Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

CHỦ đề 5 HOẠT ĐỘNG tài TRỢ NGOẠI THƯƠNG của NGÂN HÀNG THƯƠNG mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.78 KB, 13 trang )

CHỦ ĐỀ 5:
HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ NGOẠI THƯƠNG CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI
Thương mại quốc tế bao gồm những mối quan hệ rất đa dạng và phức
tạp. Với tư cách là trung gian tài chính, ngân hàng đóng vai trò quan
trọng trong việc đảm bảo cho hoạt động ngoại thương diễn ra liên tục, nhanh
chóng thuận lợi cho cả nhà xuất khẩu và nhập khẩu.
Có thể nói sự ra đời của tài trợ ngoại thương ( tài trợ xuất nhập khẩu) là một
yêu cầu tất yếu khách quan, gắn liền với các
quan
hệ mua bán ngoại thương
giữa các nước với
nhau.
Tài trợ ngoại thương tại các ngân hàng thương mại dựa vào 3 nguyên tắc cơ
bản:
- Tiền vay phải được hoàn trả đúng hạn cả vốn lẫn
lãi;
- Vốn vay phải được sử dụng đúng mục
đích;
- Vốn vay phải có tài sản tương đương làm đảm
bảo.
1. Các hình thức tài trợ xuất nhập
kh

u
Xu hướng hiện nay là kinh tế quốc gia phải gắn liền với kinh tế thế giới, nên
hoạt động ngoại
thương

phát
triển rất nhanh về số lượng lẫn quy mô, từ đó


cần phải có sự tài trợ giúp đỡ của ngân hàng về
vốn,
kỹ thuật thanh toán.
Thông thường nghiệp vụ tài trợ ngoại thương của ngân hàng thương mại gắn
liền
với nghiệp vụ thanh toán quốc tế, được thực hiện qua hai loại hình chủ
yếu:
• Tài trợ bằng cách cho
vay.
• Tài trợ bằng cách bảo
lãnh.
1.1 Tài trợ cho vay:
1.1.1 Cho vay trong khuôn khổ phương thức thanh toán bằng
L/C
Thư tín dụng ( L/C ) là một văn bản pháp lý trong đó ngân hàng cam kết sẽ trả
một số tiền nhất điịnh cho nhà xuất khẩu hoặc chấp nhận hối phiếu do người này
ký phát trong phạm vi số tiền đó khi người này xuất trình cho ngân hàng một bộ
chứng từ thanh toán phù hợp với quy định đề ra trong L/C.
a) Đối với L/C trong thanh toán hàng nhập
khẩu:
Ngân hàng sẽ gánh chịu rủi ro nếu như nhà nhập khẩu không có khả năng thanh
toán, nhưng để đảm bảo uy tín của mình ngân hàng mở L/C phải thanh toán cho
phía nước ngoài, điều này có nghĩa là ngân hàng mở L/C cấp tín dụng cho nhà
nhập khẩu. Do đó, trước khi mở L/C, ngân hàng phải kiểm tra tình hình tài chính
và khả năng thanh toán, hoạt động của nhà nhập khẩu …
 Ký quỹ L/C: Ký quỹ là một quy định của ngân hàng phát sinh trong trường hợp
khách hàng xin được mở L/C. Khách hàng sẽ phải nộp một khoản tiền nhất
định vào tài khoản của họ tại ngân hàng mà họ xin mở L/C và khoản tiền đó
được phong tỏa cho đến khi các nghĩa vụ liên quan đến L/C của ngân hàng chấm
dứt. Thường khoản tiền này được tính tỷ lệ với giá trị mà khách hàng xin mở

