Tải bản đầy đủ (.doc) (92 trang)

Đời sống văn hóa tinh thần ở các làng nghề huyện nam sách, tỉnh hải dương hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (439.25 KB, 92 trang )

BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt
Chính trị quốc gia CTQG
Chủ nghĩa xã hội CNXH
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNH, HĐH
Đảng Cộng sản ĐCS
Thời kỳ quá độ TKQĐ
Uỷ ban nhân dân UBND
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 3
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ĐỜI SỐNG VĂN
HÓA TINH THẦN Ở CÁC LÀNG NGHỀ HUYỆN
NAM SÁCH, TỈNH HẢI DƯƠNG HIỆN NAY 11
1.1. Đời sống văn hóa tinh thần và vai trò của đời sống văn
hóa tinh thần ở các làng nghề huyện Nam Sách, tỉnh
Hải Dương hiện nay 11
1.2. Thực trạng đời sống văn hóa tinh ở các làng nghề
huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương hiện nay 29
Chương 2 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP
CHỦ YẾU XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA
TINH THẦN Ở CÁC LÀNG NGHỀ HUYỆN
SÁCH, TỈNH HẢI DƯƠNG HIỆN NAY 53
2.1. Mục tiêu, nội dung xây dựng đời sống văn hóa tinh
thần ở các làng nghề huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương
hiện nay 53
2.2. Những giải pháp chủ yếu xây dựng đời sống văn hóa
tinh thần ở các làng nghề huyện Nam Sách, tỉnh Hải
Dương hiện nay 59
KẾT LUẬN 83
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 85


PHỤ LỤC 87
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Văn hóa nói chung và đời sống văn hóa tinh thần nói riêng có vai trò
hết sức quan trọng trong quá trình phát triển đất nước. Nghị quyết Trung ương
X, Khóa IX của Đảng đã khẳng định: “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm
đà bản sắc dân tộc vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh
tế - xã hội”.
Bước sang giai đoạn mới của cách mạng, đẩy mạnh toàn diện công
cuộc đổi mới đất nước, nhằm thực hiện mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, dân
chủ, công bằng, văn minh. Bên cạnh nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội,
trong Văn kiện Đại hội XI, Đảng ta chỉ rõ: “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam
tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, vừa kế thừa, phát huy những truyền thống
tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam vừa tiếp thu tinh hoa văn hóa
nhân loại để văn hóa thực sự là nền tảng tinh thần của xã hội”. Quán triệt tinh
thần ấy, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương dưới sự chỉ đạo của các cấp ủy
đảng, chính quyền đã có bước phát triển nhanh, mạnh và bền vững về nhiều
mặt, bên cạnh đời sống vật chất có những bước tiến vượt bậc là việc xây dựng
và nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân. Đóng góp vào thành
tựu đó, các làng nghề trong huyện Nam Sách đã khẳng định được vị trí, vai
trò to lớn, góp phần quan trọng vào mục tiêu đem lại cho nhân dân trong
huyện đời sống văn hóa tinh thần ngày càng tốt hơn.
Tuy nhiên, cùng với những thành quả đạt được trong bảo tồn, xây
dựng, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân trong huyện là
những hệ lụy cũng đã và đang nảy sinh từ các làng nghề, gây nhiều bức xúc
trong nhân dân như sự suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống của một số
cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân; di sản văn hóa, những loại hình
văn hóa dân gian truyền thống đã tồn tại ngàn đời, gắn bó mật thiết với đời
3
sống vật chất và tinh thần của người dân trong thôn, làng nghề đang ngày bị

xâm hại và mai một. Những thiết chế văn hóa (chùa, đình, đền, miếu…) mà
ở đó là nơi diễn ra nhiều sinh hoạt văn hóa xã hội gần gũi, bổ ích đối với
người dân không còn được coi trọng bảo tồn và dần bị lãng quên; những
truyền thống văn hóa trong làm nghề, phong tục, tập quán tốt đẹp từng gắn
bó, chi phối nhiều thế hệ người trong gia đình, dòng họ, làng nghề nhiều nét
bị phai nhạt, biến tướng, lai căng. Bên cạnh đó tình trạng mất an ninh trật tự
an toàn xã hội gia tăng; tài nguyên, thiên nhiên, môi trường bị xâm hại; phân
hóa giàu, nghèo, cạnh tranh không lành mạnh trong các làng nghề gia tăng,
truyền thống hiếu học có biểu hiện phai nhạt bởi xu hướng coi trọng đồng
tiền lấn át. Việc xây dựng các thiết chế văn hóa, gia đình văn hóa chưa được
chú ý đúng mức, còn mang nặng tính hình thức, phô trương …
Những hạn chế của đời sống văn hóa tinh thần ở huyện Nam Sách nói chung
và ở các làng nghề huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương hiện nay nói riêng đang ảnh
hưởng tiêu cực đến sự phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội của Huyện.
Xuất phát từ những lý do trên mà việc xây dựng đời sống văn hóa tinh
thần ở các làng nghề huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương hiện nay đang đặt ra
cấp thiết về cả lý luận và thực tiễn. Đây cũng là lý do để tác giả chọn đề tài:
“Đời sống văn hóa tinh thần ở các làng nghề huyện Nam Sách, tỉnh Hải
Dương hiện nay” làm luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân ta hiện nay là vấn đề quan trọng
trong chiến lược phát triển toàn diện đất nước của Đảng và Nhà nước ta; là vấn đề
đang được các cấp, các ngành, các địa phương trong cả nước đặc biệt coi trọng và
cũng được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu cả về lý luận và thực tiễn.
Xuất phát từ góc độ nghiên cứu, cách tiếp cận và mục đích nhiệm vụ
khác nhau mà các công trình khoa học về văn hóa và đời sống văn hóa tinh
4
thần cũng có những nét khác nhau. Các công trình khoa học, bài viết có liên
quan đến đề tài của tác giả có thể khái quát thành các nhóm sau:
Nhóm các công trình khoa học, bài viết về đời sống văn hóa tinh thần

và xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở Việt Nam hiện nay, tiêu biểu như:
Trần Khắc Việt (1992), Đời sống tinh thần của xã hội và xây dựng đời
sống tinh thần của xã hội Việt Nam trong TKQĐ lên CNXH, luận án PTS,
Học viện CTQG Hồ Chí Minh, Hà Nội; Bộ Văn hóa thông tin (1995), Đường
lối văn hóa nghệ thuật của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb CTQG, Hà Nội;
Nhiều tác giả (1998), Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nền văn hóa Việt
Nam, Nxb CTQG, Hà Nội; Huỳnh Khái Vinh (1998), Những vấn đề thời sự
văn hóa, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội; Nguyễn Khoa Điềm (chủ biên)
(1998), Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản
sắc dân tộc, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội; Hồ Sĩ Vịnh (1999), Văn
hóa Việt Nam trong tiến trình đổi mới, Nxb CTQG, Hà Nội; Trần Chí Mỹ
(2001), Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở thành phố Hồ Chí Minh
giai đoạn hiện nay, Luận án Tiến sĩ, Học viện CTQG Hồ Chí Minh, Hà
Nội; Nguyễn Huy Hoàng (2002), Mấy vấn đề triết học văn hóa, Nxb Văn
hóa - thông tin, Hà Nội.
Các công trình trên khẳng định văn hóa có vai trò là mục tiêu, động lực
trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở các địa phương, vùng miền cũng như
ở nước ta hiện nay. Nói lên mối quan hệ giữa tính truyền thống và hiện đại trong
xây dựng nền văn hóa, thực trạng văn hóa và quá trình xây dựng, phát triển văn
hóa ở nước ta hiện nay. Các công trình cũng đề xuất phương hướng, giải pháp
xây dựng nền văn hóa, đời sống văn hóa tinh thần ở nước ta, đồng thời qua đó
cũng luận giải nhiều vấn đề về văn hóa và đời sống văn hóa xây dựng đời sống
tinh thần xã hội. Các công trình này có ý nghĩa rất quan trọng đối với nhận thức
và thực tiễn trong xây dựng nền văn hóa, đời sống văn hóa tinh thần ở nước ta
trong TKQĐ lên chủ nghĩa xã hội.
5
Nhóm các công trình nghiên cứu về truyền thống, bản sắc văn hóa
Việt Nam qua các thời kì, có các công trình tiêu biểu như:
Học viện CTQG Hồ Chí Minh (1996), Văn hóa dân tộc trong quá trình
mở cửa ở nước ta hiện nay, Nxb CTQG, Hà Nội; Trần Ngọc Thêm (1999), Cơ

sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục; Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Văn
Huyên (Đồng chủ biên) (2002), Giá trị truyền thống trước những thách thức của
toàn cầu, Nxb CTQG, Hà Nội; Học viện CTQG Hồ Chí Minh (2002), Giáo
trình lý luận văn hóa và đường lối văn hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb
CTQG, Hà Nội; Đỗ Huy (2002), Tư tưởng văn hóa Hồ Chí Minh, Nxb CTQG,
Hà Nội; Tô Duy Hợp (2003), Định hướng phát triển làng xã đồng bằng sông
Hồng ngày nay, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội; Phan Ngọc (2004), Bản sắc
văn hóa Việt Nam, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội; Bùi Thị Hải Yến
(2006), Tuyến điểm du lịch Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội; Vũ Ngọc Khánh
(2006), Từ điển Việt Nam văn hóa tín ngưỡng phong tục, Nxb Văn hóa -
Thông tin, Hà Nội; Ngô Đức Thịnh (2007), Về tín ngưỡng và lễ hội cổ truyền,
Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.
Các công trình khoa học, bài viết nói trên, các tác giả cũng đã tập trung
phân tích về truyền thống, bản sắc văn hóa Việt Nam gắn liền với quá trình lao
động sản xuất, chống giặc ngoại xâm giữ vững độc lập dân tộc qua các thời kì.
Đồng thời các tác giả cũng phân tích làm nổi bật bản sắc văn hóa Việt Nam nói
chung và bản sắc văn hóa của các vùng, miền gắn liền với địa bàn cư trú và điều
kiện kinh tế - xã hội ở địa phương.
Nhóm các công trình, đề tài khoa học, luận văn, luận án nghiên cứu về
văn hóa Việt Nam nói chung và đời sống văn hóa ở các tỉnh, thành nói riêng, tiêu
biểu như:
Lê Huy Hòa, Hoàng Đức Nhuận (1999), Văn hóa Việt Nam, truyền
thống và hiện đại, Nxb Văn hóa; Nguyễn Chí Bền (1999), Văn hóa dân gian
6
Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội; Thanh Lê (1999), Văn hóa và đời
sống xã hội, Nxb Thanh niên; Văn Đức Thanh (2001), Về xây dựng môi
trường văn hóa ở cơ sở, Nxb CTQG, Hà Nội; Đoàn Nô (2003), Thực trạng và
giải pháp xây dựng làng xã văn hóa tỉnh Kiên Giang, Nxb Văn hóa dân tộc,
Hà Nội; Ban Tư tưởng văn hóa Trung ương (2004), Xây dựng môi trường văn
hóa - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb CTQG, Hà Nội; Phùng Hữu Phú

(chủ biên) (2004), Thủ đô Hà Nội trong công cuộc xây dựng và phát triển,
Nxb Thống kê, Hà Nội; Trịnh Trí Thức (2005), Đời sống văn hóa tinh thần ở
các thôn làng ngoại thành Hà Nội hiện nay: Thực trạng và giải pháp, Đại học
Quốc gia Hà Nội; Hoàng Quốc Hải (2007), Văn hóa phong tục, Nxb Phụ nữ;
Lê Thành Hưng (2008), Đời sống văn hóa tinh thần ở nông thôn Hà Nam hiện
nay, Luận văn Thạc sĩ Triết học, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Qua tìm hiểu, nghiên cứu các công trình khoa học, tác phẩm ở trên thấy
rằng các công trình, tác phẩm đã đề cập đến việc tiếp thu và xây dựng một hệ
thống các lý thuyết về văn hóa và hệ giá trị văn hóa, coi đó như là công cụ
phương pháp luận để nhận thức hệ giá trị văn hóa Việt Nam. Đây là vấn đề
phức tạp, còn có nhiều ý kiến khác nhau, do vậy, ngoài những quan điểm
chính thống, các tác giả còn cung cấp thêm các quan điểm khác để bạn đọc
tham khảo như đề cập đến hệ giá trị tổng quát truyền thống Việt Nam - một
vấn đề đã được nhiều nhà nghiên cứu tiền bối khám phá và nghiên cứu. Các
tác giả đã kế thừa kết quả nghiên cứu của người đi trước, đồng thời nghiên
cứu nó trong bối cảnh khu vực và toàn cầu hiện nay. Đặc biệt, chú ý đến cách
sắp xếp các giá trị tổng quát đó trong một hệ giá trị (bảng giá trị, thang giá
trị), mà cách sắp xếp, ưu tiên trước sau là yếu tố biểu thị sự khác nhau giữa
các giá trị văn hóa của các quốc gia, dân tộc.
Ngoài ra, các công trình, tác phẩm còn nghiên cứu hệ giá trị tổng quát,
phân tích các giá trị văn hóa thể hiện trong các lĩnh vực khác nhau của đời
sống dân tộc, như thích ứng, khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên thiên
7
nhiên, trong đời sống vật chất thỏa mãn nhu cầu ăn, mặc, ở, đi lại, trong cách
thức tổ chức và ứng xử xã hội, trong sáng tạo văn học nghệ thuật, trong đời
sống tâm linh, tôn giáo tín ngưỡng, trong giáo dục đào tạo, trong giao lưu văn
hóa, trong đấu tranh chống ngoại xâm… Đồng thời, các tác giả đã cố gắng
khắc phục một phần cách nhìn văn hóa, hệ giá trị văn hóa Việt Nam chủ yếu
từ văn hóa người Kinh (Việt), và mở rộng ra các dân tộc thiểu số, qua đó,
nhận biết tính chung cũng như những nét độc đáo của mỗi dân tộc trong đại

