Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

CÔNG NGHỆ TRONG NGÀNH NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.95 KB, 16 trang )

BÁO CÁO
CÔNG NGHỆ TRONG NGÀNH NÔNG NGHI ỆP VIỆT
NAM
NHÓM THỰC HIỆN: SEVEN - số thứ tự 7 (gồm 2 nhóm X-girls STT 7 và
nhóm Sakưra STT 13)
1-Nguyễn Phương Thảo Anh1-cđ2
2-Phạm Quỳnh Lê Anh 1-cđ2
3-Phùng Bích Thảo Anh 2-cđ2
4-Nguyễn Minh Trang Anh 2-cđ2
5-Ngô Phương Thúy Anh 3-cđ2
6-Tạ Thị Uyên Nhật-cđ2
7-Võ Minh Thu Nhật-cđ2
8-Tạ Tiểu Oanh Nhật-cđ2
9- Nguyễn Lan Hương Nhật-cđ2
10- Nguyễn Mai Phương Nhật-cđ2
11- Nguyễn Phương Dung Nhật-cđ2
A/ MỤC ĐÍCH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI:
Hiện nay Việt Nam có khoảng 8 triệu ha đất nông nghiệp, trong đó có 6,8 triệu ha
trồng lúa. Diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người là 0,1 ha và đang có
xu hướng giảm dần, do tăng số dân và quá trình đô thị hoá cũng như do tình
hình ô nhiễm môi trường làm cho đất có chiều hướng nghèo kiệt đi. Nguồn nhân
lực trẻ, khoẻ ở nông thôn là nguồn tài nguyên quý để phát triển nông nghiệp,
nhưng chưa được khai thác có hiệu quả. Theo số liệu thống kê, có khoảng 6
triệu thanh niên thiếu việc làm. Nguy cơ thiếu dinh dưỡng, thất học, thất nghiệp,
tội phạm gia tăng trong nông thôn khá rõ. Trong bối cảnh đó, việc nâng cao thu
nhập của người nông dân, bảo đảm an ninh lương thực, sức khoẻ và môi trường
là vấn đề bức bách, không thể giải quyết bằng các biện pháp thông thường, mà
phải bằng con đường khoa học công nghệ. Phát triển công nghệ giúp ngành
nông nghiệp phát triển cũng là giúp phát triển đời sống của người nông dân Việt
Nam.Chính vì vậy , việc thực hiện chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp là
một nhu cầu cấp thiết.


Việt Nam sắp gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). WTO là một tổ
chức có mục đích khuyến khích sự mua bán giữa các nước hội viên thông qua
việc giảm thiểu hoặc loại bỏ những rào cản thương mại. Như vậy đây là một cơ
hội tốt để Việt Nam hội nhập vào thị trường nông sản to lớn của thế giới. Để có
được một vị trí nhất định trong thị trường lớn này , đòi hỏi nền nông nghiệp Việt
nam cần được ứng dụng những công nghệ khoa học tiên tiến.Việc phát triển
công nghệ trong nông nghiệp là một nhu cầu tất yếu và đáng được chúng ta
quan tâm, tìm hiểu.
B/ NỘI DUNG
I/ Thành tựu công nghệ trong ngành nông nghiệp Việt Nam thời
gian qua
Công nghệ là khái niệm được sử dụng rất phổ biến hiện nay nhưng lại có rất
nhiều cách hiểu khác nhau. Theo Luật Khoa học và Công nghệ Việt Nam năm
2003, Chương I, Điều 1 thì :” Công nghệ là tập hợp các phương pháp, quy trình,
kỹ năng , bí quyết, công cụ, phương tiện dùng để biến đổi các nguồn lực thành
sản phẩm”.
Phát triển Khoa học và công nghệ trong ngành Nông nghiệp rất được Nhà nước
và các cơ quan chức năng chú trọng trong thời gian qua.
Ở nước ta, các cơ quan nghiên cứu đã hoàn thiện nhiều quy trình, tiến bộ kỹ
thuật, công nhận hàng chục giống rau, hoa mới, thích hợp cho vụ sớm và trái vụ.
Các nghiên cứu về giá thể sản xuất rau, hoa giống theo quy mô công nghiệp
không dùng đất, sử dụng bạt che phủ đất và tưới nhỏ giọt, tưới phun mưa cũng
đã được thử nghiệm bước đầu cho kết quả tốt. Ngoài ra còn nhiều nghiên cứu
khác thuộc lĩnh vực giống, bảo vệ thực vật, phân bón, thuỷ lợi, chăn nuôi bước
đầu đã có những kết quả ứng dụng trong sản xuất. Nhiều công nghệ cao (công
nghệ sinh học, vật liệu mới…) đã được các doanh nghiệp ứng dụng trong sản
xuất. Một số khu Nông nghiệp công nghệ cao của Nhà nước, của các doanh
nghiệp trong và ngoài nước đã hình thành và phát triển.
Đặc biệt công nghệ sinh học là ngành công nghệ phục vụ đắc lực cho sản xuất
nông nghiệp thì Việt Nam cũng đã có những bước phát triển đáng kể như việc