L/C. Trong trường hợp thiếu sự tin cậy hoặc hiệu quả thương vụ tiềm ẩn rủi ro
cao, ngân hàng có thể yêu cầu khách hàng ký quỹ 100% giá trị L/C. Đối với
nhứng khách hàng đáng tin cậy hoặc có quan hệ thường xuyên thì ngân hàng có
thể chấp nhậ mức ký quỹ thấp hơn so với giá trị hợp đồng. Thông thường mức
ký quỹ L/C phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- Khả năng thanh toán của khách hàng
- Đối tượng khách hàng
- Loại L/C : L/C trả chậm thì mức ký quỹ thấp; L/C trả ngay thì bắt buộc
mức ký quỹ cao hơn.
- Loại hàng hóa nhập khẩu, khả năng tiêu thụ.
Trên cở sở các yêu tố trên, ngân hàng sẽ quyết định mức ký quỹ, nếu như khách
hàng không đủ số dư trên tài khoản thì phải tiến hành làm đơn xin vay ngoại tệ
ký quỹ L/C.
Việc ký quỹ có những ý nghĩa sau đây:
- Ký quỹ nhằm hạn chế rủi ro cho ngân hàng trong quá trình thực hiện
mở L/C cho khách hàng. Trong trường hợp ngân hàng phải thực hiện
nghĩa vụ trả thay cho người mở L/C, tiền ký quỹ sẽ được sử dụng trước
để thanh toán cho người thụ hưởng L/C, phần còn lại ngân hàng mới
dùng vốn của mình thanh toán sau.
- Ký quỹ nhằm khẳng định khách hàng có năng lực nhất định về vốn và
ràng buộc khách hàng làm tròn nghĩa vụ thanh toán.
 Cho vay thanh toán hàng nhập khẩu hoặc tài trợ thanh toán bộ chứng từ giao
hàng:
Theo hình thức này, khách hàng phải lập phương án sản xuất kinh doanh mang
tính khả thi cho lô hàng nhập về phục vụ sản xuất hoặc kinh doanh. Đồng thời,
khách hàng phải lên kế hoạch tài chính nhằm xác định khả năng thanh toán. Khi
đến thời điểm thanh toán, khoản thiếu hụt giữa số tiền phải thanh toán và vốn tự
có tham gia là khỏan doanh nghiệp cần ngân hàng tài trợ. Trên cơ sở xem xét và
phân tích kế hoạch và phương án của khách hàng ngân hàng sẽ ra quyết định tài
trợ và xác định mức ngân hàng chấp nhận tài trợ. Tất cả các công đoạn này phải

thực hiện trước khi bộ chứng từ giao hàng của người xuất khẩu về đến ngân
hàng đứng ra tài trợ. Khi hàng hóa, bộ chứng từ về đến nơi, nhà nhập khẩu có thể
nhận được sự tài trợ của ngân hàng thông qua hình thức vay thanh toán L/C
trong trường hợp L/C trả ngay, hoặc ngân hàng thay mặt nhà nhập khẩu ký nhận
thanh toán trên hối phiếu trong trường hợp L/C trả chậm.
 Cho vay bắt buộc: Về nội dung cũng là cho vay thanh toán bộ chứng từ giao
hàng. Tuy nhiên, tình trạng vay bắt buộc phát sinh khi người nhập khẩu không
thanh toán hoặc không tập trung đủ tiền để thanh toán bộ chứng từ giao hàng.
Ngân hàng khi đó sẽ cho vay trên giá trị tiền hàng còn thiếu để thanh toán đúng
hạn cho ngân hàng nước ngoài. Nhà nhập khẩu nên tránh tình trạng phát sinh nợ
vay bắt buộc do họ sẽ phải chịu lãi suất vay cho khoản tiền này tương ứng lãi
suất vay bắt buộc là nợ quá hạn. Hơn nữa, thời gian vay bắt buộc thường không
quá 30 ngày kể từ ngày ngân hàng trả thay, áp lực thanh toán nợ vay cho ngân
hàng rất lớn.
b) Đối với L/C trong thanh toán hàng xuất khẩu:
 Cho vay thực hiện hàng xuất khẩu theo L/C đã mở:
Khi nhận L/C do ngân hàng mở L/C phát hành theo yêu cầu của nhà nhập khẩu,
thì nhà xuất khẩu được đảm bảo thanh toán sau khi giao hàng nếu xuất trình bộ
chứng từ hợp lý phù hợp với điều kiện đã ghi trong L/C. Nhà xuất khẩu còn có
thể dựa vào đó để nhờ ngân hàng phục vụ mình cấp một khoản tín dụng để thực
hiện xuất hàng theo L/C quy định.Trên cơ sở L/C đã được chấp nhận ngân hàng
có thể cấp tín dụng cho nhà xuất khẩu để tiếp tục sản xuất, nghĩa là sẵn sàng
chấp nhập chiết khấu các hối chiếu của L/C này.
Đối với L/C trả chậm cũng được sử dụng như một phương tiện đi vay. Nhà xuất
khẩu có thể nhận được tiền dưới dạng tín dụng chuyển nhượng toàn bộ quyền thụ
hưởng L/C cho ngân hàng vay vốn, đặc biệt thuận lợi hơn khi đó là một L/C trả
chậm có xác nhận.
 Cho vay chiết khấu hoặc ứng trước chứng từ hàng xuất
khẩu:
Để đáp ứng nhu cầu vốn, nhà xuất khẩu sau khi giao hàng xong có thể