gia đình văn hóa Việt Nam. Trên cơ sở tiếp thu những kết quả những nghiên cứu
về giá trị văn hóa truyền thống của các nhà nghiên cứu văn hóa lớn của nước ta
cũng như dựa trên những khảo sát của bản thân các tác giả trên ba miền Bắc,
Trung và Nam, tìm ra những giá trị hàng đầu và tiêu biểu của dân tộc Việt Nam
trong đó là: Chủ nghĩa yêu nước; tính cộng đồng (làng xóm, vùng miền, dân tộc);
cần cù, chịu khó; hiếu học, khát vọng học; gắn bó huyết thống (gia đình) và làng
bản. Bên cạnh đó, công trình còn nhìn nhận vấn đề hệ giá trị văn hóa một cách hệ
thống và đặc biệt là đặt nó trong bối cảnh văn hóa Việt Nam đã và đang hội nhập
với văn hóa khu vực và toàn nhân loại. Những vấn đề lý luận khoa học đó làm cơ
sở cho Đảng ta hoạch định ra đường lối chiến lược, sách lược trong xây dựng
nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Ở tỉnh Hải Dương cũng có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề
làng văn hóa, làng nghề, làng nghề truyền thống … Các công trình tiêu
biểu như: Ban chỉ đạo nếp sống văn hóa tỉnh Hải Dương (1999), Làng văn
hóa ở Hải Dương, Hải Dương tháng 12/1999; Nguyễn Duy Sách (2007),
Điều tra hiện trạng làng nghề tỉnh Hải Dương, Sở Khoa học và Công
nghệ tỉnh Hải Dương.
Các công trình khoa học trên đã tập trung nghiên cứu về sự hình thành
làng, xã Việt Nam gắn với truyền thống văn hóa, gắn với sản xuất của làng nghề
thủ công truyền thống, với phong tục tập quán của các địa phương. Đồng thời
các công trình khoa học nói trên cũng đề cập tới thực trạng đời sống văn hóa tinh
8
thần ở các địa phương hiện nay và đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm xây
dựng đời sống văn hóa tinh thần ngày càng phát triển trong thời kì đổi mới đất
nước, trong đó cũng có một số công trình đề cập tới địa lý, văn hóa, con người
Nam Sách qua các thời kỳ lịch sử, đề cập những nét đặc trưng văn hóa xứ Đông
và các làng nghề truyền thống có tiếng của huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương.
Tuy nhiên việc nghiên cứu một cách tổng hợp, có tính đặc thù về đời sống văn
hóa tinh thần ở các làng nghề huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương hiện nay thì
chưa có công trình nào.

3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
* Mục đích
Trên cơ sở lý luận và từ đánh giá thực trạng đời sống văn hóa tinh thần ở
các làng nghề huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương hiện nay, qua đó đề xuất mục
tiêu, nội dung và các giải pháp chủ yếu nhằm việc xây dựng đời sống văn hóa
tinh thần ở các làng nghề huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương hiện nay.
* Nhiệm vụ
Khái quát cơ sở lý luận về đời sống văn hóa tinh thần ở các làng nghề huyện
Nam Sách, tỉnh Hải Dương hiện nay.
Đánh giá đúng thực trạng, tìm ra nguyên nhân của đời sống văn hóa tinh
thần ở các làng nghề huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương hiện nay.
Đề xuất mục tiêu, nội dung và các giải pháp chủ yếu nhằm xây dựng đời
sống văn hóa tinh thần ở các làng nghề huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương hiện nay.
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu đời sống văn hóa tinh thần ở các làng
nghề huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương từ năm 2007 đến nay.
4. Cơ sở lí luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu của luận văn
* Cở sở lí luận
Trên cơ sở quan điểm duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước
9
ta cũng như kế thừa giá trị về lý luận của những quan điểm, Nghị quyết của
Đảng ủy tỉnh Hải Dương, huyện Nam Sách và các công trình nghiên cứu về
đời sống văn hóa tinh thần có liên quan đến đề tài.
* Cơ sở thực tiễn
Thực tiễn đời sống văn hóa tinh thần ở các làng nghề huyện Nam Sách,
tỉnh Hải Dương từ năm 2007 đến nay; Báo cáo tổng kết xây dựng đời sống văn
hóa tinh thần của các cơ quan chức năng địa phương huyện Nam Sách từ năm
2007 đến nay cũng như qua nghiên cứu, khảo sát của tác giả và sự kế thừa các tư
liệu, kết quả điều tra, khảo sát của các công trình có liên quan đến đề tài.

* Phương pháp nghiên cứu
Dưới góc độ chính trị - xã hội, tác giả chủ yếu sử dụng hệ thống phương
pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin cùng các phương pháp khoa học cụ thể
khác như: Phương pháp kết hợp lôgic với lịch sử; Phương pháp hệ thống cấu
trúc; Phương pháp điều tra xã hội học và Phương pháp xin ý kiến chuyên gia.
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Luận văn góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề về đời sống văn hóa
tinh thần và cung cấp thêm cơ sở khoa học cho các cấp ủy đảng và chính
quyền địa phương trong xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở các làng
nghề huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương hiện nay. Đồng thời cũng là tài liệu
có thể dùng tham khảo, vận dụng vào thực tiễn ở các địa phương khác có
liên quan đến đời sống văn hóa tinh thần trong sự nghiệp đổi mới toàn diện
đất nước hiện nay.
6. Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm phần mở đầu, 2 chương (4 tiết); Kết luận; Danh mục tài
liệu tham khảo và Phụ lục.
10
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA
TINH THẦN Ở CÁC LÀNG NGHỀ HUYỆN NAM SÁCH,
TỈNH HẢI DƯƠNG HIỆN NAY
1.1. Đời sống văn hóa tinh thần và vai trò của đời sống văn hóa tinh
thần ở các làng nghề huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương hiện nay
1.1.1. Đời sống văn hóa tinh thần và biểu hiện đời sống văn hóa tinh
thần ở các làng nghề huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương hiện nay
* Đời sống văn hóa tinh thần
Khái niệm văn hóa
Văn hóa là một hiện tượng xã hội phong phú, đa dạng, phức tạp, để hiểu
được bản chất văn hóa phải tiếp cận nó dưới nhiều góc độ, lát cắt khác nhau. Cũng
chính vì thế cho đến nay đã có hàng trăm định nghĩa khác nhau về văn hóa, nhưng

