Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

quá trình chuẩn bị lực lượng cách mạng và khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền ở huyện hiệp hòa tỉnh bắc giang (1939-1945)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (874.36 KB, 101 trang )


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

i
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM





NGUYỄN THỊ THU HIỀN




QUÁ TRÌNH CHUẨN BỊ LỰC LƢỢNG CÁCH MẠNG VÀ
KHỞI NGHĨA VŨ TRANG GIÀNH CHÍNH QUYỀN Ở
HUYỆN HIỆP HOÀ TỈNH BẮC GIANH (1939 - 1945)

Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 60.22.54


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Hoàng Ngọc La


Thái Nguyên - 2011



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ii
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử nghiên cứu Vấn đề 3
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài. 6
4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu. 6
5. Đóng góp của luận văn 7
6. Kết cấu luận Văn 8
CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN HIỆP HÒA TRƢỚC NĂM 1939 10
1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên. 10
1.2 Dân tộc, dân cƣ và đặc điểm kinh tế - xã hội. 14
1.3 Truyền thống yêu nƣớc và phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp
trƣớc năm 1939 21
Chƣơng 2: QUÁ TRÌNH VẬN ĐỘNG CÁCH MẠNG TIẾN TỚI KHỞI
NGHĨA VŨ TRANG GIÀNH CHÍNH QUYỀN (TỪ 1939 - 3/ 1945). 35
2.1 Hoàn cảnh lịch sử và chủ trƣơng mới của Đảng. 35
2.2 Quá trình vận động cách mạng từ 1939 đến 1942 42
2.3 Xây dựng Hiệp Hoà thành một trong những căn cứ trong An toàn khu 2
(ATKII) của Trung ƣơng (từ 1943 – 3/1945). 55
Chƣơng III: KHỞI NGHĨA VŨ TRANG GIÀNH CHÍNH QUYỀN (TỪ
THÁNG 3- 8/1945) 68
3.1 Đánh đổ chính quyền địch, thành lập Uỷ ban giải phóng các cấp (tháng 3-
5/1945). 68
3.2. Phát triển thế và lực của cách mạng tiến lên giải phóng toàn huyện (tháng
5- 8/1945). 78

KẾT LUẬN 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO 91
PHỤ LỤC 96

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cách mạng tháng Tám là một sự kiện vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt
Nam. Với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám, xiềng xích nô lệ của thực dân
Pháp hơn 80 năm đã bị đập tan, chế độ quân chủ chuyên chế từng ngự trị
nghìn năm đã bị lật nhào. Nƣớc ta từ một nƣớc thuộc địa nửa phong kiến đã
trở thành một quốc gia độc lập với chính thể dân chủ cộng hoà, dân ta từ thân
phận nô lệ đã vƣơn dậy, trở thành ngƣời tự do, ngƣời chủ đất nƣớc mình.
Với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám, lịch sử dân tộc Việt Nam ta đã
mở ra kỷ nguyên mới – kỷ nguyên độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội.
Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám là kết quả của sự vận dụng sáng tạo
chủ nghĩa Mác – Lênin về khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền vào thực tiễn
cách mạng Việt Nam. Thành tựu đó không những là bài học kinh nghiệm lịch
sử quý báu của chúng ta mà còn đóng góp vào kho tàng lí luận cách mạng giải
phóng dân tộc trên thế giới. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám còn là kết
quả của quá trình vận động cách mạng và khởi nghĩa vũ trang giành chính
quyền ở các địa phƣơng trong cả nƣớc trong đó có huyện Hiệp Hòa tỉnh Bắc
Giang.
Quá trình vận động cách mạng và khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền
ở huyện Hiệp Hòa là một bộ phận khăng khít không thể tách rời quá trình vận
động Cách mạng tháng Tám trong cả nƣớc. Với thắng lợi của Cách mạng
tháng Tám ở huyện Hiệp Hòa đã góp phần vào thắng lợi trong Tổng khởi
nghĩa tháng Tám ở tỉnh Bắc Giang – một trong bốn tỉnh đầu tiên tiến hành

khởi nghĩa vũ trang giành thắng lợi của cả nƣớc. Đảng Cộng sản Việt Nam ra
đời (3-2-1930), ánh sáng cách mạng của Đảng đã sớm chiếu rọi đến huyện
Hiệp Hòa, Hiệp Hòa là một trong những huyện có cơ sở Đảng và phong trào
cách mạng tƣơng đối sớm. Những cơ sở cách mạng đầu tiên nhƣ Hoàng Vân,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2
Vân Xuyên, Vạn Thạch (tổng Hoàng Vân, Hiệp Hòa) đƣợc thành lập và ngày
càng ảnh hƣởng sâu rộng trong nhân dân, nhất là trong thời kỳ 1936-1939.
Khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ (9-1939), trƣớc tình hình thế giới và
trong nƣớc có nhiểu chuyển biến mau lẹ, Đảng ta đƣa ra chủ trƣơng giải
phóng dân tộc. Trong công cuộc chuẩn bị mọi mặt cho khởi nghĩa vũ trang
giành chính quyền thì huyện Hiệp Hòa đã từng bƣớc xây dựng lực lƣợng
trong nhân dân. Đặc biệt khi Mặt trận Việt Minh ra đời (1941) công cuộc
chuẩn bị lực lƣợng gồm các đoàn thể cứu quốc của Mặt trận Việt Minh và lực
lƣợng vũ trang ở huyện Hiệp Hòa ngày càng đƣợc xúc tiến mạnh mẽ và
chuyển biến mạnh nhất từ năm 1943 đến đầu năm 1945.
Trong thời kỳ vận động cách mạng tiến tới Tổng khởi nghĩa, huyện Hiệp
Hòa có vị trí chiến lƣợc rất quan trọng nối liền sự liên lạc giữa Xứ ủy và khu
căn cứ Võ Nhai, Bắc Sơn với tình thế liên hoàn vững chắc. Trong quá trình xây
dựng lực lƣợng, huyện Hiệp Hòa đã đƣợc Trung ƣơng chọn làm một trong ba
huyện (Hiệp Hòa, Phổ Yên, Phú Bình) có địa bàn giáp ranh để xây dựng An
toàn khu dự bị (ATKII). Trong cao trào chống Nhật cứu nƣớc tiến lên Tổng
khởi nghĩa tháng Tám, nhân dân huyện Hiệp Hòa đã đẩy mạnh đấu tranh, xoá
bỏ chính quyền tay sai của đế quốc, thành lập chính quyền cách mạng góp phần
đƣa thắng lợi của Cách mạng tháng Tám ở trong tỉnh và cả nƣớc.
Việc nghiên cứu tìm hiểu Cách mạng tháng Tám ở huyện Hiệp Hòa có ý
nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn, làm phong phú thêm hình thái vận động
Cách mạng tháng Tám ở Việt Nam. Vì vậy qua việc nghiên cứu tìm hiểu quá