cho hoa nở trong ống nghiệm theo ý con người, việc nhân bản vô tính thành
công trên động vật, việc sản xuất thành công hạt giống nhân tạo …và hàng loạt
nguồn gen quý được khôi phục và phát triển.
Bên cạnh những công nghệ, kỹ thuật học hỏi và được chuyển giao từ nhiều
nước trên thế giới thì ngành Công nghệ nông nghiệp ở nước ta thời gian gần
đây đã cho ra đời nhiều phát minh,sáng kiến về mọi mặt đã phục vụ hiệu quả
cho nền Nông nghịêp nước nhà. Đối với ngành cơ khí Nông nghiệp trong những
năm qua đã cho ra đời hàng loạt những công cụ, máy móc hiện đại cho năng
suất cao và thay thế đáng kể cho sức lao động của con người. Điều đáng mững
ở đây là những phát minh ấy không chỉ là của những nhà khoa học mà nó còn là
sản phẩm của chính những người nông dân mà trình độ của họ chưa qua bậc
phổ thông như:

- Ông Nguyễn Văn Khách, 46 tuổi, nông dân xã Tân Thành, huyện Lai
Vung, tỉnh Đồng Tháp, đã bỏ ra nhiều thời gian nghiên cứu, tự thiết kế và chế
tạo thành công chiếc máy phun tưới nước bán tự động đưa vào sử dụng tại
vườn nhà…
- Sản phẩm Máy tỉa hạt có tên TH3 (viết tắt từ tỉa hạt - theo hàng - tổng
hợp) của hai nông dân thị trấn Mộc Hóa (Long An) Tô Hồng Quân và Đặng Văn
Tiễn

- Ông Nguyễn Văn Sành ở xã Nam Trung, huyện Nam Sách, Hải Dương đã
chế tạo thành công máy thái hành tự động có năng suất bằng 20 lao động thủ
công.
- Anh Nguyễn Kim Chính ở thôn Đại Ân, xã Cát Nhơn (Phù Cát) cải tiến
hoàn hảo chiếc máy cắt lúa hiệu FUTU 1 (do Công ty Phụ tùng máy 1 - thị xã
Sông Công, tỉnh Thái Nguyên sản xuất) đem lại hiệu quả cao trong sản xuất
nông nghiệp. Từ cải tiến này, anh đã đoạt giải khuyến khích trong cuộc thi "Sáng
tạo kỹ thuật nhà nông toàn quốc" lần thứ nhất năm 2004-2005.
- Ông Lâm Văn Thắng (nông dân xã Tiên Thuận, Bến Cầu, Tây Ninh) và

anh Trần Quốc Trung (em ruột anh Trần Quốc Hải - “Hai Lúa” chế tạo máy bay
trực thăng) đã chế tạo thành công máy diệt rầy nâu, muỗi bướm.
- Nguyễn Văn Cơ, một nông dân chính gốc ở xã Triệu Phước, huyện Triệu
Phong, tỉnh Quảng Trị vừa chế tạo ra là một chiếc máy hút bùn cho ao tôm đầu
tiên của miền trung.
- Ông Nguyễn Đức Hoàng (ngụ Bình An I, An Hòa, Châu Thành, An
Giang), một nông dân 40 tuổi, học chưa hết lớp 6 trình làng chiếc máy gặt đập
liên hợp vừa cắt, vừa tuốt ra hạt lúa.

