Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Phương án sử dụng lao động và đất đai cho phát triển cây chè của huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2012 đến 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (951.48 KB, 93 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH


NGUYỄN THÀNH MINH

PHƢƠNG ÁN SỬ DỤNG LAO ĐỘNG VÀ ĐẤT ĐAI
CHO PHÁT TRIỂN CÂY CHÈ CỦA HUYỆN ĐỒNG HỶ
TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2012 – 2020

Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số: 60.31.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
PGS.TS. NGUYỄN KHÁNH DOANH




Thái Nguyên, năm 2012

i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn Thạc sĩ “ Phương án sử dụng Lao động và
đất đai cho phát triển cây chè của huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên giai
đoạn 2012-2020 " đã đƣợc triển khai nghiên cứu tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh
Thái Nguyên là công trình nghiên cứu độc lập.
Luận văn đã sử dụng nhiều nguồn thông tin, số liệu liên quan khác


nhau, các nguồn thông tin đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc. Nguồn số liệu điều tra
thực tế tại địa bàn nghiên cứu đã đƣợc xử lý./.
Tác giả luận văn


Nguyễn Thành Minh







ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện Luận văn tốt nghiệp
tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều cá nhân và tập thể. Tôi xin
bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc tới tất cả các cá nhân và tập thể đã tạo điều kiện giúp
đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Trƣớc hết, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Quản lý
Đào tạo Sau Đại học cùng các thầy cô giáo trƣờng Đại học Kinh tế và Quản
trị Kinh doanh Thái Nguyên đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt
quá trình học tập tại trƣờng.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Khánh Doanh
ngƣời trực tiếp hƣớng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn
thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo UBND huyện, các phòng chức
năng của huyện, các hộ dân và chính quyền xã Linh Sơn, Xã Minh Lập và
thị trấn Sông Cầu huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên đã tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi trong quá trình thu thập số liệu và thông tin cần thiết cho

việc nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn những cộng tác viên, đồng nghiệp đã giúp
đỡ, chia sẻ tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả luận văn


Nguyễn Thành Minh

iii
MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các từ viết tắt vi
Danh mục các Bảng biểu vii
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2
2.1 Mục tiêu chung 2
2.2 Mục tiêu cụ thể 2
3. Giới hạn đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 2
3.1 Đối tƣợng nghiên cứu 2
3.2 Phạm vi nghiên cứu 2
4. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 3
5. Kết cấu của luận văn 3
Chƣơng I:TỔ NG QUAN TÀ I LIỆ U VÀ PHƢƠNG PHÁ P NGHIÊN CƢ́ U 4
1.1. Tổng quan tài liệu 4
1.1.1 Cơ sở lý luận về lao động và đất đai cho phát triển cây chè 4

1.1.2 Cơ sở thực tiễn về lao động và đất đai cho phát triển cây chè 12
1.2 Phƣơng pháp nghiên cứu 18
1.2.1 Phƣơng pháp tiếp cận 18

iv
1.2.2 Chọn điểm nghiên cứu 19
1.2.3 Thu thập số liệu 19
1.2.4 Phân tích số liệu 20
1.2.5 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 24
Chƣơng II:THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VÀ XU HƢỚNG BIẾN ĐỘNG LAO
ĐỘNG, ĐẤT ĐAI CHO PHÁT TRIỂN CÂY CHÈ CỦA HUYỆN ĐỒNG
HỶ TỈNH THÁI NGUYÊN 25
2.1 Đặc điểm địa bàn huyện Đồng Hỷ 25
2.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên 25
2.1.2 Đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội 28
2.1.3 Những thuận lợi, khó khăn, thách thức trong phát triển kinh tế xã hội . 36
2.2 Thực trạng về lao động và đất đai trong phát triển cây chè ở huyện Đồng
Hỷ tỉnh Thái Nguyên 38
2.2.1 Thực trạng về lao động và đất đai ở huyện Đồng Hỷ 38
2.2.2 Thực trạng sử dụng đất đai và tình hình sản xuất chè ở huyện Đồng Hỷ
tỉnh Thái Nguyên 42
2.3 Mô hình động sử dụng kết hợp lao động, đất đai cho phát triển cây chè
của huyện Đồng Hỷ đến năm 2020 47
2.3.1 Giải thích mô hình 47
2.3.2 Phân tích sự thay đổi các yếu tố đến sản xuất chè 49
2.3.3 Phân tích sự biến động của sản lƣợng chè khi có sự thay đổi của các yếu
tố khác trong mô hình 56
2.3.4 Biến động cân bằng chè khi tỷ lệ hao hụt giảm 68

v

2.3.5 Biến động diện tích và cân bằng chè khi mở rộng diện tích 69
2.3.6 Biến động về sản lƣợng và cân bằng chè khi có sự thay đổi đồng thời
của các yếu tố 70
Chƣơng III:ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP SỬ DỤNG LAO ĐỘNG, ĐẤT
ĐAI CHO PHÁT TRIỂN CÂY CHÈ CỦA HUYỆN ĐỒNG HỶ TỈNH THÁI
NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2012 – 2020 72
3.1 Quan điểm, định hƣớng và mục tiêu sử dụng lao động, đất đai cho phát
triển cây chè của huyện Đồng Hỷ giai đoạn 2012 -2020 72
3.1.1 Quan điểm 72
3.1.2 Định hƣớng 73
3.1.3 Mục tiêu 73
3.2 Đề xuất một số giải pháp sử dụng lao động và đất đai cho phát triển cây
chè của huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2012 -2020 74
3.2.1 Giải pháp về sử dụng lao động 74
3.2.2 Giải pháp về sử dụng đất đai 75
3.2.3 Giải pháp về cơ chế chính sách 76
3.2.4 Giải pháp về yếu tố kỹ thuật 77
3.2.6. Giải pháp về giảm tỷ lệ hao hụt 78
KẾT LUẬN 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO 83





