Tên đề tài:
“ So sánh về phát triển giáo dục đào tạo nghề tại thành phố Hà Nội và thành
phố Nam Định năm 2010 và 2011”
NỘI DUNG TIỂU LUẬN
I. Lý do chọn đề tài
1. Cơ sở lý luận
2. Cơ sở thực tiễn
II. Thực trạng về công tác đào tạo nghề tại Thành phố Hà Nội và Thành phố
Nam Định
1. Thành phố Hà Nội và định huớng phát triển đào tạo nghề
2. Thành phố Nam Định và định hướng phát triển nghề
III. So sánh, phân tích đánh giá về thực trạng đào tạo nghề tại TP. Hà Nội và
TP. Nam Định năm 2010 và 2011
1. So sánh, đánh giá về số lượng các trường nghề
2. So sánh đánh giá về tỷ lệ giáo viên dạy nghề
3. So sánh, đánh giá về tỷ lệ học viên
4. So sánh, đánh giá về cơ cấu ngành nghề
IV. Kết luận và khuyến nghị
Tài liệu tham khảo
I. Lý do chọn đề tài:
1. Cơ sở lý luận:
Phát triển Giáo dục so sánh là một đòi hỏi cấp bách đối với giáo dục Việt Nam
Việc nghiên cứu so sánh sẽ làm cho những nghiên cứu về giáo dục trong nước
không bị bó hẹp trong cái nhìn có tính chất địa phương mà có nhãn quan rộng
hơn, từ đó việc nhìn nhận và đánh giá các hiện tượng giáo dục, kể cả thành tựu và
những khiếm khuyết của nó sẽ có tầm hơn và do đó mà cũng chính xác hơn.
Bên cạnh đó, thế giới luôn luôn vận động, biến đổi theo quy luật khách quan
vốn có của nó. Do vậy để tồn tại và phát triển thì đòi hỏi mỗi quốc gia, dân tộc,
hay bất cứ một tổ chức đơn vị nào cũng phải biết vị trí của mình trong mối tương
quan với các quốc gia, dân tộc hay đơn vị khác, đánh giá được thực trạng của đơn
vị mình từ đó nhằm định hướng xu thế phát triển cho phù hợp với xu thế phát
triển chung. Để làm được việc đó, nhất định phải có so sánh, đối chiếu. Đặc biệt,
trong giai đoạn hiện nay thế giới đang bước vào xu thế toàn cầu hóa - vấn đề mở
cửa và hội nhập và thách thức dường như không còn là vấn đề riêng của một quốc
gia dân tộc nào, thiết nghĩ để phát triển đất nước xứng tầm với vị thế của Việt
Nam trên trường Quốc tế rất cần đến sự phát triển giáo dục. Việt Nam sẽ đặt mình
vào hệ thống chung của giáo dục toàn cầu, đánh giá theo những chuẩn mực phổ
biến chứ không phải những tiêu chí có tính chất biệt lập.
Mặt khác, chúng ta cần so sánh giáo dục để nghiên cứu, phân tích và so sánh
các hoạt động giáo dục trên thế giới hiện nay, nêu ra các xu hướng chủ yếu trong
giáo dục và xác định các con đường tiếp tục phát triển. Với mục đích đó, Giáo
dục so sánh phải thực hiện các nhiệm vụ: thông tin, nhận biết và trao đổi ý kiến về
giáo dục, nghiên cứu so sánh các vấn đề nảy sinh ở nhiều xã hội, nhiều địa
phương làm nền tảng cho nghiên cứu giáo dục một cách hệ thống hơn, truyền bá
thông tin, tham gia tích cực vào các chương trình phát triển và cải cách giáo dục.
2. Cơ sở thực tiễn
Việc tiếp tục phát triển hệ thống giáo dục kỹ thuật và đào tạo nghề định hướng
theo nhu cầu được coi là một nhiệm vụ rất quan trọng trong quá trình cải cách
(hiện đại hoá, phát triển, hội nhập vào nền kinh tế thế giới, hỗ trợ tạo việc làm và
xóa đói giảm nghèo). Chính phủ Việt Nam đang đặt mục tiêu tăng tỷ lệ lao động
đã qua đào tạo từ 26% vào năm 2010 lên 50% vào năm 2020 (Chiến lược của Bộ
LĐTBXH). Việc Luật Giáo dục được thông qua vào năm 2005 và Luật Dạy nghề
được thông qua vào năm 2006 đã tạo cơ sở vững chắc cho việc tiếp tục xây dựng
các quy định và chức năng điều hành của Chính phủ trong lĩnh vực giáo dục kỹ
thuật và dạy nghề cũng như vai trò của nền kinh tế.
Tuy nhiên, do đặc thù ở mỗi địa phương không giống nhau, mục tiêu, kế
hoạch, các giải pháp tổ chức dạy và học lại khác nhau, tuy cùng một chương trình
chung do Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban
hành nhưng tại mỗi địa phương sẽ có kết quả thực hiện công tác quản lý đào tạo
nghề khác nhau. Do vậy cần phải so sánh, đối chiếu việc triển khai đào tạo nghề
tại các địa phương trong cả nước để tìm ra phương hướng phát triển đào tạo nghề
phù hợp.
