Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Bẫy mậu dịch tự do và bẫy thu nhập trung bình đối với việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (460.01 KB, 10 trang )





 !"#$%&'($)*+,- !'#'"./#01
20'*3456454789:4709!
5$;<=
<5>?
5@A
BC$DE
F4:GHI#
Việt Nam đã và đang trong quá trình hội nhập, toàn cầu hóa, khu vực hóa
nền kinh tế. Quá trình toàn cầu hóa đã mở ra cho nước ta và các nước phát triển,
đang phát triển những cơ hội thúc đẩy kinh tế và tăng trưởng xã hội…Hội nhập
kinh tế quốc tế vừa là cơ hội nhưng cũng là thách thức đối với nền kinh tế Việt
Nam hiện nay trong công cuộc tìm được chỗ đứng của mình trên thị trường
quốc tế. Việc nhìn nhận được những nguy cơ, thuận lợi, khó khăn, sẽ giúp cho
chúng ta rút ra những bài học bổ ích và tìm được lời giải đúng nhất trong quá
trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên nhóm em đã chọn đề tài
tiểu luận -J !:"#K%&'8(K)*+,-J !8'#0'".8/#01J20'*H34+645478
9:'47009!. Bài viết của nhóm sẽ đề cập đến nguy cơ, thách thức và những
khó khăn trong nền kinh tế Việt Nam khi đối diện với hai cái bẫy trên, bên cạnh
đó nhóm cũng sẽ nêu lên nhưng cơ hội của Việt Nam trước mậu dịch tự do và
thu nhập trung bình. Bài tiểu luận của nhóm đã có sự tham khảo từ nhiều nguồn
thông tin. Tuy nhiên vì hạn chế về thời gian và không gian nghiên cứu nên đề
tài không thể tránh khỏi những sai sót, mong nhận được sự đóng góp của thầy.
L4K#01
'M&'8'N&H34+640O0P40'8Q54789:R
Nền kinh tế thế giới và toàn cầu hóa kinh tế đã và đang trải qua một thách
thức nghiêm trọng là cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu.


Cuộc khủng hoảng đã làm bộc lộ những rủi ro khó lường trong sự phát triển
thiếu bền vững của nền kinh tế toàn cầu và của các nền kinh tế quốc gia, từ
những nền kinh tế phát triển nhất, nơi các công ty bất chấp rủi ro chạy theo lợi
nhuận tối đa, cho đến những nền kinh tế đang phát triển lệ thuộc quá nhiều vào
xuất khẩu và đầu tư nước ngoài. Cuộc khủng hoảng một lần nữa đặt ra yêu cầu
đối với vấn đề hội nhập bền vững và phối hợp hiệu quả giữa các quốc gia để đối
phó với những thách thức kinh tế toàn cầu cầu khi các giải pháp ở tầm quốc gia
đã trở nên lỗi thời còn các giải pháp ở quy mô toàn cầu đang tỏ ra mới chỉ là sơ
khai.
Việt Nam đã bỏ mất nhiều cơ hội do môi trường pháp lý chậm cải thiện, kéo
dài chính sách đối xử phân biệt với nước ngoài và chính sách công nghiệp
không rõ ràng, thay đổi thường xuyên. Chưa kể, chúng ta còn phải đối mặt với
những nguy cơ khi lệ thuộc quá nhiều vào một nền kinh tế.
Trình độ phát triển kinh tế còn chênh lệch khá nhiều so với các nước . Hệ
thống pháp luật còn nhiều thiếu sót chưa đồng bộ, và có nhiều điểm không phù
hợp với thông lệ quốc tế. Trình độ quản lí còn yếu kém, kinh nghiệm làm ăn
theo cơ chế thị trường không cao, cùng với trình độ công nghệ còn lạc hậu,
trình độ chuyên môn của người làm còn chưa cao.
Do môi trường pháp lý chậm cải thiện, kéo dài chính sách đối xử phân biệt
với nước ngoài và chính sách công nghiệp không rõ ràng, thay đổi thường
xuyên. Dòng chảy vốn đầu tư trực tiếp đã đổ sang các tỉnh ven biển Trung
Quốc, sau đó kéo theo hàng chục vạn doanh nghiệp nhỏ và vừa đến đầu tư hình
thành những cụm công nghiệp lớn ở vùng này.
54789:8/ S6&J !:"#K%&'8(K)
Năng lực công nghiệp hạn chế khiến Việt Nam đang đứng trước thách thức
lớn về cái gọi là “J !:"#K%&'8(K)”
1#!&T:U&J !
Bối cảnh kinh tế thế giới thời kỳ hậu khủng hoảng và sự tiến triển
chậm trễ của quá trình tự do hóa thương mại đa phương đang tạo điều kiện cho
các thỏa thuận tự do hóa thương mại song phương và khu vực (FTA) tiếp tục

