Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

thực trạng lạm phát ở việt nam năm 2010-2011 và quý i năm 2012 và dự báo năm 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (353.16 KB, 21 trang )



I, Thực trạng lạm phát ở Việt Nam năm 2010-2011 và quý I năm 2012 3
1. Diễn biến lạm phát năm 2010 3
2. Diễn biến lạm phát năm 2011 5
3. Tình hình lạm phát quý I năm 2012 8
II, Nguyên nhân dẫn đến lạm phát tại Việt Nam 10
III, Những biện pháp chủ yếu kiềm chế lạm phát ở Việt Nam 12
III, Một số dự báo về tình hình lạm phát ở Việt Nam năm 2012 18

1

Lạm phát là sự tăng lên của mức giá chung của nền kinh tế trong một thời hạn
nhất định. Trong mỗi giai đoạn có thể có giá mặt hàng này tăng, mặt hàng kia giảm,
và giá các mặt hàng khác không thay đổi. Nhưng nếu mức giá chung tăng lên, ta có
lạm phát. Ngược lại, nếu mức giá chung giảm xuống, ta có giảm phát. Lạm phát có thể
được đo lường bằng nhiều cách khác nhau. Tuy vậy, ở nước ta, cách phổ biến cho đến
nay là chỉ số giá tiêu dùng (CPI), phản ánh biến động về giá cả chung qua thời gian
của một số lượng (hay còn gọi là “rổ”) hàng hóa, dịch vụ đại diện cho tiêu dùng cuối
cùng phục vụ đời sống bình thường của người dân.
Lạm phát cao và bất ổn kinh tế vĩ mô là bất lợi lớn đối với khuyến khích và thu
hút đầu tư; làm cho môi trường kinh doanh ở nước ta kém cạnh tranh hơn so với các
nước khác. Lạm phát cao, biến động liên tục đã làm gia tăng chi phí sản xuất, giảm lợi
nhuận; làm cho các kế hoạch đầu tư trung và dài hạn trở nên rủi ro hơn và không dự
tính được một cách chắc chắn. Hệ quả là, các doanh nghiệp nói chung không những
phải cắt giảm đầu tư phát triển, mà có thể phải cắt giảm cả quy mô sản xuất hiện hành
để đối phó với lạm phát cao.
Thực tế cho thấy, lượng vốn FDI đăng ký bốn tháng đầu năm 2010 chỉ bằng
52% của cùng kỳ năm 2009. Lần đầu tiên trong hơn 10 năm qua, số doanh nghiệp
đăng ký mới và số vốn đăng ký đã giảm xuống, chỉ bằng khoảng 75% của cùng kỳ
năm 2009. Điều tra của Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu cũng cho thấy chỉ số lạc quan


kinh doanh của các doanh nghiệp thành viên ở Việt Nam trong quý I/2011 đã giảm
đáng kể. Lạm phát cao (nhưng tiền lương và thu nhập bằng tiền khác của người lao
động không tăng lên tương ứng) đã làm cho thu nhập thực tế của họ giảm xuống. Ví
dụ, trong hai năm qua, lạm phát đã làm cho thu nhập thực tế của người lao động mất
hơn 20%; từ đó, đời sống của đa số dân cư đã trở nên khó khăn hơn nhiều so với trước
đây. Lạm phát cao làm giảm giá trị thực của đồng tiền nội tệ, làm xói mòn giá trị số
tiền tiết kiệm của dân chúng; làm giảm lòng tin và mức độ ưa chuộng của người dân
trong việc nắm giữ và sử dụng đồng nội tệ. Điều đó vừa gây áp lực thêm đối với lạm
2
phát, bất ổn kinh tế vĩ mô trước mắt, vừa làm xói mòn nền tảng phát triển lâu dài trong
trung và dài hạn.
I, Thực trạng lạm phát ở Việt Nam năm 2010-2011 và quý I năm 2012.
1. Diễn biến lạm phát năm 2010
 !"#"$!%&'"()$&*+!,-./!01202"34"5
67"8!0'9:;'<4=>?@"AB/8"34"567"202&00'CD;
)E78229)$F?E6G!D;)E7"(&6G"H$"IJK4L
8,%5!:;.
Mặc dù năm 2010, bội chi ngân sách đã được kéo xuống còn dưới 6%, nhưng nếu
tính cả huy động trái phiếu, thì tỷ lệ vẫn còn ở mức 7%. Đó là mức rất cao, không
những là một trong những nguyên nhân của lạm phát cao, mà còn làm gia tăng nợ nần.
Nhập siêu năm 2010, so với năm trước và so với kế hoạch năm, đã giảm và
thấp hơn cả về kim ngạch tuyệt đối cũng như tỷ lệ nhập siêu so với xuất khẩu, nhưng
nhập siêu liên tục, kéo dài và ở mức khá cao (năm 2007 là 14,2 tỷ USD, năm 2008 là
18,0 tỷ USD, năm 2009 gần 12,9 tỷ USD, năm 2010 khoảng 12 tỷ USD). Điều này đã
tác động tiêu cực tới cán cân thanh toán, dự trữ ngoại hối và tạo sức ép lên tỷ giá. Giá
USD trên thế giới giảm, nhưng ở trong nước vẫn tăng (năm 2008 tăng 6,31%, năm
2009 tăng 10,7%, 11 tháng năm 2010 tăng 6,63%), làm tăng mạnh gánh nặng lạm phát

Nếu tính bình quân theo từng tháng (cách tính mới của Tổng cục thống kê), chỉ
số lạm phát năm 2010 tăng 9,19% so với năm 2009.

