơ Khí Mạnh Quang,… Nhưng với bề dày truyền thống kinh nghiệm và uy tín trên thị
Lê Việt Hòa – QTDN2 – K51 Page 21
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
trường, công ty cổ phần xích líp Đông Anh vẫn là một trong những doanh nghiệp dẫn đầu trong
lĩnh vực sản xuất các sản phẩm cơ khí chế tạo được các đối tác tin tưởng kí kết hợp đồng lâu dài.
Và đặc biệt là sự tin tưởng và hợp tác của các đối tác lớn trong lĩnh vực sản xuất xe máy như
HonDa, YAMAHA,…càng khẳng định vị trí tiên phong của doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất
cơ khí chế tạo. Bên cạnh việc hoàn thiện chất lượng sản phẩm, chính sách giá, chương trình sau
bán hang thì công ty cũng cần tập trung cho chính sách tìm kiếm thị trường mới, các chương trình
Marketing nhằm xúc tiến việc phân phối cũng như tiêu thụ sản phẩm, đào tạo, nâng cao tay nghề
đội ngũ công nhân và kĩ sư, khẳng định vững chắc vị trí của mình trên thị trường và vươn lên một
tầm cao mới.
2.1.8 Nhận xét về tình hình tiêu thụ và công tác marketing của doanh nghiệp
Qua hơn 30 năm xây dựng và trưởng thành, đến nay việc sản xuất kinh doanh của công ty
đã không ngừng được mở rộng và đạt được hiệu quả cao, nộp ngân sách nhà nước tăng lên hàng
năm, đời sống cán bộ công nhân viên không ngừng được cải thiện (mức lương tăng qua từng năm).
Ví dụ năm 2005, 2006 lương cơ bản của công nhân sản xuất Xích xe đạp là 1.500.000 VNĐ đến
2.000.000 VNĐ thì hiện nay lương trung bình đã là 2.800.000 đến 3.000.000,…
Thị trường tiêu thụ sản phẩm đã được mở rộng khắp miền Bắc và bắt đầu xâm nhập vào thị
trường miền Nam. Và năm 2010 vừa qua, công ty đã kí kết hợp đồng với 2 đối tác lớn ở Nhật Bản
và Trung Quốc.
Sản phẩm của công ty nhiều năm liền được bình chọn Hàng Việt Nam chất lượng cao, được
tham gia triển lãm tại các Hội chợ lớn tầm cỡ khu vực.
Có được kết quả đó là do công ty đã có biện pháp cụ thể như: Tập trung sự lãnh đạo, tập
trung đoàn kết, kiên quyết chỉ đạo CB CNV thực hiện tốt kế hoạch SXKD, thực hiện tốt các nội
quy, quy chế đã đề ra, không ngừng đổi mới công tác đầu tư công tác quản lý, thực hiện tốt công
tác chế thử sản phẩm mới đồng thời thường xuyên phát động phong trào thi đua, động viên khen
thưởng kịp thời nên đã phát huy được năng lực và sự sáng tạo trong lao động sản xuất, tăng hiệu
quả SXKD, tăng thu nhập cho người lao động. Bên cạnh đó, với chính sách quan tâm đến nhân
viên, chăm lo đời sống tinh thần cũng như đảm bảo về mức thu nhập mà công ty đã tạo được niềm
tin đối với cán bộ công nhân viên, giúp họ yên tâm công tác, cống hiến hết sức mình cho công ty
và thu hút được các kĩ sư mới có nhiệt huyết, giỏi ở các trường đại học. cao đẳng về làm việc.
Trong thời gian tới, công ty nên tổ chức các lớp học, khóa đào tạo nhằm nâng cao tay nghề công
nhân, nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm.
Với các thành quả đạt được thì công ty cũng có những vấn đề cần khắc phục để có thể phát
triển hơn nữa. Điều đó được thể hiện qua bảng thống kê sản lượng bán hàng các sản phẩm qua
từng năm, từ số liệu thống kê ta nhận thấy rằng công ty đang đánh mất dần ưu thế ở các sản phẩm
truyền thống như xích líp xe đạp,…mà đang dần phụ thuộc vào việc sản xuất chế tạo các sản phẩm
phụ tùng xe máy theo đơn đặt hàng. Điều này có thể giải thích được do sự tác động của thị trường
nên công ty cần tập trung đáp ứng những yêu cầu tiêu thụ của khách hàng, nhưng không vì thế mà
công ty lơi là thế mạnh truyền thống của mình. Đây chính là một bài toán khó cần tìm ra lời giải
Lê Việt Hòa – QTDN2 – K51 Page 22
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
hợp lý cho việc phát triển cân đối các sản phẩm hiện tại và truyền thống của công ty để từ đó tạo
dựng được sự phát triển bền vững trong hiện tại và tương lai của doanh nghiệp.
