Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

giáo an cờ vua

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.66 KB, 18 trang )

GIÁO ÁN SỐ:1
Người thực hiện:NHÓM 3
Đối tượng giảng dạy: sinh viên lớp QP8A
Thời gian thực hiện giáo án:100 phút
Ngày thực hiện:11/11/2011
Nhiệm vụ:
1:giúp cho sinh viên học tập môn cờ vua và nắm bắt được tính chất đặc
điểm,tác dụng của môn cờ vua.
2:giúp cho sinh viên hiểu được tương đối về bàn cờ,quân cờ trong môn cờ
vua.
Yêu cầu:
1:sinh viên phải trật tự chăm chú nghe giảng và tiếp thu bài
2:sinh viên phải chấp hành đúng các nội qui,qui định trong giờ học.phải có
tài liệu để tham khảo và học.
I:Bảng phân phối nội dung giảng dạy theo thời gian:
TT Nội dung Thời gian
(phút)
Hình thức tổ chức và
phương pháp giảng dạy
1 Phần mở đầu
Nhận lớp,điểm danh,giới
thiệu nội dung bài học
10
2 Phần cơ bản:
Bàn cờ,quân cờ
Một số nhân tố trên bàn cờ.
Bản chất,mục đích ván cờ.
Luật di chuyển quân:
(Xe,Mã,Tốt, Vua).
Đấu tập
10


10
05
15
45
Thuyết trình,minh họa trên
bàn cờ treo.
Thuyết trình minh họa trên
bàn cờ treo.
Thuyết trình.
Thuyết trình minh họa trên
bàn cờ treo
Sinh viên thi đấu.
3 Kết thúc
Nhận xét,đánh giá và cho
bài tập về nhà
5
II.Nội dung giảng dạy cụ thể:
1.Bàn cờ,quân cờ Bàn cờ gồm 64 ô vuông bằng nhau, xen kẽ các ô sáng
màu (các ô trắng) và các ô sẫm màu (các ô đen).
Bàn cờ được đặt giữa đấu thủ sao cho ô góc bên phải của đấu thủ có màu
trắng. Khi bắt đầu ván cờ, một đấu thủ có 16 quân màu sáng (các quân
trắng), đấu thủ kia có 16 quân màu sẫm (các quân đen)
Các quân cờ đó thường được ký hiệu bằng những biểu tượng
sau:
Bên trắng:
Một Vua trắng
Một Hoàng Hậu trắng (gọi tắt là Hậu)
Hai Xe trắng,
Hai Tượng trắng,
Hai Mã trắng,

Tám Tốt trắng,
Bên đen:
Một Vua đen,
Một Hoàng Hậu đen
Hai Xe đen,
Hai Tượng đen,
Hai Mã đen,
Tám Tốt đen,
Vị trí ban đầu của các quân trên bàn cờ như sau:
Tám dãy ô theo chiều dọc bàn cờ được gọi là “các cột dọc”. Tám dãy ô theo
chiều ngang bàn cờ được gọi là “các hàng ngang”. Đường nối các ô cùng
màu đính vào nhau ở góc được gọi là đường chéo.
2.Một số nhân tố trên bàn cờ:
Hàng ngang:gồm 8 hàng ngang được ký từ 1 đến 8.vi dụ:hàng ngang thứ
3,hàng ngang thứ 5
Cột dọc:gồm 8 cột dọc được ký hiệu từ a tới h.ví dụ:ô a1,b5,f2…
Đương chéo:là đường nối giữa các ô cùng màu nàm liền kề nhau.ví
dụ:đường chéo a1-h8,a8-h1…
Tên gọi ô cờ:là tên của giao điểm giữa cột dọc và hàng ngang.ví dụ:ô
a1.b3,f4…
Trung tâm:bao gồm các ô d4,d5,e4,e5
Tung tâm mở rộng:bao gồm các ô thuộc hình vuông có đỉnh c3-f3-c6-f6.
Cánh hậu:là khu vực được giới hạn từ cột a đến cột d.
Cánh vua:là khu vực được giợi hạn từ cột e đến cột h.
Cột nữa mở:là cột chỉ có quân tốt của một bên đứng.
Cột mở:là cột không có quân nào đứng.
3.Bản chất,mục đích ván cờ:
3.1:Bản chất: Ván cờ được tiến hành giữa hai đấu thủ bằng cách luân phiên
nhau di chuyển các quân cờ trên một chiếc bàn hình vuông gọi là “bàn cờ”.
Đấu thủ cầm quân trắng mở đầu ván cờ. Một đấu thủ được quyền “có lượt

