Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với người nghèo tại nhcsxh tỉnh hậu giang (2)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.09 MB, 47 trang )

Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với người nghèo tại NHCSXH tỉnh Hậu Giang
PHẦN : MỞ ĐẦU
1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:
Trong xu thế hội nhập quốc tế, nền kinh tế nước ta đã có những thay đổi
nhanh chóng nhằm mục tiêu đưa đất nước ngày càng phát triển, theo kịp tốc độ
phát triển của các đất nước khác. Vì vậy, đòi hỏi tất cả các thành phần kinh tế
trong nước phải hoạt động có hiệu quả. Bên cạnh những chính sách hỗ trợ kinh tế
của nhà nước thì sự đóng góp của ngành Ngân hàng cũng giữ vai trò hết sức quan
trọng.
Từ khi thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) cho đến nay,
hệ thống ngân hàng không ngừng phát triển, đáp ứng nhu cầu về vốn của nền
kinh tế, vốn cho các thành phần xã hội, từng bước làm đổi thay đời sống vật chất,
tinh thần của người dân. Bên cạnh đó, trong quá trình chuyển từ nền kinh tế kế
hoạch hóa tập trung, bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN,
chúng ta chủ trương khuyến khích mọi người làm giàu hợp pháp, đồng thời, hết
sức quan tâm xóa đói, giảm nghèo, khắc phục tình trạng phân hóa giàu nghèo quá
nhanh dễ dẫn tới mất ổn định xã hội, không bảo đảm sự phát triển bền vững.
Trong việc thực hiện chủ trương đó, NHCSXH là một công cụ quan trọng và hữu
hiệu để góp phần xóa đói, giảm nghèo.
Sở dĩ, NHCSXH có được cơ sở vững chắc với những thành quả nổi bật
như vậy là nhờ vào sự hoạt động hữu hiệu của tất cả các chi nhánh, cụ thể là quá
trình phấn đấu không ngừng của tập thể cán bộ lãnh đạo, công nhân viên trong
toàn ngành cả về chuyên môn lẫn đạo đức nghề nghiệp, trong đó có chi nhánh
tỉnh Hậu Giang.
Việc đánh giá kết quả hoạt động của Ngân hàng có ý nghĩa rất quan trọng
nhằm cung cấp các thông tin cần thiết cho các nhà lãnh đạo đưa ra quyết định
đúng đắn, tránh sai sót. Hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng chính sách xã hội
không phải là hiệu quả kinh tế, mà là hiệu quả về mặt xã hội, khuyến khích đầu
tư phát triển kinh tế. Với những lý do trên, em quyết định chon đề tài: “GIẢI
PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHÈO TẠI
NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH HẬU GIANG ”.


GVHD: Th.s TRẦN QUANG PHƯƠNG 1 SVTH:LƯU QUỐC ĐỈNH

Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với người nghèo tại NHCSXH tỉnh Hậu Giang
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
2.1 Mục tiêu chung:
Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với người nghèo tại ngân hàng
sách xã hội tỉnh Hậu Giang.
2.2. Mục tiêu cụ thể:
- Khái quát kết quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng chính sách xã hội
tỉnh Hậu Giang.
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động cho vay hộ
nghèo tại Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Hậu Giang.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động cho vay
hộ nghèo và hộ chính sách tại Ngân hàng CSXH tỉnh Hậu giang.
3.PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
3.1.Phạm vi không gian:
Đề tài được nghiên cứu tại Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh tỉnh
Hậu Giang, trụ sở đặt tại đường Tây Sông Hậu, Phường 5, Tp. Vị Thanh, tỉnh
Hậu Giang.
3.2.Phạm vi thời gian:
- Thời gian thực hiện: Thời gian tiến hành thực hiện là thời gian thực tập,
kể từ ngày 06/02/2012 cho đến kết thúc thời gian thực tập là ngày 23/03/2012.
- Thời gian nghiên cứu: Số liệu thu thập tại Ngân hàng chủ yếu là báo cáo
tháng, quý, năm trong giai đoạn (2009-2011).
3.3.Đối tượng nghiên cứu (Nội dung):
Các báo cáo tài chính, doanh thu, chi phí, bảng cân đối kế toán cho vay hộ
nghèo và hộ chính sách tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hậu Giang.


GVHD: Th.s TRẦN QUANG PHƯƠNG 2 SVTH:LƯU QUỐC ĐỈNH


Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với người nghèo tại NHCSXH tỉnh Hậu Giang
PHẦN : NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: PHƯƠNG PHÁP LUẬN
1.1.PHƯƠNG PHÁP LUẬN:
1.1.1.Một số khái niệm cơ bản:
Tín dụng: Là quan hệ kinh tế được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ hay
hiện vật, trong đó người đi vay phải trả cho người cho vay cả gốc và lãi sau một
thời gian nhất định. Trong quan hệ này được biểu hiện thông qua các nội dung
sau:
+ Người cho vay chuyển giao cho người đi vay một lượng giá trị nhất
định, giá trị này có thể dưới hình thái tiền tệ hay hiện vật như hàng hoá, máy
móc, thiết bị v.v
+ Người đi vay chỉ được sử dụng tạm thời lượng giá trị chuyển giao
trong một thời gian nhất định. Sau khi hết hạn sử dụng người đi vay phải có
nghĩa vụ hoàn trả cho người cho vay một lượng giá trị lớn hơn giá trị ban đầu.
Doanh số cho vay: Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà
Ngân hàng cho khách hàng vay không nói đến việc món vay đó thu được hay
chưa trong một thời gian nhất định.
Doanh số thu nợ: Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà
Ngân hàng thu về được khi đáo hạn vào một thời điểm nhất định nào đó.
Dư nợ: Là chỉ tiêu phản ánh số nợ mà Ngân hàng đã cho vay và chưa
thu được vào một thời điểm nhất định. Để xác định được dư nợ, Ngân hàng sẽ so
sánh giữa hai chỉ tiêu doanh số cho vay và doanh số thu nợ.
Nợ quá hạn: Là chỉ tiêu phản ánh các khoản nợ đến hạn mà khách
hàng không có khả năng trả nợ cho Ngân hàng mà không có lý do chính đáng.
Khi đó Ngân hàng chuyển từ tài khoản dư nợ sang tài khoản khác gọi là tài khoản
nợ quá hạn.
Nợ khoanh: Là khoản nợ mà khách hàng không có khả năng trả nợ có
lý do chính đáng (như: lũ lụt, thiên tai, dịch cúm gà ). Những món nợ này

GVHD: Th.s TRẦN QUANG PHƯƠNG 3 SVTH:LƯU QUỐC ĐỈNH

Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với người nghèo tại NHCSXH tỉnh Hậu Giang
ngân hàng sẽ chuyển từ dư nợ sang nợ khoanh không tính lãi và đôn đốc khách
hàng trả nợ.
1.1.2.Nghiệp vụ cho vay hộ nghèo:
Cho vay hộ nghèo được thực hiện theo những quy định chung của chính
phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Cụ thể ở
đây là nghị định 78/2000/NĐ-CP ngày 04.10.2002 của Chính phủ về tín dụng đối
với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
1.1.2.1.Mục đích, đối tượng áp dụng, nguyên tắc và điều kiện vay
vốn:

Mục đích cho vay: Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) cho vay
ưu đãi đối với hộ nghèo nhằm phục vụ sản xuất kinh doanh, cải thiện đời sống,
góp phần thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo và việc
làm, ổn định xã hội.