thương lượng với ngân
hàng,
thực hiện chiết khấu bộ chứng từ hoặc ứng
trước tiền khi bộ chứng từ được thanh toán. Như vậy,
đối

với
nhà xuất khẩu,
L/C không những là công cụ đảm bảo thanh toán mà còn là công cụ đảm bảo
tín
dụng.
Chiết khấu toàn bộ chứng từ xuất khẩu là hình thức ngân hàng tài trợ nhà
xuất khẩu thông qua
việc
mua lại hoặc cho vay trên cơ sở giá trị bộ chứng từ
xuất khẩu hoàn hảo được người xuất khẩu trình. Có
2
hình thức chiết
khấu:
- Chiết khấu miễn truy đòi (chiết khấu đóng): ngân hàng mua lại bộ chứng
từ xuất khẩu hoàn
hảo
của người xuất khẩu. Giá mua sẽ thấp hơn giá trị
bộ chứng từ, do ngân hàng tính trừ lại phí
chiết
khấu và thời gian cần
thiết trung bình để đòi tiền người nhập khẩu nước ngoài. Chiết khấu
miễn
truy đòi có nghĩa là người xuất khẩu bán hẳn bộ chứng từ cho
ngân hàng, nhận tiền và

không
còn trách nhiệm hoàn trả, trách nhiệm
thu tiền và quyền sử dụng số tiền thu được hoàn toàn
thuộc
về ngân
hàng.
- Chiết khấu được phép truy đòi (chiết khấu mở): ngân hàng thực hiện
việc cho vay trên cơ
sở
người xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ hoàn
hảo. Thời gian cho vay được tính bằng thời
gian
cần thiết trung bình
để đòi tiền người nhập khẩu nước ngoài. Khi đó, trách nhiệm người
xuất
khẩu vẫn còn cho đến khi ngân hàng đòi được tiền từ người nhập khẩu.
Khi chiết khấu
được

tính
dưới hình thức lãi chiết khấu, tính theo ngày
và mức phí dĩ nhiên thấp hơn trong
trường
hợp chiết khấu miễn truy đòi
vì rủi ro ngân hàng phải chịu thấp hơn trong trường hợp
trên.
Tác dụng hoạt động chiết khấu của ngân hàng nhằm tài trợ vốn lưu động cho
người xuất khẩu để đảm bảo sản xuất kinh doanh liên tực, không bị gián đoạn
trong thời gian chờ người nhập khẩu nước ngoài thanh toán tiền hàng.
 Tín dụng ứng trước tiền trước khi bộ chứng từ được thanh toán: đó là việc

