Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

kiến nghị tạm dừng chiến thuật cổ phần hoá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (595.93 KB, 12 trang )


Kiến nghị tạm dừng chiến thuật cổ phần hoá


NCS. ThS. Phạm Long, Giảng viên Khoa Ngân hàng-Tài Chính, Đại học Kinh tế Quốc dân;
Kinh tế trưởng, Công ty tài chính BIDV

ThS. Phạm Ngọc Lan, Giảng viên Khoa Kế toán-Tài chính, Đại học Lao động Xã hội

“Cổ phần hoá đã diễn ra được 18 năm và thị trường chứng khoán đã hoạt động được 10 năm, nhưng
có vẻ như sự vận hành hai quá trình này vẫn tiếp tục chưa trở thành đáp án tối ưu cho những trăn trở
của nhau”. Phạm Long

"Chúng toàn ăn cắp, ăn cắp và ăn cắp. Cái gì cũng ăn cắp cả. Song, hãy cứ để cho chúng ăn cắp. Đến
khi chúng trở thành chủ nhân, chúng sẽ biết thế nào là quản lý cho đàng hoàng". Anatoly Chubais,
Chủ tịch Uỷ ban công sản Nga năm 1992

Tóm lược: Trên phương diện học thuật và thực tiễn vẫn tồn tại những tranh luận gay gắt về sự khác biệt
giữa cổ phần hoá và tư nhân hoá trong tiến trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam.
Bên cạnh đó cũng tồn tại nhiều nghịch lý trong quá trình cổ phần hoá. Tuy nhiên, nổi bật lên trên tất cả
là vai trò chưa được phát huy của người lao động trước và sau cổ phần hoá, và một số trường hợp “hô
biến” tài sản nhà nước dựa trên tình trạng tham ô, móc ngoặc của một bộ phận không nhỏ các quan
chức, lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước và những người thân của họ. Trên cơ sở tóm lược những vấn đề
nổi cộm trong quá trình cổ phần hoá ở Việt Nam, cùng với việc phân tích những hệ quả của chủ nghĩa
Chubais trong cổ phần hoá ở Nga những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước, các tác giả của bài viết
này mạnh dạn đề nghị Chính phủ nên tạm dừng chiến thuật tiến trình cổ phần hoá để làm rõ những nội
dung cụ thể sau: (i) Đâu là sự khác biệt về mặt bản chất giữa cổ phần hoá và tư nhân hoá; (ii) Vai trò và
lợi ích của người lao động trước, trong và sau cổ phần hoá; (iii) Làm thế nào để có một thiết chế pháp
luật đủ mạnh để đảm bảo quá trình cổ phần hoá, đặc biệt là việc định giá tài sản, vốn nhà nước diễn ra
lành mạnh, tuân thủ đúng pháp luật. Cuối cùng, các tác giả đề ra những gợi ý mang tính xây dựng giải
pháp trong việc ngăn chặn bóng ma của chủ nghĩa Chubais có thể xuất hiện ở Việt Nam.




















I. Tranh luận triền miên về sự khác biệt giữa cổ phần hoá và tư nhân hoá

* Quan điểm của nhà nghiên cứu Lê Hữu Nghĩa

Theo nhà nghiên cứu Lê Hữu Nghĩa – người nghiên cứu chủ nghĩa Mác – Lê Nin dưới giác độ
kinh tế, sự xuất hiện công ty cổ phần được đánh giá là bước tiến lịch sử từ sở hữu tư nhân lên sở hữu
tập thể của các cổ đông. Ở Việt Nam, tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước hay xây dựng các
công ty cổ phần mới thực chất không phải là tư nhân hoá mà là sự thình thành các doanh nghiệp đa sở
hữu mà ở đó các thành phần kinh tế đều có thể tham gia kinh doanh, hợp tác cùng chia sẻ trách nhiệm,
chia sẻ rủi ro và cùng hưởng lợi trong điều kiện có Đảng Cộng Sản lãnh đạo, Nhà nước xã hội chủ
nghĩa quản lý.
Hiện tại, ở Việt Nam, có hai xu hướng hình thành nên các công ty cổ phần: (1) các công ty cổ

phần do các cổ đông là chủ sở hữu vốn tư nhân lập lên căn cứ theo Luật doanh nghiệp; (2) các công ty
cổ phần được hình thành từ những doanh nghiệp nhà nước trong tiến trình cổ phần hoá. Mục tiêu căn
bản và cốt lõi của tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước đã được Đảng ta xác định cụ thể là
phương tiện để đạt được các mục tiêu kinh tế vĩ mô và đồng thời nâng cao vai trò và hiệu quả kinh
doanh của doanh nghiệp sau cổ phần hoá. Cụ thể:
+ Doanh nghiệp nhà nước phải được sắp xếp và cơ cấu lại sao cho đạt hiệu quả kinh doanh cao
hơn, có tính cạnh tranh cao hơn, có đóng góp đáng kể hơn vào chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước theo định hướng Xã hội chủ nghĩa.
+ Các doanh nghiệp nhà nước phải tiến tới đóng một vai trò quan trọng trong việc sản xuất và
cung cấp một danh mục hiệu quả các sản phẩm, dịch vụ công ích cần thiết cho nhu cầu phúc lợi xã hội
và nhu cầu xây dựng nền an ninh, quốc phòng vững mạnh cho đất nước.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 (khoá IX) đã cụ thể hoá các vấn đề trong tiến trình cổ phần
hoá doanh nghiệp nhà nước trên cơ sở khẳng định vững chắc rằng: xúc tiến mạnh hơn nữa việc cổ phần
hoá các doanh nghiệp nhà nước mà Nhà nước xét thấy không cần nắm giữ 100% vốn. Động thái này
được xem là khâu quan trọng trong chiến lược nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp nhà nước thông qua tiến trình cổ phần hoá.
Thực tế cho thấy rằng nếu tiến trình cổ phần hoá được thực hiện nghiêm túc và đúng pháp luật
ở các doanh nghiệp nhà nước thì sẽ giải quyết được ba vướng mắc, đó là:
+ Tình trạng tài sản thuộc sở hữu Nhà nước nhưng thực chất được xem như vô chủ, thờ ơ ở
những doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả. Hơn nữa, những tài sản đó thật là lãng phí xét về giá trị sử
dụng nếu Nhà nước thấy không cần phải nắm giữ 100% mức sở hữu thông qua các tài sản đó ở một số
doanh nghiệp.
+ Về cơ chế quản lý và phương thức quản trị kinh doanh như quản trị nguồn nhân lực, quản trị
Marketing, quản trị tài chính và quản trị chiến lược; về quyền lực và vị trị của hội đồng quản trị trong
tương quan với chức năng điều hành của ban giám đốc; về phát huy quyền làm chủ và tính sáng tạo của
tập thể những người lao động và các cổ đông.
+ Về tạo cơ chế, động lực và những điều kiện thuận lợi cho các công ty cổ phần (được xây
dựng mới theo luật doanh nghiệp và được hình thành trong tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà
nước) – những doanh nghiệp đa sở hữu, trong đó Nhà nước có thể nắm giữ cổ phần chi phối hoặc
không chi phối.