Trong giới hạn của một tiểu luận, xin được thực hiện phép so sánh về việc
phát triển giáo dục đào tạo nghề tại hai thành phố vùng châu thổ sông Hồng là
Thành phố Hà Nội và Thành phố Nam Định trong hai năm 2010 và 2011.
Việc so sánh dựa trên các tiêu chí về số lượng các trường, số lượng giáo viên
và số lượng học sinh sinh viên để đánh giá thực trạng việc phát triển đào tạo nghề
tại 02 địa phương.
Mục đích so sánh nhằm làm nổi bật nét tương đồng và khác nhau của hai địa
phương trong phát triển đào tạo nghề, tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến sự khác
nhau đó và đề xuất xu hướng phát triển đào tạo nghề tại hai địa phương để đẩy
mạnh hoạt động giáo dục nghề nghiệp trong cả nước.
II. Thực trạng về công tác đào tạo nghề tại Thành phố Hà Nội và Thành phố
Nam Định
1. Thành phố Hà Nội và định huớng phát triển đào tạo nghề:
Hà Nội là thủ đô đồng thời là thành phố đứng đầu Việt Nam về diện tích tự
nhiên và đứng thứ hai về diện tích đô thị sau thành phố Hồ Chí Minh, nó
cũng đứng thứ hai về dân số với 6.913.161 người. Nằm giữa đồng bằng sông
Hồng trù phú, nơi đây đã sớm trở thành một trung tâm chính trị và tôn giáo ngay
từ những buổi đầu của lịch sử Việt Nam. Năm 1010, Lý Công Uẩn, vị vua đầu
tiên của nhà Lý, quyết định xây dựng kinh đô mới ở vùng đất này với cái
tên Thăng Long. Trong suốt thời kỳ của các triều đại Lý, Trần, Lê, Mạc, kinh
thành Thăng Long là nơi buôn bán, trung tâm văn hóa, giáo dục của cả miền Bắc.
Khi Tây Sơn rồi nhà Nguyễn lên nắm quyền trị vì, kinh đô được chuyển
về Huế và Thăng Long bắt đầu mang tên Hà Nội từ năm 1831, dưới thời
vua Minh Mạng. Năm 1902, Hà Nội trở thành thủ đô của Liên bang Đông
Dương và được người Pháp xây dựng, quy hoạch lại. Trải qua hai cuộc chiến
tranh, Hà Nội là thủ đô của miền Bắc rồi nước Việt Nam thống nhất và giữ vai trò
này cho tới ngày nay. Sau đợt mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8 năm 2008,
Hà Nội hiện nay có diện tích 3.344,7 km², gồm 10 quận, 1 thị xã và 18
huyện ngoại thành. Cùng với Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội là một trong hai
trung tâm kinh tế của cả quốc gia. Năm 2009, sau khi mở rộng, GDP của thành
phố tăng khoảng 6,67%, tổng thu ngân sách khoảng 70.054 tỷ đồng. Hà Nội cũng
là một trung tâm văn hóa, giáo dục với các nhà hát, bảo tàng, các làng nghề truyền
thống, những cơ quan truyền thông cấp quốc gia và các trường đại học lớn.
Những năm gần đây tại thành phố Hà Nội, công tác đào tạo nghề và nâng cao
chất lượng dạy nghề đã được thành phố quan tâm. Tính đến tháng 10-2011, toàn
thành phố có 261 cơ sở dạy nghề, trong đó có 20 trường cao đẳng nghề, 46 trường
trung cấp nghề, 56 trung tâm dạy nghề. Thành phố đã tập trung đầu tư xây dựng
bốn trường cao đẳng và trung cấp nghề công nghệ cao. Nhờ đó, số lao động được
dạy nghề từ 117 nghìn lao động năm 2008, đến năm 2010 tăng lên 140 nghìn lao
động. Ngoài ra, có gần 30 nghìn lao động nông thôn và người nghèo, người tàn tật
được dạy nghề, truyền nghề.
Nguồn lực đầu tư cho công tác dạy nghề tại Hà Nội trong giai đoạn 2006 - 2008
đạt 550.000 triệu đồng, trong đó chú ý đầu tư cho việc tăng cường trang thiết bị
dạy và học nghề, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, xây dựng đổi mới giáo
trình Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp đạt hơn 95%, tỷ lệ học sinh có việc làm sau tốt
nghiệp đạt hơn 70%, nhiều trường dạy nghề đạt 100% số học sinh ra trường có
việc làm.