tạm ứng cho quyền hưởng thanh toán trong khuôn khổ thanh toán tín
dụng chứng từ. Thời gian chờ thanh toán là một quá trình khá dài, nên
nhà xuất khẩu cũng cần một khoản tài trợ của ngân hàng, đó là khoản tín
dụng ứng trước. Đối với tín dụng ứng trước loại này, những giấy tờ có giá
theo lệnh (order papers) hoặc những giấy tờ chính như vận đơn, hóa đơn
thương mại, hợp đồng bảo hiểm… đều là những vật thế chấp cho ngân
hàng, do đó, tất cả những giấy tờ có giá theo lệnh đều phải có mệnh đề
chuyển nhượng khống (blank endorsement) hoặc chuyển nhượng cho
ngân hàng cấp tín dụng ứng trước. Mức độ cấp vốn ứng trước phụ thuộc
vào các yếu tố sau:
- Khả năng thanh toán của nhà xuất khẩu;
- Khả năng cạnh tranh của hàng hóa và giá trị của hàng hóa dự kiến;
- Chính sách kinh tế và chính sách chính trị của nước nhập khẩu đối với
ngân hàng nhà xuất khẩu;
- Những rủi ro về tỷ giá hối đoái (đối với ngân hàng nhà nhập khẩu);
 Tín dụng ứng trước dưới hình thức mua lại bộ chứng từ thanh toán: Sau
khi hoàn tất nghĩa vụ xuất chuyển hàng hóa cho người mua, người xuất
khẩu lập bộ chứng từ thanh toán (bao gồm các chứng từ liên quan tới
hàng hóa và hối phiếu thương mại), lúc này người xuất khẩu có toàn
quyền sở hữu bộ chứng từ thanh toán này. Đồng thời ở họ lại xuất hiện
nhu cầu bù đắp vốn để tiếp tục quá trình kinh doanh trong khoảng thời
gian xuất chuyển hàng hóa đến khi nhà nhập khẩu chấp nhận bộ chứng từ
và đồng ý trả tiền. Trong trường hợp như vậy, nhà xuất khẩu có thể đem
bán bộ chứng từ thanh toán này cho ngân hàng. Việc ngân hàng mua bộ
chứng từ thanh toán này tức là đã chấp nhận cấp một khoản tín dụng cho
người xuất khẩu.
Trị giá khoản tín dụng ứng trước này phụ thuộc vào trị giá bộ chứng từ, loại
hàng hóa mua bán thể hiện trên chứng từ, các chi phí theo quy định và khả năng
thanh toán tiền trên bộ chứng từ của người mua. Thông thường các ngân hàng
mua với giá khoảng 70 – 90% trị giá toàn bộ chứng từ.

Ngân hàng vẫn có quyền truy đòi đối với người xuất khẩu, khi bộ chứng từ gửi
đi không thu được tiền. Tuy nhiên, sẽ có thể hạn chế rủi ro tốt hơn, trong trường
hợp ngân hàng mua lại bộ chứng tư được lập ra trên cơ sở yêu cầu của một thư
tín dụng.
1.1.2. Cho vay trong khuôn khổ phương thức nhờ thu kèm chứng từ
So với tín dụng chứng từ, nhờ thu ít được sử dụng trong thanh toán vì đây là
phương thức thanh toán có lợi cho bên mua, thường được áp dụng khi hai bên
quen biết tin tưởng nhau. Từ lúc gởi các chứng từ tới ngân hàng (ngân hàng bên
nhà xuất khẩu) cho tới khi xuất trình với người thanh toán có thể mất một
khoảng thời gian nhất định. Tài trợ của ngân hàng trong phương thức nhờ thu
kèm chứng từ có thể hiện như sau:
- Nhờ thu đến trong thanh toán hàng nhập khẩu: ngân hàng tiếp nhận
chứng từ từ ngân hàng nước ngoài, xuất trình hối phiếu đòi tiền nhà nhập khẩu.
Nếu nhà nhập khẩu không đủ khả năng thanh toán, thì cần phải có sự tài trợ của
ngân hàng cho vay thanh toán hàng nhập khẩu.
- Nhờ thu đi trong thanh toán hàng xuất khẩu: tương tự như phương
thức tín dụng chứng từ, ngân hàng có thể cho vay thu mua, sản xuất hàng xuất
khẩu, chiết khấu được ứng trước bộ chứng từ hàng xuất khẩu.
1.1.3. Cho vay trên cơ sở hối
phiếu
Trong hoạt động tài trợ thương mại có những hình thức tài trợ quan trọng
được xây dựng hoặc là
trên
cơ sở hối phiếu hay phụ thuộc vào việc tất toán
hối phiếu, đó
là:
• Tài trợ chiết
khấu;
• Tài trợ chấp nhận hối
phiếu;