trình chuẩn bị lực lƣợng cách mạng và khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền
ở huyện Hiệp Hòa 1939-1945 góp phần làm sáng tỏ truyền thống yêu nƣớc,
đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân trong toàn huyện, đồng thời thấy
đƣợc sự sáng tạo của Đảng bộ huyện trong quá trình lãnh đạo cách mạng
giành chính quyền về tay nhân dân.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3
Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi quyết định chọn “ Quá trình
chuẩn bị lực lƣợng cách mạng và khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền
ở huyện Hiệp Hòa tỉnh Bắc Giang (1939-1945)” làm đề tài Luận văn tốt
nghiệp Thạc sĩ Lịch sử.
2. Lịch sử nghiên cứu Vấn đề.
Định hƣớng cho việc nghiên cứu thực hiện đề tài có: Văn kiện Đảng
(1930-1945), các chủ trƣơng, chỉ đạo về cách mạng của Hồ Chí Minh, bài viết
của các đồng chí lãnh đạo của Đảng nhƣ Trƣờng Chinh, các Nghị quyết của
Đảng bộ huyện Hiệp Hòa từ 1930-1945.
Trong nhiều thập kỉ qua, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu, nhiều
cuốn sách, bài viết, hồi kí đƣợc công bố liên quan tới cuộc vận động Cách
mạng tháng Tám ở huyện Hiệp Hòa nhƣ: Viện Sử học biên soạn “Cách mạng
tháng Tám: Tổng khởi nghĩa ở Hà Nội và các địa phương-quyển1” (Nxb Sử
học, 1960); Văn Tạo, Thành Thế Vỹ, Nguyễn Công Bình biên soạn “Lịch sử
Cách mạng tháng Tám” (Nxb Sử học, 1960); Ban nghiên cứu Lịch sử Đảng
Trung ƣơng biên soạn “Tìm hiểu tính chất và đặc điểm của Cách mạng tháng
Tám” (Nxb Sự Thật, 1963); Viện Lịch sử Đảng biên soạn cuốn “Tổng khởi
nghĩa tháng Tám 1945” (Nxb Sự Thật, 1985) và nhiều công trình nghiên
cứu khác có liên quan.
Viện nghiên cứu chủ nghĩa Mác-Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh biên
soạn: “Lịch sử Cách mạng tháng Tám 1945” (Nxb Chính trị Quốc gia, 1995);

Gs Văn Tạo chủ biên “Cách mạng tháng Tám một số vấn đề lịch sử” (Nxb
Khoa học xã hội, 1995); Nhiều báo cáo khoa học có giá trị đƣợc tuyển chọn in
thành sách “Việt Nam trong thế kỷ XX”, “Cách mạng tháng Tám những sự
kiện” của tác giả Trần Hữu Đính và Lê Trung Dũng năm 2000; “Cách mạng
tháng Tám trong tiến trình lịch sử dân tộc” (Nxb Chính trị Quốc gia, 2005)
Các tác phẩm trên ít nhiều đã đề cập tới cuộc vận động Cách mạng trong tỉnh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

4
nói chung và huyện Hiệp Hòa nói riêng, trong đó liên quan nhiều nhất là công
tác xây dựng An toàn khu II (ATKII) trên vùng đất Hiệp Hòa.
Ngoài các công trình nghiên cứu nói trên, còn có các công trình nghiên
cứu lịch sử của địa phƣơng. Ban nghiên cứu lịch sử Đảng Hà Bắc biên soạn:
“Sơ thảo lịch sử Cách mạng tháng Tám Bắc Giang”(xuất bản 1969), tác
phẩm đã trình bày một cách sinh động về quá trình chuẩn bị khởi nghĩa vũ
trang giành chính quyền về tay nhân dân trong Cách mạng tháng Tám ở trong
tỉnh, trong đó có huyện Hiệp Hòa; Ban nghiên cứu lịch sử Đảng Hà Bắc biên
soạn các công trình:“Kỷ niệm sâu sắc” (xuất bản 1971); “ Những chặng
đường lịch sử vẻ vang” (xuất bản 1977);“Những sự kiện lịch sử Đảng bộ tỉnh
Hà Bắc, tập 1” (xuất bản 1981). Các công trình nghiên cứu này đã trình bày
một cách khái quát nhất về lịch sử truyền thống của địa phƣơng trong quá
trình dựng nƣớc và giữ nƣớc của dân tộc mà đậm nét nhất là thời kỳ từ khi có
Đảng lãnh đạo cho tới ngày nay, đặc biệt là các tác phẩm đó đề cập tới quá
trình chuẩn bị lực lƣợng và khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền ở tỉnh Bắc
Giang, trong đó có huyện Hiệp Hòa. Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà bắc xuất bản
cuốn “Hiệp Hòa một vùng quê cách mạng” do Nguyễn Văn Thăng làm chủ
biên (xuất bản 1985), tập sách truyền thống sƣu tầm thơ ca và hồi kí cách
mạng đã giới thiệu những giá trị lịch sử truyền thống, nhất là truyền thống
cách mạng của Đảng bộ và nhân dân huyện Hiệp Hòa. Cuốn sách là một công

trình văn hoá lớn của Đảng bộ và nhân dân huyện Hiệp Hòa, là nguồn tài liệu
có giá trị về lịch sử văn hoá, truyền thống đấu tranh cách mạng của quê hƣơng
Hiệp Hòa. Ban nghiên cứu lịch sử Đảng Hà Bắc biên soạn “Đảng bộ Hà Bắc
một số tư liệu” (xuất bản 1986), cuốn sách giới thiệu sự ra đời, quá trình
trƣởng thành và phát triển của Đảng bộ Hà Bắc trong việc tổ chức và xây
dựng lực lƣợng vũ trang của cách mạng tại các cơ sở huyện thị để lãnh đạo
quân, dân vùng lên đấu tranh giành chính quyền. Tập sách còn giới thiệu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

5
những chiến sĩ cách mạng tiền bối của quê hƣơng Hà Bắc, những gƣơng sáng
đảng viên, những cơ sở cách mạng kiên trung sắt son với Đảng.
Đặc biệt trong những năm gần đây có nhiều công trình nghiên cứu về
vấn đề vai trò của ATKII với sự đóng góp của Đảng bộ và nhân dân huyện
Hiệp Hòa. Tại hội thảo Khoa học – thực tiễn: “ATKII và Hội nghị quân sự Bắc
kỳ trong tiến trình Cách mạng tháng Tám” vào tháng 8-1995, Gs Trịnh Nhu
có báo cáo về ATKII trong Cách mạng tháng Tám. Tác giả đã phác thảo những
nét cơ bản về xây dựng và sự hoạt động của ATKII trong Cách mạng tháng
Tám.
Mới đây nhất Ban tuyên giáo Tỉnh uỷ Bắc Giang biên soạn “Lịch sử
ATK2 của Trung ương Đảng ở huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang” (xuất bản
2009). Tác phẩm đã trình bày sự thành lập không ngừng lớn mạnh của ATK2
với sự đóng góp to lớn của Đảng bộ và nhân dân Hiệp Hòa trong quá trình
vận động và phát triển góp phần đƣa tới thắng lợi của Cách mạng tháng Tám.
Những công trình nghiên cứu đã đƣợc công bố, dƣới nhiều góc độ khác
nhau đã nêu lên những nét khái quát nhất về mối quan hệ giữa Đảng bộ và
nhân dân huyện Hiệp Hòa với cách mạng trong nƣớc, truyền thống đấu tranh
bất khuất của nhân dân huyện Hiệp Hòa trong tiến trình lịch sử cách mạng,
góp phần tìm hiểu thêm tính phong phú của Cách mạng tháng Tám năm 1945;

sự sáng tạo trong đƣờng lối, trong lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, qua đó bổ sung
thêm những thông tin, tƣ liệu, sự hiểu biết về truyền thống quý báu của Đảng
và nhân dân huyện Hiệp Hòa.
Những công trình đó là cơ sở quan trọng, tài liệu hết sức quý giá giúp
chúng tôi tìm hiểu vấn đề “Quá trình chuẩn bị lực lƣợng cách mạng và
khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền ở huyện Hiệp Hòa tỉnh Bắc Giang
(1939-1945)”. Tuy nhiên cho tới nay chƣa có công trình nào đi sâu nghiên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