bùng nổ, trở thành tâm điểm của toàn cầu hóa kinh tế và HNKTQT. Xen lẫn với
các quá trình hội nhập đa phương, sự bùng nổ này đang đưa thế giới đến một
“cấu trúc ma trận” các FTA trên nhiều phương, nhiều tuyến và nhiều cấp độ,
tạo ra nhiều cơ hội và sức ép cho các nền kinh tế.
Dường như thách thức đang lớn hơn khi phân tích riêng trường hợp
Việt Nam với tư cách là thành viên tham gia ký kết các hiệp định tự do mậu
dịch giữa ASEAN và Trung Quốc (ACFTA). Việt Nam có nghĩa vụ phải cắt bỏ
dần hàng rào thuế quan đối với nhóm hàng hóa thông thường theo 8 giai đoạn
kể từ ngày 1/1/2005 đến ngày 1/1/2015. Đến thời điểm tháng 4/2010, lộ trình
cắt giảm đã trải qua 5 giai đoạn, số chủng loại hàng áp thuế còn lại rất ít.
Đặc biệt hiện nay cơ cấu mậu dịch giữa Việt Nam và Trung Quốc có
tính chất bắc nam, nghĩa là quan hệ giữa nước tiên tiến và nước chậm tiến,
trong đó Việt Nam xuất khẩu nguyên liệu thiên nhiên kể cả sản phẩm sơ chế và
nhập khẩu hàng công nghiệp.
Vấn đề nằm ở chỗ, thâm hụt mậu dịch trong quan hệ thương mại giữa
Việt Nam với Trung Quốc ngày càng tăng, cơ cấu hàng Việt Nam xuất khẩu
sang Trung Quốc chủ yếu là nông lâm và khoáng sản. “Điều này tương phản
với trường hợp của các nước ASEAN khác khi các thành viên ban đầu của
ASEAN như Thái Lan, Malaysia, Philippine xuất khẩu chủ yếu hàng công
nghiệp sang Trung Quốc”, hiệu quả cắt giảm thuế quan đối với kích thích xuất
khẩu của Việt Nam là không cao.
Như vậy khi thực hiện hoàn toàn lộ trình đã cam kết trong ACFTA,
các ngành công nghiệp liên quan đến ô tô, tơ sợi, dệt vải… của Việt Nam sẽ
chịu thách thức rất lớn, thậm chí là nguy cơ phá sản khi lý do các ngành này tồn
tại được là nhờ mức thuế quan cao.
Đáng lo ngại là cơ cấu về lợi thế so sánh của Việt Nam (vốn đang bất
lợi khi Việt Nam chủ yếu xuất thô) sẽ khó thay đổi nếu không có một chiến
lược và kế hoạch hành động cụ thể.
“Nguyên nhân dẫn đến sự yếu kém trong năng lực xuất khẩu của Việt
Nam là do những hạn chế về sức cạnh tranh của công nghiệp, chất lượng doanh

