Tải bản đầy đủ (.doc) (111 trang)

TU NHIEN XA HOI 3 KI 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 111 trang )

TUẦN 1
Tự nhiên xã hội
I/ Mục tiêu :
- Nêu được tên các bộ phận và chức năng của cơ quan hô hấp .
- Chỉ đúng các vị trí các bộ phận của cơ quan hô hấp trên tranh vẽ
- Biết hoạt động thở diễn ra liên tục
- Nếu bị ngừng thở từ 3 đến 4 phút người ta có thể bị chết . vị trí các bộ phận
của cơ quan hô hấp trên tranh vẽ .
- HS có ý thức giữ gìn vệ sinh hô hấp.
II/ Chuẩn bị:
- Giáo viên : các hình trong SGK, bong bóng.
- Học sinh : phiếu bài tập, SGK.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1. Khởi động : Giáo viên cho học sinh nghe
và vận động bài Tập thể dục buổi sáng.
2. Bài cũ :
- Giáo viên kiểm tra và hướng dẫn học sinh nhận
biết 6 kí hiệu chỉ dẫn các hoạt động học tập trong
SGK
• Kính lúp : yêu cầu học sinh trước hết phải
quan sát các tranh ảnh trong SGK rồi mới trả lời câu
hỏi.
• Dấu chấm hỏi : yêu cầu học sinh ngoài việc
quan sát các hình ảnh trong SGK còn phải liên hệ
thực tế hoặc sử dụng vốn hiểu biết của bản thân để
trả lời câu hỏi.
• Cái kéo và quả đấm : yêu cầu học sinh thực
hiện các trò chơi học tập.
• Bút chì : yêu cầu học sinh vẽ về những gì đã
học.


• Ống nhòm : yêu cầu học sinh làm thực hành
hoặc thí nghiệm
• Bóng đèn toả sáng : cung cấp cho học sinh
những thông tin chủ chốt mà các em cần biết nhưng
không yêu cầu phải học thuộc lòng.
3. Các hoạt động :
 Giới thiệu bài :
- Giáo viên : khi thực hiện động tác thể dục, các
em có nhận xét gì về nhịp thở của mình ?
- Hát
- Thở nhanh, …
1
- Giáo viên : Hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu
qua bài : “ Hoạt động thở và cơ quan hô hấp”
- Ghi bảng.
 Hoạt động 1 : Thực hành cách thở
sâu
Mục tiêu : học sinh nhận biết được sự thay
đổi của lồng ngực khi ta hít vào thật sâu và thở ra
hết sức.
Cách tiến hành :
 Bước 1 : trò chơi : “ Ai nín thở lâu”
- GV hướng dẫn chơi : các em hãy dùng tay bịt
chặt mũi, nín thở, bạn nào nín thở được lâu thì bạn
đó thắng.
- Giáo viên nêu câu hỏi : các em cho biết cảm giác
khi mình bịt mũi, nín thở ?
- Giáo viên chốt : các em đều có cảm giác khó chịu
khi nín thở lâu. Như vậy, nếu ta bị ngừng thở lâu thì
ta có thể bị chết.

+ Hoạt động thở có tác dụng gì đối với sự
sống của con người ?
- Cho học sinh nhắc lại
 Bước 2 : thực hành
- Giáo viên phát phiếu học tập cho học sinh.
Phiếu học tập
1) Thực hành hoạt động thở.
2) Chọn từ thích hợp ( xẹp xuống, phồng lên,
liên tục và đều đặn, hít vào ) để điền vào chỗ
trống trong các nhận xét sau :
- Khi hít vào lồng ngực ………… khi thở ra lồng
ngực ………………………………………
- Sự phồng lên và ……………… khi
………………… và thở ra của lồng ngực diễn ra
…………………………………………………
- Giáo viên yêu cầu học sinh cả lớp đứng lên, quan
sát sự thay đổi của lồng ngực khi ta thở sâu, thở
bình thường theo các bước.
+ Tự đặt tay lên ngực mình sau đó thực hành
2 động tác thở sâu và thở bình thường
+ Đặt tay lên ngực bạn bên cạnh, nhận biết sự
thay đổi lồng ngực của bạn khi thực hiện các động
tác trên.
- Giáo viên yêu cầu 2 học sinh thảo luận nhóm đôi
thực hiện phiếu học tập.
-HS lắng nghe
-HS nhắc lại tựa bài
- HS tham gia
- Học sinh nêu theo cảm nhận
của mình.

- Hoạt động thở giúp con người
duy trì sự sống.
- 3 – 4 học sinh nhắc lại.
- HS thực hành thở sâu, thở bình
thường để quan sát sự thay đổi
của lồng ngực
- Học sinh thảo luận nhóm đôi
thực hiện phiếu học tập.
2
- Giáo viên thu kết quả thảo luận.
- Giáo viên hỏi :
+ Khi ta hít vào thở ra bình thường thì lồng
ngực như thế nào ?
+ Khi ta hít vào thật sâu thì lồng ngực như
thế nào?
+ Khi ta thở ra hết sức thì lồng ngực có gì
thay đổi?
- Giáo viên minh hoạ hoạt động hô hấp bằng quả
bong bóng.
 Giáo viên kết luận :
+ Khi hít vào lồng ngực phồng lên để nhận
không khí. Khi thở ra lồng ngực xẹp xuống, đẩy
không khí ra ngoài.
+ Sự phồng lên và xẹp xuống của lồng
ngực khi hít vào và thở ra diễn ra liên tục và đều
đặn.
+ Hoạt động hít vào, thở ra liên tục và đều
đặn chính là hoạt động hô hấp.
 Hoạt động 2 : Làm việc với SGK
Mục tiêu :

- Chỉ trên sơ đồ và nói được tên các bộ phận của
cơ quan hô hấp.
- Chỉ trên sơ đồ và nói được đường đi của không
khí khi ta hít vào và thở ra.
- Hiểu được vai trò của hoạt động thở đối với sự
sống của con người
Cách tiến hành :
 Bước 1 : làm việc theo nhóm đôi
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình 2 trang
5 SGK
- Gọi học sinh đọc phần yêu cầu của kí hiệu kính
lúp
- Giáo viên gợi ý cho học sinh nêu câu hỏi lẫn nhau
+ Hãy chỉ và nói rõ tên các bộ phận của cơ
quan hô hấp
+ Mũi dùng để làm gì ?
+ Khí quản, phế quản có chức năng gì ?
+ Phổi có chức năng gì ?
+ Chỉ trên hình 3 đường đi của không khí
khi ta hít vào và thở ra.
- Học sinh khác lắng nghe, bổ
sung
- Lớp nhận xét
- Khi ta hít vào thở ra bình
thường thì lồng ngực phồng lên
xẹp xuống đều đặn.
- Khi ta hít vào thật sâu thì lồng
ngực phồng lên, bụng hóp lại.
- Khi ta thở ra hết sức thì lồng
ngực xẹp xuống bụng phình to.

