Tải bản đầy đủ (.doc) (57 trang)

phân tích tình hình cho vay tại nhno& ptnt chi nhánh huyện cầu kè.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (423.35 KB, 57 trang )

Đề tài: Phân tích tình hình cho vay tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Cầu Kè.
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI
1.1.Tổng quan về hoạt động cho vay của ngân hàng
1.1.1.Khái niệm tín dụng ngân hàng:
Tín dụng Ngân hàng là quan hệ cho vay giữa Ngân hàng với các chủ thể khác trong
nền kinh tế.
Ngân hàng là một định chế tài chính trung gian, do vậy trong quan hệ với các chủ thể
kinh tế, các cá nhân Ngân hàng vừa là người đi vay, vừa là người cho vay.
Với tư cách là người cho vay, Ngân hàng cấp cho vay cho các chủ thể kinh tế, các cá
nhân bằng việc thiết lập các hợp đồng cho vay, các khế ước nhận nợ v v…
Với tư cách là người đi vay, Ngân hàng nhận tiền gởi của các chủ thể kinh tế, các cá
nhân hoặc phát hành chứng chỉ tiền gởi: kỳ phiếu, trái phiếu Ngân hàng để huy động
vốn.
1.1.2.Bản chất, chức năng và vai trò của tín dụng ngân hàng :

Bản chất tín dụng:
Tín dụng tồn tại trong nhiều phương thức sản xuất khác nhau, ở bất kỳ phương thức
sản xuất nào cho vay cũng biểu hiện ra bên ngoài như là vay mượn tạm thời một vật
hay một số vốn tiền tệ, nhờ vậy mà người ta có thể sử dụng được giá trị của hàng hóa
hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua trao đổi.
Để hiểu rõ bản chất của tín dụng cần thiết phải nghiên cứu liên hệ kinh tế trong quá trình
vận động của tín dụng và mối liên quan của nó với quá trình sản xuất.
•Sự vận động của tín dụng
Tín dụng là hệ thống quan hệ kinh tế phát sinh giữa người đi vay và người cho vay,
nhờ quan hệ ấy mà vốn tiền tệ được vận động từ chủ thể này sang chủ thể khác để sử
dụng cho các nhu cầu khác nhau trong nền kinh tế xã hội. Quá trình vận động đó
được thể hiện qua các giai đoạn sau:
+ Thứ nhất: Phân phối tín dụng dưới hình thức cho vay.
Ở giai đoạn này, vốn tiền tệ hoặc giá trị vật tư hàng hóa được chuyển từ người cho


vay sang người đi vay. Như vậy khi cho vay, giá trị vốn cho vay được chuyển sang
người đi vay, đây là đặc điểm cơ bản khác với việc mua bán hàng hóa thông thường.
Bởi vì trong quan hệ mua bán hàng hóa giá trị chỉ thay đổi hình thái tồn tại. Mác viết:
“Đối với hàng hóa giản đơn tức là hàng hóa với tư cách là hàng hóa thì ở trong tay
GVHD: Ths Trần Thị Thanh Phương SVTH: Nguyễn Thị Cà Diện
1
Đề tài: Phân tích tình hình cho vay tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Cầu Kè.
người mua và trong tay người bán, nó cũng vẫn là một giá trị như thế chỉ đổi chủ sở
hữu khác nhau thôi. Người bán và người mua, cả hai đều có một giá trị như trước, giá
trị mà họ đã nhượng đi dưới hình thái hàng hóa, người thứ hai nhượng đi dưới hình
thái tiền… Trong việc cho vay, chỉ có một bên nhận được giá trị, và cũng chỉ có một
bên nhượng đi giá trị mà thôi”.
+ Thứ hai: Sử dụng vốn trong quá trình tái sản xuất.
Sau khi nhận được giá trị vốn cho vay, người đi vay được quyền sử dụng giá trị đó để
thỏa mãn một mục đích nhất định, ở giai đoạn này vốn vay được sử dụng trực tiếp
nếu vay bằng hàng hóa, hoặc vốn vay được sử dụng gián tiếp nếu vay bằng tiền để
thỏa mãn nhu cầu sản xuất hoặc tiêu dùng của người đi vay. Tuy nhiên người đi vay
không có quyền sở hữu về giá trị đó, mà chỉ được sở hữu tạm thời trong một thời
gian nhất định.
+ Thứ ba: Sự hoàn trả của tín dụng.
Đây là giai đoạn kết thúc một vòng tuần hoàn của tín dụng. Sau khi vốn cho vay đã
hoàn thành một chu kỳ sản xuất để trở về hình thái tiền tệ thì vốn tín dụng được
người đi vay hoàn trả cho người cho vay.
Như vậy sự hoàn trả của vốn tín dụng là đặc trưng về bản chất vận động của tín dụng,
là dấu ấn phân biệt phạm trù tín dụng với các phạm trù kinh tế khác.
Mặc khác sự hoàn trả của tín dụng là quá trình quay trở về của giá trị. Hình thái vật
chất của sự hoàn trả là sự vận động dưới hình thái hàng hóa hoặc giá trị. Tuy nhiên
sự vận động đó không phải với tư cách là phương tiện lưu thông, mà với tư cách một
lượng giá trị được vận động.
Chính vì sự hoàn trả luôn luôn phải được bảo tồn về mặt giá trị và có phần tăng thêm

dưới hình thức lợi tức. Ngay cả tỷ trọng, điều kiện lạm phát sự hoàn trả về mặt giá trị
cũng phải được tôn trọng thông qua cơ chế điều tiết bằng lãi suất.

Chức năng tín dụng:
Trong nền kinh tế thị trường tín dụng có 3 chức năng sau đây:
+ Một là: Chức năng tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ
Đây là chức năng cơ bản nhất của tín dụng, nhờ chức năng này của tín dụng mà các
nguồn vốn tiền tệ trong xã hội được điều hòa từ nơi “thừa” sang nơi “thiếu” để sử
dụng nhằm phát triển nền kinh tế.
Tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ là hai mặt hợp thành chức năng cốt lõi của tín
dụng.
GVHD: Ths Trần Thị Thanh Phương SVTH: Nguyễn Thị Cà Diện
2
Đề tài: Phân tích tình hình cho vay tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Cầu Kè.
Ở mặt tập trung vốn tiền tệ: Thông qua hoạt động tín dụng các nguồn tiền nhàn rỗi được
tập trung lại, bao gồm tiền nhàn rỗi của dân chúng, vốn bằng tiền của các doanh nghiệp,
vốn bằng tiền của các tổ chức kinh tế, đoàn thể, xã hội v.v
Ở mặt phân phối lại vốn tiền tệ: Đây là mặt cơ bản của chức năng này – đó là sự
chuyển hóa để sử dụng các nguồn vốn đã tập trung được để đáp ứng nhu cầu của sản
xuất lưu thông hàng hóa cũng như nhu cầu tiêu dùng trong toàn xã hội.
Cả hai mặt tập trung và phân phối lại vốn đều được thực hiện theo nguyên tắc hoàn
trả. Vì vậy tín dụng có ưu thế rõ rệt, nó kích thích mặt tập trung vốn, nó thúc đẩy việc
sử dụng vốn có hiệu quả.
Nhờ chức năng tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ của tín dụng, mà phần lớn
nguồn tiền tệ trong xã hội từ chỗ là tiền “nhàn rỗi” một cách tương đối đã được huy
động và sử dụng cho các nhu cầu của sản xuất và đời sống, làm cho hiệu quả sử dụng
vốn trong toàn xã hội tăng.
+ Hai là: Chức năng tiết kiệm tiền mặt và chi phí lưu thông cho xã hội.
Nhờ hoạt động của tín dụng mà nó có thể phát huy chức năng tiết kiệm tiền mặt và
chi phí lưu thông cho xã hội, điều này thể hiện qua các mặt sau đây:

- Hoạt động tín dụng, trước hết tạo điều kiện cho sự ra đời của các công cụ lưu thông
tín dụng như: thương phiếu, kỳ phiếu Ngân hàng, các loại séc, các phương tiện thanh
toán hiện đại như: thẻ tín dụng, thẻ thanh toán… cho phép thay thế một số lượng lớn
tiền mặt lưu thông (kể cả tiền đúc bằng kim loại quý như trước đây và tiền giấy như
hiện nay) nhờ đó làm giảm bớt các chi phí có liên quan như: in tiền, đúc tiền, vận
chuyển bảo quản tiền v v…
- Với sự hoạt động của tín dụng, đặc biệt là tín dụng Ngân hàng đã mở ra một khả
năng lớn trong việc mở tài khoản và giao dịch thanh toán thông qua Ngân hàng dưới
hình thức chuyển khoản hoặc bù trừ cho nhau.
- Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của tín dụng thì hệ thống thanh toán qua Ngân
hàng ngày càng được mở rộng, vừa cho phép giải quyết nhanh chóng các mối quan
hệ kinh tế, thúc đẩy tạo điều kiện cho nền kinh tế - xã hội phát triển.
- Nhờ hoạt động của tín dụng, mà các nguồn vốn đang nằm trong xã hội được huy
động để sử dụng cho các nhu cầu của sản xuất và lưu thông hàng hóa sẽ có tác dụng
tăng tốc độ chu chuyển vốn trong phạm vi toàn xã hội.
+ Ba là: Chức năng phản ánh và kiểm soát các hoạt động kinh tế.
Đây là chức năng phát sinh, hệ quả của hai chức năng nói trên.
GVHD: Ths Trần Thị Thanh Phương SVTH: Nguyễn Thị Cà Diện
3
Đề tài: Phân tích tình hình cho vay tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Cầu Kè.
Sự vận động của vốn tín dụng phần lớn là sự vận động gắn liền với sự vận động của
vật tư, hàng hóa, chi phí trong các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, vì vậy qua đó
tín dụng không những là tấm gương phản ánh hoạt động kinh tế của doanh nghiệp mà
còn thông qua đó thực hiện việc kiểm soát các hoạt động nhằm ngăn chặn các hiện
tượng tiêu cực lãng phí, vi phạm luật pháp v v… trong hoạt động sản xuất kinh
doanh của các doanh nghiệp.

Vai trò.
- Tín dụng góp phần ổn định tiền tệ, ổn định giá cả
- Tín dụng góp phần thúc đẩy sản xuất lưu thông hàng hóa phát triển.

Trong nền sản xuất hàng hóa, tín dụng là một trong những nguồn hình thành vốn lưu
động và vốn cố định của các xí nghiệp, vì vậy tín dụng đã góp phần động viên vật tư
hàng hóa đi vào sản xuất, thúc đẩy tiến bộ khoa học kỹ thuật đẩy nhanh quá trình tái
sản xuất xã hội.
- Tín dụng góp phần ổn định đời sống, tạo công ăn việc làm và ổn định trật tự xã hội
Trong điều kiện nước ta hiện nay, cơ cấu kinh tế còn nhiều mặt mất cân đối, lạm phát
và thất nghiệp vẫn luôn là khả năng tiềm ẩn. Vì vậy thông qua việc đầu tư tín dụng sẽ
góp phần sắp xếp và tổ chức lại sản xuất, hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý. Mặt khác,
thông qua hoạt động tín dụng mà sử dụng nguồn lao động và nguyên liệu thúc đẩy
quá trình tăng trưởng kinh tế, đồng thời giải quyết các vấn đề xã hội
- Tín dụng góp phần phát triển các mối quan hệ quốc tế.
Trong điều kiện ngày nay, phát triển kinh tế của một nước luôn gắn liền với thị
trường thế giới, kinh tế “đóng” đã nhường bước cho kinh tế “mở”, vì vậy tín dụng
ngân hàng đã trở thành một trong những phương tiện nối liền với các nền kinh tế các
nước. Đối với các nước đang phát triển nói chung và nước ta nói riêng, tín dụng đóng
vai trò rất quan trọng trong việc mở rộng xuất khấu hàng hóa, đồng thời nhờ nguồn
tín dụng bên ngoài để công nghiệp hóa và hiện đại hóa nền kinh tế.
1.1.3.Nguyên tắc hoạt động cho vay:
Theo Quyết định: 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 “Về việc ban hành Quy chế
cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng”

Khách hàng vay vốn của tổ chức tín dụng phải đảm bảo:
a./ Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng.
Nguyên tắc này được đặt ra nhằm đảm bảo cho việc thực hiện mục đích của cho vay.
Khoản tiền mà tổ chức cho vay phát ra phải có mục đích cụ thể gắn liền với phương
án sản xuất đã đề ra, gắn liền với quy hoạch chung về cơ cấu sản xuất của địa
GVHD: Ths Trần Thị Thanh Phương SVTH: Nguyễn Thị Cà Diện
4
Đề tài: Phân tích tình hình cho vay tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Cầu Kè.
phương. Người vay vốn không được sử dụng vốn vay cho mục đích khác. Việc phát

tiền vay phải gắn liền với tiến độ thực hiện dự án, phương án sản xuất kinh doanh.
Điều này bắt buộc người vay vốn phải có phương án hoặc dự án sản xuất kinh doanh
và phương án hoặc dự án đó phải được Ngân hàng xem xét và chấp nhận. Tiền vay
được phát ra theo đúng tiến độ thực hiện phương án, dự án sản xuất để đảm bảo vốn
vay không bị sử dụng sai mục đích và nâng cao hiệu quả của vốn cho vay.
b./ Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thoả thuận trong hợp đồng tín
dụng.
Nguyên tắc này được thực hiện vì Cho vay có nguồn gốc từ các nguồn tiền gởi, tiền
tiết kiệm của dân chúng và nó được Ngân hàng huy động có thời hạn nhất định. Do
vậy các khoản cho vay ra phải được thu hồi đúng thời hạn cam kết để đảm bảo cho
Ngân hàng có khả năng thanh toán cho khách hàng gởi tiền.
1.1.4.Phân loại hoạt động cho vay:
Để góp phần xây dựng chính sách và quản lý hoạt động tín dụng có hiệu quả, người
ta tiến hành phân loại tín dụng theo nhiều tiêu thức khác nhau.
1.1.4.1.Phân loại theo thời hạn:
- Tín dụng ngắn hạn: Thời hạn cho vay đến một năm và được sử dụng để bổ sung, bù
đắp thiếu hụt vốn lưu động của các doanh nghiệp và các nhu cầu chi tiêu ngắn hạn
của các cá nhân.
- Tín dụng trung hạn: Thời hạn cho vay từ trên một năm đến năm năm dùng để đầu
tư mua sắm TSCĐ, cải tiến đổi mới thiết bị, công nghệ, mở rộng SXKD, xây dựng
các dự án mới có quy mô nhỏ và thời gian thu hồi vốn nhanh. Bên cạnh đó, nó còn
được dùng đầu tư vào tài sản lưu động thường xuyên của doanh nghiệp, nhất là
doanh nghiệp mới thành lập.
- Tín dụng dài hạn: Thời hạn tín dụng từ trên 5 năm, tối đa có thể lên đến 20, 30 thậm
chí 40 năm. loại tín dụng này dùng để đáp ứng các nhu cầu đầu tư dài hạn như xây
dựng nhà ở, các thiết bị, phương tiện vận tải có quy mô lớn, xây dựng các xí nghiệp
mới.
Cách phân chia theo thời gian giúp cho ngân hàng tính toán các luồng tín dụng, mức
cung tín dụng trong một khoảng thời gian nhất định.
1.1.4.2.Theo đối tượng đầu tư