vi
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

Số TT
Ký hiệu viết tắt

Nghĩa đầy đủ
1
CN - TTCN
Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp
2
CNH - HĐH
Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá
3
CN-XD
Công nghiệp – Xây dựng
4
GTSX
Giá trị sản xuất
5
TTCN
Tiểu thủ công nghiệp
6
UBND
Uỷ ban nhân dân
7
PAG
Phƣơng án gốc












vii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 1.1: Diện tích đất chè thế giới giai đoạn 1996 – 2010 14
Bảng 1.2: Diện tích, năng suất và sản lƣợng chè Việt Nam 16
Bảng 2.1: Hiện trạng phát triển kinh tế huyện Đồng Hỷ so với tỉnh Thái Nguyên 29
Bảng 2.2: Tốc độ tăng trƣởng và chuyển dịch cơ cấu GTSX ngành nông, lâm
thủy sản 32
Bảng 2.3: Tình hình sử dụng đất huyện Đồng Hỷ năm 2010 38
Bảng 2.4: Thực trạng dân số lao động huyện Đồng Hỷ 41
Bảng 2.5: Biến động diện tích trồng chè của tỉnh Thái Nguyên và huyện Đồng
Hỷ qua các năm 43
Bảng 2.6: Tình hình sản xuất chè của tỉnh Thái Nguyên 45
Bảng 2.7: Sự thay đổi diện tích, năng suất, sản lƣợng chè huyện Đồng Hỷ giai
đoạn 2000-2010 46
Bảng 2.8: Các yếu tố ảnh hƣởng đến năng suất chè của huyện Đồng Hỷ 48
Bảng 2.9: Sự thay đổi của dân số, lao động đến năm 2020 50
Bảng 2.10: Sự thay đổi diện tích đất chè đến năm 2020 53
Bảng 2.11: Sự thay đổi sản lƣợng chè đến năm 2020 54
Bảng 2.12: Sự thay đổi của dân số, lao động, đất chè, sản lƣợng chè đến năm 2020 55
Bảng 2.13: Liều lƣợng phân đạm urê bón cho chè 57
Bảng 2.14: So sánh kết quả phƣơng án gốc và phƣơng án 1 58
Bảng 2.15: So sánh kết quả phƣơng án gốc và phƣơng án 2 60

viii
Bảng 2.16: So sánh kết quả phƣơng án gốc và phƣơng án 3 61
Bảng 2.17: So sánh kết quả phƣơng án gốc và phƣơng án 4 62

Bảng 2.18: So sánh kết quả phƣơng án gốc và phƣơng án 5 63
Bảng 2.19: So sánh kết quả phƣơng án gốc và phƣơng án 6 64
Bảng 2.20: So sánh kết quả phƣơng án gốc và phƣơng án 7 67
Bảng 2.21: So sánh kết quả phƣơng án gốc và phƣơng án 8 68
Bảng 2.22: So sánh kết quả phƣơng án gốc và phƣơng án 9 69
Bảng 2.23: So sánh kết quả phƣơng án gốc và phƣơng án 10 70
Bảng 2.24: So sánh kết quả phƣơng án gốc và phƣơng án 11 71


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ

Sơ đồ 2.1: Mối quan hệ giữa dân số - lao động nông nghiệp, đất canh tác, sản
lƣợng và cân bằng chè 49
Đồ thị 2.1: Sự thay đổi diện tích chè giai đoạn 2000 - 2010 52




1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nông nghiệp nông thôn đang là lĩnh vực đƣợc Đảng và Nhà nƣớc hết sức
quan tâm đầu tƣ phát triển, nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho
ngƣời dân. Việc phát triển nông nghiệp theo hƣớng hiện đại và bền vững
trong tiến trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa (CNH-HĐH), đang đặt ra
nhiều yêu cầu mới. Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, để thực hiện sự
nghiệp CNH-HĐH, đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng thì diện tích đất nông
nghiệp đang có xu hƣớng giảm dần.
Cây Chè đã và đang là một cây trồng đem lại giá trị kinh tế cao cho
ngƣời nông dân tỉnh Thái Nguyên nói chung và huyện Đồng Hỷ nói riêng.

Cây chè đã tồn tại và phát triển ở Thái Nguyên từ lâu đời nay. Ngƣời dân Thái
Nguyên có nhiều kinh nghiệm trồng, chế biến chè và đã biết tận dụng lợi thế
về đất đai, khí hậu tạo nên hƣơng vị đặc trƣng cho chè Thái Nguyên.
Tuy nhiên, việc phát triển sản xuất chè hiện nay vẫn chƣa tƣơng xứng
với tiềm năng hiện có, chƣa khai thác, sử dụng đầy đủ và hợp lý các nguồn
lực cho phát triển cây chè, để cây chè thực sự là cây trồng mũi nhọn, cây
trồng đem lại giá trị kinh tế cao cho ngƣời nông dân Thái Nguyên nói chung
và huyện Đồng Hỷ nói riêng.
Để nghiên cứu về tình hình sử dụng, dự báo xu hƣớng biến động, nghiên
cứu và đề xuất những định hƣớng, giải pháp sử dụng có hiệu quả đất đai, lao
động cho phát triển cây chè của huyện Đồng Hỷ, tác giả đã tiến hành nghiên
cứu đề tài: “Phương án sử dụng lao động và đất đai cho phát triển cây chè
của huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2012-2020” làm đề tài
Luận văn thạc sĩ.