3
Diễn biến giá tiêu dùng trong năm 2010 (số liệu từ Tổng cục Thống
kê).
Trong tháng 12/2010, mức tăng giá tiêu dùng (CPI) của cả nước là 1,98%, cũng
là mức tăng cao nhất trong năm. Đóng góp chủ yếu vào con số này là mức tăng giá ở
khu vực hàng ăn và dịch vụ ăn uống, tăng 3,31% (riêng lương thực tăng tới 4,67%).
Cũng trong tháng này, giá nhà ở và vật liệu xây dựng cũng tăng mạnh tới 2,53%.
Tuy nhiên, tính chung trong cả năm 2010, giáo dục mới là nhóm tăng giá mạnh
nhất trong rổ hàng hóa tính CPI (gần 20%). Tiếp đó là hàng ăn (16,18%) và nhà ở -
vật liệu xây dựng (15,74%). Bưu chính viễn thông là nhóm duy nhất giảm giá với mức
giảm gần 6% trong năm 2010.
Về các địa phương, việc Hà Nội và TP HCM có mức tăng giá (lần lượt là
1,83% và 1,61%) thấp hơn so với trung bình cả nước trong tháng 12 là một diễn biến
khá bất ngờ. Trong khi đó, những địa phương có mức trượt giá mạnh trong tháng
(khoảng 2%) là Thái Nguyên, Hải Phòng và Gia Lai.
Trong tháng 12, giá vàng và đôla Mỹ không leo thang mạnh như những tháng
trước (lần lượt tăng 5,43% và 2,86%). Tuy nhiên, tính chung trong cả năm 2010, giá
vàng đã tăng tới 30% trong khi mức tăng của đôla Mỹ là xấp xỉ 10%.
4
Trong năm 2010, chỉ số giá vàng tăng 36,72%, chỉ giá USD tăng 7,63%.
Về CPI của các vùng miền, đáng chú ý là chỉ số CPI khu vực nông thôn tháng 12
tăng 2,04%; cao hơn 1,87% của khu vực thành thị.
2. Diễn biến lạm phát năm 2011
$!%&7M"4?NOAB/"58200&70:'D:;'E7"(
)$!/"5"/"PF!6Q!R"R"B>'F'!/*#"EF!4S!8!
AM
Tổng cục Thống kê hôm 23/12 cho hay giá lương thực thực phẩm tăng 22,8%, giá
nhà ở 19,7% trong khi các chỉ số giá giao thông và giáo dục tăng 16% và 23%.
(Ngu$n: tổng cục thống kê)
Diễn biến lạm phát năm 2011 khá phức tạp, thể hiện ở việc tăng cao những

tháng đầu năm và giảm dần từ quý II. Trong 4 tháng cuối năm, lạm phát có dấu hiệu
giảm tốc, chỉ tăng dưới 1% mỗi tháng.
Theo thông lệ, hàng năm mức tăng giá tiêu dùng (CPI) thường đạt đỉnh vào
những tháng trước hoặc ngay sau Tết Nguyên Đán, và hạ dần vào cuối quý 1 cho đến
5
hết quý 2 và 3 Tuy nhiên, CPI trong 5 tháng đầu năm 2011 tăng liên tục với tốc độ
cao dần một cách đáng ngại, với đỉnh chưa được xác lập rõ ràng, trong đó riêng tháng
3/2011 tăng vọt tới 2,17%, tức cao hơn tốc độ tăng 2,09% của tháng 2/2011 và mức
tăng 1,74% của tháng 1/2011). Đây cũng là mức cao nhất so với tốc độ tăng của 32
tháng trước đó (tính từ tháng 6.2008) và còn là mức cao thứ 2 so với tốc độ tăng CPI
tháng 3 hàng năm trong vòng 20 năm qua (chỉ sau tháng 3.2008). Vì vậy, CPI tháng
3.2011 so với tháng 12.2010 đã tăng 6,12%, nghĩa là bằng 87,4% chỉ tiêu lạm phát 7%
đề ra cho cả năm; nếu so với tháng 3.2010, CPI đã tăng 13,89%; còn tính bình quân 3
tháng năm 2011 so với cùng kỳ năm trước (còn gọi là mặt bằng giá) thì CPI đã tăng
12,79%
Chỉ số CPI tháng 3 /2011 tiếp tục tăng cao với tốc độ khác nhau giữa các nhóm
hàng hóa, dịch vụ Mức tăng cao nhất thuộc về các nhóm hàng lương thực, thực
phẩm; và xu hướng tăng giá đang lan tỏa rộng khắp các lĩnh vực và nhóm hàng, trừ
hàng điện tử, như máy tính, điện thoại và một số hàng CNTT khác.
Xu hướng giảm tốc CPI đã bộc lộ từ đầu tháng 4 và tô đậm hơn trong tháng 5
và 6/2011, với các mức tương ứng lần lượt là 3,32%, 2,21 và 1,09%.
Tuy nhiên, tháng 7/2011 có sự đảo chiều lạm phát với mức tăng CPI so tháng
trước tới 1,32% do gắn với sự tăng mua vét thực phẩm của thương gia nước ngoài và
bất lợi của thời tiết, khiến mất cân đối cung-cầu, khan hiếm và tăng giá thực phẩm đột
ngột.
Tháng 8, CPI đã có sự cải thiện trở lại, với mức tăng chỉ còn 0.93% so với
tháng trước.
Với đà tăng đó, việc duy trì được được tốc độ tăng CPI năm 2011 ở mức 17-
18% so với tháng 12/2010 như mục tiêu đề ra(dù đã điều chỉnh lần 2 so với kế hoạch
7% đầu năm) là rất khó, nếu không nói là không thể (tính chung CPI 8 tháng đầu năm

