Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

SKKN PHÁT HUY TÍNH TÍCH cực, tự học của học SINH BẰNG VIỆC tự SOẠN và TRÌNH bài GIẢNG điện tử TRONG các TIẾT TỔNG kết, CHƯƠNG TRÌNH địa PHƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.56 MB, 21 trang )

UBND TỈNH HẢI DƯƠNG
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
*********
TÊN SÁNG KIẾN KING NGHIỆM
PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, TỰ HỌC CỦA HỌC SINH BẰNG VIỆC TỰ
SOẠN VÀ TRÌNH BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ TRONG CÁC TIẾT TỔNG KẾT,
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
MÔN: NGỮ VĂN
KHỐI LỚP: 9
NHẬN XÉT CHUNG
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
ĐIỂM THỐNG NHẤT
Bằng số…………………
Bằng chữ……………….
Giám khảo số 1…………………………………
Giám khảo số 2………………………………….
1
Năm học 2011 - 2012
2
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THANH HÀ
TRƯỜNG: THCS CẨM CHẾ

TÊN SÁNG KIẾN


PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, TỰ HỌC CỦA HỌC SINH BẰNG VIỆC TỰ
SOẠN VÀ TRÌNH BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ TRONG CÁC TIẾT TỔNG KẾT,
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
MÔN: NGỮ VĂN
TÊN TÁC GIẢ: PHẠM TRỌNG ĐIỆP
Xác nhận của nhà trường, ký, đóng dấu
3
Số phách
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI DƯƠNG
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÀ

TÊN SÁNG KIẾN
PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, TỰ HỌC CỦA HỌC SINH BẰNG VIỆC TỰ
SOẠN VÀ TRÌNH BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ TRONG CÁC TIẾT TỔNG KẾT,
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
MÔN: NGỮ VĂN
KHỐI LỚP: 9
ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG CẤP HUYỆN
(Nhận xét, xếp loại, ký, đóng dấu )
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
Tên tác giả:…………………………………………………………………………….
Đơn vị công tác:……………………………………………………………………….
4
Số phách
Hội đồng cấp tỉnh ghi

PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, TỰ HỌC CỦA HỌC SINH BẰNG VIỆC TỰ
SOẠN VÀ TRÌNH BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ TRONG CÁC TIẾT TỔNG KẾT,
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
*************
PHẦN 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Những năm gần đây, sự tích hợp của công nghệ thông tin và truyền thông trong
giảng dạy đã mở ra nhiều khả năng ứng dụng, tạo bước phát triển mới làm thay đổi
xã hội nói chung và ngành giáo dục nói riêng. Trong bối cảnh đó ,các trường
trung học cơ sở đã triển khai ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học và đạt
được những thành công đáng kể, góp phần tích cực vào sự nghiệp đổi mới giáo
dục.
Năm học 2011- 2012 Bộ giáo dục và đào tạo triển khai việc ứng dụng bản đồ tư
duy vào trong dạy học nhằm nâng cao cao khả năng tư duy của học sinh trong học
tập. Để triển khai việc thực hiện ứng dụng bản đồ tư duy thì CNTT cũng góp phần
tích cực vào sự thành công đó.
Những giờ học có sử dụng công nghệ thông tin đã mang lại những hiệu quả nhất
định trong công tác dạy và học. Bài giảng điện tử có sức hấp dẫn, lượng thông tin
lớn, tiết kiệm được thời gian, công sức.
Đối với bộ môn Ngữ văn, lượng kiến thức khá lớn, đặc biệt trong các tiết tổng
kết thường là đơn vị kiến thức nhiều mà khoảng thời gian giành cho tiết học lại ít.
Vì vậy việc chủ động lĩnh hội và làm chủ kiến thức của học sinh là quan trọng, có
như vậy tiết học mới thực sự thành công. Để làm được điều này, công nghệ thông
tin (CNTT) hỗ trợ một phần đắc lực cho việc tổng hợp kiến thức trong thời gian
ngắn nhất đồng thời tạo hứng thú cho học sinh học tập tốt nhất.
5
Việc tự học, tự nghiên cứu của học sinh hiện nay vẫn bị các em coi nhẹ vì bản
thân các em chưa tìm được hứng thú trong việc tự học, tự nghiên cứu.