Đối tượng áp dụng:
+ Sở giao dịch, các chi nhánh, đơn vị thuộc hệ thống NHCSXH và các tổ
chức nhận ủy thác cho vay của NHCSXH (sau đây gọi tắt là bên cho vay).
+ Khách hàng vay vốn là hộ nghèo.

Nguyên tắc vay vốn: Hộ nghèo vay vốn phải bảo đảm các nguyên tắc
sau:
+ Sử dụng vốn vay đúng mục đích xin vay.
+ Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thỏa thuận.

Điều kiện vay vốn: Bên cho vay xem xét và quyết định cho vay khi hộ
nghèo có đủ các điều kiện sau:

+ Có hộ khẩu thường trú hoặc có đăng ký tạm trú dài hạn tại địa phương
nơi cho vay.
+ Có tên trong danh sách hộ nghèo ở (xã, phường, thị trấn) sở tại theo
chuẩn hộ nghèo do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội công bố từng thời kỳ.
GVHD: Th.s TRẦN QUANG PHƯƠNG 4 SVTH:LƯU QUỐC ĐỈNH

Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với người nghèo tại NHCSXH tỉnh Hậu Giang
+ Hộ vay không phải thế chấp tài sản và được miễn lệ phí làm thủ tục vay
vốn nhưng phải là thành viên tổ tiết kiệm và vay vốn, được tổ bình xét, lập thành
danh sách đề nghị vay vốn có xác nhận của UBND cấp (xã, phường, thị trấn).
1.1.2.2.Vốn vay được sử dụng vào các việc sau:

Dùng vào sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi:
+ Mua sắm các loại vật tư, giống cây trồng, vật nuôi, phân bón, thuốc trừ
sâu, thức ăn gia súc gia cầm… phục vụ cho các ngành trồng trọt, chăn nuôi.
+ Mua sắm các công cụ lao động như: Máy móc, cày, bừa, cuốc, bình
phun thuốc trừ sâu…
+ Các chi phí thanh toán cung ứng lao vụ như: thuê làm đất, bơm nước,
dịch vụ thú y, bảo vệ thực vật…
+ Đầu tư làm các nghề thủ công trong hộ gia đình như: mua nguyên vật
liệu sản xuất, công cụ lao động thủ công, máy móc nhỏ…
+ Góp vốn thực hiện dự án sản xuất kinh doanh do cộng đồng người lao
động sáng lập và được chính quyền địa phương cho phép thực hiện.

Cho vay làm mới, sửa chữa nhà ở:
+ Cho vay làm mới nhà ở thực hiện theo từng chương trình, dự án của
Chính phủ.
+ Cho vay sửa chữa nhà ở: NHCSXH chỉ cho vay đối với hộ nghèo sửa
chữa lại nhà ở bị hư hại, dột nát. Vốn vay chủ yếu sử dụng vào việc mua nguyên
vật liệu xây dựng, chi trả tiền công lao động phải thuê ngoài.



Cho vay Nước sạch và vệ sinh môi trường:
+ Do môi trường hiện nay các dòng sông đã bị ô nhiễm đến mức báo
động. Những xã thiếu nước sạch chưa có dự án tổng thể phát triển nước sạch thì
Ngân hàng cho vay làm giếng khơi, giếng khoan, xây bể lọc nước, chứa nước.
Bên cạnh đó để môi trường sanh, sạch đẹp Ngân hàng cũng đầu tư cho vay dùng
để xây hố xí hợp vệ sinh.

Cho vay hộ sản xuất, kinh doanh:
GVHD: Th.s TRẦN QUANG PHƯƠNG 5 SVTH:LƯU QUỐC ĐỈNH

Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với người nghèo tại NHCSXH tỉnh Hậu Giang
+ Mua bán các lọai hàng hóa, sản xuất, chăn nuôi…thuộc vùng khó khăn
do Chính phủ qui định. Trồng trọt và chăn nuôi gần đây phát triển không kém,
người dân ngày càng có nhu cầu vay vốn cho chăn nuôi tăng lên với sự kết hợp
của mô hình VAC, VRAC,…chi phí đầu tư cho mô hình thường không nhỏ và
chủ yếu là đầu tư về con giống, thức ăn, thuốc men, chuồng trại.

Chương trình cho vay Học sinh, sinh viên:
Dùng vào các chi phí cho học tập như: học phí, mua sắm các thiết bị phục
vụ học tập ( sách, vở, bút mực…) của con em thuộc hộ nghèo, mồ coi, khó khăn
đột xuất đang theo học tại các Trường Trung cấp, Cao đẳng, Đại học.
1.1.2.3.Loại cho vay và thời hạn cho vay:

Loại cho vay:
 Tín dụng ngắn hạn: Là loại tín dụng có thời hạn từ 1 tháng đến 12
tháng, được xác định phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ
của khách hàng, loại tín dụng này chiếm chủ yếu trong Ngân hàng. Tín dụng
ngắn hạn thường được dùng để cho vay để sản xuất, chăn nuôi theo mùa vụ.

 Tín dụng trung hạn: Là loại tín dụng có thời hạn trên 12 tháng đến 60
tháng dùng để cho vay vốn trồng cây lây năm, vật nuôi sinh sản, mở rộng cải tạo
vườn tạp.
 Tín dụng dài hạn: Là loại tín dụng có thời hạn trên 60 tháng.

Thời hạn cho vay:
- Bên cho vay và hộ vay thỏa thuận về thời hạn cho vay căn cứ vào.
- Mục đích sử dụng vốn vay.
- Chu kỳ sản xuất, kinh doanh (đối với hộ vay sản xuất, kinh doanh).
- Khả năng trả nợ của hộ vay.
- Nguồn vốn cho vay của Ngân hàng CSXH
1.1.2.4.Lãi suất và phương thức cho vay:
GVHD: Th.s TRẦN QUANG PHƯƠNG 6 SVTH:LƯU QUỐC ĐỈNH

Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với người nghèo tại NHCSXH tỉnh Hậu Giang

Lãi suất cho vay: Lãi suất cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo do Thủ
tướng Chính phủ quyết định cho từng thời kỳ, thống nhất một mức trong phạm vi
cả nước. Mức lãi suất cho vay cụ thể sẽ có thông báo riêng cho NHCSXH.
Lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất khi cho vay.
Ngoài lãi suất cho vay, hộ nghèo vay vốn không phải trả thêm bất kỳ
một khoản phí nào khác.

