Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của một số công thức bón phân đến sinh trưởng, phát triển và năng suất cà phê catimor ở huyện Mai Sơn, Sơn La

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.46 MB, 118 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
=====***=====




ðINH HUY TÂN




NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ CÔNG THỨC
BÓN PHÂN ðẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ
NĂNG SUẤT CÀ PHÊ CHÈ CATIMOR
Ở HUYỆN MAI SƠN - SƠN LA



Chuyên ngành : KHOA HỌC CÂY TRỒNG
Mã số : 60-62-01-10


Người hướng dẫn khoa học:
TS. NGUYỄN ðÌNH VINH



HÀ NỘI - 2013
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
i



LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa hề ñược sử dụng ñể bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam ñoan rằng, mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn này ñã
ñược cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñã ñược chỉ rõ nguồn
gốc.
Hà Nội, ngày…. tháng … năm 2013
Tác giả luận văn


ðinh Huy Tân
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
ii

LỜI CẢM ƠN

ðể hoàn thành luận văn này, tôi xin bày tỏ long kính trọng và biết ơn sâu sắc
ñến sự giúp ñỡ tận tình của Thầy giáo TS. Nguyễn ðình Vinh, người hướng ñẫn
trực tiếp và ñóng góp nhiều ý kiến quan trọng trong quá trình thực hiện nghiên cứu
và viết luận văn.
Ban lãnh ñạo, cùng các cán bộ Trung tâm Nghiên cứu và phát triển Nông
lâm nghiệp Tây Bắc, ban Lãnh ñạo xã Chiềng Ban – Sơn la, ñã ñộng viên, tạo ñiều
kiện và giúp ñỡ tôi rất nhiều trongquá trình thực hiện luận văn.
Tập thể các thầy cô giáo Khoa Nông Học, Sau ðại Học và ñặc biệt các thầy
cô trong bộ môn Cây công nghiệp - Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội ñã tận
tình giảng dạy, hướng dẫn và ñóng góp ý kiến ñể tôi hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn các nhà khoa học trong ngành, các
ñồng nghiệp, bạn bè và người thân trong gia ñình ñã ñộng viên, giúp ñỡ tôi trong

thời gian học tập và hoàn thành luận văn.
Hà Nội, ngày…. tháng … năm 2013
Tác giả luận văn


ðinh Huy Tân
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ðOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG vi
DANH MỤC ðỒ THỊ viii
PHẦN 1: MỞ ðẦU 1
1. ðặt vấn ñề 1
2. Mục ñích – yêu cầu của ñề tài 2
2.1. Mục ñích 2
2.2. Yêu cầu của ñề tài 2
3. Phạm vi nghiên cứu của ñề tài 2
PHẦN 2: TỔNG QUAN 3
2.1. Vài nét về nguồn gốc, phân loại và yêu cầu sinh thái của cây cà phê 3
2.1.1. Nguồn gốc, phân loại cây cà phê 3
2.1.2. Yêu cầu sinh thái của cây cà phê 6
2.1.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cà phê trên thế giới 9
2.1.4. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cà phê ở Việt Nam 11
2.2. Một số kết quả về sử dụng phân bón cho cà phê 16
2.2.1. Sử dụng phân vô cơ bón cho cà phê chè 18

2.2.2. Sử dụng phân bón hữu cơ cho cà phê 20
2.2.3. Các kết quả nghiên cứu việc bón phối hợp NPK cho cà phê ở các giai
ñoạn khác nhau 23
2.2.4. Một số kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của các nguyên tố trung và vi
lượng ñến cây cà phê 24
2.3. Một số ñặc ñiểm vùng nghiên cứu 26
2.3.1. Vị trí ñịa lý 26
2.3.2. ðịa hình 26
2.3.3. ðiều kiện khí hậu 26
2.4.4. ðiều kiện ñất ñai 28
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
iv

PHẦN 3: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29
3.1. Vật liệu nghiên cứu: 29
3.2. Nội dung nghiên cứu 29
3.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm: 32
3.3.2. Phương pháp bón phân: 32
3.3.3. Phương pháp lấy mẫu ñất 32
3.3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi trên ñồng ruộng 33
3.3.5. Hạch toán kinh tế 34
3.3.6. Phương pháp xử lý số liệu: 34
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 35
4.1. Kết quả ñiều tra thực trạng tình hình phát triển cà phê chè tại vùng
nghiên cứu
35
4.1.1. Tình hình phát triển cà phê tại Sơn La 35
4.1.2. Diễn biến diện tích và sản lượng cà phê ở tỉnh Sơn La 36
4.1.3. Tình hình sử dụng phân bón của các hộ gia ñình trồng cà phê tại xã
Chiềng Ban – huyện Mai Sơn – tỉnh Sơn La 37

4.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại phân hữu cơ ñến sinh trưởng, phát
triển và năng suất vườn cà phê chè giai ñoạn kinh doanh 44
4.2.1. Ảnh hưởng của các loại phân hữu cơ ñến sinh trưởng, phát triển cây cà phê
44
4.2.2. Ảnh hưởng của các loại phân hữu cơ ñến các yếu tố cấu thành năng suất
và năng suất cây cà phê 46
4.2.3. ðánh giá hiệu quả kinh tế của việc sử dụng các loại phân hữu cơ tới vườn 48
4.3. Nghiên cứu ảnh hưởng các nguyên tố dinh dưỡng trung và vi lượng
ñến sinh trưởng, phát triển và năng suất vườn cà phê chè giai ñoạn
kinh doanh 49
4.3.1. Ảnh hưởng của các nguyên tố dinh duỡng trung lượng và vi lượng
ñến sinh trưởng, phát triển cây cà phê 49
4.3.2. Ảnh hưởng của các nguyên tố dinh duỡng trung lượng và vi lượng tới
các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất cà phê 52
4.3.3. ðánh giá hiệu quả kinh tế của việc sử dụng các nguyên tố dinh dưỡng
trung vi lượng cho vườn cà phê chè giai ñoạn kinh doanh 54
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
v

4.4. Nghiên cứu một số liều lượng và tỷ lệ bón phân khoáng ñến sinh trưởng, phát
triển và năng suất vườn cây cà phê chè giai ñoạn kinh doanh 55
4.4.1. Ảnh hưởng của một số liều lượng và tỷ lệ bón phân khoáng ñến sinh
trưởng, phát triển cây cà phê 56
4.4.3. ðánh giá hiệu quả kinh tế của việc sử dụng các loại phân vo cơ cho
vườn cà phê chè giai ñoạn kinh doanh 61
4.5. Ảnh hưởng của các công thức bón phân tới một số loại sâu bệnh hại
trên cây cà phê chè trong thí nghiệm 63
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ 65
5.1. Kết luận 65
5.2. ðề nghị 65