Vì những lí do trên, để phát huy hiệu quả của việc sử dụng CNTT trong dạy học
nói chung và dạy môn Ngữ văn nói riêng, nhằm phát huy tích tích cực của học sinh
trong học tập, tôi chọn đề tài “PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, TỰ HỌC CỦA HỌC
SINH BẰNG VIỆC TỰ SOẠN VÀ TRÌNH BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ TRONG CÁC
TIẾT TỔNG KẾT, CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG”
II. CƠ SỞ LÍ LUẬN
Từ trực quan sinh động đế tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng trở về với
thực tiễn là cả một quá trình nhận thức. Từ quá trình nhận thức đó, trong dạy học,
kênh hình, kênh tiếng phải được sử dụng một cách hài hòa thì mới tạo ra hiệu quả
của tiết dạy.
Việc chuyển giao quyền chủ động trong tự soạn và tự dạy bài học của học sinh là
quá trình người giáo viên kết hợp giữa phương pháp truyền thống và phương pháp
hiện đại nhằm tăng tính tích cực của học sinh.
Lôgic của quá trình nhận thức là chuyển từ nhận thức cảm tính sang nhận thức lí
tính. Các cấp độ tư duy cũng được thể hiện từ việc nhận biết đến thông hiểu và sau
đó là vận dụng kiến thức đã hiểu ở các mức độ khác nhau. Chính vì vậy, khi học
sinh tự giác, tích cực thực hiện nhiệm vụ thì hiệu quả của cộng việc sẽ cao và
ngược lại hiệu quả cộng việc sẽ thấp nếu học sinh phải làm điều đó trong sự ép
buộc, thiếu tự giác.
Đối với một tiết học để phát huy tích tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh
trong quá trình học tập, giáo viên đưa ra nhiệm vụ yêu cầu học sinh nghiên cứu,
sử dụng thông tin ở trên màn hình một cách nhanh chóng, đầy đủ, rõ ràng , học
sinh sẽ tự nghiển cứu, thảo luận nhóm và rút ra được những kiến thức cần thiết.
6
Để hướng dẫn học sinh tự tìm hiểu , tự nghiên cứu và tự soạn được một bài theo
kiểu trình bày của giáo án điện tử có thể ưng ý sẽ mất rất nhiều thời gian nhưng
càng làm cho học sinh thấy cuốn hút, hứng thú và nảy sinh thêm được những ý
tưởng mới. Điều đó đó giúp các em tự nâng cao trình độ tin học, mở rộng hơn kiến
thức cho bản thân, sự sáng tạo của mỗi học cũng được bồi đắp thêm.
Như vậy máy tính được sử dụng trong việc cung cấp thông tin bằng hình ảnh,

thể hiện kiến thức, phát triển tư duy, hướng dẫn hoạt động, rèn luyện kĩ năng, kiểm
tra, đánh giá , tạo hứng thú cho học sinh trong học tập Ngữ văn nói riêng và
trong học tập nói chung.
III. Cơ sở thực tiễn
Việc giáo viên sử dụng bài giảng điện tử trong dạy học là vấn đề không còn mới
nhưng đối với học sinh, việc sử dụng bài giảng điện tử để tổng hợp kiến thức học
tập là một vấn đề hoàn toàn mới. Đó là một cách giúp các em tiếp cận CNTT, phát
huy tính tích cực, chủ động, mạnh dạn của mình phù hợp với sự phát triển của xã
hội.
Ngoài ra việc tự học của học sinh với sự hỗ trợ của CNTT còn giúp các em kết
nối được nhiều nguồn tư liệu phong phú, cập nhật được thông tin nhanh. Vì vậy
giờ học trên lớp tránh được sự khô khan, rời rạc và việc chuẩn bị bài ở nhà của học
sinh vì thế cũng chu đáo hơn.
Cái được lớn nhất ở mỗi tiết hướng dẫn học sinh tự học, tự nghiên cứu, ứng
dụng công nghệ thông tin, tự soạn bài giảng bằng giáo án điện tử chính là một
lượng lớn kiến thức, hình ảnh trực quan sinh động được chuyển tải đến các em HS.
Việc hướng dẫn học sinh tự học , tự nghiên cứu và trình bày trước bạn học là
cách chuyển giao quyền chủ động lĩnh hội kiến thức tốt nhất của giáo viên đến học
sinh.
Cụ thể
Giáo viên thực sự trao quyền cho học sinh học tập một cách chủ động
7
Học sinh được hướng dẫn và chủ động tím kiếm các nguồn thông tin
Học sinh và giáo viên cùng hợp tác- Thông tin được chia sẻ
Làm việc theo nhóm
Học sinh được học cách lãnh đạo
Bài học được khắc sâu, người học làm trung tâm
Thực tế theo tháp nhận thức ta
thấy việc tự học, tự nghiên cức
của học sinh sẽ giúp các em tiếp