đi”, khi đấu thủ kia đã thực hiện xong nước đi của mình.
3.2:Mục đích:Mục tiêu của mỗi đấu thủ là tấn công Vua của đối phương sao
cho đối phương không có nước đi đúng luật nào có thể tránh Vua khỏi bị bắt
ở nước đi tiếp theo. Đấuthủ đạt được điều đó được gọi là đã “chiếu hết” Vua
đối phương và thắng ván cờ. Đấu thủ có Vua bị chiếu hết thua ván cờ.
3.3: Nếu xuất hiện thế vờ mà không một đối thủ nào chiếu hết được thi ván
cờ kết thúc hòa.
4.Luật di chuyển quân:
4.1: Không được di chuyển một quân tới ô có quân cùng màu đang đứng.
Nếu một quân đi tới một ô cờ đang có quân của đối phương đứng thì quân
của đối phương bị bắt, được bỏ ra khỏi bàn cờ và tính là một phần của nước
đi đó. Một quân được cho là đang tấn công một quân của đối phương nếu
quân đó có thể thực hiện bước bắt quân tại ô cờ nêu trên.
4.2: Quân Tượng:có thể đi tới bất cứ ô cờ nào trên cùng đường chéo vơí ô
cờ mà nó đang đứng.
4.3: Quân Hoàng Hậu (gọi tắt là Hậu) có thể đi tới bất cứ ô cờ nào trên
cùng
cột dọc, hàng ngang hoặc đường chéo mà nó đang đứng.
4.4: Khi thực hiện những nước đi này, Quân Tượng, quân Xe hoặc quân Hậu
không được nhảy qua đầu các quân đang đứng giữa đường.
4.5:Quân Mã: có thể đi từ ô nó đang đứng đến một trong các ô gần nhất
nhưng không nằm trên cùng hàng ngang, cột dọc hay đường chéo với ô nó
đang đứng.
4.6:Quân Xe có thể đi tới bất cứ ô cờ nào trên cùng cột dọc hoặc hàng ngang
mà nó đang đứng.
ô cờ ngay phía trước nó trên cột dọc bên cạnh đang bị một quân của đối
phương chiếm giữ và bắt quân này
4.7:Quân tốt
4.7.1: Tốt có thể tiến tới một ô cờ trống ngay phía trước nó, trên cùng cột
dọc.

4.7.2:Ở nước đi đầu tiên của mình Tốt có thể đi như điểm 4 7.1 hoặc chọn
cách tiến hai ô cờ trên cùng cột dọc với điều kiện cả hai ô cờ đó đều trống.
4.7.3 Tốt đi theo đường chéo tới một ô mà nó có thể bắt quân đối phương.
4.7.4:Khi một Tốt tiến tới hàng ngang cuối cùng nó phải được đổi thành Hậu,
hoặc Xe, hoặc Tượng, hoặc Mã cùng màu, ngay trong nước đi này. Sự lựa
chọn để đổi quân của đấu thủ không phụ thuộc vào các quân đã bị bắt trước
đó. Sự đổi Tốt thành một quân khác được gọi là “phong cấp” cho Tốt và quân
mới có hiệu lực ngay.
4.8:Quân vua:
Quân Vua đi từ ô cờ nó đang đứng tới một ô bất kỳ liền bên nếu ô cờ đó
không bị quân nào của đối phương tấn công.
.
5.Đấu tập:
Hai người một bàn cờ thi đấu với nhau trong khoảng thời gian 30 phút.
Nhận xét:
Bài tập về nhà:
Ký duyệt giáo án: Ngày 11 tháng 11 năm
2011
Người soạn giáo án
NHÓM 3
GIÁO ÁN SỐ:2
Người thực hiện:NHÓM 3
Đối tượng giảng dạy:sinh viên lớp QP8A
Thời gian thực hiện giáo án:100 phút
Ngày thực hiện:11/11/2011
Nhiệm vụ:
1:nhằm trang bị cho người học nắm vững các nước đi đặc biệt của tốt và vua
2:trang bị cho người học hiểu được cách thức bắt tốt qua đường và nhập
thành
Yêu cầu:

1:người học phải chăm chú nghe giảng và tiếp thu bài
2:trong giờ học phải nghiêm túc chấp hành những nội qui qui định của lớp
học
I:Bảng phân phối nội dung giảng dạy theo thời gian:
TT Nội dung Thời
gian
(phút)
Hình thức tổ chức và phương
pháp giảng dạy
1 Phần mở đầu
Nhận lớp,điểm danh,giới
thiệu nội dung bài học
10
2 Phần cơ bản:
a)Luật di chuyển quân(tiếp
theo).các nước đi đặc biệt
của tốt và vua
b)Đấu tập
15
70
Thuyết trình,giảng giải,minh
họa bằng bàn cờ treo
Sinh viên thi đấu với nhau.
3 Kết thúc
Nhận xét,đánh giá và cho
bài tập về nhà
5
II:Nội dung giảng dạy cụ thể theo thời gian.
1:luật di chuyển quân(tiếp theo):các nước đi đặc biệt của tốt và vua:(bắt
tốt qua đường và nhập thành)