- Học sinh theo dõi.
- HS quan sát
- Cá nhân
- Học sinh làm việc theo nhóm
đôi
3
- Giáo viên cho học sinh trả lời.
- Nhận xét, bổ sung ý kiến của các nhóm.
- Giáo viên nêu câu hỏi :
+ Cơ quan hô hấp gồm những bộ phận nào?
+ Khi ta hít vào, không khí đi qua những bộ
phận nào ?
+ Khi ta thở ra, không khí đi qua những bộ
phận nào ?
+ Vậy ta phải làm gì để bảo vệ cơ quan hô
hấp?
Kết Luận:
o Cơ quan hô hấp là cơ quan thực hiện
sự trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường bên
ngoài.
o Cơ quan hô hấp gồm : mũi, khí quản,
phế quản và hai lá phổi.
o Mũi, khí quản và phế quản là đường
dẫn khí.
o Hai lá phổi có chức năng trao đổi khí.
- GV cho học sinh liên hệ thực tế từ cuộc sống
hằng ngày : tránh không để dị vật như thức ăn, thức
uống, vật nhỏ, … rơi vào đường thở. Khi chúng ta
bịt mũi, nín thở, quá trình hô hấp không thực hiện
được, làm cho cơ thể của chúng ta bị thiếu ôxi dẫn

đến khó chịu. Nếu nín thở lâu từ 3 đến 4 phút, người
ta có thể bị chết, vì vậy cần phải giữ gìn cho cơ
quan hô hấp luôn hoạt động liên tục và đều đặn. Khi
có dị vật làm tắc đường thở, chúng ta cần phải cấp
cứu để lấy dị vật ra ngay lập tức.
4. Củng cố:
- GV hỏi tiết tự nhiên và xã hội hôm nay các em đã
học bài gì?
- Trong cuộc sống hằng ngày ai cũng phải điều thở
để có sức khỏe tốt
5. Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà xem lại bài và học thuộc phần ghi nhớ.
- Chuẩn bị bài: Nên thở như thế nào?
- Học sinh trả lời. Học sinh khác
lắng nghe, bổ sung
- Lớp nhận xét
- Cơ quan hô hấp gồm : mũi, khí
quản, phế quản và hai lá phổi.
- Khi ta hít vào, không khí đi
qua mũi, khí quản, phế quản và
hai lá phổi.
- Khi ta thở ra, không khí đi qua
hai lá phổi, phế quản, khí quản,
mũi
- Để bảo vệ cơ quan hô hấp
không nhét vật lạ vào mũi, vào
miệng …
- 1hs trả lời bài vừa học
4


Ngày dạy : 26/08/2010
Môn: Tự nhiên - Xã hội
I/ Mục đích, yêu cầu.
- Hiểu được cần thở bằng mũi , không nên thở bằng miệng , hít thở không khí
trong lành sẽ giúp cơ thể khoẻ mạnh .
- Nếu hít thở không khí có nhiều khói bụi sẽ hại cho sức khỏe
- Biết được khi hít vào , khí oxi có trong không khí sẽ thấm vào máu ở phổi để đi
nuôi cơ thể ; khi thở ra , khí các-bô-nic có trong máu được thả ra ngoài qua phổi
- GDHS biết cách hít thở cho phù hợp, thường xuyên tập thể dục thể thao để cơ
thể luôn luôn khỏe mạnh.
II/ Đồ dùng dạy học.
- Các hình trong SGK trang 6,7 phóng to.
- Gương soi nhỏ.
III/ Hoạt động dạy học.
1/ Ổn định.
2/ Kiểm bài cũ.
- GV hỏi tiết TN&XH trước các em đã học bài gì?
- GV gọi hs lên thực hiện cách hít- thở.
+Hãy mô tả sự thay đổi của lồng ngực khi hít vào và
thở ra.
- Cơ quan hô hấp gồm những gì?
- Nêu nhiệm vụ của cơ quan hô hấp.
- GV nhận xét tiết kiểm tra.
3/ Dạy học bài mới.
*Giới thiệu bài: NÊN THỞ NHƯ THẾ NÀO?
- Hôm nay chúng ta tìm hiểu thêm về cơ quan hô
hấp đó là; nên thở như thế nào?
*Hoạt động 1: Thảo luận nhóm.
- Hát vui

- Bài : Hoạt động thở và cơ quan
hô hấp.
- Vài hs lên thực hiện hít thở.
- Cơ quan hô hấp gồm : mũi, khí
quản, phế quản và hai lá phổi.
-Cơ quan hô hấp là cơ quan thực
hiện sự trao đổi khí giữa cơ thể và
môi trường bên ngoài.
-HS lắng nghe và nhắc lại tựa bài
5
- Mục tiêu: Giải thích được tại sao ta nên thở bằng
mũi và không nên thở bằng miệng.
* Cách tiến hành
- Quan sát phía trong lỗ mũi của bạn (hoặc của
mình) và trả lời câu hỏi.
- Các em thấy gì trong mũi?
- Khi bị sổ mũi em thấy có gì chảy ra từ hai lỗ mũi?
- Hằng ngày lây khăn sạch lau phía trong mũi, em
thấy có gì?
- Tại sao phải thở bằng mũi tốt hơn bằng miệng?
- Kết luận: Thở bằng mũi là hợp vệ sinh, có lợi cho
sức khỏe, vì vậy ta nên thở bằng mũi.
*Hoạt động 2: Thảo luận theo cặp
- Mục tiêu: Nói được ích lợi của việc hít thở không
khí trong lành và tác hại của việc hít thở không khí
nhiều khói bụi.
* Cách tiến hành.
- Làm việc theo cặp. Học sinh quan sát hình 3, 4 ,5
trang 7.
- Bức tranh nào thể hiện không khí trong lành? Bức

tranh nào thể hiện không khí nhiều khói bụi?
- Khi được thở không khí trong lành bạn thấy thế
nào?
- Nêu cảm giác của bạn khi phải thở không khí
nhiều khói bụi?
- Đại diện trình bày kết quả thảo luận.
- Thở không khí trong lành có gì lợi?
- Thở không khí nhiều khói bụi có hại gì?
- Kết luận: Không khí trong lành rất cần cho hoạt
động sống của cơ thể, vì vậy ta phải thở không khí
trong lành sẽ giúp ta khỏe mạnh, không khí bị ô
- Trong mũi có nhiều lông.
- Nước mũi chảy ra.
- Có bụi bám vào khăn.
- Trong lỗ mũi có nhiều lông cản
bụi. Ngoài ra còn tạo độ ẩm sưởi
ấm không khí khi ta hít vào.
- Tranh 1: Không khí trong lành;
tranh 4, 5 không khí nhiều khói
bụi.
- Sảng khoái, dễ chịu.
- Giúp ta khỏe mạnh.
- Có hại cho sức khỏe.
6
nhiểm rất có hại co sức khỏe.
4. Củng cố:
- GV hỏi hôm nay các em học bài gì?
- Tại sao phải thở bằng mũi?
- Thở không khí trong lành có ích lợi gì?
- Qua bài học các em nên hít thở nơi trong lành cơ

thể được khỏe mạnh
5. Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà xem lại bài
- Chuẩn bị bài: Vệ sinh hô hấp
- Bài : Nên thở như thế nào ?
- Vì trong lỗ mũi có nhiều lông
cản bụi. Ngoài ra còn tạo độ ẩm
sưởi ấm không khí khi ta hít vào
- Tinh thần thoải mái, dễ chịu , có
lợi cho sức khỏe.
7
TUẦN 2 Ngày dạy :31/08/2010
Tự nhiên xã hội