TÀI LIỆU THAM KHẢO 66
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
vi

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Lượng tiêu dùng cà phê thế giới qua các năm 2008 – 2011 10
Bảng 2.2: Thị trường chủ chốt xuất khẩu cà phê thô của Việt Nam niên vụ
2009/2010 và niên vụ 2010/2011 15
Bảng 2.3: Lượng phân bón sử dụng cho cà phê trong ñiều kiện có che bóng
và không che bóng 17
Bảng 2.4: ðiều kiện khí hậu của Sơn La trong năm 2011 27
Bảng 2.5: Kết quả phân tích ñất vườn cà phê Sơn La (0 - 30 cm) 28
Bảng 4.1: Tình hình sản xuất cà phê của tỉnh các năm gần ñây 35
Bảng 4.2. Diễn biến về diện tích cà phê ở Sơn La 36
Bảng 4.3 Diễn biến về sản lượng cà phê tại Sơn La 37
Bảng 4.4: Thực trạng sử dụng phân bón và năng suất cà phê tại một số hộ
trồng cà phê tại Chiềng Ban Mai Sơn Sơn La 38
Bảng 4.5: Mức phân bón của các hộ trồng cà phê có năng suất khá tại
Chiềng Ban Sơn La 41
Bảng 4.6: Mức bón phân của các hộ có năng suất trung bình tại Chiềng Ban
Mai Sơn Sơn La 42
Bảng 4.7: Mức bón phân của các hộ có năng suât thấp tại Chiềng Ban Sơn La 43
Bảng 4.8: Ảnh hưởng của các loại phân hữu cơ ñến sinh trưởng và phát triển cây
cà phê 45
Bảng 4.9: Ảnh hưởng của các công thức bón phân hữu cơ tới một số chỉ tiêu cấu
thành năng suất và năng suất cây cà phê 47
Bảng 4.10: ðánh giá hiệu quả kinh tế của cây cà phê khi bón các các loại phân
hữu cơ 49
Bảng 4.11: Ảnh hưởng của các yếu tố dinh duỡng trung lượng và vi lượng

ñến sinh trưởng, phát triển cây cà phê chè 51
Bảng 4.12: Ảnh hưởng của các yếu tố dinh duỡng trung lượng và vi lượng tới
các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất cà phê chè 53
Bảng 4.13: ðánh giá hiệu quả kinh tế của cây cà phê khi bón các nguyên tố
dinh dưỡng trung vi lượng 54
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
vii

Bảng 4.13: Ảnh hưởng của một số liều lượng và tỷ lệ bón phân khoáng ñến
sinh trưởng, phát triển cây cà phê 57
Bảng 4.14: Ảnh hưởng của một số liều lượng và tỷ lệ bón phân khoáng ñến
một số chỉ tiêu cấu thành năng suất và năng suất cây cà phê 60
Bảng 4.15: ðánh giá hiệu quả kinh tế của cây cà phê khi bón các mức dinh
dưỡng khác nhau 62
Bảng 4.16: Thành phần và mức ñộ hại của một số sâu, bệnh chủ yếu trên cà
phê trong các thí nghiệm 63
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
viii

DANH MỤC ðỒ THỊ

ðồ thị 1: Diến biến diện tích cà phê Việt Nam từ 1995 - 2011 12
ðồ thị 2: Sản lượng cà phê Việt Nam từ 1995 ñến 2011 13












Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
1

PHẦN 1: MỞ ðẦU

1. ðặt vấn ñề
Trong những năm qua dưới sự ảnh hưởng của thị trường cà phê thế giới, giá cà
phê Việt Nam biến ñộng thất thường, tuy nhiên cây cà phê vẫn góp phần ñáng kể
cho thu nhập của người dân, tăng trưởng có ý nghĩa cho nền kinh tế của nước nhà,
giá trị kim nghạch ñạt trên 1,5 tỷ USD/năm.
Các công trình nghiên cứu về bón phân cho thấy bón phân cân ñối và hợp lý
có thể làm tăng năng suất cà phê lên từ 20 – 30%. Các nguyên tố ña lượng N, P, K
và vi lượng ( Zn, Bo, ) có vai trò rất quan trọng ñối với sinh trưởng và năng suất
của cây cà phê. Tỷ lệ giữa các nguyên tố dinh dưỡng ña lượng cũng ñã ñược nhiều
nhà khoa học nghiên cứu. Cây cà phê còn non rất dễ bị tổn thương do thiếu hụt về
lân, lúc này lân rất cần cho việc sinh trưởng phát triển của hệ thống rễ và việc tạo gỗ
cho cây cà phê. Vào giai ñoạn kinh doanh thì vai trò của nguyên tố kali, ñạm ñặc
biệt quan trọng ñối với cây cà phê chè. Các nghiên cứu về phân bón ñã ñược tiến
hành tại Sơn La, Quảng Trị, A Lưới. Kết quả cho thấy bón phân ñầy ñủ và cân ñối
không những cải thiện ñược năng suất mà còn ảnh hưởng ñến một số chỉ tiêu về cấu
thành năng suất như khối lượng 100 nhân, tỷ lệ tươi/nhân Bón phân chuồng và
vôi cho cà phê càng tăng thêm hiệu lực của các nguyên tố ñạm lân và kali.
Hiện nay cà phê Việt Nam trồng chủ chủ yếu là giống cà phê vối (Coffea
canephora var Robusta L), ñược trồng nhiều ở vùng Tây Nguyên, cà phê chè
(Coffea arabica L) ñược trồng chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc. Cây cà phê chè ñược
trồng tập trung chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc bao gồm các tỉnh: Thừa Thiên - Huế,

Quảng Trị, Nghệ An, Sơn La, ðiện Biên và chuyển ñổi một số diện tích trồng cà
phê vối ở một số vùng khí hậu thích hợp sang trồng cà phê chè vì giá cà phê chè
trên thị trường luôn cao hơn cà phê vối.
Tỉnh Sơn La có lịch sử trồng cà phê trước năm 1945 với các giống cà phê
chè cũ như Bourbon, Mundonovo, Caturra , song do sâu bệnh phá hại ñặc biệt là
bệnh gỉ sắt, sâu ñục thân gây thiệt hại nặng nề và ñã bị xóa sổ hoàn toàn. Năm 1996,
tỉnh ñã tiến hành trồng lại giống Catimor do Viện KHKT NLN Tây Nguyên chọn
lọc chống chịu ñược bệnh gỉ sắt, ñến nay toàn tỉnh ñã trồng ñược với diện tích
khoảng 5.500 ha, sản lượng 1.500 tấn nhân /năm. Việc phát triển cà phê chè (Coffea
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
2

arabica L) mang giá trị kinh tế trong mấy năm qua ñã ñem lại lợi nhuận, góp phần
xoá ñói giảm nghèo cho ñồng bào các dân tộc miền núi, tạo công ăn việc làm ổn
ñịnh cho hàng trăm hộ gia ñình ñồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ.
Song hạn chế lớn nhất ñối với việc phát triển cà phê ở Sơn La là: ðịa hình
ñồi núi, ñất dốc, lượng mưa hàng năm lớn và tập trung nên quá trình xói mòn ñất,
rửa trôi chất dinh dưỡng trong ñất và phân bón rất mạnh, ảnh hưởng không tốt ñến
hiệu quả ñầu tư. Bên cạnh ñó trình ñộ dân trí còn thấp, ñặc biệt trình ñộ canh tác của
ñồng bào dân tộc thiểu số còn rất sơ khai, canh tác chưa ñúng biện pháp kĩ thuật,
canh tác không ñồng bộ ñã dẫn ñến năng suất cà phê ở Sơn La vẫn chưa cao
ðể góp phần vào kế hoạch phát triển cà phê chè nói chung, cũng như giúp cho
bà con dân tộc tại một số tỉnh trung du và miền núi phía Bắc, chăm sóc cây cà phê chè
một cách bền vững và hiệu quả vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu ñề tài: “ Nghiên
cứu ảnh hưởng của một số công thức bón phân ñến sinh trưởng, phát triển và năng
suất cà phê chè Catimor ở huyện Mai Sơn - Sơn La."
2. Mục ñích – yêu cầu của ñề tài
2.1. Mục ñích
ðiều tra, ñánh giá ñược hiệu quả của việc sử dụng các loại phân hữu cơ, vô
cơ, các nguyên tố dinh dưỡng trung vi lượng và các loại cây phân xanh ñối với cây