1.1:Bắt tốt qua đường
Khi Tốt đối phương từ vị trí ban đầu tiến hai ô vượt qua ô cờ đang bị Tốt
bên có lượt đi kiểm soát, thì Tốt bên có lượt đi có thể bắt Tốt đối phương vừa
đi hai ô như khi Tốt đó thực hiện nước đi một ô. Nước bắt này chỉ có thể thực
hiện ngay sau nước tiến Tốt hai ô và được gọi là “bắt Tốt qua đường”.
1.2: Khi một Tốt tiến tới hàng ngang cuối cùng nó phải được đổi thành Hậu,
hoặc Xe, hoặc Tượng, hoặc Mã cùng màu, ngay trong nước đi này. Sự lựa
chọn để đổi quân của đấu thủ không phụ thuộc vào các quân đã bị bắt trước
đó. Sự đổi Tốt thành một quân khác được gọi là “phong cấp” cho Tốt và quân
mới có hiệu lực nga
2:Nhập thành
Nhập thành” đây là một nước đi của Vua và một trong hai Xe cùng màu, trên
cùng hàng ngang, đều tính chung là một nước đi của Vua và được thực hiện
như sau:
Vua di chuyển ngang hai ô từ vị trí ban đầu sang phía Xe tham gia nhập
thành, tiếp theo Xe nói trên di chuyển nhảy qua Vua tới ô cờ quân Vua vừa đi
qua.
2.1: Không được phép nhập thành:
[a]. Nếu Vua đã di chuyển rồi
[b]. Nếu Xe phía nhập thành đã di chuyển rồi.
2.2 Tạm thời chưa được nhâïp thành:
{a}. Nếu ô Vua đang đứng, ô Vua phải đi qua hoặc ô Vua định tới đang bị một
hay nhiều quân của đối phương tấn công.
[b]. Nếu giữa Vua và quân Xe định nhập thành có quân khác đang đứng.
[c]. Quân Vua được coi là “bị chiếu” nếu như nó bị một hay nhiều quân của
đối phương tấn công, thậm chí cả khi những quân này không thể tự di
chuyển.Việc thông báo nước chiếu Vua là không bắt buộc.
2.3 Các quân không được phép di chuyển nếu nước đi đó đặt Vua hoặc để
Vua của mình ở thế bị chiếu.
3:Đấu tập:Hai người một bàn thi đấu với nhau

Nhận xét:
Cho bài tập về nhà
Ký duyệt giáo án Ngày 11 tháng 11 năm 2011
Người soạn giáo án
NHÓM 3
GIÁO ÁN SỐ:3
Người thực hiện:NHÓM 3
Đối tượng giảng dạy:sinh viên lớp QP8A
Thời gian giảng dạy:100 phút
Ngày soạn giáo án:11/11/2011
Nhiệm vụ:
1.Trang bị cho người học nắm vững được cách thực hiện nước đi trong thi
đấu cờ vua
2.giúp cho người học hiểu rõ được thế nào là một ván cờ hoàn thành
Yêu cầu:
1.Người học phải chăm chú nghe giảng tiếp thu bài.ghi chép đầy đủ
2.Người học phải chấp hành đúng nội qui,qui định của lớp học.
I:Bảng phân phối nội dung giảng dạy theo thời gian
TT Nội dung Thời
gian
(phút)
Hình thức tổ chức và phương
pháp giảng dạy
1 Phần mở đầu
Nhận lớp,điểm danh,giới
thiệu nội dung bài học
10
2 Phần cơ bản:
Thực hiện nước đi
Hoàn thành ván cờ

Đấu tập
15
10
60
Thuyết trình,minh họa bằng
bàn cờ treo
Thuyết trình minh họa bằng
bàn cờ treo
Sinh viên thi đấu
3 Kết thúc
Nhận xét,đánh giá và cho
bài tập về nhà
5
II:Nội dung giảng dạy cụ thể theo thời gian
1:Thực hiện nước đi:
1.1:Các nước đi phải được thực hiện chỉ bằng một tay.
1.2: Đấu thủ có lượt đi có thể sửa một hay nhiều quân cho đúng ô của chúng,
với điều kiện phải thông báo trước ý định của mình (chẳng hạn bằng cách
nói “tôi sửa quân”)
1.3:Ngoài trường hợp được quy định ở điều 1.2, nếu đấu thủ có lượt đi cố ý
chạm vào:
(a). Một hay nhiều quân của mình đấu thủ phải di chuyển quân bị chạm đầu
tiên nếu quân đó có thể di chuyển được.
(b). Một hay nhiều quân của đối phương, đối thủ phải bắt quân bị chạm đầu
tiên nếu quân đó có thể bắt được.
(c). Các quân khác màu, đấu thủ chạm quân phải bắt quân của đối phương
bằng quân của mình, hoặc nếu điều đó không đúng luật thì phải đi hoặc bắt
quân bị chạm đầu tiên nếu quân đó có thể đi được hoặc bắt được. Nếu không
thể xác định được quân nào bị chạm đầu tiên, thì quân của đấu thủ đó bị coi
là chạm trước quân của đối phương.