Chủ trương của Đảng trong việc đẩy mạnh tiến trình cổ phần hoá một bộ phận doanh nghiệp
nhà nước đã được khẳng định rõ ràng như sau: cổ phần hoá không phải là tư nhân hoá. Tuy nhiên,
chính sự khác biệt về quá trình trên bước đường hình thành các công ty cổ phần trong thực tiễn cải
cách, sắp xếp doanh nghiệp nhà nước ở nước ta đã làm cho một bộ phận công chúng lầm tưởng rằng cổ
phần hoá doanh nghiệp nhà nước là tư nhân hoá. Nhận thức này tồn tại lâu dài trong một bộ phận công
chúng cùng với những vướng mắc và thiếu sót, lệch lạc trong thực tiễn của quá trình cổ phần hoá đang
có tác động tiêu cực và không thuận lợi đến kết quả của chính quá trình cổ phần hoá.

Cũng cần phải nhận thức rằng tiến trình cổ phần hoá một số doanh nghiệp nhà nước được xem
là tiến trình chuyển đổi một bộ phận thuộc sở hữu xã hội, sở hữu toàn dân thành đa sở hữu, nhưng về
bản chất đây là một trong những nội dung quan trọng của quá trình hoàn thiện quan hệ sản xuất cho
phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Nói một cách cụ thể thì tiến trình cổ
phần hoá là một bước tiến trong việc định hình cơ chế quản trị công ty cổ phần với kỳ vọng phát huy
đầy đủ tiềm năng và trách nhiệm của người lao động, cổ đông và hội đồng quản trị; vừa bảo đảm quản
lý một cách dân chủ, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản và vốn của doanh nghiệp mà trong đó Nhà
nước có thể không nắm giữ, nắm giữ không chi phối hoặc chi phối các cổ phần.
Từ hình thức sở hữu dưới dạng Nhà nước (một chủ) đối với tài sản của doanh nghiệp thì sau khi
chuyển sang công ty cổ phần hình thức này sẽ chuyển sang hình thức mới là đa sở hữu. Tuy nhiên, tựu
trung lại cũng chỉ có một số biểu hiện cụ thể sau:
+ Việc tiến hành cổ phần hoá trong đó nhà nước tham gia nắm giữ cổ phần như giữ nguyên giá
trị của doanh nghiệp, đồng thời huy động thêm vốn bằng cách phát hành cổ phiếu; hoặc vừa bán một
phần tài sản, vừa phát hành thêm cổ phiếu.
+ Tiến hành bán một phần hoặc toàn bộ tài sản của doanh nghiệp dưới hình thức bán cổ phiếu.
+ Tiến hành cổ phần hoá một bộ phận của doanh nghiệp tuỳ theo đặc thù của hoạt động sản
xuất kinh doanh; cổ phần hoá một công ty hoặc một tổng công ty.
Những dạng thức trong tiến trình cổ phần hoá nêu trên có đặc điểm là Nhà nước nắm giữ cổ
phần khống chế hoặc không nắm giữ cổ phần khống chế, hoặc không cần nắm giữ cổ phần.
+ Loại hình doanh nghiệp cổ phần hoá mà Nhà nước lấy lại toàn bộ vốn bằng cách bán toàn bộ
doanh nghiệp cho người lao động và các nhà đầu tư.
Xét về mặt bản chất thì dù được tiến hành dưới hình thức nào, việc chuyển doanh nghiệp nhà

nước sang công ty cổ phần là nhằm mục tiêu tạo ra các doanh nghiệp đa sở hữu, trong đó có sở hữu
thực sự và phát huy vai trò của người lao động, từ đó tạo ra quyền làm chủ đích thực của họ đối với
doanh nghiệp. Khi người lao động có lợi ích thiết thực và gắn với quá trình phát triển của doanh nghiệp
thì sự giám sát tập thể đối với quá trình sản xuất kinh doanh sẽ được tăng cường và chính quá trình này
cũng tạo ra cơ chế phân phối hài hoà giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người lao động. Với nền tảng
gắn kết đó thì rõ ràng hiệu quả kinhdoanh và sức cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ có điều kiện thuận lợi
để củng cố một cách đáng kể. Trong tương lai khi công ty cổ phần với hình thức sở hữu cổ phiếu trở
nên phổ biến trong xã hội, thì vai trò làm chủ của người lao động đối với vốn và tư liệu sản xuất khác
dưới hình thức tham dự cổ phiếu sẽ phát huy được vai trò trong việc khắc phục những hạn chế cố hữu
của hình thức sở hữu toàn dân theo kiểu vô chủ như đã và đang diễn ra.
Toàn bộ phân tích trên cho thấy xét về mặt lý luận, hoàn toàn có thể chứng minh được rằng
toàn bộ nội dung và bản chất của tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở nước ta không phải là
quá trình tư nhân hoá. Việc tiến hành cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước chủ yếu là tạo động lực
cho Nhà nước tập trung nắm giữ những ngành, những lĩnh vực then chốt của nền kinh tế, cũng như
những lĩnh vực mà khu vực kinh tế tư nhân không thể hoạt động hiệu quả được.

* Quan điểm khác

Bên cạnh quan điểm trên, cũng có một số quan điểm rất đáng chú ý. Chẳng han, theo ông Đặng
Như Lợi – Phó chủ nhiệm uỷ ban các vấn đề xã hội cho rằng “82% vốn nhà nước trong doanh nghiệp,
chủ yếu nằm ở các tập đoàn, tổng công ty vẫn chưa được cổ phần hoá. Các doanh nghiệp đã cổ phần
hoá đều là những doanh nghiệp bé tí, làm ăn lỗ và nhà nước vẫn nắm 50% cổ phần. Người lao động có
chăng cũng chỉ nắm giữ tỷ lệ rất nhỏ vốn trong doanh nghiệp, vậy thì có tư nhân hoá hết cũng chả sao.
Vấn đề chính là chúng ta không quản được DNNN trước và trong quá trình cổ phần hoá”. “Người lao
động chỉ được mua không quá 100 cổ phần với mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu cho mỗi năm công tác.
Nếu công tác 20 năm, được mua 20 triệu đồng, lợi tức doanh nghiệp bình quân 13% thì chỉ được 2,6
triệu đồng/năm thì thu nhập từ cổ tức của họ không nhiều so với tiền lương. Họ không mặn mà, tập thể

người lao động cũng không thực sự có quyền làm chủ khi vốn cổ phần của họ chỉ chiếm từ 11% đến
15% vốn điều lệ” – Ông Phùng Quốc Hiển – Chủ nhiệm uỷ ban tài chính ngân sách. “Theo các phân

tích, số cổ phần mà người lao động được mua không đáng đồng tiền bát gạo nên tỷ lệ bán “lúa non”
trước khi cổ phần hoá là không nhỏ. Đây là điều kiện để các đầu nậu dễ dàng gom cổ phiếu ưu đãi của
người lao động. Nói không tư nhân hoá cũng chỉ là nói tránh thôi chứ thực chất nó là tư nhân hoá” –
Ông Trần Đình Đàn – Chủ nhiệm văn phòng quốc hội.