Hàng năm, nước ta đẵ bước vào thử nghiệm hàng triệu giống cây trồng mới cho
năng suất cao, sức chống chọi với sâu bệnh và khí hậu lớn đã phần nào cải
thiện được đời sống của người nông dân.
II/ Thành tựu công nghệ trong ngành nông nghiệp Việt Nam sau
khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới
Ngày 7 tháng 11 năm 2006, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ
chức Thương mại thế giới (WTO). Vào WTO, thị trường Việt Nam rộng mở, thuế
suất nhập khẩu nhiều mặt hàng nông sản, thuỷ sản đã giảm dần theo lộ trình, sự
bảo hộ của Nhà nước cho nông nghiệp cũng hạn chế theo cam kết WTO. Việt
Nam cũng phải mở cửa thị trường nông sản như các thành viên khác. Hàng
nông sản các nước với chất lượng và độ sạch cao hơn, giá cả cạnh tranh... cũng
đã thâm nhập vào các siêu thị Việt Nam.. Đó là thịt bò Mỹ, Ốt-xtrây-lia-a, quả
tươi Trung Quốc, gạo Thái Lan, lúa mỳ, sữa và các sản phẩm sữa châu Âu...
Tuy số lượng hàng nông sản ngoại nhập chưa nhiều, nhưng cũng tăng khá: 10
tháng đầu năm 2007 giá trị nhập khẩu lúa mỳ tăng 44%, sữa và sản phẩm sữa
tăng 19,5%, dầu mỡ thực vật tăng 68,2%, thức ăn gia súc tăng 51,5% so cùng
kỳ 2006. Do có nông sản ngoại nhập nên sản phẩm nông nghiệp sản xuất trong
nước gặp khó khăn hơn trong cuộc cạnh tranh với hàng ngoại ngay trên “sân
nhà”.
Nhận thức được thách thức đó, tư duy của một bộ phận hộ nông dân, trang trại
đã có bước chuyển biến bước đầu theo lộ trình gia nhập WTO. Tư duy sản xuất

nông nghiệp sạch, chất lượng cao, chi phí thấp để tăng sức cạnh tranh trên thị
trường đã bước đầu thay thế tư duy năng suất cao, sản lượng nhiều bằng mọi
giá của các năm trước. Bằng chứng là vùng đồng bằng sông Cửu Long đã chủ
trương giảm, thậm chí bỏ lúa vụ 3, chất lượng thấp để chuyển sang vụ lúa đông
xuân chất lượng cao hơn phù hợp với nhu cầu thị trường. Vùng cà phê Tây
Nguyên cũng chuyển mạnh sang sản xuất hàng hoá, gắn sản xuất với chế biến
và thị trường xuất khẩu. Phong trào nuôi thuỷ sản thâm canh và bán thâm canh,
đảm bảo sản phẩm không có dư lượng kháng sinh được rộng mở ở các vùng để
đáp ứng thị trường xuất khẩu. Các vùng sản xuất tập trung sản phẩm sạch như:
chè Thái Nguyên, Suối Giàng, trái cây, rau trồng theo kỹ thuật công nghệ cao,
chăn nuôi lợn thịt hướng nạc... bước đầu có bước chuyển biến tích cực nên sản
phẩm xuất khẩu năm qua đã tăng khá nhanh so với khi chưa vào WTO. Nhờ đó,
các mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam bước đầu đã đáp ứng được yêu
cầu tăng chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, giá cả thấp hơn để
tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
III/ Hiện trạng phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở Việt Nam
Nông nghiệp công nghệ cao đã đạt được khá nhiều thành tựu trong năm vừa
qua nhưng vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật
nước ngoài sao cho phù hợp với điều kiện của Việt Nam.
Ở nước ta, các cơ quan nghiên cứu đã hoàn thiện nhiều quy trình, tiến bộ kỹ
thuật, công nhận hàng chục giống rau, hoa mới, thích hợp cho vụ sớm và trái vụ.
Các nghiên cứu về giá thể sản xuất rau, hoa giống theo quy mô công nghiệp
không dùng đất, sử dụng bạt che phủ đất và tưới nhỏ giọt, tưới phun mưa cũng
đã được thử nghiệm bước đầu cho kết quả tốt. Ngoài ra còn nhiều nghiên cứu
khác thuộc lĩnh vực giống, bảo vệ thực vật, phân bón, thuỷ lợi, chăn nuôi bước
đầu đã có những kết quả ứng dụng trong sản xuất. Nhiều công nghệ cao (công
nghệ sinh học, vật liệu mới…) đã được các doanh nghiệp ứng dụng trong sản
xuất. Một số khu Nông nghiệp công nghệ cao của Nhà nước, của các doanh
nghiệp trong và ngoài nước đã hình thành và phát triển.
Khu Nông nghiệp công nghệ cao tại Hà Nội và Hải Phòng, do chúng ta nhập