1.4. (a). Nếu một đấu thủ cố ý chạm vào Vua và Xe của mình, thì phải nhập
thành về phía Xe đó nếu nước nhập thành hợp lệ.
(b). Nếu một đấu thủ cố ý chạm vào Xe trước và sau đó là Vua của mình, đấu
thủ đó không được phép nhập thành tại nước đi này và tình huống sẽ được
giải quyết theo điều 1.3a.
(c). Nếu một đấu thủ có ý định nhập thành mà chạm vào Vua, hoặc chạm Vua
và Xe cùng một lúc nhưng nhập thành về phía này không hợp lệ đấu thủ phải
thực hiện một nước đi khác đúng luật bằng quân Vua của mình bao gồm cả
nước nhập thành về phía khác. Nếu Vua cũng không có nước đi hợp lệ, thì
đấu thủ được phép thực hiện một nước đi khác hợp lệ.
1.5: Nếu không một quân nào trong số các quân đã chạm có thể di chuyển
được, hoặc bắt quân được, thì đấu thủ có thể thực hiện một nước đi bất kỳ
khác hợp lệ.
1.6: Đấu thủ mất quyền khiếu nại các vi phạm luật này của đối phương nếu
đã cố tình chạm tay vào quân cờ.
1.7:Khi một quân đã được buông tay đặt trên ô cờ như một nước đi hợp lệ
hoặc một phần của nước đi hợp lệ thì sau đó quân cờ này không thể được di
chuyển tới một ô cờ khác. Nước đi được coi là hoàn thành khi tất cả các yêu
cầu liên quan tới Điều 3 được thoả mãn.
2:Hoàn thành ván cờ
2.1: (a). Đấu thủ chiếu hết Vua đối phương bằng một nước đi hợp lệ – thắng
ván cờ. Ván cờ ngay lập tức kết thúc.
(b). Đấu thủ thắng ván cờ khi đối phương tuyên bố xin thua. Ván cờ kết thúc
ngay lúc đó.
2.2: (a). Ván cờ hoà khi đấu thủ có lượt đi không có nước đi hợp lệ nào và
Vua của đấu thủ đó không bị chiếu. Ván cờ được gọi là kết thúc ở thế “hết
nước đi”. Ván cờ ngay lập tức kết thúc với điều kiện nước dẫn tới thế “hết
nước đi” (Pát) là nước đi hợp lệ.
(b). Ván cờ hoà khi xuất hiện thế cờ, trong đó không đấu thủ nào có thể chiếu
hết Vua của đối phương bằng các nước đi hợp lệ. Ván cờ được gọi là kết thúc

ở thế “không có khả năng đánh thắng”. Ván cờ ngay lập tức kết thúc, với điều
kiện nước dẫn tới thế cờ này là nước đi hợp lệ.
(c). Ván cờ hoà theo sự thoả thuận của hai đấu thủ trong quá trình ván đấu.
Ván cờ kết thúc ngay lúc đó.
(d). Ván cờ có thể hoà nếu một thế cờ giống hệt sẽ xuất hiện hoặc đã xuất
hiện ba lần trên bàn cờ.
(e). Ván cờ có thể hoà nếu trong 50 nước đi cuối cùng liên tiếp nhau các đấu
thủ đã không thực hiện bất kỳ sự di chuyển Tốt nào và không có nước bắt
quân nào.
3:Đấu tập:Hai người một bàn thi đấu với nhau
Nhận xét:
Cho bài tập về nhà:
Ký duyệt giáo án Ngày 11 tháng 11 năm 2011
Người soạn giao án
NHÓM 3
GIÁO ÁN SỐ:4
Người thực hiện:NHÓM 3
Đối tượng giảng dạy:sinh viên lớp QP8A
Thời gian thực hiện giáo án:100 phút
Ngày thực hiện:11/11/2011
Nhiệm vụ
1:Nhằm trang bị cho người học nắm vững cách thức tính đồng hồ giờ trong
thi đấu
2:Trang bị cho người học hiểu được cách thức ghi biên bản trong khi thi đấu
Yêu cầu:
1:Người học phải chăm chú nghe giảng và tiếp thu bài
2:Trong giờ học phải nghiêm túc chấp hành những nội qui qui định của lớp
học.
I:Bảng phân phối nội dung giảng dạy theo thời gian:
TT Nội dung Thời

