Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QTKD
HOÀNG TRUNG THÀNH
PHƢƠNG ÁN SỬ DỤNG CÓ HIỆU QUẢ CÁC NGUỒN
LỰC CƠ BẢN TRONG NÔNG NGHIỆP CHO PHÁT TRIỂN
CÂY CHÈ CỦA HUỲÊN PHÚ LƢƠNG TỈNH THÁI NGUYÊN
GIAI ĐOẠN 2010 - 2020
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Thái Nguyên - 2011
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QTKD
HOÀNG TRUNG THÀNH
PHƢƠNG ÁN SỬ DỤNG CÓ HIỆU QUẢ CÁC NGUỒN
LỰC CƠ BẢN TRONG NÔNG NGHIỆP CHO PHÁT TRIỂN
CÂY CHÈ CỦA HUỲÊN PHÚ LƢƠNG TỈNH THÁI NGUYÊN
GIAI ĐOẠN 2010 - 2020
Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số: 60. 31.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Giáo viên hƣớng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Khánh Doanh
Thái Nguyên, tháng 10 năm 2011
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn Thạc sỹ kinh tế “Phương án sử dụng có
hiệu quả các nguồn lực cơ bản trong nông nghiệp cho phát triển cây chè
của huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2020" đã đƣợc
triển khai nghiên cứu tại huyện Phú Lƣơng Tỉnh Thái Nguyên là công trình
nghiên cứu độc lập.
Đề tài đã sử dụng nhiều nguồn thông tin liên quan khác nhau để phục vụ
cho việc viết luận văn, các nguồn thông tin đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc. Ngoài
ra nguồn số liệu điều tra thực tế ở địa bàn nghiên cứu đã đƣợc xử lý.
Thái nguyên, ngày 01tháng 10 năm 2011
Tác giả luận văn
Hoàng Trung Thành
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ii
LỜI CẢM ƠN
Quá trình học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp tôi đã đƣợc sự giúp đỡ
nhiệt tình của nhiều cá nhân, tập thể. Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc nhất tới
tất cả cá nhân và tập thể đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và
nghiên cứu
Trƣớc hết, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Ban chủ nhiệm
khoa Đào tạo Sau Đại học cùng các thầy cô giáo trƣờng Đại học Kinh tế và
Quản trị Kinh doanh đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
học tập tại trƣờng.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Khánh Doanh
ngƣời trực tiếp hƣớng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên
cứu và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo UBND huyện, các
phòng chức năng của huyện Phú Lƣơng tỉnh Thái Nguyên đã tạo điều kiện
cho tôi trong quá trình thu thập số liệu và thông tin cần thiết cho việc
nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn những cộng tác viên, đồng nghiệp đã giúp đỡ,
chia sẻ tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái nguyên, ngày 01tháng 10 năm 2011
Tác giả luận văn
Hoàng Trung Thành
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
iii
MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các từ viết tắt vii
Danh mục các bảng, biểu viii
Danh mục các sơ đồ, biểu đồ ix
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của luận văn 1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2
2.1. Mục tiêu chung 2
2.2. Mục tiêu cụ thể 2
3. Giới hạn đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 2
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu 2
3.2. Phạm vi nghiên cứu 2
4. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 3
5. Kết cấu của luận văn 3
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4
1.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu 4
1.1.1. Một số vấn đề lý luận về nguồn lực 4
1.1.1.1. Khái niệm về nguồn lực 4
1.1.1.2. Đặc điểm của nguồn lực 4
1.1.1.3. Phân loại nguồn lực 11
1.1.1.4 Vai trò của nguồn lực cơ bản trong phát triển cây chè 13
1.2 Kinh nghiệm sử dụng các nguồn lực cơ bản trong phát triển cây chè trên
thế giới và Việt Nam 15
1.2.1 Phát triển cây chè trên thế giới 15
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
iv
1.2.2 Phát triển cây chè tại Việt Nam 18
2 Phƣơng pháp nghiên cứu 21
2.2.1 Chọn điểm nghiên cứu 21
2.2.2 Phƣơng pháp thu thập số liệu 21
2.2.2.1 Số liệu thứ cấp 21
2.2.2.2 Số liệu sơ cấp 22
2.2.3 Phƣơng pháp phân tích số liệu 23
2.2.3.1 Thống kê mô tả 23
2.2.3.2 Mô hình hoá 24
2.2.4 Hệ thống chỉ tiêu đƣợc sử dụng trong nghiên cứu 26
Chƣơng 2: PHƢƠNG ÁN SỬ DỤNG HIỆU QUẢ CÁC NGUỒN LỰC CƠ
BẢN CHO PHÁT TRIỂN CÂY CHÈ HUYỆN PHÚ LƢƠNG GIAI ĐOẠN
2010 - 2020 27
2.1 Đặc điểm địa bàn huyện Phú Lƣơng 27
2.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên 27
2.1.1.1 Vị trí địa lý 27
2.1.1.2 Địa hình 27
2.1.1.3 Đặc điểm khí hậu, thủy văn 28
2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 29
2.1.2.1 Đất đai và tình hình sử dụng đất đai 29
2.1.2.2 Đặc điểm dân số vào lao động 30
2.1.2.3 Đặc điểm cơ sở hạ tầng 33
2.1.2.4 Đặc điểm văn hóa, y tế và giáo dục 34
2.1.3 Đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong phát triển nông nghiệp của
huyện Phú Lƣơng 36
2.1.3.1 Thuận lợi 36
2.1.3.2 Khó khăn 37