nhận kiến thức một cách chủ
động, tự nhiên và có hệ thống
hơn. Nếu các em nghe giảng thì
mức độ tiếp thu chỉ đạt 5%, tự
đọc, mức độ tiếp thu là 10 %,
nghe nhìn là 20%, làm thớ
nghiệm trước học sinh là 30%,
thảo luận theo nhóm là 50%, tự
soạn bài và trình bày lại là 75%
và giảng lại được cho người
khác nghe thì mức độ tiếp thu
sẽ đạt 90%.
IV. ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG
1. Áp dụng đối với các tiết tổng kết, chương trình địa phương, tập làm thơ…
2. Áp dụng đối với các trường có phòng chức năng, có đầy đủ hệ thống máy tính
và máy chiếu.
3. Áp dụng với học sinh đã được học tin học .
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Quan sát tình hình thực tế
8
2. Điều tra thăm dò
3. Phân nhóm, phân loại
4. Thực nghiệm
PHẦN 2
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. NHỮNG YÊU CẦU CƠ BẢN HỌC SINH CẦN CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI
TRÌNH BÀY BÀI TẬP BẰNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
+ Hình thành ý tưởng cho bài tập trình bày.
+ Mục tiêu cần đạt. Bố cục bài tập trình bày.
+ Thông tin nào đã có, thông tin nào cần tìm; tìm ở đâu.

+ Sử dụng các công cụ tìm kiếm trên Internet
II. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH XÂY DỰNG NỘI DUNG TRÌNH BÀY BÀI
TẬP CỦA HỌC SINH.
Để học sinh thuận lợi trong việc thu thập, xử lí , trình bày thông tin, giáo viên
cần hướng dẫn học sinh thực hiện theo các bước sau
Bước 1: Hướng dẫn sử dụng một số phần mềm liên quan
1. Hướng dẫn sử dụng phần mềm PowerPoint
( Sử dụng với hệ điều hành Microsoft PowerPoint -office 2003)
Bước này giáo viên cần kết hợp với giáo viên có trình độ tin học và hướng hẫn học
sinh thực hiện trong thời gian trước đó.
Về cơ bản, học sinh cần làm được:
+ Xây dựng được các slide
+Tạo được các hiệu ứng
+ Tạo được phông nền, đổ màu chữ, màu nền
+ Chèn được phai hình ảnh, âm thanh, video
+ Trình chiếu được các slide
2. Hướng dẫn sử dụng phần mềm vẽ bản đồ tư duy
9
Lựa chon phần mềm vẽ iMindMap5 của ToniBuZan. Phần mềm này hiệu quả
hơn phần mềm CD MindMap bởi hệ thống màu sắc của các nhánh, chèn hình ảnh
sinh động, dễ xuất ra file Video để chèn vào PowerPoint.
Cài đặt phần mềm theo hướng dẫn (Video hướng dẫn sử dụng được đính kèm với
phần mềm)
Học sinh cần làm thành thạo hai phần mềm trên trước khi giáo viên giao nhiệm
vụ.
Bước 2. Triển khai nội dung bài tập tới học sinh
Giáo viên lựa chọn những bài học phù hợp để học sinh có thể nghiên cứu và
thực hành nhằm vừa sức với bản thân. Không nên chọn cho học sinh soạn giảng
phần kiến thức mới bởi học sinh dễ bị mắc sai lầm dẫn đến mất hứng thú trong quá
trình trình bày bài tập. Giáo viên nên chọn những bài tổng kết, chương trình địa