gian
(phút)
Hình thức tổ chức và phương
pháp giảng dạy
1 Phần mở đầu
Nhận lớp,điểm danh,giới
thiệu nội dung bài học
10
2 Phần cơ bản:
Đồng hồ cờ
Cách ghi chép biên bản
Đấu tập
15
20
50
Thuyết trình,giảng giải,lấy ví dụ
Thuyết trình,giảng giải,lấy ví dụ
Sinh viên thi đấu
3 Kết thúc
Nhận xét,đánh giá và cho
bài tập về nhà
5
II:Nội dung giảng dạy cụ thể theo thời gian.
1:Đồng hồ cờ
“Đồng hồ” là đồng hồ có hai chỉ số chỉ có giờ của một bên chạy. Thuật ngữ
“đồng hồ” dùng trong Luật Cờ Vua là một trong hai chỉ số thời gian.
“Rụng cờ” là sự hết thời gian cho phép đối với một đấu thủ.
1.2. (a). Khi sử dụng đồng hồ cờ, mỗi đấu thủ phải thực hiện một số lượng tối
thiểu hoặc tất cả các nước đi trong một khoảng thời gian cho phép; khi sử
dụng đồng hồ điện tử, ngoài thời gian kiểm tra chung có thể bổ sung một số

lượng thời gian nhất định cho mỗi nước đi. Tất cả các điều trên cần phải
được xác định trước.
(b). Thời gian còn lại chưa dùng hết của một đấu thủ ở một giai đoạn được
cộng thêm vào thời gian của đấu thủ đó ở giai đoạn tiếp theo, trừ trường
hợp qui định thời gian này cho từng nước đi. Khi cả hai đấu thủ đều được
nhận một lượng thời gian chính quy định cho suy nghĩ và một lượng thời
gian ấn định thêm cho mỗi nước đi thì thời gian chính bắt đầu tính sau khi
thời gian ấn định đã hết. Nếu đấu thủ bấm dừng đồng hồ của mình trước khi
hết thời gian ấn định thì thời gian suy nghĩ chính sẽ vẫn được tính, không
phụ thuộc vào tỷ lệ thời gian ấn định đã sử dụng.
1.3: Mỗi chỉ số thời gian có một “lá cờ”. Ngay lập tức sau khi rụng cờ, các yêu
cầu ở điều 1.2(a) phải được kiểm tra.
1.4:Trước khi bắt đầu ván đấu, trọng tài sẽ quyết định đồng hồ cờ được đặt
ở vị trí nào.
1.5: Khi bắt đầu ván cờ, đồng hồ của đấu thủ cầm quân trắng được cho chạy
trước.
1.6: Nếu cả hai đấu thủ cùng vắng mặt từ đầu ván đấu, đấu thủ cầm quân
trắng sẽ bị mất toàn bộ thời gian cho đến khi đấu thủ này có mặt (trừ khi
điều lệ giải hoặc trọng tài có quy định khác).
1.7: Đấu thủ sẽ bị thua ván cờ nếu đến thi đấu muộn hơn m?t gi? đồng hồ sau
khi bắt đầu cuộc đấu theo lịch (trừ khi điều lệ giải hoặc trọng tài có quy định
khác).
1.8: (a). Trong quá trình ván đấu, mỗi đấu thủ khi đã thực hiện xong nước đi
của mình trên bàn cờ cần phải bấm dừng đồng hồ của mình và cho đồng hồ
của đối phương chạy. Đấu thủ phải luôn nhớ bấm đồng hồ. Nước đi của đấu
thủ chưa được coi là hoàn thành khi chưa thực hiện việc bấm đồng hồ, trừ
khi nước đi được thực hiện kết thúc ván cờ.
Thời gian giữa khi thực hiện nước đi trên bàn cờ đến lúc bấm đồng hồ được
xem như là một phần của thời gian cho phép đối với đấu thủ.
(b). Đấu thủ phải bấm đồng hồ bằng chính tay di chuyển quân. Nghiêm cấm