nhìn chung các định nghĩa đều thống nhất cho rằng: Văn hóa chỉ có ở loài người;
văn hóa là sản phẩm sáng tạo của con người trong quá trình hoạt động, là cái đặc
hữu của con người, do con người và vì con người; là sự thể hiện và thúc đẩy “Các
lực lượng bản chất người của con người”; lịch sử của văn hóa là lịch sử của con
người; văn hóa theo nghĩa rộng gồm cả các giá trị vật chất và tinh thần do con
người sáng tạo ra; không phải mọi sản phẩm do con người sáng tạo ra đều có giá
trị văn hóa, mà chỉ những sản phẩm mang giá trị sáng tạo bền vững hướng vào
nâng cao, hoàn thiện con người, thúc đẩy xã hội đi lên mới mang yếu tố văn hóa.
Khái niệm văn hóa theo nhà ngôn ngữ học người Đức W. Vunđơ (W.
Wundt) bắt nguồn từ một tiếng La Tinh “Colere” và sau chuyển thành
“Culture” với nghĩa là cày cấy, vun trồng. Trong sự vận động của ngôn ngữ
“Culture” chuyển từ nghĩa trồng trọt cây cối sang hàm nghĩa trồng trọt tinh
thần, trí tuệ; gắn bó với con người dưới dạng thức mới, được biểu hiện trong
mô thức phức tạp hơn song lại hàm chứa nội dung sâu sắc hơn so với nghĩa
ban đầu của nó.
11
Vào năm 1942 - 1943, trong tác phẩm viết tay “Nhật ký trong tù” Hồ
Chí Minh đã đưa ra định nghĩa khái quát về văn hóa. Người viết: “Vì lẽ sinh
tồn và mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn
ngữ, chữ viết, đạo, đức pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật,
những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử
dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa” [19, tr.431].
Tuyên bố chung của Hội nghị Thế giới về Chính sách văn hóa của
UNESCO tổ chức tại Mêhicô năm 1982 đã nêu ra định nghĩa văn hóa như
sau: “Văn hóa hôm nay có thể coi là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và
vật chất, chính trị và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay của
một nhóm người trong xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương,
những lối sống, những quyền căn bản của con người, những hệ thống các giá
trị, những tập tục và tín ngưỡng”


[34, tr.23-24].
Nói về văn hóa Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam cho rằng: “Khái
niệm văn hóa thường được tiếp cận ở hai cấp độ lý luận và thực tiễn. Ở cấp độ
lý luận, văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do loài người
(cá nhân và cộng đồng) sáng tạo ra để phục vụ sự tồn tại và phát triển của xã
hội. Bản chất của văn hóa là sự sáng tạo, vươn tới cái Chân - Thiện - Mỹ,
vươn tới các giá trị nhân văn đem lại hạnh phúc cho con người. Văn hóa là
“thiên nhiên” thứ hai do con người tạo ra để phục vụ con người. Ở cấp độ
thực tiễn, văn hóa thể hiện trong toàn bộ hoạt động sống của con người, từ
hoạt động sản xuất vật chất đến hoạt động tinh thần, phản ánh kiểu lựa chọn
sáng tạo của cá nhân và cộng đồng” [9, tr.6].
Như vậy, văn hóa theo nghĩa rộng: Là tổng thể những giá trị vật chất và
tinh thần do con người, loài người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử của mình.
Văn hóa còn được hiểu theo nghĩa hẹp: Văn hóa thể hiện trong toàn bộ
hoạt động sống của con người, từ hoạt động sản xuất vật chất đến hoạt động
tinh thần, phản ánh kiểu lựa chọn sáng tạo của cá nhân và cộng đồng.
12
Văn hóa tinh thần
Khi phân tích các giá trị văn hóa, căn cứ vào dạng tồn tại của sản phẩm
sáng tạo, người ta chia văn hóa thành: Văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần
hay văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể.
Văn hóa vật chất, bao gồm các sản phẩm vật chất mang giá trị văn hóa,
do con người sáng tạo ra nhằm thỏa mãn những nhu cầu vật chất và một phần
nhu cầu tinh thần của con người.
Văn hóa tinh thần (văn hóa phi vật thể), là những ý niệm, tín ngưỡng,
phong tục, tập quán, giá trị, chuẩn mực, tạo nên một hệ thống. Hệ thống đó
bị chi phối bởi trình độ của các giá trị, đôi khi có thể phân biệt một giá trị bản
chất. Chính giá trị này mang lại cho văn hóa sự thống nhất và khả năng tiến
hóa nội tại của nó.
Việc phân chia văn hóa thành văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần chỉ

mang tính tương đối. Thực tế, trong các sản phẩm văn hóa vật chất hàm chứa năng
lực sáng tạo, thẩm mỹ, là dấu ấn văn hóa của người làm ra chúng. Ngược lại, nhiều
sản phẩm văn hóa tinh thần lại thể hiện thông qua dưới dạng vật chất cụ thể nào đó.
Sản phẩm văn hóa tinh thần gồm 2 loại vô hình và hữu hình. Sản phẩm
văn hóa vô hình là những sản phẩm không có hình thể, nó tồn tại dưới dạng
giá trị được ghi trong ký ức xã hội như huyền thoại, truyền thuyết, tín ngưỡng,
truyền thống dân tộc Sản phẩm văn hóa hữu hình là những sản phẩm phi
vật thể, tồn tại dưới dạng vật thể như bức tranh, bức tượng, kiến trúc, tác
phẩm văn học, nghệ thuật, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh . . .
Khái niệm đời sống văn hóa tinh thần
Khái niệm đời sống văn hóa tinh thần là một khái niệm rộng để chỉ toàn
bộ những thành tựu có ý nghĩa văn hóa do con người sáng tạo ra cùng các
phương thức, cách thức mà con người sử dụng chúng trong đời sống hằng ngày.
Có thể khẳng định đời sống văn hóa tinh thần là một bộ phận hữu cơ của đời
13
sống xã hội, là phức hợp những hoạt động sống của con người nhằm đáp ứng
nhu cầu văn hóa tinh thần của con người. Qua nghiên cứu, kế thừa ta có thể đưa ra
khái niệm về đời sống văn hóa tinh thần như sau: Đời sống văn hóa tinh thần là
tổng hoà sống động các hoạt động sản xuất, trao đổi, tiêu dùng các giá trị văn hóa
tinh thần, làm cho các giá trị đó thấm sâu vào từng con người, từng cộng đồng
người, trở thành những yếu tố quan hệ khăng khít gắn chặt với toàn bộ cuộc sống,
hoạt động và quan hệ con người, đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần đa dạng và
không ngừng tăng lên của mọi thành viên trong xã hội.
Giữa đời sống văn hóa tinh thần và đời sống tinh thần của xã hội có sự
khác nhau. Đời sống văn hóa tinh thần là biểu hiện và là một bộ phận của đời
sống tinh thần nhưng không đồng nhất với đời sống tinh thần. Bởi vì, nói đến
văn hóa là nói đến những giá trị cao đẹp mà sự hưởng thụ nó giúp con người
phát triển hoàn thiện theo hướng Chân - Thiện - Mỹ. Mọi con người, mọi cộng
đồng xã hội đều có đời sống tinh thần. Nhưng trên thực tế, có đời sống tinh thần
của nhóm xã hội, cộng đồng xã hội cao đẹp, lành mạnh; có đời sống tinh thần của