so tháng 12/2010 đã tăng tới gần 16% và tăng trên 23% so cùng kỳ năm trước); song
cần nhấn mạnh rằng, sốt giá đột ngột và khan hiếm hàng hóa sẽ khó có cơ hội xẩy ra
trong giả định không có những đột biến về thiên tai và chính sách quản lý vĩ mô, cũng
6
như những khủng hoảng mạnh trên thị trường tài chính-tiền tệ trong nước và quốc
tế…
Diễn biến lạm phát của Việt Nam từ 2000-T8/2011
(% so với tháng 12 năm trước)
Ngu$n: Wikipedia
Trong 4 tháng cuối năm, lạm phát có dấu hiệu giảm tốc, chỉ tăng dưới 1% mỗi
tháng, nhưng lạm phát tháng 12 lại có dấu hiệu nhích lên so với 2 tháng trước đó. Cụ
thể, lạm phát tháng 10 và tháng 11 chỉ tăng 0,36% và 0,39% nhưng lạm phát tháng 12
tăng 0,53%.Ngày 23/12/2011, cơ quan thống kê Việt Nam công bố số liệu sơ bộ về
tình hình kinh tế trong tháng 12. Theo đó, lạm phát vẫn ở mức 18,13%, có giảm so với
tháng 11. Nhưng giá lương thực, thực phẩm đã tăng 24,8%.
Theo cơ quan thống kê Việt Nam lạm phát trong tháng 12/2011 ở mức 18,13%
thay vì 19,83% như hồi tháng 11 và 21,59% của tháng 10. Riêng giá lương thực, thực
phẩm đã tăng 24,8%.
Như vậy, chính phủ Việt Nam đã không thực hiện được mục tiêu đề ra là kéo
lạm phát xuống dưới mức 15%.
7
Đáng lưu ý là lạm phát tháng 12 chưa phản ánh hiện tượng tăng giá điện, trần
vé máy bay vì thời điểm tăng giá 2 mặt hàng này diễn ra sau ngày chốt số liệu lấy
CPI.
Tỷ lệ lạm phát tháng 12 tăng 18,13% so với cùng kỳ năm ngoái.
Diễn biến phức tạp của lạm phát đang tác động đến đời sống thường ngày của người
dân, đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, cũng như gây khó khăn
đối với kinh tế vĩ mô. Đây cũng là một vấn đề trọng tâm mà Chính phủ đang tâm
trung theo dõi, nghiên cứu để tiếp tục thực hiện các giải pháp điều hành.
3. Tình hình lạm phát quý I năm 2012

K4!TU"34V!WF!F67"XOV4'YY%
/!%820ZA6G"J%<5/!%["O
Giá cả, thị trường ổn định, chỉ số giá tiêu dùng tháng 1/2012 tăng 1% so với
tháng trước. Như vậy, mặc dù là tháng Tết Nguyên đán song mức tăng chỉ số giá tiêu
dùng tháng 1/2012 chỉ tăng nhẹ so với 5 tháng gần đây và là mức tăng thấp nhất so
với cùng kỳ trong vòng 3 năm gần đây (CPI tháng 1/2010 tăng 1,36%, tháng 1/2011
tăng 1,74%). Chỉ số giá tháng 1/2012 tăng chủ yếu là do nhu cầu sắm Tết của người
dân ở một số mặt hàng như may mặc, giày dép, mũ nón và thực phẩm.
AB//!"567"0'\C;
Biến động mạnh mẽ trong thời gian vừa qua, giá vàng ấn định mức tăng 3,27%
trong tháng 2 trong khi chỉ số giá USD giảm 0,41%. Thống đốc Nguyễn Văn Bình
cũng đã từng cho biết, trong năm 2012 này, tỷ giá USD/VND sẽ giao động không quá
3%.
Tổng cục Thống kê vừa công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả nước tháng
2/2012. Theo đó, trong tháng này, CPI cả nước đã tăng 1,37% so tháng 1 và tăng
2,38% so tháng 12/2011.
8
Lũy kế 2 tháng đầu năm 2012, CPI đã tăng 16,85% so cùng kỳ năm 2011. Như
vậy, sau 6 tháng kiểm soát CPI trong vòng 1% thì đây là tháng đầu tiên CPI cả nước
tăng cao đáng kể tính từ tháng 8/2011.
Do kỳ tính CPI rơi vào tháng Tết, do đó, diễn biến giá thực phẩm, hàng tiêu
dùng Tết ảnh hưởng khá lớn đến lạm phát tháng này. Cụ thể, giá cả nhóm hàng ăn và
dịch vụ ăn uống tăng mạnh, tăng 2,11% so tháng 1 và tăng 3,14% so tháng 12/2011.
Đáng lưu ý là chỉ số giá hàng lương thực giảm 0,41% so tháng trước và giảm 0,55%
so tháng 12/2011. Sở dĩ giá lương thực đi xuống là do nguồn cung trong nước dồi dào
cũng như việc xuất khẩu sang thị trường các nước trong thời gian vừa qua có hạn chế.
Nhóm thực phẩm và ăn uống ngoài gia đình tăng giá mạnh, với mức tăng lần lượt là
2,73% và 2,82%.
Thời gian Tết cũng khiến các mặt hàng đồ uống và thuốc lá lên giá, tăng
0,86%, giao thông tăng 0,23%, văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,52%