để sẵn ngón tay ở nút bấm hoặc “trực sẵn” phía trên nút bấm.
(c). Các đấu thủ phải sử dụng đồng hồ một cách nghiêm túc. Nghiêm cấm
đập mạnh đồng hồ hoặc gõ nó từ phía trên. Việc điều khiển đồng hồ sai quy
định sẽ bị phạt
(d). Nếu một đấu thủ không thể sử dụng đồng hồ, một trọng tài có thể được
cử giúp đấu thủ làm việc này. Trọng tài sẽ điều khiển đồng hồ một cách vô
tư.
1.9:Lá cờ được công nhận là đã rụng khi trọng tài ghi nhận thực trạng đó
hoặc một trong hai đấu thủ tuyên bố điều đó và gọi trọng tài xác nhận.
1.10:Đấu thủ sẽ bị thua ván cờ nếu không thực hiện đủ số lượng cước đi
được quy định trước trong thời gian cho phép. Mặc dù vậy, ván cờ sẽ hoà
nếu xẩy ra thế cờ mà đối phương không thể chiếu hết bằng hàng loạt bất kỳ
các nước đi nào hợp lệ.
1.11:Các chỉ số trên đồng hồ được coi là quyết định trong trường hợp đồng
hồ không có hư hỏng rõ ràng nào. Đồng hồ hư hỏng cần phải được thay thế.
Khi xác định thời gian đặt trên đồng hồ mới thay thế, trọng tài cần phải có
quyết định hợp lý nhất.
1.12:Nếu cả hai lá cờ cùng đã tụng và không thể xác định được lá cờ nào
rụng trước, ván đấu sẽ tiếp tục.
1.13: (a). Nếu như ván đấu cần phải tạm dừng, trọng tài phải dừng cả hai
đồng hồ.
(b). Đấu thủ có thể dừng đồng hồ trong trường hợp đề nghị trọng tài can
thiệp, chẳng hạn trong trường thiếu quân yêu cầu trong nước đi phong cấp.
(c). Trọng tài là người quyết định, khi nào thì ván đấu được tiếp tục lại.
(d). Nếu một đấu thủ dừng đồng hồ để đề nghị trọng tài can thiệp, trọng tài
sẽ xác định xem đấu thủ có lý do chính đáng để làm việc đó hay không. Nếu
rõ ràng rằng đấu thủ không có lý do chính đáng khi dừng đồng hồ, đấu thủ
sẽ bị phạt theo điều 13.4.
1.14: Nếu như xảy ra một sự vi phạm luật nào đó và cần phải khôi phục lại
đúng thế cờ trước khi vi phạm, trọng tài cần phải quyết định hợp lý khi xác

định thời gian cần phải thiết lập trên đồng hồ. Nếu cần thiết trọng tài sẽ
chỉnh lại thời gian đã sử dụng trên đồng hồ.
1.15:Các màn ảnh, màn hình vi tính hoặc các bàn cờ minh hoạ thế cờ hiện
hành trên bàn cờ, các nước đi và số lượng các nước đi đã được thực hiện
cũng như các đồng hồ đặt cho khán giả xem. Đấu thủ không được dựa vào
những thiết bị này để khiếu nại
2:cách ghi chép biên bản
2.1: Trong quá trình ván đấu, mỗi đấu thủ phải ghi chép từng nước đi của
mình và của đối phương một cách chính xác và rõ ràng bằng cách ghi theo
hệ thống ký hiệu đại số trên biên bản dùng cho thi đấu. Đấu thủ có thể đi
nước đáp lại nước đi của đối phương trước khi ghi chép nó. Nhưng đấu thủ
phải ghi cháp nước đi của mình trước khi thực hiện nước đi sau. Cả hai đấu
thủ phải ghi nhận đề nghị hoà trong biên bản thi đấu
Nếu một đấu thủ không thể tự ghi chép biên bản thì vào đầu ván đấu, một
phần thời gian suy nghĩ của đấu thủ sẽ bị trừ theo quyết định của trọng tài.
Nếu một đấu thủ không thể sử dụng đồng hồ, một trọng tài có thể được cử
giúp đấu thủ làm công việc này. Đồng hồ sẽ được trọng tài điều chỉnh một
cách công bằng.
2.2: Biên bản thi đấu phải để trọng tài quan sát trong suốt quá trình ván đấu.
2.3: Biên bản thi đấu là tài sản riêng của Ban tổ chức giải.
2.4: Nếu một đấu thủ còn ít hơn năm phút trên đồng hồ của mình và không
có thời gian bổ sung (30 giây hoặc hơn) cho mỗi nước đi thì đấu thủ đó
không bắt buộc phải tuân thủ điều 2.1. Nhưng ngay sau khi một lá cờ đã
rụng đấu thủ phải khôi phục lại đầy đủ việc ghi chép của mình trước khi
thực hiện nước đi tiếp theo.
2.5:(a). Nếu cả hai đấu thủ đều không phải ghi nước đi theo điều 8.4 thì
trọng tài hoặc một trợ lý của trọng tài cần phải cố gắng có mặt để tiến hành
ghi chép. Trong trường hợp này, ngay lập tức sau khi lá cờ rụng, trọng tài
phải dừng cả hai đồng hồ. Sau đó, cả hai đấu thủ phải sử dụng ghi chép của
trọng tài hoặc biên bản của đối phương để hoàn thành biên bản của mình.