• Tài trợ bao nợ chấp phiếu;
• Cấp tài chính hối phiếu tự nhận nợ (Promissory notes);
• Chấp phiếu ngân hàng (Bankers’ Acceptances);
• Bao toàn bộ thanh toán.
a) Chiết
khấu hối phiếu
:
Chiết khấu hối phiếu là một loại tín dụng ngân hàng cung cấp cho khách hàng
dưới hình thức mua lại hối phiếu trước khi nó đến hạn thanh toán, tức là ngân
hnagf mua lại các khoản nợ phải đòi. Chiết khấu hối phiếu tạo điều kiện cho nhà
xuất khẩu nhận được tiền sớm hơn nhằm đáp ứng được nhu cầu về vốn đối với
các khoản tín dụng cung ứng hàng mà anh ta cấp cho nhà nhập khẩu.
Cơ sở đề xác định khối lượn tín dụng này là giá trị của hối phiếu sau khi đã trừ đi
giá trị chiết khấu và lệ phí nhờ thu mà ngân hàng chiết khấu hưởng. Khối lượng
tín dụng cấp ra được xác định theo công thức:
T
ck
=M (1 – L
ck
* ) – P
Trong đó:
T
ck
: Giá trị chiết khấu
M : Mệnh giá hối phiếu
L
ck
: Lãi suất chiết khấu
t: Thời hạn chiết khấu ( ngày )
P : Lệ phí

Khi kết thúc thời hạn chiết khấu, ngân hàng sẽ đòi tiền ở người có nhiệm vụ trả
tiền hối phiếu. Thông thường, trong nghiệp vụ chiết khấu, các ngân hàng có thể
gặp rủi ro trong các trường hợp sau:
• Người có nghĩa vụ trả tiền hối phiếu từ chối việc trả tiền hoặc không có
khả năng thanh toán kịp thời khi hối phiếu đến hạn;
• Chiết khấu những hối phiếu không hợp lệ (được thành lập không trên cơ
sở hành vi thương mại).
Vì thế khi thực hiện nghiệp vụ chiết khấu, ngân hàng phải xem xét một cách thận
trọng để hạn chế rủi ro có thể xảy ra.
b) Chấp nhận hối
phiếu:
Tài trợ chấp nhận hối phiếu là khoản tài trợ mà ngân hàng ký chấp nhận
hối phiếu. Người vay
chính


nhà nhập khẩu và khoản vay chỉ là một hình
thức, một sự đảm bảo về tài chính, thực chất ngân
hàng
chưa phải xuất tiền
thực sự cho người vay. Tuy nhiên, khi đến hạn nếu nhà nhập khẩu không đủ
khả
năng
thanh toán, thì người cho vay (ngân hàng), người đứng ra chấp nhận
hối phiếu phải trả nợ
thay.
Đối với ngân hàng, kể từ khi ký chấp nhận trả tiền hối phiếu cũng chính là
thời điểm bắt đầu gánh chịu
rủi
ro, nếu như bên mua không có tiền thanh