Giai đoạn cuối và đầu năm Âm lịch, cùng với việc đẩy nhanh tiến độ các dự án,
giá cả ở nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng cũng tăng nhanh, tới 2,47% so tháng trước,
trong khi nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình cũng tăng giá 0,41%.
Tổng cục Thống kê vừa công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3/2012 với mức tăng
0,16% so với tháng trước, thấp nhất trong so sánh với 20 tháng qua và với cùng kỳ 3
năm gần đây. Diễn biến này cũng phá vỡ xu hướng gia tốc của 4 tháng trước đó. Ở các
chỉ tiêu quan trọng khác, tình hình cũng có dấu hiệu khả quan hơn. So với cùng kỳ,
CPI tháng này chỉ còn tăng 14,15%, chốt lại 7 tháng liên tiếp hạ nhiệt. Đây cũng là
mức tăng thấp nhất của chỉ số này kể từ tháng 4/2011 đến nay.
Qua quý 1 với chỉ số giá tiêu dùng chỉ tăng 2,55%, đo bằng CPI tháng này so với cuối
năm trước, cho thấy triển vọng giữ lạm phát cả năm ở một con số đã tiến được bước
đầu tiên.
II, Nguyên nhân dẫn đến lạm phát tại Việt Nam
1.Lạm phát do cầu kéo
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã phải phát hành một lượng tiền đồng Việt Nam rất
lớn để trả lương tăng lên khi mức lương cơ bản tăng. Khi có nhiều tiền hơn, người dân
sẽ tăng việc chi tiêu, mua sắm, làm tăng tổng cầu do đó sẽ “kéo” giá cả lên, nhất là khi
9
“tổng cung” bị hạn chế do chưa tăng việc sản xuất kịp so với “tổng cầu”.Đồng thời
với đó, Nhà nước quá chú trọng đến việc hạn chế nhập khẩu cũng như là hạn chế việc
tiêu dùng các hàng hóa “sa sỉ”, nên đã tăng mức thuế suất đối với các mặt hàng đó,
cùng với việc điều chỉnh mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp, điều này phần
nào cũng góp phần là nguyên nhân của lạm phát, “khi vượt một điểm nào đó, chính
việc đánh thuế là nguyên nhân của lạm phát” (Keynes).
2.Sự tồn tại của quyền lực độc quyền trong nền kinh tế Việt Nam.
- Giá cả của các loại hàng hóa, dịch vụ thiết yếu từ thực phẩm(gạo,nước) cho đến
năng lượng(xăng,dầu) thực tế không do thị trường quyết định mà do “bàn tay hữu
hình” của Nhà nước điều khiển.Giá cả các mặt hàng này Các công ty nhà nước đệ
trình mức giá đối với hàng hóa, dịch vụ do mình quản lý, sau đó là có sự phê duyệt
của Chính phủ về mức giá đó. Điều này đã dẫn đến sự cứng nhắc, “phi thị trường” về

giá cả trong một nền kinh tế thị trường. Giá cả hàng hóa, dịch vụ không thay đổi kịp
theo biểu đồ “cung- cầu” của thị trường, như trường gạo và xăng dầu trong những
tháng vừa qua, khi giá đã được đẩy lên cao thì khó mà được đưa trở lại khi biến động
giá đã giảm xuống .Nền kinh tế bất ổn kéo theo lạm phát. Hơn thế nữa, khi giá cả các
mặt hàng thiết yếu này tăng, nhất là xăng dầu, thì sẽ đẩy chi phí sản xuất của các mặt
hàng liên quan tăng lên, đương nhiên là giá thành sản phẩm của chúng cũng sẽ phải
tăng theo. Từ đây, sẽ không tránh khỏi chỉ số CPI cũng tăng theo,lạm phát biểu thị
bằng CPI
3.Sự thiếu niềm tin của người dân vào sự quản lý của Nhà nước.
Các vụ án tham nhũng lớn, các dự án do nhà nước đầu tư hàng ngàn tỉ đồng một
cách kém hiệu quả và lãng phí được đưa ra công luận và báo chí, như: Vụ PMU 18, vụ
đất Đồ Sơn xảy ra vào thời kì lạm phát làm mất lòng tin của nhân nhân vào nhà nước.
Họ nghĩ rằng hàng ngàn tỉ đồng đóng thuế nếu đã không thực sự được đầu tư vào mở
rộng sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng thì sẽ được dùng làm cho việc tiêu dùng của
một số nhóm người có quyền, và một lượng tiền đồng rất lớn lại đổ vào thị trường,
làm cho đồng tiền giảm giá . Khi người dân đã không thực sự có niềm tin vào sự quản
lý của nhà nước ,sợ giá hàng lại tăng, nên sẽ mua tích lũy, nhiều người dân làm như
vậy nên “cầu” sẽ tăng theo và giá hàng hóa hay dịch vụ cũng sẽ tăng theo
10
4.Hậu quả của bất ổn nền kinh tế giai đoạn 2007-2010
Tăng trưởng tín dụng luôn ở mức cao
- Tốc độ tăng trưởng tín dụng đạt mức trung binh 25-30%
- Chính phủ cho vay thực hiện gói kích cầu đưa tiền vào lưu thông:
VD: năm 2009 Chính phủ thực hiện gói kích cầu trị giá gần 08 tỷ USD để đối
phó với cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ trên thế giới
- Đầu tư toàn xã hội cao trên 40% GDP giai đoạn này trong khi tăng trưởng GDP giai
đoạn này lại chỉ ở mức 6-7%
Tình trạng đầu tư công dàn trải và thiếu hiệu quả
]Đầu tư công của Việt Nam khoảng 17-20%,trong khi các nước trong khu vực chỉ
dưới 5%