* Quan điểm của tác giả

Một quan điểm nữa đại diện cho rất nhiều học giả nghiên cứu về cổ phần hoá trong đó có các
tác giả của bài viết này. Ví dụ, theo tác giả Phạm Long bản chất của tư nhân hoá là chuyển sang tư
nhân hay những cá nhân cụ thể làm chủ doanh nghiệp, Nhà nước không có vai trò cơ bản nào trong
hoạt động quản trị của doanh nghiệp và cũng không có vai trò sở hữu nào đối với đồng vốn của doanh
nghiệp. Tuy nhiên, tác giả cũng chưa thực sự hiểu sự khác biệt giữa cổ phần hoá và tư nhân hoá được
thể hiện cụ thể như thế nào.

II. Những nghịch lý trong tiến trình cổ phần hoá

Theo PGS.TS Nguyễn Văn Nam – nguyên thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng – thì quá
trình cổ phần hoá ở Việt Nam dù đang được xúc tiến mạnh nhưng vẫn đang tồn tại 3 nghịch lý cơ bản
sau.

1. Nghịch lý thứ nhất

Nghịch lý thứ nhất có thể khẳng định ngay rằng đó chính là nghịch lý trong tư duy. Hầu như tồn
tại một thực tế rằng những doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thường làm ăn không hiệu quả. Chính vì
vậy, muốn các doanh nghiệp này tốt lên, muốn tài sản thuộc sở hữu nhà nước không bị thất thoát, rõ
ràng không còn cách nào khác là phải tiến hành đổi mới, cải cách. Có rất nhiều hình thức và cơ chế tiến
hành đổi mới, cải cách đã được thực hiện, tuy nhiên hiệu quả rất thấp và ở dưới mức kỳ vọng như
mong muốn. Cho đến bây giờ chúng ta chỉ còn nhận ra một con đường đó là phải tiến hành cổ phần hoá
mới cứu được các doanh nghiệp nhà nước, cứu được nguồn vốn và tài sản của Nhà nước, tiếp thêm nội
lực và sự năng động cho nền kinh tế quốc dân.

Mặc dù tiến trình cổ phần hoá đang diễn ra nhưng sự thật phũ phàng rằng cổ phần của Nhà
nước đang được bán cho những cá nhân, những tổ chức của một nhóm cá nhân nhưng chúng ta lại đang
cố biện hộ rằng cổ phần hoá không phải là tư nhân hoá. Ở đây một câu hỏi quan trọng được đặt ra đó là
cổ phần hoá là chuyển quyền sở hữu của nhà nước sang ai? Thật khó để trả lời thấu đáo cho câu hỏi
này. Chính vì vậy, cũng nên thừa nhận rằng trong cổ phần hoá có một phần là tư nhân hoá. Nếu chúng
ta không chấp nhận sự thật khách quan này, tiến trình cổ phần hoá sẽ trở nên gượng gạo dẫn tới nhiều
nơi không thống nhất cách làm và tình trạng có địa phương hô hào về chủ trương nhưng khi tiến hành
cổ phần hoá thì lại hạn chế.

2. Nghịch lý thứ hai

Nghịch lý thứ hai đó là mục tiêu cơ bản của tiến trình cổ phần hoá là để tăng khả năng huy động
vốn cho doanh nghiệp nhưng chúng ta lại hạn chế quyền góp vốn của người dân với tỷ lệ cố định ở
mức thấp. Bên cạnh những doanh nghiệp nhà nước có vai trò quan trọng về quốc kế dân sinh thì còn
một bộ phận không nhỏ các doanh nghiệp không có tính chất quan trọng và nhạy cảm về lĩnh vực an
ninh quốc phòng, cũng không nằm trong hệ thống ngân hàng, tuy nhiên các cơ quan chủ quản doanh

nghiệp hoặc bản thân ban lãnh đạo doanh nghiệp vẫn không cho bán quá 49% vốn để giữ quyền lãnh
đạo và những lợi ích thuộc về cá nhân.
Tài sản và vốn chính là thực lực và sức mạnh của Nhà nước. Tài sản và vốn này không phải là
để lan tràn khắp mọi nơi với mục tiêu chi phối từng tế bào A, B, C, D, E, F…trong xã hội, mà chỉ nên
huy động và tập trung ở một số điểm mấu chốt và “mạch máu” quan trọng trong nền kinh tế nhằm mục
tiêu định hướng. Cũng phải nhìn nhận một cách khách quan rằng việc định hướng không có nghĩa là
phải nắm tất, nắm thật nhiều trong mọi lĩnh vực. Đó là kiểu tư duy cổ điển và không phù hợp với thực
trạng phát triển kinh tế hiện nay.
Nếu quả thật chúng ta muốn định hướng nền kinh tế tiến tới một nền kinh tế tri thức thì phải
đầu tư cho các ngành công nghệ cao với hàm lượng chất xám lớn, chứ không phải dừng lại ở các khẩu
hiệu, để rồi vẫn “ôm khư khư” các doanh nghiệp kiểu như doanh nghiệp phích nước, màn tuyn, bông
sợi…Làm như vậy, quả thực thế và lực vừa phân tán vừa không hiệu quả.


3. Nghịch lý thứ ba

Nghịch lý thứ ba có lẽ bắt nguồn từ hai nghịch lý trên, hay nói cách khác xuất phát từ thói quen
cố hữu là muốn giữ cổ phần chi phối. Một trong những mục tiêu cơ bản trong tiến trình cổ phần hoá là
để thay đổi cơ chế quản lý doanh nghiệp, nhưng thực tế cho thấy rằng với cách làm theo kiểu duy trì cổ
phần chi phối thì doanh nghiệp về mặt cơ bản vẫn duy trì toàn bộ cơ chế điều hành cũ. Ví dụ, ở một số
nơi, ông giám đốc doanh nghiệp thua lỗ hơn chục năm liên tiếp, sau đó cổ phần hoá vẫn được đại diện
sở hữu nhà nước, tiếp tục làm giám đốc.
Rõ ràng sau cổ phần hoá nếu toàn bộ đội ngũ lãnh đạo cũ của doanh nghiệp vẫn được giữ
nguyên, thì nó sẽ tạo ra tình trạng “mới không ra mới, cũ không ra cũ”. Mặc dù cổ phần hoá rồi nhưng
cơ chế quan liêu, tinh thần ỷ lại, mệnh lệnh hành chính cố hữu trong thời gian dài có thay đổi được
cũng chỉ là không đáng kể. Bên cạnh đó, chỗ dựa vững chắc từ Nhà nước nay không còn, chính vì vậy
nhiều công ty cổ phần hoá xong lại rơi vào tình trạng làm ăn thua lỗ hơn. Trong những trường hợp như
thế này, thường là ông giám đốc cũ lên làm chủ tịch hội đồng quản trị, ông trưởng phòng kế toán thân
cận được cất nhắc lên ghế giám đốc. Hệ quả là dù các cổ đông có năng động, có đặt mục tiêu cao bao
nhiêu, thì doanh nghiệp vẫn không thể có bước ngoặt quyết định về hiệu quả sản xuất kinh doanh.