Phương thức cho vay: Bên cho vay áp dụng phương thức cho vay từng
lần. Mỗi lần vay vốn, hộ vay và Bên cho vay thực hiện đầy đủ các thủ tục cần
thiết theo quy định của Ngân hàng.
1.1.2.5.Mức cho vay và hồ sơ cho vay:

Mức cho vay: Mức cho vay đối với từng hộ nghèo được xác định căn
cứ vào: nhu cầu vay vốn, vốn tự có và khả năng hoàn trả nợ của hộ vay. Mỗi hộ

có thể vay vốn một hay nhiều lần nhưng tổng dư nợ không vượt quá mức dư nợ
cho vay tối đa đối với một hộ nghèo do HĐQT Ngân hàng CSXH Việt Nam
quyết định và công bố từng thời kỳ.

Hồ sơ cho vay: Bộ hồ sơ cho vay được Ngân hàng CSXH cấp miễn phí
và thống nhất theo mẫu in sẵn trên phạm vi toàn quốc.
* Danh mục hồ sơ cho vay bao gồm:
+ Đối với hộ vay: hộ nghèo viết giấy đề nghị vay vốn (mẫu số 01/CVHN)
và gửi tổ tiết kiệm và vay vốn.
+ Hồ sơ do tổ tiết kiệm và vay vốn lập:
- Lần đầu, khi mới thành lập tổ, tổ gửi bên cho vay các loại giấy tờ theo
quy định trong quy chế tổ chức và hoạt động của tổ tiết kiệm và vay vốn như:
Biên bản họp thành lập tổ tiết kiệm và vay vốn và thông qua quy ước hoạt động (
mẫu số 10/CVHN)…
- Mỗi lần vay, tổ gửi Bên cho vay danh sách hộ nghèo đề nghị vay vốn
(mẫu số 03/CVHN).
GVHD: Th.s TRẦN QUANG PHƯƠNG 7 SVTH:LƯU QUỐC ĐỈNH

Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với người nghèo tại NHCSXH tỉnh Hậu Giang
- Trong quá trình hoạt động, tổ lập sổ theo dõi cho vay, thu nợ, thu lãi, thu
tiết kiệm của thành viên (mẫu số 13/CVHN)
+ Hồ sơ do bên cho vay lập:
- Thông báo phê duyệt danh sách hộ nghèo được vay vốn (mẫu số
04/CVHN)
- Thông báo chuyển nợ quá hạn (mẫu số 05/CVHN) (nếu có).
- Phiếu kiểm tra sau khi cho vay (mẫu số 06/CVHN).
+ Hồ sơ do hộ nghèo, tổ tiết kiệm và vay vốn và Bên cho vay cùng lập:
- Sổ tiết kiệm và vay vốn (mẫu số 02/CVHN).
- Văn bản thỏa thuận ủy nhiệm thu lãi, thu tiết kiệm (mẫu số 11/CVHN)


Tổ chức lưu giữ hồ sơ:
+ Đối với hộ nghèo: giữ sổ tiết kiệm và vay vốn.
+ Đối với tổ tiết kiệm và vay vốn: Lưu giữ đầy đủ các giấy tờ quy định tại
(Hồ sơ do tổ tiết kiệm và vay vốn lập)
+ Đối với bên cho vay:
- Bộ phận kế toán: lưu giữ toàn bộ hồ sơ gốc gồm các giấy tờ quy định tại
danh mục hồ sơ cho vay văn bản này trừ sổ theo dõi cho vay, thu nợ, thu lãi của
thành viên.
+ Bộ phận tín dụng: lập và lưu giữ các tài liệu:
- Sổ theo dõi cho vay hộ nghèo theo địa bàn quản lý
- Danh sách hộ nghèo trong địa bàn quản lý
- Các báo cáo thống kê về hoạt động cho vay, thu nợ, gửi tiết kiệm… đối
với hộ nghèo.
+ Bộ hồ sơ cho vay phải được lưu giữ cẩn thận, chu đáo, dễ tìm, có danh
mục theo dõi và phải bảo đảm an toàn tuyệt đối. Người được giao bảo quản hồ sơ
phải chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu để mất, thất lạc hoặc sửa chữa nội dung của
hồ sơ.
GVHD: Th.s TRẦN QUANG PHƯƠNG 8 SVTH:LƯU QUỐC ĐỈNH

Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với người nghèo tại NHCSXH tỉnh Hậu Giang
+ Trường hợp bộ phận tín dụng cần sử dụng hồ sơ cho vay để xử lý công
việc khi cần thiết thì phải sao chép số liệu trong hồ sơ gốc.
1.1.2.6.Qui trình thủ tục cho vay:





* Chú thích:
(1) Tổ trưởng Tổ tiết kiệm vay vốn làm đại diện đến gặp cán bộ tín dụng

phụ trách để nộp hồ sơ xin vay vốn.
(2) Cán bộ tín dụng xuống địa bàn nơi khách hàng sản xuất kinh doanh để
thẩm định những điều kiện cần thiết.
(3) Nếu hợp lý thì cán bộ tín dụng xem xét cho vay và trình lên Giám đốc.
(4) Ban Giám đốc kiểm tra duyệt cho vay hay không, dựa trên cơ sở hồ sơ
vay vốn và khả năng nguồn vốn của Ngân hàng sau đó trả hồ sơ được duyệt cho
Trưởng phòng KH-NVTD. Trưởng phòng gửi lại cho cán bộ tín dụng.
(5) Cán bộ tín dụng chuyển hồ sơ cho vay sang phòng kế toán.
(6) Phòng kế toán khi nhận hồ sơ vay vốn có trách nhiệm lưu giữ hồ sơ
vay vốn, mở sổ cho vay, làm thủ tục phát vay cho từng khách hàng trong tổ, sau
đó chuyển hồ sơ cho vay sang Thủ quỹ. Thủ quỹ nhận lệnh chi tiền sẽ làm thủ
tục giải ngân cho khách hàng.
GVHD: Th.s TRẦN QUANG PHƯƠNG 9 SVTH:LƯU QUỐC ĐỈNH

(6)
Tổ tiết kiệm và
Vay vốn
Phòng
KH-NVTD
Phòng KT-NQ
Giám Đốc
(5)
Sơ đồ 1: Qui trình cho vay
(3)
(4)
(1)
(2)
Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với người nghèo tại NHCSXH tỉnh Hậu Giang
1.1.2.7.Định kỳ hạn trả nợ, thu nợ, thu lãi:
Vốn vay phải được hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi theo đúng thời hạn đã

cam kết.

Thu nợ gốc: Bên cho vay tổ chức việc thu nợ gốc trực tiếp tới từng hộ
vay theo quy định sau:
+ Món vay ngắn hạn: thu nợ gốc một lần khi đến hạn.
+ Món vay trung hạn: phân kỳ trả nợ nhiều lần: 6 tháng hoặc 1 năm một
lần do Bên cho vay và hộ vay thỏa thuận.