2
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu thực trạng sử dụng lao động, đất đai cho phát triển cây chè
từ đó lựa chọn phƣơng án tối ƣu và đề xuất một số giải pháp sử dụng có hiệu
quả lao động, đất đai cho phát triển cây chè của huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái
Nguyên, giai đoạn 2012 - 2020.
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về sử dụng lao động
và đất đai cho phát triển cây chè.
- Đánh giá thực trạng và phân tích xu hƣớng sử dụng lao động, đất đai
cho phát triển cây chè của huyện Đồng Hỷ.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm sử dụng có hiệu quả lao động và đất đai
cho phát triển cây chè của huyện Đồng Hỷ đến năm 2020.
3. Giới hạn đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu Lao động và đất đai cho phát triển cây chè của huyện
Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Đề tài nghiên cứu sự biến động lao động và đất đai trong
phát triển cây chè để đề xuất một số giải pháp sử dụng hiệu quả các nguồn lực
đó theo hƣớng phát triển bền vững.
- Về không gian: Đề tài nghiên cứu sự biến động đất đai và lao động
trong phát triển cây chè trên địa bàn huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên.
- Về thời gian: Thời gian nghiên cứu từ năm 2012 đến năm 2020.

3
4. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Luận văn là công trình nghiên cứu khoa học có ý nghĩa lý luận và thực
tiễn thiết thực:
- Góp phần hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về sử dụng lao động, đất
đai cho phát triển cây chè.
- Cung cấp hệ thống số liệu cho địa phƣơng về sự chuyển dịch cơ cấu lao
động, đất đai. Giúp địa phƣơng nhận dạng đƣợc các vấn đề hiện đang nảy sinh
của quá trình chuyển dịch.
- Đề xuất với địa phƣơng một số chính sách và giải pháp về sử sụng lao
động nông nghiệp, đất đai nhằm phát triển cây chè hiệu quả.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Luận văn đƣợc chia thành 3 Chƣơng cụ
thể nhƣ sau:
Chƣơng I: Tổng quan tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu.
Chƣơng II: Thực trạng sử dụng và xu hƣớng biến động lao động, đất đai
cho phát triển cây chè tại huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên.
Chƣơng III: Định hƣớng và giải pháp sử dụng lao động, đất đai cho phát
triển cây chè của huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2012 – 2020.


4
Chƣơng I
TỔ NG QUAN TÀ I LIỆ U VÀ PHƢƠNG PHÁ P NGHIÊN CƢ́ U

1.1 Tổng quan tài liệu
1.1.1 Cơ sở lý luận về lao động và đất đai cho phát triển cây chè
1.1.1.1 Khái niệm
* Lao động nông nghiệp: Trong kinh tế học, lao động được hiểu là yếu
tố sản xuất do con người cung cấp. Nó là một trong những nguồn lực khan
hiếm được sử dụng để sản xuất ra hàng hóa đáp ứng nhu cầu của xã hội. Lao
động bao gồm cả thời gian của con người chi phí trong quá trình sản xuất.
Nó vừa là đầu vào thông thường nhất, vừa là đầu vào quan trọng nhất của
quá trình sản xuất (Paul. A Samuelson, 2002).
Trong nông nghiệp lao động đƣợc hiểu là tổng thể sức lao động tham gia
vào hoạt động sản xuất nông nghiệp, bao gồm số lƣợng và chất lƣợng của
ngƣời lao động. Số lƣợng lao động bao gồm những ngƣời trong độ tuổi (nam
từ 15 đến 60 tuổi, nữ từ 15 đến 55) và những ngƣời trên và dƣới độ tuổi nói
trên tham gia hoạt động sản xuất nông nghiệp.
Nhƣ vậy, về lƣợng của lao động trong nông nghiệp khác ở chỗ, nó không
phải chỉ bao gồm những ngƣời trong độ tuổi mà bao gồm cả những ngƣời trên
và dƣới độ tuổi có khả năng và thực tế tham gia lao động. Về chất lƣợng bao
gồm thể lực và trí lực của ngƣời lao động, cụ thể là trình độ sức khoẻ, trình độ
nhận thức, trình độ chính trị, trình độ học vấn, nghiệp vụ và tay nghề của
ngƣời lao động (Đinh Phi Hổ, 2008)
* Đất nông nghiệp: Khái niệm về đất nông nghiệp đƣợc thể chế hóa tại
Điều 13 - Phân loại đất của Luật Đất đai đã đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã

5
hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 26 tháng 11

năm 2003, cho rằng đất nông nghiệp là đất sử dụng vào mục đích sản xuất,
nghiên cứu, thí nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm
muối và mục đích bảo vệ, phát triển rừng. Đất nông nghiệp bao gồm đất sản
xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và đất
nông nghiệp khác (Luật đất đai 2003).
Đất cho phát triển cây chè thuộc đất trồng cây lâu năm, là đất trồng các
loại cây có thời gian sinh trƣởng trên một năm từ khi gieo trồng tới khi thu
hoạch; kể cả loại cây có thời gian sinh trƣởng nhƣ cây hàng năm nhƣng cho
thu hoạch trong nhiều năm; bao gồm đất trồng cây công nghiệp lâu năm, đất
trồng cây ăn quả và đất trồng cây lâu năm khác. So với một số cây trồng khác,
chè yêu cầu về đất không nghiêm khắc lắm. Tuy nhiên, để cây chè sinh trƣởng
tốt, năng suất cao và ổn định thì đất trồng chè phải đạt một số yêu cầu nhƣ:
nhiều mùn, sâu, chua và thoát nƣớc tốt. Độ pH thích hợp cho chè phát triển là
4,5 - 6,0. Độ sâu ít nhất là 80 cm, hệ rễ phát triển bình thƣờng khi mực nƣớc
ngầm dƣới 1 mét. Đối với Việt Nam, ở các vùng Trung du đất trồng chè phần
lớn là feralit vàng đỏ đƣợc phát triển trên đá granit, phiến thạch sét và mica.
Ở vùng núi thì phần lớn là đất feralit vàng đỏ đƣợc phát triển trên đá mẹ phiến
thạch sét, các loại đất này đều phù hợp với yêu cầu sinh trƣởng và phát triển
của chè. Tuy nhiên, những đất này thƣờng nghèo chất hữu cơ nhất là ở các
vùng trồng chè cũ, vì thế cần quan tâm tới việc bón phân hữu cơ để cải tạo đất
và bổ sung dinh dƣỡng cho cây chè sinh trƣởng tốt. Đồng thời, hàng năm cần
phải coi trọng việc bón đủ và hợp lý các loại phân hóa học cho chè.
Nhiều tài liệu cho biết trong đất trồng chè chỉ có một lƣợng vôi rất ít
(khoảng 0,2% CaCO
3
) đã có hại cho cây chè. Vì vậy, không đƣợc dùng vôi
để bón vào đất trồng chè, trừ trƣờng hợp đất có độ pH quá thấp, dƣới 4.

6
Quan hệ giữa đất và phẩm chất chè rất phức tạp. Phẩm chất do nhiều

yếu tố quyết định và tác dụng một cách tổng hợp. Song trong những điều
kiện nhất định thì điều kiện dinh dƣỡng của đất có ảnh hƣởng rất lớn đến
phẩm chất. Kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy: chè sinh trƣởng trên loại
đất pha cát, nhiều mùn, thích hợp cho việc chế biến chè xanh: mùi vị hƣơng
của chè thành phẩm đều tốt. Chè trồng trên đất nặng màu vàng thì có vị đắng
và nƣớc có màu vàng. Chè trồng trên đất xấu hƣơng không thơm, vị nhạt và
chất hòa tan ít.
Địa hình và địa thế có ảnh hƣởng rất rõ đến sinh trƣởng và chất lƣợng
chè. Thực tiễn ở Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản cho thấy: chè trồng trên
núi cao có hƣơng thơm và mùi vị tốt hơn chè trồng ở vùng thấp và đồng
bằng. Kinh nghiệm nhận thấy chè đƣợc chế biến từ nguyên liệu ở núi cao
Xrilanca có mùi thơm của hoa mà hƣơng vị đó không thể có đƣợc trong chè
trồng ở khu vực thấp. Nhiều tác giả ở Liên Xô: Kharabava, Đjêmukhatze đã
xác định chè trồng ở nơi có địa thế càng cao hơn mặt biển (trong một chừng
mực nhất định) thì khuynh hƣớng tạo thành và tích lũy tanin càng lớn
(Hoàng Văn Chung và cs, 2004).
Phần lớn các vùng trồng chè có phẩm chất tốt của các nƣớc trên thế giới
thƣờng có độ cao cách mặt biển từ 500 đến 800 mét. Vùng chè ngon có tiếng
ở Ấn Độ trồng ở độ cao cách mặt biển 2.000 mét. Chất lƣợng chè ở vùng cao
tốt nhƣng về sinh trƣởng thƣờng kém hơn ở vùng thấp.
Hƣớng dốc có ảnh hƣởng đến khả năng tích lũy vật chất trong chè.
Nhiều nghiên cứu nhận thấy rằng cƣờng độ tích lũy tanin và vật chất hòa tan
phụ thuộc nhiều vào chế độ nhiệt. Ở hƣớng dốc phía nam hàm lƣợng tanin và
chất hòa tan trong búp chè cao hơn ở hƣớng dốc phía bắc. Ở độ vĩ càng cao
phẩm chất và sản lƣợng chè càng có xu hƣớng giảm thấp. Do độ nhiệt thấp,

7
độ ẩm thấp và ngày dài đã ảnh hƣởng không tốt đến sinh trƣởng và tích lũy
vật chất trong cây chè. Nhìn chung, qua nghiên cứu về đất trồng chè chúng ta
thấy đây là đất trồng cây lâu năm có tầng canh tác mặt khoảng 80 cm, tơi

xốp, có mạch nƣớc ngầm ở dƣới, độ dốc dƣới 25
0
,
với chất chỉ thị là cây sim,
mua. Đất đồi núi ở vùng trung du miền núi phía Bắc nƣớc ta hoàn toàn phù hợp
cho việc trồng chè.
1.1.1.2 Đặc điểm
* Lao động trong nông nghiệp có những đặc điểm riêng so với các
ngành sản xuất vật chất khác, trƣớc hết ít chuyên sâu nhƣ ở trong công
nghiệp, nghĩa là một lao động có thể làm đƣợc nhiều việc khác nhau và nhiều
lao động có thể thực hiện cùng một công việc; lao động nông nghiệp còn
mang tính thời vụ cao là nét đặc trƣng điển hình tuyệt đối không thể xoá bỏ,
nó làm phức tạp quá trình sử dụng yếu tố nguồn nhân lực trong nông nghiệp;
lao động nông nghiệp diễn ra trong phạm vi rộng lớn, đa dạng về địa bàn và
điều kiện sản xuất; Phần lớn lao động nông nghiệp ít đƣợc đào tạo, điều này
khiến cho hiệu suất lao động thấp, khó khăn trong việc tiếp thu kỹ thuật và
công nghệ mới. Trong sản xuất nông nghiệp, lao động là nguồn đầu vào quan
trọng và cơ bản. Xu hƣớng biến động của nguồn lực này có tính quy luật là
không ngừng thu hẹp về số lƣợng và đƣợc chuyển một bộ phận sang các
ngành khác, trƣớc hết là công nghiệp với những lao động trẻ khoẻ có trình độ
học vấn và chuyên môn kỹ thuật. Vì thế số lao động ở lại trong khu vực nông
nghiệp thƣờng là những ngƣời có độ tuổi trung bình cao và tỷ lệ này có xu
hƣớng tăng lên. Trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá, lao động
trong nông nghiệp có số lƣợng lớn và chiếm tỷ trọng cao trong tổng lao động
xã hội. Song, cùng với sự phát triển của quá trình CNH, lao động nông nghiệp
vận động theo xu hƣớng giảm xuống cả tƣơng đối và tuyệt đối. Quá trình biến