6
cứu, trình bày một cách đầy đủ và có hệ thống về quá trình chuẩn bị lực lƣợng
cách mạng và khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền ở huyện Hiệp Hoà.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài.
3.1 Đối tƣợng nghiên cứu
Đi sâu tìm hiểu quá trình chuẩn bị lực lƣợng cách mạng và khởi nghĩa vũ
trang giành chính quyền ở huyện Hiệp Hòa tỉnh Bắc Giang (1939-1945).
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Huyện Hiệp Hòa theo địa giới hành chính thời kỳ
1939-1945.
- Phạm vi thời gian: Từ năm 1939 đến năm 1945. Tuy nhiên, để làm rõ
yêu cầu của đề tài, Luận văn đề cập đến các vấn đề liên quan trong thời gian
trƣớc năm 1939.
3.3 Nhiệm vụ của đề tài.
- Khái quát về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế, văn hóa-xã hội và
truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm bảo vệ quê hƣơng đất nƣớc của nhân
dân huyện Hiệp Hoà trƣớc 1939.
- Làm rõ quá trình chuẩn bị lực lƣợng cách mạng và khởi nghĩa vũ trang
giành chính quyền ở Hiệp Hòa (1939-1945).
- Làm nổi bật những đóng góp của nhân dân Hiệp Hòa trong công cuộc

đấu tranh giành chính quyền.
4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu.
4.1 Nguồn tƣ liệu
Để hoàn thành đề tài này, chúng tôi đã tham khảo và sử dụng nhiều
nguồn tài liệu:
- Các tác phẩm của chủ nghĩa Mác – Lênin về khởi nghĩa vũ trang; các
văn kiện Đảng; các bài viết, bài nói của chủ tịch Hồ Chí Minh trong thời kì

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

7
Cách mạng tháng Tám; các chỉ thị nghị quyết của Đảng bộ Bắc Giang, của
huyện Hiệp Hoà trong thời kì 1939-1945.
- Các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học đã đƣợc công bố, kỷ
yếu, báo cáo của hội thảo khoa học, hồi kí của các lãnh tụ và những ngƣời
trực tiếp lãnh đạo cách mạng ở huyện Hiệp Hoà.
- Ngoài những tài liệu thành văn nêu trên, trong quá trình thực hiện đề
tài, chúng tôi còn thu thập thêm nguồn tƣ liệu qua lời kể của những cán bộ lão
thành cách mạng.
4.2 Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện yêu cầu của đề tài này chúng tôi sử dụng phƣơng pháp lịch
sử kết hợp với phƣơng pháp lôgíc là chủ yếu. Ngoài ra chúng tôi còn kết hợp
sử dụng các phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, đối chiếu,
khảo sát điền dã để thu thập xử lý thông tin và đảm bảo tính chính xác.
5. Đóng góp của luận văn
Luận văn nghiên cứu về “Quá trình chuẩn bị lực lƣợng cách mạng và
khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền ở huyện Hiệp Hoà tỉnh Bắc Giang
(1939-1945).
- Đây là công trình khoa học đầu tiên trình bày một cách có hệ thống và
toàn diện về quá trình chuẩn bị lực lƣợng cách mạng và khởi nghĩa vũ trang

giành chính quyền ở huyện Hiệp Hoà (1939-1945).
- Luận văn làm rõ vai trò, vị trí của huyện Hiệp Hoà trong công cuộc xây
dựng và phát triển lực lƣợng cách mạng trong cuộc vận động giải phóng dân
tộc 1939 – 1945; đồng thời khẳng định những đóng góp to lớn của nhân dân
huyện Hiệp Hoà đối với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945.
- Luận văn góp phần vào việc giáo dục truyền thống cách mạng cho thế
hệ trẻ hôm nay và mai sau.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

8
- Luận văn là tài liệu tham khảo nghiên cứu giảng dạy và học tập lịch sử
địa phƣơng ở trƣờng PTTH, bổ sung và làm phong phú nguồn tƣ liệu cho lịch
sử địa phƣơng.
6. Kết cấu luận Văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục, Tài liệu tham khảo, Luận văn
còn đƣợc xây dựng thành ba chƣơng.
Chƣơng 1: Khái quát về huyện Hiệp Hòa trƣớc năm 1939.
Chƣơng 2: Quá trình vận động cách mạng tiến tới khởi nghĩa giành
chính quyền từ năm 1939 đến tháng 3-1945.
Chƣơng 3: Khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền từ tháng 3-1945
đến tháng 8-1945

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

9





Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

10
CHƢƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN HIỆP HÒA TRƢỚC NĂM 1939
1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên.
Hiệp Hòa là một huyện trung du ở phía tây tỉnh Bắc Giang, có diện tích tự
nhiên 201,12 km
2
. Hiệp Hòa nằm giữa 21
0
18’ - 21
0
16’ vĩ tuyến bắc, 105
0
52’ -
106
0
02’ kinh đông, phía đông giáp huyện Tân Yên và Việt Yên (Bắc Giang),
phía nam giáp huyện Yên Phong (Bắc Ninh), phía tây nam giáp huyện Sóc Sơn
(Hà Nội), phía tây bắc giáp huyện Phổ Yên và huyện Phú Bình (Thái Nguyên).
Thời kỳ các vua Hùng - Hiệp Hòa thuộc bộ Vũ Ninh. Trong tiến trình
phát triển của lịch sử tiếp theo, huyện Hiệp Hòa nằm trong huyện Long Biên
thuộc quận Giao Chỉ, thời Lý Hiệp Hòa có tên gọi là Phật Thệ nằm trong phủ
Bình Lỗ thuộc Lộ Bắc Giang, sang thời Trần có tên là Thiện Thệ, thời Lê,
mới có tên chính thức là Hiệp Hòa thuộc phủ Bắc Hà, đến năm 1831 Hiệp
Hòa nằm trong phủ Thiên Phúc.
Vào thời Lê, Hiệp Hòa là một huyện nhỏ, chỉ có 22 xã, dƣới triều
Nguyễn, Hiệp Hòa có 50 xã đặt trong 9 tổng : Đức Thắng, Hà Nhuyễn (hay
Hà Châu), Cẩm Bào, Mai Đình, Hoàng Vân, Gia Định, Quế Trạo (hay Quế

Sơn), Tiên Thù và Sơn Giao. Đầu thế kỷ XX tổng Hà Nhuyễn chuyển về
huyện Tƣ Nông của tỉnh Thái Nguyên (nay là huyện Phú Bình, tỉnh Thái
Nguyên), tổng Tiên Thù cắt về huyện Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên. Ngoài ra,
tổng Sơn Giao giải thể nhập vào tổng Đức Thắng, hai xã Quảng Lâm, Hoà
Lâm sáp nhập thành xã Ngọc Thành, sau đó Hiệp Hòa nhận về 2 tổng của
Việt Yên là Đông Lỗ và Ngọ Xá.
Dƣới thời Pháp thuộc số tổng vẫn nhƣ vậy nhƣng bớt đi một số đất đai
làng xã ở phía Bắc, nhƣng lại lấy thêm đất đai làng xóm ở phía đông thuộc
huyện Yên Thế và phía Nam thuộc huyện Việt Yên. Vào năm 1900 huyện lỵ
của Hiệp Hòa nằm ở xóm Trung Trật (làng Giật bây giờ) đó là trung tâm của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