I/ Mục tiêu :
- Nêu được những việc nên làm và không nên làm để giữ gìn vệ sinh
cơ quan hô hấp
- Nêu ích lợi tập thể dục buổi sáng và giữ sạch mũi , miệng
- HS có ý thức giữ sạch mũi, họng.
- GDMT : + Biết một số hoạt động của con người đã ô nhiễm bầu
không khí, có hại đến cơ quan hô hấp,tuần hoàn, thần kinh.
+ HS biết một số việc làm có lợi, có hại cho sức khỏe.
II/ Chuẩn bị:
- Giáo viên : các hình trong SGK, bảng phụ
- Học sinh : SGK.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1. Khởi động :

2. Bài cũ : Nên thở như thế nào ?
- GV hỏi tiết học trước các em đã học được bài
gì?
- Tại sao ta nên thở bằng mũi và không nên thở
bằng miệng ?
- Khi được thở ở nơi có không khí trong lành bạn
cảm thấy như thế nào ?
- Nêu cảm giác của bạn khi phải thở không khí
có nhiều khói, bụi ?
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
3. Các hoạt động :
 Giới thiệu bài :
- Giáo viên : Hôm nay chúng ta cùng nhau tìm
hiểu qua bài : “ Vệ sinh hô hấp”
- Ghi bảng.
 Hoạt động 1 : Thảo luận nhóm
• Mục tiêu : Nêu được ích lợi của việc tập
thở buổi sáng.
- Hát
-Bài : Nên thở như thế nào ?
- HS nêu
- Học sinh trả lời
-HS lắng nghe và nhắc lại tựa bài
8
• Cách tiến hành :
 Bước 1 : Làm việc theo nhóm
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình 1, 2, 3
trang 8 SGK và hỏi :
+ Tranh 1 vẽ hai bạn đang làm gì ?
+ Tranh 2 vẽ bạn học sinh đang làm gì ?

+ Tranh 3 vẽ bạn học sinh đang làm gì ?
- Giáo viên cho học sinh thảo luận và trả lời các
câu hỏi :
+ Tập thở sâu vào buổi sáng có lợi ích gì ?
+ Hằng ngày, chúng ta nên làm gì để giữ sạch
mũi, họng
 Bước 2 : Làm việc cả lớp
Giáo viên đưa ra bảng phụ ghi nội dung câu trả
lời, yêu cầu đại diện mỗi nhóm cử 1 học sinh lên
thi đua sửa bài.
Đánh dấu x vào  trước câu trả lời đúng nhất
a) Tập thở buổi sáng có lợi gì ?
 Buổi sáng sớm không khí thường trong lành,
chứa nhiều khí ô-xi, ít khói, bụi, …
 Thở sâu vào sáng sớm sẽ hít thở được không
khí sạch, hấp thu được nhiều khí ô-xi vào máu và
thải được nhiều khí các-bô-níc ra ngoài qua phổi
 Cả hai ý trên
b) Hằng ngày, chúng ta nên làm gì để giữ
sạch mũi, họng ?
 Cần lau sạch mũi
 Súc miệng bằng nước muối loãng hoặc các
loại nước sát trùng khác.
 Cả hai ý trên
- Sau mỗi câu trả lời, Giáo viên cho học sinh các
nhóm khác bổ sung.
- Giáo viên chốt ý : Tập thở sâu vào buổi sáng có
lợi cho sức khỏe vì :
• Buổi sáng sớm có không khí thường trong
lành, ít khói, bụi …

• Sau một đêm nằm ngủ, không hoạt động,
cơ thể cần được vận động để mạch máu lưu
thông, hít thở không khí trong lành và hô hấp
sâu để tống được nhiều khí Các- bô- níc ra
ngoài và hít được nhiều khí Ô-xi vào phổi.
- HS quan sát và trả lời
- Tranh 1 vẽ hai bạn đang tập
thể dục.
- Tranh 2 vẽ bạn học sinh đang
dùng khăn lau sạch mũi.
- Tranh 3 vẽ bạn học sinh đang
súc miệng bằng nước muối.
- Học sinh thảo luận nhóm đôi.
- Đại diện mỗi nhóm cử 1 học
sinh lên thi đua sửa bài
- Học sinh khác lắng nghe, bổ
sung
- Lớp nhận xét
9
• Hằng ngày cần lau sạch mũi và súc miệng
bằng nước muối để tránh bị nhiễm trùng các bộ
phận của cơ quan hô hấp trên.
- Giáo viên nhắc nhở học sinh nên có thói quen
tập thể dục buổi sáng và có ý thức giữ vệ sinh
mũi, họng.
 Hoạt động 2 : Làm việc với SGK
Mục tiêu : Kể ra những việc nên làm và
không nên làm để giữ vệ sinh cơ quan hô hấp.
Cách tiến hành :
 Bước 1 : làm việc theo nhóm đôi

Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát các hình trang
9 SGK
- Gọi học sinh đọc phần yêu cầu của kí hiệu kính
lúp
- Giáo viên gợi ý cho học sinh nêu câu hỏi lẫn
nhau
+ Tranh vẽ gì ?
+ Chỉ và nói tên các việc nên làm và
không nên làm để bảo vệ và giữ vệ sinh cơ quan
hô hấp.
 Bước 2 : Làm việc cả lớp
- Giáo viên gọi một số học sinh lên trình bày.
Mỗi học sinh phân tích, trả lời 1 bức tranh.
- Giáo viên chốt ý :
• Tranh 4 : hai bạn nhỏ đang chơi bi gần
đường. Các bạn nhỏ không nên chơi bi ở đây vì
gần đường có nhiều xe cộ qua lại, có nhiều khói,
bụi ảnh hưởng xấu đến cơ quan hô hấp.
• Tranh 5 : các bạn chơi nhảy dây trong sân
trường. Đây là việc nên làm vì trong sân trường có
nhiều cây xanh, không khí thoáng đãng, trong
lành, nhảy dây cũng là một cách vận động cơ thể.
• Tranh 6 : hai chú thanh niên đang hút thuốc
lá trong phòng có hai bạn nhỏ. Khói thuốc lá có
hại cho cơ quan hô hấp, vì vậy không nên hút
thuốc lá, hai bạn nhỏ cũng không nên ở trong
phòng có nhiều khói thuốc lá.
• Tranh 7 : các bạn học sinh đang dọn dẹp lớp
học, bạn nào cũng đeo khẩu trang. Đây là việc nên
làm vì vệ sinh lớp học thường xuyên thì không khí