- Tín dụng vốn cố định: Các khoản cho vay để hình thành vốn cố định trong các
doanh nghiệp.
- Tín dụng vốn lưu động: Các khoản cho vay để hình thành vốn lưu động.
GVHD: Ths Trần Thị Thanh Phương SVTH: Nguyễn Thị Cà Diện
5
Đề tài: Phân tích tình hình cho vay tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Cầu Kè.
Đây là hai loại vốn cơ bản trong một doanh nghiệp có đặc điểm luân chuyển khác nhau
vì vậy việc hình thành chúng bằng nguồn vốn tín dụng cũng rất khác nhau. Phân loại tín
dụng theo tiêu thức này giúp ngân hàng xây dựng phương pháp cho vay, thu nợ, tính
toán thời hạn nợ, kiểm tra đảm bảo nợ vay phù hợp.
1.1.4.3.Theo mục đích cho vay:
- Cho vay bất động sản: là loại cho vay liên quan đến việc mua sắm và xây dựng
nhà ở, đất đai hay bất động sản trong lĩnh vực thương mại, công nghiệp, dịch vụ.
- Cho vay công nghiệp và thương mại: là loại cho vay ngắn hạn để bổ sung vốn lưu đ-
Cho vay nông nghiệp: là loại cho vay để trang trải các chi phí sản xuất như phân bón,
thuốc trừ sâu, giống cây trồng, thức ăn gia súc, lao động, nhiên liệu.
- Cho các định chế tài chính vay như cho các ngân hàng, công ty tài chính, công
ty cho thuê tài chính, công ty bảo hiểm, quỹ tín dụng và các định chế tài chính khác.
- Cho vay tiêu dùng: là loại cho vay để đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng như mua
sắm các vật dụng đắt tiền và các khoản cho vay để trang trãi các chi phí thông thường
của đời sống thông qua việc phát hành thẻ tín dụng.ộng cho các doanh nghiệp trong
lĩnh vực thương mại, công nghiệp, dịch vụ.
1.1.4.4.Theo mức độ tín nhiệm đối với khách hàng:
- Cho vay có đảm bảo: là loại cho vay dự trên cơ sở các đảm bảo cho tiền vay
như: thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của một bên thứ ba nào khác.
- Cho vay không có đảm bảo: là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cố
hoặc bảo lãnh của người khác mà chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng vay
vốn để quyết định cho vay.
1.1.4.5.Theo phương pháp hoàn trả
- Cho vay có thời hạn: là loại cho vay có thoả thuận thời hạn trả nợ cụ thể theo hợp

đồng bao gồm như cho vay chỉ có một kỳ hạn trả nợ (cho vay phi trả góp), cho vay
có nhiều kỳ hạn trả nợ cụ thể (cho vay trả góp) hoặc cho vay hoàn trả nợ nhiều lần
nhưng không có kỳ hạn nợ cụ thể mà việc trả nợ phụ thuộc vào khả năng tài chính
của người đi vay hoặc cho vay theo kỹ thuật thấu chi.
- Cho vay không có thời hạn: cụ thể là loại cho vay mà ngân hàng có thể yêu cầu
khách hàng trả nợ bất cứ lúc nào hoặc khách hàng tự nguyện trả nợ bất cứ lúc nào
nhưng phải báo trước một thời gian hợp lý (theo hợp đồng).
GVHD: Ths Trần Thị Thanh Phương SVTH: Nguyễn Thị Cà Diện
6
Đề tài: Phân tích tình hình cho vay tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Cầu Kè.
1.2.Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay
* Chỉ tiêu vốn huy động trên tổng nguồn vốn (%)
Chỉ tiêu này đánh giá khả năng huy động vốn của Ngân hàng. Tỷ số này càng cao thì
khả năng chủ động của Ngân hàng càng lớn.
Vốn huy động trên Vốn huy động
tổng nguồn vốn = x 100%
Tổng nguồn vốn
* Dư nợ cho vay trên vốn huy động (%)
Chỉ tiêu này cho biết tỷ trọng đầu tư vào hoạt động cho vay của Ngân hàng chiếm tỷ
lệ bao nhiêu % so với tổng nguồn vốn huy động ?
Dư nợ cho vay
Dư nợ trên vốn huy động (%) = x 100%
Tổng vốn huy động
* Nợ xấu trên dư nợ cho vay (%)
Nợ xấu là những khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 (dưới chuẩn), nhóm 4(nghi
ngờ) và nhóm 5 (có khả năng mất vốn).
Cụ thể nhóm 3 trở xuống gồm các khoản nợ quá hạn trả lãi và/hoặc gốc trên 90
ngày
Chỉ tiêu này đo lường chất lượng nghiệp vụ cho vay của Ngân hàng. Ngân hàng có
chỉ số này thấp cũng có nghĩa là chất lượng cho vay của Ngân hàng đó càng cao và

ngược lại.
Nợ xấu
Nợ xấu trên dư nợ cho vay (%) = x 100%
Dư nợ cho vay
*Nợ quá hạn trên dư nợ cho vay (%)
“Nợ quá hạn” là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn
Nợ quá hạn
Nợ quá hạn trên dư nợ cho vay (%) = x 100%
Dư nợ cho vay
GVHD: Ths Trần Thị Thanh Phương SVTH: Nguyễn Thị Cà Diện
7
Đề tài: Phân tích tình hình cho vay tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Cầu Kè.
* Hệ số thu nợ (%)
Hệ số thu nợ thường được sử dụng để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của Ngân
hàng, nó biểu hiện khả năng thu nợ của Ngân hàng hay khả năng trả nợ của khách
hàng trong một kỳ. Hệ số thu nợ càng lớn thì càng tốt.
Doanh số thu nợ
Hệ số thu nợ (%) = x 100%
Doanh số cho vay
* Vòng quay vốn cho vay (vòng)
Chỉ tiêu này phản ánh tình hình luân chuyển đồng vốn cho vay, thời gian thu hồi nợ
vay nhanh hay chậm. Tỷ số này càng lớn thì hiệu quả sử dụng vốn càng cao.
Doanh số thu nợ
Vòng quay vốn cho vay (vòng) = x 100%
Dư nợ bình quân
* Tỷ lệ thu nhập trong hoạt động cho vay :
Chỉ tiêu này phản ánh mức thu nhập hiệu quả trong hoạt động cho vay. Chỉ tiêu này
càng lớn thì việc sử dụng vốn mang lại lợi nhuận cao.
Thu nhập từ hoạt động cho vay
Tỷ lệ thu nhập trong hoạt động cho vay = x 100%

Doanh số cho vay
* Thu nhập cho vay trên tổng thu nhập:
Chỉ tiêu này dùng để đánh giá thu nhập của Ngân hàng có phụ thuộc phần lớn
thu nhập từ hoạt động tín dụng hay không ?
Thu nhập từ hoạt động cho vay
Thu nhập cho vay trên tổng thu nhập= x100%
Tổng thu nhập
GVHD: Ths Trần Thị Thanh Phương SVTH: Nguyễn Thị Cà Diện
8
Đề tài: Phân tích tình hình cho vay tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Cầu Kè.
CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HUYỆN CẦU

I. Giới thiệu về NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh huyện Cầu Kè tỉnh
Trà
Vinh:
2.1. Quá trình hình thành và phát triển:
Tháng 04 năm 1992 Ngân hàng huyện Cầu Kè chính thức thành lập trực thuộc
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh theo quyết định số
21/QĐ-NH9 của thống đốc Ngân hàng nhà nước lúc đó có tên là Ngân hàng phát
triển Nông nghiệp huyện Cầu Kè. Đến tháng 11/1992 đổi tên lại thành
NHNo&PTNT huyện Cầu Kè, là Ngân hàng cấp 2 thuộc chi nhánhNHNo & PTNT
Trà Vinh, trụ sở được đặt tại khóm V thị trấn Cầu Kè. Hiện nay hoạt động chủ yếu
của Ngân hàng là cấp vốn cho vay nông nghiệp nông thôn, đây là hoạt động mang
lại lợi nhuận cao nhất cho Ngân hàng. Bên cạnh đó Ngân hàng còn thực hiện các
nghiệp vụ huy động vốn, dịch vụ chuyển tiền, chi trả kiều hối, nghiệp vụ thẻ
v v…
Mạng lưới hoạt động của NHNo & PTNT huyện Cầu Kè gồm 10 xã và 01 thị trấn.
Tại trung tâm huyện hoạt động giao dịch đối với 07 xã và 01 thị trấn: Hòa Ân, Thông

Hòa, Thạnh Phú, Tam Ngãi, An Phú Tân, Hòa Tân, Châu Điền và thị trấn Cầu Kè.
Và 01 Phòng Giao dịch trực thuộc đặt tại xã Phong Phú giao dịch với 03 xã :Phong
Phú, Phong Thạnh và Ninh Thới.
NHNo&PTNT huyện Cầu Kè tham gia giao dịch với mọi thành phần kinh tế, các
tầng lớp dân cư trong địa bàn nhằm góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn thúc đẩy nền
kinh tế huyện nhà phát triển.
GVHD: Ths Trần Thị Thanh Phương SVTH: Nguyễn Thị Cà Diện
9
Đề tài: Phân tích tình hình cho vay tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Cầu Kè.
2.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức NHNo&PTNT huyện Cầu Kè
2.2.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức tại NHNo&PTNT huyện Cầu Kè
Sơ đồ 1: SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC CỦA NGÂN HÀNG
(Nguồn:Phòng cho vay NHN
o
& PTNT Cầu Kè)
2.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của bộ máy tổ chức
* Ban giám đốc:
Điều hành mọi hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, thiết lập chính sách, đề ra chiến
lược kinh doanh và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của đơn vị. Trong
Ban Giám đốc phân công công tác như sau: Giám đốc phụ trách tổ chức và trực tiếp
điều hành phòng kế toán – ngân quỹ, Phòng Cho vay, 01 Phó giám đốc phụ trách
Phòng giao dịch Phong Phú.
* Phòng tín dụng:
Nghiên cứu xây dựng phương án, quy mô hoạt động, thường xuyên cải tiến và nâng
cao phương pháp quản lý có hiệu quả kinh doanh, tham mưu và đề xuất theo hướng
chỉ đạo trong công tác điều hành hoạt động kinh doanh.
- Tổ chức thống kê lưu trữ dữ liệu, thực hiện chế độ thông tin báo cáo theo chế độ
quy định.
- Hàng quý, năm xây dựng kế hoạch, tổng kết sơ kết hoạt động sản xuất kinh doanh
và có hướng đề xuất, mang lại hiệu quả kinh doanh cho Ngân hàng.