8
đổi đó diễn ra theo hai giai đoạn.
Giai đoạn đầu diễn ra khi đất nƣớc bắt đầu thực hiện sự nghiệp công

nghiệp hóa, sản xuất nông nghiệp chuyển sang sản xuất hàng hoá, năng suất
lao động nông nghiệp có tăng lên,
một số lao động nông nghiệp đƣợc giải
phóng trở nên dƣ thừa và đƣợc các
ngành khác thu hút, sử dụng vào hoạt
động sản xuất - dịch vụ. Nhƣng do tốc độ tăng tự nhiên của lao động trong
khu vực công nghiệp còn lớn hơn tốc độ thu hút lao động dƣ thừa từ nông
nghiệp, do đó ở thời kỳ này tỷ trọng lao động nông nghiệp mới giảm tƣơng
đối, số lƣợng lao động tuyệt đối còn tăng lên. Giai đoạn này dài hay ngắn là
tuỳ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế của đất nƣớc quyết định.
Đài Loan là nơi có tốc độ tăng trƣởng kinh tế khá cao với thời gian dài.
Trong 40 năm, thu nhập quốc dân bình quân đầu ngƣời của Đài loan tăng trên
70 lần. Từ một nền nông nghiệp lạc hậu, Đài Loan trở thành một nền công
nghiệp mới. Năm 1952 nông nghiệp chiếm 35,9%, công nghiệp chiếm 18,0%
và dịch vụ chiếm 46,1% trong tổng GDP. Cùng thời gian này dân cƣ nông
nghiệp có 4.257 ngàn ngƣời, chiếm 52,4% dân số Đài Loan. Đến năm 1970 tỷ
trọng của nông nghiệp giảm xuống 17,5% và công nghiệp tăng lên 34,7%
trong GDP; dân số nông nghiệp tăng lên 5.997 ngàn ngƣời và chiếm 40,9%.
Đài Loan kết thúc giai đoạn I, giai đoạn lao động nông nghiệp mới giảm tƣơng
đối, phải mất 20 năm. Việt Nam ở giai đoạn thứ nhất, tỷ trọng lao động có việc
làm trong khu vực nông nghiệp chiếm tới 69,22% (năm 1999) giảm chỉ còn
53,96% (2009), nhƣng số lao động còn tăng lên, từ 24,81 triệu lao động tăng
lên 25,73 triệu lao động cùng thời gian tƣơng tự (Bộ Lao động -Thương binh và
Xã hội, 2010).
Giai đoạn thứ hai, nền kinh tế đã phát triển ở trình độ cao, năng suất lao
động nông nghiệp tăng nhanh và năng suất lao động xã hội đạt trình độ cao.

9
Số lao động dôi ra do nông nghiệp giải phóng đã đƣợc các ngành khác thu hút
hết. Vì thế giai đoạn này số lƣợng lao động giảm cả tƣơng đối và tuyệt đối.

*Đất đai là một trong những nguồn lực cơ bản trong sản xuất nông
nghiệp. Về phƣơng diện kinh tế đất nông nghiệp có một số đặc điểm cơ bản
nhƣ sau:
- Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế. Nó khác với các
tƣ liệu sản xuất khác là trong quá trình sử dụng, các tƣ liệu sản xuất có thể bị
hao mòn hoặc hỏng đi thì đất nông nghiệp nếu sử dụng hợp lý sẽ tốt hơn lên.
Đặc điểm này là do đất đai có độ phì nhiêu. Độ phì nhiêu của đất nông nghiệp
là một tiêu thức quan trọng đến đánh giá kinh tế đất và phân hạng đất, bố trí
hợp lý cây trồng, vật nuôi để khai thác tốt đất đai vừa giữ gìn và bảo vệ đất.
- Diện tích đất có hạn. Diện tích đất trong nông nghiệp có giới hạn trong
từng nông trại, từng vùng và phạm vi lãnh thổ của mỗi quốc gia. Sự có hạn về
diện tích đất cho sản xuất nông nghiệp còn thể hiện ở khả năng có hạn về khai
hoang, tăng vụ trong từng điều kiện cụ thể. Đặc điểm này ảnh hƣởng đến việc
mở rộng quy mô của sản xuất nông nghiệp. Quỹ đất đai dùng vào sản xuất
nông nghiệp là có hạn và ngày càng trở nên khan hiếm do nhu cầu ngày càng
cao về đất đai của việc công nghiệp hóa, đô thị hóa và xây dựng nhà ở để đáp
ứng với dân số ngày càng tăng.
- Vị trí của đất đai cố định. Do đặc điểm này của đất trong nông nghiệp
nên chúng ta chỉ có thể canh tác trên những nơi có đất. Vị trí cố định đã quy
định tính chất vật lý, hóa học, sinh thái của đất đai và cũng góp phần hình
thành nên những lợi thế so sánh nhất định về đất nông nghiệp. Vì vậy, cần
phải bố trí sản xuất hợp lý cho từng vùng đất phù hợp với lợi thế so sánh của
mỗi vùng, thực hiện phân bổ quy hoạch đất đai cho các mục tiêu sử dụng một