11
vùng đất cũ. Sau đó huyện lỵ Hiệp Hòa chuyển lên thị trấn Thắng để thành
trung tâm của vùng đất đã bớt và thêm. Năm 1920 huyện Hiệp Hòa lại lập
thêm tổng mới là tổng Ngọc Thành gồm 5 xã: Lƣơng Phong, Ngọc Thành,
Sơn Giao, Sơn Quả và Thiện Mỹ.
Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, đơn vị hành chính cấp tổng giải thể.
Tổ chức liên xã hoặc xã ra đời. Hoà bình lập lại, đơn vị hành chính cấp cơ sở
ổn định là xã và thị trấn. Thị trấn đƣợc xác định rõ là trung tâm chính trị, kinh
tế, văn hoá của huyện, về tổ chức là đơn vị hành chính cơ sở trực thuộc huyện.
Ngày nay huyện Hiệp Hòa chia thành 26 đơn vị hành chính gồm: các xã
Bắc Lý, xã Châu Minh, Đại Thành, Danh Thắng, Đoan Bái, Đồng Tân, Đức
Thắng, Hoà Sơn, Hoàng An, Hoàng Lƣơng, Hoàng Thanh, Hoàng Vân, Hợp
Thịnh, Hƣơng Sơn, Hƣơng Lâm, Lƣơng Phong, Mai Đình, Mai Trung, Ngọc
Sơn, Quang Minh, Thái Sơn, Thanh Vân, Thƣờng Thắng, Xuân Cẩm và thị
trấn Thắng. Các cơ quan hành chính của huyện nằm ở thị trấn Thắng.
Về địa hình, nhìn tổng thể Hiệp Hòa là vùng đồi núi thấp, xen kẽ với
đồng bằng và thấp dần từ Bắc xuống Nam. Vùng thƣợng huyện (phía Bắc)

chủ yếu là đồi núi thấp, độ dốc bình quân từ 8 - 15
0
và độ cao trung bình so
với mặt biển từ 10m - 15m, phía Nam (hạ huyện) là đồng bằng, ô trũng, khá
bằng phẳng, độ dốc trung bình từ 0 - 8
0
. Trong tổng diện tích đất tự nhiên của
Hiệp Hòa có đất sản xuất nông nghiệp là 13.479ha chiếm 67%, đất lâm
nghiệp là 190,3ha chiếm 0,9% và đất chƣa sử dụng là 1.653,2ha chiếm 8,2%.
Đất Hiệp Hòa chủ yếu thuộc loại đất feralit và đất ruộng thích hợp cho
việc phát triển cây lƣơng thực, thực phẩm, cây công nghiệp và chăn nuôi gia
súc, gia cầm, nuôi trồng thuỷ sản. Nhờ hệ thống mƣơng máng ngƣời dân có
thể trồng hai vụ lúa và một vụ hoa màu trong 1 năm. Hiện tại Hiệp Hòa không
còn rừng tự nhiên, rừng trồng rải rác ở các xã phía bắc của huyện và đƣợc
giao cho các hộ, các tổ chức quản lý, tổng diện tích rừng toàn huyện là 167ha.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

12
Hiệp Hòa không có những tài nguyên khoáng sản dồi dào nhƣ các nơi
khác nhƣng ở nơi đây, trong lòng đất của huyện có một lƣợng đất sét lớn,
dùng để phát triển các ngành thủ công nghiệp. Nhờ có tài nguyên này mà ở
Hiệp Hòa từ xa xƣa đã phát triển nghề làm gốm với những sản phẩm gốm có
kỹ thuật chế tác cao. Đất sét chịu lửa ở Đức Thắng có chất lƣợng tƣơng đối
tốt, trắng, mịn, có thể làm đồ sứ. Đất sét dùng làm sành ở Châu Minh, Lƣơng
Phong có trữ lƣợng lớn. Cát sỏi dùng cho xây dựng tích tụ dọc sông Cầu với
trữ lƣợng lên tới hàng triệu m
3
, điều kiện khai thác dễ dàng, nhất là ở Hà
Châu, Thái Sơn.

Về khí hậu ở Hiệp Hòa nhiệt độ trung bình trong năm là 23
0
C, nhiệt
lƣợng bức xạ mặt trời khá lớn (1.765 giờ nắng trong năm), lƣợng mƣa trung
bình mỗi năm là 1650 - 1700mm. Chế độ mƣa của huyện Hiệp Hòa chia làm
hai mùa khí hậu và ẩm rõ rệt. Mùa ẩm là mùa mƣa nhiều, thƣờng bắt đầu từ
tháng 4 và kết thúc vào tháng 10 kéo dài 6- 7 tháng. Tuy nhiên do tính chất
không ổn định của gió mùa nên tuỳ theo từng năm mùa mƣa có thể sớm,
muộn hay kết thúc sớm, muộn một tháng so với thời điểm trung bình. Thời
điểm trung bình đó là khoảng nửa cuối tháng 4 và nửa đầu tháng 10. Tháng
mƣa nhiều nhất là tháng 8, lƣợng mƣa trung bình tháng thấp nhất thƣờng rơi
vào tháng 12. Nhìn chung thời tiết khí hậu ở Hiệp Hòa không khắc nghiệt, sự
phân hoá theo độ cao không lớn, mọi địa hình trong huyện đều có hệ sinh thái
đảm bảo cho con ngƣời sinh sống và sản xuất.
Mạng lƣới giao thông thuỷ bộ ở huyện Hiệp Hòa khá thuận tiện. Đƣờng
bộ đã phát triển ở Hiệp Hòa từ rất sớm. Sách Bắc Ninh tỉnh chí (viết năm
1875) đã ghi: “đƣờng quan báo từ Bắc Ninh đến Thái Nguyên đi qua địa phận
xã Phúc Thắng rồi đi về phía bắc qua bến Hà Châu đƣờng nhỏ qua xã
Hƣơng Ninh, Trung Trật đến Đức Thắng, Sơn Giao giáp giới Yên Thế”
Ngày nay hệ thống đƣờng bộ ở Hiệp Hòa đã phát triển, từ Hiệp Hòa nối liền

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

13
với các trung tâm kinh tế – xã hội các vùng lân cận Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà
Nội, Thái Nguyên nhƣ quốc lộ 37 từ Đình Trám (huyện Việt Yên, Bắc
Giang) qua Thắng và lên Hà Châu (huyện Phú Bình, Thái Nguyên) đoạn qua
huyện Hiệp Hòa dài 14km; đƣờng 295 nối bến đò Đông Xuyên qua Thắng lên
Cao Thƣợng (huyện Tân Yên, Bắc Giang) đoạn qua huyện dài 20km; đƣờng
296 nối Thắng qua cầu Vát tới phố Nỉ (huyện Sóc Sơn, Hà Nội) đoạn qua