Thu lãi:
+ Có 2 hình thức:
- Thu gốc đến đâu thu lãi đến đó (cùng 1 lần).
- Thu lãi theo định kỳ hàng tháng hoặc hàng quý do 2 bên thỏa thuận.
+ Đối với khoản nợ trung hạn, thực hiện thu lãi định kỳ hàng tháng hoặc
quý trên số dư nợ theo thỏa thuận giữa Bên cho vay và hộ vay. Những khoản vay
từ 6 tháng trở xuống thu lãi và gốc một lần khi đến hạn. Lãi chưa thu được của
kỳ trước chuyển sang thu vào kỳ hạn kế tiếp.
+ Các khoản nợ quá hạn thu gốc đến đâu thu lãi đến đó. Riêng các khoản
nợ khó đòi ưu tiên thu gốc trước thu lãi sau. Số lãi chưa thu được hạch toán ngoại
bảng để có kế hoạch thu sát với thực tế.
+ Việc tổ chức thu lãi, thu tiết kiệm (nếu có) do Bên cho vay lựa chọn các
hình thức: tổ chức thu trực tiếp hoặc uỷ nhiệm cho tổ tiết kiệm và vay vốn thu
hộ. Mọi trường hợp uỷ nhiệm cho tổ thu lãi, thu tiết kiệm đều phải ký kết văn
bản thỏa thuận giữa Bên cho vay với tổ tiết kiệm và vay vốn (mẫu số
11/CVHN).Việc uỷ nhiệm cho tổ thu lãi, thu tiếp kiệm hoặc không uỷ nhiệm do
bên cho vay quyết định, căn cứ vào các điều kiện sau:
- Mức độ tín nhiệm của tổ với bên cho vay và các thành viên trong tổ.

Quy trình thu nợ, thu lãi, thu tiết kiệm (nếu có):
GVHD: Th.s TRẦN QUANG PHƯƠNG 10 SVTH:LƯU QUỐC ĐỈNH


Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với người nghèo tại NHCSXH tỉnh Hậu Giang
+ Hàng tuần hoặc tháng, Bên cho vay đặt lịch giao dịch ở từng xã
(phường, thị trấn ) và thông báo công khai cho các hộ vay biết để thực hiện việc
cho vay, thu nợ, thu tiết kiệm và các giao dịch khác.
+ Mỗi lần thu nợ, thu lãi, thu tiết kiệm, kế toán Bên cho vay lập phiếu thu
tiền theo mẫu in sẵn của Bên cho vay. Phiếu thu tiền được lập 2 liên, Bên cho
vay giữ một liên, người vay giữ một liên.
+ Căn cứ vào phiếu thu tiền, kế toán ghi vào sổ tiết kiệm và vay vốn và rút
số dư cập nhật trong ngày.
+ Mỗi lần thu nợ, thu lãi, thu tiết kiệm, kế toán, thủ quỹ Bên cho vay phải
ký đủ các chữ ký quy định trên các chứng từ liên quan và trên sổ tiết kiệm và vay
vốn (cả sổ lưu Bên cho vay và sổ của hộ vay giữ).
+ Định kỳ (quý hoặc năm), Bên cho vay đối chiếu số dư nợ gốc, số tiền lãi
và tiền tiết kiệm thu được giữa chứng từ, sổ tiết kiệm và vay vốn lưu tại Bên cho
vay với sổ tiết kiệm và vay vốn của hộ vay lưu giữ.

Quy trình thu lãi, thu tiết kệm thông qua tổ tiết kiệm và vay vốn:
+ Mỗi lần thu lãi, thu tiết kiệm, tổ tiết kiệm và vay vốn phải ghi đầy đủ
các yếu tố theo quy định và ký nhận vào sổ tiết kiệm và vay vốn của hộ vay giữ.
Đồng thời lập 3 liên bảng kê các khoản thu lãi, thu tiết kiệm (mẫu số 12/CVHN)
và ghi vào sổ theo dõi cho vay, thu nợ, thu lãi, thu tiết kiệm của tổ (mẫu số
13/CVHN).
+ Tổ tiết kiệm và vay vốn thực hiện việc thu lãi, thu tiết kiệm (nếu có)
theo định kỳ nhất định do tổ và hộ vay thỏa thuận nhưng phải nộp đủ số tiền thu
được cho Bên cho vay theo định kỳ đã ký kết trong văn bản đã uỷ nhiệm. Nếu
ngày nộp tiền của tổ trùng vào ngày Bên cho vay nghỉ làm việc theo chế độ thì tổ
phải nộp vào ngày giao dịch đầu tiên tiếp theo.
+ Khi nộp tiền, tổ phải mang theo 3 liên bảng kê các khoản thu lãi, thu tiết
kiệm để làm căn cứ thu.
+ Số tiền nộp vào Bên cho vay phải khớp đúng số tiền ghi trên bảng kê.


GVHD: Th.s TRẦN QUANG PHƯƠNG 11 SVTH:LƯU QUỐC ĐỈNH

Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với người nghèo tại NHCSXH tỉnh Hậu Giang
1.1.2.8.Những hộ nghèo không được vay vốn của NHCSXH:
- Những hộ không còn sức lao động, những hộ độc thân đang trong thời
gian thi hành án hoặc những hộ nghèo được chính quyền địa phương xác nhận
loại ra khỏi danh sách vay vốn vì mắc tệ nạn cờ bạc, nghiện hút, trộm cắp, lười
biếng không chịu lao động.
- Những hộ nghèo thuộc diện chính sách xã hội như: già cả neo đơn, tàn
tật, thiếu ăn do Ngân sách Nhà nước trợ cấp.
1.1.2.9.Quyền và nghĩa vụ của các bên:

Đối với hộ nghèo vay vốn:
+ Có quyền trả nợ trước hạn và từ chối các yêu cầu của Bên cho vay trái
với quy định tại văn bản này.
+ Có nghĩa vụ trả nợ (gốc, lãi) đầy đủ, kịp thời, phải kê khai đầy đủ, trung
thực các thông tin liên quan đến việc vay vốn và chịu trách nhiệm về tính chính
xác của các thông tin đã cung cấp, thực hiện đầy đủ các cam kết ghi trong hồ sơ
vay vốn.

Đối với Bên cho vay:
+ Có quyền từ chối yêu cầu vay vốn của hộ nghèo trái với quy định tại
văn bản này và yêu cầu hộ vay trả nợ trước hạn nếu phát hiện hộ sử dụng vốn
vay sai mục đích.
+ Có trách nhiệm lưu giữ đầy đủ hồ sơ tín dụng theo quy định.
1.1.3.Một vài chỉ tiêu để áp dụng:
* Tổng chi phí /tổng thu nhập: Chỉ số này có khả năng bù đắp chi phí
của một đồng thu nhập đây cũng là chỉ số đo lường thu nhập của ngân hàng.
Thông thường chỉ số này phải nhỏ hơn 100%, nếu lớn hơn 100% chứng tỏ

ngân hàng hoạt động kém hiệu quả, có nguy cơ phá sản trong tương lai.
Tổng chi phí
x 100%
Tổng thu nhập
GVHD: Th.s TRẦN QUANG PHƯƠNG 12 SVTH:LƯU QUỐC ĐỈNH