4. Thiệt hại lớn

Trong thời gian đầu của quá trình cổ phần hoá, các doanh nghiệp được quyền tiến hành hoạt
động định giá, sau đó cơ chế này được thay đổi bằng một hội đồng định giá. Tuy nhiên, có vẻ như đang
tồn tại rất nhiều vấn đề liên quan đến công tác định giá, thậm chí nhiều vấn đề liên quan tới móc ngoặc
và tham nhũng. Hậu quả là thất thoát tài sản lớn. Cho đến thời điểm hiện tại, tổn thất từ tài sản và vốn
nhà nước còn có xu hướng gia tăng vì thực chất chúng ta chưa mạnh dạn nói không với những quy định
mang nặng tính đạo đức. Rõ ràng khái niệm rẻ hay đắt không phải là một phạm trù đạo đức mà nó là
phạm trù mang tính thị trường. Hiện tại, chúng ta vẫn quy định phải bán cổ phần với giá ưu đãi cho
người lao động, cho lãnh đạo doanh nghiệp với một khối lượng lớn. Cách làm này theo đánh giá của
các chuyên gia là cực kỳ mang tính chất hình thức. Mục tiêu và lý luận bao trùm đó là cổ phần hoá
không phải là tư nhân hoá, nên chúng ta để ra một khối lượng đáng kể cổ phiếu nhằm mục đích bán với
giá ưu đãi cho người lao động. Quả thật đây là một việc làm rất tốt nhưng câu hỏi đặt ra là liệu động

thái này có đồng nghĩa với việc chuyển sở hữu nhà nước cho tập thể người lao động không, hay thực
chất nó đang là cơ hội cho nhiều kẻ tham ô, lũng đoạn? Hiện thực đã chứng tỏ rằng nếu người lao động
nắm được cổ phần thì đó cũng chỉ là tỷ lệ rất nhỏ, không đáng kể. Về mặt lý thuyết là 10% – 20%,
nhưng những người lao động lẻ loi liệu có thể được hưởng quyền mua công bằng? Qua một thời gian,
thậm chí vài tháng, chỉ còn một số lượng không đáng kể giữ được quyền làm chủ của mình qua việc sở
hữu cổ phiếu. Đại bộ phận còn lại, hoặc là cổ phiếu đó được bán tự do, hoặc chính những người lãnh

đạo doanh nghiệp mua, mở đường cho cá nhân nào đấy, có thể là chính lãnh đạo doanh nghiệp nhà
nước sở hữu công ty.
Với cơ chế và cách thức tiến hành cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước như thế thì chuyện thất
thoát có vẻ như là đương nhiên. Thật không khó để người ta tiến hành định giá doanh nghiệp thấp đi,
thậm trí ẩn đi những tài sản và vốn tương đối lớn mà không ai biết (hoặc cố tình không biết). Hệ quả là
ngay cả những công ty nhỏ khi lên sàn giá cổ phiếu cũng thường tăng gấp nhiều lần và số tiền này thực
sự chui vào túi ai vẫn là một câu hỏi cần lời giải thoả đáng.

III. Bóng ma chủ nghĩa Chubais ở Nga

1. Cổ phần hoá ở Nga với chủ nghĩa Chubais

Theo tác giả Hữu Nghị (Việt Báo online), sau khi Liên Xô tan rã, nước nga được tái lập. Tổng
thống Nga đã đặt bút chính thức ký phát hành một loại tem phiếu gây rất nhiều tranh cãi. Loại tem
phiếu này thực chất là một tờ séc tượng trưng cho một phần tài sản quốc gia phân chia đều cho công
dân cả nước. Loại phiếu này được xem là “đứa con tinh thần” của Anatoly Chubais, Chủ tịch Uỷ ban
công sản năm 1992. Ý tưởng của Anatoly Chubais thật đơn giản- đẩy nhanh tiến trình chuyển quyền
kiểm soát các lĩnh vực kinh tế thuộc sở hữu Nhà nước sang tay tư nhân. Ngay lập tức, một bộ phận nhà
đầu tư cá nhân đã tỏ ra “xuất chúng” trong việc tập hợp và thu mua các tem phiếu này.
Về mặt lý thuyết mà nói kế hoạch tem phiếu này nhằm mục tiêu cơ bản là phân chia một cách
công bằng tài sản quốc gia cho người dân. Để thực hiện được mục tiêu này, Uỷ ban công sản đã tiến
hành định giá toàn bộ tài sản quốc gia và xác định giá trị vào khoảng 150 tỷ Rúp. Với tổng dân số Nga
vào thời điểm đó ở mức 150 triệu người, do đó Uỷ ban công sản ấn định mệnh giá một tem phiếu là

10.000 Rúp – tương đương 40USD giao dịch ngoài chợ đen. Chubais lên các phương tiện truyền thông
đại chúng phát biểu rằng giá tri thật của mỗi tem phiếu là trên 10 chấm – vào khoảng 150.000 –
200.000 Rúp và ở mức giá đó thì mỗi người dân Nga có thể mua được hai chiếc xe hơi Volga sang
trọng nhất nước Nga vào thời điểm đó.
Tuy nhiên, những lời hứa hùng hồn của Chubais đã không bao giờ thành hiện thực và Chubais
sau này được hầu như toàn bộ người dân Nga xem là một tên trùm “xỏ lá” và hiện vẫn bị họ xem như
một tên cướp có cái đầu trí thức hô “biến tài sản quốc gia”. Trong bối cảnh xã hội lộn xộn và nghèo đói
lúc bấy giờ, ít người dân Nga có đủ tiền để giữ “tem phiếu” nên chỉ còn nước đem bán chúng để đổi lấy
được một chai rượu Vodka. Một bộ phận những kẻ khá giả nổi lên từ tham nhũng và kinh doanh bất
hợp pháp đã tiến hành thu gom hết tem phiếu từ những người dân lương thiện nghèo đói và nghiễm
nhiên trở thành cổ đông trong các công ty cổ phần thoát thai từ kế hoạch cổ phần hoá này. Hiện tượng
công nhân bán như cho cổ phiếu là có thật.
Trong khoảng thời gian 1992 – 1993, nước Nga đã hoàn tất đợt cổ phần hoá đầu tiên với 85%
xí nghiệp nhỏ và 82.000 xí nghiệp quốc doanh (chiếm 1/3 tổng số doanh nghiệp nhà nước). Đến năm
1995, đợt cổ phần hoá thứ hai diễn ra, lần này các công ty nhà nước lớn nhất được cổ phần hoá. Đến
giữa năm 1996, công cuộc cổ phần hoá coi như đã hoàn tất. Cùng một kịch bản của đợt cổ phần hoá
thứ nhất, các công nhân viên đều được chia một số cổ phiếu, số cổ phiếu còn lại bán ra ngoài, ai có tiền
dành dụm thì giữ lại, ai túng tiền thì bán, thậm chí bán “lúa non”. Hầu hết số cổ phiếu và tất nhiên
quyền làm chủ các cơ sở được cổ phần hoá đã rơi vào tay các con “bạch tuộc” có chân trong bộ máy
chính quyền tham nhũng hay những kẻ giầu lên bất thường từ hoạt động kinh doanh bất hợp pháp.