phương, tập làm thơ.
Ví dụ: Tiết 41 “ Chương trình địa phương phần văn”; tiết 42, 43 “ Tổng kết từ
vựng”; tiết 54 “ Tập làm thơ tám chữ”,….
Giáo viên triển khai nội dung bài tập, yêu cầu cụ thể nội dung các phần, mục mà
học sinh phải thực hiện.
VD: Tiết 43 “ Tổng kết từ vựng ( Sự phát triển của từ vựng…Trau dồi vốn từ)” học
sinh phải thực hiện được các nhiệm vụ sau
+ Xây dựng các Slide thể hiện khái niệm theo yêu cầu của tiết tổng kết.
+ Tìm được dẫn chứng minh họa cho các khái niệm và nội dung kiến thức đó.
+ Tạo hiệu ứng cho các Slide.
+ Vẽ bản đồ tư duy để tổng kết nội dung.
Bước 3: Phân nhóm, giao nhiệm vụ cụ thể cho mỗi nhóm.
Sau khi xác định được bài tập, giáo viên giao nhiệm vụ cụ thể cho mỗi nhóm
trước thời gian diễn ra tiết học khoảng 10 ngày.
10
Trong một bài học có nhiều đơn vị kiến thức khác nhau nên cần chia ra làm
nhiều nhóm cùng làm việc nhằm kích thích tính tích cực và chủ động lĩnh hội kiến
thức của học sinh. Giáo viên giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thực hiện một nội dung
bài học, sau đó thu lại kết quả của mỗi nhóm, tập hợp thành một bài hoàn chỉnh.
Vào tiết học, đến nội dung của nhóm nào, nhóm đó sẽ trình bày. Sau một vài bài
mẫu, các nhóm sẽ tự trình bày bài hoàn chỉnh của nhóm mình. Trình tự các tiết
học, mỗi nhóm sẽ trình bày một bài.
Ví dụ: Tiết 41 “ Chương trình địa phương phần văn” chia lớp ra làm 4 nhóm, giao
nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm.
- Nhóm 1: Sưu tầm tranh, ảnh các tác giả là người địa phương. Khái quát được
cuộc đời và sự nghiệp của tác giả. ( đơn vị tỉnh, thành phố).
- Nhóm 2: Kẻ bảng thống kê các tác giả theo yêu cầu: số thứ tự, họ tên, bút danh,
những tác phẩm chính.
- Nhóm 3: Sưu tầm các tác phẩm hay viết về địa phương.
- Nhóm 4: Viết bài văn ngắn giới thiệu và nêu cảm nghĩ của em về một tác phẩm

viết về địa phương.
Bước 4: Trình bày bài tập trước lớp
Sau khi giáo viên thu và duyệt bài tập của các nhóm đã làm, yêu cầu đại diện
nhóm lên trình bày nội dung của nhóm mình.
Tuy nhiên cần lưu ý trong bước này không phải là yêu cầu học sinh trình chiếu
lại toàn bộ nội dung như một bài thuyết trình về kiến thức mà trong quá trình trình
bày cần có câu hỏi qua lại giữa các nhóm để đưa ra đơn vị kiến thức. Nghĩa là lúc
này, khi trình bày nội dung của nhóm mình, người trình bày phải đóng vai trò thực
sự như một “ giáo viên” để điều khiển quá trình lĩnh hội kiến thức của các bạn bên
dưới. Vì vậy để trình bày tốt kết quả thì trong nhóm phải thảo luận, phải phát huy
trí lực tập thể của nhóm để xây dựng nội dung và các câu hỏi có liên quan cho
nhóm bạn.
11
Bước 5: Nhận xét, rút kinh nghiệm
Sau khi tiết học kết thúc, giáo viên tổ chức cho học sinh nhận xét rút kinh
nghiệm nhanh giữa các nhóm trong thời gian khoảng 5 phút.
Giáo viên nhận xét và kết luận chung.
Bước này rất quan trọng vì đây là quá trình tổng hợp đơn vị kiến thức trong bài học
của học sinh thay vì giáo viên vẫn củng cố bài theo phương pháp truyền thống.
III. HƯỚNG DẪN THU THẬP VÀ XỬ LÍ THÔNG TIN
1. Thu thập thông tin
Trước hết giáo viên cần hướng dẫn học sinh tìm nguồn thông tin cần thiết cho bài
học.
Hiện nay mạng Internet đã gần như được phổ cập tới mọi gia đình nên việc thu
thập thông tin cho bài học sẽ dễ dàng hơn. Giáo viên cần đưa ra địa chỉ một số
trang mạng để học sinh tham khảo.
VD: http/www/ hocmai.vn; http/www/vanmau.vn. hoặc trang mạng học sinh dễ
tìm được thông tin, tài liệu nhất là http/www/Google.com.vn
Hình minh họa về một trang mạng
http/wwwgoogle.com.vn