trong lớp sẽ thoáng đãng, trong lành. Khi dọn vệ
sinh đeo khẩu trang sẽ ngăn được các chất bụi bẩn
bay vào mũi, họng.
• Tranh 8 : các bạn học sinh đang đi chơi
- HS quan sát
- Cá nhân
- Học sinh làm việc theo nhóm
đôi
- Học sinh trả lời. Học sinh
khác lắng nghe, bổ sung
- Lớp nhận xét
10
trong công viên. Đây là việc nên làm vì vườn hoa,
công viên … là những nơi có không khí trong
lành, vào chơi ở những nơi có không khí trong
lành, vào chơi ở những nơi này chúng ta sẽ được
hít thở bầu không khí ấy.
- Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm, yêu cầu
học sinh :
+ Liên hệ thực tế trong cuộc sống, kể ra
những việc nên làm và có thể làm được để bảo vệ
và giữ vệ sinh cơ quan hô hấp.
+ Nêu những việc các em có thể làm ở nhà
và xung quanh khu vực nơi các em sống để giữ
cho bầu không khí luôn trong lành.
- Giáo viên cho học sinh nối tiếp nhau nêu các
việc nên làm và không nên làm. Giáo viên ghi các
việc này lên bảng.
- Cho cả lớp đọc lại các việc trên.
Kết Luận:

 Không nên ở trong phòng có người hút
thuốc lá, thuốc lào ( vì trong khói thuốc lá,
thuốc lào có nhiều chất độc ) và chơi đùa ở nơi
có nhiều khói bụi. Khi quét dọn, làm vệ sinh lớp
học, nhà ở cần phải đeo khẩu trang.
 Luôn quét dọn và lau sạch đồ đạc cũng
như sàn nhà để bảo đảm không khí trong nhà
luôn trong sạch không có nhiều bụi ….
 Tham gia tổng vệ sinh đường đi, ngõ xóm,
không vứt rác, khạc nhổ bừa bãi, …
4. Củng cố:
- Hôm nay các em đã học được bài gì?
- Qua bài học các em về cố gắng rèn luyện tập thể
dục cho cơ thể khỏe mạnh có sức khỏe tốt.
- GDMT : + Biết một số hoạt động của con
người đã ô nhiễm bầu không khí, có hại đến cơ
quan hô hấp,tuần hoàn, thần kinh.
+ HS biết một số việc làm có lợi, có hại cho sức
khỏe.
5. Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà các em xem lại bài và học thuộc bài.
- Chuẩn bị bài: Phòng bệnh đường hô hấp.
- Học sinh thảo luận và trả lời
- Các việc nên làm :
• Giữ vệ sinh nhà ở, trường
lớp, môi trường xung quanh.
• Đeo khẩu trang khi tham
gia công tác dọn vệ sinh, khi
đến những nơi có bụi bẩn.

• Đổ rác đúng nơi quy định.
• Tập thể dục và tập thở hằng
ngày.
• Luôn giữ sạch mũi và họng.
- Các việc không nên làm :
• Để nhà cửa, trường lớp bẩn
thỉu, bừa bộn.
• Đổ rác và khạc nhổ bừa bãi
• Hút thuốc lá
• Thường xuyên ở những nơi
có nhiều khói, bụi
• Lười vận động.
-Bài : Vệ sinh hô hấp
11
Ngày dạy : 02/09/2010
Dạy bù ngày :04/09/2010
Tự nhiên xã hội

I/ Mục tiêu :
- Kể được tên một số bệnh thường gặp ở cơ quan hộ hấp như viêm mũi , viêm
họng , viêm phế quản , viêm phổi .
- Biết cách giữ ấm cơ thể , giữ vệ sinh mũi miệng .
- Nêu nguyên nhân mắc các bệnh đường hô hấp
- HS có ý thức phòng bệnh đường hô hấp.
II/ Chuẩn bị:
- Giáo viên : các hình trong SGK, tranh minh hoạ các bộ phận của cơ
quan hô hấp
- Học sinh : SGK.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1.Khởi động:
2.Bài cũ : Vệ sinh hô hấp
-GV hỏi tiết học trước các em đã học bài gì?
- Tập thở sâu vào buổi sáng có lợi ích gì ?
Hằng ngày, chúng ta nên làm gì để giữ sạch mũi,
họng ?
- Nêu các việc nên làm và không nên làm để bảo
vệ và giữ vệ sinh cơ quan hô hấp.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
1. Các hoạt động :
 Giới thiệu bài :
- Giáo viên : Hôm nay chúng ta cùng nhau tìm
hiểu qua bài : “Phòng bệnh đường hô hấp”
- Ghi bảng.
 Hoạt động 1 : Động não
Mục tiêu : Kể được tên của các bệnh đường
- Hát
-Bài : Vệ sinh hô hấp
- Học sinh trả lời
-Nghe giới thiệu
12
hô hấp thường gặp
Cách tiến hành :
- Giáo viên hỏi :
+ Nhắc lại tên các bộ phận của cơ quan hô hấp ?
+ Kể tên các bệnh đường hô hấp mà em thường
gặp ?
- Giáo viên kết hợp ghi bảng.
- Giáo viên lưu ý học sinh : khi học sinh nêu các
bệnh ho, sốt, đau họng, viêm họng … thì Giáo

viên nói cho học sinh hiểu đây chỉ là biểu hiện của
bệnh.
- Giáo viên giúp cho học sinh hiểu : tất cả các bộ
phận của cơ quan hô hấp đều có thể bị bệnh.
Các bệnh đường hô hấp thường gặp là : viêm
họng, viêm phế quản, viêm phổi, viêm mũi …
 Hoạt động 2 : Làm việc với SGK
Mục tiêu :
- Nêu được nguyên nhân và cách đề phòng
bệnh đường hô hấp
- Có ý thức phòng bệnh đường hô hấp
Cách tiến hành :
 Bước 1 : Làm việc theo nhóm đôi
Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát các hình
trong SGK
- Gọi học sinh đọc phần yêu cầu của kí hiệu kính
lúp
- Giáo viên gợi ý cho học sinh nêu câu hỏi lẫn
nhau
+ Tranh 1 và 2 vẽ gì ?
+ Nam đã nói gì với bạn của Nam ?
+ Em có nhận xét gì về cách ăn mặc của 2
bạn trong hình ?
+ Bạn nào ăn mặc phù hợp với thời tiết ?
+ Chuyện gì đã xảy ra với Nam ?
+ Nguyên nhân nào khiến Nam bị viêm
họng ?
- HS trả lời : Các bộ phận của
cơ quan hô hấp là mũi, khí quản,
phế quản, phổi.