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
v
2.2 Tình hình sản xuất và phân phối chè của Thái Nguyên và huyện Phú Lƣơng 39
2.3 Mô hình phân tích hệ thống 43
2.3.1 Giải thích mô hình 43
2.3.1.1 Sơ đồ mô phỏng mối quan hệ giữa các biến trong mô hình 43
2.4 Phân tích sự biến động của các nguồn lực chủ yếu trong nông nghiệp 46
2.4.1 Sự biến động của dân số, lao động 46
2.4.2 Sự biến động của đất chè 49
2.4.3 Sự biến động sản lƣợng chè 50
2.4.4 Phân tích sự biến động của dân số, đất chè, sản lƣợng chè trong trạng
thái động 53
2.5 Xây dựng các phƣơng án sử dụng hiệu quả nguồn lực cho phát triển cây
chè ở huyện Phú Lƣơng 55
2.5.1 Biến động sản lƣợng và cân bằng chè khi có sự tác động của các yếu tố
kỹ thuật 55
2.5.1.1 Biến động sản lƣợng và cân bằng chè khi tăng đầu tƣ phân đạm 56
2.5.1.2 Biến động sản lƣợng và cân bằng chè khi đầu tƣ phân lân và kali tăng 57
2.5.1.3 Biến động sản lƣợng và cân bằng chè khi giảm lƣợng thuốc bảo vệ thực vật 59
2.5.1.4 Biến động sản lƣợng và cân bằng chè khi đầu tƣ lao động tăng 60
2.5.1.5 Biến động sản lƣợng và cân bằng chè khi học vấn chủ hộ tăng 60
2.5.1.6 Biến động sản lƣợng và cân bằng chè khi thay đổi cơ cấu giống 61
2.5.1.7 Biến động sản lƣợng và cân bằng chè khi đốn chè hợp lý 62
2.5.1.8 Biến động sản lƣợng và cân bằng chè khi có sự thay đổi đồng thời của
các yếu tố kĩ thuật 64
2.5.2 Biến động sản lƣợng và cân bằng chè khi tỷ lệ hao hụt giảm 65
2.5.3 Biến động diện tích và cân bằng chè khi mở rộng diện tích 66
2.5.4 Biến động về diện tích, sản lƣợng và cân bằng chè khi có sự thay đổi
đồng thời của các yếu tố 67
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
vi
Chƣơng 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP SỬ DỤNG CÁC
NGUỒN LỰC CƠ BẢN CHO PHÁT TRIỂN CÂY CHÈ CỦA HUYỆN PHÚ
LƢƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2010 - 2020 69
3.1 Định hƣớng và mục tiêu về sử dụng các nguồn lực cơ bản cho phát triển cây
chè của huyện Phú Lƣơng, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 -2020 69
3.1.1 Quan điểm sử dụng các nguồn lực cơ bản cho phát triển cây chè của
huyện Phú Lƣơng, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 -2020 69
3.1.1.1 Sử dụng lao động cho sản xuất chè 69
3.1.1.2 Sử dụng đất nông nghiệp cho sản xuất chè 69
3.1.2 Phƣơng hƣớng và mục tiêu sử dụng các nguồn lực cơ bản cho phát triển cây
chè của huyện Phú Lƣơng, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 -2020 69
3.1.2.1 Phƣơng hƣớng 69
3.1.2.2 Mục tiêu 70
3.2 Một số giải pháp sử dụng các nguồn lực cơ bản cho phát triển cây chè của
huyện Phú Lƣơng, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2020 71
3.2.1 Giải pháp về yếu tố kỹ thuật 71
3.2.2 Giải pháp về mở rộng diện tích, tăng sản lƣợng và cân đối chè 72
3.2.3 Giải pháp về giảm tỷ lệ hao hụt 72
KẾT LUẬN 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO 75
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
- CN - TTCN
Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp
- CNH - HĐH
Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá
- DT
Diện tích
- LĐ
Lao động
- NN
Nông nghiệp
UBND
Uỷ ban nhân dân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
viii
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Bảng 1.1 Diện tích đất chè thế giới giai đoạn 1996 - 2010 16
Bảng 1.2 Diện tích, năng suất và sản lƣợng chè Việt Nam 20
Bảng 2.1 Tình hình sử dụng đất đai của huyện Phú Lƣơng năm 2010 29
Bảng 2.2: Tình hình biến động dân số qua các năm 2008 - 2010 31
Bảng 2.3: Thực trạng về lao động - việc làm huyện Phú Lƣơng 2008-2010 . 32
Bảng 2.4: Tình hình sản xuất chè của tỉnh Thái Nguyên 39
Bảng 2.5: Tình hình phân phối chè của các hộ điều tra 43
Bảng 2.6 : Các yếu tố ảnh hƣởng đến năng suất chè 45
Bảng 2.7: Sự thay đổi của dân số, lao động đến năm 2020 46
Bảng 2.8: Sự thay đổi của đất chè đến năm 2020 50
Bảng 2.9: Sự thay đổi diện tích, năng suất, sản lƣợng chè giai đoạn 2000-2010 51
Bảng 2.10: Sự thay đổi sản lƣợng chè đến năm 2020 52
Bảng 2.11: Quy hoạch phát triển chè tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 53
Bảng 2.12: Sự thay đổi của dân số, lao động, đất chè, sản lƣợng chè đến năm 2020 54
Bảng 2.13: So sánh kết quả phƣơng án gốc và phƣơng án 1 56
Bảng 2.14: Liều lƣợng phân đạm urê bón cho chè 57
Bảng 2.15: So sánh kết quả phƣơng án gốc và phƣơng án 2 58
Bảng 2.16: So sánh kết quả phƣơng án gốc và phƣơng án 3 59
Bảng 2.17: So sánh kết quả phƣơng án gốc và phƣơng án 4 60
Bảng 2.18: So sánh kết quả phƣơng án gốc và phƣơng án 5 61
Bảng 2.19: So sánh kết quả phƣơng án gốc và phƣơng án 6 62
Bảng 2.20: So sánh kết quả phƣơng án gốc và phƣơng án 7 63
Bảng 2.21: So sánh kết quả phƣơng án gốc và phƣơng án 8 64
Bảng 2.22: So sánh kết quả phƣơng án gốc và phƣơng án 9 66