- Thực hiện đúng chế độ, chủ trương và định hướng phát triển kinh tế của địa phương
và của ngành.
- Xây dựng và thẩm định dự án vốn vay ngắn hạn, trung hạn theo quy trình nghiệp vụ
đã quy định.
GVHD: Ths Trần Thị Thanh Phương SVTH: Nguyễn Thị Cà Diện
10
Giám đốc
P.Giám đốc
Phòng tín dụng Kiểm tra viên Phòng KT-NQ PGD Phong Phú
Đề tài: Phân tích tình hình cho vay tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Cầu Kè.
- Tham mưu cho Giám đốc trong công tác điều hành, bố trí sắp xếp cán bộ, quản lý
phân công cán bộ làm sao có chất lượng cao.
- Định kỳ họp đánh giá về năng lực, phẩm chất, hiệu suất công tác của cán bộ trong
phòng.
* Phòng kế toán – ngân quỹ:
- Tổ chức thống kê lưu trữ số liệu, thực hiện chế độ thông tin báo cáo định kỳ và đột
xuất về Ngân hàng cấp trên và cho ban lãnh đạo.
- Tổ chức điều hòa cân đối tiền mặt theo kế hoạch đáp ứng yêu cầu hoạt động kinh
doanh có hiệu quả.
- Theo dõi quản lý vốn, tiền mặt, tài sản của đơn vị, hạch toán phân tích, hạch toán
tổng hợp đúng qui trình nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
- Giám sát, kiểm tra việc chi tiêu mua sắm đúng chế độ quy định.
- Hàng quý, năm xây dựng kế hoạch tài chính của đơn vị theo chế độ quy định.
- Tổ chức thu chi tiền mặt kịp thời chính xác, chấp hành đúng định mức tồn quỹ, chế
độ ra vào kho, mở sổ sách đúng quy trình nghiệp vụ kho quỹ, thực hiện thu đúng thu
đủ.
- Tham mưu tốt cho Giám đốc tình hình tài chính của đơn vị.
* Kiểm tra viên:
Kiểm tra kiểm soát mọi hoạt động của đơn vị, thực hiện đúng theo nguyên tắc chế độ.
Tham mưu cho ban lãnh đạo về biện pháp ngăn ngừa, chống các hiện tượng tiêu cực.

Thường xuyên kiểm tra định kỳ và đột xuất các hoạt động trong đơn vị và đề xuất các
biện pháp quản lý điều hành có hiệu quả.
Tham mưu cho ban lãnh đạo giải quyết các khiếu nại tố cáo của công dân.
2.3 Giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ của chi nhánh :
 Các sản phẩm về cho vay :
- Cho vay mua phân bón, thuốc trừ sâu phục vụ sản xuất nông nghiệp
- Cho vay cải tạo vườn tạp.
- Cho vay mua máy móc thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp.
- Cho vay chăn nuôi.
- Cho vay sửa chữa nhà ở
- Cho vay tiêu dùng
GVHD: Ths Trần Thị Thanh Phương SVTH: Nguyễn Thị Cà Diện
11
Đề tài: Phân tích tình hình cho vay tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Cầu Kè.
- Cho vay sản xuất kinh doanh tổng hợp
- Cho vay cầm cố giấy tờ có giá
- Thấu chi

 Các sản phẩm về huy động vốn :
- Tiền gửi không kỳ hạn
- Tiền gửi có kỳ hạn
- Tiết kiệm không kỳ hạn
- Tiết kiệm có kỳ hạn
- Chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, Tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm học đường, tiết kiệm
dự thưởng, ký quỹ bảo lãnh
 Các sản phẩm khác :
- Nhận chuyển tiền, chi trả tiền kiều hối, dịch vụ thu hộ, chi hộ, thẻ ATM
2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển
nông thôn huyện Cầu Kè qua 03 năm (2009 – 2011):
Trong 03 năm từ 2009 – 2011 hoạt động kinh doanh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát

triển Nông thôn huyện Cầu Kè đều có lợi nhuận và đều tăng qua các năm.
Bảng 1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHNo&PTNT CẦU KÈ
QUA 03 NĂM
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
So sánh
2010/2009 2011/2010
2009 2010 2011 Số tiền % Số tiền %
Thu nhập 46.257 41.651 54.413 (4.606) (9,96) 12.762 30,64
Chi phí 38.765 33.737 43.408 (5.028) (12,97) 9.671 28,67
Lợi nhuận 7.492 7.914 11.005 422 5,63 3.091 39,06
(Nguồn: Phòng Kế toán – Ngân quỹ NHNo&PTNT Cầu Kè .)
Qua bảng số liệu trên cho ta thấy lợi nhuận của năm 2010 là 7.914 triệu đồng
tăng 422 triệu đồng (tăng 5,63%) so với năm 2009. Đến năm 2011 tiếp tục tăng 3.091
triệu đồng (tăng 39,06%) so với năm 2010.
GVHD: Ths Trần Thị Thanh Phương SVTH: Nguyễn Thị Cà Diện
12
Đề tài: Phân tích tình hình cho vay tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Cầu Kè.
Lợi nhuận của Ngân hàng 03 năm qua đều tăng, nguyên nhân chủ yếu là do
tình hình hoạt động cho vay của Ngân hàng rất hiệu quả thể hiện qua tốc độ tăng
trưởng của doanh số cho vay, doanh số dư nợ và thu nợ.
Chi phí của Ngân hàng năm 2010 là 33.737 triệu đồng giảm 5.028 triệu đồng
(12,97%) so với năm 2009. Đến năm 2011 là 43.408 triệu đồng tăng 9.671 triệu đồng
(tăng 28,67%) so với năm 2010. Chi phí tăng lên là do Ngân hàng không ngừng củng
cố cơ sở vật chất kỹ thuật, xây dựng trụ sở khang trang, trang thiết bị ngày càng hiện
đại, tăng thu nhập cho nhân viên… nhằm đáp ứng cho quá trình hoạt động kinh
doanh của Ngân hàng ngày càng đạt hiệu quả cao hơn. Mặt khác doanh số cho vay và
dư nợ năm 2011 tăng cao so với năm 2010, thu nhập và chi phí năm 2011 cũng tăng
so với năm 2010.
Biểu đồ 1: THU NHẬP, CHI PHÍ, LỢI NHUẬN TRƯỚC THUẾ QUA CÁC