khẩu “trọn gói” từ nhà màng, thiết bị bên trong cho đến kỹ thuật canh tác. Việc
đánh giá hiệu quả toàn diện các mô hình này cần sớm được tiến hành cụ thể và
chi tiết. Tuy nhiên, có một số vấn đề mà chúng ta cần cân nhắc: Việc nhập trọn
gói như vậy sẽ rất đắt và phụ thuộc; các khu Nông nghiệp công nghệ cao này
đều thiếu cán bộ có trình độ giỏi về công nghệ. Qua việc xây dựng và vận hành
khu Nông nghiệp công nghệ cao của Hà Nội và Hải Phòng có thể rút ra một số
bài học: Khi xây dựng cần hết sức quan tâm tới điều kiện tự nhiên như đất đai,
mực nước ngầm, nguồn nước tưới, giao thông; lưu ý trong khi quản lý và khai
thác mô hình. Thực tế cho thấy có rất nhiều vấn đề chúng ta phải nghiên cứu
cho quy trình canh tác trong nhà lưới, nhà màn (quản lý và xử lý giá thể, quản lý
và xử lý dịch hại, quản lý và điều tiết tưới tiêu, làm mát, kể cả việc quản lý về
dinh dưỡng...). Vì hai khu Nông nghiệp công nghệ cao trên là nhập trọn gói các
quy trình kỹ thuật, trang thiết bị máy móc... nên khi đưa vào điều kiện Việt Nam
còn nhiều bất cập (mưa, nắng, bão, mùa vụ, tập quán tiêu thụ, dịch bệnh phát
sinh, bảo dưỡng, duy tu các trang thiết bị...).
Trong lĩnh vực chăn nuôi, tại thành phố Hồ Chí Minh, Công ty Bò sữa đã đầu tư
chuồng trại khá hoàn chỉnh, có hệ thống phun sương, chuồng ép có khả năng tự
động 50% để gieo tinh nhân tạo, khám thai, điều trị phẫu thuật; xây dựng đồng
cỏ thâm canh 300 ha, 4 hố ủ chua có sức chứa 3.000 tấn thành phẩm, khu vắt
sữa gồm 6 máy (công suất 15 con /máy). Xu hướng nâng quy mô chăn nuôi lên
thành trang trại tập trung và ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi bò sữa là
một hình thức chuyển dịch cơ cấu và chuyển dịch cấu trúc trong bản thân ngành
chăn nuôi đang được hình thành và phát triển tại thành phố.
IV/ Một số điểm mạnh và điểm yếu của nông nghiệp Việt Nam
hiện nay trong lĩnh vực công nghệ
Một số ưu điểm nổi bật :
Các vùng sản xuất nông sản hàng hoá quy mô lớn, chuyên canh và thâm canh
cao như lúa gạo vùng đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng, cây
ăn trái ở đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ; cây cà phê và cao su ở
Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, cây chè ở miền núi phía Bắc, thuỷ sản ở Nam