Bảng 2.23: So sánh kết quả phƣơng án gốc và phƣơng án 10 67
Bảng 2.24: So sánh kết quả phƣơng án gốc và phƣơng án 11 68
Bảng 3.1: Mục tiêu sử dụng các nguồn lực cơ bản cho phát triển cây chè của
huyện Phú Lƣơng, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2020 70
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ix
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Mối quan hệ giữa dân số - lao động nông nghiệp, đất canh tác, sản
lƣợng và cân bằng chè huyện Phú Lƣơng tỉnh Thái Nguyên 45
Đồ thị 2.1 Tình hình mở rộng diện tích chè của Thái Nguyên giai đoạn 1999 - 2010 41
Đồ thị 2.2: Sự chuyển dịch cơ cấu lao động của huyện Phú Lƣơng giai đoạn
2010 - 2020 48
Đồ thị 2.3: Sự thay đổi diện tích chè huyện Phú Lƣơng giai đoạn 2000 - 2010 50
Đồ thị 2.4: Sự biến động diện tích, năng suất, sản lƣợng chè giai đoạn 2000 - 2010 51
Đồ thị 2.5: Mối quan hệ giữa dân số, diện tích chè và sản lƣợng chè giai đoạn
2010-2020 54
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của luận văn
Phát triển nông nghiệp nông thôn đã và đang là một trong những ƣu tiên
hàng đầu của Đảng và Nhà nƣớc ta trong giai đoạn hiện nay nhằm từng bƣớc
nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho ngƣời dân nông thôn. Trong xu
hƣớng phát triển công nghiệp hoá hiện đại hoá ngày càng sâu rộng, việc phát
triển nông nghiệp nông thôn cũng đặt ra những yêu cầu mới sao cho phù hợp,
một trong những yêu cầu quan trọng đó là việc khai thác và sử dụng có hiệu
quả các nguồn lực cơ bản trong nông nghiệp để phát triển kinh tế nông nghiệp
nông thôn đảm bảo hiệu quả và bền vững.
Trƣớc những yêu cầu cấp thiết nhƣ vậy huyện Phú Lƣơng tỉnh Thái
Nguyên đang từng bƣớc thay đổi, các nguồn lực cơ bản trong nông nghiệp
nhƣ: đất đai, dân số - lao động nông nghiệp có xu hƣớng biến động và sự
biến động đó làm thay đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Xu hƣớng
tất yếu các nguồn lực cơ bản đang có xu hƣớng giảm trong khu vực nông
nghiệp và chuyển dịch sang các ngành khác nhƣ công nghiệp, tiêu thủ công
nghiệp, dịch vụ,
Vấn đề đặt ra là: những nguồn lực cơ bản để sản xuất nông nghiệp bao
gồm: đất đai, dân số - lao động nông nghiệp của huyện Phú Lƣơng tỉnh Thái
Nguyên sẽ thay đổi, chuyển dịch thế nào? Các định hƣớng và giải pháp cho quá
trình chuyển dịch đất đai, lao động nông nghiệp ra sao? Cơ cấu chuyển dịch
các nguồn lực nhƣ nào? Sản lƣợng các nông lâm nghiệp chính (chè, lúa, gỗ)
biến động nhƣ thế nào trong 10 năm tới? Đây là những câu hỏi lớn cho các nhà
hoạch định chính sách kinh tế để đƣa nền kinh tế nông nghiệp của huyện phát
triển bền vững.
Để nghiên cứu và đề xuất những định hƣớng, giải pháp sử dụng một
cách có hiệu quả các nguồn lực cơ bản trong nông nghiệp tác giả tiến hành
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
nghiên cứu đề tài: “Phương án sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cơ bản
trong nông nghiệp cho phát triển cây chè của huyện Phú Lương tỉnh Thái
Nguyên giai đoạn 2010 - 2020” làm đề tài luận văn thạc sỹ.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục tiêu chung
Nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực cơ bản nhƣ lao động, đất đai
cho phát triển chè trong dài hạn tại huyện Phú Lƣơng tỉnh Thái Nguyên.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về sự biến động các
nguồn lực cơ bản cho phát triển cây chè.
- Phân tích sự biến động của các nguồn lực chủ yếu cho phát triển cây
chè huyện Phú Lƣơng ở trạng thái động.
- Xây dựng các phƣơng án sử dụng hiệu quả nguồn lực cơ bản cho phát
triển cây chè huyện Phú Lƣơng, tỉnh Thái Nguyên.
- Đề xuất một số giải pháp sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cơ bản
cho phát triển cây chè trong dài hạn tại huyện Phú Lƣơng, tỉnh Thái Nguyên.
3. Giới hạn đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu xu hƣớng biến động của các nguồn lực cơ bản nhƣ:
dân số, lao động nông nghiệp, đất canh tác, và kết quả của sự biến động các
nguồn lực cơ bản đến sản lƣợng chè cho huyện Phú Lƣơng tỉnh Thái Nguyên.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Phạm vi nội dung
Đề tài tập trung nghiên cứu xu hƣớng biến động của một số nguồn lực
cơ bản nhƣ dân số - lao động nông nghiệp, đất trồng chè tác động đến sản
lƣợng chè từ đó đƣa ra một số giải pháp sử dụng lao động, đất nông nghiệp
phát triển cây chè huyện Phú Lƣơng, tỉnh Thái Nguyên trong dài hạn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
3.2.2. Phạm vi không gian
Đề tài nghiên cứu sự biến động lao động, đất nông nghiệp trong phát
triển cây chè trên địa bàn huyện Phú Lƣơng, tỉnh Thái Nguyên.
3.2.3. Phạm vi thời gian
Đề tài tập trung nghiên cứu sự biến động lao động, đất nông nghiệp cho
phát triển cây chè của huyện Phú Lƣơng, tỉnh Thái Nguyên và đề xuất định
hƣớng, giải pháp sử dụng nguồn lực cơ bản đến năm 2020.
4. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
- Góp phần hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về sự biến động và chuyển
dịch các nguồn lực cơ bản nhƣ: lao động, đất nông nghiệp và một số giải pháp
ổn định, phát triển cây chè theo hƣớng bền vững.
- Cung cấp hệ thống số liệu cho địa phƣơng về sự chuyển dịch cơ cấu
các nguồn lực cơ bản trên địa bàn. Giúp địa phƣơng nhận dạng đƣợc các vấn
đề hiện đang nảy sinh của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và
chuyển dịch cây trồng nói chung.
- Khuyến nghị cho địa phƣơng một số chính sách và giải pháp cho quá trình
chuyển dịch đất đai, lao động nông nghiệp nhằm phát triển cây chè bền vững.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn gồm các phần nhƣ sau:
Chƣơng 1: Tổng quan tài liệu nghiên cứu và phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 2: Phƣơng án sử dụng hiệu quả các nguồn lực cơ bản cho phát
triển cây chè tại huyện Phú Lƣơng, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2020
Chƣơng 3: Định hƣớng và một số giải pháp sử dụng các nguồn lực cơ
bản cho phát triển cây chè của huyện Phú Lƣơng, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn
2010 -2020
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1 Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.1.1 Một số vấn đề lý luận về nguồn lực
1.1.1.1 Khái niệm về nguồn lực
Có nhiều định nghĩa khác nhau về nguồn lực. Theo nghĩa hẹp, nguồn
lực thƣờng đƣợc hiểu là các nguồn lực vật chất cho phát triển, ví dụ nhƣ tài
nguyên thiên nhiên, tài sản vốn bằng tiền, Theo nghĩa rộng, nguồn lực đƣợc
hiểu gồm tất cả những lợi thế, tiềm năng vật chất và phi vật chất để phục vụ
cho một mục tiêu nhất định nào đó.
Tuỳ vào phạm vi phân tích, khái niệm nguồn lực đƣợc sử dụng rộng rãi
ở các cấp độ khác nhau: quốc gia, vùng lãnh thổ, phạm vi doanh nghiệp hoặc
từng chủ thể là cá nhân tham gia vào quá trình phát triển kinh tế,
Nguồn lực quốc gia đƣợc hiểu là khả năng cung cấp các yếu tố cần thiết
cho việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc (Chu Tiến Quang, 2005)
Trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất và dịch vụ cho xã hội, con
ngƣời đã sử dụng một lƣợng nhất định các yếu tố về sức lao động, tƣ liệu lao
động và đối tƣợng lao động đƣợc kết hợp theo một công nghệ nhất định với
một thời gian và không gian cụ thể. Các yếu tố tham gia vào quá trình sản
xuất không ngừng đƣợc tái sản xuất mở rộng nhằm tạo ra ngày càng nhiều của
cải vật chất và dịch vụ. Tất cả những nguồn tài nguyên hiện đang đƣợc sử
dụng hoặc có thể sử dụng vào sản xuất của cải vật chất, dịch vụ đƣợc gọi là
những yếu tố nguồn lực (Đặng Kim Sơn, 2001)
1.1.1.2 Đặc điểm của nguồn lực
a. Nguồn lực con ngƣời
Hiện nay trên thế giới và ở Việt Nam đang tồn tại khá nhiều khái niệm
về nguồn lực con ngƣời.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
Ngân hàng Thế giới cho rằng: nguồn lực con ngƣời là toàn bộ vốn con
ngƣời (thể lực, trí lực, kỹ năng, nghề nghiệp, ) mà mỗi cá nhân sở hữu, có
thể huy động đƣợc trong quá trình sản xuất, kinh doanh, hay một hoạt động
nào đó (Đỗ Nguyên Phƣơng và Nguyễn Viết Thông, 2005)
Theo Đỗ Nguyên Phƣơng và cộng sự (2005), thì nguồn lực là tổng thể
những yếu tố thuộc về thể chất, tinh thần, đạo đức, phẩm chất, trình độ chính
trị, vị thế xã hội, tạo nên năng lực của con ngƣời, của cộng đồng ngƣời có
thể sử dụng, phát huy trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc
và trong những hoạt động xã hội [11].
Theo Lê Du Phong (2006), thì nguồn lực con ngƣời đƣợc hiểu là tổng
hoà trong thể thống nhất hữu cơ giữa năng lực xã hội của con ngƣời (thể lực, trí
lực, nhân cách) và tính năng động xã hội của con ngƣời. Tính thống nhất đó đƣợc
thể hiện ở quá trình biến nguồn lực con ngƣời thành vốn con ngƣời [9].
Nhƣ vậy, theo cách tiếp cận này, nguồn lực con ngƣời có nội hàm rất
rộng, bao gồm các yếu tố cấu thành về lực lƣợng (số lƣợng), tri thức, khả
năng nhận thức và tiếp thu kiến thức, tính năng động xã hội và sức sáng tạo,
cũng nhƣ truyền thống lịch sử và nền văn hoá mà con ngƣời đƣợc thụ
hƣởng,
Trong nền kinh tế nào cũng vậy, nguồn lực con ngƣời đều giữ vai trò
quyết định đối với các hoạt động sản xuất - kinh doanh và dịch vụ. Trong nền
kinh tế kém phát triển, sản xuất còn mang nặng tính tự nhiên, tự cấp, tự túc,
con ngƣời tuy trình độ hiểu biết về mọi mặt, nhất là hiểu biết về thế giới tự
nhiên còn hết sức hạn chế, song vẫn là nhân tố hàng đầu quyết định sự phát
triển của nền kinh tế.
