Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Phát huy nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (237.37 KB, 12 trang )

ĐỀ TÀI: PHÁT HUY NGUỒN NHÂN LỰC TRONG SỰ NGHIỆP
CNH-HĐH Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
Ngày nay, trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước mục tiêu
quan trọng nhất trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta thì nguồn nhân lực
chính là chìa khoá của sự thành công. Nguồn nhân lực với trình độ tiên tiến sẽ chính là
nhân tố đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Với một nước
đang ở trình độ thấp kém phát triển như nước ta hiện nay không thể không xây dựng
một chính sách phát triển lâu bền, nâng cao dần chất lượng của người lao động, phát
huy nhân tố con người để phục vụ tốt nhất cho mục tiêu lớn lao của toàn dân tộc, đưa
nước ta tiến lên chủ nghĩa xã hội. Đó cũng chính là lý do mà nhóm chúng em chọn đề
tài “Phát huy nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt
Nam hiện nay.”
I. TÌM HIỂU CHUNG VỀ SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA VÀ
NGUỒN NHÂN LỰC
1. Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. (CNH, HĐH)
a. Khái niệm công nghiệp hóa hiện đại hóa
“Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt
động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội từ sử dụng sức lao động
thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phương
tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến
bộ khoa học- công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao”
b. khái niệm nguồn lực con người
Hiện nay có nhiều khái niệm khác nhau về nguồn lực con người:
Ngân hàng Thế giới cho rằng: nguồn nhân lực là toàn bộ vốn người (thể lực, trí lực,
kỹ năng, nghề nghiệp, v.v.) mà mỗi cá nhân sở hữu, có thể huy động được trong quá
trình sản xuất, kinh doanh, hay trong một hoạt động nào đó.
1
Theo định nghĩa của Liên hiệp quốc, nguồn nhân lực là trình độ lành nghề, là kiến
thức và năng lực của toàn bộ cuộc sống con người hiện có thực tế hoặc tiềm năng để
phát triển kinh tế - xã hội trong một cộng đồng.
 Qua các ý kiến khác nhau có thể hiểu, nguồn lực con người là tổng thể những yếu tố


thuộc về thể chất, tinh thần, đạo đức, phẩm chất, trình độ tri thức, vị thế xã hội, v.v. tạo
nên năng lực của con người, của cộng đồng người có thể sử dụng, phát huy trong quá
trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và trong những hoạt động xã hội.
2. Các quan điểm và chủ trương của đảng về phát huy NNL trong sự nghiệp CNH,
HĐH đất nước.
Trong tiến trình của các cuộc cải biến cách mạng xã hội theo hướng tiến bộ, con
người luôn là mục tiêu, đồng thời là động lực của tiến trình đó. Như vậy vai trò của
nhân tố con người được xem như chủ thể của toàn bộ tiến trình cách mạng. Quan niệm
này xuất phát từ một nguyên lý căn bản của chủ nghĩa Marx: Con người là chủ thể của
các quan hệ xã hội.
Cách mạng xã hội chủ nghĩa là cuộc cách mạng do con người, vì con người. Chính
vì mục tiêu cao cả của cuộc cách mạng đó mà khi hình dung trên những nét đại thể về
xã hội tương lai, Marx và Engels đã đặt con người vào vị trí trung tâm. Con người là
chủ thể xây dựng, đồng thời là kết quả của sự phát triển xã hội đó.
Công cuộc đổi mới theo định hướng XHCN hiện nay ở nước ta do Đảng Cộng sản
Việt Nam khởi xướng cũng là nhằm đạt tới mục tiêu cao cả trên. Để đạt tới mục tiêu
đó, nhiệm vụ trung tâm của thời kỳ quá độ là thực hiện thành công sự nghiệp CNH,
HĐH đất nước. Tức là phải bằng mọi cách phát huy vai trò tích cực của con người Việt
Nam cho sự nghiệp công nghiệp hoá đất nước. Điều đó có nghĩa là phải tìm những giải
pháp tốt nhất nhằm phát huy nhân tố con người –chủ thể của toàn bộ tiến trình đó.
Nhận thức được tầm quan trọng của nhân tố đó, trong các nghị quyết ban chấp hàng
trung ưng đảng khóa VII, VIII, IX, X đảng ta luôn đánh giá cao sự phát huy nguồn
nhân lực con người trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
- Nghị quyết IV Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII nêu rõ: Cùng với khoa học,
công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là động lực thúc đẩy. Như vậy,
giáo dục là một dạng đầu tư cho sự phát triển vì nó là động lực thúc đẩy kinh tế phát
triển. Sự nghiệp giáo dục đao tạo có tính xã hội hóa cao. Nền giáo dục và đào tạo tốt sẽ
2
cho chúng ta nguồn nhân lực với đủ sức mạnh, đáp ứng yêu cầu trước mắt và lâu dài.
Do vậy sự nghiệp giáo dục phải là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, đồng thời phải