NĂM
NHNo & PTNT huyện Cầu Kè trong 03 năm hoạt động kinh doanh rất hiệu quả lợi
nhuận ngày càng tăng cao. Đạt được kết quả như trên là nhờ sự chỉ đạo điều hành sâu
sát kịp thời của ban Giám đốc cùng với sự quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ của toàn
bộ cán bộ công nhân viên của Ngân hàng, tất cả vì sự thành đạt của Ngân hàng.
Trong sự nổ lực to lớn không thể không kể đến sự đóng góp tích cực của cán bộ cho
vay, họ luôn bám sát địa bàn, nắm bắt tình hình thị trường tích cực tìm kiếm khách
hàng , mở rộng đầu tư trên cơ sở có đảm bảo hiệu quả nhằm tránh được rủi ro, đảm
bảo hoạt động kinh doanh của Ngân hàng đạt hiệu quả cao nhất.
GVHD: Ths Trần Thị Thanh Phương SVTH: Nguyễn Thị Cà Diện
13
0
10.000
20.000
30.000
40.000
50.000
60.000
Trñ
2009 2010 2011
Naêm
TN
CP
LN
Đề tài: Phân tích tình hình cho vay tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Cầu Kè.
Bên cạnh đó vẫn còn nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư cho vay của Ngân
hàng vì hoạt động ở địa bàn nông thôn trình độ dân trí của người dân còn thấp, việc
sử dụng vốn vay để đáp ứng cho quá trình sản xuất mang lại hiệu quả chưa cao, hơn
nữa giá cả thị trường nông sản trong những năm qua luôn biến động làm ảnh hưởng
đến hiệu quả tiêu thụ sản phẩm làm ra của nông dân, ảnh hưởng rất lớn đến quá trình

thu nợ của Ngân hàng.
II.Phân tích hoạt động cho vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn huyện Cầu Kè:
2.1. Phân tích và đánh giá tình hình huy động vốn:
2.1.1. Tình hình huy động vốn:
Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Cầu Kè là một đơn vị hoạt động kinh
doanh tiền tệ nên huy động vốn là nghiệp vụ không thể thiếu được nhằm tạo
nguồn vốn cho Ngân hàng hoạt động đảm bảo cho tiến trình kinh doanh được
thuận lợi, góp phần tích cực vào việc mở rộng đầu tư cho vay nhằm đa dạng
hóa đối tượng vay vốn phù hợp với chiến lược phát triển kinh doanh của Ngân
hàng
Tuy nhiên nguồn vốn của Ngân hàng hiện nay phần lớn là nguồn vốn điều
chuyển từ Ngân hàng cấp trên phần còn lại là do Ngân hàng tự huy động tại địa phương,
tích cực khai thác các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư và các tổ chức kinh tế hoạt động
kinh doanh trên địa bàn, nhằm thực hiện phương châm “đi vay để cho vay”. Cơ cấu
nguồn vốn huy động của NHNo&PTNT huyện Cầu Kè như sau:
Bảng 2: TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG QUA 03
NĂM
GVHD: Ths Trần Thị Thanh Phương SVTH: Nguyễn Thị Cà Diện
14
Đề tài: Phân tích tình hình cho vay tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Cầu Kè.
Đơn vị tính: triệu đồng
(Nguồn: Phòng Kế toán – Ngân Quỹ NHNo&PTNT Cầu Kè)
Chú thích: VHĐ: vốn huy động;
TGTKKKH: tiền gởi tiết kiệm không kỳ hạn
TGTKCKH: tiền gởi tiết kiệm có kỳ hạn
TGKHDN: tiền gởi khách hàng doanh nghiệp
VĐC: vốn điều chuyển
Tổng NV: tổng nguồn vốn
Qua bảng số liệu trên cho ta thấy được nguồn vốn huy động của Ngân hàng tăng liên

tục qua 03 năm. Cụ thể năm 2010 là 116.938 triệu đồng tăng 27.466 triệu đồng
(tăng 30,70%) so với năm 2009. Đến năm 2011 là 137.490 triệu đồng tăng 20.552
triệu đồng (tăng 17,6%) so với năm 2010.
GVHD: Ths Trần Thị Thanh Phương SVTH: Nguyễn Thị Cà Diện
Chỉ tiêu
So sánh
2010/2009 2011/2010
2009 2010 2011 Số tiền % Số tiền %
I/.VHĐ 89.472 116.938 137.490 27.466 30,70 20.552 17,6
1.1. TG KH DN 23.770 20.700 11.302 (3.070) (12,92) (9.398) (45,4)
-CKH - - - - - - -
- KKH 23.770 20.700 11.302 (3.070) (12,92) (9.398) (45,4)
1.2.TG KH cá nhân 65.702 96.238 126.188 30.536 46,47 29.950 31,12
-TGTKKKH 6.630 17.480 17.109 10.850 163,65 (371) (2,1)
-TGTKCKH 59.072 78.758 109.079 19.686 33,33 30.321 38,5
II/.VĐC 184.982 227.791 215.109 42.809 23,14 (12.682) (5,6)
Tổng NV 274.454 344.729 352.599 70.275 25,60 7.870 2,3
15
Đề tài: Phân tích tình hình cho vay tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Cầu Kè.
Biểu đồ 2: NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG QUA CÁC NĂM 2009, 2010, 2011
Đạt được sự tăng trưởng nguồn vốn như trên là nhờ sự lãnh chỉ đạo kịp thời của ban
Giám đốc và sự nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên cho công tác huy động
vốn, áp dụng nhiều biện pháp, chiến lược khách hàng như: lãi suất thích hợp, đa dạng
hóa các loại kỳ hạn tiền gởi, phong cách phục vụ ân cần lịch sự, thông tin quảng cáo,
tiếp thị khuyến mãi.v.v đã thu hút ngày càng cao nguồn vốn huy động tại địa
phương.
Trong nguồn vốn huy động của Ngân hàng chủ yếu là tiền gởi tiết kiệm có kỳ hạn
và tiền gởi của các tổ chức kinh tế, còn tiền gởi tiết kiệm không kỳ hạn chỉ chiếm
một phần nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động. Ngân hàng Nông nghiệp huyện Cầu
Kè cần có nhiều biện pháp tích cực hơn nữa để tăng cường huy động nguồn vốn nhàn

rỗi trong nhân dân để đáp ứng nhu cầu đầu tư cho vay ngày càng tăng phục vụ phát
triển sản xuất nông nghiệp như: chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng thủy sản v v… góp
phần phát triển kinh tế địa phương ngày càng đi lên.
-Tiền gởi tiết kiệm không kỳ hạn:
Trong thời gian qua tình hình thu hút lượng tiền gởi loại này có chiều hướng gia tăng.
Cụ thể năm 2010 đạt 17.480 triệu đồng tăng 10.850 triệu đồng (tăng 163,65%) so với
năm 2009, đến năm 2011 đạt 17.109 triệu đồng giảm 371 triệu đồng (giảm 2,1%) so
với năm 2010. Nguyên nhân dẫn đến sự tăng giảm không đồng đều ở loại tiền gởi
GVHD: Ths Trần Thị Thanh Phương SVTH: Nguyễn Thị Cà Diện
16
0
50.000
100.000
150.000
200.000
250.000
300.000
350.000
400.000
Trñ
2009 2010 2011
Naêm
VHD
VDC
T?ng NV
Đề tài: Phân tích tình hình cho vay tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Cầu Kè.
này chủ yếu là do nguồn vốn tiền gởi các tổ chức cho vay chiếm một tỷ trọng rất lớn,
nhưng từ năm 2011 các tổ chức cho vay chuyển sang quản lý nguồn vốn tập trung tại
chi nhánh cấp 1 (chi nhánh tỉnh) dẫn đến loại tiền gởi này có xu hướng giảm.
- Tiền gởi tiết kiệm có kỳ hạn:

Trong những năm qua loại tiền gởi này có sự gia tăng liên tục. Cụ thể năm 2010 đạt
78.758 triệu đồng tăng 19.686 triệu đồng (tăng 33,33%) so với năm 2009, đến năm
2011 đạt 109.079 triệu đồng tăng 30.321 triệu đồng (tăng 38,5%) so với năm 2010.
Nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng ở loại tiền gởi này do Ngân hàng đã đưa ra nhiều
loại kỳ hạn khác nhau ứng với một mức lãi suất linh hoạt hấp dẫn nhằm đáp ứng nhu
cầu gởi tiền của khách hàng. Hiện nay ở Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn huyện Cầu Kè có các loại tiền gởi có kỳ hạn khác nhau được áp dụng một mức
lãi suất tương ứng thích hợp theo nguyên tắc kỳ hạn càng dài thì lãi suất càng cao.
- Tiền gởi khách hàng doanh nghiệp:
Trong 03 năm qua loại tiền gởi này cũng có sự giảm đi đáng kể do hiện nay ngân
hàng có loại sản phẩm tiền gởi có kỳ hạn thỏa thuận ngắn ngày như: 01 tuần, 02 tuần
(khi rút trước hạn vẫn hưởng lãi không kỳ hạn) nên các tổ chức kinh tế trên địa bàn
chuyển nguồn vốn nhàn rỗi sang loại sản phẩm này.
- Vốn điều chuyển từ Ngân hàng cấp trên:
Vốn điều chuyển từ Ngân hàng cấp trên về chủ yếu để tăng trưởng, mở rộng đầu tư
cho vay góp phần phát triển kinh tế địa phương. Cụ thể năm 2010 đạt 227.791 triệu
đồng tăng 42.809 triệu đồng so với năm 2009. Đến năm 2011 vốn điều chuyển là
215.109 triệu đồng giảm 12.682 triệu đồng so với năm 2010. Nguyên nhân giảm là
do Ngân hàng huy động vốn tại địa phương ngày càng tăng góp phần cân đối nguồn
vốn đáp ứng nhu cầu đầu tư cho vay phát triển kinh tế địa phương.
2.1.2. Đánh giá tình hình huy động vốn tại NHNo&PTNT huyện Cầu Kè:
Trong những năm qua tình hình nguồn vốn huy động tại địa phương của Ngân hàng
có xu hướng tăng, nhưng vẫn chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn của đơn
vị. Cụ thể 2009 tổng nguồn vốn là 274.454 triệu đồng trong đó nguồn vốn huy động
chỉ chiếm 32,6% (89.472 triệu đồng), năm 2010 tổng nguồn vốn là 344.729 triệu
đồng trong đó nguồn vốn huy động chiếm 33,9% (116.938 triệu đồng). Tới năm 2011
tổng nguồn vốn là 352.599 triệu đồng trong đó nguồn vốn huy động chiếm 39%
(137.490 triệu đồng). Như vậy trong 03 năm qua nguồn vốn đầu tư cho vay của Ngân
hàng chủ yếu được điều chuyển từ Ngân hàng cấp trên về.
GVHD: Ths Trần Thị Thanh Phương SVTH: Nguyễn Thị Cà Diện

17
NAÊM 2009
32,6
%
67,4
%
VHÑ
VÑC
NAÊM 2010
66,1
%
33,9
%
VHÑ
VÑC
NAÊM 2011
39%
61%
VHÑ
VÑC
Đề tài: Phân tích tình hình cho vay tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Cầu Kè.
Biểu đồ 3: TỶ TRỌNG VỐN HUY ĐỘNG TRONG TỔNG NGUỒN VỐN.
* Nguyên nhân dẫn đến nguồn vốn huy động chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nguồn
vốn của Ngân hàng trong thời gian qua là:
- Do Ngân hàng đóng trên địa bàn vùng sâu, đời sống của người dân còn gặp nhiều
khó khăn, thu nhập còn thấp, lợi nhuận thu được ở vụ này thì chuẩn bị cho sản xuất
vụ sau không có tích lũy, chỉ dư một phần nhỏ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng sinh hoạt
hàng ngày không có tiền nhàn rỗi gởi vào Ngân hàng.
- Do thiên tai dịch bệnh thường xuyên xảy ra ở địa bàn làm ảnh hưởng rất lớn đến quá
trình sản xuất nông nghiệp dẫn đến năng suất thấp thấp, hơn nữa ở địa phương một số

phòng giao dịch của các Ngân hàng cổ phần được mở chủ yếu huy động vốn với nhiều
hình thức khuyến mãi đa dạng, cạnh tranh gay gắt về lãi suất.
- Mức lãi suất huy động vốn của Ngân hàng nông nghiệp chưa thực sự linh hoạt hấp
dẫn thu hút. Bên cạnh đó người dân nông thôn còn có thói quen mua vàng cất giữ
không muốn gởi tiền vào Ngân hàng sợ mọi người xung quanh chú ý.
Tóm lại: Nguồn vốn huy động của Ngân hàng trong 03 năm qua đều tăng nhưng vẫn
còn chiếm một tỷ trọng thấp trong tổng nguồn vốn, do đó ban lãnh đạo và đoàn thể
cán bộ viên chức trong dơn vị cần phải tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền tiếp
thị, có chính sách khuyến mãi, áp dụng nhiều hình thức lãi suất linh hoạt… và nhất là
công tác giao khoán đến từng cán bộ viên chức gắn liền với việc xét thi đua khen
thưởng nhằm thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư.
2.2. Giới thiệu các sản phẩm cho vay tại NHNo&PTNT huyện Cầu Kè:
- Cho vay nông nghiệp:
+ Thời hạn vay vốn ngắn, trung hạn
+ Là loại cho vay để trang trải các chi phí sản xuất như phân bón, thuốc trừ sâu,
giống cây trồng, thức ăn gia súc, lao động, nhiên liệu. Đây là lĩnh vực đầu tư cho vay
chủ yếu tại chi nhánh chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng cơ cấu dư nợ của chi nhánh.
+ Đối tượng vay vốn chủ yếu là các hộ nông dân.
- Cho vay tiêu dùng:
GVHD: Ths Trần Thị Thanh Phương SVTH: Nguyễn Thị Cà Diện
18
Đề tài: Phân tích tình hình cho vay tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Cầu Kè.
+ Thời hạn cho vay ngắn hạn, trung hạn.
+ Cho vay tiêu dùng là các khoản cho vay nhằm tài trợ cho nhu cầu chi tiêu của người tiêu
dùng. Đây là nguồn tài chính quan trọng giúp họ trang trải cho nhu cầu về nhà ở, đồ dùng
gia đình, xe cộ Bên cạnh đó cho vay tiêu dùng còn đáp ứng những chi tiêu cho nhu cầu
giáo dục, y tế, du lịch
+ Đối tượng vay vốn bao gồm các cá nhân và hộ gia đình có thu nhập từ tiền lương, tiền
công. Ngân hàng ưu tiên cho vay đối với những khách hàng có nguồn thu nhập ổn định từ
tiền lương

- Cho vay sản xuất, kinh doanh, mua bán nhỏ:
+ Thời hạn cho vay: Ngắn hạn là chủ yếu.
+ Mục đích vay vốn để bổ sung trong quá trình sản xuất chế biến hoặc mua hàng hóa tích
trữ phục vụ cho mùa vụ ở nông thôn.
+ Đối tượng vay vốn bao gồm các cá nhân và hộ gia đình
Ngoài ra, tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Cầu Kè còn có các sản phẩm cho vay khác
như: Cầm cố giấy tờ có giá, cho vay theo hạn mức dư nợ v.v…
2.3. Một số quy định về hoạt động cho vay tại NHNo&PTNT huyện Cầu Kè:
Theo Quyết định: 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 “Về việc ban hành Quy chế
cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng”
Theo Quyết định: 666/QĐ-HĐQT-TDHo ngày 15/06/2010 của Hội đồng Quản trị
NHNo&PTNT Việt Nam “Quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống
NHNo&PTNT Việt Nam”
2.3.1. Điều kiện vay vốn:
Ngân hàng nơi cho vay xem xét và quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các
điều kiện sau:
- Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự
theo quy định của pháp luật.
- Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.
- Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ và lãi trong thời hạn cam kết.
- Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả;
hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi.
GVHD: Ths Trần Thị Thanh Phương SVTH: Nguyễn Thị Cà Diện
19
Đề tài: Phân tích tình hình cho vay tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Cầu Kè.
- Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của Chính phủ, NHNN
Việt Nam và hướng dẫn của NHNo

Việt Nam (tài sản thế chấp, cầm cố hoặc được
bảo lãnh ).