nhóm xã hội, cộng đồng xã hội thấp kém. Đời sống tinh thần là khái niệm chỉ tất cả
các bộ phận, các lĩnh vực hoạt động tinh thần, còn đời sống văn hóa tinh thần là
khái niệm nói lên mặt chất lượng của đời sống tinh thần, của các hoạt động tinh
thần. Đời sống văn hóa tinh thần là bộ mặt tinh thần của xã hội, nói lên mức độ đạt
được của một cá nhân, cộng đồng, một xã hội về văn hóa. Đời sống văn hóa tinh
thần của một dân tộc được sàng lọc, kết tinh thành hệ giá trị văn hóa tinh thần, nói
lên trình độ, đặc điểm, phẩm chất, bản sắc của dân tộc đó.
Đời sống văn hóa tinh thần là một quá trình vận động qua 5 khâu: nhu cầu
văn hóa tinh thần; sản xuất (sáng tạo) giá trị văn hóa tinh thần; bảo quản (lưu giữ)
các giá trị văn hóa tinh thần; trao đổi (giao tiếp) chuyển giao các giá trị văn hóa
tinh thần; tiêu dùng các giá trị văn hóa tinh thần.
Biểu hiện (cấu trúc) của đời sống văn hóa tinh thần, xét dưới góc độ các
lĩnh vực hoạt động thì đời sống văn hóa tinh thần có những biểu hiện chủ yếu
14
như: Hoạt động tư tưởng, đạo đức xây dựng con người mới; hoạt động khoa
học và công nghệ; hoạt động văn học, nghệ thuật; hoạt động giáo dục và đào
tạo; hoạt động văn hóa tôn giáo và tín ngưỡng, … Ngoài ra, nếu xét dưới góc
độ các dạng, hình thức hoạt động văn hóa cụ thể, đời sống văn hóa tinh thần
có rất nhiều dạng hoạt động cụ thể khác nhau như: Hoạt động sáng tác biểu
diễn nghệ thuật; hoạt động khai dân trí; hoạt động nghiên cứu khoa học; hoạt
động phổ biến và ứng dụng các thành tựu khoa học; hoạt động giáo dục; hoạt
động bảo tàng, lưu trữ; hoạt động đọc sách báo, nghe âm nhạc, xem phim ảnh,
tham quan, du lịch; hoạt động lễ hội; xây dựng, kiến trúc; phong tục, tập
quán, lối sống, nếp sống; hoạt động hội nghị, hội thảo, hợp tác văn hóa, khoa
học - kỹ thuật, v.v.
Đời sống văn hóa tinh thần ở các làng nghề huyện Nam Sách, tỉnh Hải
Dương hiện nay
Khái quát về địa lý, tự nhiên truyền thống lịch sử và kinh tế - xã hội huyện
Nam Sách, tỉnh Hải Dương
Về địa lý, tự nhiên, truyền thống lịch sử: Huyện Nam Sách là huyện

đồng bằng của tỉnh Hải Dương với diện tích tự nhiên 109,02 km vuông; dân số
118.040 người và chủ yếu là người dân tộc Kinh; phía bắc giáp huyện Chí Linh,
phía đông giáp huyện Kinh Môn và huyện Kim Thành, phía nam giáp thành phố
Hải Dương, phía tây giáp huyện Cẩm Giàng và huyện Gia Bình (tỉnh Bắc Ninh).
Huyện có 18 xã và 1 thị trấn (huyện lỵ), trong đó bao gồm 102 thôn, làng. Các xã
và thị trấn có: Thị trấn Nam Sách; các xã An Bình, An Lâm, An Sơn, Cộng Hòa,
Đồng Lạc, Hiệp Cát, Hồng Phong, Hợp Tiến, Minh Tân, Nam Chính, Nam Hồng,
Nam Hưng, Nam Tân, Nam, Phú Điền, Quốc Tuấn, Thái Tân, Thanh Quang.
Theo cuốn Dư địa chí Hải Dương, Thời nhà Trần, Nam Sách là tên gọi của
một xứ, bao gồm Chí Linh, Nam Sách, Thanh Hà và Tiên Lãng (Hải Phòng) ngày
nay. Cuối thời nhà Trần, nó là tên gọi của một châu (Nam Sách châu), thuộc phủ
15
Lạng Giang. Trong thời kỳ phong kiến, Hải Dương có 10 vị đỗ đại khoa (Thủ
khoa Đại Việt hay Trạng nguyên) thì riêng huyện Nam Sách có 6 vị là: Thủ khoa
Minh kinh bác học Mạc Hiển Tích, (1086), người Long Động, Nam Tân; Trạng
nguyên Trần Quốc Lặc (1256), người Uông Hạ, Minh Tân; Trạng nguyên Mạc
Đĩnh Chi (1304), người Long Động, Nam Tân; Trạng nguyên Trần Sùng Dĩnh
(1487), người Đồng Khê, An Lâm; Trạng nguyên Vũ Dương (1493), người Mạn
Nhuế, Thanh Lâm; Trạng nguyên Đặng Thì Thố (1559), người làng Thạc, An
Châu (nay thuộc thành phố Hải Dương); Cũng chính vì có nhiều người đỗ đạt
cao mà nhiều ý kiến cho rằng Nam Sách tức là “Sách của trời Nam”.
Toàn Huyện có nhiều di tích lịch sử như tượng đài, đài tưởng niệm,
đình, đền, chùa, miếu, trong đó có 16 di tích lịch sử được xếp hạng cấp quốc
gia và cấp tỉnh. Nhiều lễ hội truyền thống được tổ chức hằng năm và được
chính quyền các cấp coi trọng, đưa vào chương trình bảo tồn và phát triển.
Trong hai cuộc kháng chiến bảo vệ tổ quốc, Nam Sách có 8 người được
Chủ tịch nước tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, đó là Mạc
Thị Bưởi, Vũ Ngọc Diệu, Đỗ Chu Bỉ, Nguyễn Nhật Chiêu, Đặng Đức Song,
Nguyễn Trung Goòng, Nguyễn Đức Sáu và Nguyễn Đăng Lành. Năm 1978,
huyện Nam Sách được tuyên dương anh hùng lực lượng vũ trang. Nơi đây

còn là quê hương của anh em nhà thơ Trần Đăng Khoa, Trần Nhuận Minh.
Về nông, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp: Huyện Nam Sách có
tính chất đất đai là đất phù sa sông Thái Bình. Độ cao so với mực nước biển trung
bình là 0,60 m. Khí hậu ở Nam Sách mang rõ nét tính chất khí hậu nhiệt đới gió
mùa, hội tụ đầy đủ điều kiện để phát triển một nền nông nghiệp toàn diện. Trước
đổi mới, Nam Sách là huyện thuần nông, kinh tế xã hội chậm phát triển.
Nam Sách là huyện có cơ cấu kinh tế hỗn hợp gồm nông nghiệp, công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Tốc độ phát triển kinh tế - xã hội từ
2006 đến 2011 tăng khá nhanh, GDP tăng bình quân 11,8 - 13,7%/năm.
16
Nam Sách có nhiều nghề thủ công truyền thống và bàn tay tài hoa của
các nghệ nhân đã tạo nên những sản phẩm khá nổi tiếng trên thị trường trong
và ngoài nước. Cho đến nay, trong toàn huyện Nam Sách đã có 8 làng trong
các xã đã được UBND tỉnh Hải Dương công nhận là làng nghề (có 4 làng
nghề truyền thống), có nhiều làng nghề nổi tiếng như: Ở Phi Mạc, xã Phú Điều có
nghề làm nồi, ấm đất nung. Ở xã Minh Tân và Thái Tân còn có nghề dệt chiếu, ở
xã Quốc Tuấn có 3 trên tổng số 4 làng của xã là làng nghề làm Hương, đặc biệt
nghề gốm sứ ở làng Chu Đậu, xã Thái Tân nổi tiếng cả trong và ngoài nước (đây
là trung tâm sản xuất gốm sứ cao cấp, phục vụ trong nước và xuất khẩu ra nước
ngoài có từ thời Lê).
Hiện nay, với nhiều chính sách đổi mới trong cả nông, công nghiệp và tiểu
thủ công nghiệp như khuyến khích phát triển kinh tế hộ và kinh tế trang trại, ứng
dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ sinh học, đưa giống cây trồng, vật nuôi
mới vào sản xuất. Giai đoạn 2006 - 2010, phấn đấu đưa tốc độ phát triển của
ngành nông nghiệp đạt 7,6 - 8% /năm. Năm 2011, năng suất lúa đã đạt 64,5
tạ/ha/vụ, giá trị sản xuất bình quân trên 1 ha đất nông nghiệp đạt 80,5 triệu đồng.
Nhiều vùng sản xuất tập trung đã hình thành như vùng gieo cấy lúa lai, lúa chất
lượng cao ở xã Quốc Tuấn, Hợp Tiến; vùng trồng cà rốt ở xã Minh Tân, Thái Tân,
Cộng Hoà; trồng cà chua, bí xanh, dưa hấu ở xã Nam Tân, Nam Hưng, Đồng Lạc;
trồng hoa ở xã Hồng Phong. Những mô hình này cho thu nhập từ 100 - 150 triệu