Trong thế giới hiện đại, khi nền kinh tế của nhân loại đang chuyển dần
sang nền kinh tế tri thức và xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra hết sức nhanh
chóng thì vai trò quyết định của nguồn nhân lực đối với phát triển lại càng rõ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
nét hơn. Các lý thuyết tăng trƣởng gần đây đã chỉ ra rằng, một nền kinh tế
muốn tăng trƣởng nhanh và ở mức cao phải dựa trên ít nhất ba trụ cột cơ bản
là: áp dụng công nghệ mới, phát triển hạ tầng cơ sở hiện đại và nâng cao chất
lƣợng nguồn nhân lực. Trong đó, yếu tố và cũng là động lực quan trọng nhất
của sự tăng trƣởng kinh tế bền vững chính là nguồn lực con ngƣời, đặc biệt là
nguồn nhân lực chất lƣợng cao, tức là những nhân lực đƣợc đầu tƣ phát triển,
tạo lập kỹ năng, kiến thức, tay nghề, kinh nghiệm, năng lực sáng tạo để trở
thành “nguồn vốn con ngƣời, vốn nhân lực”. Bởi vì, hiện nay trong chiến lƣợc
phát triển kinh tế của mình, nhiều quốc gia đã xác định phát triển nguồn vốn
nhân lực là yếu tố cạnh tranh cơ bản nhất.
Nếu xét ở góc độ phát triển bền vững, bao gồm tăng trƣởng kinh tế, an
toàn xã hội và bảo vệ môi trƣờng, thì phát triển nguồn vốn con ngƣời, vốn
nhân lực. Vốn nhân lực vừa là nguồn lực, vừa là mục tiêu cuối cùng, là đỉnh
cao nhất của quá trình phát triển ở mỗi quốc gia.
Tầm quan trọng của nguồn lực con ngƣời không chỉ dừng lại ở nhận thức
lý luận, ở tƣ duy của các nhà lãnh đạo, các nhà hoạch định chính sách, mà luôn
luôn đƣợc khẳng định trong cuộc sống sinh động. Nguồn lực con ngƣời, đặc biệt
là nguồn nhân lực chất lƣợng cao, luôn là động lực to lớn của sự phát triển kinh
tế - xã hội, là yếu tố vật chất quan trọng nhất, quyết định nhất của lực lƣợng sản
xuất, của nền kinh tế, của xã hội, cũng nhƣ của việc sử dụng các tiến bộ khoa học,
công nghệ mới vào quy trình sản xuất - và vì vậy nó là một trong những yếu tố
quyết định nhất của tăng trƣởng kinh tế.
b. Nguồn lực đất đai và tài nguyên thiên nhiên
Đất đai là sản phẩm của tự nhiên, là tặng vật của thiên nhiên cho con
ngƣời, là điều kiện của lao động; đất kết hợp với lao động là nguồn gốc sinh
ra mọi của cải vật chất trên trái đất.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
Đất là cái nôi để con ngƣời và xã hội loài ngƣời tồn tại và phát triển.
Con ngƣời sinh ra từ đất, lớn lên nhờ đất và khi mất lại trở về với đất. Chính
vì con ngƣời gắn bó với đất nhƣ vậy, nên lúc đầu, khi chƣa có con ngƣời, đất
đai là một phạm trù tự nhiên, nhƣng từ khi loài ngƣời xuất hiện, con ngƣời
luôn tác động vào đất, bắt đất biến đổi không ngừng để phục vụ cho lợi ích
con ngƣời, thì đất đai không còn là phạm trù tự nhiên đơn thuần nữa, mà còn
là phạm trù xã hội [9].
Đất đai không chỉ cho con ngƣời chỗ ở, mà còn tham gia vào mọi hoạt
động kinh tế - xã hội của con ngƣời. Tất nhiên, mức độ tham gia này có khác
nhau giữa các ngành, các lĩnh vực.
Đối với các ngành công nghiệp, thƣơng mại, dịch vụ, văn hóa, xã hội
đất đai là nền móng để dựng nhà xƣởng và các công trình cần thiết, cái mà
không có nó thì mọi hoạt động không thể diễn ra đƣợc.
Trong sản xuất nông nghiệp, đất đai có vai trò hoàn toàn khác - con
ngƣời muốn tồn tại và phát triển trƣớc hết phải có ăn, tức là phải có lƣơng thực
và thực phẩm. Điều đáng nói là nhu cầu lƣơng thực, thực phẩm của con ngƣời
không ngừng tăng lên cả về số lƣợng, chất lƣợng và chủng loại. Sự tăng lên này
một mặt do dân số tăng, mặt khác do nhu cầu của bản thân từng con ngƣời
cũng tăng lên cùng với sự phát triển của nền văn minh nhân loại. Nông nghiệp
là ngành đảm nhận việc sản xuất và cung cấp lƣơng thực, thực phẩm cho con
ngƣời - nhƣng sản xuất nông nghiệp muốn tiến hành đƣợc phải có đất - nếu
nhƣ ở các ngành kinh tế khác, đất đai chỉ là điều kiện, là nền móng của hoạt
động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thì ở sản xuất nông nghiệp đất đai là tƣ liệu
chủ yếu, tƣ liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế đƣợc. Tƣ liệu sản xuất ở
đây có nghĩa là đất đai vừa là đối tƣợng lao động (khi con ngƣời thông qua các
công cụ và phƣơng tiện khác tác động lên đất), vừa là tƣ liệu lao động (đất đai
thông qua tính chất hóa, lý tác động lên cây trồng vật nuôi làm cho chúng sinh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
trƣởng và phát triển). Đất đai là tƣ liệu không thể thay thế đƣợc bởi vì không có
đất thì không có sản xuất nông nghiệp.