huyện dài 8km. Ngoài ra còn 2 tuyến ở trong nội huyện từ Thắng đi Lữ và bến
Gầm dài 16km và từ Thắng đi qua bến đò Quế Sơn dài 5km. Các tuyến đƣờng
trên đều đã rải nhựa. Nhƣợc điểm lớn nhất của hệ thống giao thông đƣờng bộ là
tại bến phà Đông Xuyên qua sông Cầu trên quốc lộ 295 chƣa xây dựng đƣợc
cầu. Tất cả những yếu tố trên tạo cho Hiệp Hòa có điều kiện phát triển kinh tế –
xã hội.
Bên cạnh sự phát triển và thuận lợi của hệ thống đƣờng bộ thì hệ thống
giao thông đƣờng thuỷ ở huyện Hiệp Hòa cũng phát triển và đóng một vai trò
thiết yếu trong cuộc sống của nhân dân. Dòng sông Cầu bắt nguồn từ huyện
Chợ Đồn ( Bắc Kạn) chảy vào Bắc Giang ở địa giới huyện Hiệp Hoà. Dòng
sông ôm lấy địa phận Hiệp Hoà tạo nên vị trí và ý nghĩa kinh tế to lớn, tạo
luồng chuyên chở khách và hàng hoá thuận tiện. Ngay từ ngàn xƣa, dòng sông
thơ mộng này đã bồi đắp những lớp phù sa màu mỡ cho soi bãi ven sông, tăng
thêm cảnh quan trù phú cho các làng quê quan họ. Nƣớc của dòng sông Cầu
qua hệ thống mƣơng máng đƣợc tƣới cho các cánh đồng trong huyện. Thuyền
bè có thể theo sông Cầu lên Thái Nguyên, về Đắp Cầu, Phả Lại và ra biển.
Ngoài ra sông Cầu còn có trữ lƣợng hàng triệu mét khối cát sỏi chuyên cung
cấp cho các công trình xây dựng.
Với vị trí địa lý, địa hình, đất đai đã tạo cho huyện Hiệp Hoà một nền
nông nghiệp đa canh, diện tích đất đai còn có thể khai thác sử dụng để phát
triển nông nghiệp hàng hóa. Bên cạnh đó huyện cũng có những khó khăn:
giao thông, thuỷ lợi phục vụ cho nông nghiệp chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

14
sản xuất, hàng năm thƣờng xảy ra lũ lụt vào mùa mƣa, thị trƣờng nông sản
chƣa ổn định, giá cả bấp bênh, ảnh hƣởng không nhỏ tới sản xuất và đời sống
nhân dân.
Với những điều kiện nhƣ trên, cùng với truyền thống cần cù, sáng tạo

của nhân dân khắc phục đƣợc những khó khăn thì nền nông nghiệp huyện
Hiệp Hoà sẽ phát triển mạnh mẽ.
1.2 Dân tộc, dân cƣ và đặc điểm kinh tế - xã hội.
Hiệp Hòa là một huyện có vị trí địa lý chính trị quan trọng. Thị trấn
Thắng – trung tâm của huyện cách trung tâm thành phố Hà Nội 50km; cách
thành phố Bắc Giang, thành phố Bắc Ninh, thành phố Thái Nguyên ngày nay
trên dƣới 30km là một khoảng cách thuận lợi cho việc thông thƣơng kinh tế –
xã hội và có vị trí quan trọng cho các hoạt động quốc phòng, an ninh.
Do những điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên, cách
đây hàng vạn năm, đất Hiệp Hòa đƣợc con ngƣời cổ xƣa chọn làm nơi sinh
sống. Cho tới hiện nay nhiều bằng chứng khảo cổ học về dấu tích cƣ trú của
con ngƣời trong thời cổ đại nhƣ những công cụ bằng đá đẽo dùng để chặt cây,
đào đất hay bắt thú; những mảnh gốm thô sơ đã đƣợc tìm thấy ở nhiều nơi
trên địa bàn huyện chứng tỏ con ngƣời đã có mặt trên đất Hiệp Hòa ngay từ
thời kỳ đồ đá. Tại khu di chỉ Đông Lâm thuộc xã Hƣơng Lâm trong đợt khai
quật khảo cổ học vào năm 1968 của Viện khảo cổ với diện tích 80 m
2
và sâu
1,8m đã phát hiện nhiều đồ đá, đồ gốm, đồ đồng và cả khuôn đúc rìu đồng
bằng đá có niên đại cách ngày nay khoảng 3070 năm (xác định bằng cácbon
phóng xạ C14) điều đó chứng tỏ Hiệp Hoà đã có một trung tâm đúc đồng từ
rất sớm.
Qua di chỉ Đông Lâm (xã Hƣơng Lâm, huyện Hiệp Hoà) còn tìm đƣợc
một số di vật thời đại kim khí trong vài thập niên qua, trên mảnh đất Hiệp
Hoà. Đó là chiếc trống đồng loại I- Đông Sơn. Chiếc thứ nhất phát hiện năm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

15
1975 trong lòng đất Gò Mụ, ấp Thi Đua, xã Bắc Lý. Nơi đào đƣợc cách di chỉ

Đông Lâm khoảng 1km trƣớc cũng thuộc đất Đông Lâm. Chiếc trống thứ hai
là chiếc trống Xuân Giang, phát hiện ngày 13- 11- 1998, thuộc Xuân Giang xã
Mai Trung, cách Đông Lâm khoảng 5km. Trống đƣợc tìm thấy ngay trong
lòng sông Cầu chảy trên địa phận xã. Cũng ở đây còn tìm thấy một số hiện vật
đồng nhƣ rìu có vai, đục đá, rìu đồng hình bàn chân, nhẫn đồng Ngoài
những hiện vật tìm đƣợc trong di chỉ Đông Lâm, còn lại cũng tìm đƣợc một
số đồ đồng Đông Sơn ở các xã Thái Sơn, Hoà Sơn, Hoàng Vân do phát hiện
ngẫu nhiên mà chƣa tìm thấy tầng văn hoá. Tại xã Hoàng Vân tìm thấy một
khu lò luyện kim cổ.
Hiệp Hòa là huyện có duy nhất một dân tộc là dân tộc Kinh và cƣ trú
trong các thôn xóm đƣợc hình thành từ lâu đời. Theo số liệu điều tra dân số
năm 1927 của chính quyền thực dân Pháp, huyện Hiệp Hoà có 9 tổng, 71 xã,
31.658 nhân khẩu. Dân cƣ của huyện phân bố đồng đều giữa khu vực nông
thôn và thành thị trong toàn huyện, ngày nay phân bố dân giữa hai khu vực có
sự chênh lệch khá lớn, phần đông dân cƣ tập trung sinh sống ở khu vực thành
thị . Dọc theo bờ sông Cầu, một hệ thống đê điều sừng sững mọc lên, vừa bảo
vệ mùa màng, vừa giữ gìn thôn xóm.
Bên cạnh nghề trồng lúa nƣớc, cƣ dân Hiệp Hoà còn làm nghề đánh cá,
nghề trồng vƣờn, kinh tế vƣờn cũng đƣợc chú trọng. Nhiều làng đồi đã tạo
nên những vƣờn cây trái xum xuê với đủ các loại nhƣ mít, chanh, bƣởi, vải,
nhãn, trám. Suốt một dải ven sông Cầu từ Quang Minh, Đại Thành, Hợp
Thịnh đến Xuân Cẩm, Mai Đình, Đông Lỗ là quê hƣơng của những làng cổ
truyền trồng dâu, nuôi tằm, ƣơm tơ, dệt lụa và cây trầu không nổi tiếng, đƣợc
khách hàng ƣa chuộng. Không phải không có lý do khi nói đến thế mạnh cổ
truyền của địa phƣơng đã đƣợc đúc kết từ lâu trong lịch sử: “rau cải Tiến nấu
nƣớc điếu cũng ngon, hành Nga Trại, cải Tiếu Mai”, “trầu không chợ Chã”, “