tranh thủ sự hợp tác, ủng hộ của các nước trên thế giới thông qua việc hợp tác giáo dục.
- Đại hội lần thứ VIII của Đảng đã quán triệt một trong những quan điểm về công
nghiệp hoá, hiện đại hoá là “Lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản
cho sự phát triển nhanh và bền vững. Động viên toàn dân cần kiệm xây dựng đất nước,
không ngừng tăng tích lũy cho đầu tư phát triển. Tăng trưởng kinh tế gắn với cải thiện
đời sống nhân dân, phát triển văn hóa, giáo dục, thực hiện tiến bộ và công bằng xã
hội, bảo vệ môi trường.”
- Tiếp theo đến đại hội thứ IX đảng ta đã xác định: Phát triển giáo dục và đào tạo là
một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại
hoá, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội,
tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn
diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, hệ thống trường lớp và hệ thống quản
lý giáo dục; thực hiện "chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá", thực hiện "giáo dục cho
mọi người", "cả nước trở thành một xã hội học tập". Thực hiện phương châm "học đi
đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn với xã hội.”
- Đại hôi X xác định: Đổi mới tư duy giáo dục một cách nhất quán, từ mục tiêu,
chương trình, nội dung, phương pháp đến cơ cấu và hệ thống tổ chức, cơ chế quản lý
để tạo được chuyển biến cơ bản và toàn diện của nền giáo dục nước nhà, tiếp cận với
trình độ giáo dục của khu vực và thế giới; Xây dựng nền giáo dục của dân, do dân và vì
dân. Tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục, đào tạo; từng bước xây dựng nền giáo
dục hiện đại, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
II. PHÁT HUY NGUỒN NHÂN LỰC TRONG SỰ NGHIỆP CNH, HĐH Ở NƯỚC.
1. Vấn đề nguồn nhân lực trong sự nghiệp CNH, HĐH.
a. Thực trạng nguồn nhân lực ở nước ta.
* Số lượng
Các kết quả suy rộng mẫu chủ yếu của cuộc Điều tra mẫu Tổng điều tra dân số và
nhà ở năm 2009 vừa chính thức được Ban Chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở Trung
ương công bố. Theo đó, Việt Nam đang trong thời kỳ “cơ cấu dân số vàng”, thời kỳ mà
3
nhóm dân số trong độ tuổi lao động cao gần gấp đôi nhóm dân số trong độ tuổi phụ

thuộc.
Kết quả điều tra cho thấy, so với kết quả của cuộc Tổng điều tra năm 1999, tỷ trọng
dân số dưới 15 tuổi giảm từ 33% năm 1999 xuống còn 25% trong năm 2009.
Trong khi đó, tỷ trọng dân số của nhóm 15-59 tuổi tăng từ 58% năm 1999 lên 66%.
Còn nhóm dân số từ 60 tuổi trở lên tăng từ 8% lên 9% tương ứng trong hai cuộc tổng
điều tra.
Được biết, tính đến thời điểm 0 giờ ngày 1/4/2009, cả nước có 43,8 triệu người
trong độ tuổi lao động đang làm việc, chiếm 51,1% dân số. Trong đó, thành thị có 11,9
triệu người (chiếm 27%), nông thôn có 31,9 triệu người (73%). Lao động nữ chiếm
46,6% tổng lực lượng lao động.
Với số lượng người bước vào độ tuổi lao động đạt mức kỷ lục như hiện nay, cùng
với hàng chục vạn lao động dôi dư từ các cơ quan, doanh nghiệp Nhà nước, 2 thập kỷ
đầu tiên của thế kỷ 21 sẽ tạo ra áp lực rất lớn về việc làm và nguồn vốn đang căng
thẳng với tỷ lệ thất nghiệp ở mức cao (một số lao động thất nghiệp rơi vào nhóm lao
động trẻ được đào tạo, gây ra nhiều hậu quả cả về kinh tế xã hội. Bên cạnh đó còn có
hàng triệu người già tuy tuổi cao nhưng vẫn còn khả năng và mong muốn được làm
việc.
Trên phạm vi cả nước, cấu trúc dân số biến đổi tạo cơ hội thuận lợi cho sự phát triển
kinh tế, tuy nhiên do hoàn cảnh địa lý và tình hình kinh tế - xã hội khác nhau giữa các
vùng miền, nên ở các tỉnh đồng bằng do mức sinh sống thấp trong nhiều năm qua và
"cơ cấu dân số vàng" đã bắt đầu phát huy tác dụng, tạo ra nhiều thách thức lớn về việc
làm cho địa phương vốn đất chật người đông. Tại các tỉnh vùng Tây Nguyên, miền núi
Tây Bắc, do mức sinh ở những vùng này vẫn còn cao nên cấu trúc dân số còn trẻ.
Luồng di cư tự phát rất lớn đổ từ các vùng nông thôn, miền núi đến các thành phố, Tây
Nguyên và vùng Đông Nam Bộ. Trong một số doanh nghiệp ở các vùng này, số lao
động ngoại tỉnh chiếm đến 80%.
* Chất lượng
Trong những năm gần đây chỉ số HDI (chỉ số phát triển con người) của Việt Nam
đã được cải thiện 114/179 nước (năm 2008), tuy nhiên chỉ số đó con khá khiêm tốn so
4