Điều đáng nói ở đây là so với các nguồn lực khác, nguồn lực đất đai rất
có hạn về diện tích (cả thể giới bị giới hạn bởi diện tích của trái đất, trong
từng quốc gia bị giới hạn bởi biên giới giữa các quốc gia, từng địa phƣơng bị
giới hạn bởi địa giới hành chính). Mặt khác, nguồn lực này còn bị giới hạn
bởi cơ cấu các loại đất ở từng nơi nhƣ đất đồi núi, sông suối, và lại cố định
về mặt vị trí, không thể di chuyển đƣợc. Song có một thuận lợi là các tƣ liệu
sản xuất khác thì cùng với thời gian sử dụng, cùng với sự tiến bộ của khoa
học - công nghệ, chúng không ngừng bị đào thải ra khỏi quá trình sản xuất do
hao mòn vô hình và hữu hình, còn đất đai, trái lại nếu biết sử dụng hợp lý thì
sức sản xuất không ngừng tăng lên.
Vì những đặc điểm nêu trên của đất đai, nên đòi hỏi con ngƣời trong
quá trình sử dụng phải biết phân bổ hợp lý nguồn lực này giữa các ngành, các
lĩnh vực của nền kinh tế - xã hội, đặc biệt phải biết tiết kiệm đất và làm cho
độ màu mỡ của nó không ngừng tăng lên (trong nông nghiệp).
Tóm lại, đất đai là một trong ba yếu tố chủ yếu hợp thành đầu vào của
quá trình sản xuất (đất đai - lao động - vốn). Trong nền kinh tế thị trƣờng, các
yếu tố này cũng là hàng hóa và chịu sự tác động, sự chi phối của các quy luật
của nền kinh tế thị trƣờng. Tuy nhiên, cần phải thấy tính chất và đặc điểm của
nó nên đất đai cũng là một loại hàng hóa đặc biệt - không thể xử sự với nó
nhƣ một loại hàng hóa thông thƣờng đƣợc.
Cùng với đất đai, rừng, biển, khoáng sản cũng là những tặng vật vô giá
của tự nhiên cho con ngƣời và chúng cũng là những nguồn lực quan trọng đối
với sự phát triển của mọi nền kinh tế. Nƣớc nào có nhiều khoáng sản (kể cả số
lƣợng, chất lƣợng và chủng loại) thì nƣớc đó sẽ có điều kiện bật nhanh hơn
trong phát triển kinh tế (Mỹ, Anh, Đức là những nƣớc khá điển hình về vấn đề
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9
này). Còn rừng và biển ngoài việc cung cấp cho con ngƣời và nền kinh tế
những sản phẩm đặc biệt quý giá nhƣ gỗ, các loại động vật và thực vật quý, các
loại hải sản, các loài rong và tảo, chúng còn góp phần giữ cho môi trƣờng
sống của con ngƣời luôn trong sạch và cân bằng.
c. Nguồn lực vốn tài chính
Nguồn vốn tài chính chúng ta có thể hiểu đó là lƣợng vốn thực tế dƣới
dạng tiền tệ và quy đổi ra tiền tệ đã và đang đƣợc huy động để phục vụ cho sự
phát triển kinh tế - xã hội của một đất nƣớc.
Trong điều kiện hiện nay, khi hội nhập khu vực và thế giới đã trở thành
xu hƣớng mạnh mẽ, mang tính tất yếu của tất cả các nền kinh tế, thì nguồn lực
vốn tài chính của một quốc gia thƣờng xuất phát từ hai nguồn gốc: trong nƣớc
và nƣớc ngoài.
Nguồn vốn trong nước gồm có phần tích lũy đƣợc của ngân sách nhà
nƣớc, của các doanh nghiệp và của mọi tầng lớp dân cƣ. Thông thƣờng, để
phát triển kinh tế - xã hội, các quốc gia đều tìm mọi cách để huy động một
cách tối đa nguồn lực vốn tài chính có trong nƣớc và coi đó là yếu tố quyết
định của sự phát triển [3],[15],[16].
Nguồn vốn nước ngoài gồm có vốn tài trợ của các quốc gia, các tố chức
quốc tế và cá nhân nƣớc ngoài, vốn đầu tƣ trực tiếp cả các nhà sản xuất kinh
doanh, vốn tín dụng của các ngân hàng và các tổ chức tài chính quốc tế, đối
với Việt Nam còn có vốn do ngƣời Việt Nam định cƣ ở nƣớc ngoài gửi về cho
gia đình, hoặc đầu tƣ cho các hoạt động sản xuất - kinh doanh ở trong nƣớc
[3],[15],[16].
Ngày nay, nguồn vốn nƣớc ngoài giữ vai trò hết sức quan trọng trong
sự phát triển kinh tế - xã hội của nhiều quốc gia, đặc biệt là trong việc tiếp thu
các công nghệ mới để tạo ra sự phát triển đột biến cho nền kinh tế. Tuy nhiên,
nƣớc nào cũng vậy, muốn phát triển nhanh và ổn định bao giờ cũng phải kết
hợp hài hòa giữa nguồn lực trong nƣớc và ngoài nƣớc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
10
Nếu nhƣ trong nền kinh tế kém phát triển, sản xuất mang nặng tính tự
nhiên, tự cấp, tự túc, nguồn lao động với trình độ thủ công và nguồn lực đất
đai là các nguồn lực giữ vai trò hàng đầu, thì trong nền kinh tế thị trƣờng với
sự phát triển của công nghiệp - dịch vụ, bên cạnh các nguồn lực lao động, đất
đai, tài nguyên, nguồn lực vốn tài chính trở thành nguồn lực cơ bản nhất.
d. Nguồn lực khoa học - công nghệ
Về nguồn lực khoa học - công nghệ có thể hiểu đó là: khả năng nghiên
cứu, sáng tạo ra các công nghệ mới và năng lực tổ chức chuyển giao các kết
quả nghiên cứu đó vào ứng dụng trong các hoạt động sản xuất - kinh doanh -
dịch vụ, nhằm tạo cho nền kinh tế phát triển nhanh, vững chắc, đạt năng suất,
chất lƣợng và hiệu quả cao [10].