Dư nợ
Tổng vốn huy động
X 100%
Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với người nghèo tại NHCSXH tỉnh Hậu Giang
* Tổng dư nợ trên tổng nguồn vốn huy động (%)
Chỉ tiêu này xác định hiệu quả đầu tư của một đồng vốn huy động. Nó
giúp cho nhà quản trị phân tích, so sánh khả năng cho vay của ngân hàng với
nguồn vốn huy động.
* Hệ số thu nợ (%)
Đây là chỉ tiêu thể hiện mối quan hệ giữa doanh số thu nợ và doanh số cho
vay thể hiện qua biểu thức sau:
Chỉ số này phản ánh trong một kỳ kinh doanh từ một đồng doanh số cho
vay ngân hàng sẽ thu hồi được bao nhiêu đồng vốn. Chỉ tiêu này càng lớn càng
tốt và ngược lại.
* Rủi ro tín dụng (%)
Rủi ro tín dụng là trường hợp khách hàng không thực hiện được nghĩa vụ
tài chính của mình đối với ngân hàng. Biểu hiện rủi ro là nợ quá hạn ngày càng
lớn, lãi chưa thu hồi ngày càng tăng.
GVHD: Th.s TRẦN QUANG PHƯƠNG 13 SVTH:LƯU QUỐC ĐỈNH

Hệ số thu nợ =
Doanh số thu nợ
Doanh số cho vay

X 100%
Rủi ro tín dụng =
Nợ xấu
Tổng dư nợ
X 100%
Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với người nghèo tại NHCSXH tỉnh Hậu Giang
CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ CỦA NHCSXH TỈNH
HẬU GIANG
2.1.KHÁI QUÁT VỀ NHCSXH VIỆT NAM:
Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) được thành lập theo Quyết định
số 131/2002/QĐ-TTg ngày 04 tháng 10 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ
nhằm tách tín dụng chính sách ra khỏi tín dụng thương mại trên cơ sở tổ chức lại
Ngân hàng phục vụ người nghèo. Đây là sự nỗ lực rất lớn của Chính phủ Việt
Nam trong việc cơ cấu lại hệ thống ngân hàng nhằm thực hiện chương trình mục
tiêu quốc gia và cam kết trước cộng đồng quốc tế về “xoá đói giảm nghèo”.
Hoạt động của NHCSXH là không vì mục tiêu lợi nhuận. Sự ra đời của
NHCSXH có vai trò rất quan trọng, là cầu nối đưa chính sách tín dụng ưu đãi của
Chính phủ đến với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác,; tạo điều kiện cho
người nghèo tiếp cận được các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Các hộ nghèo, hộ chính sách có điều kiện gần gũi với các cơ quan công quyền ở
địa phương, giúp cơ quan này gần dân và hiểu dân hơn.
Từ khi thành lập, chỉ có 3 chương trình tín dụng, nay đã được Chính phủ
giao 17 chương trình tín dụng, mà chương trình nào cũng thiết thực, ý nghĩa.
Trong đó có 13 chương trình trong nước và 4 chương trình nhận ủy thác nước
ngoài. Đây thật sự là niềm vui đối với các đối tượng chính sách vì họ tiếp tục có
cơ hội tiếp cận nguồn vốn ưu đãi chính thức của Nhà nước, nhất là dựa trên tiền
đề thành công của 9 năm hoạt động Ngân hàng phục vụ người nghèo.
Hoạt động của NHCSXH đang từng bước được xã hội hóa, ngoài số cán bộ
trong biên chế đang thực hiện nhiệm vụ trong hệ thống NHCSXH từ Trung ương
đến tỉnh, huyện còn có sự phối hợp chặt chẽ với các hội, đoàn thể (Hội Phụ nữ,

Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh và Đoàn Thanh niên), thực hiện nhiệm vụ ủy
thác cho vay vốn thông qua trên 200.000 Tổ tiết kiệm và vay vốn tại khắp thôn,
bản trong cả nước, với hàng trăm nghìn cán bộ không biên chế đang sát cánh
cùng Ngân hàng trong công cuộc “xóa đói giảm nghèo”.
Chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính
sách khác đã đến với 100% số xã trong cả nước. Số khách hàng có dư nợ với
NHCSXH là hơn 7 triệu khách hàng, tăng 4,5 triệu khách hàng so với 9 năm hoạt
GVHD: Th.s TRẦN QUANG PHƯƠNG 14 SVTH:LƯU QUỐC ĐỈNH

Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với người nghèo tại NHCSXH tỉnh Hậu Giang
động của Ngân hàng phục vụ người nghèo. Dư nợ bình quân cho vay hộ nghèo
tăng từ 2,5 triệu đồng/hộ (năm 2002) lên trên 7 triệu đồng/hộ (năm 2011).
Vốn tín dụng ưu đãi đã góp phần giúp trên 1,2 triệu hộ thoát khỏi ngưỡng
nghèo, thu hút được gần 2 triệu lao động có việc làm mới, xây dựng được gần 1
triệu công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; cải thiện đời sống
của một bộ phận dân cư, đặc biệt là dân cư tại các vùng khó khăn, miền núi, vùng
sâu, vùng xa, hải đảo, biên giới và đồng bào dân tộc thiểu số; nợ xấu (nợ quá hạn
và nợ khoanh) giảm dần từ 13,75% khi nhận bàn giao (theo kết quả kiểm kê nợ),
xuống còn 1,6% vào giữa năm 2011.
Hiện nay, NHCSXH đã có quan hệ, hợp tác với nhiều tổ chức tài chính và
phát triển quốc tế (Chính phủ, phi Chính phủ) trên thế giới như: UNICEF, OPEC,
IFAD, WB… thu hút vốn đầu tư hàng nghìn tỷ đồng.
Kết quả về xóa đói giảm nghèo của Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế
đánh giá cao. Với mục tiêu phấn đấu giảm tỷ lệ đói nghèo xuống dưới 16% vào
năm 2012, NHCSXH phối hợp với các cấp, các ngành và các hội, đoàn thể, từng
bước xã hội hoá hoạt động của NHCSXH, góp phần thực hiện thành công
chương trình mục tiêu quốc gia về “xóa đói giảm nghèo” và tạo việc làm giai
đoạn 2008 - 2012, quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, thực sự trở
thành lực lượng kinh tế hữu hiệu nhằm ổn định chính trị, xã hội của đất nước.