với các nước trong khu vực như singapore (thứ 27 ), Malaysia (thứ 63), Thái Lan ( thứ
77 ) ...
Những nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng trong nhiều năm qua đã chứng minh,
chiều cao của người Việt Nam đang được cải thiện. Nạn đói và chiến tranh đã ảnh
hưởng đến tầm vóc của người Việt Nam; chiều cao trung bình của người Việt Nam
trong thời gian từ năm 1938-1985 hầu như không thay đổi (nam cao 160cm, nữ cao
150cm). Tuy nhiên, trong hơn 10 năm qua , tầm vóc của người Việt Nam đã khá hơn,
chiều cao trung bình người trưởng thành nam hiện nay là 163,7cm. Theo Chương trình
Nâng cao tầm vóc và thể trạng người Việt Nam, kết thúc giai đoạn I (đến năm 2010),
chiều cao thân thể trung bình của nam thanh niên 18 tuổi sẽ đạt từ 165cm-166cm, nữ
đạt 154cm-155cm. Theo phân tích của các nhà chuyên môn, hiện tại chiều cao của nam
thanh niên Việt Nam là 1,65m, nữ 1,53m. Sau 25 năm chiều cao trung bình của người
Việt Nam đã tăng 6,14cm ở nam và 4,88cm ở nữ. Tính trung bình mỗi năm chiều cao
tăng ở nam là 0,24cm, ở nữ là 0,20cm. .Trong khi đó xu hướng chung ở các nước phát
triển là chiều cao trung bình của nam thanh niên cứ sau 10 năm sẽ tăng 1 cm và tuổi thọ
bình quân của Việt Nam cũng tăng lên. Sau 10 năm (kể từ Tổng điều tra 1999) tuổi thọ
đã đạt 72,8 tuổi đối với nam (tăng 3,7 tuổi) và 75,6 tuổi với nữ (tăng 5,5 tuổi). Đó là
dấu hiệu đáng mừng, đáng khích lệ trong công tác chăm sóc sức khỏe của nước ta.
Số lượng người lao động tuy tăng và dư thừa, nhưng lại yếu về sức khỏe, trình độ
tay nghề hạn chế lao động khu vực thành thị ở Hà Nội thừa khoảng 7,5% và ở thành
phố Hồ Chí Minh là 6,5% (đó là chưa kể hàng chục van lao động dôi dư do sắp xếp lại
doanh nghiệp Nhà nước). Tại khu vực nông thôn còn dư thừa 26% quỹ thời gian lao
động, tương đương khoảng 9 triệu người, nhưng 95,5% lao động không có tay nghề,
nhưng theo dự báo trong 10 năm tới, số lượng này sẽ tăng lên mức cao nhất là 1,8 triệu
người, do đó việc đào tạo, nâng cao tay nghề và tạo việc làm cho số lao động hiện tại
cũng như cho số thanh niên mới bước vào độ tuổi lao động sẽ thách thức vô cùng lớn.
Cơ cấu nguồn lao động được đào tạo trong những năm qua còn rất bất hợp lý. Tại
các nước phát triển thì cứ 1 thầy có 10 thợ, nhưng ở nước ta, bình quân một thầy chỉ có
0,95 thợ. .. Đây chính là tình trạng "thầy nhiều hơn thợ". Trong khi số sinh viên đại học
tăng nhanh thì số công nhân kỹ thuật giảm dần. Đến năm 2010, mỗi năm cần khoảng

20 ngàn lao động kỹ thuật, nhưng khả năng đào tạo nghề cũng cung ứng 12.000
5

×