2.3.2. Phương pháp cho vay
- Mức cho vay:
NHNo nơi cho vay căn cứ vào nhu cầu vay vốn của khách hàng, tỷ lệ (%)
được cho vay so với giá trị tài sản bảo đảm tiền vay (nếu khoản vay áp dụng bảo
đảm bằng tài sản), khả năng hoàn trả nợ của khách hàng, khả năng nguồn vốn của
NHNo để quyết định mức cho vay, cụ thể:
Để đảm bảo an toàn, hạn chế rủi ro Ngân hàng có thể xét cho vay theo giá trị tài
sản thế chấp, tài sản cầm cố hoặc bảo lãnh.
+ Đối với cho vay ngắn hạn: khách hàng phải có vốn tham gia dự án, phương án tối
thiểu 10%.
+ Đối với cho vay trung hạn: khách hàng phải có vốn tham gia dự án, phương án tối
thiểu 20%.
+ Trong trường hợp khách hàng được tín nhiệm ( xếp loại A theo tiêu thức phân loại
khách hàng của Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam ) khách hàng là hộ gia đình sản
xuất nông – lâm – ngư – diêm nghiệp vay vốn phải có đảm bảo bằng tài sản nhưng
không có tài sản hoặc tài sản thế chấp, cầm cố không đủ, hay vốn tự có tham gia thấp
hơn quy định trên thì giám đốc Ngân hàng nông nghiệp nơi cho vay quyết định.
- Thời hạn cho vay:
Là khoảng thời gian được xác định kể từ khi khách hàng bắt đầu nhận vốn cho
vay đến thời điểm trả nợ gốc và lãi vay đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng giữa
Ngân hàng nông nghiệp và khách hàng.
Ngân hàng nông nghiệp nơi cho vay và khách hàng thỏa thuận về thời hạn cho vay
căn cứ vào:
+ Chu kỳ sản xuất kinh doanh.
+ Thời hạn thu hồi vốn của dự án đầu tư.
+ Khả năng trả nợ của khách hàng.
+ Khả năng nguồn vốn cho vay của Ngân hàng.
GVHD: Ths Trần Thị Thanh Phương SVTH: Nguyễn Thị Cà Diện
20
Mức cho vay

=
Vốn tự có tham gia
phương án
Tổng nhu cầu vốn
của phương án
-
Đề tài: Phân tích tình hình cho vay tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Cầu Kè.
- Lãi suất cho vay:
Lãi suất cho vay là tỷ lệ phần trăm trên vốn vay mà khách hàng phải trả thêm cho
Ngân hàng khi sử dụng vốn vay.
Lãi suất cho vay thay đổi theo từng thời kỳ theo sự điều chình của NHNo & PTNT
Việt Nam.
Hiện nay lãi suất cho vay của NHN
o
& PTNT huyện Cầu Kè áp dụng theo biểu lãi
suất của từng thời kỳ.
Lãi suất quá hạn: Áp dụng đối với những hộ vay không trả nợ đúng theo thỏa thuận
trong hợp đồng tín dụng và Ngân hàng đã chuyển sang nợ quá hạn lãi suất nợ quá
hạn hiện nay bằng 150% so với lãi suất thông thường.
2.3.3. Quy trình cho vay
Sơ đồ 2: SƠ ĐỒ QUY TRÌNH CHO VAY
(Nguồn: phòng tín dụng NHNo&PTNT Cầu Kè)
- Cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn nhận hồ sơ xin vay bao gồm: giấy đề nghị vay
vốn, dự án, phương án xin vay, tờ khai thế chấp tài sản hoặc các giấy tờ bảo lãnh có
xác nhận của chính quyền địa phương.
- Cán bộ tín dụng thẩm tra hồ sơ vay vốn, nếu xét thấy đầy đủ thì viết phiếu hẹn ngày gặp
khách hàng chậm nhất trong vòng 05 ngày phải trả lời cho khách hàng.
- Nếu hồ sơ khách hàng không hội đủ điều kiện vay vốn phải được trả ngay cho
khách hàng.
- Trưởng phòng hoặc tổ trưởng tín dụng nhận hồ sơ do cán bộ tín dụng phụ trách

chuyển đến phải tập hợp hồ sơ xin vay trong ngày, chờ cán bộ để thẩm định. Sau khi
thẩm định người thẩm định phải ghi ý kiến vào hồ sơ và phải chịu trách nhiệm trước
lãnh đạo cấp trên, trước pháp luật nếu có sự sai trái.
GVHD: Ths Trần Thị Thanh Phương SVTH: Nguyễn Thị Cà Diện
21
Tất toán HĐ
Hoàn tất việc
trả nợ gốc và
lãi
Kiểm tra
Các điều kiện
sử dụng vốn
Giải ngân
Chuyển tiền
cho khách
hàng
Khách hàng
Tiếp nhận
hồ sơ vay
Cán bộ TD
Thẩm định
hồ sơ vay
Lãnh đạo NH
Quyết định
Ký kết HĐTD
Thỏa thuận
các điều
khoản
Xử lý nợ và
lưu hồ sơ

Đề tài: Phân tích tình hình cho vay tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Cầu Kè.
Trong trường hợp không cần thẩm định thì trưởng phòng hoặc tổ trưởng tín dụng giải
quyết ngay trong ngày.
Trưởng phòng hoặc tổ trưởng tín dụng tập hợp hồ sơ tín dụng bao gồm hồ sơ kinh tế
kỹ thuật của dự án, đối chiếu với nguồn vốn hiện còn trình cấp lãnh đạo phê duyệt
(cho vay hoặc không cho vay) và thông báo cho khách hàng biết.
Nếu hồ sơ được chấp nhận và phê duyệt cho vay thì hồ sơ được chuyển đến cán bộ tín
dụng để hướng dẫn khách hàng lập hợp đồng tín dụng hoặc sổ vay vốn.
Để đảm bảo việc sử dụng vốn vay đúng mục đích. Sau khi phát tiền vay lần đầu cho
khách hàng trong vòng 20 ngày Ngân hàng cho vay phải cử cán bộ kiểm tra sử dụng
vốn lần thứ nhất, để giám sát việc sử dụng vốn đúng mục đích đã cam kết của khách
hàng.
Trong quá trình cho vay Ngân hàng phải thường xuyên kiểm tra theo định kỳ hoặc
đột xuất để đảm bảo tiền vay phát ra phù hợp với tiến độ thực hiện phương án xin
vay và đúng mục đích cam kết.
Hàng tháng cán bộ kế toán sao kê các khoản nợ đến hạn, quá hạn, lập thông báo nợ
gởi cho khách hàng và chuyển cho bộ phận tín dụng tổ chức thu hồi nợ.
Trong trường hợp cho vay thông qua các tổ chức làm đại lý ủy thác cho
NHNo&PTNT Việt Nam thì các tổ chức trung gian làm dịch vụ chịu trách nhiệm
chính các khâu công việc như:
- Nhận đơn xin vay của hộ sản xuất.
- Lập danh sách các thành viên được chọn đề nghị Ngân hàng cho vay – kiểm tra
giám sát, đôn đốc các thành viên sử dụng vốn đúng mục đích .
- Cùng với cán bộ Ngân hàng tổ chức giải ngân khi cho vay và thu nợ khi đến hạn.
- Cùng với Ngân hàng điều tra xem xét giải quyết các vi phạm tín dụng.
Ngân hàng cho vay có trách nhiệm sau:
- Khi nhận được hồ sơ xin vay của tổ chức trung gian thì phải tái thẩm định hoặc
thẩm định điển hình.
- Hướng dẫn tổ và các thành viên trong tổ xin vay lập thủ tục vay và trả nợ theo quy
định.

- Cùng với ban lãnh đạo tổ chức giải ngân thu nợ, xử lý các vi phạm về tín dụng theo
quy định.
GVHD: Ths Trần Thị Thanh Phương SVTH: Nguyễn Thị Cà Diện
22
Đề tài: Phân tích tình hình cho vay tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Cầu Kè.
2.4. Phân tích hoạt động cho vay tại NHNo&PTNT huyện Cầu Kè:
2.4.1. Doanh số cho vay:
Bảng 3: TÌNH HÌNH CHO VAY TẠI NHNo&PTNT HUYỆN CẦU KÈ
Đơn vị tính: triệu đồng
(Nguồn: Phòng cho vay NHNo&PTNT Cầu Kè)
Chú thích: Chăn nuôi TH: chăn nuôi tổng hợp
ΣCVNH: tổng cho vay ngắn hạn

Σ
CVTH: tổng cho vay trung hạn

Σ
DSCV: tổng doanh số cho vay
Máy No: Máy Nông nghiệp
2.4.1.1. Doanh số cho vay ngắn hạn:
Cho vay ngắn hạn là loại hình cho vay có thời hạn đến một năm nhằm đáp ứng nhu
cầu chi phí sản xuất trong một mùa vụ như: chi phí phân bón, thuốc trừ sâu, thức ăn
gia súc, con giống, hoặc nhu cầu vay vốn ngắn hạn đáp ứng nhu cầu tiêu dùng các
nhân.v.v… Trong những năm qua doanh số cho vay loại này không ngừng gia tăng
và chiếm một tỷ trọng rất lớn trên tổng doanh số cho vay của NHNo&PTNT Cầu Kè.
GVHD: Ths Trần Thị Thanh Phương SVTH: Nguyễn Thị Cà Diện
Chỉ tiêu
Năm
So sánh
2010/2009 2011/2010