2. Thế hệ đại gia được tạo ra bởi chủ nghĩa Chubais

Theo tờ báo uy tín Forbes tháng 05/2005 (được tóm lược trên Việt báo online – 29/04/2007),
danh sách các đại gia “đáng ngờ” nổi lên từ chương trình cổ phần hoá ở Nga như sau (đơn vị: tỷ USD):


1. Roman Abramovich (18,2): Chủ nhân tập đoàn Sibneft Oil
2. Vladimir Lisin (7): Chủ nhân tập đoàn thép Novolipetsk Steel
3. Viktor Vekselberg (6,1): Chủ nhân tập đoàn Renova

4. Oleg Deripaska (5,8): Chủ nhân tập đoàn nhôm Rusal
5. Mikhail Fridman (5,8): Chủ nhân tập đoàn Alfa
6. Vladimir Yevtushenkov (5,1): Chủ nhân tập đoàn viễn thông, địa ốc Sistema
7. Alexei Mordashov (5,1): Chủ nhân tập đoàn luyện kim Severstal
8. Vladimir Potanin (4,7): Đồng chủ nhân tập đoàn Interros
9. Mikhail Prokhorov (4,7): Đồng chủ nhân tập đoàn Interros
10. Vagit Alekperov (4,1): Chủ nhân tập đoàn dầu hoả Lukoil
11. Viktor Rashnikov (3,6): Luyện kim
12. German Khan (3,5): Dầu hoả, viễn thông
13. Boris Ivanishvili (3,): Luyện kim, tài chính
14. Alexander Abramov (2,9): Luyện kim
15. Aleksei Kuzmichev (2,7): Dầu hoả viễn thông
16. Suleiman Kerimov (2,6): Công ty đầu tư
17. Vladimir Bogdanov (2,3): Dầu hoả
18. Iskander Makhmudov (2,2): Luyện kim mầu
19. Nikolay Tsvetkov (2,2): Tài chính
20. Alisher Usmanov (2,0): Luyện kim
21. Mikhail Khodorkovsky (2,0): Tập đoàn dầu hoả Yukos.

Tiến trình cổ phần hoá ở nước Nga đã thúc đẩy việc chuyển các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà
nước thành các doanh nghiệp tư nhân với kỳ vọng cổ phần hoá sẽ tạo tiền để và điều kiện thuận lợi cho
việc thiết lập các định chế pháp luật dẫn dắt và điều tiết trước và sau cổ phần hoá, bao gồm một hệ
thống luật pháp bảo vệ nhà đầu tư. Khi tiến trình cổ phần hoá này diễn ra ào ạt ở Nga, người dân Nga
ai cũng tin rằng từ đó sẽ thiết lập nên một nền tảng cho việc điều hành theo pháp luật. Kỳ vọng này đã
không bao giờ trở thành hiện thực có chăng là điều ngược lại với tình trạng lộn xộn vô chính phủ. Lý
do chủ yếu cho tình trạng cổ phần hoá trong một môi trường có thể nói là vô chính phủ này đó là thiếu
một ý chí chính trị nghiêm túc trong việc xây dựng nền pháp trị. Ví dụ, thay vì xây dựng và tăng cường
hiệu lực cho các đạo luật dân sự và thương mại, các giám đốc và quan chức tham nhũng lại ra sức cản
trở việc thực thi có hiệu lực các đạo luật này. Hơn nữa, họ cũng không hề muốn duy trì một Uỷ ban
chứng khoán với quyền lực mạnh mẽ hơn.

Cựu ngoại trưởng Mĩ Rice từng nhận xét rằng: ”Nền kinh tế Nga chưa thành thị trường song lại
đang biến dạng thành một cái gì khác. Bán tống bán tháo đủ thứ, ngân hàng chẳng ra ngân hàng, tiền
bạc được ẩn trong các tài khoản ở nước ngoài, cổ phần hoá không giống ai đã làm giầu cho những kẻ tự
nhận là cải cách, điều này đã làm cho nền kinh tế Nga bị đẩy về thời Trung Cổ”. Còn cha đẻ của tiến
trình cổ phần hoá ở Nga Chubais nói về giới trọc phú ”đáng ngờ” ở Nga như sau: ”Chúng toàn ăn cắp,
ăn cắp và ăn cắp. Cái gì cũng ăn cắp cả. Song, hãy cứ để cho chúng ăn cắp. Đến khi chúng trở thành
chủ nhân, chúng sẽ biết thế nào là quản lý cho đàng hoàng”.
Đầu năm 2000, ông Putin lên cầm quyền ở Nga, bắt đầu một kỷ nguyên mới khôi phục chủ
quyền Nga cả trong kinh tế lẫn chính trị. Lần lượt một số tỷ phú bị truy tố về tội kinh doanh bất hợp
pháp, trốn thuế trong thời gian cổ phần hoá trước đây. Đây được coi là bài học nhãn tiền cho Việt Nam
hiện nay.

IV. Liệu bóng ma Chubais có xuất hiện ở Việt Nam

1. Một ví dụ trong vô vàn ví dụ đáng được xem xét


Tuổi trẻ online ngày 12/05/2010 đã có bài phóng sự phản ánh vụ Công ty Du lịch Tiền Giang –
một doanh nghiệp nhà nước – bị ông Hoàng Kiều (Việt kiều Mỹ) thâu tóm hết vào đầu năm 2010. Theo
bài phân tích thì có rất nhiều sai phạm trong việc tiến hành định giá tài sản Công ty du lịch Tiền Giang
và trong việc triển khai bán đấu giá cổ phần nhà nước nắm giữ. Xét về phương diện tài sản trước khi cổ
phần hoá, Công ty du lịch Tiền Giang có tổng cộng 10 hạng mục công trình rất hoành tráng rộng tới
216.000 m2 và toàn bộ những hạng mục công trình này đều nằm ở những vị trí rất đẹp. Vào thời điểm
định giá các tài sản nhằm mục tiêu cổ phần hoá Công ty, người ta chỉ quan tâm tới việc xác định giá trị
còn lại của tài sản hữu hình mà không đếm xỉa đến giá trị thương hiệu hay mặt bằng của các hạng mục
tài sản đang nằm ở vị trí đẹp. Không chỉ dừng lại ở đó, quá trình định giá tài sản của Công ty được thực
hiện một cách quá đơn giản - bằng ”mắt thường”. Đó là một trong những lý do chính yếu nhất dẫn tới
giá trị khổng lồ của khối tài sản này chỉ được định giá ở mức 19 tỷ đồng, trong đó vốn nhà nước 6 tỷ
đồng do trừ khoản tiền vay 12 tỷ đồng. Động thái trên đã dẫn tới mức vốn điều lệ xác định cho cổ phần
hoá chỉ là con số 7 tỷ đồng, và con số này đã được lãnh đạo UBND tỉnh thông qua một cách chóng