cà phê chè
2.2. Yêu cầu của ñề tài
- Xác ñịnh hiệu quả của phân hữu cơ và các phương pháp tạo nguồn phân
hữu cơ sử dụng cho cây cà phê.
- Xác ñịnh ñược một số các yếu tố dinh dưỡng trung và vi lượng cần thiết
cho cây cà phê.
- Xác ñịnh lượng phân khoáng thích hợp (cân ñối NPK) cho cây cà phê chè
giống Catimor tại huyện Mai Sơn, Sơn La.
- Xác ñịnh ñược kỹ thuật bón phân hiệu quả nhất cho cây cà phê chè tại
huyện Mai Sơn, Sơn La (phương pháp bón, số lần bón, kết hợp phân khoáng với
hữu cơ).
3. Phạm vi nghiên cứu của ñề tài
- ðịa ñiểm: Tại xã Chiềng Ban huyện Mai Sơn, Sơn La
- Thời gianthực hiện ñề tài: ( Từ tháng 1 ñến tháng 12/2012)
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
3

PHẦN 2: TỔNG QUAN

2.1. Vài nét về nguồn gốc, phân loại và yêu cầu sinh thái của cây cà phê
2.1.1. Nguồn gốc, phân loại cây cà phê
Cây cà phê thuộc họ Rubiaceae, trong ñó chi Coffea có gần 100 loài, Charier
(1947) ñã gộp thành 4 nhóm chính là: Eucoffea K. Schum; Argocoffea Piere;
Mascarocoffea và Paracoffea Miq. Riêng nhóm Paracoffea bao gồm những loài có
nguồn gốc Ấn ðộ, các nước ðông Dương, Sri Lanka, Malaysia và Việt Nam. Trong
ñó Việt Nam mới phát hiện có 2 loài mọc hoang dại ñó là Coffea dongnaiensis.
P.ex.Pit và Coffea conchinchinensis P.ex.Pit. [15]
Cà phê chè (Coffea arabica L) sống ở ñộ cao 1.500 – 2.000 m. Cây cà phê
chè thuộc dạng bụi, cao 3 – 4 m, trong ñiều kiện thuận lợi chiều cao cây có thể ñạt
từ 6 – 7 m, cành và lá mọc ñối xứng, lá hình trứng, nhọn ñầu, cuống lá ngắn, hoa

màu trắng, hương thơm nhẹ, mọc ở nách lá, quả cà phê chè khi chín có màu ñỏ hoặc
màu vàng, hình trứng có ñường kính từ 10 – 18 mm, hạt có màu xanh xám, xanh
lục, xanh cốm hoặc sẫm. Cà phê chè có ñặc tính tự thụ phấn và khoảng 90%, vì vậy
ñộ thuần chủng cao hơn các loài cà phê khác, [17].Trong ñiều kiện bình thường hạt
phấn có thể duy trì sức nảy mầm trong thời gian từ 24 – 36 giờ, còn nếu ñược bảo
quản trong ñiều kiện chân không ở nhiệt ñộ 18
0
C, hạt phấn có thể kéo dài sức nảy
mầm của chúng tới 3 năm hoặc hơn nữa [36], [37].
Cà phê chè Catimor (Coffea arabica var. catimor) ñược tạo ra ở Bồ ðào Nha
năm 1959, là sản phẩm lai tạo giữa giống Caturra (Cofea arrabica var. caturra) và
giống lai Timor (Hybrido de Timor). Cây trưởng thành sớm và cho năng suất cao,
thường là bằng hoặc hơn các giống thương mại khác. Giống Catimor có ñặc ñiểm
thân thấp và có tiềm năng năng suất cao; kháng bệnh gỉ sắt và chịu hạn tốt. Tại Ấn
ðộ giống Catimor trong sản xuất mang tên “Cauvery” ñang rất ñược ưa chuộng. Tại
Colombia nó có tên “La Variedad Colombia”. Một số ñời con lai Catimor thế hệ F3,
F4 từ Bồ ðào Nha, Cu Ba và Colombia ñã nhập vào Việt Nam từ năm 1986 – 1987;
từ năm 1988 – 1995 kết hợp nhiều phương pháp ñánh giá và chọn lọc quần thể Viện
KHKT Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên ñã chọn lọc ñược giống Catimor thế hệ F6 có
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
4

khả năng kháng bệnh gỉ sắt cao ñược bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chính
thức công nhận và cho phổ biến ra sản xuất [4].
Cà phê vối (Coffea canephora Pierre) có nguồn gốc từ rừng nhiệt ñới ẩm,
trải dài từ Guiné ñến Uganda và Angola. Loài cà phê vối mới ñược phát hiện ở châu
Phi vào cuối thế kỷ 19 trong các vùng thấp thuộc châu thổ sông Congo và ñược ñặt
tên bởi nhà thực vật học người Pháp, Pierre, 1897. Cà phê vối có ñặc ñiểm thụ phấn
chéo bắt buộc nên quần thể rất ña dạng về hình thái nếu ñược nhân giống bằng hạt.
Cây cà phê vối là cây nhỡ, cao 8 – 12 m, có nhiều thân, ít cành thứ cấp, cành dài lả

lướt. Coffea canephora var. robusta là thứ cà phê vối ñược trồng nhiều nhất, chiếm
90% diện tích cà phê vối trên thế giới. ðặc trưng thực vật của chủng này là cây
khỏe, ít cành thứ cấp, cho năng suất cao và khả năng kháng bệnh khá. Nhược ñiểm
chính của giống này là khả năng chịu hạn kém. Cà phê vối ñược trồng nhiều ở châu
Phi và châu Á. Ở Việt Nam có trên 95% diện tích cà phê ñược trồng bằng giống này
và ñược gọi là giống cà phê vối, riêng tại ðắkLắk ña số nông dân trồng bằng giống
cà phê vối. Ở Việt Nam, cà phê vối nhóm Robusta và Kuillou trồng ở miền Nam
ñược du nhập từ ñảo Java Inñônesia và cộng hòa Trung Phi (Nguyễn Sỹ Nghị,
1982) [15].
Cà phê vối mọc khỏe, dễ trồng, chịu thâm canh, năng suất cao. Do ñặc tính
cây sinh trưởng khỏe, ít sâu bệnh, năng suất cao nên cây cà phê vối ñược phát triển
nhanh trong vòng 30 năm trở lại ñây. Về phẩm chất, cà phê vối có vị ngon nhưng
kém về vị hương nên ít ñược ưa chuộng bằng cà phê chè. Quả cà phê vối to hơn quả
cà phê chè, tỷ lệ quả tươi/ nhân thấp (4,2 – 4,7), hàm lượng cafein từ 2,5 – 3% cao
hơn cà phê chè (1,8 – 2%). Cà phê vối là nguyên liệu chính ñể sản xuất cà phê hòa
tan và hiện nay chiếm trên 32% sản lượng cà phê thế giới.
Cà phê mít (Coffea excelsa Chev.) phát hiện ñầu tiên vào năm 1902 ở
Ubangui – Chari nên thường ñược gọi là cà phê Chari. Cây gỗ nhỡ có chiều cao từ
15 – 20 m sinh trưởng khỏe, ít kén ñất, ít sâu bệnh, chịu hạn khá. Lá to hình trứng
hoặc hình mũi mác, chiều dài lá tối ña 25 – 40 cm. Quả hình trứng hơi dẹt, có núm
lồi, khi chín quả có màu ñỏ sẫm. Hạt màu xanh ngả vàng, hàm lượng cafein thấp,
khoảng 1,02 – 1,15%. Phẩm chất cà phê mít nói chung kém, vị chua, ít hương hoặc
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
5