- Đầu tư kém hiệu quả dẫn đến thua lỗ(Vinashin,công ty cho thuê tài chính VFII), hệ số
ICOR (đo số đơn vị đầu tư tính theo % GDP để tạo ra 1 đơn vị GDP) là 7,8 cao hơn
trung bình các nền kinh tế là 5,2
5.Năng suất lao động thấp:
_ Năng suất lao động xã hội của Việt Nam năm 2010 đạt 40,3 triệu đồng/người, chỉ
tương đương với 2.067 USD, thấp xa so với các con số tương ứng của một số nước
(năm 2008 của Nhật Bản 73.824 USD, Brunei 72.500 USD, Singapore 62.724 USD,
Hàn Quốc 38.235 USD )
6.Tình trạng vàng hóa và Đô la hóa khá cao, tác động tiêu cực đối với lạm
phát
- Hút vào đây một lượng vốn lớn của xã hội mà không được đầu tư trực tiếp cho sản
xuất kinh doanh tạo ra sản phẩm để cân đối với tiền.
11
- Vàng và USD trở thành phương tiện thanh toán, làm cho tổng phương tiện thanh toán
tăng lên.
- Giá vàng trong nước biến động nhiều lần cao hơn giá vàng thế giới, tác động tới nhập
lậu, kéo tỷ giá biến động theo.
- Tỷ giá tăng tuy khuyến khích xuất khẩu, nhưng lại làm khuyếch đại lạm phát ở trong
nước và đây là yếu tố lạm cho lạm phát của Việt Nam cao hơn lạm phát của thế giới;
làm tăng nợ quốc gia khi tính bằng VND.
7.Giá cả thế giới tăng là một trong những yếu tố quan trọng tác động đối với
lạm phát ở trong nước .
- Tỷ lệ xuất, nhập khẩu/GDP của Việt Nam đã tăng nhanh và hiện ở mức khá cao
( năm 2010 đạt 154,4%, khả năng năm 2011 sẽ còn cao hơn)-tức là có độ mở khá
cao, đứng thứ 5 thế giới-nên biến động giá cả trên thế giới sẽ tác động nhiều đến
biến động giá ở Việt Nam hơn các nước khác.
- Giá thế giới tăng sẽ làm cho chi phí đẩy ở trong nước tính bằng VND tăng kép: vừa
tăng do đơn giá tính bằng USD tăng, vừa tăng do tính bằng VND tăng.
- Giá vàng, giá bất động sản tăng cao đầu năm 2010 cũng đã hút một lượng tiền
lớn vào đây, nên CPI cũng tăng chậm lại. Từ cuối 2010, chứng khoán và bất động sản

đều giảm, góp phần làm cho sức ép tăng giá tiêu dùng cao lên.
III, Những biện pháp chủ yếu kiềm chế lạm phát ở Việt Nam
Để kiềm chế lạm phát và ổn định vĩ mô, Chính phủ đã thống nhất chỉ đạo thực
hiện quyết liệt và đồng bộ các giải pháp chủ yếu sau đây:
Một là, thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt. Cho dù do nhiều nguyên nhân,
nhưng lạm phát luôn có nguyên nhân tiền tệ. Mức cung tiền trong lưu thông và dư
nợ tín dụng tăng liên tục từ năm 2004 qua các năm và tăng cao trong năm 2007 là
nguyên nhân quan trọng gây lạm phát. Nhận thức được tình hình đó, Chính phủ chủ
12
trương kiểm soát chặt chẽ tổng phương tiện thanh toán và tổng dư nợ tín dụng ngay
từ đầu năm. Ngân hàng Nhà nước, thông qua việc chủ động, linh hoạt sử dụng hợp
lý các công cụ chính sách tiền tệ theo nguyên tắc thị trường để thực hiện bằng được
yêu cầy này. Điều cần nhấn mạnh là trong khi kiên quyết thắt chặt tiền tệ, cần bảo
đảm tính thanh khoản của nền kinh tế và hoạt động của các ngân hàng, tổ chức tín
dụng, tạo điều kiện cho sản xuất hàng hoá và xuất khẩu phát triển.
Hai là, cắt giảm đầu tư công và chi phí thường xuyên của các cơ quan sử dụng
ngân sách, kiểm soát chặt chẽ đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước, cố gắng giảm tỷ
lệ thâm hụt ngân sách. Đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước và đầu tư của doanh
nghiệp nhà nước hiện chiếm khoảng 45% tổng đầu tư xã hội. Cắt giảm nguồn đầu tư
này sẽ làm giảm áp lực về cầu, giảm nhập siêu, góp phần nâng cao hiệu quả của nền
kinh tế. Chính phủ sẽ quy định cụ thể tỷ lệ vốn đầu tư và chi phí hành chính phải cắt
giảm và yêu cầu các bộ, địa phương xác định các công trình kém hiệu quả, các công
trình chưa thực sự cần thiết để có sự điều chỉnh thích hợp. Điều này sẽ được thực hiện
một cách kiên quyết ngay trong việc phân bổ lại và cân đối nguồn vốn.
Ba là, bảo đảm cân đối cung cầu về hàng hoá, đẩy mạnh xuất khẩu, giảm nhập siêu.
Cân đối cung cầu về hàng hoá, nhất là các mặt hàng thiết yếu cho sản xuất và đời sống
nhân dân là tiền đề quyết định để không gây ra đột biến về giá, ngăn chặn đầu cơ.
Trong điều kiện đồng Đô la Mỹ giảm giá so với đồng tiền các nước là thị trường xuất
khẩu lớn của nước ta, việc neo giữ quá lâu tỷ giá hối đoái giữa đồng tiền Việt Nam và
đồng Đô la Mỹ không phản ánh đúng quan hệ thực trên thị trường ngoại tệ. Vì vậy,