Theo đánh giá của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Hà Nội có tỷ lệ
lao động qua đào tạo cao nhất cả nước, với 35% nhưng việc phân bố lao động qua
đào tạo không đều. Lao động qua đào tạo chủ yếu tập trung ở khu vực đô thị, các
quận nội thành, trong khi ở khu vực nông thôn có tới hơn 84% lao động chưa qua
đào tạo. Ðó là chưa kể cơ cấu lao động qua đào tạo chưa phù hợp. Ðiều đó cho
thấy cơ cấu lao động qua đào tạo của thành phố còn bất hợp lý, chưa đáp ứng
được yêu cầu. Cơ cấu này cũng cho thấy Hà Nội cũng như cả nước đang trong
tình trạng thiếu đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề đã qua đào tạo bài bản.
Bên cạnh đó, tâm lý của nhiều thanh niên hiện nay là thích học đại học hơn học
nghề, cho nên nhiều trường dạy nghề đã không thu hút được đủ số lượng học sinh.
Việc đăng ký các nghề để học dường như vẫn theo phong trào, trong đó lĩnh vực
nghề nông nghiệp như trồng trọt, thú y, thủy lợi hầu như không có người học.
Công tác hướng nghiệp đối với lao động học nghề còn hạn chế, phần lớn người
học nghề không nắm được thị trường lao động, không biết nhu cầu của người sử
dụng dẫn đến không định hướng được tương lai của mình. Định hướng phát triển
đào tạo nghề tại Hà Nội đã khiến không ít các trường Đại học mở thêm các trung
tâm, cơ sở đào tạo nghề trên nền tảng của một phương thức giáo dục chuyên
nghiệp sẵn có. Vì vậy việc thay đổi trong chương trình đào tạo, đội ngũ giáo viên
và cơ sở vật chất cho giáo dục nghề nghiệp còn rất nhiều bất cập, chưa thể phù
hợp với phương thức đào tạo nghề chuyên nghiệp.
2. Thành phố Nam Định và định hướng phát triển nghề
Nam Định là một tỉnh nằm ở đông nam đồng bằng Bắc Bộ, có vị trí tạị vĩ độ
19°54′đến 20°40′độ vĩ bắc, kinh độ: 105°55′ đến 106°45′ độ kinh đông. Nam
Định tiếp giáp với thành phố Thái Bình ở phía bắc, tỉnh Ninh Bình ở phía nam,
tỉnh Hà Nam ở phía tây bắc, giáp biển (vịnh Bắc Bộ) ở phía đông với diện tích:
1.669 km². Địa hình Nam Định chủ yếu là đồng bằng ven biển. Phía Đông Nam là
bãi bồi và một ít đồi núi thấp ở tây bắc. Địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống
Đông Nam. Chỗ cao nhất là đỉnh núi Gôi (122 m), chỗ thấp nhất (3 m) ở vùng
chiêm trũngÝ Yên, so với mặt nước biển.
Ngày 24 tháng 6 năm 2010, Uỷ ban nhân dân tỉnh Nam Định đã phê duyệt
Đề án " Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Nam Định đến năm 2020"
trong đó đã nêu rõ định hướng và mục tiêu trong việc phát triển đào tạo
nghề tại Thành phố Nam Định như sau:
- Mở rộng và nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn nhằm
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập của lao
động nông thôn; góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động. cơ cấu kinh tế đáp ứng
yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn phát triển kinh tế -
xã hội của tỉnh đến năm 2020.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức xã có bản lĩnh chính trị vững vàng,
có trình độ, năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quản lý hành chính,
quản lý, điều hành kinh tế - xã hội và thực thi công vụ phục vụ sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.
Cụ thể:
* Năm 2010:
- Đào tạo nghề (cả 3 cấp trình độ) cho 19,6 ngàn lao động ở khu vực nông
thôn và lao động nữ trong tỉnh;
Trong đó số lao động được hỗ trợ chi phí học nghề (trình độ sơ cấp nghề và
dạy nghề dưới 3 tháng) là 5,5 ngàn người, gồm:
+ Học nghề nông nghiệp: 2,2 ngàn người;
+ Học nghề phi nông nghiệp: 3,3 ngàn người;
- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức cấp xã, gồm:
+ Đào tạo: Trình độ trung cấp (chuyên ngành Luật, Văn hoá, Công an,
Quân sự) cho 300 người; trình độ Đại Học (hệ vừa học vừa làm chuyên ngành
Luật, Hành chính, kinh tế Nông nghiệp) cho 300 người;
+ Bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn và lý luận chính trị cho cán bộ
công chức xã, phường, thị trấn: 1.500 ngàn người; cập nhập kiến thức quản lý
Nhà nước mới cho từng vị trí công việc: 2.500 ngàn người;
* Giai đoạn 2011 - 2015:
- Đào tạo nghề (cả 3 cấp trình độ) cho 120 ngàn lao động ở khu vực nông
thôn và lao động nữ trong tỉnh. Bình quân mỗi năm đào tạo nghề khoảng 24 ngàn
lao động;
Trong đó số lao động được hỗ trợ chi phí học nghề (trình độ sơ cấp nghề và
dạy nghề dưới 3 tháng) là 13 ngàn người/năm, gồm:
+ Học nghề nông nghiệp: 4 ngàn người.
+ Học nghề phi nông nghiệp: 9 ngàn người.
- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã, gồm:
+ Đào tạo trình độ trung cấp chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị
cho cán bộ, công chức và cán bộ cơ sở: 2.100 người; trình độ cao đẳng, đại học
chuyên môn nghiệp vụ và chính trị cho các cán bộ, công chức và cán bộ cơ sở xã
phường, thị trấn: 600 người.
+ Bồi dưỡng: Cập nhập kiến thức chuyên môn nghiệp vụ nâng cao
năng lực quản lý theo từng vị trí công việc cho các cán bộ, công chức và cán bộ
cơ sở xã phường, thị trấn: 5.500 người; Kiến thức quản lý nhà nước theo từng vị
trí công việc cho các cán bộ cơ sở xã phường, thị trấn: 10.000 người, nghiệp vụ
chuyên môn và kỹ năng hoạt động cho cán bộ xã phường, thị trấn đầu nhiệm kỳ
2011 - 2016: 6.500 người.
* Giai đoạn 2016 - 2020:
- Đào tạo nghề (cả 3 cấp trình độ) cho 132 ngàn lao động ở khu vực nông
thôn. Bình quân mỗi năm đào tạo khoảng 26,5 ngàn lao động;
Trong đó số lao động được hỗ trợ chi phí học nghề ( trình độ sơ cấp nghề và dạy
nghề dưới 3 tháng) là 14,2 ngàn người/năm, gồm:
+ Học nghề nông nghiệp: 5 ngàn người;
+ Học nghề phi nông nghiệp: 9,2 ngàn người;
- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã, gồm:
+ Đào tạo: Trình độ trung cấp chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị
cho cán bộ công chức và cán bộ cơ sở: 1.500 người; trình độ cao đẳng, đại học
chuyên môn nghiệp vụ và chính trị cho các cán bộ công chức xã phường, thị trấn:
1.000 người.
+ Bồi dưỡng: cập nhập kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao năng
lực quản lý theo từng vị trí công việc cho các cán bộ công chức xã phường, thị
trấn: 6.000 người; Quản lý nhà nước theo từng vị trí công việc cho đội ngũ cán bộ
cơ sở xã, phường, thị trấn: 10.000 người; Nghiệp vụ chuyên môn và kỹ năng hoạt
động cho cán bộ xã phường, thị trấn để nâng cao trình độ đầu nhiệm kỳ 2016 -
2021: 6.500 người
Hiện tại, quy mô tuyển sinh của 26 cơ sở dạy nghề thuộc tỉnh quản lý đạt
18.577 người/năm (cao đẳng nghề 340 người, trung cấp nghề 2.199 người, sơ cấp
nghề 16.038 người). Tổng số cán bộ, giáo viên hiện nay của 37 cơ sở dạy nghề là
1500 người .
III. So sánh, phân tích đánh giá về thực trạng đào tạo nghề tại TP. (không
viết tắt) Hà Nội và TP. Nam Định năm 2010 và 2011
1. So sánh, đánh giá về số lượng các trường nghề
Nhiều năm qua, nước ta đã có chủ trương phát triển giáo dục trong lĩnh vực dạy
nghề, động viên sức người, sức của trong nhân dân để phát triển dạy nghề. Trong
điều kiện các trường công lập chưa đáp ứng đủ nhu cầu học nghề của người lao động
thì rất nhiều trường dạy nghề mới được thành lập. So sánh về số lượng các trường
đào tạo nghề tại thành phố Hà Nội và Nam Định sẽ giúp đánh giá được hoạt động
dạy nghề trên địa bàn hai thành phố thuộc vùng Châu thổ sông Hồng. Từ đó có định
hướng để phát triển các hình thức đào tạo nghề cho phù hợp với điều kiện phát triển
các ngành nghề tại các địa phương.
Bảng1: Số liệu các trường nghề tại Hà Nội và Nam Định năm 2010 -2011
Số lượng
các trường
Cao đẳng nghề Trung cấp nghề
Cơ sở, trung tâm
dạy nghề
2010 2011 TB 2010 2011 TB 2010 2011 TB
Hà Nội 15 20 17 30 46 38 40 56 48
Nam Định 10 16 13 14 20 17 10 14 12
Hình 1. Biểu đồ so sánh số lượng các trường đào tạo nghề
của TP Hà Nội và TP. Nam Định
Hà Nội là trung tâm văn hoá của cả nước. Vì vậy định hướng đào tạo nghề đã có
những phát triển vượt bậc trong những năm qua. Biểu đồ so sánh cho thấy số
lượng các trường dạy nghề tại thủ đô Hà Nội cao hơn so với thành phố Nam Định.