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

16

Rau Đồng Đạo, gạo Hƣơng Ninh, khoai lang Đa Hội ” ấy là chƣa kể tới các
nghề thủ công không kém phần nổi tiếng nhƣ đan lát ở Mai Trung, nghề
đƣờng mía ở Hoàng Vân, Mai Đình, nghề rèn sắt ở Đức Thắng.
Cƣ dân Hiệp Hòa chủ yếu sống bằng nghề nông, buôn bán đuợc tiến
hành phần lớn vào lúc nông nhàn, thƣờng trao đổi những nông sản thông qua
hệ thống chợ làng, chợ phiên. Sự tồn tại và phát triển của hệ thống chợ làng ở
huyện Hiệp Hoà là bằng chứng của sự phát triển của kinh tế hàng hoá. Cả
huyện Hiệp Hòa có khoảng 11 chợ nông thôn: chợ Vân, chợ Đài, chợ Thắng,
chợ Đình Câu, chợ Gió, chợ Giặt, chợ Bến Đò, chợ Lữ, chợ Nứa, chợ Bầu và
chợ Hoà Sơn. Trong đó chợ Thắng nổi tiếng với việc bán trâu và các loại
nông cụ, các loại lƣơng thực nhƣ: măng khô, mộc nhĩ, hồ tiêu Sự nhộn nhịp
của các chợ đƣợc Lê Quý Đôn miêu tả lại:
Đường thông bãi đẹp tôm cua rẻ
Đất có nghề nung chĩnh vại nhiều
Lên xuống bến đò như mắc cửi
Hiệp Hòa cũng là mảnh đất có truyền thống văn hoá, hiếu học, đã đóng
góp cho đất nƣớc nhiều nhân tài. Nhà nƣớc phong kiến qua các triều đại đã
mở 7 trƣờng học ở Đông Lỗ, Lƣơng Phong, Thù Sơn, Hoàng Liên, Đức
Thắng, Cẩm Bào và Đại Mão.
Về cử nghiệp và đỗ đại khoa của phủ Bắc Hà, huyện Hiệp Hoà chỉ đứng
sau huyện Kim Hoa đúng nhƣ Phan Huy Chú viết trong (lịch triều hiến
chƣơng loại chí): “về khoa mục thì huyện Kim Hoa nhiều hơn rồi đến huyện
Hiệp Hoà, huyện Thiên Phúc và huyện Việt Yên - Huyện Kim Hoa có 17
ngƣời, huyện Hiệp Hoà 10 ngƣời, huyện Thiên Phúc 8 ngƣời, huyện Việt Yên
có 6 ngƣời”. Nếu kể cả một ngƣời ở Ngọ Xá, một ngƣời ở Đoan Bái, một
ngƣời đỗ ở thời Nguyễn mà Phan Huy Chú không thống kê thì qua 11 khoa
thi dƣới các triều đại phong kiến thì huyện Hiệp Hòa có 13 ngƣời đỗ tiến sĩ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


17
Theo lệ xƣa các làng có ngƣời đỗ tiến sỹ thì đƣợc gọi là làng tiến sỹ, ở
Hiệp Hoà có các làng tiến sỹ: làng Trâu Lỗ xã Mai Đình, làng Ngọ Xá xã
Châu Minh, làng Đoan Bái xã Đoan Bái, làng Đức Thắng xã Đức Thắng, làng
Hoàng Vân xã Hoàng Vân, làng Quế Sơn xã Thái Sơn, làng Ninh Định xã
Mai Trung, làng Thái Thọ xã Thái Sơn, làng Cẩm Xuyên xã Xuân Cẩm và
làng Vân Xuyên xã Hoàng Vân.
Không những nổi tiếng về khoa cử, Hiệp Hoà còn có nhiều danh lam
thắng cảnh và di tích kiến trúc, nghệ thuật và lịch sử nổi tiếng đối với cả nƣớc
nhƣ: Đình Lỗ Hạnh, đình Thắng Núi, lăng Họ Ngọ, lăng Dinh Hƣơng, lăng
Bầu, đình Xuân Biều, đình Thắng Núi, khu di tích Núi IA Hệ thống lăng
tẩm bề thế nằm rải rác khá nhiều trong địa phận Hiệp Hoà, các đình, chùa và
hệ thống lăng tẩm đã để lại cho đời sau nhiều di sản quý giá về kiến trúc, nghệ
thuật, điêu khắc và hội hoạ. Đặc biệt phải kể đến công trình kiến trúc nổi tiếng
của cha ông là đình Lỗ Hạnh, lăng Họ Ngọ, lăng Dinh Hƣơng.
Nếu nhƣ chủ nhân của đồ gốm ở di chỉ Đông Lâm, trống đồng Bắc Lý,
bằng đôi bàn tay tuyệt mỹ đã tạo nên những hiện vật có sắc thái nghệ thuật
văn hoá cao thì chủ nhân của đình Lỗ Hạnh, đình Xuân Biều, lăng Họ Ngọ,
lăng Dinh Hƣơng đã tiếp thu và phản ánh đầy đủ tinh hoa, phong cách kiến
trúc, hội hoạ , điêu khắc của nhiều thế kỷ.
Đình Lỗ Hạnh thuộc xã Đông Lỗ, là một kỳ công văn hoá của cƣ dân
Hiệp Hoà vào thế kỷ XVI, Đình Lỗ Hạnh đƣợc xây dựng từ thời Lê – Mạc,
năm Sùng Khang thứ 11 (1576) với diện tích 3.660m
2
, là ngôi đình đƣợc xây
dựng sớm nhất trên toàn quốc. Đây là nơi thờ phụng vị thần Cao Sơn Đại và
Phƣơng Dung công chúa – những ngƣời có công với dân, với nƣớc thời các
Vua Hùng. Với nghệ thuật kiến trúc, hội hoạ, chạm khắc độc đáo cùng giá trị
cao về văn hoá, lịch sử, năm 1990 đình Lỗ Hạnh đƣợc xếp hạng di tích lịch sử
văn hoá cấp quốc gia. Đặc biệt là bức chạm ngƣời chơi đàn đáy ở đình Lỗ


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

18
Hạnh là một trong những hình ảnh minh chứng cho sự ra đời và phát triển
sớm của ca trù nƣớc ta. Từ sự đƣờng bệ của hình khối đến sự trang nghiêm
của phối trí, hài hoà với đƣờng nét mềm mại, tuyệt vời, đặc biệt là hai bức
tranh sơn mài hợp thành bộ Bát tiên rất có giá trị. Đình Lỗ Hạnh là một bức
tranh hoàn mĩ, phản ánh tƣ duy nghệ thuật cao.
Với ƣu thế về không gian và thời gian, đình Lỗ Hạnh - “ Đệ nhất Kinh
Bắc” - đã giúp ta hiểu sâu sắc hơn, cụ thể hơn, toàn diện hơn về nền văn hiến
xứ Bắc, đƣa đến một giả định là chính Hiệp Hòa, không những là nơi tiếp thu
có chọn lọc văn hoá bên ngoài mà còn là nơi sáng tạo ra văn hoá để rồi hoà
đồng, góp phần làm rạng rỡ nền văn hiến xứ Bắc nghìn năm.
Lăng Dinh Hƣơng thuộc làng Dinh Hƣơng xã Đức Thắng, lăng đƣợc xây
dựng từ năm 1727, trong lăng lƣu giữ thi hài Quận công La Quý Hầu - ông là
ngƣời có công cầm quân đi dẹp loạn ở các vùng thuộc đạo Kinh Bắc, Sơn
Nam, Hải Dƣơng dƣới triều Lê Hiển Tông. Với quần thể kiến trúc điêu khắc
đá hoành tráng, độc đáo thời Hậu Lê, lăng Dinh Hƣơng đƣợc công nhận di
tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia vào năm 1965.
Lăng Họ Ngọ hay còn gọi là Linh Quang Từ, thuộc làng Thái Thọ, xã
Thái Sơn, lăng đƣợc xây dựng vào năm 1697. Lăng Họ Ngọ là nơi lƣu giữ di
hài Phƣơng quận công Ngọ Công Quế và là nơi thờ cúng quận công cùng tiên
tổ họ Ngọ. Ngày 13-1-1964, lăng Họ Ngọ đƣợc Bộ văn hoá công nhận là di
tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.
Là một huyện không chỉ nổi tiếng về những di tích lịch sử – văn hoá,
danh lam thắng cảnh, Hiệp Hòa còn nổi tiếng về những lễ hội dân gian truyền
thống với nhiều loại hình độc đáo và nội dung phong phú, hấp dẫn. Cũng nhƣ
những vùng quê khác của Bắc Giang, lễ hội ở Hiệp Hoà đƣợc diễn ra hàng
năm với lịch trình và nội dung tƣơng đối ổn định. Lễ hội thƣờng đƣợc tổ chức