Từ định nghĩa trên, chúng ta thấy nguồn lực khoa học - công nghệ bao
gồm hai nội dung hết sức quan trọng:
Một là, nghiên cứu khoa học và tạo ra công nghệ mới. Nghiên cứu khoa
học giúp con ngƣời hiểu đƣợc bản chất của thế giới tự nhiên, nắm đƣợc các
quy luật vận động tự thân của nó, trên cơ sở tìm tòi, sáng tạo ra các công nghệ
mới ngày càng hiện đại để chinh phục thế giới tự nhiên, bắt nó phục vụ ngày
càng tốt hơn cho cuộc sống của con ngƣời và sự phát triển không ngừng của
xã hội loài ngƣời.
Hai là, tổ chức chuyển giao các kết quả nghiên cứu đƣa vào sản xuất và
đời sống. Nghiên cứu đã là vấn đề khó khăn, phức tạp, song việc đƣa đƣợc kết
quả nghiên cứu vào cuộc sống không phải là chuyện dễ. Thực tiễn phát triển
của xã hội loài ngƣời đã cho chúng ta thấy không ít những nghiên cứu, phát
minh làm ra bị bỏ trong các ngăn kéo của các nhà khoa học, hoặc phải đến
hàng chục, thậm chí vài chục năm sau mới đƣợc đƣa ra ứng dụng.
Bởi vậy, một quốc gia muốn có tiềm lực khoa học - công nghệ hùng
mạnh, phải luôn luôn chú trọng gắn kết một cách chặt chẽ giữa nghiên cứu,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
11
sáng chế, phát minh và tổ chức chuyển giao các kết quả đó vào ứng dụng thực
tiễn. Tất nhiên, cũng cần lƣu ý là những quốc gia không mạnh về nghiên cứu
cơ bản thì cần đầu tƣ mạnh cho nghiên cứu ứng dụng để có thể bắt kịp với
trình độ phát triển chung của nhân loại, điều này hoàn toàn có thể làm đƣợc,
vì trong xu hƣớng toàn cầu hóa hiện nay việc nhập khẩu công nghệ mới
không còn khó khăn nhƣ trƣớc nữa.
Ngày nay, nhân loại đang thực hiện bƣớc chuyển quan trọng từ nền
kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức - nền kinh tế mà hàm lƣợng trí
tuệ chiếm trong giá trị hàng hóa và dịch vụ tới 60 -70%, thì nguồn lực khoa
học - công nghệ trở nên vô cùng quan trọng, đúng hơn nó đang dần dần chiếm
vị trí hàng đầu, là nguồn lực cơ bản nhất đối với sự phát triển kinh tế - xã hội
ở xã hội hiện đại [10].
1.1.1.3 Phân loại nguồn lực
a. Phân theo giá trị
Theo cách phân loại này nguồn lực có thể chia làm hai loại: Nguồn lực
kinh tế và nguồn lực phi kinh tế.
Tiêu thức đánh giá một nguồn lực là kinh tế hay phi kinh tế đƣợc căn
cứ vào giá của nó.
Nguồn lực kinh tế có giá trị lớn hơn không trong khi nguồn lực phi
kinh tế có giá trị bằng không. Giá của nguồn lực đƣợc quyết định bởi khả
năng tạo ra giá trị mới. Nguồn lực kinh tế là nguồn lực mà tiềm năng của nó
bị hạn chế ở một mức nào đó nhƣ trữ lƣợng khoáng sản, lao động, vốn, công
nghệ, Nguồn lực phi kinh tế là nguồn lực tiềm năng của nó không bị giới
hạn nhƣ nƣớc, không khí,
b. Phân theo nguồn gốc hình thành
Theo cách phân loại này thì nguồn lực đƣợc chia thành hai loại, nguồn
lực tự nhiên và nguồn lực nhân tạo.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
12
Nguồn lực tự nhiên đƣợc hình thành trong quá trình phát triển tự nhiên nhƣ
đất đai, tài nguyên khoáng sản, Nguồn lực này đƣợc con ngƣời sử dụng cho mục
đích sản xuất ra các sản phẩm là tƣ liệu sản xuất và sản phẩm tiêu dùng.
Nguồn lực nhân tạo là nguồn lực do con ngƣời tạo ra nhƣ các hạng mục
kết cấu hạ tầng, các phát minh sáng chế trong khoa học, phát triển con ngƣời
với trình độ chuyên môn và tay nghề cao.
Trong thực tế sự phân biệt rạch ròi giữa hai nguồn lực này không dễ
dàng. Đất nông nghiệp là một ví dụ. Rõ ràng, đất là sản phẩm của tự nhiên,
tuy nhiên để có độ màu mỡ nhất định thì đất đai cần có tác động của lao động,
cải tạo lâu dài hàng chục thậm chí hàng trăm năm.
c. Phân theo khả năng tái tạo
Theo cách phân loại này nguồn lực đƣợc chia thành nguồn lực có khả
năng tái tạo và nguồn lực không có khả năng tái tạo.
Nguồn lực có khả năng tái tạo là nguồn lực không mất đi cả về số
lƣợng và chất lƣợng trong quá trình sử dụng nhƣ đất đai, rừng, sức lao động
Nguồn lực không có khả năng tái tạo là nguồn lực sẽ mất đi trong quá
trình sử dụng. Dầu mỏ, các tài nguyên khoáng sản là nguồn lực không có khả
năng tái tạo.