Chính phủ cần chủ trương áp dụng tỷ giá linh hoạt với biên độ thích hợp, phản ánh
quan hệ cung cầu trên thị trường, giúp cho việc kiềm chế lạm phát nhưng không ảnh
hưởng lớn đến xuất khẩu, bảo đảm việc mua bán, chuyển đổi ngoại tệ diễn ra thuận
lợi.
Cán cân thương mại là một chỉ tiêu vĩ mô rất quan trọng. Nhập siêu tăng trong năm
2007 và tăng cao hơn trong quý 1 năm nay, đã đe doạ đến cân đối vĩ mô, đòi hỏi phải
áp dụng các biện pháp kiên quyết để hạn chế tình trạng này trên cơ sở đẩy mạnh xuất
13
khẩu, kiểm soát nhập khẩu. Để làm việc này, Chính phủ đang chỉ đạo quyết liệt thực
hiện nhiều giải pháp: Ngân hàng Nhà nước bảo đảm đủ vốn và mua hết ngoại tệ cho
các doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu, xử lý ngay các ách tắc về tín dụng xuất khẩu
cho từng trường hợp cụ thể; tăng cường hỗ trợ công tác xúc tiến thương mại đối với
hàng xuất khẩu; cải cách mạnh thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động xuất khẩu
để giảm chi phí cho doanh nghiệp, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng
xuất khẩu Việt Nam đi đôi với việc áp dụng các hàng rào kỹ thuật và các biện pháp
khác phù hợp với các cam kết quốc tế của nước ta để giảm nhập siêu, kể cả việc tăng
thuế nhập khẩu những mặt hàng không cần thiết.
Bốn là, triệt để tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dùng. Hiện nay, tình trạng lãng
phí trong sản xuất và tiêu dùng diễn ra khá phổ biến ở các cơ quan, đơn vị. Tiềm năng
tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dùng là rất lớn. Vì vậy, Chính phủ yêu cầu các cơ quan
nhà nước cắt giảm 10% chi tiêu hành chính, các doanh nghiệp phải rà soát tất cả các
khoản chi nhằm hạ giá thành và phí lưu thông. Chính phủ kêu gọi mọi người, mọi nhà
triệt để tiết kiệm tiêu dùng, nhất là nhiên liệu, năng lượng. Đây là giải pháp vừa có tác
dụng giảm sức ép về cầu, giảm nhập siêu, vừa góp phần nâng cao hiệu quả của cả nền
xản xuất xã hội.
Năm là, tăng cường công tác quản lý thị trường, kiểm soát việc chấp hành pháp
luật nhà nước về giá. Kiên quyết không để xảy ra tình trạng lạm dụng các biến động
trên thị trường để đầu cơ, nâng giá, nhất là các mặt hàng thiết yếu cho sản xuất và tiêu
dùng, như: xăng dầu, sắt thép, xi măng, thuốc chữa bệnh, lương thực, thực phẩm…;
ngăn chặn tình trạng buôn lậu qua biên giới, đặc biệt là buôn lậu xăng dầu, khoáng

sản.
Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế phải thường xuyên kiểm tra giá bán
tại các mạng lưới bán lẻ và các đại lý bán lẻ của doanh nghiệp mình. Chính phủ đã chỉ
đạo các tổng công ty nhà nước phải gương mẫu đi đầu trong việc thực hiện yêu cầu
này và chịu trách nhiệm trước Chính phủ về hoạt động của hệ thống bán lẻ và đại lý
bán lẻ của doanh nghiệp. Chính phủ cũng yêu cầu các hiệp hội ngành hàng tham gia
tích cực, ủng hộ các chủ trương và giải pháp bình ổn thị trường, giá cả.
14
Sáu là, mở rộng việc thực hiện các chính sách về an sinh xã hội. Trước tình hình
giá cả tăng cao, ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân, nhất là vùng nghèo, hộ nghèo,
vùng bị thiên tai, người lao động có thu nhập thấp, Chính phủ đã chủ trương mở rộng
cho những người lao động thuộc khối cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang, tổ chức
chính trị, tổ chức chính trị - xã hội từ ngày 1 tháng 1 năm 2008. Chính phủ cũng quy
định điều chỉnh mức lương tối thiểu theo hướng tăng lên đối với lao động Việt Nam
làm việc cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ
chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam, lao động làm việc ở công ty,
doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức
khác của Việt Nam có thuê mướn lao động.
Riêng với người lao động đã qua học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy
nghề), mức lương tối thiểu quy định cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu
vùng. Ngoài ra, khoảng 1,8 triệu người về hưu và người hưởng trợ cấp bảo hiểm xã
hội đã được tăng lương 20%, hơn 1,5 triệu người có công đã được điều chỉnh trợ cấp
lên 20% so với mức chuẩn hiện hành.
Chính phủ đã quyết định giữ ổn định mức thu học phí, viện phí và tiếp tục cho
sinh viên, học sinh đại học, cao đẳng, học nghề có hoàn cảnh khó khăn được vay ưu
đãi để học tập. Tiếp tục xuất gạo dự trữ quốc gia để cấp không thu tiền cho hộ đồng
bào bị thiên tai, thiếu đói (5). Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện các chương
trình mục tiêu quốc gia, các giải pháp hỗ trợ khác đối với các vùng khó khăn, vùng bị
thiên tai. Điều quan trọng cần chú ý là phải xây dựng cơ chế và kiểm tra việc thực thi,
bảo đảm nguồn hỗ trợ của Nhà nước đến đúng đối tượng, không bị thất thoát, tham