vào hai mùa là mùa xuân và mùa thu với các loại: hội đình, hội chùa, hội chợ,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

19
hội hát và một số lễ hội mang tính chất kỷ niệm lịch sử, trong đó phong phú
nhất là hội đình và hội chùa. Hầu hết các thôn làng của Hiệp Hoà, cứ nơi nào
có đình, có chùa là nơi ấy có hội và ngoài những nét chung thì hội ở mỗi làng
có những nét đặc sắc riêng biệt. Phần lớn các hội làng đều gắn với lòng sùng
bái các anh hùng dân tộc, lòng biết ơn những ngƣời có công với dân, với
nƣớc, những danh nhân lịch sử văn hoá. Thông qua các tín ngƣỡng thờ cúng
mà các danh nhân lịch sử, văn hoá sống mãi với nhiều thế hệ, góp phần tạo nên
và phát triển không ngừng truyền thống anh hùng của nhân dân Hiệp Hoà. Sau
một năm làm việc vất vả, phải đối phó với nọi hoàn cảnh khắc nghiệt của thời
tiết, với những lo toan bộn bề, những vất vả của cuộc sống thƣờng nhật, ngƣời
dân Hiệp Hoà cũng có ƣớc muốn đƣợc gặp gỡ, trao đổi, đƣợc cùng sinh hoạt
cộng đồng, đƣợc nghỉ ngơi thƣ giãn vào những dịp hội làng.
Tất cả những lễ hội ở Hiệp Hoà dù diễn ra với quy mô nhỏ hay lớn cũng
đều gồm hai phần: phần lễ và phần hội.
Phần lễ bao gồm các nghi thức tín ngƣỡng thờ thần, thờ phật, thờ những
ngƣời có công với dân, với nƣớc, với làng xã. Đó là những nghi thức dâng
hƣơng, lễ bái thể hiện rõ sự tôn nghiêm và tấm lòng thành kính. Những đoàn
rƣớc tƣng bừng trong này lễ đƣợc coi là phần chính của lễ hội ở Hiệp Hòa.
Những cuộc rƣớc này có tới hàng ngàn ngƣời tham dự, thu hút mọi lứa tuổi,
mọi thành viên tham gia.
Phần hội là tổng thể những sinh hoạt văn hoá thể thao lành mạnh. Nó
phản ánh đầy đủ đời sống vật chất và đời sống tinh thần của cƣ dân nơi tổ
chức lễ hội. Từ những trò chơi dân gian và hiện đại, các môn thi đấu thể thao
truyền thống đến các hoạt động nghệ thuật dân gian đã tạo nên sức hấp dẫn
cho ngày hội và lễ hội ở Hiệp Hoà.

Một số lễ hội đặc sắc ở Hiệp Hoà: Hội Y Sơn, hội Thƣờng Thắng, hội
làng Tiếu Mai, hội Sơn Giao Hội đền chùa Y Sơn (hay còn gọi là IA) đƣợc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

20
tổ chức vào ngày tết Thƣợng Nguyên tại xã Hoà Sơn (Hiệp Hoà). Đây là lễ
hội cổ truyền có từ lâu đời. Nơi đây thờ đức thánh Hùng Linh – ngƣời có
công giúp vua Hùng dẹp giặc Ân, mang lại bình yên cho đất nƣớc. Theo quy
định của dân, cứ 3 năm chùa lại mở hội to một lần theo đúng nghi thức cổ
truyền: ngoài những cuộc tế lễ, dẫn rƣớc thì hội còn tổ chức nhiều trò chơi
dân gian nhƣ đánh đu, bịt mắt bắt dê, nhảy phỗng, đánh cờ ngƣời, diễn tuồng,
hát chèo trong 3 ngày 16,17,18 tháng giêng, còn các năm khác thì chỉ tổ
chức hội lễ trong thời gian 1 ngày.
Lễ hội tung hoa làng Tiếu Mai: Hội lễ mùng 2-2 (còn gọi là hội nghè
Ngũ Giáp). Nghè Ngũ Giáp là nghè của 5 giáp trƣớc đây ở làng Mai. Trƣớc lễ
chính 3 ngày từ ngày 30-1 âm lịch, dân làng tổ chức mở cửa đình, nghè và
làm lễ yết cáo thành hoàng làng. Nét đặc sắc trong lễ hội tung hoa chính là lễ
tung hoa tại sân đình. Mỗi giáp cử ra một ngƣời tung hoa, gọi là phát lộc.
Nguồn gốc của lễ này đƣợc bà con truyền kể nhƣ sau: Thánh Trƣơng Kiều là
con trai thứ tƣ của Đức Thánh Tam Giang, khi còn nhỏ tuổi ngài rất thích
chơi trò tung hoa. Khi ngài tuẫn tiết, nhân dân trong vùng đã tổ chức lễ tung
hoa để tƣởng nhớ đến thánh. Sáng mùng 2-2 âm lịch, sau khi tế thánh ở nghè,
cụ thƣợng đọc bài văn giao hoa. Sau khi cụ thƣợng đọc bài giao hoa và đánh
một hồi ba tiếng trống thì hoa đƣợc tung lên khắp nơi trong khu vực nghè.
Dân làng quan niệm, mọi ngƣời dự hội ai nhặt đƣợc hoa thì đó là điều may
mắn, bông hoa đƣợc tung lên sau khi tế thánh chính là lộc của thánh ban phát.
Trong các lễ hội ở Hiệp Hòa còn có một nét sinh hoạt đặc sắc không thể
không nhắc tới, đó là hát ví cuộc hay còn gọi là hát ví hội. Trong những cuộc
hát ví này, ngƣời ta thƣờng chọn một địa điểm trung tâm của làng, trải chiếu

ngồi hai bên (bên trai, bên gái) hát trực tiếp với nhau theo lối hát đối đáp. Hát
ví cuộc là hình thức vui chơi giải trí, hình thức kết giao thăm hỏi giữa đám
con gái làng này với bọn con trai làng kia:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