GVHD: Th.s TRẦN QUANG PHƯƠNG 15 SVTH:LƯU QUỐC ĐỈNH

Biểu đồ 1: Biểu đồ tăng trưởng nguồn vốn
Tỷ đồng
(Nguồn: www.nganhangchinhsach.com.vn)
Cơ cấu nguồn vốn của NHCSXH VN
Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với người nghèo tại NHCSXH tỉnh Hậu Giang
Nguồn vốn của NHCSXH giai đoạn 2006 – 2011 tăng trưởng mạnh, tốc
độ tăng trưởng bình quân 40%/năm. Năm 2011, tổng nguồn vốn đạt 54.691 tỷ
đồng, tăng 18.639 tỷ đồng so với năm 2010, tỷ lệ tăng 52% và tăng gấp 5,2 lần so
với tổng nguồn vốn năm 2006.
+ Nguồn vốn do ngân sách Nhà nước Trung ương cấp là 12.101 tỷ đồng
chiếm tỷ trọng 22% trên tổng nguồn vốn. Trong đó: Vốn điều lệ 7.988 tỷ đồng
chiếm 14.6% trên tổng nguồn vốn.
+ Nguồn vốn cho vay lãi suất thấp là 21.261 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 39%
trên tổng nguồn vốn.
+ Nguồn vốn huy động theo lãi suất thị trường là 17.593 tỷ đồng chiếm tỷ
trọng 32% trên tổng nguồn vốn.
+ Nguồn vốn nhận tài trợ, nhận ủy thác đầu tư từ chính quyền địa phương
là 1.528 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 3% trên tổng nguồn vốn.
+ Các quỹ và vốn khác là 2.208 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 4% trên tổng
nguồn vốn.
Biểu đồ 2: Cơ cấu nguồn vốn của NHCSXH Việt Nam
GVHD: Th.s TRẦN QUANG PHƯƠNG 16 SVTH:LƯU QUỐC ĐỈNH

(Nguồn: www.nganhangchinhsach.com.vn)
22%
39%
32%
3%

4%
V?n do ngân sách Nhà nư?c
Trung ương c?p
V?n vay lãi su?t th?p
V?n huy đ?ng theo lãi su?t th?
trư?ng
V?n nh?n tài tr?, ?y thác ĐT t?
chính quy?n ĐP
Các qu? và v?n khác
V
Vốn do ngân sách Nhà
nước Trung ương cấp
Vốn vay lãi suất thấp
Vốn huy động theo lãi
suất thị trường
Vốn nhận tài trợ, ủy thác
ĐT từ chính quyền ĐP
Các quỹ và vốn khác
Tỷ đồng
Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với người nghèo tại NHCSXH tỉnh Hậu Giang

Biểu đồ 3: Biểu đồ dư nợ cho vay giai đoạn 2006-2011.
Dư nợ cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách giai đoạn 2006-2011
đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 83%/năm. Tổng dư nợ năm 2011 đạt 52.511 tỷ
đồng, tăng 17.526 tỷ đồng so với năm 2010. Từ khi thành lập đến năm 2011 là
năm có dư nợ cao nhất so với các năm trước.
2.2.QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHI NHÁNH
NHCSXH TỈNH HẬU GIANG
2.2.1. Lịch sử hình thành:
Ngân hàng chính sách xã hội với tên gọi quốc tế là Viet Nam Bank For

Social Policies. Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Hậu Giang được thành lập theo
quyết định số 94/QĐ – HĐQT, ngày 17/3/2004 của chủ tịch Hội đồng quản trị
NHCSXH Việt Nam. Hoạt động của chi nhánh không vì mục đích lợi nhuận,
được nhà nước bảo đảm khả năng thanh toán, tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0%,
không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, được miễn thuế và các khoản phải nộp
ngân sách nhà nước. Tại tỉnh đã thành lập được ban đại diện Hội đồng quản trị
của chi nhánh gồm 12 thành viên, do đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm
Trưởng Ban, Đ/c Giám đốc NHCSXH và Đ/c Giám đốc Sở LĐTB&XH làm Phó
Ban, các thành viên còn lại đều là trưởng các ban, ngành có liên quan.
GVHD: Th.s TRẦN QUANG PHƯƠNG 17 SVTH:LƯU QUỐC ĐỈNH

(Nguồn: www.nganhangchinhsach.com.vn)
Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với người nghèo tại NHCSXH tỉnh Hậu Giang
Hiện nay tổng số nhân viên chi nhánh là 84/84 cán bộ, trong đó cán bộ
trong biên chế là 75 người, cán bộ hợp đồng trọn gói 9 người, có 35 cán bộ là
đảng viên, có 31 cán bộ nữ. Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Đại học và cao
đẳng 61 người chiếm 72,61%, trung học 8 người chiếm 10,71%.
Chi nhánh có 6 phòng giao dịch trực thuộc gồm: Phòng giao dịch Thị xã
Ngã Bãy, Phòng giao dịch huyện Vị Thủy, Phòng giao dịch huyện Long Mỹ,
Phòng giao dịch huyện Phụng Hiệp, Phòng giao dịch huyện Châu Thành và
Phòng giao dịch huyện Châu Thành A.
Nhìn chung đội ngũ cán bộ Chi nhánh NHCSXH tỉnh Hậu Giang hiện nay
tuổi đời, tuổi nghề còn rất trẻ, được đào tạo cơ bản, nhưng chưa có kinh nghiệm
thực tiễn về hoạt động Ngân hàng, phương châm của chi nhánh NHCSXH tỉnh
Hậu Giang hiện nay là “vừa làm, vừa học”. Cán bộ biết việc hướng dẫn, kèm cập
cán bộ mới vào ngành, đồng thời sẽ có kế hoạch đào tạo, tập huấn nghiệp vụ
trong thời gian tới.
2.2.2.Địa điểm tọa lạc:
- Tên giao dịch: Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh tỉnh Hậu Giang.
- Địa chỉ: Đường Tây Sông Hậu – Phường 5 – TP. Vị Thanh – Tỉnh Hậu

Giang.
- Điện thoại: 0711. 870.582
- Fax: 0711. 870261 - 870582
2.2.3.Cơ cấu tổ chức bộ máy
2.2.3.1. Giám đốc:
- Điều hành mọi hoạt động của đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ phạm
vi hoạt động của đơn vị.
- Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận và nhận thông tin phản
hồi từ các phòng ban.
- Có quyền quyết định chính thức cho một khoản vay.
GVHD: Th.s TRẦN QUANG PHƯƠNG 18 SVTH:LƯU QUỐC ĐỈNH

Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với người nghèo tại NHCSXH tỉnh Hậu Giang
- Có quyền quyết định tổ chức bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ
luật hoặc nâng lương các cán bộ công nhân viên trong đơn vị.
2.2.3.2. Phó Giám đốc:
- Giúp Giám đốc điều hành hoạt động công tác tín dụng, nguồn vốn cho
vay và hoạt động của các phòng Giao dịch huyện theo phân công của Giám đốc
Chi nhánh. Ngoài ra, Phó giám đốc còn chỉ đạo điều hành công tác chung của
toàn chi nhánh khi Giám đốc đi vắng.
- Giúp Giám đốc điều hành công tác kế toán và kho quỹ, ký các chứng từ
kế toán (ngoài các chứng từ đã uỷ quyền cho lãnh đạo phòng kế toán và chứng từ
chi tiêu).
2.2.3.3. Phòng kế hoạch nghiệp vụ :
Phòng kế hoạch nghiệp vụ là bộ phận chịu trách nhiệm chính về việc
thẩm định và trình Giám đốc các quyết định cấp tín dụng cho tổ chức, cá nhân
bằng đồng Việt Nam dưới các hình thức cho vay, bảo lãnh phù hợp với quy
định của Ngân hàng CSXH Việt Nam, thực hiện đầy đủ các chức năng kiểm tra
giám sát trước, trong và sau khi cấp tín dụng, bảo đảm thu hồi đầy đủ nợ gốc và
lãi đúng hạn.