- Học sinh kể.
- Bạn nhận xét, bổ sung
- HS quan sát
- Cá nhân
- Học sinh làm việc theo nhóm
đôi
- Tranh 1 và 2 vẽ Nam ( mặc
áo trắng ) đang đứng nói chuyện
với bạn Nam.
- Học sinh trả lời.
- Hai bạn ăn mặc rất khác nhau
: một bạn mặc áo sơ mi, một bạn
mặc áo ấm.
- Bạn mặc áo ấm là phù hợp
với thời tiết lạnh, có gió mạnh
- Bạn bị ho và rất đau họng khi
nuốt nước bọt
- Nguyên nhân khiến Nam bị
viêm họng là vì bạn bị lạnh, vì
bạn không mặc áo ấm khi trời
13
- Giáo viên : Nam bị ho và thấy đau họng khi
nuốt nước bọt, chứng tỏ bạn đã bị mắc bệnh
đường hô hấp do mặc không đủ ấm khi thời tiết
lạnh. Bị nhiễm lạnh là một trong những nguyên
nhân dẫn đến các bệnh viêm dường hô hấp.
+ Bạn của Nam khuyên Nam điều gì ?
+ Tranh 3 vẽ gì ?
+ Bác sĩ đã khuyên Nam điều gì ?
+ Bạn có thể khuyên Nam thêm điều gì ?

+ Nam phải làm gì để chóng khỏi bệnh ?
+ Tranh 4 vẽ gì ?
+ Tại sao thầy giáo lại khuyên bạn học sinh
phải mặc thêm áo ấm, đội mũ, quàng khăn và đi
bít tất ?
+ Tranh 5 vẽ gì ?
+ Nếu ăn nhiều kem, uống nhiều nước lạnh
… thì chuyện gì có thể xảy ra ?
+ Theo em, hai bạn nhỏ này cần làm gì ?
- Giáo viên : Nếu ăn nhiều đồ lạnh, chúng ta sẽ bị
nhiễm lạnh và mắc bệnh đường hô hấp. Vì vậy, đề
phòng bệnh đường hô hấp, chúng ta không nên ăn
nhiều đồ lạnh.
+ Tranh 6 vẽ gì ?
+ Khi đã bị bệnh viêm phế quản, nếu không
chữa trị kịp thời có thể dẫn đến bệnh gì ?
+ Bệnh viêm phế quản và viêm phổi
thường có biểu hiện gì ?
+ Nêu tác hại của bệnh viêm phế quản và
viêm phổi ?
 Bước 2 : Làm việc cả lớp
- Giáo viên gọi một số học sinh lên trình bày.
Mỗi học sinh phân tích, trả lời 1 bức tranh.
- Giáo viên chốt ý : Người bị viêm phổi hoặc
lạnh nên bị cảm lạnh, dẫn đến ho
và đau họng.
- Bạn của Nam khuyên Nam
nên đến bác sĩ để khám bệnh.
- Cảnh các bác sĩ đang nói
chuyện với Nam sau khi đã

khám bệnh cho Nam.
- Học sinh trả lời
- Học sinh khác lắng nghe, bổ
sung
- Lớp nhận xét
- Cảnh thầy giáo khuyên một
học sinh cần mặc đủ ấm
- Học sinh trả lời
- Cảnh một người đi qua đang
khuyên hai bạn nhỏ không nên
ăn quá nhiều đồ lạnh.
- Nếu ăn nhiều kem, uống
nhiều nước lạnh … thì có thể bị
nhiễm lạnh và mắc các bệnh
đường hô hấp.
- Không ăn kem nữa và nghe
lời bác đi qua đường.
- Cảnh bác sĩ vừa khám vừa
nói chuyện với bệnh nhân.
-HS nêu
- Học sinh lên trình bày. Bạn
nhận xét, bổ sung.
14
viêm phế quản thường bị ho, sốt. Đặc biệt trẻ em
nếu không chữa trị kịp thời, để quá nặng có thể bị
chết do không thở được.
- Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm, yêu cầu
học sinh :
+ Chúng ta cần làm gì để phòng bệnh viêm
đường hô hấp ?

- Giáo viên cho học sinh nối tiếp nhau nêu. Giáo
viên ghi lên bảng.
- Giáo viên chốt : Để phòng bệnh viêm đường hô
hấp chúng ta cần mặc đủ ấm, không để lạnh cổ,
ngực, hai bàn chân, ăn đủ chất và không uống đồ
uống quá lạnh
- Cho cả lớp liên hệ xem các em đã có ý thức
phòng bệnh đường hô hấp chưa.
Kết Luận:
 Các bệnh viêm đường hô hấp thường gặp
là : viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi …
 Nguyên nhân chính : do bị nhiễm lạnh,
nhiễm trùng hoặc biến chứng của các bệnh
truyền nhiễm ( cúm, sởi, … )
 Cách đề phòng : giữ ấm cơ thể, vệ sinh
mũi, họng, giữ nơi ở đủ ấm, thoáng khí, tránh
gió lùa, ăn uống đủ chất, luyện tập thể dục
thường xuyên.
 Hoạt động 3 : Chơi trò chơi Bác

Mục tiêu : Giúp học sinh củng cố những
kiến thức đã học được về phòng bệnh viêm
đường hô hấp.
Cách tiến hành :
 Bước 1 :
- Giáo viên hướng dẫn học sinh chơi : một học
sinh đóng vai bệnh nhân và một học sinh đóng vai
bác sĩ. Yêu cầu học sinh đóng vai bệnh nhân kể
một số biểu hiện của bệnh viêm đường hô hấp và
học sinh đóng vai bác sĩ nêu được tên bệnh.

 Bước 2 :
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi
- Giáo viên cho cả lớp nhận xét, góp ý bổ sung.
Giáo viên nhận xét.
4. Củng cố:
- GV hỏi hôm nay các em học và tìm hiểu về gì?
- GV tổ chức cho hs chơi trò chơi Bác sĩ Để củng
- Học sinh thảo luận và trình
bày.
- Cá nhân
- Học sinh liên hệ.
- Học sinh lắng nghe.
-HS thực hiện chơi trò chơi
- Bài :Phòng bệnh đường hô hấp
15
cố kiến thức vừa học và phòng bệnh khi ở địa
phương.
5. Dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Về xem lại bài và học thuộc bài.
- Chuẩn bị bài: Bệnh lao phổi.
TUẦN 3 Ngày dạy : 07/09/2010
Tự nhiên xã hội

I/ Mục tiêu :
- Biết cần tiêm phòng lao , thở không khí trong lành , ăn đủ chất để phòng
bệnh lao phổi
- Biết được nguyên nhân gây bệnh và tác hại của bệnh lao phổi .
- HS có ý thức cùng với mọi người xung quanh đề phòng bệnh lao phổi.
II/ Chuẩn bị:

- Giáo viên : các hình trong SGK, bảng phụ
- Học sinh : SGK.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1. Khởi động :
- Giáo viên cho cả lớp đứng dậy, hai tay chống
hông, chân mở rộng bằng vai. Sau đó Giáo viên
hô : “Hít – thở” và yêu cầu học sinh thực hiện
động tác hít sâu – thở ra theo hô.
2. Bài cũ : Phòng bệnh đường hô hấp
-GV hỏi tiết học trước các em đã học bài gì?
- Các bệnh viêm đường hô hấp thường gặp là :
những bệnh nào ?
- Nguyên nhân nào dẫn đến bệnh viêm đường
hô hấp ?
- Hát
- Bài : Phòng bệnh đường hô hấp
- Học sinh trả lời
16
- Chúng ta cần làm gì để phòng tránh các bệnh
viêm đường hô hấp.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
- Nhận xét bài cũ.
3. Các hoạt động :
 Giới thiệu bài :
- Giáo viên : trong các bệnh về đường hô hấp,
bệnh lao phổi là bệnh nguy hiểm nhất. Hôm nay
chúng ta cùng nhau tìm hiểu qua bài : “Bệnh lao
phổi”
- Ghi bảng.