nhũng.
Tóm lại, dù có rất nhiều biện pháp để giảm lạm phát cũng như ảnh hưởng của lạm
phát tới cuộc sống của người dân nhưng mức độ hiệu quả tới đâu còn phụ thuộc vào
rất nhiều yếu tố và cũng cần một khoảng thời gian khá dài để thực hiện. Suy cho cùng
thì biện pháp hiệu quả nhất mà chính phủ có thể áp dụng là thông qua chính sách tiền
tệ.
III, Một số dự báo về tình hình lạm phát ở Việt Nam năm 2012
15
Dựa vào các con số thống kê tình hình lạm phát năm 2011 và quý 1 năm 2012, các
chuyên gia kinh tế đã đưa ra những nhận định khác nhau về vấn đề lạm phát trong
năm nay.
(1) V!WF!^4*4K*4KK*
Standard Chartered dự báo mức lạm phát của Việt Nam năm 2012 là 11,3% và
rồi giảm xuống còn 8% vào năm 2013.
Standard Chartered cho rằng, so với cùng kỳ năm ngoái, tỷ lệ lạm phát tại Việt
Nam đang giảm dần và kỳ vọng sẽ tiếp tục giảm xuống 19,7% trong tháng 12 và
xuống một chữ số vào khoảng cuối quí 2-2012, giữ mức trung bình là 11,3% trong
năm 2012.
Ngân hàng này nhận định triển vọng lạm phát có dấu hiệu tích cực và việc giá
thực phẩm trên thế giới được điều chỉnh gần đây sẽ giúp kiềm chế lạm phát trong
những tháng tới. Ngoài ra, việc NHNN thắt chặt chính sách tiền tệ cũng có thể giúp
giảm áp lực lạm phát.
Báo cáo hoạt động kinh tế và triển vọng năm 2011 và 2012 của Việt Namviết:
“Chúng tôi kỳ vọng tỷ lệ lạm phát sẽ quay lại mức một chữ số vào cuối quí 2 hoặc đầu
quí 3-2012". Tuy nhiên, Standard Chartered cho rằng lạm phát giảm chưa chắc đã tạo
đủ điều kiện để nới lỏng các chính sách tiền tệ trong thời gian tới do còn tồn tại các áp
lực mới gây mất giá tiền đồng.
"Tiền đồng vẫn có khả năng tiếp tục bị mất giá trong năm 2012 do tình trạng
thâm hụt tài khoản vãng lai và lượng dự trữ ngoại tệ thấp”.
(2) V!WF!!7,_`.

Lạm phát của Việt Nam sẽ vẫn ở mức cao hai con số và tiếp tục cao nhất Đông
Á – Thái Bình Dương, theo Ngân hàng Thế giới (WB).
Trong cuộc thảo luận qua cầu truyền hình nằm phổ biến báo cáo Cập nhật Kinh tế
Đông Á - Thái Bình Dương, tổ chức này cho rằng lạm phát của Việt Nam được dự
báo ở mức 10,5% trong năm 2012
16
Mức dự báo về lạm phát của Ngân hàng Thế giới thấp hơn mức lạm phát mà
Ngân hàng Standard Chartered đưa ra là 11,3% năm 2012 trước khi giảm xuống còn
8% vào năm 2013.
Ngân hàng thế giới cho rằng chỉ có Việt Nam và Mông Cổ được dự báo là vẫn
tiếp tục chịu lạm phát cao. Lạm phát ở Mông Cổ dự kiến là 17% trong 2012.
Chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam Deepak Mishra
nói: “Lạm phát của Việt Nam cao nhất trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Chỉ
ở Việt Nam và Mông Cổ thì lạm phát mới trở thành mối lo ngại lớn, còn các nước
khác trong khu vực lạm phát không phải là vấn đề lớn”.
Theo Ngân hàng Thế giới, trong tương lai gần, lạm phát sẽ khó giảm mạnh do các
yếu tố như giá hàng hoá cao, lương tối thiểu được điều chỉnh, giá điện có thể tăng, và
kỳ vọng của thị trường về chính sách tín dụng sẽ được nới lỏng hơn.
(3) V!WF!K*^))
Ngân hàng Credit Suisse của Thụy Sỹ cho rằng lạm phát năm 2012 tại Việt
Nam sẽ tăng mạnh hơn dự báo do động thái hạ lãi suất của Ngân hàng Nhà nước
(NHNN).
Theo đó, Credit Suisse dự báo lạm phát tại Việt Nam có thể chạm 10.1% vào cuối
năm 2012, cao hơn nhiều so với dự báo trước đó của ngân hàng này là 8.7%.
Trong báo cáo nghiên cứu được công bố, nhà kinh tế Santitarn Sathirathai của
Credit Suisse tại Singapore nhận định: “Quyết định hạ lãi suất chứng tỏ về dài hạn
Chính phủ vẫn ưu tiên cho mục tiêu tăng trưởng hơn là ổn định, nguyên nhân khiến
lạm phát tăng cao và thâm hụt ngân sách mở rộng.
Ông Santitarn cho biết trong báo cáo: “Các chính sách tiền tệ phát huy hiệu quả
chậm. Tác động của sự đảo ngược chính sách sẽ thể hiện rõ qua số liệu lạm phát và