Bạn Web Hình ảnh Video Tin tức Dịch Gmail Khác
Google
Clip về nhà tù Côn Đảo
Thu thập thông tin là hình ảnh minh họa, học sinh vào trang Google.com.vn 
Hinh anh Tên hình ảnh cần thu thập
12
Nếu thu thập thông tin là một đoạn Video cũng làm tương tự như thu thập hình
ảnh Google.com.vnClip ( Tên clip)
VD: Google.com.vn Clip hành vi bạo hành trẻ em
Các bước thu thập thông tin cụ thể
Bước 1: Chọn địa chỉ webside
Bước 2: Tìm thông tin cần thu thập ( Văn bản; hình ảnh; videoclip)
Bước 3: Tải (Download) thông tin về máy tính
2. Quy trình xử lí thông tin
Sau khi thu thập được thông tin, học sinh cần phải biết lựa chọn thông tin cho
phù hợp với nội dung bài học. Sau khi sàng lọc thông tin, bước tiếp theo sẽ đưa các
thông tin đó vào các Slide để trình chiếu
IV. TRÌNH BÀY BÀI TẬP
Các nhóm sau khi nhận nhiệm vụ, tiến hành các bước thực hiện nhiệm vụ và sẽ
trình bày bài tập của mình trước lớp.
Các nhóm còn lại nhận xét rút kinh nghiệm.
Giáo viên nhận xét rút kinh nghiệm và kết luận.
13
V. MỘT SỐ SLIDE TRONG BÀI TẬP MẪU CỦA HỌC SINH
Ngữ văn lớp 9
Tiết 43
Tổng kết từ vựng (Sự phát triển của từ vựng….Trau dồi vốn từ)
Nhóm 1:
Mục I: Sự phát triển của từ vựng
Bài tập 1(slide 1- vẽ bản đồ tư duy tổng hợp kiến thức)

Bài tập 2(slide 2) Bài tập 3(slide 3)
Bài tập 4( slide 4)
14
Nhóm 2
Mục II Từ mượn
Bài tập 1 (slide 1) (slide 2)
Bài tập 2 (slide 3)
15
Mục III Từ Hán Việt
Bài tập 1 (slide 4) Bài tập 2 (slide 5)
Nhóm 3
Mục 4: Thuật ngữ và biệt ngữ xã hội
Bài tập 1 (slide 1) Bài tập 2 (slide 2)
16
Mục 5: Trau dồi vốn từ
Bài tập 1 (slide 3)
VI. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Giờ học sinh động, hiệu quả, kiến thức được khắc sâu.
Tạo cơ hội và giúp học sinh tự xây dựng đề tài. Việc học tập được mở rộng: Học ở
trên lớp, học ở trên mạng, học ở bạn bè.
17
Học sinh từ học thụ động chuyển sang chủ động, tự nguyện, tích cực học tập. Từ
học tập trong phạm vi cá nhân chuyển sang học tập theo nhóm. Từ ghi nhớ lí
thuyết đơn thuần đã chuyển sang thực hành.
Thực sự tôi nhận thấy việc sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học mà nhất
là với môn Ngữ văn có rất nhiều ưu điểm:
Đây chính là phương tiện dạy học hiện đại đã góp phần tích cực vào việc đổi mới
phương pháp dạy học, nó làm cho các giờ học hấp dẫn nhờ những đoạn video clip
sinh động, những hình ảnh, chân dung tác giả với màu sắc đẹp
Tận dụng được kho thông tin, hình ảnh khổng lồ trên mạng In ternet, phần