2.2 Phân tích công tác lao động tiền lương
2.2.1 Cơ cấu lao động của doanh nghiệp
Tổng số lao động của công ty tính tới thời điểm 31/12/2009 là 1200 công nhân viên.
Bảng 2.4: Cơ cấu lao động trong doanh nghiệp phân theo trình độ
STT Đơn vị
Đại
học
Cao
đẳng
Trung
cấp
Công
nhân KT
Tổng
số
1 Ban giám đốc 03 03
2 Phòng kỹ thuật sản xuất 20 15 35
3 Phòng đảm bảo chất lượng 05 40 15 60
4 Phòng thiết bị đầu tư 03 04 07
5 Phòng Kinh doanh 10 10 15 35
6 Phòng kế toán thống kê 05 03 03 11
7 Phòng TCHC 10 05 13 28
8 Phân xưởng xích 03 05 04 118 130
9 Phân xưởng líp 02 05 06 106 119
10 Phân xưởng nhiệt luyện 02 05 05 64 76
11 Phân xưởng phụ tùng 1 03 05 08 102 118
12 Phân xưởng phụ tùng 2 03 05 10 91 109
13 PX Bi 05 03 09 60 77
14 PX cơ điện 03 07 07 73 90
15 PX rèn dập 05 03 04 48 60
16 XN phụ tùng 05 03 05 19 32
17 PX cơ khí 05 03 06 105 119
18 PX mạ 05 03 03 80 91
Tổng cộng 97 124 113 866 1200
Tỷ lệ (%) 8,08 10,33 9,42 72,17 100
Nhận xét:
Nhìn vào cơ cấu lao động của doanh nghiệp phân theo trình độ học vấn ta có thể thấy rằng
lực lượng lao động có trình độ đại học và trên đại học, cao đẳng chiếm tỷ lệ 18,4%. Đây chính là
đội ngũ cán bộ nòng cốt của công ty, góp phần lớn vào công cuộc xây dựng định hướng hoạt động
và hoàn thiện phương hướng đổi mới cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Đồng thời nhìn vào bảng cơ cấu lao động ta cũng thấy rằng, lực lượng lao động trực tiếp - chủ yếu
là công nhân kỹ thuật trực tiếp sản xuất - chiếm tỷ lệ lớn ( hơn 72,17% ) so với lực lượng lao động
gián tiếp – Bộ phận văn phòng, quản lý các phòng ban, quản lý phân xưởng – chỉ có chưa được
28%, điều này cho thấy cơ cấu lao động cả công ty là hợp lý.
Lê Việt Hòa – QTDN2 – K51 Page 23
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Bảng 2.5: Cơ cấu lao động trong doanh nghiệp theo độ tuổi và theo giới tính
TT Chỉ Tiêu ĐVT Năm 2008 Năm 2009 So sánh
Chênh lệch Tỷ lệ(%)
Tổng số lao động Người 1.133 1200
I Phân theo độ tuổi TB Người 39 37 -2 -5,4%
II Phân theo giới tính Người
1 Lao động nam Người 701 749 +48 6,85%
2 Lao động nữ Người 432 451 +19 4,4%
Qua bảng cơ cấu lao động theo độ tuổi và giới tính ta có thể nhận thấy với độ tuổi trung
bình của công nhân viên trong công ty, 39 tuổi (năm 2008) và 37 tuổi (năm 2009), tương đối trẻ, đó
là một lợi thế cho công ty trong thời buổi kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt cần những lao
động trẻ đủ sức khỏe, tài năng và nhiệt huyết để giúp công ty vượt qua khó khăn và ngày càng phát
triển.