So sánh số lượng các trường Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề và các cơ sở dạy
nghề tại Hà Nội đều cao hơn Nam Định. Đặc biệt các cơ sở dạy nghề tại Hà Nội
phát triển gấp 03 lần so với số lượng các cơ sở dạy nghề tại Nam Định. Vì vậy tại
Nam Định nên phát triển thêm cơ sở dạy nghề để đảm bảo định hướng đào tạo
Tiêu chí đánh gía về số lượng các trường dạy nghề tại 02 thành phố Hà Nội và
Nam Định là cơ sở để sắp xếp lại và phát triển thêm mạng lưới trường dạy nghề
cho tại hai thành phố này cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế, đảm bảo
đào tạo nguồn nhân lực theo nhu cầu xã hội và đảm bảo việc tăng số lượng các
trường dạy nghề trong vùng một cách hợp lý theo hướng ứng dụng nghề nghiệp.
Tuy nhiên quá trình đầu tư xây dựng các trường dạy nghề phải chú ý đến chất
lượng vì nếu chúng ta không chú trọng đến chất lượng mà chạy theo số lượng thì
sẽ tạo ra xã hội bằng cấp mà chất lượng nguồn lao động thì lại không được cải
thiện.
Hình 2. Biểu đồ so sánh sự phát triển của các trường dạy nghề
địa bàn TP Hà Nội năm 2010 và 2011
Những năm qua, các trường dạy nghề tại Thủ đô Hà Nội đã có những bước
phát triển đáng kể cả về chất lượng lẫn quy mô đào tạo. Biểu đồ thống kê so sánh
cho thấy năm 2010 và năm 2011 số lượng các trường, trung tâm dạy nghề tại Thủ
đô Hà Nội tăng tương đối đồng đều thể hiện quan điểm chỉ đạo và đường lối phát
triển loại hình đào tạo nghề để đáp ứng với nhu cầu việc làm của xã hội. Các khu
vực trong thành phố đều có trường đại học, cao đẳng và các trường đào tạo nghề.
Sự phân tầng về chất lượng đào tạo trong khu vực đang ngày càng rõ nét. Những
trường đại học lớn làm nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực có trình độ và chất
lượng cao ở bậc đại học và sau đại học. Các trường đại học mới thành lập do điều
kiện cơ sở vật chất và con người còn hạn chế nên chủ yếu làm nhiệm vụ đào tạo
nghề nghiệp cho số đông.
Hình 3. Biểu đồ so sánh sự phát triển của các trường dạy nghề
địa bàn TP Nam Định năm 2010 và 2011
Biểu đồ so sánh cũng cho thấy tại địa bàn thành phố Nam Định, mặc dù là một
thành phố nhỏ nhưng quy mô phát triển các trường, trung tâm đào tạo nghề trong
hai năm 2010 và 2011 tương đối rõ nét. Tuy nhiên với số lượng các trường cao
đẳng, đại học hiện có trên địa bàn thành phố thì khả năng đáp ứng nhu cầu đào
tạo nguồn nhân lực cho 04 khu công nghiệp lớn trong tỉnh còn rất nhiều hạn chế.
Bên cạnh đó sự phân bố các trường cao đẳng, đại học sẽ được thành lập trong
vùng cần phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Đồng thời phải đảm bảo các điều kiện thành lập trường theo quy định của Luật
sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục (về đất đai, cơ sở vật chất, đội ngũ
giảng viên trình độ tiến sỹ, thạc sỹ ), tăng cường xã hội hóa giáo dục, khuyến
khích thành lập các trường đại học, cao đẳng tư thục tại các vùng để đào tạo
nguồn nhân lực đa dạng phục vụ doanh nghiệp và nhu cầu xã hội.
Mặt khác, mạng lưới các trường dạy nghề trong thành phố Nam Định cần phải
đảm bảo hài hòa cơ cấu nhân lực, có phổ chất lượng rộng bao gồm những trường
chất lượng cao và những trường đào tạo đội ngũ nhân lực đại trà. Ngoài việc đảm
bảo cung cấp nguồn nhân lực trong thời kỳ Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đến
năm 2020, mạng lưới các trường dạy nghề trong vùng cần tính đến nguồn nhân
lực cho nền kinh tế tri thức. Vì vậy cần đầu tư xây dựng mới và nâng cấp một số
trường cao đẳng có uy tín thành các trường đại học nghề theo chuẩn mực quốc tế.
2. So sánh, đánh giá về số lượng gi áo vi ên
Để đảm bảo năng lực đào tạo nghề, các cơ sở cần tập trung phát triển đội ngũ
cán bộ, giáo viên dạy nghề đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng. Trong vòng 5
năm trở lại đây, đội ngũ giáo viên dạy nghề đã tăng nhanh về số lượng. Mặc dù
vậy, đến nay đội ngũ giáo viên dạy nghề vẫn còn rất thiếu so với nhu cầu thực tế.
Tại các cơ sở chuyên về dạy nghề không chỉ thiếu về số lượng mà còn thiếu cả về
cơ cấu giáo viên theo các ngành nghề hoạt động, nhất là đối với các trung tâm dạy
nghề. Theo quy định số giáo viên tiêu chuẩn trên số học sinh quy đổi bình quân là
1/20. Với quy mô phát triển các cơ sở đào tạo nghề hiện nay, đội ngũ giáo viên
dạy nghề hiện tại phải kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ giảng dạy, các tỉnh thành phố
phải huy huy động thêm đội ngũ kỹ sư thuộc các chuyên ngành, thợ lành nghề
làm giáo viên thỉnh giảng mới đáp ứng yêu cầu đào tạo, trình độ chuyên môn kỹ
thuật cũng như kỹ năng nghề cho lực lượng lao động của các tỉnh, thành phố.