vánh.
Với mức vốn điều lệ của Công ty cổ phần du lịch Tiền Giang được xác định là 7 tỷ đồng, vào
ngày 18/02/2005, thông qua Trung tâm thông tin, tư vấn, dịch vụ bán đấu giá tài sản, bất động sản Tiền
Giang, Phiên bán đấu giá lần đầu đã diễn ra với số lượng 140.000 cổ phiếu (chiếm 20%), giá khởi điểm
10.100 đồng/cổ phiếu. Vào thời điểm kết thúc phiên đấu giá, chỉ có 3 người trúng đấu giá, trong đó
người mua cao nhất là 11.140 đồng/cổ phiếu.
Sau phiên bán đấu giá lần một, vào ngày 03/08/2006, UBND tỉnh Tiền Giang quyết định bán
21% cổ phần nhà nước (tương đương 147.000 cổ phiếu) trong số 51% cổ phần nhà nước đang nắm giữ
ra bên ngoài với giá khởi điểm 45.100 đồng/cổ phiếu. Thật đáng ngạc nhiên khi tại phiên bán đấu giá
này chỉ có hai khách hàng tham gia là ông Hoàng Kiều và Công ty Tống Linh Giang. Kết quả như đã
được dự đoán trước đó là ông Hoàng Kiều trúng đấu giá số tiền 6,64 tỷ đồng với giá 45.200 đồng/cổ
phiếu.
Sau khi hoàn tất hai phiên đấu giá, UBND tỉnh Tiền Giang đã tiến hành chuyển giao 210.000 cổ
phần nhà nước còn lại – tương đương 30% vốn điều lê - tại Công ty cổ phần du lịch Tiền Giang cho
Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước. Và cuối cùng, vào ngày 10/03/2009, thông qua Công
ty chứng khoán An Bình, đơn vị này đã tiến hành bán đấu giá toàn bộ số cổ phần nhà nước còn lại với
giá khởi điểm chỉ ở mức 31.000 đồng/cổ phiếu. Cũng thật đáng ngạc nhiên, kết quả của phiên đấu giá
này là việc ông Hoàng Hùng (con ông Hoàng Kiều) trúng đấu giá với số tiền 7,56 tỷ đồng (giá 36.000
đồng/cổ phiếu). Ngay sau khi sở hữu đúng 51% cổ phiếu để thực hiện quyền chi phối Công ty, ông
Hoàng Kiều không dừng lại ở đó mà tiếp tục tiến hành thu gom toàn bộ 20% cổ phần bán ra lần đầu và
29% cổ phần ưu đãi bán cho cán bộ công nhân viên của Công ty. Chính thức vào ngày 24/03/2010, gia
đình ông Hoàng Kiều đã sở hữu toàn bộ 700.000 cổ phiếu của Công ty cổ phần du lịch Tiền Giang với
cơ cấu như sau: Ông Hoàng Kiều là chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty với 36% cổ phần, con trai
Hoàng Hùng nắm 30% cổ phần và con dâu Đào Thị Lan Phương nắm 34% cổ phần.

2. Lỗ hổng nguy hiểm

Lâu nay, rất nhiều học giả và các nhà quản lý kinh tế thường hay khẳng định quan điểm rằng
quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước không phải là quá trình tư nhân hoá. Tuy nhiên, với
những bằng chứng có tính thuyết phục được tích tụ trên thực tế trong nhiều năm qua ở các doanh

nghiệp nhà nước đã được cổ phần hoá, một lượng không nhỏ giá trị tài sản và vốn của Nhà nước bằng
cách này hay cách khác, hữu hình hay vô hình, đã được chuyển hoá và sang tay không đúng quy định
pháp luật, không đúng giá trị thực mà thị trường đang phản ánh, thành tài sản của doanh nghiệp tư nhân
cho thiểu số cá nhân hưởng lợi. Khối tài sản và vốn ấy có lẽ sẽ không bao giờ được thu hồi trở lại một
cách chính đáng nếu như các cơ quan kiểm toán nhà nước, Thanh tra chính phủ không thực hiện
những đợt kiểm tra, kiếm toán để thu hồi. Một phần của những con số đáng quan tâm đó là: 3.744 tỷ

đồng, gần 150.000 USD, trên 1.380.000 m2 đất, hơn 13.449.000 cổ phần phần lớn phải thu hồi mà
Thanh tra chính phủ mới công bố sau cuộc tổng thanh tra trong lĩnh vực cổ phần hoá doanh nghiệp nhà
nước diễn ra trong năm 2009. Những con số trên là minh chứng không gì chối cãi được về những sai
phạm liên quan tới quá trình cổ phần hoá mà ở đó việc hô biến tài sản Nhà nước thành tài sản cá nhân
bất hợp pháp là rất có thể.
Nhìn chung, vào thời điểm trước khi tiến hành cổ phần hoá, một bộ phận không nhỏ các doanh
nghiệp nhà nước thường không được đánh giá cao về năng lực quản trị và về hiệu quả sản xuất kinh
doanh. Tuy nhiên, khi thực hiện công tác định giá để cổ phần hoá các doanh nghiệp này, thì trong con
mắt của các nhà đầu tư, những doanh nghiệp này vẫn đang tiềm ẩn một khả năng sinh lợi lớn. Điều này
được lý giải một cách đơn giản đó là nhiều doanh nghiệp nhà nước đang sở hữu rất nhiều tài sản có giá
trị lớn, do đó thất thoát nhiều nhất trong tiến trình cổ phần hoá chính là ở khâu định giá khối tài sản này.
Theo số liệu báo cáo và đánh giá chung của Thanh tra chính phủ, trong khi tiến hành thẩm định
và định giá các tài sản hiện vật, hầu hết các công ty tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp không thực
hiện việc tuân thủ nguyên tắc giá thị trường. Hàng loạt lý do được đưa ra chẳng hạn như do trên thị
trường không có tài sản tương đương. Bên cạnh đó, các công ty tư vấn và bản thân lãnh đạo tại các
doanh nghiệp chuẩn bị cổ phần hoá có xu hướng dùng số liệu kế toán cũ, lạc hậu làm căn cứ định giá,
hậu quả là giá trị tài sản của doanh nghiệp đưa vào cổ phần hoá thường bị đánh giá thấp hơn giá trị
thực tế. Cũng tồn tại một xu hướng khác đó là việc hội đồng xác định giá trị tài sản doanh nghiệp viện
lý do này hay lý do khác hiểu khác đi những quy định trong việc xác định chất lượng tài sản nhằm mục
đích hạ thấp chất lượng nhiều tài sản xuống 20%, bao gồm cả nhà cửa, phương tiện giao thông đang sử
dụng. Đáng quan ngại hơn có nơi còn tuyển và đưa vào sử dụng những cán bộ chưa hề qua trường lớp
đào tạo, không có kiến thức thực tế và không có chuyên môn thẩm định tham gia vào việc xác định giá
trị doanh nghiệp.