không hương, trên thị trường có giá trị thấp. Ở Việt Nam, cây cà phê mít trước ñây
ñược trồng nhiều ở các tỉnh Lâm ðồng và Gia Lai. Hiện nay diện tích cây cà phê
mít ñã giảm ñi nhiều.
Nhìn chung công tác phân loại thực vật cũng như quá trình tiến hóa của các
nhóm, loài, thuộc chi Coffea rất phức tạp vì nó bao gồm nhiều loại cây mang ñặc

ñiểm thực vật rất khác nhau, rất dễ nhầm lẫn trong phân loại, song ñây là công việc
không chỉ có ý nghĩa về mặt khoa học thuần túy, mà còn có ý nghĩa thực tiễn hết
sức quan trọng giúp các nhà chọn tạo giống làm cơ sở cho việc lai tạo, cải tiến và
chọn lọc giống.
Vài nét về cây cà phê chè
Tổ tiên của loài cà phê chè (Coffea arabica L) có nguồn gốc ở Ethiopia và
cao nguyên Boma thuộc Sudan, nhưng mãi tới năm 850 sau Công nguyên người ta
mới phát hiện thấy những cây cà phê chè hoang dại mọc rải rác dưới tán rừng ở nơi
ñây. Hiện nay, ở Ethiopia còn khoảng 200.000 ha rừng vẫn thấy cà phê chè mọc
hoang dại. Từ ñây, cây cà phê ñược ñem sang trồng ở Ả Rập thuộc ñịa của Harar rồi
tới Mecca và các vùng khác trên thế giới theo bước chân của những người hành
hương, truyền ñạo.
Hầu hết các chi Coffea là những loài nhị bội (2n = 22) và là những cây
hoàn toàn không có khả năng tự thụ phấn. Duy nhất có loài cà phê chè là loài tứ
bội (2n = 44) có khả năng tự thụ phấn [17].
Cà phê chè là tên gọi theo tiếng Việt, do loài cà phê này có lá nhỏ, cây
thường ñể thấp giống cây chè một loài cây công nghiệp phổ biến ở Việt Nam.
ðây là loài có giá trị kinh tế nhất trong số các loài cây cà phê. Cà phê chè
chiếm 61% các sản phẩm cà phê toàn thế giới. Cây cà phê chè Arabica ưa
sống ở vùng núi cao. Người ta thường trồng nó ở ñộ cao từ 1000-1500 m. Cây
có tán lớn, màu xanh ñậm, lá hình oval. Cây cà phê trưởng thành có thể cao từ
4-6 m, nếu ñể mọc hoang dã có thể cao ñến 15 m. Quả hình bầu dục, mỗi quả
chứa hai hạt cà phê.
Lý do khó phát triển cà phê chè do ñộ cao ở Việt Nam không phù hợp, những
vùng chuyên canh cà phê ở Việt Nam như Buôn Ma Thuột - ðắk Lắk, Bảo Lộc -
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
6

Lâm ðồng ñều chỉ có ñộ cao từ 500-1000m so với mực nước biển, loài cây này lại
nhiều sâu bệnh hại nên không kinh tế bằng trồng cà phê vối nếu trồng ở Việt Nam.

2.1.2. Yêu cầu sinh thái của cây cà phê
2.1.2.1. Khí hậu
Các yếu tố khí hậu chính:
- Nhiệt ñộ: Cây cà phê sống trong ñiều kiện nhiệt ñộ từ 5-35
o
C nhưng nếu
nhiệt ñộ > 35
o
C thì cây ngừng quang hợp. Nếu nhiệt ñộ xuống dưới 5
o
C thì cây
ngừng sinh trưởng và phát triển. Khả năng chịu rét của cây cà phê rất kém (khả
năng chịu rét của cây cà phê vối kém hơn cà phê chè). Ơ nhiệt ñộ 7
o
C cây ñã ngừng
sinh trưởng và từ 5
o
C trở xuống cây bắt ñầu bị gây hại nghiêm trọng. Nhiệt ñộ thích
hợp cho cây cà phê vối sinh trưởng và phát triển tốt là 24-26
o
C. Do ñó những vùng
thường xuyên bị sương muối thì không nên trồng cà phê. Song phạm vi nhiệt ñộ
phù hợp ñối với từng giống cà phê có khác nhau.
+ Cà phê chè ưa nơi mát và hơi lạnh. Phạm vi thích hợp từ 18 – 25
0
C, thích
hợp nhất từ 20 – 22
0
C.
+ Cà phê vối thích hợp với nơi nóng ẩm, nhiệt ñộ thích hợp từ 22 – 26

0
C,
thích hợp nhất từ 24 – 26
0
C. Nhiệt ñộ giảm xuống tới 0
0
C làm thui cháy các ngọn
non, nếu kéo dài làm cháy cả lá già ñặc biệt là vùng hay xuất hiện sương muối. Gió
rét và giá nóng ñều bất lợi ñối với sinh trưởng cà phê.
Sự chênh lệch về nhiệt ñộ giữa các tháng trong năm cũng như biên ñộ nhiệt
ñộ giữa ngày và ñêm có ảnh hưởng rất lớn ñến chất lượng, ñặc biệt là hương vị của
hạt cà phê. Ở những vùng vào giai ñoạn hạt cà phê ñược hình thành và tích luỹ chất
khô, nhiệt ñộ càng xuống thấp và chênh lệch biên ñộ giữa ngày và ñêm càng cao thì
chất lượng cà phê càng cao [25]. ðộ chênh lệch này cao thì phẩm chất cà phê thơm
ngon vì ban ngày nhiệt ñộ cao thúc ñẩy quá trình quang hợp, tích luỹ chất khô và
ban ñêm nhiệt ñộ xuống thấp sẽ hạn chế sự tiêu hao các chất ñã ñược tích luỹ [2].
- Lượng mưa: Cây cà phê cần một lượng mưa cả năm khá cao và phân bố
tương ñối ñồng ñều giữa các tháng trong năm nhưng phải có một thời gian khô hạn
tối thiểu từ 2 – 3 tháng. Thời gian khô hạn này chính là yếu tố quyết ñịnh ñến quá
trình phân hoá mầm hoa ở cây cà phê. Tuy nhiên nếu thời gian khô hạn kéo dài, cây
sẽ bị khô chết do thiếu nước, nên bắt buộc phải tưới nước trong mùa khô.
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
7

+ ðối với cà phê chè yêu cầu lượng mưa từ 1.300 mm- 1.900 mm. Cà phê
chè cần có một khoảng thời gian khô hạn từ 2 – 3 tháng ñể tạo ñiều kiện thuận lợi
cho quá trình phân hoá mầm hoa. Cà phê chè có khả năng chịu ñược hạn tốt hơn cà
phê vối. Tại một số vùng như ðăk H’lấp (ðak Nông) hoặc vùng ðà lạt (Lâm
ðồng) ở ñây mùa khô không kéo dài và khốc liệt, cà phê chè chỉ cần tưới một ñến
hai lần thậm chí có hộ không tưới nước nhưng vẫn cho năng suất cao [25].

