Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

phân tích các chỉ số camels của ngân hàng an bình bank

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.93 KB, 5 trang )

Họ và tên: Trần Thị Tuyết Minh
MSHV: 055.12.08.41
Lớp: Cao học TC-NH Khóa 2008
Phân tích các chỉ số CAMELS – Ngân hàng TMCP An Bình
Hệ thống phân tích CAMELS được áp dụng nhằm đánh giá độ an toàn, khả năng
sinh lời và thanh khoản của ngân hàng. An toàn được hiểu là khả năng của ngân
hàng bù đắp được mọi chi phí và thực hiện được các nghĩa vụ của mình. Tiêu chí
an toàn được đánh giá thông qua đánh giá mức độ đủ vốn, chất lượng tín dụng (tài
sản có) và chất lượng quản lý. Khả năng sinh lời là việc ngân hàng có thể đạt được
một tỷ lệ thu nhập từ số tiền đầu tư của chủ sở hữu hay không. Thanh khoản là khả
năng đáp ứng được mọi nhu cầu về vốn theo kế hoạch hoặc bất thường.
Tuy nhiên cần lưu ý là các báo cáo tài chính không thể cung cấp đầy đủ mọi thông
tin mà người phân tích muốn có để đánh giá mức độ an toàn, khả năng sinh lời và
thanh khoản của ngân hàng. Do đó, cần kết hợp việc phân tích theo CAMELS với
những đánh giá định tính của ngân hàng để có thể thu đuợc kết quả phân tích ngân
hàng kỹ lưỡng và hữu ích.
Trong phạm vi của mình, tôi sẽ áp dụng phân tích CAMELS đối với Ngân hàng
TMCP An Bình như sau:
1. Bối cảnh nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2007 – 2009
Đối với Việt Nam, sau nhiều năm kiềm chế lạm phát ở mức dứơi 1 con số, nền
kinh tế đã đối mặt tình trạng lạm phát cao ở mức 2 con số đe dọa sự phát triển bền
vững của nền kinh tế.
Để đẩy lùi nguy cơ lạm phát, trong 9 tháng đầu năm 2008 Chính phủ đã thực hiện
chính sách thắt chặt tiền tệ, thu hẹp đầu tư công và những chính sách này đã mang
lại kết quả tích cực cho nền kinh tế vĩ mô, lạm phát đã bị đẩy lùi. Trong bối cảnh
đó, đồng lòng thực hiện chính sách kinh tế vĩ mô nhằm kiềm chế lạm phát, hệ
thống ngân hàng thương mại đã đối mặt với nguy cơ rủi ro về thanh khoản, tốc độ
tăng trưởng bị suy giảm, lợi nhuận bị ảnh hưởng.
Họ và tên: Trần Thị Tuyết Minh
MSHV: 055.12.08.41
Lớp: Cao học TC-NH Khóa 2008


Ngay sau khi lạm phát được kiềm chế, từ cuối quý 3/2008, nguy cơ mới xuất hiện
đối với nền kinh tế Việt Nam là tình trạng suy giảm kinh tế, nhiều lĩnh vực kinh tế,
hoạt động xuất nhập khẩu đã suy giảm so với giai đoạn trước, ảnh hưởng đến hoạt
động của nhiều doanh nghiệp, lao động, việc làm. Các ngân hàng thương mại
đứng trước nguy cơ nợ xấu gia tăng, tăng trưởng và lợi nhuận bị ảnh hưởng.
Song khó khăn cũng là cơ hội để ABBANK nhìn lại mình, củng cố nội lực và
chứng tỏ bản lĩnh kinh doanh. Trước những diễn biến phức tạp của nền kinh tế,
Hội Đồng Quản Trị, Ban điều hành cùng toàn thể cán bộ công nhân viên nhân
hàng An Bình đã sát cánh, nổ lực, từng bước vượt qua khó khăn, biến thách thức
thành cơ hội.
2. Giới thiệu về ngân hàng
- Ngân hàng An Bình (ABBANK), một trong những ngân hàng cổ phần hàng đầu
và là một trong mười ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam. Sau gần 13
năm phát triển và trưởng thành từ năm 1993, ABBANK đã có sự bứt phá khá
mạnh mẽ về chất và lượng trong gần 3 năm gần đây.
- Định hướng phát triển: ABBANK đang hướng đến trở thành một Ngân hàng
TMCP bán lẻ thân thiện, hoạt động đa năng theo mô hình một tập đoàn tài chính
ngân hàng, hoạt động chuyên nghiệp theo những thông lệ quốc tế tốt nhất với công
nghệ hiện đại, đủ năng lực cạnh tranh với các ngân hàng trong nứơc và quốc tế
hoạt động tại Việt Nam.
- Kết quả hoạt động:

Năm 2007 là năm phát triển vượt bậc của ABBANK về tất cả các chỉ tiêu.
Lợi nhuận trước thuế đạt 230,76 tỷ tăng 172% so năm 2006. Tổng tài sản đạt
mức 17.174,117 tỷ, tỷ lệ tăng trưởng là 452%. Kết quả này sẽ là tiền đề cho
sự phát triển toàn diện của ABBANK trong năm 2008 và các năm tiếp theo.

Năm 2008 là năm đầy thử thách và khó khăn đối với hoạt động tài chính
ngân hàng. Những bất ổn của nền kinh tế Việt Nam và thế giới đã ảnh hưởng
mạnh mẽ đến hiệu quả hoạt động của ngành ngân hàng nói chung và

Họ và tên: Trần Thị Tuyết Minh
MSHV: 055.12.08.41
Lớp: Cao học TC-NH Khóa 2008
ABBANK nói riêng. Thế nhưng nhờ định hướng đúng đắn, những giải pháp
kịp thời và sự nổ lực của toàn ngân hàng, ABBANK đã vượt qua thời kỳ khó
khăn, bảo đảm an toàn và ổn định hệ thống

Năm 2009, ngành tài chính ngân hàng đã trải qua không ít khó khăn, nhưng
nền kinh tế thế giới và Việt Nam đã dần hồi phục nhanh hơn mong đợi. Tốc
độ tăng trưởng GPD của Việt Nam trong năm qua đạt 5,32%. Trong bối cảnh
đó, ABBANK đã có 1 năm kinh doanh khả quan, hoàn thành xuất sắc 100%
kế hoạch đề ra. ABBANK đang từng bước khẳng định vị thế của một thương
hiệu uy tín và tiến gần tới mục tiêu trở thành 1 trong 10 ngân hàng tốt nhất
trong nhóm các ngân hàng TMCP Việt Nam.
3. Các chỉ số CAMELS của Ngân hàng TMCP An Bình
- Chỉ số an toàn vốn: Trong quá trình mở rộng đầu tư phát triển của mình, vốn
điều lệ của ABBANK liên tục tăng từ 2.300 tỷ năm 2007 lên 2.705 tỷ năm 2008
và 3.482 tỷ năm 2009. Bên cạnh đó, hệ số an toàn vốn của ABBANK luôn trên
mức 20%. ( vựơt xa yêu cầu tối thiểu 8%). Điều đó chứng tỏ, ABBANK đã thực
hiện đúng mục tiêu của mình, trở thành một ngân hàng đáng tin cậy đối với khách
hàng.
- Chỉ số chất lượng tài sản: căn cứ theo thành phần kinh tế thì các khoản cho vay
của ngân hàng tập trung chủ yếu vào Công ty TNHH, DNTN khoản 60% và cá
nhân khoản 35%. Xét về ngành nghề kinh doanh thì các khoản cho vay chủ yếu là
trong lĩnh vực thưong mại (45%), gia công chế biến (13%) và tiêu dùng cá nhân
(34%). Việc cho vay này rất phù hợp vì đây là những đối tượng và ngành nghề
làm ăn rất hiệu quả, có khả năng sinh lời cao, nên khả năng thu hồi nợ vay cũng
rất cao. Tín dụng ngoại tệ thấp (17%) đã hạn chế rủi ro do việc biến động tỷ giá
quá mạnh của Việt Nam trong thời gian qua. Tỷ lệ nợ xấu thấp (1,2%). Tỷ lệ đầu
tư chứng khoán/Tổng tài sản thấp và có xu hướng giảm dần trong các năm qua.