toán cho bên bán khi hối phiếu đến hạn thanh
toán.
Đương nhiên, nếu đến thời hạn thanh toán hối phiếu mà bên mua có đủ tiền,
thì ngân hàng thực
sự
không phải ứng tiền ra, như vậy khoản tài trợ này chỉ
là hình thức, là một sự đảm bảo về tài chính.
Trong
thường hợp này, ngân
hàng chỉ sẽ nhận được một khoản phí chấp nhận, khoản tiền bù đắp cho chi
phí
gánh
chịu rủi ro tín dụng mà
thôi.
1.1.4. Một số hình thức tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu khác:
a) Bao thanh toán (Factoring hay
affacturage)
Đây là hình thức tài trợ đặc biệt dành cho xuất khẩu, ngân hàng hoặc các tổ chức
tài chính sẽ mua lại các chứng từ thanh toán, các khoản nợ chưa đến hạn thanh
toán để trở thành chủ nợ trực tiếp đứng ra đòi nợ nhà nhập khẩu ở nước ngoài.
Tùy theo tính chất hoàn hảo của chứng từ, tình hình tài chính và khả năng
thanh toán của người
mắc

nợ
mà ngân hàng quyết định tỷ lệ mua nợ cao
hay thấp đối với nhà xuất khẩu. Có hai
loại:
- Factoring tương đối: là ngân hàng, công ty Factoring sẽ thanh toán tiền
cho nhà xuất khẩu, nhưng

với
thỏa thuận là nhà xuất khẩu vẫn chịu trách
nhiệm rủi ro nếu nhà nhập khẩu không trả
tiền.
- Factoring tuyệt đối: ngân hàng hoặc công ty Factoring gánh chịu mọi rủi ro
nếu như nhà nhập khẩu
không
trả
tiền.
Factoring giúp nhà xuất khẩu có vốn ngay để tiếp tục hoạt động kinh
doanh của mình dù bán thu
tiền
ngay hay bán chịu, đồng thời giúp nhà
xuất khẩu không phải bận tâm vào việc quản lý thanh
toán

phức
tạp kéo
dài thời gian. Vì vậy nhà xuất khẩu phải trả một khoản phí khá cao khi bao
thanh
toán.
b) Tài trợ thuê mua (Leasing)
Tài trợ thuê mua là hình thức cam kết giữa người cho thuê và người đi thuê
để thuê một tài sản nhất định do người thuê chọn lựa từ nhà sản xuất hay
người bán, được quyền sử dụng tài sản này trong khoản thời gian nhất định
và phải trả dần tiền từng kỳ hạn theo hợp đồng thuê mua. Khi kết thúc hợp
đồng, người đi thuê được quyền chọn mua tài sản cho thuê theo giá cả ấn
định. Người cho thuê thường là ngân hàng, công ty tài chính, công ty thuê
mua. Đây là hình thức tài trợ trung dài hạn mặc dù mua hàng theo phương
thức này sẽ đắt hơn so với trả tiền ngay, nhưng tạo điều kiện cho doanh