+ Cà phê vối cần một lượng mưa từ 1.300-2.500 mm. Yêu cầu thời gian khô
hạn cho quá trình phân hoá mầm hoa ít nhất là từ 2 – 3 tháng sau giai thu hoạch,
giai ñoạn nở hoa thời tiết phải khô ráo, không có mưa, mưa phùn hoặc sương mù
nhiều, ñể quá trình thụ phấn ñược thuận lợi. Trong ñiều kiện ở Tây Nguyên và một
số tỉnh phía Nam do có một mùa khô hạn kéo dài tới 5 – 6 tháng vì vậy ñể cho cây
sinh trưởng và cho năng suất cao trong những tháng khô hạn ở ñây phải tưới từ 3 –
5 lần với lượng nước trung bình cho mỗi lần tưới là từ 500 – 600 m
3
/ha.
+ Cà phê mít có yêu cầu về nhiệt ñộ và lượng mưa tương tự như cà phê vối.
Song cà phê mít có bộ rễ ăn sâu, vì vậy có thể trồng ở những nơi có lượng mưa ít hơn.
- Ẩm ñộ không khí: Ẩm ñộ không khí có liên quan trực tiếp ñến quá trình
bốc thoát hơi nước của cây vì vậy nó có ảnh hưởng rất lớn ñến khả năng sinh trưởng
của cây trồng. ðối với cây cà phê ẩm ñộ không khí phải trên 70% mới thuận lợi cho
sinh trưởng và phát triển của cây. ðặc biệt là giai ñoạn cà phê nở hoa cần phải có
ẩm ñộ cao, do ñó tưới nước bằng biện pháp phun mưa rất thích hợp cho quá trình nở
hoa của cà phê. Tuy nhiên nếu ñộ ẩm không khí quá cao cũng là ñiều kiện thuận lợi
cho nhiều ñối tượng sâu bệnh hại phát triển. Ngược lại nếu ẩm ñộ quá thấp cộng với
ñiều kiện khô hạn, nhiệt ñộ cao làm cho quá trình bốc thoát hơi nước tăng lên mạnh
mẽ hậu quả là cây bị thiếu nước, các mầm, nụ hoa bị thui, quả non bị rụng.
- Ánh sáng: Cà phê thích ánh sáng tán xạ, ánh sáng trực xạ làm cây bị kích
thích ra hoa quá ñộ dẫn tới hiện tượng khô cành, khô quả, vườn cây xuống dốc
nhanh. Ánh sáng tán xạ có tác dụng ñiều hoà sự ra hoa, phù hợp với cơ chế quang
hợp tạo thành và tích luỹ chất hữu cơ có lợi cho cà phê, giữ cho vườn cây lâu bền,
năng suất ổn ñịnh. ðể ñiều tiết ñược ánh sáng phù hợp yêu cầu sinh trưởng của từng
loại cà phê trên các vùng sinh thái khác nhau người ta có thể trồng cây che bóng cho
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
8

cà phê, ñặc biệt ở những vùng có cao ñộ thấp, nhiệt ñộ cao, ánh sáng dồi dào rất cần

cây che bóng.
Theo Hoàng Thanh Tiệm, cây che bóng ở vùng này không chỉ có tác dụng
ñiều hoà nhiệt ñộ trong vườn, giảm quá trình bốc thoát hơi nước mà còn làm hạn
chế khả năng phát dục của cây, tránh cho cây bị kiệt sức dẫn ñến khô cành, khô quả
do năng suất quá cao và quá sớm. Bên cạnh ñó cây che bóng còn có tác dụng làm
cho thời gian quả chín chậm lại, ñủ thời gian ñể cho hạt tích luỹ các chất dinh
dưỡng, ñặc biệt là các hợp chất thơm làm cho chất lượng tăng lên. [25].
- Gió: Gió lạnh, gió nóng, gió khô ñều có hại ñến sinh trưởng của cây cà phê.
Gió quá mạnh làm các lá bị rách, rụng lá, các lá non bị thui ñen, gió nóng làm cho lá
bị khô héo. Gió làm tăng nhanh quá trình bốc thoát hơi nước của cây và của ñất ñặc
biệt là trong mùa khô. Vì vậy cần có ñai rừng ñể chắn gió và cây che bóng cho cây
cà phê, ngoài ra còn ñể hạn chế sự hình thành và tác hại của sương muối.
2.1.2.2. ðất ñai
ðất trồng cây cà phê không có sự khắt khe về nguồn gốc ñịa chất, nó có thể
phát triển tốt trên nhiều loại ñất khác nhau như: ðất nâu ñỏ, nâu vàng trên Bazan,
ðất ñỏ vàng trên phiến sét hoặc ñất xám trên Granite… Trong ñó, với ñất nâu ñỏ
trên Bazan, cà phê thường sinh trưởng tốt và cho năng suất cao. Cây cà phê ñòi hỏi
ở ñất ñặc tính vật lý nhiều hơn ñặc tính hoá học.
Về mặt lý tính hai ñặc tính quan trọng nhất là tầng ñất sâu và cấu tượng ñất
tơi xốp là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng, phát triển và năng
suất.Tuy nhiên, trên loại ñất có tầng ñất sâu và ñất có kết cấu viên thể ñoàn lạp bền
vững cây cà phê sinh trưởng phát triển tốt hơn cả.Yêu cầu cơ bản ñối với ñất trồng
cà phê là ñất phải có tầng sâu từ 70 cm trở lên, có ñộ thoát nước tốt (không bị úng
lầy) [21]. Nhận ñịnh về tính chất vật lý của ñất trồng cà phê Hoàng Thanh Tiệm
cũng cho rằng, ñất bazan rất thích hợp ñể trồng cà phê, ñất bazan thường có cấu
tượng ñoàn lạp thể bền vững, ñộ tơi xốp cao (60 – 65 %), dung trọng thấp (08 –
1,0), thoát nước nhanh, thoáng khí, khả năng giữ ẩm tốt [25].
René Coste cũng cho rằng ở Brazil, tại những vùng ñất có ñộ màu mỡ dưới
trung bình nhưng có lý tính ñất tốt cây cà phê ñã phát triển rất mạnh bộ rễ. Ở những
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