đồng/ha/năm. Diện tích trên 800 ha nuôi trồng thủy sản, 1.038,5 ha sông ngòi tự
nhiên và 500 ha đất bãi trũng cấy lúa được chuyển đổi sang đào ao, lập vườn
phát triển nuôi trồng thuỷ sản. Nam Sách có 4 làng nghề truyền thống, trong đó
có làng nghề làm gốm cực kỳ nổi tiếng là gốm Chu Đậu, từ năm 1995 các làng
nghề này bắt đầu bắt đầu phục hồi và phát triển mạnh thành Công ty gốm, sứ
Chu Đậu. Các làng nghề phát triển mạnh, đóng góp một phần không nhỏ vào
hợp lý cơ cấu và tỷ trọng kinh tế của toàn huyện.
17
Tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp 34%/năm. Công nghiệp chế biến
lương thực, thực phẩm, chế biến gỗ, đan lát mây, tre, đóng giường, tủ, ngành dệt
may, cơ khí, cán thép, sửa chữa và đóng tầu thuyền phát triển. “Tính đến giữa
năm 2012, cụm công nghiệp An Đồng với diện tích 35 ha và khu công nghiệp
Quốc Tuấn - An Bình với diện tích 182 ha đã và đang quy hoạch. Khu công
nghiệp Nam Sách (nằm trên xã Ái Quốc) đã lấp đầy và hoạt động có hiệu quả. Đã
có trên 200 doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn (gồm 8 doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài), hơn 1.500 cơ sở sản xuất, kinh doanh, 8 làng nghề, thu hút 24,6
nghìn lao động. Ngoài ra, một số doanh nghiệp đã và đang đầu tư vào thị trấn
Nam Sách, xã Minh Tân … và khả năng dành đất cho công nghiệp ở dọc đường
quốc lộ 5, quốc lộ 183, tỉnh lộ 17 của huyện còn rất lớn” [31, tr.8-10].
Về du lịch, giao thông: Nam Sách là một huyện có nhiều di tích lịch sử văn
hóa, là miền quê trù phú về phát triển cây vụ Đông - Xuân, phát triển các làng
nghề, trong đó phải kể đến làng Gốm Chu Đậu, 2 làng nghề là sấy rau quả ở Mạn
Thạch Đê (xã Nam Trung) và làm hương (xã Quốc Tuấn). Bên cạnh đó các di tích
lịch sử như Chùa Trăm gian (xã An Bình), tượng đài Mạc Thị Bưởi (thị trấn Nam
Sách), cầu Lai Vu, cầu Bình, cầu Phú Lương … Đó là những tiềm năng để huyện
có thể phát triển du lịch, văn hóa, thu hút khách tham quan, tìm hiểu lịch sử văn
hóa dân tộc, trong đó có hình thức thông qua dã ngoại, du lịch làng nghề.
Nam Sách nằm ở trung tâm của tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng -
Quảng Ninh, có hệ thống giao thông tổng thể rất thuận lợi, mặc dù có sông bao
bọc gần như bốn phía: có Cầu Bình bắc qua sông Kinh Thầy nối liền Nam Sách

với Chí Linh có sông Thái Bình và sông Kinh Thầy dài gần 50 km chảy quanh
huyện. Đường quốc lộ 5 nối Hà Nội với Hải Phòng, đường quốc lộ 183 nối Hà Nội,
Hải Phòng với Quảng Ninh (qua cầu Bình). Nam Sách là một huyện có đầy đủ các
điều kiện về địa lý, giao thông, cơ sở hạ tầng để phục vụ cho việc phát triển các khu
công nghiệp, kinh tế trang trại, làng nghề và phát triển giao thông, du lịch …
18
Quan niệm đời sống văn hóa tinh thần ở các làng nghề huyện Nam Sách,
tỉnh Hải Dương hiện nay
Đời sống văn hóa tinh thần ở các làng nghề huyện Nam Sách, tỉnh Hải
Dương hiện nay là một vấn đề rộng lớn, với tính chất lâu dài, khó khăn, phức tạp
trong quá trình xây dựng. Vì vậy, không được nóng vội, chủ quan, duy ý chí; phải
kết hợp xây dựng đời sống văn hóa tinh thần trên phạm vi toàn xã hội với xây
dựng đời sống văn hóa tinh thần ở tỉnh, huyện, từng cộng đồng dân cư, từng gia
đình và mỗi con người, trong đó việc xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở cơ
sở các làng nghề của Huyện có vị trí cực kỳ quan trọng, là nền tảng, là nòng cốt
cho việc xây dựng đời sống văn hóa mới, xây dựng nông thôn mới của địa
phương.
Từ việc nghiên cứu về văn hóa, đời sống văn hóa, đời sống văn hóa tinh
thần, các đặc điểm về địa lý, tự nhiên, truyền thống lịch sử, kinh tế - xã hội ảnh
hưởng đến đời sống văn hóa tinh thần ở các làng nghề huyện Nam Sách, tỉnh Hải
Dương, ta có thể đưa ra quan niệm về đời sống văn hóa tinh thần ở các làng nghề
huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương hiện nay như sau:
Đời sống văn hóa tinh thần ở các làng nghề huyện Nam Sách, tỉnh Hải
Dương hiện nay, là toàn bộ những giá trị, những hoạt động, những quan hệ văn
hóa tinh thần có tính chất bền vững, ổn định và được hình thành theo những cách
thức, chuẩn mực đặc thù của địa phương, nó thấm sâu vào mỗi người dân, mỗi
làng nghề của Huyện và thống nhất, hòa đồng trong khuôn khổ những giá trị,
cách thức và chuẩn mực chung của đời sống văn hóa tinh thần Việt Nam XHCN
trong thời kỳ đổi mới toàn diện đất nước hiện nay.
* Biểu hiện của đời sống văn hóa tinh thần ở các làng nghề huyện Nam