Bảng 2.6: Thu nhập bình quân đầu người qua các năm
ĐVT: Triệu đồng
TT Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009
1
Tổng quỹ lương 1.725 2.146,25 24,42% 2.832,5 31,97% 3.450 21,8%
2
Lao động 920 1.010 9,78% 1.133 12,18% 1.200 5,91%
3
TNBQ đầu
người/tháng
1,5 1,7 13,33% 2 17,65% 2,3 15%
Nhận xét:
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy thu nhập bình quân đầu người/tháng đã tăng dần qua từng năm,
như năm 2007 tăng 13,33% so với năm 2006, và lần lượt là 17,65%; 15% của năm 2008, 2009 so
với năm 2007; 2008. Tỷ lệ này tăng cùng tương đương với mức tăng trung bình của các đơn vị
cùng ngành. Có thể nói đây là một nỗ lực rất lớn của toàn thể ban lãnh đạo công ty nhằm đảm bảo
lợi ích về đời sống vật chất cho cán bộ công nhân viên trong công ty. Nhưng trên thực tế trong
công ty xảy ra hiện tượng mất cân đối trong thu nhập khi mà có công nhân chỉ có thu nhập
1.000.000 đồng (lao động phổ thông trong bộ phận ăn theo lương sản phẩm ví dụ như công nhân ở
bộ phận rèn rập, phân sưởng xích, líp do có tháng không có đơn đặt hàng nên không có việc để
làm) thì có những lao động gián tiếp thu nhập đến 200.000.000 đồng (các vị trí trưởng phòng, phó
tổng giám đốc, tổng giám đốc trong những dịp cuối năm cộng cả lương và thưởng). Đây là một vấn
đề hiện thực đang tồn tại tại doanh nghiệp do việc tính lương thưởng ở các bộ phận là khác nhau
Lê Việt Hòa – QTDN2 – K51 Page 24
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
(có bộ phận ăn theo lương sản phẩm, bộ phận khác – nhất là khối hành chính – thường được tính
theo lương hành chính). Hiện nay, để tránh tình trạng chênh lệch về lương thưởng ban lãnh đạo
công ty đã có các biện pháp nhằm cải thiện tình hình như:
+ Yêu cầu các cán bộ liên quan cùng phòng kinh doanh phải có trách nhiệm hơn nữa
trong việc tìm kiếm các đơn đặt hàng mới nhằm đảm bảo hoạt động sản xuất bình thường, liên tục
tại các bộ phận (đặc biệt là các đơn hàng ở bộ phận xích, líp).
+ Cải thiện chính sách lương thưởng tại các bộ phận, đồng thời tăng thêm chế độ hỗ
trợ cho công nhân làm việc tại các phân xưởng mang tính chất độc hại, nguy hiểm như: xưởng mạ,
xưởng rèn dập.
2.2.2 Định mức lao động
Ở các bộ phận khác nhau, có các cách tính định mức lao động khác nhau. Đa phần định
mức lao động của các bộ phận được tính toán dựa trên thông số kỹ thuật của dây chuyền sản xuất,
lắp ráp (Các bộ phận sản xuất phụ tùng xe máy, rèn dập,…), một số bộ phận khác như cơ điện,
nhiệt luyện,…định mức lao động được tính toán trên cơ sở dựa vào định mức lao động của các bộ
phận khác rồi tính toán theo kinh nghiệm. Việc xây dựng định mức lao động tại công ty còn nhiều
vấn đề cần nghiên cứu, tìm hiểu để hoàn thiện hơn công tác xây dựng định mức lao động của công
ty tạo nên một tiêu chuẩn định mức hợp lý trong lao động.
Ví dụ: Định mức lao động cho bộ phận sản xuất phụ tùng xe máy được xây dựng dựa trên
nhịp sản xuất của dây chuyền sản xuất phụ tùng là 5 phút/sản phẩm. Thời gian định mức lao động
của công nhân trong tháng là 8 tiếng 1 ngày, 1 tháng làm 26 ngày. Như vậy thời gian định mức lao
động của công nhân sản xuất phụ tùng trong tháng là: 8 × 26 × 24 × 60 = 299.520 phút công chuẩn.
=> Số sản phẩm định mức tối thiểu cần đạt được: 299.520/5 = 59.904 sản phẩm.
2.2.3 Tình hình sử dụng thời gian lao động
Công ty Cổ Phần Xích Líp Đông Anh là công ty có quy mô tương đối lớn với nhiều phân
xưởng và các xí nghiệp thành viên. Do đặc điểm như vậy, với khả năng và thời gian có hạn em
không thể tìm hiểu được hết các bộ phận và xí nghiệp thành viên mà chỉ có thể tìm hiểu được thực
trạng sản xuất kinh doanh tại văn phòng của công ty. Vì vậy trong báo cáo này em xin chỉ trình bày
tình hình sử dụng thời gian lao động tại văn phòng của công ty.
Theo quy định của công ty Cổ Phần Xích Líp Đông Anh thời gian làm việc của Văn phòng
Công ty là 48 giờ/tuần (1 tuần làm việc 6 ngày).
Thời gian làm việc theo lịch ()
- = 52 tuần/năm x 6 ngày/tuần x 8 giờ/ngày/người x 150 người =312.000 giờ/năm
Lê Việt Hòa – QTDN2 – K51 Page 25
Obj121
Obj122
Obj123