10
cách thích hợp; xây dựng cơ sở hạ tầng, nhất là hệ thống thủy lợi, giao thông
cho từng vùng để tạo điều kiện sử dụng đất tốt hơn.
- Đất đai là sản phẩm của tự nhiên. Đất đai là sản phẩm mà tự nhiên ban
cho con ngƣời. Tuy nhiên thông qua lao động, con ngƣời làm tăng giá trị và
độ phì nhiêu của đất đai, đáp ứng nhu cầu sản xuất ngày càng cao của con

ngƣời. Đất đai xuất hiện và tồn tại ngoài ý muốn chủ quan của con ngƣời và
thuộc sở hữu chung của xã hội.
Xét về đại thể, có nhiều nhân tố ảnh hƣởng đến quá trình sử dụng đất
nông nghiệp, có thể chia thành ba nhóm cơ bản sau đây:
- Điều kiện tự nhiên là yếu tố có ảnh hƣởng trực tiếp đến sản xuất nông
nghiệp nhƣ địa hình, khí hậu, thời tiết, nguồn nƣớc vì đây là cơ sở để để sinh
vật sinh trƣởng, phát triển và tạo sinh khối. Do vậy, khi sử dụng đất trên bề
mặt không gian cần tạo ra sự thích ứng với điều kiện tự nhiên và các yếu tố
hình thành đất nhƣ khí hậu, địa hình, đá mẹ Trong nhân tố điều kiện tự
nhiên, điều kiện khí hậu là nhân tố quan trọng sau đó là nguồn nƣớc và các
nhân tố khác. Đánh giá đúng điều kiện tự nhiên là cơ sở để xác định cây
trồng, vật nuôi phù hợp và định hƣớng đầu tƣ thâm canh tăng hiệu quả.
- Biện pháp kỹ thuật canh tác là tác động của con ngƣời vào đất đai, cây
trồng nhằm tạo nên sự hài hòa giữa các yếu tố sản xuất. Nó là những tác động
thể hiện sự hiểu biết sâu sắc của con ngƣời về đối tƣợng sản xuất, về thời tiết,
về điều kiện môi trƣờng và thể hiện những dự báo thông minh và sắc sảo. Con
ngƣời lựa chọn những tác động kỹ thuật, chủng loại và cách sử dụng đầu vào
phù hợp với các quy luật tự nhiên của sinh vật nhằm đạt đƣợc mục tiêu đề ra.
Tại các quốc gia phát triển có nhiều tác động tích cực trong canh tác nhƣ
đổi mới kỹ thuật, áp dụng các giống mới, đầu tƣ cho thủy lợi, bón phân hiệu
quả qua đó đã thúc đẩy cho kinh tế nông nghiệp phát triển nhanh và bền

11
vững. Ở Việt Nam trong những năm gần đây nhiều tiến bộ khoa học và công
nghệ đƣợc áp dụng vào sản xuất nông nghiệp đã tạo ra giá trị gia tăng trong
tăng trƣởng nông nghiệp khoảng 30% (Hội nghị quốc tế về “Khoa học và
công nghệ trong phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa”
tháng 11 năm 2010 tại Hà Nội). Nhƣ vậy, các biện pháp kỹ thuật canh tác có
ý nghĩa lớn trong khai thác theo chiều sâu và nâng cao hiệu quả sử dụng đất
nông nghiệp.

- Nhân tố kinh tế - xã hội bao gồm dân số và lao động, cơ cấu kinh tế và
phân bố sản xuất, môi trƣờng và chính sách đất đai, sức sản xuất và trình độ
phát triển kinh tế, sự phát triển của khoa học kỹ thuật Trong đó các nhân tố
xã hội đóng vai trò quyết định đến việc sử dụng đất đai nói chung và sử dụng
đất nông nghiệp nói riêng. Trong quá trình sản xuất phƣơng thức sử dụng đất
nông nghiệp đƣợc quyết định bởi yêu cầu của xã hội và mục tiêu trong từng
thời kỳ nhất định.
1.1.1.3 Vai trò
Lao động và đất đai là yếu tố cơ bản để tiến hành hoạt động sản xuất
nông nghiệp nói chung và phát triển cây chè nói riêng. Chính vì vậy quy mô
và chất lƣợng của lao động, đất đai quy định quy mô và hiệu quả của ngành
chè. Việc khai thác và sử dụng tốt lao động, đất đai tạo nên trạng thái cân
bằng của vùng, toàn ngành chè, tạo điều kiện nâng cao thu nhập và tích lũy
cho ngành. Tùy theo đặc điểm về hoạt động nông nghiệp của lao động và đất
đai mà hai nguồn lực này đƣợc sử dụng ở phạm vi và quy mô khác nhau.
Tuy nhiên, lao động, đất đai trong phát triển cây chè luôn luôn là khan
hiếm cả về lƣợng và chất, việc sử dụng chúng lại mang tính cạnh tranh giữa
các phƣơng thức sử dụng khác nhau. Vì thế, trong kinh tế sử dụng lao động,
đất đai cho phát triển cây chè sẽ bao gồm việc phân tích đặc điểm của từng