nghiệp tư nhân cũng như những yếu kém của thị trường các yếu tố sản xuất, nỗ
lực thúc đẩy xuất khẩu và đặc biệt là năng lực xây dựng và thi hành chính sách
phát triển còn kém hiệu quả”, nếu không được tháo gỡ kịp thời, sẽ tiếp tục làm
khó cho năng lực cạnh tranh quốc tế của công nghiệp Việt Nam trong bối cảnh
kinh tế khu vực Đông Á hiện đang nổi lên sự trỗi dậy của Trung Quốc với nền
công nghiệp đang phát triển mạnh mẽ cả về quy mô cũng như tốc độ và quá
trình tự do hóa mậu dịch và đầu tư hình thành theo xu hướng hợp nhất khu vực.
Cũng phải nói thêm là các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu của
Việt Nam có tỷ lệ nhập nguyên liệu phục vụ hàng xuất khẩu từ Trung Quốc khá
lớn, và tỷ giá linh hoạt của Trung Quốc sẽ khiến cho các doanh nghiệp nhập
khẩu hàng từ thị trường này gặp khó khăn hơn.
54789:8/ S6&J !8'#0'".8/#01J 20'R
1#!&T:U&J !
Theo các chuyên gia kinh tế, thuật ngữ bẫy TNTB,dùng để chỉ tình
trạng các quốc gia đã thoát nghèo nhờ may mắn, nhờ các nguồn tài nguyên và
các lợi thế sẵn có ban đầu nhưng sau đó bị kẹt lại ở mức thu nhập trung bình mà
không thể tiếp tục giàu lên vì mất dần các lợi thế sẵn có trong khi thiếu nỗ lực
bứt phá. Lịch sử đã cho thấy nhiều nước châu Á, châu Phi và Nam Mỹ có thể
chuyển từ mức thu nhập thấp lên TNTB nhưng khó tiến đến mức thu nhập cao.
Ngay tại Đông Nam Á, bế tắc hiện nay của các nước như Thái Lan, Philíppin và
Malaixia trong việc thoát khỏi tình trạng là nước luẩn quẩn ở mức TNTB để trở
thành nước có thu nhập cao là một bằng chứng rõ nét về bẫy TNTB.
“ !8'#0'".8/#01J20'” là khái niệm chỉ tình trạng một quốc gia
thoát nghèo gia nhập vào nhóm nước có thu nhập trung bình nhờ có nguồn tài
nguyên và những lợi thế ban đầu nhất định (như nguồn nhân lực giá rẻ). “Bẫy
thu nhập trung bình” xảy ra khi một nước bị mắc kẹt tại mức thu nhập trung
bình nhiều thập kỷ mà vẫn không vượt qua được ngưỡng đó để trở thành quốc
gia phát triển dựa trên năng suất và đổi mới.
Đối với Việt Nam, kể từ khi chính thức trở thành nước có mức thu nhập
trung bình thấp năm 2009, lo ngại rơi vào bẫy TNTB giống như nhiều quốc gia

khác trên thế giới đang trở thành vấn đề đặt ra. Cũng giống như các nước đang
vùng vẫy trong bẫy TNTB, thành tựu kinh tế mà Việt Nam đạt được trong
những năm gần đây là đáng khích lệ, nhưng chủ yếu dựa vào FDI, ODA, tài
nguyên thiên nhiên, các dự án lớn, sự phát triển của thị trường chứng khoán, thị
trường bất động sản cũng như lợi ích ban đầu từ tư nhân hóa, tự do hóa và xu
thế hội nhập quốc tế.
Nền sản xuất vẫn dựa nhiều vào lợi thế về giá nhân công rẻ nhưng thiếu
trình độ; phần lớn là lắp ráp, gia công đơn giản do thiếu công nghệ hoặc phụ
thuộc công nghệ nước ngoài, nên không tạo được giá trị gia tăng đáng kể. Tại
thời điểm này, Việt Nam mới chỉ đạt mức TNTB thấp (1.200 USD trong năm
2010) nên nguy cơ rơi vào bẫy TNTB chưa thực sự hiển hiện. Tuy nhiên theo
đánh giá của giới nghiên cứu, với nền tảng và các đặc điểm phát triển cơ bản
giống như các nước đi trước nhưng đang luẩn quẩn trong bẫy TNTB, Việt Nam
khó tránh khỏi cái bẫy này sau 10-15 năm nữa nếu từ bây giờ không nỗ lực tạo
ra những đột phá trong phát triển các nguồn lực cần thiết cho tăng trưởng có
chất lượng và phát triển bền vững.
Một thực tế chúng ta có thể thấy là hàng công nghiệp của Trung Quốc
đang tràn ngập thị trường Việt Nam, nhập siêu từ Trung Quốc cao ở mức dị
thường, vừa gây bất ổn kinh tế vĩ mô vừa cản trở khả năng chuyển dịch cơ cấu
công nghiệp của Việt Nam. Đặc biệt hiện nay cơ cấu mậu dịch giữa Việt Nam
và Trung Quốc có tính chất Bắc - Nam, nghĩa là một quan hệ mậu dịch giữa
nước tiên tiến và nước chậm tiến, trong đó Việt Nam xuất khẩu nguyên liệu
thiên nhiên kể cả sản phẩm sơ chế và nhập khẩu hàng công nghiệp.
Nhìn Việt Nam trong bối cảnh của vùng Đông Á, ta thấy thành quả phát
triển của mình còn rất khiêm tốn. Từ khi có đổi mới đến nay, khoảng cách phát
triển giữa Việt Nam so với Thái Lan chẳng hạn có rút ngắn nhưng không đáng
kể (GDP đầu người theo giá trị thực của Thái Lan gấp gần 5 lần Việt Nam vào
năm 1984 đến năm 2008 cũng còn tới 4 lần) và so với Trung Quốc thì khoảng
cách ngày càng mở rộng (GDP đầu người của Trung Quốc chỉ hơn Việt Nam
30% vào năm 1984 nhưng vào năm 2008 Trung Quốc cao gấp 3 lần Việt Nam).