 Hoạt động1: Làm việc với SGK
Mục tiêu : Nêu được nguyên nhân,
đường lây bịnh và tác hại của bệnh lao phổi.
Cách tiến hành :
 Bước 1 : Làm việc theo nhóm
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình 1, 2,
3, 4, 5 trang 12 SGK .
- Giáo viên cho học sinh thảo luận và trả lời các
câu hỏi :
+ Nguyên nhân gây ra bệnh lao phổi là
gì ?
+ Người bị mắc bệnh lao phổi thường có
các biểu hiện nào ?
+ Bệnh lao phổi có thể lây từ người bệnh
sang người lành bằng con đường nào ?
+ Bệnh lao phổi gây ra tác hại gì đối với
sức khỏe của bản thân người bệnh và những
người xung quanh ?
 Bước 2 : Làm việc cả lớp
- Giáo viên gọi đại diện các nhóm trình bày kết
quả thảo luận của nhóm mình.
- Giáo viên chốt ý :
• Bệnh lao phổi là bệnh do vi khuẩn lao
gây ra. ( Vi khuẩn lao còn có tên là vi khuẩn
Cốc. Đó là tên bác sĩ Ro-be Cốc – người đã
phát hiện ra vi khuẩn này ). Những người ăn
uống thiếu thốn, làm việc quá sức thường dễ bị
vi khuẩn lao tấn công vá nhiễm bệnh.
• Người bệnh thường ăn không thấy
ngon, người gầy đi và hay sốt nhẹ vào buổi

chiều. Nếu bệnh nặng, người bệnh có thể ho ra
máu và có thể bị chết nếu không được chữa trị
kịp thời.
• Bệnh này có thể lây từ người bệnh
- HS lắng nghe và nhắc lại tựa bài
- HS quan sát .
- Học sinh thảo luận nhóm đôi.
- Đại diện các nhóm trình bày.
Các nhóm khác bổ sung, góp ý.
17
sang người lành qua đường hô hấp.
• Người mắc bệnh lao bệnh sức khỏe
giảm sút, tốn kém tiền của để chữa bệnh và còn
dễ làm lây cho những người trong gia đình và
những người xung quanh nếu không có ý thức
giữ gìn vệ sinh như : dùng chung đồ dùng cá
nhân hoặc có thói quen khạc nhổ bừa bãi, …
 Hoạt động 2 : thảo luận nhóm
Mục tiêu : Nêu được những việc nên
làm và không nên làm để để đề phòng bệnh lao
phổi.
Cách tiến hành :
 Bước 1 : làm việc theo nhóm đôi
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát các hình
trang 13 SGK
- Gọi học sinh đọc phần yêu cầu của kí hiệu
kính lúp
- Giáo viên gợi ý cho học sinh nêu câu hỏi lẫn
nhau
+ Tranh vẽ gì ?

+ Kể ra những việc nên làm và hoàn cảnh
khiến ta dễ mắc bịnh lao phổi.
+ Nêu những việc làm và hoàn cảnh giúp
chúng ta có thể phòng tránh được bệnh lao phổi.
+ Tại sao không nên khạc nhổ bừa bãi ?
 Bước 2 : Làm việc cả lớp
- Giáo viên yêu cầu đại diện mỗi nhóm lên trình
bày kết quả thảo luận nhóm mình. Mỗi học sinh
phân tích, trả lời 1 bức tranh.
- Sau khi đại diện các nhóm trình bày, Giáo
viên giảng thêm cho học sinh :
 Những việc làm và hoàn cảnh khiến ta
dễ mắc bịnh lao phổi :
+ Người hút thuốc lá và người thường
xuyên hít phải khói thuốc lá do người khác hút.
+ Người thường xuyên phải lao động
nặng nhọc quá sức và ăn uống không đủ chất
dinh dưỡng.
+ Người sống trong những ngôi nhà chật
chội, ẩm thấp, tối tăm, không có ánh sáng hoặc ít
được Mặt Trời chiếu sáng cũng dễ bị bệnh lao
phổi.
 Những việc làm và hoàn cảnh giúp
chúng ta có thể phòng tránh được bệnh lao
phổi :
- Học sinh quan sát.
- Cá nhân
- Đại diện các nhóm trình bày.
Các nhóm khác bổ sung, góp ý.
• Tranh 6 : Bác sĩ đang tiêm

phòng lao cho em bé. Đây là việc
nên làm vì người được tiêm phòng
lao có thể không bị mắc bệnh lao
trong suốt cuộc đời.
• Tranh 7 : hút thuốc lá là
việc không nên làm vì khói thuốc
lá rất độc hại với người hút và với
cả những người xung quanh.
Người hút thuốc lá rất dễ mắc
bệnh lao phổi.
• Tranh 8 : để nhà cửa bẩn
thỉu, tối tăm, bừa bộn là môi
trường cho các vi khuẩn sinh sôi
và gây bệnh vì thế không nên làm.
18
+ Tiêm phòng bệnh lao cho trẻ em mới
sinh.
+ Làm việc và nghỉ ngơi điều độ, vừa
sức.
+ Nhà ở sạch sẽ thoáng đãng, luôn được
Mặt Trời chiếu sáng.
 Không nên khạc nhổ bừa bãi vì : trong
nước bọt và đờm của người bệnh chứa rất nhiều
vi khuẩn lao và các mầm bệnh khác. Nếu khạc
nhổ bừa bãi, các vi khuẩn lao và mầm bệnh khác
sẽ bay vào không khí, làm ô nhiễm không khí và
người khác có thể nhiễm bệnh qua đường hô
hấp.
 Bước 3 : Liên hệ
- Giáo viên hỏi học sinh :