tăng trưởng năm 2010”.
Credit Suisse cho biết tăng trưởng kinh tế Việt Nam có thể tăng tốc lên 6.2% vào
năm 2012 từ mức 5.8% trong năm 2011. Được biết, tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
năm 2010 tăng 6.8%.
17
Ông Santitarn cho rằng: “Loạt chỉ báo vĩ mô mới được công bố, cụ thể là GDP
quý 2, cho thấy các dấu hiệu đầu tiên về sự giảm sút của nhu cầu. Vẫn còn sớm để kết
luận rằng các biện pháp thắt chặt chính sách đã phát huy tác dụng và vì thế có thể cắt
giảm lãi suất, đặc biệt là khi lạm phát vẫn chưa chạm đỉnh”.
(4) a?U4b/)/F"[H$"!4
CPI không quá 10% năm 2012
Theo Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, do kết quả thực hiện Nghị quyết 11
trong năm 2011 và định hướng tiếp tục thắt chặt chính sách (tăng trưởng tín dụng cả
năm 2012 khoảng 15-17%), tác động của yếu tố cầu kéo đến lạm phát có xu hướng
giảm dần và ổn định trong năm 2012; nhờ đó, triển vọng lạm phát năm 2012 được dự
báo khả quan.
Bên cạnh đó, những nhân tố bên ngoài như giá hàng hóa thế giới giảm (do nhu cầu
hàng hóa nguyên vật liệu thô suy giảm trước nguy cơ suy thoái kinh tế cao) cũng tác
động tích cực đến việc kiểm soát lạm phát của Việt Nam.
Tuy nhiên, tăng lương và tăng giá một số mặt hàng cơ bản như điện, than… là
nhân tố tác động tiêu cực đến lạm phát năm 2012. Nếu công tác quản lý thị trường và
điều hành chính sách được thực hiện hợp lý sẽ không gây hiệu ứng “lạm phát kỳ
vọng”.
Theo tính toán của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, CPI 2 quý đầu năm 2012 -
không tính tới yếu tố thời vụ (thời điểm Tết Nguyên đán) và với giả định không có
điều chỉnh về giá cả mặt hàng cơ bản và tỷ giá - sẽ dao động trong khoảng 3-4%. Nếu
điều chỉnh giá điện 20% trong năm 2012 có thể khiến CPI năm 2012 tăng thêm
1,43%.
18
Từ những phân tích trên, Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia cho rằng áp lực lạm

phát năm 2012 sẽ giảm đáng kể so với năm 2011 do cả hai yếu tố cầu kéo lẫn chi phí
đẩy đều cho thấy những tín hiệu tích cực hơn.
Dự báo tốc độ tăng CPI năm 2012 dao động quanh mức 9-10%. Nếu giá cả quốc tế
giảm sâu hơn, CPI của Việt Nam có thể kiểm soát ở mức 8-9%. Năm 2013, áp lực lạm
phát dự báo tiếp tục giảm, dao động quanh mức 6-7%.
19
KẾT LUẬN
Chỉ số giá tiêu dùng và lạm phát tăng cao và kéo dài sẽ có những ảnh hưởng tiêu
cực đến toàn bộ nền kinh tế. Những tác động chủ yếu bao gồm: Giá cả tăng mạnh sẽ
làm tăng chi phí sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của các
doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế. Lạm phát cao làm giảm giá trị đồng tiền trong
nước. Khi các mức giá cả trong tương lai khó dự đoán hơn thì các kế hoạch chi tiêu và
tiết kiệm hợp lý sẽ trở nên khó thực hiện hơn. Người dân ngày càng lo ngại về việc
sức mua trong tương lai của họ bị giảm xuống và mức sống của họ cũng vì vậy mà
kém đi. Lạm phát cao khuyến khích các hoạt động đầu tư mang tính đầu cơ trục lợi
hơn là đầu tư vào các hoạt động sản xuất. Lạm phát cao đặc biệt ảnh hưởng xấu đến
những người có thu nhập không tăng kịp mức tăng của giá cả, đặc biệt là những người
sống bằng thu nhập cố định như là những người hưởng lương hưu hay công chức.
Phúc lợi và mức sống của họ sẽ bị giảm đi. Vì vậy, ổn định và giữ cho tốc độ lạm phát
ở mức vừa phải là một trong những "trụ cột" của việc quản lý và điều hành kinh tế vĩ
mô. Để khắc phục tình trạng lạm phát, thường chính phủ phải sử dụng nhiều biện
pháp khác nhau tùy vào việc xác định nguyên nhân nào là chính yếu trong việc gây ra
lạm phát. Các biện pháp có thể là cố định tỷ giá hối đoái để tránh cho đồng tiền trong
nước bị mất giá; có thể là áp dụng chính sách thắt chặt tiền tệ nhằm kiểm soát tín
dụng; là việc giảm thuế nhập khẩu và áp dụng mức giá trần đối với một số mặt hàng
mang tính chiến lược, tăng cường xuất khẩu, cải thiện cán cân thương mại cũng như
phát triển kinh tế trong nước Việc xác định đúng nguyên nhân gây ra lạm phát, mức
độ và loại hình lạm phát để từ đó có các biện pháp đối phó và khắc phục kịp thời là
hết sức quan trọng trong việc quản lý và điều hành nền kinh tế.
Do thời gian có không nhiều và trình độ cũng như sự hiểu biết còn hạn chế nên bài

tiểu luận của chúng em còn nhiều thiếu sót. Chúng em rất mong nhận được sự đóng
gópý kiến của cô và các bạn!
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
20
V!LFO4%5
Giáo trình kinh tế vĩ mô
hp://www.nghiencuukinhtehoc.com/2011/07/lam-phat-in"a#on-la-gi-quan-diem-ve.html
hp://vi.wikipedia.org/wiki/L%E1%BA%A1m_ph%C3%A1t
hp://edu.go.vn/e-tap-chi/#n-bai/10/199/201/6449/lam-phat-la-gi.html
hp://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/449754/Lam-phat-Viet-Nam-cao-nhat-chau-A.html
hp://www.vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/69108/lam-phat-thang-4-chi-duoi-0-1 html
và một số trang web khác.
21

×