Đánh giá về số lượng giáo viên các trường nghề tại thành phố Hà Nội và thành
phố Nam Định theo nguồn từ www.molisa.gov.vn của Bộ Lao động Thương binh
& Xã hội theo bảng số liệu sau:
Bảng 2: Số liệu giáo viên các trường nghề
tại Hà Nội và Nam Định năm 2010 -2011
Số lượng
giáo viên
Cao đẳng nghề Trung cấp nghề Cơ sở, trung tâm
dạy nghề
2010 2011 TB 2010 2011 TB 2010 2011 TB
Hà Nội 300 593 447 400 471 436 600 786 693
Nam Định 200 490 345 300 371 336 500 639 570
Hình 4. Biểu đồ so sánh số lượng giáo vi ên dạy nghề
của TP Hà Nội và TP. Nam Định
Biểu đồ so sánh cho thấy mức độ chênh lệch giữa trường nghề và giáo viên
dạy nghề tại thành phố Hà nội và Nam Định không đáng kể. Giáo viên dạy
nghề trình độ trung cấp nghề thấp hơn so với trình độ Cao đẳng nghề tại cả hai
thành phố. Bên cạnh đó nếu đối chiếu với bảng so sánh các trường nghề thì
thành phố Hà Nội và Nam Định có chỉ số khối lượng các trường chênh nhau
tương đối lớn, nhất là các cơ sở dạy nghề trong khi sự chênh lệch về số lượng
giáo viên dạy nghề thì không nhiều. Như vậy xét về số lượng, thành phố Hà
Nội sẽ thiếu giáo viên dạy nghề nhiều hơn tại thành phố Nam Định để có thể
đến năm 2020, tại các cơ sở dạy nghề, đội ngũ giáo viên phải được nâng lên
mức trung bình theo quy chuẩn.
Hình 5. Biểu đồ so sánh sự phát triển về số lượng của giáo viên dạy nghề
địa bàn TP Hà Nội năm 2010 và 2011
Biểu đồ so sánh cho thấy sự phát triển về số lượng của giáo viên dạy nghề
trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2010 và 2011. Biểu đồ thể hiện năm 2011 số
lượng giáo viên trên địa bàn Hà Nội tăng rõ rệt ở cả 3 cấp độ cao đẳng nghề, trung
cấp nghề và sơ cấp nghề. Đánh giá số lượng giáo viên ở từng cấp độ theo biểu đồ
thì số lượng giáo viên cấp độ cao đẳng nghề tăng nhanh nhất sau đó đến số lượng
giáo viên dạy sơ cấp nghề tại các trung tâm và cơ sở dạy nghề, sau cùng là số
lượng giáo viên trình độ trung cấp nghề tại Hà Nội. Để phát triển hệ thống dạy
nghề bền vững cần phân bổ hệ thống giáo viên dạy nghề đều khắp các vùng trong
thành phố, đồng thời nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề, nghiệp vụ sư phạm
cho đội ngũ giáo viên.
Hình 6. Biểu đồ so sánh sự phát triển về số lượng giáo viên dạy nghề
địa bàn TP Nam Định năm 2010 và 2011
Số lượng giáo viên dạy nghề trên địa bàn thành phố Nam Định có những nét
tương đồng như tại thành phố Hà Nội. Số lượng giáo viên trình độ Cao đẳng nghề
năm 2011 tăng trên gấp đôi so với năm 2010. Tuy nhiên đối với số lượng giáo
viên trung cấp nghề và sơ cấp nghề thì trong hai năm 2010 và 2011 tăng không
nhiều.
3. So sánh, đánh giá về số lượng học sinh, sinh vi ên
Nền kinh tế phát triển cần một lực lượng lao động có kỹ năng nghề, nhưng Việt
Nam lại đang thiếu lao động chuyên môn được đào tạo bài bản ở mọi trình độ.