12
loại nguồn lực đó, phƣơng hƣớng sử dụng các nguồn lực và biện pháp nâng
cao hiệu quả sử dụng hai nguồn lực cơ bản.
1.1.2 Cơ sở thực tiễn về lao động và đất đai cho phát triển cây chè
1.1.2.1 Tình hình sản xuất chè trên thế giới
Theo đánh giá của Tổ chức Lương thực và nông nghiệp của Liênhợp
quốc (FAO), đến cuối những năm của thế kỷ XX đã có trên một nửa dân số
thế giới uống chè. Mức tiêu thụ chè bình quân đầu ngƣời một năm trên thế giới
là 0,5 kg. Những nƣớc có mức tiêu dùng chè cao bình quân đầu ngƣời một năm
là: Quata 3,2 kg, Ailen 3,09 kg, Anh 2,87 kg, Thổ Nhĩ Kỳ 2,72 kg, Iraq 2,59

kg, Coet 2,23 kg, Tuynidi 1,82 kg, Braxin 1,45 kg, Ai Cập 1,44 kg, Srilanka
1,41 kg.
Tổng lƣợng tiêu thụ chè của cả thế giới năm 2010 tăng 5,6%, lên 4 triệu
tấn, chủ yếu nhờ thu nhập bình quân đầu ngƣời tăng mạnh, đặc biệt tại Trung
Quốc, Ấn Độ và một số nền kinh tế mới nổi khác.
Trung Quốc giữ vững vị trí hàng đầu thế giới về sản xuất chè với 1,4
triệu tấn, chiếm 33% sản lƣợng chè của cả thế giới. Với tốc độ tăng bình quân
5,31%/năm, hiện nay Trung Quốc đã trở thành nƣớc có diện tích chè lớn nhất
thế giới với 1,84 triệu ha. Năm 2009, lƣợng chè tiêu thụ tại Trung Quốc tăng
8,2% và năm 2010 tăng 1,4%, lên 1,06 triệu tấn và là mức tiêu thụ lớn nhất
trên thế giới.
Ấn Độ: Năm 2010, sản lƣợng chè của Ấn Độ là 960 ngàn tấn. Sản lƣợng
chè của Ấn Độ chiếm khoảng 28% sản lƣợng chè toàn cầu và 14% giao dịch.
Theo Aditya Khaitan, giám đốc điều hành của McLeod Russel Ấn Độ, tiêu
dùng nội địa tăng với tốc độ 3 – 3,5%/năm và trong năm 2011, sản lƣợng chè
phải tăng 30 ngàn tấn để đáp ứng nhu cầu.

13
Sri Lanka: Ngành chè của Sri Lanka đã có lịch sử phát triển trên 140
năm. Từ nhiều năm nay, Sri Lanka đƣợc biết đến là một nƣớc sản xuất và
xuất khẩu chè lớn tại khu vực Nam Á và trên thế giới. Ngành chè có vị trí
quan trọng trong nền kinh tế Sri Lanka, trong phát triển nông nghiệp, nông
thôn, cung cấp việc làm và xuất khẩu thu ngoại tệ cho đất nƣớc. Số lao động
trực tiếp và gián tiếp đƣợc sử dụng trong ngành chè là 2 triệu ngƣời. Với tỷ
trọng 65% trong xuất khẩu nông sản, ngành chè đóng góp khoảng 2% GDP
của quốc đảo Sri Lanka. Sản lƣợng chè của Sri Lanka khá ổn định từ năm
2005 đến nay với mức thu hoạch trên 300.000 tấn hàng năm. Năm 2010, sản
lƣợng đạt 331.400 tấn
Giai đoạn 1996 - 2010 diện tích trồng chè thế giới có xu hƣớng giảm
nhẹ. Năm 1996, diện tích chè là 2.303,8 nghìn ha đến năm 2010 còn khoảng

2.139,4 nghìn ha, bình quân giảm 0,53% trên năm. Trong đó Nhật Bản là
nƣớc giảm diện tích lớn nhất, bình quân giảm 1,0%/năm. Cùng với những
biến động về diện tích trồng chè, trên thế giới đang diễn ra sự chuyển dịch lao
động, lực lƣợng lao động trong ngành chè càng ngày càng thu hút đƣợc nhiều
do hiệu quả và giá trị kinh tế từ ngành chè ngày càng cao, do vậy có sự dịch
chuyển lao động từ các ngành khác trong nội bộ ngành nông nghiệp sang
trồng chè.
Tại Ấn Độ sản xuất chè hàng năm đã thu hút hơn 2 triệu lao động tới làm
việc trong 1.600 đồn điền và nhiều nhà máy chế biến chè. Để nâng cao chất
lƣợng các sản phẩm chè xuất khẩu Ấn Độ đã chú ý phát huy vai trò của nguồn
nhân lực trong các khâu của quá trình sản xuất và chế biến chè, tổ chức đào
tạo, đào tạo lại và thƣờng xuyên bồi dƣỡng trình độ học vấn, kỹ năng trong
sản xuất, chế biến và tiêu thụ nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao thị trƣờng
trong nƣớc và xuất khẩu.