2.2.3.4. Phòng kế toán ngân quỹ:
- Trực tiếp hạch toán kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đúng
nhiệm vụ của NHCSXH Việt Nam quy định, theo dõi các tài khoản giao dịch với
khách hàng, kiểm tra chứng từ phát sinh, có trách nhiệm về thông báo thu nợ và
trả lãi cho khách hàng.
- Thu nhập số liệu để lập bảng cân đối tiền tệ hàng ngày, báo cáo tiền tệ
hàng tháng, hàng quý và báo cáo quyết toán năm, tham mưu cho Giám đốc về
việc điều hành kế hạch tài chính cũng như kiểm soát chi tiêu và quản lý tài sản
của ngân hàng.
- Có trách nhiệm kiểm soát lượng tiền mặt trong kho hàng ngày trực tiếp
trong việc thu chi tiền khi có phát sinh.

GVHD: Th.s TRẦN QUANG PHƯƠNG 19 SVTH:LƯU QUỐC ĐỈNH

Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với người nghèo tại NHCSXH tỉnh Hậu Giang
2.2.3.5. Bộ phận kiểm tra kiểm toán nội bộ:
- Kiểm soát viên: Kiểm tra giám sát việc chấp hành các chủ trương
chính sách phát luật của Nhà nước và điều lệ hoạt động của Ngân hàng về cho
vay và tài chánh để đảm bảo an toàn tài sản của Ngân hàng.
- Theo dõi việc chấp hành các trình tự thủ tục và việc thực hiện các quy
định nghiệp vụ .
- Kiểm tra công tác kế toán, kiểm tra nội bộ, đảm bảo các hoạt động
Ngân hàng.
- Kiểm tra công tác quản lý và điều hành Ngân hàng.
2.2.3.6. Phòng tổ chức hành chính:
- Thực hiện chức năng quản lý về mặt tổ chức cán bộ, quản trị hành chính
văn phòng theo phạm vi nhiệm vụ mà Ban Giám Đốc phân công, chăm lo đời
sống vật chất tinh thần cho toàn thể.
- Lập các thủ tục cần thiết trình lên Giám Đốc ra quyết định nâng bậc
lương hoặc thi hành kỉ luật.

- Có trách nhiệm bảo quản toàn bộ tài sản của đơn vị, giám sát trong
ngoài.
- Tiếp nhận các thông tin liên quan báo cáo lên Giám Đốc.
- Thực hiện các chức năng kiểm tra việc thực hiện các chính sách chế độ
của Nhà nước, quy chế sử dụng quỹ.
2.2.3.7. Phòng tin học.
- Tổng hợp thống kê và lưu trữ số liệu, cập nhật các thông tin có liên quan
đến hoạt động của chi nhánh. Xử lý các nghiệp vụ phát sinh.
- Quản lý bảo dưỡng và sửa chữa máy móc, thiết bị tin học khi cần thiết.
GVHD: Th.s TRẦN QUANG PHƯƠNG 20 SVTH:LƯU QUỐC ĐỈNH

Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với người nghèo tại NHCSXH tỉnh Hậu Giang
Sơ đồ 2: Tổ chức phòng ban tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Hậu Giang
Nhận xét: Nhìn chung tình hình tổ chức cán bộ của chi nhánh NHCSXH
Tỉnh Hậu Giang cơ bản ổn định, công tác tuyển dụng, bổ nhiệm, bố trí cán bộ,
xếp lương nâng lương đều được thực hiện đúng theo văn bản của HĐQT và của
Tổng Giám Đốc NHCSXH. Bên cạnh những mặt đạt được công tác tổ chức cán
bộ còn một số mặt hạn chế như: chưa bổ nhiệm đầy đủ các chức danh theo quy
định. Trình độ của một số cán bộ chưa đáp ứng được nhu cầu công việc.
GVHD: Th.s TRẦN QUANG PHƯƠNG 21 SVTH:LƯU QUỐC ĐỈNH

GIÁM ĐỐC
CÁC PHÓ
GIÁM ĐỐC
CÁC PHÒNG
NGHIỆP VỤ
KẾ
HOẠCH
NGHIỆP
VỤ

KẾ
TOÁN
NGÂN
QUỸ
KIỂM
TRA
KIỂM
TOÁN
NỘI BỘ
TỔ
CHỨC
HÀNH
CHÍNH
TIN
HỌC
(Nguồn: Phòng hành chính – tổ chức NHCSXH tỉnh Hậu Giang)
Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với người nghèo tại NHCSXH tỉnh Hậu Giang
2.3 KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHCSXH
TỈNH HẬU GIANG TRONG 3 NĂM ( 2009-2011)
Nghị định 78/2002/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2002 của Chính phủ có
nêu nội dung quan trọng là “NHCSXH hoạt động không gì mục đích lợi nhuận”,
nhằm xác định rõ nhiệm vụ của NHCSXH khác hẳn so với các đơn vị tín dụng
khác; lãi suất cho vay các chương trình tín dụng của NHCSXH cũng khác nhau,
được áp dụng theo từng vùng, miền và từng đối tượng chính sách thụ hưởng, với
cơ chế lãi suất linh động cho từng đối tượng mà NHCSXH phục vụ.
Vì thế, kết quả hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh Hậu Giang
qua 3 năm cụ thể như sau:
Bảng 1: Kết quả hoạt động tín dụng năm 2009, 2010, 2011:
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu

Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011
Năm 2010 - 2009 Năm 2011 - 2010
Số tiền % Số tiền %
Tổng thu nhập 33.142 32.907 57.047 -235
-0,71
24.140
73,36
Tổng chi phí 17.143 18.439 28.593 1.296
7,56
10.154
55,07
Lợi nhuận ròng 15.999 14.468 28.454 -1.531
-9,57
13.986
96,67
(Nguồn: Phòng Kế toán tại NHCSXH Tỉnh Hậu Giang)
(Nguồn: Phòng kế toán – ngân quỹ NHCSXH tỉnh Hậu Giang)
GVHD: Th.s TRẦN QUANG PHƯƠNG 22 SVTH:LƯU QUỐC ĐỈNH