nghiệp đổi mới công nghệ, máy móc, thiết bị mà không phải trả tiền ngay.
1.2. Bảo lãnh và tái bảo lãnh
Trong thương mại quốc tế, rủi ro là một yếu tố luôn luôn xuất hiện trong các
thương vụ khác nhau (rủi ro thanh toán, rủi ro không thực hiện hợp đồng …).
Từ đó nảy sinh nhu cầu bảo lãnh để hạn chế những rủi ro.
Trong mua bán quốc tế, đôi khi nhà xuất khẩu không nắm chắc được khả
năng tài chính và mức độ tín nhiệm của nhà nhập khẩu, do vậy nhà xuất khẩu
sẽ yêu cầu nhà nhập khẩu phải có một tổ chức, thường là ngân hàng, đứng ra
bảo lãnh thanh toán; Ngược lại, do không biết rõ hoặc không tin tưởng nhau,
nhà nhập khẩu có thể yêu cầu bên xuất khẩu có ngân hàng đứng ra bảo lãnh
giao hàng hoặc bảo lãnh thực hiện hợp đồng.
Ngân hàng nhận bảo lãnh theo yêu cầu của khách hàng, dùng để vay vốn
nước ngoài dưới hình thức tín dụng thương mại hoặc tín dụng tài chính …
Trách nhiệm của ngân hàng bảo lãnh là đảm bảo thi hành đúng cam kết với
nước ngoài trong trường hợp người xin bảo lãnh không thực hiện đầy đủ một
nghiệp vụ nào đó với bên nước ngoài.
Bảo lãnh cũng có nhiều hình thức khác nhau:
- Mở thư tín dụng trả chậm;
- Ký bảo lãnh hay ký chấp nhận trên các hối phiếu;
- Phát hành thu bảo lãnh với nước ngoài;
- Lập giấy cam kết trả nợ với nước ngoài;
Đối với tái bảo lãnh thì phát hành thư bảo lãnh với nước ngoài. Các lợi thế
của các bên liên quan trong nghiệp vụ này:
Đối với nhà nhập khẩu (bên được bảo lãnh): được hưởng một khoản vốn của
bên xuất khẩu mà không phải trả lãi (thực chất có thể giá bán đã tính lãi rồi),
chỉ trả một khoản phí cho người bảo lãnh.
- Đối với nhà xuất khẩu: hoàn toàn yên tâm rằng đến hạn sẽ được thanh toán
nợ. Nếu cần tiền, nhà xuất khẩu cũng có thể đem bộ chứng từ chiết khấu tại
một ngân hàng khác để đáp ứng nhu cầu vốn của mình.
- Đối với ngân hàng bảo lãnh: với bất cứ ngân hàng nào, khi tiến hành bảo

lãnh, nghĩa là đã được sự tín nhiệm, được sự tin tưởng về uy tín của bên xuất
khẩu, bên nhập khẩu. Khi bảo lãnh cho khách hàng, ngân hàng chỉ cho vay
trừu tượng, nghĩa là ngân hàng không bỏ ra một khoản vốn nào cả, mà chỉ
lấy uy tín, danh dự của ngân hàng ra cho vay, làm cơ sở cho vay.
Thủ tục bảo lãnh cho vay ngắn hạn theo phương thức cho vay thông thường,
nghĩa là kho bảo lãnh cho khách hàng thì khách hàng phải có mục đích xin
vay, có khả năng thanh toán và có tài sản thế chấp. Khi đến hạn, nếu nhà
nhập khẩu không có khả năng thanh toán, thì phải làm thủ tục vay lãi tại
ngân hàng. Như vậy mục đích bảo lãnh đã được thực hiện, nghĩa là ngân
hàng bảo lãnh muốn khách hàng của mình vay, nhằm thu thêm được một
khoản lãi, có khách hàng mới về mặt tín dụng và chi phí bảo lãnh.
TỔNG KẾT:
Để có thể phát triển nhanh, mạnh và bền vững trong môi trường kinh tế quốc
tế năng động và cạnh tranh khắc nghiệt ngày nay, bên cạnh sự nỗ lực phấn
đấu của mình, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu luôn cần có sự hỗ trợ mạnh
mẽ từ phía nhà nước, từ các tổ chức kinh tế trong đó đặc biệt là sự hỗ trợ của
các NHTM về vốn, tư vấn tài chính, cam kết, bảo lãnh, trung gian thanh
toán,…để thực hiện nghĩa vụ và quyền lợi của mình với các đối tác nước
ngoài. Hoạt động ngoại thương của các doanh nghiệp và hoạt động kinh
doanh đối ngoại của các NHTM có mối quan hệ mật thiết, không thể tách
rời. Sự hỗ trợ, hợp tác cùng phát triển giữa các doanh nghiệp xuất nhập khẩu
và NHTM có thể giúp cả hai hoạt động hiệu quả hơn và qua đó góp phần
thúc đẩy kinh tế phát triển.

×