Cũng cần phải lưu ý rằng đất đai được xem là một trong những tài sản giá trị nhất của doanh
nghiệp nhà nước, tuy nhiên, hiện thực ở nhiều doanh nghiệp đã cổ phần hoá cho thấy tài sản này bị thất
thoát ở rất nhiều hình thức biến hoá, chẳng hạn: doanh nghiệp bỏ qua hoặc tính không đủ giá trị đất, chỉ
tiến hành làm thủ tục thuê một phần diện tích đang sử dụng – bản chất là chiếm dụng đất, trốn thuế, sử
dụng vô cùng lãng phí, tuỳ ý cho thuê, mượn, thậm chí còn chuyển nhượng một cách trái phép cho các
cá nhân. Hơn nữa, vào thời điểm gần hoàn thành quá trình cổ phần hoá, nhiều tài sản Nhà nước với giá
trị lớn lại bị thất thoát theo những biến thể khác như chuyển nhượng, bán cổ phần ưu đãi sai đối tượng,
sai quy định. Tình trạng này tồn tại ở hàng loạt doanh nghiệp nhà nước lớn nhỏ trước đây – nay là các
công ty cổ phần. Một số ví dụ đáng quan tâm chẳng hạn Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam
chuyển nhượng 3.000.000 cổ phần ưu đãi sai với giá trị 15,6 tỉ đồng; Vinaconex bán cổ phần ưu đãi sai
cho bẩy nhà đầu tư không phải là chiến lược hơn 10.000.000 cổ phần với trị giá trên 53 tỉ đồng. Toàn
bộ các dạng thức hay biến thể sai phạm trong tiến trình cổ phần hoá đã phần nào cho thấy thực trạng
quản lý ở các doanh nghiệp nhà nước đã và đang tiến hành cổ phần hoá. Bức tranh tương tự cũng xảy
ra ở các doanh nghiệp lớn nhỏ đã cổ phần hoá thông qua các đợt thanh tra và kiểm toán của các cơ
quan hữu quan.
Theo lộ trình đặt ra của Quốc hội và Chính phủ thì đến ngày 01/07/2010, toàn bộ khối doanh
nghiệp nhà nước phải hoàn thành quá trình sắp xếp, cổ phần hoá để chuyển sang hoạt động theo Luật
doanh nghiệp. Hiện nay, chúng ta còn khoảng hơn 1700 doanh nghiệp chưa cổ phần hoá, sắp xếp lại -
chiếm hơn 75% tổng nguồn vốn, giá trị tài sản của khối doanh nghiệp nhà nước - trong số này có 8 tập
đoàn và khoảng 80 tổng công ty lớn. Chính vì vậy, nếu chúng ta tiếp tục tăng tốc tiến trình cổ phần hoá
mà không xây dựng được một cơ chế giám sát chặt chẽ và hiệu quả quá trình thực hiện, không định giá
chính xác giá trị tài sản của doanh nghiệp nhà nước thì chắc chắn những khối tài sản giá trị, nguồn tài
nguyên, tiền của ở các doanh nghiệp nhà nước sẽ còn bị thất thoát với mức độ lớn hơn ở dạng thức này
hay dạng thức khác.

V. Kiến nghị và gợi ý


1. Mô hình lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng lẫn nhau trong quá trình cổ phần hoá có thể dẫn tới
sự xuất hiện chủ nghĩa Chubais


Xuất phát từ nội dung phân tích ở trên, các tác giả xây dựng mô hình lý thuyết về các nhân tố
có thể dẫn tới sự xuất hiện của chủ nghĩa Chubais như sau:



2. Kiến nghị và gợi ý để xây dựng giải pháp loại bỏ bóng ma của chủ nghĩa Chubais

Kiến Nghị

Với những tranh luận triền miên về sự khác biệt giữa cổ phần hoá và tư nhân hoá chưa ngã ngũ;
những nghịch lý đang diễn ra trong tiến trình cổ phần hoá; lợi ích và vai trò của người lao động trước,
trong và sau cổ phần hoá chưa được xác định rõ ràng; định giá tài sản doanh nghiệp nhà nước còn
nhiều lỗ hổng; có thể tồn tại sự móc ngoặc đen tối giữa lãnh đạo doanh nghiệp, cơ quan quản lý và nhà
đầu tư nhằm “hô biến” tài sản nhà nước; việc xác định Nhà nước nên nắm giữ những ngành hay lĩnh
vực then chốt nào chưa rõ ràng; bức tranh hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp sau cổ
phần hoá chưa được khắc hoạ rõ nét; vai trò của Nhà nước sau cổ phần hoá chưa được xác định cụ thể;
thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn trầm lắng và lạm phát về cổ phiếu
v.v…Chính bởi nội dung phân tích và những vấn đề cốt lõi đặt ra ở trên chưa thực sự có câu trả lời
thoả đáng, các tác giả của bài viết này mạnh dạn kiến nghị với Chính phủ nên tạm dừng chiến thuật
cổ phần hoá để đánh giá toàn diện những kết quả thực sự đạt được cho đến nay và trả lời một cách
thuyết phục những vấn đề đang đặt ra mà xã hội quan tâm.

Gợi ý
Thiết chế luật
pháp điều tiết
trước, trong và
sau cổ phần hoá
chưa toàn diện và
chặt chẽ



Lợi ích và vai trò
của người lao
động chưa được
quan tâm thỏa
đáng


Định giá tài sản
doanh nghiệp nhà
nước tồn tại nhiều
lỗ hổng


Sự móc ngoặc
giữa các thế lực
đen tối trong cổ
phần hóa


Cùng nhau “hô
biến” tài sản nhà
nước


Tài sản nhà nước
thành tài sản của
một số cá nhân và
xuất hiện một

tầng lớp “đại gia”
đáng ngờ và
người lao động
thì trắng tay sau
cổ phần hóa



* Cần xây dựng khung pháp lý chặt chẽ và bền vững. Hành lang pháp lý hiện nay chưa rõ ràng, không
cụ thể hoá những lĩnh vực, ngành nghề thiết yếu nào doanh nghiệp nhà nước tiếp tục nắm giữ. Có
không ít lỗ hổng và độ trễ trong việc ban hành văn bản pháp luật về cổ phần hoá, dẫn tới không bám sát
tình hình thực tế, ví dụ làm thế nào để tính giá đất thuê vào giá trị doanh nghiệp, phương pháp cũng
như cách thức đo lường về lợi thế mặt bằng kinh doanh, giá trị thương hiệu, quy trình tuyển chọn cổ
đông chiến lược, minh bạch các thông tin về cổ phần hoá. Chính vì vậy, hành lang pháp lý cần được
sửa đổi và nâng cấp một cách chặt chẽ và bền vững để làm rõ những nội dung trên.
* Cần tranh luận triệt để với mục tiêu tìm ra sự khác biệt rõ nét và thuyết phục giữa khái niệm cổ phần
hoá và khái niệm tư nhân hoá. Mặc dù, chúng ta luôn nói và ngầm nói cổ phần hoá không phải là tư
nhân hoá, nhưng thực tế lại khác hoàn toàn. Dường như một số doanh nghiệp nhà nước và cơ quan chủ
quản tỏ ra rất nhiệt tình với việc cổ phần hoá trong giai đoạn vừa qua không phải do ý chí chính trị
mạnh mẽ và nhận thức được tiềm năng phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sau cổ phần
hoá, mà chính là cơ hội chia năm sẻ bẩy tài sản của Nhà nước. Một bộ phận không nhỏ các giám đốc,
tổng giám đốc doanh nghiệp nhà nước hiện tại đang thay mặt nhà nước sở hữu tài sản và điều hành
doanh nghiệp, tuy nhiên khi nghĩ đến cổ phần hoá là ngay lập tức đặt lợi ích cá nhân lên hàng đầu với
tư tưởng chia năm sẻ bẩy để chiếm hữu. Nếu vấn nạn này không được Nhà nước giải quyết nhanh
chóng thì tổn thất to lớn là hoàn toàn có thể. Có lẽ cũng nên lưu ý rằng vai trò của người lao động
dường như rất mờ nhạt trong các quyết định về cổ phần hoá, hay nói cách khác quyết định cổ phần hoá
hay không phụ thuộc chủ yếu vào chính những ông giám đốc doanh nghiệp và một số ít là do cấp trên
chủ quản. Nếu một bộ phận những ông giám đốc này nhận thấy các tài sản của doanh nghiệp như bất
động sản và các tài sản khác có thể được định giá thấp một cách không hợp pháp, thì động cơ cổ phần
hoá của họ là rất cao. Hệ quả là khối tài sản đó sau khi cổ phần hoá có thể bị chiếm hữu bởi chính