21
Tháng tám em đi chơi xuân
Thấy đây mở hội trống quân em vào
Tức thì ngƣời con trai có lời:
Trống quân đã có nhời rao
Không chồng thì vào, có chồng thì ra
Có con thì tránh cho xa
Kẻo anh mang tiếng giăng hoa chơi bời.
Và ngƣời con gái đáp lại rằng:
Không chồng em mới tới đây
Có chồng chiếu rải mùng quây ở nhà
Không chồng em mới chơi hoa
Có chồng em đã ở nhà chơi xuân.
Hát ví cuộc diễn ra thƣờng xuyên, khi đi hội chơi xuân cầu may, cầu phúc
cũng nhƣ khi làm lụng vất vả. Hát ví cuộc trong ngày hội làng thƣờng có khán
giả xung quanh để vừa xem hát, vừa nghe hát. Đám con trai, đám con gái dự thi
thƣờng là bọn cùng làng với nhau hoặc trai làng này hát thi với gái làng khác.
Nhƣ vậy qua hàng nghìn năm lịch sử, Hiệp Hoà đã đƣợc cả nƣớc biết đến
bởi truyền thống hiếu học, truyền thống yêu nƣớc. Các thế hệ tiền nhân đã để
lại cho đời sau nhiều công trình kiến trúc, điêu khắc và kho tàng văn hoá dân
gian có nhiều giá trị. Đó là niềm tự hào của nhân dân Hiệp Hoà nói riêng và
của nhân dân nƣớc Việt Nam ta nói chung.
1.3 Truyền thống yêu nƣớc và phong trào đấu tranh chống thực dân
Pháp trƣớc năm 1939

Hiệp Hòa là vùng đất có vị trí chiến lƣợc quan trọng về chính trị, kinh tế
và quân sự. Hiệp Hoà còn nằm trong khu đệm, là cửa ngõ, phên dậu án ngữ
hai vùng chiến lƣợc trọng yếu giữa châu thổ sông Hồng với vùng rừng núi
Việt Bắc rộng lớn. Ngay từ thời Bắc thuộc,cũng nhƣ bao ngƣời dân mang

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

22
trong mình dòng máu Việt, nhân dân Hiệp Hoà đã thể hiện tinh thần yêu nƣớc
rất cao chống lại sự xâm lƣợc và âm mƣu nô dịch đồng hoá của kẻ thù.
Ngay từ đầu công nguyên, triều đình phƣơng Bắc hỗn loạn, Vƣơng Mãng
cƣớp ngôi nhà Tây Hán, lập ra nhà Trần, khi nhà Đông Hán lên đã cử Thái
thú Tích Quang, Nhâm Diên thay nhau cai trị ở Giao Chỉ, tƣớc đoạt quyền
hành của các Lạc tƣớng. Dƣới thời Thái thú Tô Định, chính sách ngày càng
hà khắc. Không cam chịu kiếp sống nô lệ, dần dần bị Hán hoá, mùa xuân năm
40 hai chị em Trƣng Trắc – Trƣng Nhị đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Mê Linh,
nhân dân Hiệp Hoà cũng vùng lên tham gia cuộc khởi nghĩa do hai Bà Trƣng
lãnh đạo.
Tại Đông Lâm (xã Hƣơng Lâm, huyện Hiệp Hoà) ba anh em Diên Hồng,
Linh Giang, Linh Quang đã tập hợp trai tráng, trang bị vũ khí, lƣơng thảo, góp
phần vào cuộc khởi nghĩa Mê Linh chống lại ách thống trị của ngoại bang.
Chỉ trong một thời gian ngắn cuộc khởi nghĩa Mê Linh đã giành đƣợc
thắng lợi vang dội khiến cho Tô Định không kịp trở tay, cải trang thành dân
thƣờng chạy về Trung Quốc. Linh Giang, Linh Quang, Diên Hồng cùng với
đại quân của Trƣng Trắc – Trƣng Nhị giải phóng Luy Lâu và 65 thành trì, thu
lại giang sơn đất nƣớc, tạo nên chiến tích một thời.
Dƣới triều Trƣng Vƣơng, ba anh em Diên Hồng đƣợc cử chăm lo sản
xuất và giữ gìn Tây Vu, ngày đêm chuyên tâm vào công việc nông trang và
thao luyện binh sĩ [7, Tr.36]
Năm 42, nhà Đông Hán phong Mã Viện làm phục ba tƣớng quân đem 2

vạn quân, 2000 thuyền, xe theo đƣờng thuỷ bộ tiến vào xâm lƣợc nƣớc ta.
Mùa xuân năm 43 sau nhiều trận kịch chiến với quân thù xâm lƣợc, Diên
Hồng, Linh Giang, Linh Quang đã anh dũng hi sinh vì nền độc lập dân tộc.
Sau chiến thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng (cuối năm 938), đất
nƣớc ta bắt đầu tiến bƣớc vào xây dựng quốc gia tự chủ. Nhƣng sau khi Ngô

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

23
Quyền mất (năm 944) đất nƣớc lại trở lại loạn li. Mƣời hai sứ quân cát cứ làm
cho đất nƣớc bị phân li, đời sống nhân dân vô cùng cực khổ. Không đang tâm
nhìn cảnh đất nƣớc bị chia lìa, Bạch Tƣợng đã cùng em là Bạch Địa (Mai
Đình, huyện Hiệp Hoà) chiêu mộ đựơc hơn 500 trai tráng đứng lên tiêu diệt
bọn thân hào giàu có ở địa phƣơng, lấy của cải chia cho dân nghèo. Khi Đinh
Bộ Lĩnh mang quân tiêu diệt sứ quân Nguyễn Thủ Tiệp ở Tiên Du (huyện
Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh), Bạch Tƣợng đem lực lƣợng của mình ra nhập với
đại quân, giữ chức thống lĩnh và thu đƣợc nhiều thắng lợi trong việc dẹp các
sứ quân cát cứ.[7, tr.36]
Đinh Bộ Lĩnh sau khi tiêu diệt các xứ quân cát cứ lên làm vua gọi là
Đinh Tiên Hoàng, năm 979 ông bị ám hại, con trai thứ của Đinh Tiên Hoàng
mới 6 tuổi đƣợc lập ngôi vua, lợi dụng vua Đinh nhỏ tuổi chƣa quản lý đƣợc
công việc quốc gia, nhà Tống đem quân xam lƣợc nƣớc ta.
Đầu năm 981 quân Tống cho Trần Khâm Tộ và Hầu Nhân Bảo theo
đƣờng thuỷ bộ đem quân xâm lƣợc nƣớc ta. Dƣới sự lãnh đạo của Lê Hoàn,
nhân dân các vùng Mai Đình, Ngọ Xá đã hăng hái xây đắp thành Bình Lỗ trên
sông Cầu, góp phần tiêu diệt cánh quân của Hầu Nhân Bảo, bắt sống tƣớng
giặc là Quách Quân Biện, Triệu Phụng Huân [7, tr.36]
Năm 1076, giặc Tống do Quách Quỳ và Triệu Tiết chỉ huy 10 vạn quân,
20 vạn phu, 1 vạn ngựa và một lực lƣợng thuỷ binh mạnh, hùng hổ tiến sang
xâm lƣợc nƣớc ta.

Tháng 1-1077 đại quân Quách Quỳ đến bờ Bắc bến đò Nhƣ Nguyệt trên
đƣờng tiến về Thăng Long, địch muốn hành quân tiếp nhƣng trƣớc mặt là
dòng sông Cầu và chiến tuyến của quân ta ở bờ nam. Quách Quỳ quyết định
tạm đóng quân ở bờ bắc sông Cầu trên một trận tuyến dài 60 dặm (khoảng
30km). Quân địch đóng thành từng khối ở vị trí xung yếu nhất là những bến đò,
con đƣờng thuận tiện về Thăng Long. Một bộ phận quan trọng quân Tống do

×