(b). Nếu chỉ có một đấu thủ không phải ghi biên bản thì đấu thủ này phải
hoàn thành biên bản của mình một cách sớm nhất ngay sau khi một trong
hai lá cờ rụng trước khi di chuyển quân trên bàn cờ. Nếu là lược đi của mình
thì đấu thủ này có thể sử dụng biên bản của đối phương. Nhưng phải trả lại
cho đối phương trước khi thực hiện nước đi.
(c). Nếu như không thể hoàn thành việc ghi chép biên bản một cách đầy đủ,
các đấu thủ phải khôi phục lại ván cờ trên một bàn cờ thứ hai dưới sự giám
sát của trọng tài hoặc trợ lý trọng tài. Trước tiên, đấu thủ phải ghi lại thế cờ
hiện tại, thời gian đã sử dụng và số lượng các nước đi đã thực hiện (nếu điều
này có thể) trướckhi thực hiện việc khôi phục lại ván cờ.
2.6:Nếu như không thể khôi phục được biên bản tới thế cờ xuất hiện và bởi
vậy không thể khẳng định được rằng đấu thủ đã vượt quá thời gian cho
phép hay không thì ván đấu được tiếp tục và nước đi thứ nhất của đợt kiểm
tra thời gian tiếp theo, trừ khi xác định rõ ràng rằng nhiều nước đi hơn đã
được thực hiện
3:Đấu tập
Hai người một bàn thi đấu với nhau
Nhận xét:
Cho bài tập về nhà:
Ký duyệt giáo án Ngày 11 tháng 11 năm 2011
Người soạn giáo án
NHÓM 3
GIÁO ÁN SỐ:5
Người thực hiện:NHÓM 3
Đối tượng giảng dạy:sinh viên lớp QP8A
Thời gian thực hiện giáo án:100 phút
Ngày thực hiện:11/11/2011
Nhiệm vụ
1:Nhằm trang bị cho người học hiểu được nguồn gốc,lịch sử phát triển môn
cờ vua.

2:Trang bị cho người học hiểu được xu hướng đặc điểm,tính chất tác dụng
môn cờ cua.
Yêu cầu:
1:Người học phải chăm chú nghe giảng và tiếp thu bài
2:Trong giờ học phải nghiêm túc chấp hành những nội qui qui định của lớp
học.
I:Bảng phân phối nội dung giảng dạy theo thời gian:
TT Nội dung Thời
gian
(phút)
Hình thức tổ chức và phương
pháp giảng dạy
1 Phần mở đầu
Nhận lớp,điểm danh,giới
thiệu nội dung bài học
10
2 Phần cơ bản:
Nguồn gốc môn cờ vua.
Lịch sử phát triển môn cờ
vua trên thế giới
Xu hướng phát triển môn cờ
vua ở Việt Nam
Đặc điểm,tính chất và tác
dụng môn cờ vua
Đấu tập
05
10
05
05
60

Thuyết trình,giảng giải bằng
lời nói.
Thuyết trình,giảng giải bằng
lời nói
Thuyết trình,giảng giải bằng
lời nói.
Thuyết trình,giảng giải bằng
lời nói
Sinh viên thi đấu
3 Kết thúc
Nhận xét,đánh giá và cho
bài tập về nhà
5
II:Nội dung giảng dạy cụ thể theo thời gian.
1:Nguồn gốc lịch sử môn cờ vua
Cờ Vua xuất hiện ở ẤN ĐỘ vào thế kỷ thứ VI sau công nguyên.Cho đến nay
người ta không biết chính xác ngày tháng năm nào và ai là người khởi
xướng ra trò chơi này,chỉ biết rằng đây là một trò chơi phức tạp về đủ mọi
phương diện:luật chơi,phong cách,chiến lược chiến,chiến thuật…Cờ vua
không phải là sản phẩm của một người mà là trò chơi trí tuệ của các dân tộc
phương đông.có thể nói rằng cờ vua xuất hiện là do nhu cầu của đời sống
loài người nhằm phát triển trí tuệ,luyện cách suy nghĩ cách tính toán…
Thời kỳ đó ở ẤN ĐỘ trò chơi này có tên gọi Chatugana,có nghĩa là phù
hợp với bốn loại binh chủng của quân đội ẤN ĐỘ thời bấy giờ:chiến xa,tượng
xa,kỵ binh và lục quân.Như vậy có thể cho rằng cờ vua ra đời cùng với sự
hình thành và phát triển của nghệ thuật quân sự,nghệ thuật bày binh bố
trận,điều binh khiển tướng và giá trị nguồn gốc ấy vẫn giữ nguyên trong cờ
vua hiện đại.
2:Lịch sử phát triển môn cờ vua trên thế giới
Từ ẤN ĐỘ trò chơi này được chuyển sang Trung Á.Ở Ả Rập nó mang tên