Rõ ràng ở đây có vấn đề hiệu suất phát triển, có khả năng bỏ lỡ các cơ
hội mà nguyên nhân sâu xa nằm ở cơ chế, ở sự chậm hoàn thiện cơ chế thị
trường, ở năng lực nắm bắt cơ hội, và việc thực thi các chính sách, vì các điều
kiện về bối cảnh khu vực và cơ hội phát triển Việt Nam không bất lợi so với các
nước lân cận.
Trong lịch sử kinh tế thế giới, rất ít nước đã vượt qua cái bẫy này. Về
mặt lý luận cái bẫy nầy cũng đã được chứng minh, khả năng Việt Nam sa vào
bẫy thu nhập trung bình rất cao.
'M&'8'N&+,P'VP'W08/S6&J !8'#0'".8/#01J20' :
“ !8'#0'".8/#01J20'” sẽ khiến cho sức ép từ dân số già hóa ngày
càng lớn khi chi tiêu cho y tế và an sinh xã hội ngày càng tăng nhanh.
Nguyên nhân của tình trạng vướng vào bẫy trung bình được mô tả như
là sự suy giảm hiệu quả vốn đầu tư sau quá trình kích thích tăng trưởng; tiếp tục
tình trạng của một nền kinh tế gia công, sự phân hóa thu nhập dẫn đến phân cực
và bất ổn.
Quá trình phát triển từ thu nhập thấp đến thu nhập trung bình, bản thân
nó cũng ngầm chứa nhiều yếu tố là nguyên nhân để một nước rơi vào bẫy trung
bình. Đó là sự hủy hoại môi trường sống phải mất nhiều nguồn lực và thời gian
khắc phục, sự thay đổi môi trường xã hội dễ tạo ra những xung đột; sự tự tin
thái quá của các tầng lớp dẫn dắt đến thành công, tâm lý đòi tưởng thưởng công
trạng biểu hiện ở nhu cầu hưởng thụ sớm.
Ở Việt Nam nổi lên là vấn đề khó khăn phát triển nguồn nhân lực, Sự
mơ hồ trong các mục tiêu quốc gia về phát triển nguồn nhân lực đặc biệt cho
khu vực công nghiệp. Đào tạo phổ biến ngành khoa học máy tính, tài chính,
quản trị kinh doanh, tiếng nước ngoài là đối tượng ưa thích trong số các sinh
viên. Sự thiếu quan tâm đến nguồn nhân lực kỹ thuật tương ứng và đào tạo nhân
lực kỹ thuật công nghiệp, tầm nhìn ngắn; và người công nhân, thích tiền lương
cao hơn – lợi ích lớn hơn ngày hôm nay chứ không phải là năng lực kỹ thuật,
phấn đấu cao hơn trong thời gian dài, dẫn đến sự nhảy việc mà không khuyến
khích các công ty đào tạo.