Điều đó chứng tỏ là ABBANK không phải là ngân hàng chấp nhận rủi ro cao để
đạt được lợi nhuận lớn. Tiêu chỉ của ABBANK vẫn là an toàn. Mặt khác tỷ lệ tác
Họ và tên: Trần Thị Tuyết Minh
MSHV: 055.12.08.41
Lớp: Cao học TC-NH Khóa 2008
dụng đòn bẩy từ 2007 đến 2009 ở mức 7-5-7 cũng đã cho thấy ABBANK đã từng
bước sử dụng nguồn vốn của mình một cách hiệu quả hơn, mặc dù 2008 là năm
khủng hoảng của hệ thống ngân hàng và 2009 chỉ mới là năm chập chững phục
hồi.
- Chỉ tiêu quản trị: trong xu hướng phát triển, từ 54 chi nhánh năm 2007
ABBANK đã mở rông thành 76 chi nhánh năm 2008 và 92 chi nhánh năm 2009.
Điều đó khiến cho tỷ lệ chi phí trên tổng doanh thu tăng vọt từ 81% năm 2007 lên
95% năm 2008, nhưng sang năm 2009 mặc dù có đến 92 chi nhánh, nhưng hoạt
động của ABBANK đã ổn định và tỷ lệ chi phí/doanh thu giảm còn 77%. Mặt
khác, một nguyên nhân khiến cho chi phí tăng cao là chính sách lương của
ABBANK đã tăng lên nhằm mục tiêu thu hút nhân tài và đào tạo cán bộ có trình
độ chuyên môn cao. Đó là một chiến lược lâu dài và đúng đắn.
- Chỉ số hiệu quả hoạt động: hơn 90% danh thu của ABBANK là thu từ lãi cho
vay. Điều này là hoàn toàn phù hợp vì tỷ lệ tiền cho vay/ tiền gửi của ABBANK
đạt đến 95%. Ngoài ra tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) từ 20007 đến 2009
là 1,34%-0,48%- 1,56% và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) là 9,3% -
2,3%-11% là tương đối thấp, tuy nhiên nó cung cho thấy sự cố gắng của
ABBANK trong việc khắc phục khó khăn trong tình trạng khủng hoản của nền
khinh tế năm 2008 và sự phục hồi đáng kể trong năm 2009.
- Tính thanh khoản: tương ứng với tỷ lệ cho vay/ tổng tiền gửi tăng từ 94% năm
2007 lên 98% năm 2008 và 84% năm 2009 thì khản năng thanh toán ngay của
ngân hàng ngày càng giảm từ 2,48 năm 2007 xuống còn 1,19 năm 2008 và 1,45
năm 2009. Nguyên nhân có thể kể đến là do tình hình kinh tế năm 2008 đã suy
giảm khiến hoạt động của ngân hàng khó khăn hơn, nhưng tình trạng trên có thể
kể đến mục tiêu cải thiện doanh thu thông qua việc đẩy mạnh cho vay hơn. Tuy

nhiên khi xét đến hệ số an toàn vốn luôn trên 20% và khả năng thanh toán ngay
luôn lớn hơn 1 thì tình trạng này không đáng lo ngại nhiều.
Họ và tên: Trần Thị Tuyết Minh
MSHV: 055.12.08.41
Lớp: Cao học TC-NH Khóa 2008
- Độ nhạy rủi ro thị trường: giảm từ 5 năm 2007 xuống còn 4 và 3 năm 2008,2009.
Điều đó chứng tỏ ABBANK đã từng bước thực hiện việc quản lý rủi ro của mình
hiệu quả hơn.
Thông qua kết quả hoạt động và việc phân tích các chỉ số về an toàn vốn trên, ta
thấy ABBANK vẫn là một ngân hàng có độ an toàn vốn khá cao và hoạt động rất
hiệu quả. Trong giai đoạn khủng hoảng, ABBANK đã kiểm soát hoạt động của
mình rất tốt và đã đề ra những mục tiêu và định hướng hoạt động kịp thời, hợp lý.
Tuy nhiên để đạt được lợi nhuận cao hơn, ABBANK cần nghiên cứu quản lý
nguồn vốn của mình một cách hiệu quả hơn, tránh để nguồn vốn nhàn rỗi quá
nhiều nhưng vẫn đảm bảo hệ số an toàn vốn và khả năng thanh khoản hợp lý.

×