Nguồn lực có khả năng tái tạo không đồng nghĩa với việc nó luôn tái tạo
khi con ngƣời khai thác nó. Khả năng tái tạo này phụ thuộc rất lớn vào cách thức
và cƣờng độ khai thác nguồn lực. Ví dụ: rừng tự nhiên có khả năng tự phát triển
nhƣng sẽ nhanh chóng mất đi khi con ngƣời khai thác quá mức và không có biện
pháp duy trì khả năng phục hồi và phát triển của rừng. Tỷ lệ đất có rừng trên thế
giới đang giảm đi nhanh chóng trong các thập kỷ qua là minh chứng cho việc
khai thác không hợp lý nguồn tài nguyên này.
d. Phân theo phạm vi lãnh thổ
Theo cách phân loại này nguồn lực đƣợc chia thành nguồn lực trong
nƣớc và nguồn lực nƣớc ngoài.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
13
Nguồn lực trong nƣớc (còn gọi là nội lực) bao gồm các nguồn lực tự
nhiên, nhân văn, hệ thống tài sản quốc gia, đƣờng lối chính sách đang đƣợc
khai thác. Nguồn lực trong nƣớc đóng vai trò quan trọng, có tính quyết định
trong việc phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.
Nguồn lực nƣớc ngoài (còn gọi là ngoại lực) bao gồm khoa học - kỹ
thuật và công nghệ, nguồn vốn, kinh nghiệm về tổ chức và quản lý sản xuất -
kinh doanh từ nƣớc ngoài.
Nguồn lực nƣớc ngoài có vai trò quan trọng, thậm chí đặc biệt quan
trọng đối với nhiều quốc gia đang phát triển ở những giai đoạn lịch sử cụ thể.
Mặc dù có vai trò khác nhau, nhƣng giữa nguồn lực trong nƣớc và
nguồn lực nƣớc ngoài có mối quan hệ mật thiết với nhau. Đây là mối quan hệ
hỗ trợ, hợp tác, bổ sung cho nhau trên nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi và
tôn trọng độc lập chủ quyền của nhau. Xu thế chung là các quốc gia cố gắng
kết hợp nguồn lực trong nƣớc (nội lực) với nguồn lực nƣớc ngoài (ngoại lực)
thành sức mạnh tổng hợp để phát triển kinh tế nhanh và bền vững.
1.1.1.4 Vai trò của nguồn lực cơ bản trong phát triển cây chè
a. Vai trò của đất đai nông nghiệp trong phát triển cây chè
Đất đai là tƣ liệu sản xuất quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp nói
chung và cây chè nói riêng. Đất đai là yếu tố ảnh hƣởng đến sản lƣợng, chất
lƣợng chè nguyên liệu và chè thành phẩm. để cây chè sinh trƣởng tốt, năng
suất cao và ổn định thì đất trồng chè phải đạt những yêu cầu sau: tốt, nhiều
mùn, sâu, chua và thoát nƣớc. Độ pH thích hợp cho chè phát triển là 4,5 - 6,0.
Đất trồng phải có độ sâu ít nhất là 80 cm, mực nƣớc ngầm phải dƣới 1 mét thì
hệ rễ mới phát triển bình thƣờng.
- Đất trồng chè của ta ở các vùng Trung du phần lớn là feralit vàng đỏ
đƣợc phát triển trên đá granit, nai, phiến thạch sét và mica. ở vùng núi phần
lớn là đất feralit vàng đỏ đƣợc phát triển trên đá mẹ phiến thạch sét. Về cơ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
14
bản những loại đất này phù hợp với yêu cầu sinh trƣởng của chè nhƣ có độ
pH từ 4 đến 5 có lớp đất sâu hơn 1 mét và thoát nƣớc. Những đất này thƣờng
nghèo chất hữu cơ nhất là ở các vùng trồng chè cũ Vì thế vấn đề bón phân
hữu cơ để bổ sung dinh dƣỡng cho chè và cải tạo kết cấu vật lý của đất là rất
cần thiết. Bên cạnh đó, phải coi trọng việc bón đủ và hợp lý phân hóa học
hàng năm cho chè. Chè là loại cây kỵ vôi, nhiều tài liệu cho biết trong đất
trồng chè chỉ có một lƣợng vôi rất ít, khoảng 0,2% CaCO3 đã làm cây chè bị
hại. Bởi thế không bao giờ ngƣời ta dùng vôi để bón vào đất trồng chè, trừ
trƣờng hợp đất có độ pH quá thấp, dƣới 4.
- Quan hệ giữa đất và phẩm chất chè rất phức tạp. Phẩm chất do nhiều
yếu tố quyết định và tác dụng một cách tổng hợp. Song trong những điều kiện
nhất định thì điều kiện dinh dƣỡng của đất có ảnh hƣởng rất lớn đến phẩm
chất. Kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy: chè sinh trƣởng trên loại đất pha
cát, nhiều mùn, thích hợp cho việc chế biến chè xanh: mùi vị hƣơng của chè
thành phẩm đều tốt. Chè trồng trên đất nặng màu vàng thì có vị đắng và nƣớc
có màu vàng. Chè trồng trên đất xấu hƣơng không thơm, vị nhạt và chất hòa
tan ít.
- Địa hình và địa thế có ảnh hƣởng rất rõ đến sinh trƣởng và chất
lƣợng chè. Thực tiễn ở Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản cho thấy: chè không
trồng trên núi cao có hƣơng thơm và mùi vị tốt hơn chè trồng ở vùng thấp và
đồng bằng. Kinh nghiệm nhận thấy chè đƣợc chế biến từ nguyên liệu ở núi
cao Xrilanca có mùi thơm của hoa mà hƣơng vị đó không thể có đƣợc trong
chè trồng ở khu vực thấp. Nhiều tác giả ở Liên Xô Kharabava, Đjêmukhatze
đã xác định chè trồng ở nơi có địa thế càng cao hơn mặt biển (trong một
chừng mực nhất định) thì khuynh hƣớng tạo thành và tích lũy tanin càng lớn.
Phần lớn các vùng trồng chè có phẩm chất tốt của các nƣớc trên thế giới
thƣờng có độ cao cách mặt biển từ 500 đến 800 mét. Vùng chè ngon có tiếng