+ Em và gia đình cần làm gì để phòng
tránh bệnh lao phổi ?
- Cho cả lớp đọc lại các việc trên.
Kết Luận:
 Lao là một bệnh truyền nhiễm do vi
khuẩn lao gây ra.
 Ngày nay, không chì có thuốc chữa khỏi
bệnh lao mà còn có thuốc tiêm phòng lao.
 Trẻ em được tiêm phòng lao có thể
không bị mắc bệnh này trong suốt cuộc đời.
 Hoạt động 3 : Đóng vai
Mục tiêu :
- Biết nói với bố mẹ khi bản thân có những
dấu hiệu bị mắc bệnh về đường hô hấp để được
đi khám và chữa bệnh kịp thời.
- Biết tuân theo các chỉ dẫn của bác sĩ khi bị
bệnh.
• Cách tiến hành :
 Bước 1 : Nhận nhiệm vụ và chuẩn
bị trong nhóm
- Giáo viên nêu ra 2 tình huống :
+ Nếu bị một trong các bệnh đường hô
hấp như viêm họng, viêm phế quản, … em sẽ nói
gì với bố mẹ để bố mẹ đưa đi khám bệnh ?
• Tranh 9 : dọn dẹp thường
xuyên để nhà cửa thông thoáng,
có ánh nắng là việc nên làm vì
như thế sẽ hạn chế sự phát triển
của các vi khuẩn gây bệnh.
• Tranh 10 : khạc nhổ bừa bãi

làm ô nhiễm môi trường là việc
không nên. Hơn nữa, người đã
mắc bệnh lao phổi nếu khạc nhổ
bừa bãi sẽ làm những người xung
quanh bị mắc bệnh.
• Tranh 11 : nên ăn uống đầy
đủ chất dinh dưỡng để cơ thể khoẻ
mạnh, có sức chống bệnh tốt.
- Để phòng tránh bệnh lao phổi,
em và gia đình luôn quét dọn nhà
cửa sạch sẽ, mở cửa cho ánh nắng
mặt trời chiếu vào, không hút
thuốc lá, thuốc lào, làm việc và
nghỉ ngơi điều độ.
- Học sinh chia nhóm, thảo luận,
phân vai.
19
+ Khi được đưa đi khám bệnh, em sẽ nói
gì với bác sĩ ?
- Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm
chọn một trong 2 tình huống, cho học sinh thảo
luận nhóm, phân vai bạn đóng vai học sinh bị
bệnh, vai ba, mẹ, bác sĩ và bàn xem mỗi vai sẽ
nói gì.
 Bước 2 : Trình diễn
- Giáo viên cho các nhóm xung phong sắm vai
trước lớp.
- Yêu cầu các nhóm khác nhận xét xem các bạn
đã biết cách nói để bố mẹ hoặc bác sĩ biết về tình
trạng sức khỏe của mình chưa.

Kết luận : khi bị sốt, mệt mỏi, chúng ta
cần phải nói ngay với bố mẹ để được đưa đi
khám bệnh kịp thời. Khi đến gặp bác sĩ, chúng
ta phải nói rõ xem mình bị đau ở đâu để bác sĩ
chuẩn đoán đúng bệnh; nếu có bệnh phải uống
thuốc đủ liều theo đơn của bác sĩ.
4. Củng cố:
- Tiết TNXH hôm nay các em vừa học bài gì ?
- GV: các em muốn phòng bệnh hô hấp cần phải
giữ ấm cơ thể vệ sinh cá nhân sạch sẻ
5. Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Về xem lại bài và học thuộc bài.
- Chuẩn bị bài: máu và cơ quan tuần hoàn.
- Các nhóm xung phong sắm vai
- Học sinh nhận xét.
- Bài : Bệnh lao phổi
Ngày dạy : 09/09/2010
Tự nhiên xã hội

I/ Mục tiêu :
- Chỉ đúng vị trí các bộ phận của cơ quan tuần hoàn trên tranh vẽ hoặc mô
hình
- Nêu được chức năng của cơ quan tuần hoàn : vận chuyển máu đi nuôi các
cơ quan của cơ thể .
20
- HS có ý thức bảo vệ cơ quan tuần hoàn.
II/ Chuẩn bị:
Giáo viên : các hình trong SGK, tranh minh hoạ các bộ phận của cơ quan
hô hấp

Học sinh : SGK.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1. Khởi động :
2. Bài cũ : Bệnh lao phổi
- GV hỏi tiết học trước các em đã học bài gì?
- Nguyên nhân gây ra bệnh lao phổi là gì ?
- Người bị mắc bệnh lao phổi thường có các biểu
hiện nào ?
- Bệnh lao phổi có thể lây từ người bệnh sang
người lành bằng con đường nào ?
- Bệnh lao phổi gây ra tác hại gì đối với sức khỏe
của bản thân người bệnh và những người xung
quanh ?
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
- Nhận xét bài cũ.
3. Các hoạt động :
 Giới thiệu bài :
- Giáo viên : Máu là thành phần quan trọng trong
cơ thể chúng ta. Hôm nay chúng ta cùng nhau tìm
hiểu qua bài : “Máu và cơ quan tuần hoàn”
- Ghi bảng.
 Hoạt động 1 : Quan sát và thảo
luận
Mục tiêu : trình bày được sơ lược về
thành phần của máu và chức năng của huyết
cầu đỏ.
- Nêu được chức năng của cơ quan tuần hoàn.
Cách tiến hành :
 Bước 1 : làm việc theo nhóm

- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát các hình 1,
2, 3 trang 14 trong SGK, kết hợp quan sát ống
máu đã được chống đông đem đến lớp.
- Cho học sinh thảo luận các câu hỏi sau :
+ Bạn đã bị đứt tay, trầy da bao giờ chưa?
Khi bị đứt tay, trầy da, bạn nhìn thấy gì ở vết
thương?
- Hát
- Bài : Bệnh lao phổi
- Học sinh trả lời
- HS lắng nghe và nhắc lại tựa
bài
- HS quan sát .
- Học sinh thảo luận nhóm.
- Khi bị đứt tay, trầy da, chúng
ta có thể nhìn thấy máu hoặc một
ít nước màu vàng chảy ra từ vết
21
+ Khi mới chảy ra khỏi cơ thể, máu có
dạng lỏng hay đông đặc ?
+ Quan sát ống máu đã được chống đông
trong ống nghiệm, bạn thấy máu được chia làm
mấy phần ? Đó là những phần nào ?
+ Quan sát huyết cầu đỏ ở hình 3 trang 14,
bạn thấy huyết cầu đỏ có hình dạng như thế nào ?
Nó có chức năng gì ?
+ Cơ quan vận chuyển máu đi khắp cơ thể
có tên gọi là gì ?
 Bước 2 : Làm việc cả lớp
- Giáo viên gọi đại diện các nhóm lên trình bày

kết quả thảo luận của nhóm mình.
- Giáo viên giảng thêm :
+ Huyết cầu có nhiều loại là huyết cầu đỏ
và huyết cầu trắng.
+ Huyết cầu đỏ còn gọi là hồng cầu. Có
nhiệm vụ mang khí ô-xi đi nuôi cơ thể và mang
khí các-bô-níc từ các cơ quan về phổi để thải ra
ngoài.
+ Huyết cầu trắng còn được gọi là bạch
cầu, có nhiệm vụ tiêu diệt các vi trùng lạ xâm
nhập vào cơ thể, giúp cơ thể phòng bệnh.
Kết Luận:
 Máu là một chất lỏng màu đỏ, gồm hai
thành phần là huyết tương ( phần nước vàng ở
trên ) và huyết cầu, còn gọi là tế bào máu ( phần
màu đỏ lắng xuống dưới ).
 Có nhiều loại huyết cầu, quan trọng nhất
là huyết cầu đỏ. Huyết cầu đỏ có dạng như cái
đĩa, lõm hai mặt. Nó có chức năng mang khí ô-
xi đi nuôi cơ thể.
 Cơ quan vận chuyển máu đi khắp cơ thể
gọi là cơ quan tuần hoàn
 Hoạt động 2 : Làm việc với SGK
Mục tiêu : Kể được tên các bộ phận của
cơ quan tuần hoàn.
Cách tiến hành :
 Bước 1 : làm việc theo nhóm đôi
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình 4
trang 14 trong SGK và thảo luận :
+ Cơ quan tuần hoàn gồm những bộ phận