14
Bảng 1.1 Diện tích đất chè thế giới giai đoạn 1996 - 2010
ĐVT: 1000 ha
TT
Quốc gia
và khu vực
1996
2000
2005
2010
TTBQ
(%)

Thế giới
2.303,83

2.419,38
2.105,66
2.139,44
-0.53
1
Châu Á - Thái
Bình Dƣơng
1.913.46
2.029,76
1.717,28
1.749,44
-0.64
2
Trung Quốc
891,45
933,25
1.058,58
1.840,35
5.31
3
Ấn Độ
427,07
486,61
523,46
556,54
1.91
4
Srilanka
187,69
203,17

222,04
215,36
0.99
5
Việt Nam
71,77
87,70
122,50
130,38
4.36
6
Indonesia
114,63
114,97
116,29
118,39
0.23
7
Bangladesh
48,25
49,92
53,20
53,73
0.77
8
Nhật Bản
52,72
49,92
48,70
45,81

-1.00
9
Iran
34,68
32,27
29,85
30,71
-0.86
Nguồn: FAO, 2011
1.1.2.2 Tình hình phát triển sản xuất chè tại Việt Nam
Lịch sử trồng chè của Việt Nam đã có từ lâu. Quá trình phát triển diện tích
trồng chè ở Việt Nam có thể chia làm các giai đoạn sau:
Giai đoạn 1890 - 1945: Năm 1890 một số đồn điền chè đƣợc thành lập
đầu tiên: Tĩnh Cƣơng (Phú Thọ), Đức Phổ (Quảng Nam)… Năm 1925 - 1940
ngƣời Pháp mở các đồn điền trồng chè ở cao nguyên Trung bộ với diện tích
khoảng 2.750 ha. Đến năm 1938, tổng diện tích trồng chè của Việt Nam là

15
13.405 ha với sản lƣợng trên 27 ngàn tấn chè búp tƣơi. Cây chè đƣợc trồng
nhiều ở Bắc bộ và Trung bộ trong đó trên 75% diện tích là của ngƣời Việt,
khoảng 25% diện tích là của ngƣời Pháp. Theo số liệu thống kê năm 1939 sản
lƣợng chè của Việt Nam là 10.900 tấn, đứng hàng thứ 6 sau Ấn Độ, Srilanca,
Trung Quốc, Nhật Bản và Indonesia. Một đặc điểm nổi bật trong thời kỳ này
là diện tích trồng chè rất phân tán, lẻ tẻ, sản xuất mang tính chất tự túc, tự cấp.
Kỹ thuật canh tác lâu sơ sài với phƣơng thức quảng canh, năng suất rất thấp
chỉ đạt trên dƣới 1,5 tấn búp tƣơi/ha. Các cơ sở nghiên cứu về cây chè đƣợc
thành lập ở hai nơi Phú Hộ (Vĩnh Phú) và Bảo Lộc (Lâm Đồng).
Giai đoạn 1945 - 1955: Do ảnh hƣởng của cuộc chiến tranh chống Pháp
các vƣờn chè bị bỏ hoang nhiều, số còn lại không đƣợc đầu tƣ chăm sóc cho
nên diện tích và sản lƣợng chè trong thời kỳ này giảm sút dần.

Giai đoạn 1956 - 2000: Với phƣơng châm xây dựng nền nông nghiệp
toàn diện và vững chắc, nghề trồng chè của Việt Nam đã đƣợc chú ý đúng
mức. Chè chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống kinh tế của nƣớc ta.
Trong các vùng trồng chè, chè là nguồn thu nhập chủ yếu, góp phần quan trọng
trong việc cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân. Giai đoạn này việc sản
xuất và cung cấp chè chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu tiêu thụ ngày càng tăng ở
trong nƣớc, cũng nhƣ nhu cầu xuất khẩu. (Hoàng Văn Chung và cs, 2004).
Giai đoạn 2000 - 2010: Giai đoạn này sản xuất chè của nƣớc ta biến
động tăng về diện tích. Trong giai đoạn 2000 - 2004 diện tích trồng chè trên
toàn quốc tăng trên 33 ngàn ha, giai đoạn 2005 - 2010 tốc độ tăng diện tích
chè chậm lại, bình quân tăng 4,47%/năm, (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2009),
(Tổng cục Thống kê, 2010). Diện tích trồng chè cả nƣớc và tại các vùng trồng
chè trọng điểm của nƣớc ta tăng khá đều trong những năm qua. Diện tích
trồng chè tăng liên tục trong các năm qua là do Việt Nam xác định ngành chè

16
là một bộ phận quan trọng trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp.
Ngoài việc tăng cƣờng mở rộng diện tích, việc thay đổi cơ cấu giống chè đã
đƣợc triển khai trên diện rộng. Diện tích chè cằn cỗi, năng suất thấp đã đƣợc
thay thế bằng các giống chè mới năng suất cao, chất lƣợng tốt. Vì vậy, năng
suất chè không ngừng tăng lên. Năng suất chè năm 2000 đạt 3,59 tấn/ha, đến
năm 2010 năng suất chè của Việt Nam đạt 6,47 tấn/ha. Sản xuất chè không
chỉ đóng góp kim ngạch xuất khẩu mà còn là khu vực thu thút nhiều lao động
nông nghiệp, năm 2010 ngành chè thu hút khoảng 6 triệu lao động (Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội, 2010).
Bảng 1.2 Diện tích, năng suất và sản lượng chè Việt Nam
giai đoạn 2000-2010
Năm
Diện tích (ha)
Năng suất

(tấn/ha)
Sản lƣợng
(nghìn tấn)
2000
87.700
3,59
314.74
2001
98.300
3,46
340.13
2002
109.300
3,88
423.60
2003
116.300
3,86
448.62
2004
120.800
4,25
513.81
2005
122.500
4,65
570.02
2006
122.900
5,28

648.95
2007
126.200
5,59
705,98
2008
125.600
5,94
746.27
2009
128.100
6,24
798.83
2010
130.068
6,47
841.54
Nguồn: Tổng cục Thống kê ,2010

×