mềm , , điều đó giúp các em dễ dàng liên hệ thực tế, có thêm nhiều kiến thức về
kiến thức bộ môn, văn hoá xã hội mà trong sách giáo khoa không thể đưa ra hết, nó
giúp chúng ta cập nhật thông tin, tiết kiệm thời gian trong việc chuẩn bị thiết bị ,
đồ dùng dạy học.
VII. NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI ĐỐI VỚI
GIÁO VIÊN
Để chuẩn bị cho một bài tự soạn và trình bày bằng giáo án điện tử là chuyện
không hề đơn giản chút nào đối với học sinh. Ngoài việc đòi hỏi học sinh có một
kiến thức nhất định về tin học như sử dụng thành thạo phần mềm Power Point,
phần mềm vẽ bản đồ tư duy (iMindMap) thì nó còn yêu cầu học sinh phải có khả
năng vận dụng hợp lý giữa việc trình bày bài soạn và trình bày trước các bạn khác
một cách khoa học.
Áp dụng công nghệ thông tin trong việc phát huy tính tự học, tự nghiên cứu của
học sinh cũng có một số hạn chế mà chúng ta cần khắc phục.
Trước hết chúng ta cần phải xác định việc sử dụng công nghệ hiện đại trong
giảng dạy không có nghĩa là hoàn toàn đổi mới phương pháp dạy học.Nếu chúng ta
chỉ hướng dẫn học sinh tìm hiểu, trình chiếu những trang kí tự thay cho việc ghi
18
chép, đưa ra hình ảnh thì học sinh vẫn chỉ tiếp nhận kiến thức một cách hời hợt và
coi đó như một trò chơi.
Trong thực tế không phải bài nào cũng có thể hướng dẫn học sinh tự học tự
nghiên cứu ,sử dụng bài tập dưới dạng điện tử ,chúng ta cần phải biết chọn lọc
các bài có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin đạt hiệu quả cao.
Khi đưa ra những đoạn video hấp dẫn, những hình ảnh đẹp, lạ mà không có sự
định hướng, chỉ đạo của giáo viên trong việc hướng dẫn học sinh nghiên cứu, tìm
tòi kiến thức thì có thể làm cho học sinh chỉ chú ý đến hình ảnh, âm thanh, các em
sẽ dễ bị phân tán, không tập trung vào nội dung cần tìm hiểu . Việc phô diễn quá
mức những kĩ năng, kĩ xảo tin học trong việc tạo hiệu ứng, âm thanh cũng làm học
sinh mất tập trung vào nội dung bài.
Đôi khi xảy ra những sự cố bất thường như đoạn video clip ở máy nhà chạy

được mà máy của trường không chạy được, hoặc ở máy trường phông chữ không
tương thích hay vì một lí do nào đó sẽ không đọc được.
Để khắc phục những nhược điểm đó tôi đưa ra một số giải pháp như sau:
Xác định chính xác nhiệm vụ tự học, tự nghiên cứu cho học sinh.
Giáo viên phải chủ động tự bồi dưỡng nâng cao trình độ tin học của mình .
Hướng dẫn học sinh cần thảo luận theo từng nhóm khi đưa ra một nội dung có
kèm hình ảnh, bản đồ, biểu đồ. Yêu cầu học sinh nghiên cứu , thảo luận, chúng ta
phải sát sao, kiểm tra việc thực hiện của các em, cho các em tự đưa ra kết luận, tự
góp ý, đánh giá, sau đó với đưa kết quả ra để các em so sánh và chấm điểm cho
nhau.
Nội dung đưa lên mỗi trang phải ngắn gọn , xúc tích, có chọn lọc để nội dung
bài không bị loãng.
Như vậy chúng ta cần phải phát huy có hiệu quả những ưu điểm, đồng thời khắc
phục tối đa sự quá lạm dụng và những hạn chế của việc sử dụng công nghệ hiện
19
đại trong việc tự học, tự nghiên cứ của học sinh, làm thế nào để đây thực sự là một
phương tiện dạy học hỗ trợ tích cực cho việc dạy học theo phương pháp đổi mới.
PHẦN 3
KẾT LUẬN
* Ưu điểm của đề tài
Phát huy được tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập.
Giờ học thực sự sinh động.
Học sinh được làm trung tâm
* Hạn chế
Chưa thực hiện được một cách toàn diện đối với học sinh ở một số trường.
Một số bài tập của học sinh còn mắc lỗi kiến thức khi trình bày.
Để phát huy được tinh thần tự học, tự nghiên cứu và sáng tạo của học sinh, mỗi
chúng ta cần tích cực ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy. Giáo viên
cần trao quyền chủ động cho học sinh và lúc này, học sinh sẽ được tập làm lãnh
đạo. Như vậy tiết học sẽ sinh động hơn.

Mong đồng nghiệp tham khảo và góp ý.
Phần 4
ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ
1. Về phía học sinh
- Tích cực, tự giác nghiên cứu.
- Yêu thích bộ môn, ham học hỏi. Có tinh thần hợp tác.
2. Về phía nhà trường
Cần tạo điều kiện về cơ sở vật chất đầy đủ cho việc dạy và học:
- Phòng học chức năng. Hệ thống máy tính, máy chiếu.
- Cán bộ phụ trách thiết bị trợ giảng.
3. Về phía phòng giáo dục
20
Tăng cường việc tổ chức các chuyên đề áp dụng công nghệ thông tin trong việc
đổi mới phương pháp dạy học.
21

×