2009 2010 2011
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
ΣCVNH
300.277 100 424.970 100 504.633 100 124.693 41,5 79.663 18,7
1.Cây lúa 166.367 55,4 298.754 70,3 352.738 69,9 132.387 79,6 53.984 18,1
2.Vườn 25.521 8,5 47.597 11,2 62.070 12,3 22.076 86,5 14.473 30,4
3.Chăn nuôi TH 78.364 26,1 41.647 9,8 51.473 10,2 (36.717) (46,8) 9.826 23,6
4.Khác 30.025 10 36.972 8,7 38.352 7,6 6.947 23,1 1.380 3,7
ΣCVTH
31.543 100 96.409 100 64.367 100 64.866 205 (32.042) (33)
1.Máy No 19.651 62,3 70.379 73 52.073 80,9 50.728 258 (18.301) (26)
2.Vườn 4.921 15,6 8.002 8,3 3.669 5,7 3.081 63 (4.333) (54)
3.Khác 6.971 22,1 18.028 18,7 8.625 13,4 11.057 158 (9.403) (52)
ΣDSCV
331.820 521.379 569.000 189.559 57,13 47.621 9,13
23
Đề tài: Phân tích tình hình cho vay tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Cầu Kè.
Qua bảng số liệu cho ta thấy doanh số cho vay ngắn hạn của Ngân hàng tăng trưởng
liên tục qua 03 năm. Cụ thể năm 2010 là 424.970 triệu đồng tăng 124.693 triệu đồng
(tăng 41,5%) so với năm 2009, đến năm 2011 tiếp tục tăng 79.663 triệu đồng (tăng
18,7%) so với năm 2010.
Để thấy rõ hơn sự tăng trưởng không ngừng của doanh số cho vay ngắn hạn ta đi vào
phân tích từng đối tượng vay cụ thể cấu thành nên doanh số cho vay ngắn hạn để tìm
ra nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng này.
- Cho vay cây lúa :
Trong 03 năm qua doanh số cho vay cây lúa tăng liên tục cụ thể năm 2010 là 298.754
triệu đồng tăng 132.387 triệu đồng (tăng 79,6%) so với 2009, đến năm 2011 tiếp tục
tăng 53.984 triệu đồng (tăng 18,1%) so với 2010. Ở địa bàn nông thôn chủ yếu là sản
xuất nông nghiệp với cây lúa là chính, và với biện pháp thâm canh tăng vụ, trồng
những giống lúa ngắn ngày nên việc đầu tư cho vay trồng lúa qua các năm đều tăng

cả về năng suất và sản lượng.
- Cho vay vườn cây ăn trái:
Doanh số cho vay vườn cây ăn trái trong thời gian qua tăng tương đối ổn định. Cụ thể
năm 2010 là 47.597 triệu đồng tăng 22.076 triệu đồng (tăng 86,5%) so với năm 2009,
đến năm 2011 là 62.070 triệu đồng tiếp tục tăng thêm 14.473 triệu đồng (tăng 30,4%)
so với năm 2010. Nguyên nhân dẫn đến sự tăng trưởng này là do người nông dân biết
áp dụng khoa học kỹ thuật mới vào việc chăm sóc, lựa chọn cây giống phù hợp với
thổ nhưỡng của địa phương như các loại cây có múi: cam, bưởi v v… nên thu nhập
từ vườn cây ăn trái ngày càng có hiệu quả.
- Cho vay chăn nuôi tổng hợp:
Sản xuất tổng hợp là sự kết hợp giữa chăn nuôi và trồng trọt. Trong những năm qua
doanh số cho vay đối tượng này giảm liên tục và chiếm tỷ trọng nhỏ trên tổng doanh
số cho vay ngắn hạn của Ngân hàng Cầu Kè. Cụ thể năm 2009 là 78.364 triệu đồng
chiếm 26,1% trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn, đến năm 2010 giảm còn 47.647
triệu đồng chiếm 9,8% trên tổng dư nợ ngắn hạn, giảm 36.717 triệu đồng (giảm
46,8%) so với năm 2009. Đến năm 2011 doanh số cho vay đối tượng này đạt 51.473
triệu đồng chiếm 10,2% trên tổng doanh số cho vay ngắn hạn, tăng 9.826 triệu đồng
(tăng 23,6%) so với năm 2010. Nguyên nhân sụt giảm của đối tượng đầu tư này trong
năm 2010 là do cuối năm 2009 và những tháng đầu năm 2010 dịch bệnh lỡ mồm lông
móng, dịch heo tai xanh bùng phát dữ dội nên nhiều hộ nông dân bỏ chuồng ngưng
đầu tư vào đối tượng này dẫn đến doanh số cho vay năm 2010 giảm. Gần đây năm
2011 dịch bệnh trên cơ bản được khống chế nên chiều hướng đầu tư cho vay đối tượng
này có hướng tăng trở lại.
GVHD: Ths Trần Thị Thanh Phương SVTH: Nguyễn Thị Cà Diện
24
Đề tài: Phân tích tình hình cho vay tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Cầu Kè.
- Cho vay đối tượng khác:
Doanh số cho vay đối tượng này có sự gia tăng tuy ít nhưng đều đặn. Cụ thể năm
2010 là 36.972 triệu đồng tăng 6.947 triệu đồng (tăng 23,1%) so với năm 2009, đến
năm 2011 đạt 38.332 triệu đồng tăng 1.380 triệu đồng (tăng 3,7%) so với năm 2010.

Sở dĩ dân số cho vay của đối tượng này liên tục tăng trong 03 năm qua là do tình hình
phát triển kinh tế địa phuong ngày càng khởi sắc, các dịch vụ sửa chữa, kinh doanh
mua bán nhỏ ngày càng phát triển nên doanh số cho vay đối tượng này tăng đều qua
các năm.
Tóm lại: Việc đầu tư cho vay ngắn hạn ngày càng phát triển là do việc ứng dụng các
tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp ngày càng nhiều; rút ngắn chu kì
sản xuất, thâm canh tăng vụ, công tác bảo quản sau thu hoạch ngày càng được chú trọng,
sản phẩm làm ra ngày càng nhiều đạt hiệu quả kinh tế cao cả về chất lượng và sản lượng
đem lại thu nhập, cải thiện đời sống của người nông dân, rút ngắn khoảng cách giữa
người giàu và người nghèo, giữa nông thôn và thành thị.
2.4.1.2. Doanh số cho vay trung dài hạn :
(Hiện tại vay dài hạn tại NHNo&PTNT huyện Cầu Kè không phát sinh)
Cho vay trung hạn là loại hình cho vay có thời hạn trên 01 năm đến 05 năm nhằm
đáp ứng nhu cầu chi phí sản xuất cho các hộ nông dân trên địa bàn có nhu cầu cải tạo
vườn tạp, xây dựng trang trại, mua máy móc phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, chăn
nuôi heo, bò sinh sản v v…
Qua bảng số liệu cho ta thấy doanh số cho vay trung hạn không ngừng biến động qua
03 năm. Cụ thể là năm 2010 là 96.409 triệu đồng tăng 64.866 triệu đồng (tăng
205%) so với năm 2009. Đến năm 2011 đã giảm 32.042 triệu đồng (giảm 33%) so
với năm 2010. Để hiểu rỏ hơn về sự biến động này ta đi vào phân tích từng đối tượng
cụ thể đề tìm ra nguyên nhân dẫn đến sự biến động trên.
- Cho vay máy móc thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp:
Là quá trình cho vay mua sắm máy móc thiết bị như: máy cày, máy xới, máy bơm
nước, máy suốt lúa, máy gặt đập liên hợp v v… nhằm đáp ứng cho quá trình sản
xuất nông nghiệp tại địa phương. Nhìn chung trong những năm qua doanh số cho vay
của đối tượng này chiếm một tỷ trọng khá lớn trong tổng doanh số cho vay trung hạn,
nhưng không ổn định qua các năm. Cụ thể năm 2010 là 70.379 triệu đồng tăng
50.728 triệu đồng (tăng 258%) so với năm 2009. Đến năm 2011 lại giảm 18.301 triệu
đồng (giảm 26%) so với năm 2010. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự tăng trưởng
không ổn định này là do máy móc thiết bị sử dụng thời gian dài, hơn nữa những hộ

vay loại này chủ yếu để đi làm thuê, nhu cầu máy móc trên đồng ruộng đã được mua
GVHD: Ths Trần Thị Thanh Phương SVTH: Nguyễn Thị Cà Diện
25

×