những ông giám đốc và người thân của họ.
* Trong việc xây dựng giải pháp cho tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước cần làm nổi bật thật
rõ vai trò của người lao động trước, trong và sau khi cổ phần hoá doanh nghiệp. Có vẻ như người lao
động không thực sự phát huy được vai trò của mình. Điều này được minh chứng là thu nhập và tiền
lương của đại đa số người lao động là rất thấp, do đó họ không đủ khả năng để mua cổ phiếu, nên cuối
cùng bằng cách này hay cách khác cổ phiếu vẫn đi thẳng tới túi của những ông chủ có tiền. Thời gian
qua đã chứng kiến không ít cành người lao động bán toàn bộ cổ phiếu của họ sau khi doanh nghiệp
được cổ phần hoá, động thái này càng làm phân hoá giầu nghèo gia tăng. Cũng có những người lao
động vẫn giữ được cổ phiếu của họ, nhưng nhìn chung số lượng là không cao. Về danh nghĩa, doanh
nghiệp khi tiến hành cổ phần hoá phải dành một tỷ lệ từ 10% đến 20% cho cán bộ công nhân viên chức,
tuy nhiên câu hỏi đặt ra là liệu đội ngũ này có thực hiện được quyền mua công bằng hay không vẫn là
một ẩn số cần lời giải. Qua một thời gian sau cổ phần hoá, có thể chỉ là vài tháng, số người lao động
giữ được quyền làm chủ của mình thông qua sở hữu cổ phiếu là rất ít. Các kịch bản có thể xảy ra như
sau: (i) người lao động bán cổ phiếu của họ ra bên ngoài; (ii) người lao động bán cổ phiếu cho chính
lãnh đạo doanh nghiệp. Động thái này tạo điều kiện vô cùng thuận lợi cho một số cá nhân nào đó, rất
có thể là chính lãnh đạo doanh nghiệp bước lên sở hữu công ty từ hoạt động thu gom cổ phiếu đáng
ngờ.
* Phải xây dựng được cụ thể những chuẩn mực áp dụng cho việc định giá doanh nghiệp. Thực tế cho
thấy rằng khâu thất thoát lớn nhất trong tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp chính là khâu định giá.
Nói một cách nôm na, công thức định giá có thể được xây dựng như sau:


0
1
)1(
CF
k
CF
P
n

t
t
t








Trong đó
0
CF là tổng các khoản nợ của doanh nghiệp tính đến thời điểm định giá doanh nghiệp.
t
CF
là dòng tiền ròng kỳ vọng được tạo ra trên cơ sở doanh nghiệp sau cổ phần hoá đi vào hoạt động tại
mốc thời gian t, k chính là lãi suất chiết khấu được sử dụng để chiết khấu các dòng tiền ròng của doanh
nghiệp về thời điểm t
0
– thời điểm tiến hành định giá. P là giá trị vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp vào
thời điểm cổ phần hoá được xác định thông qua công thức định giá trên.
Chính vì vậy, để xác định chính xác giá trị vốn chủ sở hữu vào thời điểm cổ phần hoá thì việc xác định
chính xác các dòng tiền kỳ vọng được tạo ra khi doanh nghiệp được cổ phần hoá đi vào hoạt động và
lãi suất chiết khấu để hiện tại hoá các dòng tiền đó là một vấn đề tối quan trọng. Đương nhiên, tổn thất
giá trị tài sản nhà nước (giá trị vốn chủ sở hữu làm căn cứ để phát hành cổ phiếu) có thể tồn tại ở ba
dạng thức sau: (i) Hạ thấp giá trị
t
CF ; (ii) Nâng mức lãi suất chiết khấu k; (iii) Tự ý nâng cao không
thực chất mức nợ

0
CF . Do đó Nhà nước cần có giải pháp chặn đứng ba biến thể này nhằm hạn chế tổn
thất giá trị tài sản trong cổ phần hoá.
* Cần có cơ chế giám sát để phát hiện những “đại gia” nổi lên một cách bất thường sau cổ phần hoá.
Mặc dù công việc này phải khẳng định là rất khó khăn vì nền kinh tế Việt Nam vẫn bị chi phối chủ yếu
bằng các giao dịch tiền mặt. Tuy nhiên, nếu Nhà nước không làm được việc này thì hậu quả là khó
lường. Bởi vì các “đại gia” đáng ngờ này sau khi sở hữu một khối tài sản lớn – thường đi kèm với việc
khai thác tài nguyên thiên nhiên của đất nước – sẽ có xu hướng trốn thuế để tiếp tục làm giầu bất chính.

Tài liệu tham khảo

Lê Hữu Nghĩa. Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam: Mấy vấn đề về lý luận và thực tiễn.
Tạp Chí Cộng Sản, số 71. 2004.

Hữu Nghị. Bài học từ kinh nghiệm cổ phần hoá ở Nga. Đăng trên Việtbáo.vn, 29/04/2007.

Báo cáo của Uỷ ban thường vụ Quốc hội năm 2008.

Báo cáo của Thanh tra Chính phủ năm 2009.

PGS.TS. Nguyễn Văn Nam (nguyên thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng). Ba nghịch lý của quá
trinh cổ phần hoá. Đăng trên Việtbáo.vn, 08/04/2007.

Vân Trường. Ông Hoàng Kiều thắng đậm. Tuổi trẻ online. 12/05/2010.

Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước – những lỗ hổng quá lớn. ATP Việt Nam online. 09/01/2010.

Công ty chứng khoán Âu Việt. TTCK 2009 và dự báo cho năm 2010. 04/01/2010.

Lịch sử phát triển của TTCK Việt Nam. Online. Truy cập ngày 10/05/2010.


Những người giải mã tội phạm chứng khoán. WWW.cand.com.vn. Truy cập 10/05/2010.

Phan Ngọc Chính. M&A trên thị trường chứng khoán Việt Nam: Những vấn đề đặt ra. TCTC online.
Truy cập ngày 10/05/2010.



×