Tải bản đầy đủ (.doc) (111 trang)

Biện pháp thúc đẩy xuất khẩu nhóm mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (620.5 KB, 111 trang )


LỜI NÓI ĐẦU
Khi hội nhập kinh tế quốc tế là bước đi tất yếu thì chủ chương mở rộng
quan hệ ngoại thương của Đảng, Nhà nước ta là cần thiết và đúng đắn. Sau
hơn 10 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, kinh tế nông
nghiệp và nông thôn đã có những bước phát triển đáng kể. Sản xuất nông
nghiệp tăng trưởng liên tục với nhịp độ cao và khá ổn định (Bình quân tăng 4
- 4,5%/năm), góp phần đáng kể trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp và nông thôn, theo hướng CNH và HĐH, tạo ra bước chuyển
biến mạnh mẽ từ nền kinh tế thuần nông, tự cung, tự cấp sang nền kinh tế thị
trường với tỷ suất hàng hoá ngày càng cao, khẳng định vị thế của nền kinh tế
nông nghiệp Việt Nam trên thương trường Quốc tế.
Lợi ích to lớn của hội nhập kinh tế Quốc tế mang lại cho mỗi nước
tham gia là rõ ràng và không thể bác bỏ. Con đường xây dựng nền kinh tế
độc lập tự chủ theo kiểu cô lập với bên ngoài, tự cấp, tự túc, thay thế nhập
khẩu đã hoàn toàn không có sức thuyết phục. Vấn đề đặt ra cho mỗi quốc gia
là hội nhập kinh tế ở mức độ nào, bằng hình thức nào để có thể mang lại lợi
ích tối đa và phải trả một cái giá tối thiểu quả thực là một thách thức không
nhỏ !
Việt Nam với hơn 80 triệu dân, và trên 70% lao động xã hội đang hoạt
động và sinh sống dựa vào sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp. Nên vấn đề phát
huy các lợi thế và tiềm năng trong sản xuất nông nghiệp,đẩy mạnh sản xuất và
xuất khẩu không chỉ là yêu cầu đối với sự phát triển nền kinh tế nông nghiệp
mà còn là vấn đề mang tính chiến lược, nhằm giải quyết có tính tổng thể về
các quan hệ mang tính xã hội... Do đó cần phải có những thay đổi cách tiếp
cận về chiến lược và chính sách phát triển nông nghiệp phù hợp với tiến trình
hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
Trong thời gian thực tập tại Bộ Thương Mại, qua nghiên cứu tình hình
sản xuất và kinh doanh xuất khẩu nông sản. Với các lợi thế và tiềm năng về
đất đai, lao động, các điều kiện sinh thái... Nhưng khối lượng và kim ngạch
nông sản xuất khẩu của Việt Nam còn rất khiêm tốn và bộc lộ nhiều hạn chế.


Từ thực tế đó em lựa chọn đề tài: "Biện pháp thúc đẩy xuất khẩu nhóm
mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam" làm chuyên đề thực tập tốt
nghiệp của mình.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
1

+ Nhằm phân tích, đánh giá về thực trạng sản xuất xuất khẩu đối với
các mặt hàng (gạo, cà phê, cao su, chè, điều) và những giải pháp chủ yếu đã
tác động đến quá trình thúc đẩy xuất khẩu nhóm mặt hàng nông sản chủ lực
của Việt Nam.
+ Đề xuất và kiến nghị các giải pháp chủ yếu, nhằm thúc đẩy xuất khẩu
nông sản trong thời gian tới (2001 - 2010)
Với mục tiêu trên chuyên đề được chia làm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung về xuất khẩu hàng nông sản phẩm trong quá
trình hội nhập của việt nam
ChươngII: Thực trạng về xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ lực của việt
nam trong thời gian qua
Chương III: Giải pháp và những kiến nghị chủ yếu, nhằm thúc đẩy xuất khẩu
nhóm mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam trong thời gian
tới.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
+ Đối tượng nghiên cứu chính là các mặt hàng và ngành hàng (gạo, cà
phê, cao su, chè, điều) về các giải pháp chủ yếu trong sản xuất, chế biến, môi
trường kinh doanh xuất khẩu nhằm thúc đẩy xuất khẩu.
+ Phạm vi nghiên cứu: Chỉ giới hạn tập trung nghiên cứu một số nông
sản chủ yếu của Việt Nam như: gạo, cà phê, cao su, chè, điều, được xác định
là những mặt hàng chủ lực xuất khẩu đã có khối lượng, kim ngạch xuất khẩu
cao trong những năm gần đây và có tiềm năng lợi thế để phát triển.
Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu của em để hoàn thành chuyên đề này là:

+ Từ kiến thức đã học tại trường ĐH KTQD
+ Cùng sự hướng dẫn của thầy giáo PGS.TS Đặng Đình Đào, và sự chỉ
bảo của các cô chú làm việc tại Vụ kế hoạch thống kê - Bộ thương Mại.
+ Qua thu thập thông tin, số liệu từ các giáo trình, thời báo, tạp chí ...
có liên quan.
Do hạn chế về thời gian, tài liệu cũng như trình độ có hạn, hơn nữa việc
tìm hiểu các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu nông sản chủ lực của Việt Nam là
một công tác phức tạp liên quan đến nhiều vấn đề kinh tế- xã hội, nên em viết
chuyên đề này không tránh khỏi thiếu sót. Em mong nhận được sự chỉ dẫn tận
tình của các thầy cô giáo và ý kiến đóng góp của các bạn sinh viên. Sau cùng,
em xin chân thành cảm ơn thầy giáo PGS.TS Đặng Đình Đào người đã tận
tình chỉ dẫn, và các thầy cô giáo đã từng dậy dỗ em trong suốt quá trình học
2

tập, cùng các cô chú ở Vụ kế hoạch thống kê - Bộ thương Mại đã giúp đỡ em
hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp này.
3

CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN
PHẨM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP CỦA VIỆT NAM
I. HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ VÀ VAI TRÒ CỦA MẶT HÀNG NÔNG SẢN
TRONG HỆ THỐNG CÁC MẶT HÀNG XUẤT KHẨU CHỦ LỰC CỦA VIỆT
NAM
I.1. Hội nhập kinh tế của việt nam
Đại hội lần thứ VIII của Đảng đã xác định nhiệm vụ “ Mở rộng quan hệ
đối ngoại, chủ động tham gia các tổ chức và khu vực củng cố và nâng cao vị
thế của nước ta trên thương trường quốc tế” . Ngày 18 tháng 11 năm 1996, Bộ
Chính Trị đã ra nghị quyết về kinh tế đối ngoại nhằm chỉ đạo việc thực hiện
nhiệm vụ quan trọng này,Nghị Quyết số 7-NQ/Tw của bộ chính trị

về hội nhập kinh tế Quốc tế ngày 27/11/2001; Mặt khác vấn đề này
cũng đã được xác định cụ thể tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của
Đảng
Đại hội lần thứ IX của Đảng đã khẳng định chủ trương “Phát huy cao
độ nội lực , đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập
kinh tế quốc tế để phát triển nhanh và có hiệu quả bền vững”
Thật vậy , đứng trước sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật,
Việt Nam cần chủ động hội nhập kinh tế quốc tế nhằm mở rộng thị trường,
tranh thủ thêm vốn, công nghệ kiến thức quản lý để đẩy mạnh công cuộc
Công Nghiệp Hoá- Hiện Đại Hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa,
thực hiện dân giàu nước mạnh xã hội công bằng văn minh. Đó là một trong
những giải pháp để nước ta thoát khỏi sự tụt hậu về kinh tế và cũng là giải
pháp giúp Việt Nam sánh vai ngang hàng với bạn bè thế giới , hoà mình với
công cuộc hội nhập kinh tế thế giới .
Bước vào đầu thế kỷ XXI nền kinh tế nước ta đang lĩnh hội nhiều cơ
may phát triển nhưng đồng thời cũng phải đối mặt với nhiều thách thức lớn :
Hiệp định thương mại Việt- Mỹ đã chính thức có hiệu lực ; lộ trình thực
hiện AFTA và chương trình ưu đãi thuế quan CEPT ngày một đến gần, hội
nghị cấp cao APEC tạo thuận lợi mới cho Việt Nam hội nhập kinh tế thế giới,
sức ép của hội nhập và cạnh tranh toàn cầu đang lớn dần... Để hội nhập và
phát triển không còn con đường nào khác hơn là nền kinh tế, mà cụ thể, là tự
4

thân mỗi doanh nghiệp phải vận động phải nâng cao năng lực quản lý và cạnh
tranh. xác định rõ điều này, tháng 9 năm 2001,Hội Nghị Ban Chấp Hành
Trung Ương Đảng đã đề ra Nghị Quyết Quốc Hội về nhiệm vụ năm 2001 và
chương trình hành động của chính phủ năm 2001 cũng đã thể hiện quyết tâm
cao của cơ quan quyền lực nhà nước, trong việc tập trung mọi nỗ lực cho
phát triển kinh tế . Tuy nhiên, suốt chặng đường 15 năm đổi mới cho thấy sức
cạnh tranh của các doanh nghiệp việt nam còn yếu. Nhiều chuyên gia đánh