9

vùng ñất chắc và nông, rễ cọc bị ngắn, các rễ khác chỉ lan rộng trong các tầng ñất
mặt và không dày quá 30 cm [39].
Ở Việt Nam trên các vùng cao nguyên như granit, sa phiến thạch, phù sa cổ,
gneiss, ñá vôi, dốc tụ ñều trồng ñược cà phê. Ở cà phê vườn có khả năng trồng
ñược ở cả nơi ñá lộ ñầu, ở những nơi ñất dốc vẫn trồng ñược cà phê nếu làm tốt
công trình chống xói mòn. Dù trồng ở trên loại ñất nào nhưng vai trò của con người
có tính quyết ñịnh trong việc duy trì, bảo vệ nâng cao ñộ phì nhiêu ñất [39].
Như vậy có thể thấy rằng yếu tố khí hậu và ñất ñai ñều rất quan trọng ñối với
sinh trưởng và phát triển của cây cà phê, tuy nhiên, ñất ñai là yếu tố không khắt quá
khe như yếu tố khí hâu, vì vậy khi ñã xác ñịnh ñược vùng khí hậu thích hợp ñể trồng
cà phê, với yếu tố ñất ñai chúng ta có thể dùng nhiều biện pháp kỹ thuật ñể ñể duy trì,
cải tạo tính chất ñất bằng cách bón phân, che phủ ñất chống xói mòn, tưới tiêu ñể có
thể tạo ra năng suất như mong muốn. ðặc biệt là việc sử dụng phân bón lá và phân
hữu cơ cho cà phê có thể khắc phục ñược một số nhược ñiểm của ñất.
2.1.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cà phê trên thế giới
Sản xuất cà phê ngày càng phát triển trên toàn thế giới, sản lượng cà phê
luôn ở mức cao trong suốt 10 năm qua. Trên thế giới hiện nay có 80 nước tham gia
sản xuất cà phê với tổng diện tích trên 10 triệu ha, trong ñó sản phẩm của cà phê chè
chiếm tới 75 % còn lại là cà phê vối. Một số nước có sản lượng cà phê lớn như
Brasil, Colombia, Indonesia, Bờ Biển Ngà Riêng Brasil, sản xuất cà phê ñã chiếm
25 - 26 % sản lượng cà phê thế giới. Năng suất bình quân trên thế giới khoảng 800
kg/ ha; các nước có diện tích lớn cũng chỉ ñạt 600 - 700 kg/ ha. Nước Costa Rica ở
Trung Mỹ có diện tích khoảng 110.000 ha ñã ñạt năng suất bình quân trên 1380 kg/
ha do sử dụng các giống mới và mật ñộ dày.
Trước tình hình nhu cầu có xu hướng tăng và cung có xu hướng giảm, người
dân trồng cà phê lại có thêm cơ hội tăng giá trị gia tăng cho sản phẩm của mình.
Tuy nhiên, việc phụ thuộc vào thị trường thế giới như vậy tỏ ra không bền vững và
ñã từng làm nhiều nước thất bại. Bài học ñó ñến bây giờ vẫn còn giá trị và buộc

ngành cà phê phải tìm nhiều con ñường khác nhau ñể tăng giá trị gia tăng. Một trong
những biện pháp ñó là phát triển tiêu thụ nội tiêu.
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
10

Brazil - nước sản xuất cà phê lớn nhất thế giới, chắc chắn sẽ chỉ cung cấp
khoảng 39 triệu bao cà phê trong niên vụ này, so với 46 triệu bao niên vụ trước.
Trong khi ñó Việt Nam - nước sản xuất lớn thứ 2 thế giới, có thể sẽ bị giảm 20%
sản lượng trong niên vụ này, xuống 17,5 triệu bao (khoảng 1,05 triệu tấn). Mức dự
báo trung bình về sản lượng cà phê Việt Nam do hãng Bloomberg ñưa ra là khoảng
1,08 ñến 1,2 triệu bao. Các nước xuất khẩu lớn khác là Việt Nam, Colombia,
Indonesia, Côte d'Ivoire, Mexico, Ấn ðộ, Guatemala, Ethiopia, Uganda, Costa Rica,
Peru và El Salvador. Những nước tiêu thụ cà phê lớn nhất là Hoa Kỳ, ðức, Pháp,
Nhật Bản và Ý.
Các yếu tố chính chi phối thị trường cà phê năm 2009 vẫn là cung - cầu. Do
nguồn cung khan hiếm ở các nước sản xuất hàng ñầu thế giới trong khi nhu cầu
mạnh, giá Arabica ñã tăng 21,3% trong năm qua, ñạt 135,95 US cent/lb. Thị trường
cà phê thế giới năm qua biến ñộng không ñồng nhất: tăng mạnh với loại Arabica,
song lại giảm mạnh với loại Robusta.
Theo nguồn F.O.Lichts International coffee report July 3, 2012, sản lượng cà
phê thế giới qua các vụ từ 2002-2003 ñến 2011-2012 ñã tăng lên khoảng 10 triệu
bao tăng khoảng 600.000 tấn. Năm 2003, tổng sản lượng cà phê thế giới là 125,480
triệu bao, ñến năm 2012, sản lượng cà phê thế giới ñã tăng lên 135,680 triệu bao.
Lượng cung tăng lên như vậy trong khi nhu cầu về cà phê trên toàn cầu tăng trưởng
một cách vững chắc ngay cả trong ñiều kiện diễn ra cuộc khủng hoảng kinh tế trên
toàn cầu.
Sau 40 năm, lượng tiêu thụ cà phê toàn cầu từ 70,7 triệu bao năm 1970, lên
135,6 triệu bao năm 2010, tăng 91%.
Bảng 2.1: Lượng tiêu dùng cà phê thế giới qua các năm 2008 – 2011
(ðơn vị: ngàn bao)