satorang.Từ Ả Rập theo các cuộc chiến tranh du nhập vào TÂY BAN
NHA,Italia.Iran rộng khắp châu âu
Lịch sử cờ vua cho thấy,mỗi một thế kỷ là một nấc thang phát triển và
sáng tạo trong mộn trò chơi trí tuệ này.Vào cuối thế kỷ XV đầu thế kỷ XVI
luật chơi cờ vua mới bắt đầu hình thành.Thời kỳ này môn cờ vua phát triển
mạnh mẽ nhất ở TÂY BAN NHA và Italia.Đến thế kỷ XIX luật chơi cờ vua
được hoàn thiện như ngày nay.
Sang thế kỷ XVIII hệ thống lý thuyết cờ vua đã đạt tới đỉnh cao,trung
tâm cờ vua được chuyển sang vùng ĐỊA TRUNG HẢI ven bờ ĐẠI TÂY DƯƠNG
và đi sâu vào châu âu.Pari trở thành trung tâm cờ vua lớn.Cũng rong thời kỳ
này,Philip Xtamma đã đi vào lịch sử môn cờ vua-là người đã có công nghiên
cứu để hoàn thiện các ký hiệu trên bàn cờ.Năm 1883 Uynxơn-một thợ đồng
hồ người Anh đã sáng chế ra đồng hồ chuyên dụng dùng trong thi đấu cờ
vua.
Năm1886 bắt đầu tổ chức giải cờ vua thế giới dành cho nam.Năm
1927 giải vô địch giành cho nữ mới được tổ chức.Năm 1824 liên đoàn cờ vua
thế giới(FIDE) được thành lập.
Thế vận hội olympic cờ vua được tổ chức nưm 1927 tách biệt với
những môn thẻ thao khác và 2 năm một lần.
Sơ lược lịch sử phát triển cờ vua VIỆT NAM
Liên đoàn cờ vua Việt Nam(Tiền thân là hội cờ tướng Việt Nam) được
thành lập ngày 14 tháng 2 năm 1965 tại nhà khai trí kiến thức do bác sỹ Lê
Đình Thám làm hội trưởng.Năm 1975 hội giải thể.Ngày 15 tháng 12 năm
1980 hội cờ được thành lập lấy tên là Hội Cờ Việt Nam do Ông Trúc làm hội
trưởng.
3:Xu hướng phát triển môn cờ vua ở Việt Nam
Ở nước ta cờ vua phát triển sau nhiều môn thể thao khac nhưng tốc độ phát
triển khá nhanh.Cho đến nay ở hầu hết các tỉnh thành và nhiều ngành đã có
phong trào cờ vua rộng dãi.
Đến nay cờ vua là một môn thể thao mũi nhọn của nước ta và đang

được đầu tư,quan tâm phát triển để phục vụ cho mục tiêu chiến lược mà
ngành TDTT đã đề ra.Sự thành công của các đấu thủ cờ vua Việt Nam trên
trường quốc tế trong những năm gần đây đã chứng minh và khẳng định
quan điểm đúng đắn đó.
Thực thế hoạt động trong những năm qua đã chứng minh sức sống
tiềm tàng và triển vọng tiến nhanh của môn cờ vua ở Việt Nam.Với cách nghĩ
cách làm năng động sáng tạo và có hiệu quả,nhất định cờ vua Việt Nam sẽ
tiến kịp cờ vua quốc tế trong thời gian không xa.
4 Đặc điểm,tính chất và ác dụng môn Cờ Vua
Cờ Vua là môn thể thao có đặc trưng là ít đòi hỏi cao về tố chất thể lực,song
lại có yêu cầu cao về sự thông minh,mưu trí óc sáng tạo của người chơi.Vì
vậy,cờ vua phù hợp với con người và điều kiện phát triển ở Việt Nam.Chơi cờ
vua không đòi hỏi sân bãi dụng cụ phức tạp,tập luyện không cần nhiều
người,hình thức tập luyện phong phú đa dạng.
Chơi cờ vua có tác dụng phát triển tư duy.logic,luyện trí thông
minh,giáo dục những phẩm chất tốt đẹp như:tính tổ chức kỷ luật,kiên
cường,bình tĩnh,óc sáng tạo,biết phân tích,tổng hợp tình hình một cách
khách quan và khoa học…
Chơi Cờ Vua chính là góp phần ây dựng con người mới xã hội chủ
nghĩa,nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân.Thực hiện việc trao
đổi văn hóa TDTT với các nước trên thế giới.Chưi cờ là môn giải trí cao
nhã,tạo ra cảm giác sả khoái cho sự sáng tạo và mưu trí bởi có sự biến hóa
kỳ diệu trong mỗi nước cờ,mỗi thế biến.
5:Đấu tập
Hai người một bàn thi đấu với nhau
Nhận xét:
Cho bài tập về nhà:
Ký duyệt giáo án Ngày 11 tháng 11 năm 2011
Người soạn giáo án
NHÓM 3

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×