giá thị trường Việt Nam vẫn còn trong giai đoạn mới bắt đầu xuất phát so với
nền kinh tế nhiều nước trong khu vực, sự yếu kém có thể thấy cụ thể ở nguồn
vốn, lượng vốn qúa nhỏ, quy mô và phương pháp quản lý manh mún khiến
sức cạnh tranh rất thấp, đồng thời việc liên kết để tạo thành một tập đoàn kinh
tế cũng khó có thể thực hiện. Nhìn ở góc độ công nghệ hầu hết thiết bị công
nghệ đang sử dụng trong các doanh nghiệp còn lạc hậu, đi sau công nghệ
trung bình sử dụng ở các nước phát triển. Trong khi đó hoạt động chuyển giao
công nghệ chủ yếu được thực hiện trên bề mặt, chưa theo chiều sâu và chưa
có một chiến lược rõ ràng để tránh lãng phí, đảm bảo chất lượng và nâng cao
năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, ngành sản xuất qua đầu tư công nghệ
thiết bị, lực lượng lao động đang sử dụng tại các doanh nghiệp hiện nay phần
lớn chưa phù hợp với yêu cầu của một phương thức quản lý hiện đại thì hầu
hết xuất thân từ nông nghiệp và công nghiệp bao cấp, chưa quen với tác
phong công nghiệp thị trường. Hơn nữa lại mất cân đối giữa công nhân kỹ
thuật , công nhân có tay nghề cao với lực lương cử nhân . Hội nhập là vấn đề
tất yếu để Việt Nam Phát triển, trước hết Việt Nam cần nỗi lực thực hiện Hiệp
Định Thương Mại Việt -Mỹ, AFTA,CEPT và trong tương lai là hội nhập toàn
cầu khi nước ta gia nhập tổ chức thương mại quốc tế (WTO) . Song điều cần
nhấn mạnh là dù hiện tại hay tương lai việt nam cần luôn chủ động tận dụng
cơ hội và vượt qua thách thức để nâng cao vị thế cạnh tranh của hàng hoá và
uy tín của mình. Được vậy, sản phẩm Việt Nam khi hội nhập kinh tế thế giới
mới mong có chỗ đứng trên thị trường .
Hội nhập kinh tế Quốc Tế là quá trình vừa hợp tác vừa đấu tranh và
cạnh tranh, tuy quá trình hội nhập kinh tế đưa lai cho Việt Nam những thuận
lợi nhưng bên cạnh đó không ít những khó khăn, do vậy Việt Nam cần tỉnh
táo, khôn khéo và linh hoạt trong việc vận dụng xử lý khéo léo tính hai mặt
của tiến trình hội nhập tuỳ theo đối tượng, vấn đề, trường hợp; vừa phải đề
phòng tư tưởng trì trệ thụ động, vừa phải trống tư tưởng giản đơn nôn nóng.
Nhận thức đầy đủ đặc điểm nền kinh tế nước ta, từ đó đề ra kế hoạch và lộ
5


trình hợp lý, vừa phù hợp với trình độ phát triển của đất nước vừa đáp ứng và
tuân thủ đúng các quy định của các tổ chức quốc tế mà nước ta tham gia.
Việt Nam đã và đang đẩy mạnh quá trình hội nhập kinh tế Quốc Tế, mở
rộng quan hệ kinh tế song phương và đa phương; phát trriển quan hệ đầu tư
với gần 70 nước và lãnh thổ ; bình thường hoá quan hệ với các tổ chức tài
chính - tiền tề Quốc Tế : ngân hàng thế giới (WB), Quỹ tiền tề quốc tế (IMS)
ngân hàng phát triển châu á (ADB); ra nhập hiệp hội các nước Đông Nam á
(ASEAN) và khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA); tham gia sáng lập
diễn đàn á-Âu (ASEM) ; ra nhập diễn đàn hợp tác kinh tế châu á -Thái Bình
Dương (APEC); trở thành quan sát viên của tổ chức thương mại thế giới
(WTO); và đang tiến hành đàm phán để ra nhập tổ chứ này.
Ngoài ra nước ta cũng đã ký Hiệp định khung về hiệp tác kinh tế với
liên minh châu Âu (EU) và hiệp định thương mại Việt -Mỹ .
Để tăng cường việc chỉ đạo công tác hội nhập kinh tế Quốc Tế , Chính
phủ đã thành lập uỷ ban quốc gia về hợp tác kinh tế Quốc Tế, Uỷ ban đã có
nhứng đóng góp tích cực đóng góp vào việc thực hiện nhiệm vụ mở rộng
quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế .
Thực hiện đường lối đổi mới, chính sách đối ngoại độc lập tự chủ, rộng
mở đa phương hoá, đa dạng hoá, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế , nước ta
đã mở rông được quan hệ đối ngoại, vượt qua những khó khăn về thị trường
do những biến động ở Liên Xô (cũ) và Đông Âu gây ra; phá được thế vị bao
vây cấm vận

×