Hậu quả là việc thiếu nguồn nhân lực có trình độ trong các ngành kinh tế có tiềm
năng tăng trưởng, gây ra những tác động tiêu cực đến chất lượng của các quá trình
sản xuất, do đó ảnh hưởng đến quá trình phát triển bền vững. Tuy nhiên, do trình
độ nhận thức, lứa tuổi của học viên không đồng đều, học viên chưa thực sự cầu
tiến trong học nghề đã ảnh hưởng đến việc tiếp thu kiến thức. Đánh giá số lượng
học sinh sinh viên học nghề là cơ sở để tập trung nguồn lực cho đào tạo, chuẩn bị
chương trình, cơ sở vật chất cho quá trình đào tạo
Bảng 3: Số liệu học sinh các trường nghề
tại Hà Nội và Nam Định năm 2010 -2011
Số lượng
học sinh
Cao đẳng nghề Trung cấp nghề Cơ sở, trung tâm
dạy nghề
2010 2011 TB 2010 2011 TB 2010 2011 TB
Hà Nội 500 700 600 4000 4233 4117 18000 20738 19369
Nam Định 300 340 320 2000 2199 2099 16000 16038 16019
Hình 7. Biểu đồ so sánh số lượng học sinh học nghề
của TP Hà Nội và TP. Nam Định
Qua biểu đồ có thể thấy số lượng học sinh, sinh viên tại địa bàn thành phố Hà
Nội và thành phố Nam Định năm 2010 và 2011 phát triển chủ yếu ở trình độ sơ
cấp nghề. Điều này phù hợp với định huớng, chủ trương của Đảng và Nhà nước
trong định hướng phát triển đào tạo nghề với các dự án phát triển nghề tại nông
thôn. Duy trì được tốc độ tăng trưởng này chắc chắn sẽ giải được bài toán “ thừa
thầy, thiếu thợ” mà lâu nay xã hội vẫn đang quan tâm
Hình 8. Biểu đồ so sánh sự phát triển của số lượng học sinh học nghề
địa bàn TP Hà Nội năm 2010 và 2011
Biểu đồ so sánh cho thấy số lượng học sinh cao đẳng nghề trong hai năm 2010
và 2011 gần như không thay đổi, chỉ có số lượng học viên sơ cấp nghề năm 2011
tăng khá nhiều so với năm 2010. Đây sẽ là định hướng để thành phố Hà Nội tập
trung đào tạo kỹ năng nghề sát với thị trường lao động, nhu cầu lao động của các
doanh nghiệp.
Hình 9. Biểu đồ so sánh sự phát triển của số lượng học sinh học nghề
địa bàn TP Nam Định năm 2010 và 2011
Cũng giống như biểu đồ so sánh số lượng học viên tại Hà Nội, số lượng học
sinh cao đẳng nghề trong hai năm 2010 và 2011 tại thành phố Nam Định gần như
không thay đổi, chỉ có số lượng học viên sơ cấp nghề năm 2011 tăng khá nhiều
so với năm 2010. Đây có lẽ là xu hướng chung khi các khu công nghiệp mọc lên
như nấm tại hai thành phố này bắt buộc xu thế đào tạo trong thời gian tới sẽ là đào
tạo nghề ngắn hạn để giải quyết tình thế thiếu lao động tức thời trong các doanh
nghiệp.
4. So sánh, đánh giá về cơ cấu ngành nghề
So sánh, đánh giá về cơ cấu ngành nghề tại hai thành phố Nam Định và Hà Nội
nhằm mục đích cân đối và định hướng chuyển đổi ngành nghề đào tạo cho phù
hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh. Những năm gần đây hầu như tại các địa
phương hoạt động dạy nghề mới chỉ dừng lại ở chỗ “có nghề nào thì phát triển
nghề ấy”, chưa chú trọng vào việc phát huy lợi thế ở địa phương mình. Để việc
phát triển ngành nghề phát triển một cách bền vững, có hiệu quả cao, góp phần
chuyển dịch cơ cấu lao động. Xu hướng hiện nay do nhu cầu của xã hội nên đang
phát triển các nghề kinh doanh dịch vụ, nhà hàng nhất là ở các thành phố lớn như
Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên cũng cần phải bảo tồn các ngành
nghề truyền thống, chú trọng gắn bảo tồn với phát triển từng ngành nghề, làng
nghề với quy hoạch vùng nguyên liệu, hệ thống giao thông đầu mối. Ưu tiên phát
triển những ngành nghề phù hợp với trình độ lao động ở địa phương và có ưu thế
phát triển lâu dài tránh tình trạng đưa nghề mới về nhưng không phát huy được
hiệu quả; xây dựng và thực hiện các cơ chế khuyến khích đầu tư ứng dụng khoa
học công nghệ, tiếp cận với nguồn vốn vay và vốn hỗ trợ của Nhà nước. So sánh,
đánh giá về cơ cấu ngành nghề tại hai thành phố Hà Nội và Nam Định được số
liệu theo bảng sau:
Bảng 4 : Số liệu về cơ cấu ngành nghề
tại Hà Nội và Nam Định năm 2010
Cơ cấu
ngành nghề
Sản xuât
chế tạo
Xây dựng
Nông nghiệp
Thuỷ sản
Dịch vụ
Hà Nội 42% 30% 8% 20%
Nam Định 68% 21% 7% 4%
Hình 10. Biểu đồ so sánh về cơ cấu ngành nghề tại Hà Nội và Nam Định
Biểu đồ so sánh cho thấy cơ cấu ngành sản xuất chế tạo tại hai thành phố Hà
Nội và Nam Định năm 2010 phát triển nhiều nhất, phù hợp với xu thế phát triển
công nghiệp và định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước tại nước ta.