Thị trường 2008 2009 2010 2011
Toàn thế giới 132.965

132.240

135.683

137.900

Trong ñó




Các nước nhập khẩu 95.023

92.442

94.644

95.488

Các nước xuất khẩu 37.943

39.798

41.040

42.412


(Nguồn: ICO)
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
11

Có thể thấy là trong những năm gần ñây lượng tiêu thụ của các nước xuất
khẩu cà phê tăng nhanh hơn ở các nước nhập khẩu. Năm 2011 so với năm 2010,
lượng tiêu dùng các nước xuất khẩu tăng lên 3,3% trong khi ở các nước nhập khẩu
chỉ tăng có 0,9%. Trong nhiều thập niên qua ngành cà phê Brazil luôn giữ vị trí
quan trọng chủ yếu là nước sản xuất số 1 và cũng là nước tiêu thụ cà phê thứ nhì
trên thế giới. Năm 2010, sản lượng cà phê của Brazil ñạt 48 triệu bao. Lượng cà phê
Robusta của Brazil ñã tăng nhanh chóng từ chỗ hầu như chưa có gì vào những năm
1970 ñến nay ñã chiếm 25% tổng sản lượng cà phê. Tại nhiều nước sản xuất có dân
số ñông như Brazil và Indonexia, tiêu thụ cà phê ñang tăng mạnh, khiến lượng dư
cung dành cho xuất khẩu giảm sút. Các nước sản xuất hiện chiếm khoảng 26% tiêu
thụ cà phê thế giới, và các nước ñang nổi chiếm khoảng 18%.
2.1.4. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cà phê ở Việt Nam
Hội nhập kinh tế quốc tế ñã tạo ra những cơ hội lớn cho ngành nông nghiệp
nước ta phát huy lợi thế về ñiều kiện tự nhiên, sinh thái ñể phát triển những sản
phẩm có tính cạnh tranh cao. Cà phê là một trong những nông sản ñiển hình ñó. Có
thể nói, ngành cà phê nước ta ñã có những bước phát triển nhanh vượt bậc chỉ trong
vòng 15-20 năm trở lại ñây. Ðó cũng là một trong những nguồn xuất khẩu chính,
mang lại cơ hội công ăn việc làm và thu nhập ngày một cao cho người sản xuất,
kinh doanh cà phê. Vụ 2008/09, sản lượng cà phê của Việt Nam niên vụ 2008/09
ñạt 18 triệu bao, tức 1,08 triệu tấn. Năng suất bình quân của vụ này ñạt 2,16 tấn/ha.
Chính phủ Việt Nam nỗ lực hạn chế việc mở rộng diện tích trồng cà phê trong khoảng
500.000 – 525.000 ha, trong khi chú trọng cải thiện những diện tích ñã có sẵn. Trong
vài năm qua, người trồng cà phê Việt Nam ñã tăng thêm 2.000 ha diện tích ñất trồng cà
phê mỗi năm tại các tỉnh trồng chủ chốt. Cà phê arabica hiện chiếm 35.000 ha và chỉ
chiếm 6% trong tổng diện tích cây cà phê của cả nước. Trong niên vụ 2009/10, sản
lượng cà phê của Việt Nam ước giảm còn 17,5 triệu bao, tương ñương 1,05 triệu tấn,

thấp hơn 3% so với niên vụ trước ñó.
Cà phê Việt Nam từ lâu ñược khẳng ñịnh là có chất lượng tự nhiên cao và có
hương vị ñậm ñà do ñược trồng ở ñộ cao nhất ñịnh so với mặt biển. Nhưng do khâu
thu hái, phơi sấy, chế biến không tốt ñã ảnh hưởng ñến chất lượng nên cà phê Việt
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
12

Nam bị ñánh giá thấp. Mặt khác, kế hoạch xuất khẩu không ổn ñịnh dẫn ñến bị ép
cấp, ép giá, càng làm giảm giá trị xuất khẩu. Vấn ñề khó khăn nhất ñối với các vùng
sản xuất cà phê là dân trí thấp, thói quen canh tác, thu hoạch thủ công, lạc hậu,
không tuân thủ quy trình kỹ thuật tiên tiến. Do ñó, nếu phát triển cà phê không theo
quy mô doanh nghiệp và ñược kiểm soát chặt chẽ, hiệu quả sẽ thấp thậm chí thất
bại. Theo Phan Huy Thông [22], Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 trên
thế giới (sau Brazil), cà phê là 1 trong 5 mặt hàng nông nghiệp xuất khẩu có giá trị
lớn hơn 1 tỷ USD của Việt Nam.
Theo FAO, năm 1956 diện tích cà phê Việt Nam chiếm 0,2% diện tích, 0,1%
sản lượng và năng suất chỉ ñạt 41% cà phê thế giới. Sau 50 năm (2006) Việt Nam ñạt
488,7 ngàn ha (4,6%), năng suất ñạt 17,7 tạ/ha (240%), sản lượng ñạt khoảng 853,5
ngàn tấn chiếm gần 10,8% so trung bình thế giới, là bước tiến vượt bậc của nông
nghiệp Việt Nam nói chung và ngành cà phê nói riêng.
DIỄN BIẾN DIỆN TÍCH TRỒNG CÀ PHÊ VIỆT NAM
(1995-2011)
0
100
200
300
400
500
600
700

1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011
NĂM
DIỆN TÍCH (Nghìn ha)

(Nguồn: Tổ chức FAO)
ðồ thị 1: Diến biến diện tích cà phê Việt Nam từ 1995 - 2011
Cà phê Việt Nam phát triển theo hướng hàng hoá từ sau năm 1975. Tuy
nhiên từ sau năm 1990 thì tốc ñộ phát triển nhanh và hiện nay Việt Nam trở thành
nước xuất khẩu cà phê ñứng thứ 2 thế giới.
Trong 17 năm qua (1995 - 2011), diện tích cà phê biến ñộng mạnh theo diễn biến
của giá cà phê trên thị trường:
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
13

Giai ñoạn 1995 – 1999
Giá cà phê ở mức cao trên 1200USD/tấn, ñặc biệt năm 2005 ñạt ñỉnh cao bình quân
2640USD/tấn ñã kích thích người dân mở rộng diện tích rất nhanh: từ 186 nghìn ha năm
1995 nên gần 400 nghìn ha năm 1999 (tăng 2,1 lần).
Giai ñoạn 2000 - 2005
Giá cà phê giảm và ñứng ở mức rất thấp (dưới 1.000 USD/tấn), diện tích cà phê có
chiều hướng giảm nhẹ, diện tích dưới 500 nghìn ha.
Giai ñoạn 2006 - 2011
Mặc dù nhà nước khuyến cáo giữ ổn ñịnh diện tích nhưng do giá cà phê tăng trở lại
và ñạt mức trên 2.205 USD/tấn vào năm 2011 người dân vẫn tiếp tục mở rộng diện tích.
Năm 2011 cả nước ñạt 570,9 nghìn ha, tăng 82,2 ngàn ha so với năm 2006 (bình
quân tăng 13,7 ngàn ha/năm khoảng 2,8% /năm ).
Năm 2012, qua kiểm tra tại một số tỉnh vùng Tây nguyên và Tây Bắc, một số nơi
vùng Tây Nguyên và Tây Bắc, nông dân vẫn tiếp tục trồng mới cà phê.
DIỄN BIẾN SẢN LƯỢNG CÀ PHÊ VIỆT NAM
(1995-2011)

0
200
400
600
800
1000
1200
1400
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
NĂM
SẢN LƯỢNG (Nghìn tấn)

(Nguồn: Tổ chức FAO) [Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn]
ðồ thị 2: Sản lượng cà phê Việt Nam từ 1995 ñến 2011

Việt Nam ñang trở thành nước sản xuất hàng ñầu thế giới về cà phê vối và có
những lợi thế: cà phê vối ở nước ta chủ yếu ñược tròng ở ñộ cao 500 – 600 m so với mực
nước biển (Tây Nguyên), có sự chênh lệch nhiệt ñộ ngày ñêm khá lớn, nên có chất lượng
tốt hơn những nước cùng sản xuất như Châu Phi và các nước Châu Á khác.
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
14