Năm
Triệu đồng
33.142
32.907
57.047
17.143 18.439

28.593
15.999
14.468
28.454
Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với người nghèo tại NHCSXH tỉnh Hậu Giang
Biểu đồ 4: Kết quả hoạt đông kinh doanh qua 3 năm 2009-2011
Dựa vào Đồ thị thể hiện hoạt động kinh doanh qua 3 năm 2009-2011 tại
Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hậu Giang nhìn chung thu nhập, chi phí, lợi
nhuận tăng, giảm không đều. Cụ thể qua các năm như sau:
* Tổng doanh thu:
Ta thấy tổng thu nhập đạt mức cao nhất vào năm 2011 là 57.047 triệu đồng,
tăng 73,36% so với năm 2010 tức là tăng 24.140 triệu đồng, còn thu nhập năm
2010 là 32.907 triệu đồng giảm 235 triệu đồng tức giảm 0.71% so với năm 2009.
* Tổng chi phí:
Ta thấy tổng chi phí tăng qua các năm. Chi phí năm 2009 là 17.143 triệu
đồng, đến năm 2010 chi phí tăng lên 18.439 triệu đồng và tỷ lệ tăng là 7,56%.
Năm 2011 tổng chi phí ở mức cao nhất là 28.593 triệu đồng, tăng 10.154 triệu
đồng tức tăng 55,07% so với năm 2010.
* Lợi nhuận ròng:
Năm 2010 lợi nhuận ròng của Ngân hàng là 14.468 triệu đồng giảm 1.531
triệu đồng và tức giảm 9,57% so với năm 2009 là 15.999 triệu đồng, năm 2011
thì lợi nhuận đã tăng lên ở mức 28.454 triệu đồng, tăng 13.986 triệu đồng và tăng
96,67% so với năm 2010. Lợi nhuận năm 2010giảm là do doanh thu năm 2010
không cao mà chi phi thì tăng cao nên dẫn đến lợi nhuận năm này đạt không cao.
2.4 PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA NHCSXH TRONG NĂM
2012:
Tận dụng những thuận lợi và thời cơ mới, phát huy kinh nghiệm những
năm qua, nổ lực phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao.Tiếp nhận và triển
khai kịp thời có hiệu quả những chương trình nhiệm vụ mới được giao,tiếp tục
củng cố và nâng cao hơn nữa chất lượng các mặt hoạt động tín dụng nhằm tạo

điều kiện cho người dân nâng cao thu nhập,cải thiện đời sống,thóat nghèo bền
vững. Tiếp đến năm 2012 và những năm tiếp theo, NHCSXH tập trung vào 3
nhiệm vụ chính: Thực hiện tiêu chí phân loại hộ nghèo mới, trong đó cho vay hộ
nghèo tăng trưởng 30%, phấn đấu thu nợ đạt 100%, khống chế nợ quá hạn dưới
5%, giảm cấp bù lãi suất từ Ngân hàng Nhà nước, nâng cao chất lượng hoạt động
GVHD: Th.s TRẦN QUANG PHƯƠNG 23 SVTH:LƯU QUỐC ĐỈNH

Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với người nghèo tại NHCSXH tỉnh Hậu Giang
các tổ tiết kiệm và vay vốn ở cơ sở; tranh thủ mọi nguồn vốn đầu tư, đổi mới
công nghệ và quy trình quản lý hiện đại, áp dụng công nghệ tin học vào các hoạt
động nghiệp vụ ngân hàng Để thực hiện tốt nhiệm vụ trên chi nhánh đã đưa ra
các chỉ tiêu tín dụng như sau:
+ Chỉ tiêu sử dụng vốn:
Chỉ đạo cho các Phòng giao dịch triển khai cho vay hộ nghèo và các
chương trình cho vay khác đúng theo kế hoạch đã được thông báo, không để
đọng vốn, chú ý: cho vay phải đúng với quy trình nghiệp vụ, đảm bảo hiệu quả,
thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, chuyển mạnh sang
phương thức cho vay theo dự án sản xuất kinh doanh tập trung, hạn chế cho vay
dàn trải phân tán kém hiệu quả, tăng cường sự phối hợp chặt chẽ với các hội,
đoàn thể trong hoạt động ủy thác cho vay, tập trung mọi nguồn lực tận thu các
khoản nợ còn tồn đọng.
Ngân hàng CSXH chủ trì phối hợp với Sở Lao động TB&XH soạn thảo
quy chế cho vay Đối tượng chính sách chuộc sổ lãnh tiền ưu đãi hàng tháng từ
nguồn vốn ủy thác, trình UBND tỉnh phê duyệt để làm căn cứ thực hiện trong
thời gian tới.
+ Chỉ tiêu thu nợ, lãi:
Tăng cường công tác thu nợ, thu lãi đối với các khoản nợ đến hạn thu đạt
100% không để trường hợp nợ quá hạn, đặc biệt coi trọng thu nợ quá hạn, nợ
khoanh nhằm làm giảm tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh, đồng thời tạo lập nguồn vốn
để cho vay xoay vòng.

Nâng cao chất lượng hoạt động của Tổ Giao dịch lưu động tại xã, nhằm
phục vụ tốt hơn và giảm tối đa chi phí cho hộ nghèo và hộ chính sách khi quan
hệ giao dịch với Ngân hàng chính sách xã hội.
+ Kế hoạch tài chính:
Nâng cao chất lượng quản lý tài sản.
Đề nghị Trung ương xem xét khoán tài chính cho các chi nhánh còn khó
khăn trong hoạt động
GVHD: Th.s TRẦN QUANG PHƯƠNG 24 SVTH:LƯU QUỐC ĐỈNH

Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với người nghèo tại NHCSXH tỉnh Hậu Giang
Tăng cường khai thác các nguồn thu, hạn chế những khoản chi không cần
thiết, tuyệt đối thực hành tiết kiệm, chống lảng phí nhằm từng bước giảm gánh
nặng về tài chính ngân sách của Nhà nước.
2.5.TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH TẠI
NHCSXH TỈNH HẬU GIANG
2.5.1.TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN:
Trong bất kỳ một Ngân hàng nào muốn đi vào hoạt động thì phải có vốn,
nhu cầu vốn là rất cần thiết. Đặc biệt trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng thì
vốn là yếu tố quan trọng nhất để đảm bảo đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách
hàng. Nguồn vốn của Ngân hàng được hình thành từ nguồn vốn từ cấp trên điều
chuyển xuống và từ nguồn vốn huy động. Nhưng do đây là một Ngân hàng cấp
tín dụng ưu đãi, nhằm phục vụ người nghèo, người không có việc làm nên vốn
chủ yếu của Ngân hàng là do Trung ương cấp và ủy thác của các tổ chức cá nhân.
Vốn huy động có nhưng rất thấp so với vốn do cấp trên chuyển xuống. Với đặc
điểm của Ngân hàng Chính sách là hoạt động chủ yếu bằng nguồn vốn từ cấp
trên chuyển xuống, nên nguồn vốn huy động chiếm tỷ trọng không cao trong
tổng nguồn vốn. Ngân hàng huy động vốn với mức lãi suất thấp và hình thức huy
động vốn không được phong phú như các Ngân hàng thương mại khác, vì vậy mà
nguồn vốn huy động của Ngân hàng CSXH tỉnh Hậu Giang không được cao và
vấn đề này được thể hiện qua bảng 2.

Bảng 2: Thực hiện nguồn vốn qua 3 năm (2009 -2011)
Đvt: Triệu đồng.
Chỉ tiêu
Năm
2009
Năm
2010
Năm 2011
So sánh
2010 - 2009
So sánh
2011 - 2010
Số tiền % Số tiền %
Nguồn vốn điều
chuyển từ TW
615.729 773.093 984.112 157.364 25,56 211.019 27,3
Nguồn vốn huy động 2.539 2.068 14.789 -471 -18,55 12.721 615,1
GVHD: Th.s TRẦN QUANG PHƯƠNG 25 SVTH:LƯU QUỐC ĐỈNH

×