nào?
+ Chỉ trên hình vẽ đâu là tim, đâu là các
thương.
- Khi mới chảy ra khỏi cơ thể,
máu có dạng lỏng, để lâu máu
đặc và khô, đông cứng lại.
- Máu được chia làm 2 phần :
huyết tương và huyết cầu.
- Huyết cầu đỏ có dạng tròn
như cái đĩa.
- Cơ quan vận chuyển máu đi
khắp cơ thể gọi là cơ quan tuần
hoàn.
- Đại diện các nhóm lên trình
bày kết quả thảo luận.
- Bạn nhận xét, bổ sung.
- Học sinh quan sát và thảo
luận
- Cơ quan tuần hoàn gồm tim
và các mạch máu.
22
mạch máu.
+ Dựa vào hình vẽ, mô tả vị trí của tim
trong lồng ngực. Chỉ vị trí của tim trên lồng ngực
của mình.
+ Mạch máu đi đến những đâu trong cơ thể
người ?
 Bước 2 : Làm việc cả lớp
- Giáo viên gọi một số học sinh lên trình bày kết
quả thảo luận.

• Kết Luận: Cơ quan tuần hoàn gồm tim
và các mạch máu
 Hoạt động 3 : Chơi trò chơi tiếp
sức
Mục tiêu : Giúp học sinh hiểu được
mạch máu đi tới mọi cơ quan của cơ thể.
Cách tiến hành :
 Bước 1 :
- Giáo viên hướng dẫn học sinh chơi : chia lớp
thành 2 nhóm, mỗi nhóm cử 6 học sinh. Hai đội
đứng thành hàng dọc, cách đều bảng. Khi Giáo
viên hô “bắt đầu”, người đứng trên cùng của mỗi
đội cầm phấn lên bảng viết tên một bộ phận của cơ
thể có các mạch máu đi tới. Khi viết xong, bạn đó
đưa phấn cho bạn kế tiếp. Đội nào viết được nhiều
tên các bộ phận của cơ thể thì đội đó thắng.
 Bước 2 :
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi
- Giáo viên cho cả lớp nhận xét, tuyên dương đội
thắng cuộc.
- Giáo viên nhận xét.
• Kết Luận: nhờ có các mạch máu đem máu
đến mọi bộ phận của cơ thể để tất cả các
cơ quan của cơ thể có đủ chất dinh dưỡng
và ô-xi để hoạt động. Đồng thời, máu cũng
có chức năng chuyên chở khí các-bô-níc
và chất thải của các cơ quan trong cơ thể
đến phổi và thận để thải chúng ra ngoài.
4. Củng cố:
- GV hỏi hôm nay các em học bài gì?

- Trong cuộc sống hằng ngày các em cần phải cẩn
thận đừng để cho bị đứt tay vào các mạch máu.
- Tim nằm ở phía lồng ngực
phía bên trái.
- Mạch máu đi khắp nơi trong
cơ thể : đầu, chân, tay, mình,
các cơ quan nội tạng, …
- Đại diện nhóm trình bày kết
quả thảo luận.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh tiến hành trò chơi
theo sự hướng dẫn của Giáo viên
- Lớp nhận xét.
Bài : Máu và cơ quan tuần hoàn
23
5. Dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Về nhà xem lại bài và học thuộc bài
- Chuẩn bị bài: hoạt động tuần hoàn
TUẦN 4 Ngày dạy : 14/09/2010
TỰ NHIÊN&XÃ HỘI
I/ Mục tiêu :
- Biết tim luôn đập để bơm máu đi khắp cơ thể . Nếu tim ngừng đập
máu không lưu thông được trong các mạch máu , cơ thể sẽ chết .
- Chỉ và nói đường đi của máu
- Trong sơ đồ vòng tuần hoàn lớn , vòng tuần hoàn nhỏ
- HS có ý thức cùng với mọi người xung quanh đề phòng bệnh lao
phổi.
II/ Chuẩn bị:
Giáo viên : các hình trong SGK, sơ đồ 2 vòng tuần hoàn và các tấm

phiếu rời ghi tên các loại mạch máu của 2 vòng tuần hoàn.
Học sinh : SGK.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1. Khởi động :
2. Bài cũ : Máu và cơ quan tuần hoàn
- GV hỏi tiết TH&XH trước các em đã học bài gì?
- Hát
- Bài : Máu và cơ quan tuần hoàn
- Học sinh trả lời
24
- Cơ quan vận chuyển máu đi khắp cơ thể có tên
gọi là gì ?
- Cơ quan tuần hoàn gồm những bộ phận nào?
- Mạch máu đi đến những đâu trong cơ thể người ?
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
- Nhận xét bài cũ.
3. Các hoạt động :
 Giới thiệu bài :
- Giáo viên : Hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu
qua bài : “Hoạt động tuần hoàn”
- Ghi bảng.
 Hoạt động 1 : Thực hành
Mục tiêu : Biết nghe nhịp đập của tim,
đếm nhịp đập của mạch.
Cách tiến hành :
 Bước 1 : Làm việc cả lớp
- Giáo viên hướng dẫn học sinh :
+ Áp tai vào ngực của bạn để nghe tim đập
và đếm số nhịp đập của tim trong một phút

+ Đặt ngón trỏ và ngón giữa của bàn tay phải
lên cổ tay trái của mình hoặc tay trái của bạn ( phía
dưới ngón cái ), đếm số nhịp mạch đập trong một
phút.
- Giáo viên gọi một số học sinh lên làm mẫu cho cả
lớp quan sát
 Bước 2 : Làm việc theo nhóm
- Giáo viên cho 2 học sinh ngồi cạnh nhau thực
hành nghe và đếm nhịp tim theo yêu cầu của Giáo
viên
 Bước 3 : Làm việc cả lớp
- Giáo viên gọi học sinh thực hành và trả lời các
câu hỏi :
+ Các em đã nghe thấy gì khi áp tai vào ngực
của bạn mình ?
+ Khi đặt mấy đầu ngón tay lên cổ tay mình
hoặc tay bạn, em cảm thấy gì ?
- Giáo viên nhận xét
Kết Luận: tim luôn đập để bơm đi khắp cơ
thể. Nếu tim ngừng đập, máu không lưu thông
được trong các mạch máu, cơ thể sẽ chết.
 Hoạt động 2 : Làm việc với SGK
Mục tiêu : Chỉ được đường đi của máu
trong sơ đồ vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn
nhỏ.
Cách tiến hành :
- HS lắng nghe và nhắc lại tựa bài
- Học sinh làm mẫu. Cả lớp
quan sát
- HS thực hành nghe và đếm

nhịp tim.
- Học sinh trả lời.
- Các nhóm khác bổ sung, góp
ý.
25

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×