Sách, tỉnh Hải Dương hiện nay
Thứ nhất, trong xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa
19
Đời sống văn hóa tinh thần ở các làng nghề huyện Nam Sách, tỉnh Hải
Dương hiện nay, trước tiên được biểu hiện trong việc xây dựng con người
mới XHCN. Đó là con người hiện đại, có tư tưởng, đạo đức, lối sống chuẩn
mực, đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, đồng thời cũng đáp ứng
được những đòi hỏi cao từ đặc thù phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời
sống vật chất, tinh thần cho nhân dân ở các làng nghề của Huyện hiện nay.
Chiến lược xây dựng con người trong giai đoạn cách mạng mới ở các
làng nghề huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương hiện nay, cần đặc biệt chú trọng
đến xây dựng về tư tưởng lập trường, đạo đức và lối sống tạo sự chuyển biến
sâu sắc về ý thức phấn đấu cho độc lập dân tộc và CNXH, làm cho tinh thần
trách nhiệm và năng lực tổ chức thực tiễn của cán bộ, đảng viên được nâng lên
tầm cao mới, các giá trị văn hóa và chuẩn mực đạo đức con người mới từng
bước hình thành và hoàn thiện. Tính năng động và tính tích cực của công dân
được tạo mọi điều kiện để phát huy hết sở trường và năng lực cá nhân, làm cho
không khí dân chủ ở cơ sở các làng nghề tăng lên. Mọi người tiếp thu nhanh
những kiến thức mới và có ý chí vươn lên lập thân lập nghiệp xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Thứ hai, biểu hiện trong việc xây dựng môi trường văn hóa; bảo tồn và
phát huy các di sản, thiết chế văn hóa; trong việc xây dựng và hoàn thiện thể
chế văn hóa và trong thông tin đại chúng
Môi trường văn hóa ở các làng nghề huyện Nam Sách, tỉnh Hải
Dương hiện nay là môi trường chứa những giá trị văn hóa và những quan hệ
văn hóa của con người từ quá khứ đến hiện tại và hướng tới tương lai. Đó là
môi trường diễn ra các hoạt động văn hóa từ hoạt động sáng tạo, sản xuất,
bảo quản, lưu giữ, truyền bá, thưởng thức và đánh giá các giá trị văn hóa.
Môi trường văn hóa ở đây còn được hiện diện bằng sự tồn tại của các giá trị
văn hóa vật thể và phi vật thể, các hoạt động văn hóa của cá nhân và cộng

đồng diễn ra mối quan hệ đa dạng và sinh động, từ hành vi của cá nhân tới
20
gia đình, họ hàng, làng xóm và cộng đồng xã hội cùng với sự ứng xử của họ
với quá khứ, hiện tại và tương lai, với con người và tự nhiên.
Môi trường văn hóa ở các làng nghề của Huyện chính là hệ sinh thái văn
hóa, nuôi dưỡng đời sống tinh thần của xã hội. Xây dựng môi trường văn hóa ở
đây hiện nay góp phần ổn định chính trị - xã hội, tạo bầu không khí tinh thần
lành mạnh làm tiền đề để xây dựng con người mới, thúc đẩy sự phát triển kinh tế
- xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của con người. Xây dựng nếp sống văn
minh, gia đình văn hóa; xây dựng trường học, cơ quan, đơn vị văn hóa; xây dựng
làng, khu dân cư, khối phố văn hóa là những nội dung quan trọng để xây dựng
môi trường văn hóa ở các làng nghề huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương hiện nay.
Di sản văn hóa ở các làng nghề huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương hiện
nay là tài sản, của cải quý báu kết tinh sự sáng tạo lâu dài của dân tộc do lịch sử
để lại, bao gồm các di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể. Di sản
văn hóa ở các làng nghề của Huyện còn là cơ sở để liên kết cộng đồng, là nền
tảng để sáng tạo các giá trị văn hóa mới, là tiền đề để mở rộng giao lưu văn hóa.
Di sản văn hóa ở các làng nghề không chỉ nhằm thoả mãn nhu cầu văn hóa tinh
thần của nhân dân, góp phần khẳng định niềm tự hào dân tộc, mà còn là nguồn
lực để phát triển kinh tế - xã hội.
Thể chế văn hóa ở các làng nghề huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương hiện
nay là hệ thống các quy định về quản lý, xây dựng và phát triển văn hóa, bao
gồm hệ thống tổ chức, bộ máy cán bộ trên lĩnh vực văn hóa; cơ chế hoạt động
và phối hợp của các tổ chức văn hóa; hệ thống chính sách văn hóa; hệ thống
các thiết chế văn hóa từ huyện, xã đến cơ sở các làng nghề. Vì vậy, cần tăng
cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý có hiệu quả của cơ quan nhà nước ở
các cấp, phát huy vai trò của các đoàn thể chính trị - xã hội và của nhân dân
trong việc xây dựng thể chế văn hóa ở các làng nghề của Huyện.
21
Các phương tiện thông tin đại chúng ở các làng nghề huyện Nam Sách,

tỉnh Hải Dương hiện nay bao gồm sách, báo, tạp chí, các đài phát thanh và các
phương tiện truyền thông truyền thống cũng như hiện đại …, nó có vai trò to
lớn trong việc tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương, chính sách của
Đảng, Nhà nước, các đoàn thể chính trị - xã hội tới nhân dân các làng nghề và
phản ánh nguyện vọng của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, góp phần to
lớn vào việc xây dựng và phát triển đời sống văn hóa tinh thần ở các làng nghề
của Huyện.
Thứ ba, biểu hiện trong phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo, khoa
học và công nghệ; phát triển sự nghiệp văn học và nghệ thuật.
Đảng ta đã khẳng định: “Phát triển khoa học và công nghệ cùng với
phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực
đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”

[10, tr.112].
Để đáp ứng yêu cầu về con người và nguồn nhân lực ở các làng nghề
huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương hiện nay, nhân tố quyết định sự phát triển
đất nước trong thời kỳ CNH, HĐH, cần tạo chuyển biến cơ bản và toàn diện
về giáo dục và đào tạo. Giáo dục và đào tạo ở các làng nghề của Huyện hiện
nay cần tập trung bồi dưỡng thế hệ trẻ tinh thần yêu nước, yêu quê hương, gia
đình và tinh thần tự hào dân tộc, có lý tưởng XHCN, lòng khoan dung, ý thức
tôn trọng pháp luật, tinh thần hiếu học, chí tiến thủ lập nghiệp, không cam
chịu nghèo hèn. Đào tạo lớp người lao động ở các làng nghề trong Huyện có
kiến thức cơ bản, làm chủ kỹ năng nghề nghiệp, làm việc tâm đức với hiệu
quả thiết thực, nhạy cảm với cái mới, có ý thức vươn lên về khoa học và công
nghệ. Xây dựng đội ngũ nông dân giàu kinh nghiệm, nghệ nhân lành nghề,
nhà quản lý văn hóa tốt và nhà sản xuất kinh doanh giỏi Có chính sách tốt
trong việc sử dụng nhân lực và nhân tài để phục vụ sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc.
22
Cùng với giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ ở các làng nghề

huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương hiện nay cũng được coi là chìa khóa cho sự
phát triển. Do đó, cần tăng cường tiềm lực và đổi mới cơ chế quản lý để khoa
học và công nghệ thực sự trở thành động lực phát triển của các làng nghề.
Phát huy vai trò của các lực lượng trong việc tổng kết thực tiễn và đi sâu
nghiên cứu những vấn đề lớn của địa phương làng nghề, giải quyết những vấn
đề lý luận và thực tiễn trong xây dựng đời sống văn hóa tinh thần, cung cấp
luận cứ cho việc hoạch định đường lối, chiến lược, chính sách phát triển kinh
tế - xã hội cho các cấp ủy đảng và chính quyền địa phương, phát huy tốt nhân
tố con người và văn hóa truyền thống của các làng nghề trong Huyện. Chú
trọng việc nghiên cứu thực tiễn, nghiên cứu cơ sở khoa học cho việc phát
triển công nghệ trọng điểm, khai thác tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi
trường, dự báo phòng tránh thiên tai. Khoa học và công nghệ ở các làng nghề
huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương hiện nay cần tập trung vào việc nâng cao
năng suất, chất lượng sản phẩm nghề, nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả
kinh doanh, bảo vệ môi trường và đảm bảo an ninh quốc phòng. Mặt khác, cần
đẩy mạnh công tác truyền thông, tuyên truyền, hướng dẫn người lao động sử
dụng hiệu quả những thành tựu khoa học, kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất sản
phẩm nghề truyền thống, tránh tình trạng lạm dụng hoặc thiếu hiểu biết khi sử
dụng những thành tựu này, đảm bảo mỗi sản phẩm nghề vừa mang tính hiện
đại, vừa chứa đựng dấu ấn sâu đậm của văn hóa nghề truyền thống.
Văn học và nghệ thuật ở các làng nghề huyện Nam Sách, tỉnh Hải
Dương hiện nay là bộ phận tinh tế và nhạy cảm của văn hóa, thể hiện khát vọng
vươn tới các giá trị Chân - Thiện - Mỹ, mang tính đặc thù của nhân dân các làng
nghề. Nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của sự nghiệp văn học, nghệ thuật ở các
làng nghề hiện nay là sáng tạo những tác phẩm, sản phẩm nghề có giá trị cao về
tư tưởng, đạo đức, nghệ thuật, thấm nhuần tinh thần nhân văn, dân chủ sâu sắc,
có ý nghĩa giáo dục, bồi dưỡng tinh thần, tình cảm, nhân cách và bản lĩnh cho
23
các thế hệ công dân làng nghề hiện nay. Đấu tranh chống lại các khuynh hướng
sáng tác trái với đường lối văn hóa và văn nghệ của Đảng cũng như văn hóa

truyền thống địa phương làng nghề.
Thứ tư, biểu hiện trong việc bảo tồn, phát huy và phát triển văn hóa các dân
tộc; trong các chính sách văn hóa đối với tôn giáo và trong hợp tác quốc tế về văn hóa
Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng đã nhấn mạnh: “Bảo tồn và phát
huy các di sản văn hóa dân tộc, các giá trị văn học, nghệ thuật, ngôn ngữ, chữ viết
và thuần phong mỹ tục của các dân tộc; tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa và
danh lam thắng cảnh; khai thác các kho tàng văn hóa cổ truyền. Tiếp thu tinh hoa
và góp phần làm phong phú thêm nền văn hóa của nhân loại. Đấu tranh chống
sự xâm nhập của văn hóa độc hại”

[10, tr.115].
Truyền thống văn hóa tốt đẹp của các dân tộc trong cộng đồng các dân
tộc Việt Nam là đoàn kết, gắn bó với nhau trong quá trình xây dựng, phát triển đất
nước và bảo vệ Tổ quốc. Trong Huyện có một số người là dân tộc thiểu số sinh
sống cơ động như Tày, Sán dìu, Nùng số lượng không lớn (khoảng hơn 100
người), là một bộ phận tạo nên tính đa dạng, phong phú, nó cũng hàm chứa những
giá trị văn hóa các dân tộc góp phần làm tăng tính đặc sắc văn hóa của các làng
nghề trong Huyện, làm sống động của đời sống văn hóa tinh thần ở các làng nghề
của Huyện.
Tín ngưỡng, tôn giáo ở các làng nghề huyện Nam Sách, tỉnh Hải
Dương hiện nay là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân và đang tồn
tại cùng cộng đồng trong quá trình xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở các
làng nghề của Huyện. Đảng và Nhà nước ta thực hiện nhất quán chính sách tôn
trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo
nào, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo pháp luật. Nâng cao tinh thần
trách nhiệm của nhân dân ở các làng nghề đang theo các tôn giáo khác nhau,
cùng chung tay xây dựng tình đoàn kết, trung thành, tin tưởng tuyệt đối với
24
Đảng, với Tổ quốc và với sự nghiệp đổi mới hiện nay. Kiên quyết đấu tranh
chống việc lợi dụng tôn giáo để phá hoại phong trào: “Toàn dân đoàn kết xây

dựng đời sống văn hóa” cũng như sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước của
Đảng ta hiện nay để xây dựng và nâng cao đời sống văn hóa tinh thần xã hội nói
chung và ở các làng nghề huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương hiện nay nói riêng.
Giao lưu, hợp tác quốc tế về văn hóa là một yêu cầu tất yếu góp xây
dựng, phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc nói
chung và xây dựng đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh, phong phú, văn minh,
hiện đại ở các làng nghề của Huyện hiện nay nói riêng. Để thực hiện nhiệm vụ
này, công tác quản lý nhà nước của địa phương về văn hóa cần chú trọng làm tốt
việc giới thiệu văn hóa và con người ở các làng nghề cũng như các sản phẩm nghề
nổi tiếng ra ngoài biên giới, để nhân rộng sự hiểu biết, chia sẻ, đồng cảm và ủng
hộ nhiều hơn nữa sự nghiệp phát triển văn hóa xã hội của địa phương từ bên
ngoài. Đồng thời có cơ hội tiếp thu có chọn lọc các giá trị nhân văn, khoa học tiến
bộ của nước ngoài, phổ biến những kinh nghiệm tốt về xây dựng và phát triển văn
hóa cũng như xây dựng và nâng cao đời sống văn hóa tinh thần ở các làng nghề
trong Huyện hiện nay. Đồng thời phải nâng cao cảnh giác, chống xu hướng “lai
căng” và sự xâm nhập các loại sản phẩm phản văn hóa, đồi trụy, phản động vào
đời sống tinh thần của nhân dân các làng nghề huyện Nam Sách, tỉnh Hải
Dương hiện nay.
1.1.2. Vai trò của đời sống văn hóa tinh thần ở các làng nghề huyện
Nam Sách, tỉnh Hải Dương hiện nay
Bước vào thời kỳ đổi mới, CNH, HĐH đất nước. Đảng ta luôn khẳng
định vai trò to lớn của văn hóa tinh thần trong đời sống xã hội: “Phát triển đồng
bộ, toàn diện các lĩnh vực văn hóa, vừa phát huy những giá trị tốt đẹp của dân
tộc vừa tiếp thu những tinh hoa văn hóa của nhân loại, xử lý tốt mối quan hệ
giữa triển kinh tế và văn hóa, để văn hóa thực sự là nền tảng tinh thần của xã
25

×