Tuy nhiên đối với các nghề thuộc dịch vụ thì Nam Định thấp hơn rất nhiều so với
Hà Nội. Đặc biệt qua biểu đồ so sánh cho thấy các ngành nông nghiệp, thuỷ sản
hầu như rất thấp trong khi cả hai thành phố đều thuộc đồng bằng châu thổ sông
Hồng. Nhất là thành phố Nam Định vừa có diện tích nông nghiệp tương đối
nhiều, vừa có đường bờ biển để phát triển nghề thuỷ sản nhưng cơ cấu ngành
nghề nông lâm thuỷ sản lại ở mức rất thấp. Đây là bài toán cần phải có lời giải
cho tỉnh Nam Định trong việc phát triển ngành nghề đào tạo nông lâm ngư nghiệp
để xây dựng và phát triển kinh tế biển nhằm phát huy tiềm năng nội lực để phát
triển kinh tế trong thời gian tới.
IV. Kết luận và khuyến nghị
Ðể giải quyết vấn đề đào tạo nhằm đáp ứng đủ nguồn nhân lực chất lượng cao
cho nhu cầu của các doanh nghiệp cần đẩy mạnh hoạt động đào tạo nghề theo
hướng tăng nhanh về quy mô và nâng cao chất lượng, trong đó tập trung vào các
ngành kinh tế mũi nhọn, các lĩnh vực quan trọng của thành phố như: du lịch,
thương mại, vận tải, kho bãi, điện tử, điện lạnh, viễn thông, công nghệ thông tin
Quá trình đào tạo nghề cần gắn kế hoạch đào tạo phát triển nguồn nhân lực lao
động với mục tiêu phát triển, tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục đào tạo; xây
dựng cơ sở vật chất; bồi dưỡng nâng cao kiến thức và đào tạo nghề theo đơn đặt
hàng của doanh nghiệp và theo nhu cầu xã hội.
Để cân đối đào tạo và phát triển nghề tại các địa phương, nhất là Thủ đô Hà
Nội cần xem xét các giải pháp sau:
- Nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới Luật lao động, có thể
xem xét tách một số chế định thành một số Luật tương ứng như luật việc làm,
luật về quan hệ lao động, luật về bảo hộ lao động
- Thực sự coi đào tạo là quốc sách hàng đầu, trên cơ sở đó có sự đầu tư thoả
đáng cho công tác đào tạo nghề, nâng cao chất lượng nguồn lao động, khắc phục
tình trạng thiếu nguồn nhân lực lao động như hiện nay. Chú trọng, đào tạo nghề
cho thanh niên khu vực nông thôn, nhất là các vùng nông thôn bị thu hồi đất làm
khu công nghiệp. Đồng thời cũng cần phải đào tạo cho người lao động hiểu được
sự cao quý của “nghề công nhân” trong xã hội để từ đó họ có sự sắn bó, yêu
nghề, yêu quê hương.
- Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp, ngành nghề đầu tư hợp lý thúc
đẩy sự phát triển kinh tế hài hòa, bền vững giữa các vùng miền tạo thuận lợi cho
thu hút lao động và bảo đảm cuộc sống thực tại của công nhân khu công nghiệp.
- Xây dựng, phát triển các khu công nghiệp thực sự bền vững: thành lập các
khu công nghiệp mới với mục tiêu thu hút các nhà đầu tư lớn, công nghệ tiến
tiến…; áp dụng mô hình xây dựng khu công nghiệp tổng hợp. Dự án đầu tư cơ sở
hạ tầng khu công nghiệp cần được đầu tư đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng
xã hội, bảo vệ môi trường, đồng thời phát triển các công trình hạ tầng liên quan
đấu nối với khu vực bên ngoài khu công nghiệp.
- Đổi mới nhận thức cho người học theo hướng: việc học tập, nâng cao tay
nghề, rèn luyện phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, rèn luyện tác phong công nghiệp
là để làm giàu cho bản thân, cho gia đình và góp phần làm giàu cho xã hội.
.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Theo quy định chung của cách ghi TLTK: Tất cả các chữ in thường không
đậm, tên sách hay tài liệu in nghiêng, trừ tên website, không cần chữ Năm, các
cụm từ cachs nhau một dấu phẩy và kết thúc bằng dấu chấm, như sau:
[1] Nguyễn Tiến Đạt, Giáo dục so sánh , NXB Đại học Quốc gia Hà Nội,
2004.
[1] Nguồn tài liệu từ www.Vieclamhanoi.net - Sở Lao động thương binh và
Xã hội TP Hà Nội;
[3] Quyết định số 1220/QĐ -UBND Tỉnh Nam Định ngày 24 tháng 6 năm
2010;
[4] Nguồn thông tin từ w.w.izanamdinh.gov.vn – Ban Quản lý dự án các khu
công nghiệp tỉnh Nam Định;
[5] Nguồn: số liệu thống kê từ www.molisa.gov.vn - Bộ Lao động Thương
binh & Xã hội.
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN VỀ TIỂU LUẬN
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
………………………
ĐIỂM
Hà Nội, ngày tháng năm 2012
GIẢNG VIÊN