Khó khăn trong việc thiết kế cấu trúc và cơ chế khuyến khích, phát huy
tính sáng tạo trong các nhà máy; trong lao động quốc gia và thị trường công
nghệ để khuyến khích, khen thưởng thành tích học tập xuất sắc. Khó khăn trong
nhu cầu và cung ứng lao động công nghiệp, việc kết hợp giáo trình trong trường
học với nhu cầu cụ thể của các công ty sử dụng sinh viên tốt nghiệp.
Vấn đề cũng đang xuất hiện là tình trạng thiếu hụt lao động. Việc tuyển
dụng lao động đã trở nên hết sức khó khăn không chỉ với lao động kỹ thuật mà
cả với lao động giản đơn. Sức ép tăng lương ngày càng gia tăng khiến Việt Nam
gặp khó khăn trong cạnh tranh về các hàng hóa xuất khẩu ở phân khúc chi phí
thấp…Điều này cũng tiềm ẩn khả năng các nhà đầu tư sẽ tìm đến các nước có
nguồn lao động rẻ hơn, trong khi chúng ta vẫn chưa thể có được nguồn nhân lực
có trình độ kỹ thuật cao để tiếp cận phân khúc cao hơn trong chuỗi giá trị.
Để tránh rơi vào, cũng như bước qua “bẫy thu nhập trung bình” cùng
với những yếu tố lợi thế, Việt Nam cần cải thiện nâng cao vốn con người, thu
hút nguồn lực – chất xám từ bên ngoài tránh chảy máu nguồn nhân lực, cải
thiện mỗi trường kinh doanh, kích thích đầu tư, thu hút vốn – công nghệ, chính
sách ổn định, tầm nhìn dài hạn, kế hoạch hoạt động. Cụ thể hơn, đào tạo NNL
chất lượng cho quá trình CNH-HĐH, định hướng tập trung phát triển ngành
công nghiệp mũi nhọn, phát triển ngành công ngiệp phụ trợ, công nghiệp chế
biến, thu hút FDI-ODA có tính chọn lọc chiến lược, tạo môi trường đầu tư hấp
dẫn, khuyến khích phát triển khu vực tư nhân, khuyến khích nghiên cứu – phát
triển và áp dụng công nghệ mới.
X
Việt Nam để tránh rơi vào, cũng như bước qua được hai cái bẫy đó là
“bẫy thu nhập trung bình” và “bẫy mậu dịch tự do” cùng với những yếu tố lợi
thế, Việt Nam cần cải thiện nâng cao vốn con người, thu hút nguồn lực – chất
xám từ bên ngoài tránh chảy máu nguồn nhân lực, cải thiện mỗi trường kinh
doanh, kích thích đầu tư, thu hút vốn – công nghệ, chính sách ổn định, tầm
nhìn dài hạn, kế hoạch hoạt động. Cụ thể hơn, đào tạo nguồn nhân lực chất
lượng cho quá trình công nghiệp hóa-hiện đại hóa, định hướng tập trung phát

triển ngành công nghiệp mũi nhọn, phát triển ngành công ngiệp phụ trợ, công
nghiệp chế biến, thu hút FDI-ODA có tính chọn lọc chiến lược, tạo môi trường
đầu tư hấp dẫn, khuyến khích phát triển khu vực tư nhân, khuyến khích nghiên
cứu – phát triển và áp dụng công nghệ mới và mở rộng quan hệ hợp tác với các
nước.Qua đó việt Nam cần phải nắm rõ và đánh giá về nguy cơ về hai cái bẫy
trên là cần thiết và tất yếu để phát triển trong một thế giới toàn cầu hoá đối với
nền kinh tế việt nam ngày càng phát triển thì đây là một quá trình đan xen của
những cơ hội và nguy cơ cho thấy nước ta ngày càng chứng tỏ vị thế của mình
so với các nước khác.

×