Trung Bộ và đồng bằng sông Cửu Long đã có bước chuyển đổi quy trình sản
xuất theo hướng không chạy theo năng suất, số lượng mà quan tâm hơn đến
chất lượng, độ sạch và chi phí sản xuất để tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
Chính các vùng sản xuất hàng hoá lớn tập trung đó đã cung cấp nông sản hàng
hoá và xuất khẩu cho cả nước và là dấu hiệu của nền nông nghiệp hàng hoá lớn
đã và đang hình thành.
Sau một năm vào WTO, nhận thức của các ngành, các cấp về nông nghiệp đã
có bước chuyển tích cực theo hướng quan tâm nhiều hơn, đầu tư tập trung hơn
cho các khâu sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản để tăng hiệu quả sản xuất,
tăng thu nhập cho nông dân. Hàng loạt cơ chế, chính sách của Nhà nước đối với
nông nghiệp đã được ban hành hỗ trợ nông nghiệp phù hợp với cam kết WTO.
Đó là chính sách miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp trong mức hạn điền,
bỏ thuỷ lợi phí, giảm các khoản đóng góp cho nông dân, khuyến khích ứng dụng
tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và chế biến nông sản, nhất là công nghệ
sinh học và công nghệ sau thu hoạch, nông nghiệp công nghệ cao vùng ven
thành phố lớn. Theo cam kết WTO, mức và đối tượng đầu tư cho nông nghiệp
được điều chỉnh tập trung vào những lĩnh vực mà WTO khuyến khích như mở
rộng hệ thống khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư; ứng dụng khoa học kỹ
thuật mới, đào tạo nghề cho nông dân, công nghệ sau thu hoạch..
Nông nghiệp Việt Nam đã mang dáng dấp của một nền sản xuất hàng hoá có
những nét hiện đại, đáp ứng tương đối đầy đủ các yêu cầu của thị trường. Mặc
dù từ tháng 11 năm 2006 đến nay, thiên tai, bão lũ lớn xảy ra liên tiếp trên phạm
vi cả nước, sâu bệnh, dịch cúm gia cầm, dịch lở mồm long móng gia súc, lợn tai
xanh... tàn phá nặng nề, gây hậu quả nghiêm trọng cho sản xuất nông nghiệp,
thuỷ sản; giá cả phân bón vật tư nông nghiệp tăng cao, nhưng sản xuất nông
nghiệp vẫn tiếp tục phát triển theo hướng bền vững, tốc độ tăng trưởng khá cao.
Theo Tổng cục Thống kê, tốc độ tăng trưởng khu vực này năm 2007 vẫn đạt
4,3%, trong đó nông nghiệp tăng 2,8%, lâm nghiệp tăng 1,1% và thuỷ sản tăng
9,8%, cao hơn năm 2006. Sản phẩm nông nghiệp sản xuất trong nước 1 năm
qua vẫn đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm quốc gia trong mọi tình huống.

Nông sản hàng hoá vẫn đáp ứng đầy đủ nhu cầu nguyên liệu cho công nghiệp
chế biến như mía đường, rau quả, lúa gạo, chè. Các hợp đồng xuất khẩu đã ký
kết với khách hàng được thực hiện từ đầu năm theo đúng cam kết WTO. C ó
được điều đó là do khoa học kỹ thuật ở Việt Nam hiện đã đáp ứng khá đầy đủ
các yêu cầu của nền nông nghiệp hàng hoá gắn với xuất khẩu. Công nghệ sinh
học, tưới tiêu, làm đất, phân bón, bảo quản, sau thu hoạch... ngày càng tiến bộ
và đã góp phần tích cực vào thâm canh tăng năng suất cây trồng, vật nuôi theo
yêu cầu thị trường.
Cùng với những mặt ưu điểm, nông nghiệp Việt Nam còn những mặt hạn
chế:
Sau 1 năm vào WTO, vốn đầu tư nước ngoài vào nông nghiệp Việt Nam còn rất
hạn chế. Tính chung 10 tháng đầu năm 2007, cả nước mới thu hút được 1,66 tỉ
USD đầu tư vào khu vực nông lâm nghiệp và thuỷ sản, chiếm 1,47% tổng vốn
FDI,tăng không đáng kể so với cùng kỳ năm trước. Điều đó cho thấy tác động
của WTO vào thu hút vốn FDI ở khu vực này chưa có gì khởi sắc. Các dự án
đầu tư trực tiếp nước ngoài có công nghệ hiện đại vẫn chưa được các nhà đầu
tư quan tâm.
Nhiều lợi thế chưa được khai thác hợp lý. Lợi thế của nông nghiệp Việt Nam là
chi phí lao động thấp so với các nước khác trong khu vực. Lợi thế này nếu được
phát huy sẽ là yếu tố giảm giá thành nông sản, tăng sức cạnh tranh trên thị
trường sau khi gia nhập WTO. Bên cạnh chi phí vật chất, chi phí lao động sống
lại rất thấp do giá trị ngày công trong nông thôn không cao, thu nhập của lao
đông nông nghiệp nói chung thấp. Tiềm năng đất đai cũng là thế mạnh của nông
nghiệp Việt Nam nhưng chưa được khai thác hợp lý. Diện tích đất nông nghiệp
bình quân đầu người thấp, lại giảm dần do đô thị hoá và công nghiệp hoá. Sản

×