Với 6 vùng sản xuất cà phê hiện nay là ðông Bắc 0,06% (1 tỉnh), Tây Bắc
0,65% diện tích (2 tỉnh), Bắc Trung Bộ 1,6% diện tích, Duyên Hải Nam Trung Bộ
0,4% diện tích (3 tỉnh), Tây Nguyên 89,1% diện tích (5 tỉnh), ðông Nam Bộ chiếm
8,1% diện tích toàn quốc.
Trong 6 tháng ñầu năm 2010 Việt Nam ñã xuất khẩu cà phê sang 81 nước
chủ yếu là các nước ðức (87.770tấn), Mỹ (75.484tấn) và Tây Ban Nha (45.635tấn)
với tổng số lượng là 577.686 tấn nhân và thu về 811 triệu USD. Trong ñó thị trường
Việt Nam tiêu thụ khoảng 64.866 tấn chiếm 11,2%. [nguồn VICOFA][8].
Theo nhận ñịnh của nhiều chuyên gia, tiêu thụ cà phê nội ñịa của Việt Nam
còn quá ít, khoảng 500gr/người/năm. Một nghiên cứu gần ñây của Ngân hàng thế
giới (WB) ñưa ra cho thấy tiềm năng thị trường cà phê nội ñịa của Việt Nam có thể
tiêu thụ ñến 70.000 tấn/năm. Trong khi ñó theo Hiệp hội Cà phê thế giới, tiêu dùng
nội ñịa cà phê Việt Nam chỉ ñạt khoảng 5% tổng sản lượng của cà phê Việt Nam,
thấp nhất trong số các nước sản xuất cà phê.
Trong sáu tháng ñầu niên vụ 2010/2011, Việt Nam xuât khẩu hạt cà phê tới
gần 75 quốc gia trên thế giớ, 15 thị trường hàng ñầu chiếm khoang 84% lượng hạt
cà phê xuất khẩu của Việt Nam. Hoa Kỳ trở thành nước nhập khẩu hạt cà phê tươi
lơn nhất của Việt Nam (Bảng 2.2), lượng hạt cà phê xuất khẩu sang các nước Bỉ, Ý,
Hà Lan, Singapore và Pháp cũng tăng ñáng kể trong niên vụ 2010/2011 so với cung
kỳ năm ngoái (Bảng 2.2)
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
15


Bảng 2.2: Thị trường chủ chốt xuất khẩu cà phê thô
của Việt Nam niên vụ 2009/2010 và niên vụ 2010/2011
Niên vụ 2009/2010
(T10/2009–T3/2010)
Niên vụ 2010/2011
(T10/2010–T3/2011)
% thay ñổi của
niên vụ 2010/11
so với niên vụ
2009/10 STT
Thị trường
XK
Khối lượng
(nghìn tấn)
Giá trị
(nghìn USD)
Khối lượng
(nghìn tấn)
Giá trị
(nghìn
USD)
Khối
lượng
Giá trị
1 Hoa Kỳ 74

116.455

97


208.803

31%

79%

2 ðức 81

116.008

74

151.440

-9%

31%

3 Bỉ 25

34.428

74

143.267

196%

316%


4 Ý 34

47.265

57

109.283

68%

131%

5 Tây Ban Nha 34

46.077

42

81.150

24%

76%

6 Hà Lan 9

12.938

25


48.803

178%

277%

7 Nhật Bản 25

38.935

22

51.133

-12%

31%

8 Hàn Quốc 15

20.977

18

32.699

20%

56%


9 Singapore 3

4.254

16

30.472

433%

616%

10 Thuỵ Sĩ 18

23.245

15

30.475

-17%

31%

11
Vương Quốc
Anh
19

24.640


15

30.955

-21%

26%

12 Nga 15

19.620

14

25.925

-7%

32%

13 Trung Quốc 9

12.496

13

23.968

44%


92%

14 Algeria 12

16.899

13

24.643

8%

46%

15 Pháp 7

9.633

12

22.395

71%

132%

16 Nước khác 135

181.531


94

178.772

-30%

-2%


Tổng cộng 515

725.401

601

1.194.183

17%

65%

Nguồn: Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam, Tổng cục Hải quan Việt Nam
Tiêu thụ cà phê ở thị trường nội ñịa Việt Nam niên vụ 2008/09 ñạt 1,06 triệu
bao, tương ñương 64 nghìn tấn hạt xanh, chiếm chỉ 5,9% tổng sản lượng của cả
nước. Trong niên vụ 2009/10, tiêu thụ dự ñoán tăng lên mức 1,1 – 1,2 triệu bao,
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
16

tương ñương 72 nghìn tấn hạt, cao hơn 13% so với vụ trước, và chiếm 6,7% tổng

sản lượng cà phê sản xuất ra.
Tiêu thụ cà phê ở thị trường Việt Nam ñang tăng nhờ hiệu quả của các kế
hoạch marketing khi giới kinh doanh bắt ñầu chú trọng tới thị trường nội ñịa thông
qua phương thức mở các chuỗi cửa hàng theo phong cách phương Tây như
Highlands Coffe, Gloria Jean's, The Coffee Bean, Tea Leaf, và Illy. Hiện tiêu thụ cà
phê nội ñịa vẫn gia tăng ở tầng lớp trung lưu.
Dù vậy, theo Tổ chức Cà phê Quốc tế, hiện tiêu thụ cà phê bình quân ñầu
người tại Việt Nam ở mức 0,83 kg, thấp hơn nhiều so với ở các nước như Braxin
5,72 kg/người, EU 4,83 kg/người và Mỹ 4,13 kg/người.
Tại Sơn La chỉ có một công ty duy nhất là công ty Cà phê & Cây ăn quả của tỉnh
ñầu tư. Sau 12 năm ñã ký hợp ñồng với 7.200 hộ nông dân thuộc 11 huyện, thị xã trong
toàn tỉnh với tổng diện tích thiết kế lên tới 7.000 ha. Song do nhiều nguyên nhân khách
quan, chủ quan; ñặc biệt là 4 lần bị sương muối (1992, 1993, 1996, 1999) ñã làm diện
tích cà phê bị mất quá nửa, nay chỉ còn lại 5.500 ha với 4.500 hộ nông dân thuộc 3 huyện
thị: Thành phố Sơn La, huyện Mai Sơn và huyện Thuận Châu.
2.2. Một số kết quả về sử dụng phân bón cho cà phê
Hiệu quả của việc sử dụng phân bón rất khac nhau tùy thuộc vào loại ñất,
ñiều kiện khí hậu, kỹ thuật canh tác … Việc sử dụng một lượng phân bón cao cho
những vùng có mưa thấp và phân bố không ñều, vườn cây không ñược tưới nước, có
nhiều cây che bóng thường không mang lại hiệu quả.
Cà phê là loại cây lâu năm nên việc cung cấp dinh dưỡng không phải chỉ ñể
nuôi quả mà còn ñể tạo ra những cành dự trữ cho năm sau. Theo Bheemaiah (1992),
lượng dinh dưỡng lấy ñi từ sản phẩm thu hoạchchỉ bằng 1/3 tổng số dinh dưỡng mà
cây cần ñể nuôi quả và bộ khung tán. Lượng dinh dưỡng trong 1.000kg quả tươi có
15kg N; 2,5kg P
2
O
5
; 24kg K
2

O (Catani). Còn trong 1.000 kg nhân cà phê (gồm cả vỏ
quả) biến ñộng từ 30kg N; 3,75kg P
2
O
5
và 36,5kg K
2
O (Forestier, 1969) ñến 40,83 kg
N; 5,27 kg P
2
O
5
; 49,6 kg K
2
O (dẫn theo Trương Hồng, 1999) [3].

×